Tội Phạm (Hãn Phỉ)
Chương 25: Cúng thất
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Ánh mặt trời chiếu xuyên qua khung cửa sổ nhỏ vào phòng giam, bao phủ những tấm ván gỗ giường, làm chúng ấm dần lên.
Thiệu Quân khịt cái mũi chua xót của mình, mơ màng tỉnh dậy, vừa mở mắt, đã thấy La Lão nhị nằm đối diện đang nhìn mình.
Hai người nằm cạnh nhau, mỗi người co ro trong chiếc chăn bông lớn, tay chân co lại, mắt lớn mắt bé nhìn nhau.
Thiệu Quân khịt mũi thêm vài cái, đêm qua niêm mạc mũi bị kích thích do lạnh, mũi bị nghẹt rồi bắt đầu chảy nước mũi. Tối hôm qua trằn trọc gần như cả đêm, nghe La Cường kể về những chuyện xưa, nghe đến choáng váng đầu, lại phải đi khuyên giải trấn an, chăn đắp không kỹ nên anh bị nhiễm lạnh.
Thiệu Quân lấy tay áo lau nước mũi, hừ giọng: “Anh, ổn hơn chưa?”
La Cường hừ hừ trong cổ họng. Đôi mắt vẫn sưng vù như hai quả óc chó, hiếm lắm hắn mới có bộ dạng thảm thương thế này, lại bị Tam Màn thầu nhìn thấy hết.
Thiệu Quân: “Vậy thì tối nay vẫn định ngủ trong phòng biệt giam này hay theo tôi ra ngoài?”
La Cường: “… Ra ngoài.”
Thiệu Quân rất hài lòng. Công tác trấn an anh làm thật quá hiệu quả mà, mất có một đêm đã thu phục được hung thần La lão nhị của cả khu nhà giam số ba. Mẹ nó, mình thật là giỏi!
La Lão nhị không nghe lời người khác, chỉ nghe lời một mình anh!
Thiệu Quân cong khóe miệng: “Chắc chắn rồi, vậy tôi đi lấy bữa sáng cho anh. Hôm qua anh đã không ăn một ngày rồi. Hôm nay ăn nhiều vào.”
La Cường gật đầu đồng ý.
La Cường thực sự đã thức dậy từ lâu. Thiệu tiểu tam nhi gần sáng mới thật sự ngủ say, thở phì phò bên cạnh, La Cường đã thức dậy lúc đó.
Thiệu Quân nằm chổng vó trên mép giường, lăn chút xíu nữa thôi sẽ rơi xuống mất.
La Cường kéo anh vào trong, mình thì nằm nghiêng người ra sát tường, sau đó cẩn thận đắp chăn bông cho Thiệu Quân, gói anh thành một cái bánh bao tròn căng phồng.
Trong ánh trăng hắt vào từ cửa sổ, La Cường chăm chú nhìn Thiệu Quân đang ngủ say, không hề dời mắt, ngắm đến sáng, trái tim từng chút chìm xuống, giống như rơi vào vòng xoáy, bị người thanh niên trước mặt cuốn đi. …
La Cường trở lại phòng giam, ăn suất ăn đặc biệt Thiệu tam gia cố tình mua để an ủi hắn: thịt lợn xé với nước sốt Bắc Kinh và cà tím cháy tỏi mua ở nhà hàng nhỏ ở tầng dưới.
Thiệu Quân vẫn chưa hết làm hắn bất ngờ. Hôm sau, anh mặc đồng phục cảnh sát, mang theo một cuộn giấy vệ sinh, xì mũi suốt quãng đường lái xe vào thành phố tìm La lão đại.
Hàng tháng chỉ có một ngày cuối tuần cố định trong trại giam để người thân, bạn bè vào thăm tù. Lịch trình được lên đều cho từng tù nhân của mỗi khu, nên cơ bản là mỗi tù nhân phải đợi một hoặc hai quý mới đến lượt gặp người nhà lần nữa, chứ không phải muốn gặp là gặp. Cũng vì La Dũng không kịp đến ngày thăm tù, nên chỉ có thể gửi một phong thư cho La lão nhị, hút một điếu thuốc với viên cảnh sát phụ trách, nhờ chuyển cho La Cường, báo hắn biết bố La đã không còn nữa.
La Cường cũng biết không thể ra ngoài tùy tiện, nên hắn cũng không đòi hỏi Thiệu Quân quá nhiều.
Hỏi cũng vô ích, vì dù sao cũng là đứa con bất hiếu rồi, khi bố mất, hắn không thể đứng canh trước giường khi ông nhắm mắt. Hắn cũng nhớ những gì bố hắn đã nói trước đây, sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn, sẽ không bao giờ sống cùng với hắn, không bao giờ coi hắn là con trai nữa.
La Cường không ngờ rằng Thiệu Quân sẽ chủ động đến gặp anh trai mình bàn bạc chuyện này.
Cụ thể họ đã nói chuyện như thế nào, Thiệu Tam gia thu xếp với nhà tù như thế nào, thậm chí thuyết phục trưởng nhà giam và mọi người như thế nào, La Cường cũng không rõ.
Hàng cây hòe nhỏ dưới lầu trong khu giam được gió thổi qua, cành lá non xanh biếc rung rinh trong gió như rũ tang thương.
Hôm đó là ngày thứ bảy sau khi bố La qua đời, Thiệu Tam gia đã giúp La Cường “cúng thất” ông lão đơn giản trong ngục.
Dân Bắc Kinh và một vài huyện lân cận có phong tục sau đám tang là phải cúng ‘đầu thất’ và ‘tam thất’. Ngày xưa những người giàu có thậm chí dựng miếu thờ bốn mươi chín ngày mới hạ táng. Về sau thổ táng thành hỏa táng, nên mọi người dần không để ý nhiều nữa, đưa thi thể đến thẳng nhà tang lễ hỏa táng.
Năm sáu chiếc ô tô màu đen đậu ở cổng nhà tù Thanh Hà, vòng hoa tang buộc trước cửa kính chắn gió.
Người con cả nhà họ La ăn mặc chỉnh tề ngăn nắp, cầm trên tay bức chân dung đen trắng của ông lão, bước vào cánh cổng sắt lớn của nhà giam.
Theo sau La Dũng là tám người đàn ông cao lớn, tất cả đều mặc tây trang màu đen, giày da đen, cánh tay trái quấn băng tang, rất trịnh trọng và nghiêm túc. Dưới họng súng canh gác nghiêm ngặt của những cảnh sát vũ trang trên tường, cả nhóm bước vào nhà tù.
La Cường ngồi trong một phòng chờ nhỏ dưới sự giám sát của vài cảnh sát. Căn phòng được bố trí thành một phòng thờ đơn giản, với chân dung của bố La ở chính giữa. Bên ngoài cửa, cảnh sát vũ trang đứng bao quanh mấy lớp.
Trong đoàn người đi theo phúng viếng có vài người đầu trọc, vài người xăm trổ, thoạt nhìn đã biết cũng là dân anh chị có tiếng trong giang hồ. Nhưng những người này lại vô cùng nghiêm túc, im lặng suốt quãng đường, khiêng vòng hoa đi vào cửa, đứng thành hàng trước di ảnh của bố La, cúi đầu lạy ba lần, cúi đầu hỏi thăm La Dũng túc trực bên linh cữu, cuối cùng bước tới trước mặt La Cường.
Những người đó kính cẩn gọi là “Anh Cường”, cúi đầu, nói ngắn gọn vài câu rồi lấy ra phong bì phúng điếu.
La Cường khoát tay, không nhận lấy, chỉ ôm quyền với họ.
Nếu ba người con trai của nhà họ La có đủ mặt vào lúc bố La lâm chung, làm trọn đạo hiếu thì đám tang sẽ được thực hiện như thế này: cửa nhà họ La sẽ dán một tờ giấy đỏ, báo tang cho người thân, bạn bè và hàng xóm, sau đó mặc áo quan cho ông lão, mua vàng mã và vài thứ cần thiết, đặt trong phòng.
Trước sân sẽ dựng một cái bàn thờ giản dị để nhận những đồ cúng từ người thân và bạn bè, rồi đốt nhà giấy xe giấy và vàng mã.
Vào đêm trước khi động quan, ba người con trai sẽ túc trực trước linh cữu của người cha. Vào ngày động quan, đội ngũ đưa tang sẽ đi trên đường, thổi kèn trống, ném tiền giấy dọc đường, những người con trai quấn băng tang khiêng quan tài, đi đến ngã tư đường xe cộ nhộn nhịp sẽ dừng lại, cúi đầu chào nhà một cái để tỏ lòng kính trọng.
Hôm đưa đi sẽ làm nghi thức “Con trai thứ hai bưng chậu, con cả đánh rơi chậu”. Nếu có La Cường thì hắn sẽ bưng chậu cho bố, để anh cả phá chậu trên đường, nghĩa cầu cho người đi quy thiên, bình an về Cực lạc.
Nhưng khi bố La Cường ra đi, bên cạnh chỉ có duy nhất đứa con trai cả. Đứa con út yêu quý nhất và đứa con thứ hai kiêng kỵ nhất của ông chẳng thấy đâu.
La Cường ngồi xếp bằng trước linh cữu của bố, hỏi lão đại: “Trước khi đi bố nó nhắn nhủ gì với em không?”
La Dũng mở miệng, nhưng khựng lại suy nghĩ một lúc.
Ánh mắt La Cường chợt lạnh, buồn bực quay mặt đi, tự chế giễu mình: “À, không nói gì phải không? …Em biết, cả đời này ông cũng không muốn nói gì với em nữa.”
La Dũng nói: “Có, bố có nói.”
Bố La trước khi mất đã dặn lão đại làm việc gì cũng phải trung thực, làm người lương thiện, nuôi dạy con cho tốt, thương thì thương nhưng dạy dỗ phải rắn, không được mềm lòng, nếu không sau này lớn lên nó sẽ lầm đường lạc lối.
Bố La lại nói về Tiểu tam nhi, tiểu tam nhi giờ ra sao rồi? Khi nào nó ra tù, khi nào nó về, khi nào nó cưới vợ, sinh một đàn con … Bố nhớ khi nhỏ nó hay ngồi trên ghế mây cười đùa vui vẻ, còn mút mút ngón tay mình, có cả ảnh chụp, ngoan lắm…
Bố La nhắn nhủ với con cả, nhắc đến con út, rồi dường như ông nghĩ đến ai, miệng ông khẽ mở, ông ngơ ngẩn, đôi mắt vẩn đục đờ đẫn nhìn về phía xa xăm, hồi lâu không nói tiếng nào …
Ông lão nhắm mắt lại, trầm giọng lẩm bẩm mấy câu cuối cùng trước khi rời đi, “Bố thực sự hối hận vì lúc đó tôi không quan tâm đến nó nhiều. Nếu bố chăm sóc nó tốt hơn, quan tâm nó nhiều hơn, nó cũng sẽ không thành ra như thế… Bố không nuôi dạy nó được tốt, để nó không thể học hành, đi sai đường, nó không nợ bố, là bố nợ nó …”
La Cường nghe anh trai mình nói, vùi mặt sâu vào cánh tay, trán đặt lên đầu gối.
Thiệu Quân nhìn thấy lưng của La Cường đang run rẩy dữ dội, cố gắng kìm nén những âm thanh nức nở bị bóp nghẹt trong cổ họng, tiếng thở nặng nề vang ra phì phò, nghẹn ngào …
Lúc La Cường ra khỏi phòng, hắn đến trước mặt Thiệu Quân, hai mắt sưng đỏ chằng chịt tơ máu, trầm ngâm nói: “Cảnh sát Thiệu, cảm ơn cậu.”
La Cường thực sự không ngờ Thiệu tiểu tam nhi lại đối xử tốt với hắn như thế.
Thiệu Quân làm thế này, giống như lấy một con dao đâm lên vết sẹo cũ sâu trong lòng mà hắn không muốn lấy ra cho người khác xem, xé mở nó ra, cắt đi máu thịt hắn, rồi cầm nó trong tay … anh nắm máu thịt của hắn trong lòng bàn tay, siết chặt nó làm nó chảy máu, làm cho hắn đau, rồi sau đó cắt bỏ hết những mảng thịt thối, để vết thương từ từ lành lại…
Thiệu Quân tìm căn phòng để ‘cúng thất’ bố La, là cố ý phá lệ, mở cửa sau vì La Cường.
Trưởng nhà giam nói với Thiệu Quân: “Tôi nói này đồng chí Thiệu, cậu làm vậy liệu có hợp lý không?”
Thiệu Quân nói: “Rất hợp lý để đối phó với những người như La Cường.”
Trưởng trại giam lắc đầu: “Mọi người trong trại giam bây giờ đều biết chuyện của La lão nhị. Đúng vậy, người này không phải người thường, rất có danh tiếng trong thế giới ngầm, cũng phải chăm sóc riêng, nhưng chăm sóc riêng thì cũng phải có mức độ thôi chứ! Hôm nay cậu đi cửa sau như thế cho anh ta, để người nhà anh ta đưa linh cửu vào tận nhà giam của tôi. Rồi những tù nhân khác thì sao? Chẳng lẽ sau này khi người thân ai mất cũng chạy vào nhà tù làm một vòng? Còn ra cái thể thống gì nữa?! “
Thiệu Quân chẳng để ý gì đến tưởng trại giam, hờ hững nhún vai: “Chuyện sau này để sau này tính. Sau này phạm nhân nào mất cha… Còn tùy thuộc vào cha của ai nữa.”
Thiệu Quân cũng có toan tính trong lòng. Muốn ‘thuần phục’ tù nhân như La Cường, dùng vũ lực, quy chế nhà tù, hình phạt, các lớp học chính trị, lý luận, cứng hay mềm, tất cả chúng đều vô dụng; cách đối phó với La Cường là phải tấn công đến trái tim.
La Cường không phải là một cục sắt bền chắc. Vẻ ngoài của hắn đúng là vô cùng lạnh lùng và cứng rắn, nhưng người như vậy thực ra trong lòng rất yếu ớt, lột lớp da cứng ra, bên trong vỡ nát, chỗ nào cũng thương tích, chỗ nào cũng là điểm yếu.
Thiệu Tam gia muốn chọc vào những điểm yếu của La Cường. Chỗ nào hắn sợ nhất đau nhất, anh sẽ chọc ngay vào chỗ đó.
Đương nhiên, một nửa lý do còn lại, Thiệu Quân không nói cho trưởng nhà giam, cũng không nói với bất kỳ ai.
Mỗi khi nhìn thấy La Cường chịu thua mình, anh lại mềm lòng. Thiệu Quân không biết cảm giác này là gì nữa, như thể điểm yếu của La Cường cũng là điểm yếu của chính anh vậy.
Anh thích nhìn La lão nhị cúi đầu ở trước mặt anh thừa nhận, thật thà ngoan ngoãn cởi bỏ lớp gai góc cứng cáp trên cơ thể, sau đó khóe mắt và khóe miệng chậm rãi hiện lên một nụ cười, không nói gì, hay trêu chọc khiêu khích nói gì đó cũng được.
Khi La Cường cười, trên trán và khóe mắt xuất hiện những đường hằn sâu, mỗi một nếp nhăn đều toát ra một hơi thở nam tính mạnh mẽ và mùi vị cay đắng nặng trĩu của thăng trầm cuộc đời, của những năm tháng tang thương, như hương vị thời gian róc rách chảy ra giữa những viên gạch xanh ướt dưới gốc cây hòe già trong ngõ…
Đối với Thiệu Quân, nụ cười đó là một loại ma lực.
Anh bắt đầu nhìn trộm mỗi ngày, chú ý đến biểu hiện của La Cường.
Anh bắt đầu mong đợi La Cường sẽ cười với anh, khoe răng nanh mỗi ngày. Tên khốn họ La kia, đến đây cười với Tam gia gia một cái xem nào!
Chẳng trách người xưa có câu, ngàn vàng khó mua một nụ cười phi tử. Khi đó, Thiệu Tam gia cảm thấy nếu ngày nào cũng cho La Cường ăn đầu thỏ cay và cổ vịt, vuốt lông hắn, làm hắn vui, thì anh cũng cảm thấy vui vẻ theo.
Khoan đã, phi tử?
Phi bà ngoại ấy!
Vợ nhà ai mà như La Cường? Lâu lâu tính xấu nổi lên, lật bàn đập ghế, giơ tay một cái máu bắn tứ tung, ai chịu cho nổi?
Nhưng chẳng những anh chịu nổi, mà còn vẻ chịu nữa cơ, của mình mình quý, con cái nhà mình hư đốn thúi hoắc trong mắt mình vẫn là cục vàng cục bạc!
Cho đến một ngày khi Thiệu Quân thực sự nhận ra sự thay đổi bất thường trong tim mình, anh đã lún quá sâu vào vũng lầy này rồi.
./.
Ánh mặt trời chiếu xuyên qua khung cửa sổ nhỏ vào phòng giam, bao phủ những tấm ván gỗ giường, làm chúng ấm dần lên.
Thiệu Quân khịt cái mũi chua xót của mình, mơ màng tỉnh dậy, vừa mở mắt, đã thấy La Lão nhị nằm đối diện đang nhìn mình.
Hai người nằm cạnh nhau, mỗi người co ro trong chiếc chăn bông lớn, tay chân co lại, mắt lớn mắt bé nhìn nhau.
Thiệu Quân khịt mũi thêm vài cái, đêm qua niêm mạc mũi bị kích thích do lạnh, mũi bị nghẹt rồi bắt đầu chảy nước mũi. Tối hôm qua trằn trọc gần như cả đêm, nghe La Cường kể về những chuyện xưa, nghe đến choáng váng đầu, lại phải đi khuyên giải trấn an, chăn đắp không kỹ nên anh bị nhiễm lạnh.
Thiệu Quân lấy tay áo lau nước mũi, hừ giọng: “Anh, ổn hơn chưa?”
La Cường hừ hừ trong cổ họng. Đôi mắt vẫn sưng vù như hai quả óc chó, hiếm lắm hắn mới có bộ dạng thảm thương thế này, lại bị Tam Màn thầu nhìn thấy hết.
Thiệu Quân: “Vậy thì tối nay vẫn định ngủ trong phòng biệt giam này hay theo tôi ra ngoài?”
La Cường: “… Ra ngoài.”
Thiệu Quân rất hài lòng. Công tác trấn an anh làm thật quá hiệu quả mà, mất có một đêm đã thu phục được hung thần La lão nhị của cả khu nhà giam số ba. Mẹ nó, mình thật là giỏi!
La Lão nhị không nghe lời người khác, chỉ nghe lời một mình anh!
Thiệu Quân cong khóe miệng: “Chắc chắn rồi, vậy tôi đi lấy bữa sáng cho anh. Hôm qua anh đã không ăn một ngày rồi. Hôm nay ăn nhiều vào.”
La Cường gật đầu đồng ý.
La Cường thực sự đã thức dậy từ lâu. Thiệu tiểu tam nhi gần sáng mới thật sự ngủ say, thở phì phò bên cạnh, La Cường đã thức dậy lúc đó.
Thiệu Quân nằm chổng vó trên mép giường, lăn chút xíu nữa thôi sẽ rơi xuống mất.
La Cường kéo anh vào trong, mình thì nằm nghiêng người ra sát tường, sau đó cẩn thận đắp chăn bông cho Thiệu Quân, gói anh thành một cái bánh bao tròn căng phồng.
Trong ánh trăng hắt vào từ cửa sổ, La Cường chăm chú nhìn Thiệu Quân đang ngủ say, không hề dời mắt, ngắm đến sáng, trái tim từng chút chìm xuống, giống như rơi vào vòng xoáy, bị người thanh niên trước mặt cuốn đi. …
La Cường trở lại phòng giam, ăn suất ăn đặc biệt Thiệu tam gia cố tình mua để an ủi hắn: thịt lợn xé với nước sốt Bắc Kinh và cà tím cháy tỏi mua ở nhà hàng nhỏ ở tầng dưới.
Thiệu Quân vẫn chưa hết làm hắn bất ngờ. Hôm sau, anh mặc đồng phục cảnh sát, mang theo một cuộn giấy vệ sinh, xì mũi suốt quãng đường lái xe vào thành phố tìm La lão đại.
Hàng tháng chỉ có một ngày cuối tuần cố định trong trại giam để người thân, bạn bè vào thăm tù. Lịch trình được lên đều cho từng tù nhân của mỗi khu, nên cơ bản là mỗi tù nhân phải đợi một hoặc hai quý mới đến lượt gặp người nhà lần nữa, chứ không phải muốn gặp là gặp. Cũng vì La Dũng không kịp đến ngày thăm tù, nên chỉ có thể gửi một phong thư cho La lão nhị, hút một điếu thuốc với viên cảnh sát phụ trách, nhờ chuyển cho La Cường, báo hắn biết bố La đã không còn nữa.
La Cường cũng biết không thể ra ngoài tùy tiện, nên hắn cũng không đòi hỏi Thiệu Quân quá nhiều.
Hỏi cũng vô ích, vì dù sao cũng là đứa con bất hiếu rồi, khi bố mất, hắn không thể đứng canh trước giường khi ông nhắm mắt. Hắn cũng nhớ những gì bố hắn đã nói trước đây, sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn, sẽ không bao giờ sống cùng với hắn, không bao giờ coi hắn là con trai nữa.
La Cường không ngờ rằng Thiệu Quân sẽ chủ động đến gặp anh trai mình bàn bạc chuyện này.
Cụ thể họ đã nói chuyện như thế nào, Thiệu Tam gia thu xếp với nhà tù như thế nào, thậm chí thuyết phục trưởng nhà giam và mọi người như thế nào, La Cường cũng không rõ.
Hàng cây hòe nhỏ dưới lầu trong khu giam được gió thổi qua, cành lá non xanh biếc rung rinh trong gió như rũ tang thương.
Hôm đó là ngày thứ bảy sau khi bố La qua đời, Thiệu Tam gia đã giúp La Cường “cúng thất” ông lão đơn giản trong ngục.
Dân Bắc Kinh và một vài huyện lân cận có phong tục sau đám tang là phải cúng ‘đầu thất’ và ‘tam thất’. Ngày xưa những người giàu có thậm chí dựng miếu thờ bốn mươi chín ngày mới hạ táng. Về sau thổ táng thành hỏa táng, nên mọi người dần không để ý nhiều nữa, đưa thi thể đến thẳng nhà tang lễ hỏa táng.
Năm sáu chiếc ô tô màu đen đậu ở cổng nhà tù Thanh Hà, vòng hoa tang buộc trước cửa kính chắn gió.
Người con cả nhà họ La ăn mặc chỉnh tề ngăn nắp, cầm trên tay bức chân dung đen trắng của ông lão, bước vào cánh cổng sắt lớn của nhà giam.
Theo sau La Dũng là tám người đàn ông cao lớn, tất cả đều mặc tây trang màu đen, giày da đen, cánh tay trái quấn băng tang, rất trịnh trọng và nghiêm túc. Dưới họng súng canh gác nghiêm ngặt của những cảnh sát vũ trang trên tường, cả nhóm bước vào nhà tù.
La Cường ngồi trong một phòng chờ nhỏ dưới sự giám sát của vài cảnh sát. Căn phòng được bố trí thành một phòng thờ đơn giản, với chân dung của bố La ở chính giữa. Bên ngoài cửa, cảnh sát vũ trang đứng bao quanh mấy lớp.
Trong đoàn người đi theo phúng viếng có vài người đầu trọc, vài người xăm trổ, thoạt nhìn đã biết cũng là dân anh chị có tiếng trong giang hồ. Nhưng những người này lại vô cùng nghiêm túc, im lặng suốt quãng đường, khiêng vòng hoa đi vào cửa, đứng thành hàng trước di ảnh của bố La, cúi đầu lạy ba lần, cúi đầu hỏi thăm La Dũng túc trực bên linh cữu, cuối cùng bước tới trước mặt La Cường.
Những người đó kính cẩn gọi là “Anh Cường”, cúi đầu, nói ngắn gọn vài câu rồi lấy ra phong bì phúng điếu.
La Cường khoát tay, không nhận lấy, chỉ ôm quyền với họ.
Nếu ba người con trai của nhà họ La có đủ mặt vào lúc bố La lâm chung, làm trọn đạo hiếu thì đám tang sẽ được thực hiện như thế này: cửa nhà họ La sẽ dán một tờ giấy đỏ, báo tang cho người thân, bạn bè và hàng xóm, sau đó mặc áo quan cho ông lão, mua vàng mã và vài thứ cần thiết, đặt trong phòng.
Trước sân sẽ dựng một cái bàn thờ giản dị để nhận những đồ cúng từ người thân và bạn bè, rồi đốt nhà giấy xe giấy và vàng mã.
Vào đêm trước khi động quan, ba người con trai sẽ túc trực trước linh cữu của người cha. Vào ngày động quan, đội ngũ đưa tang sẽ đi trên đường, thổi kèn trống, ném tiền giấy dọc đường, những người con trai quấn băng tang khiêng quan tài, đi đến ngã tư đường xe cộ nhộn nhịp sẽ dừng lại, cúi đầu chào nhà một cái để tỏ lòng kính trọng.
Hôm đưa đi sẽ làm nghi thức “Con trai thứ hai bưng chậu, con cả đánh rơi chậu”. Nếu có La Cường thì hắn sẽ bưng chậu cho bố, để anh cả phá chậu trên đường, nghĩa cầu cho người đi quy thiên, bình an về Cực lạc.
Nhưng khi bố La Cường ra đi, bên cạnh chỉ có duy nhất đứa con trai cả. Đứa con út yêu quý nhất và đứa con thứ hai kiêng kỵ nhất của ông chẳng thấy đâu.
La Cường ngồi xếp bằng trước linh cữu của bố, hỏi lão đại: “Trước khi đi bố nó nhắn nhủ gì với em không?”
La Dũng mở miệng, nhưng khựng lại suy nghĩ một lúc.
Ánh mắt La Cường chợt lạnh, buồn bực quay mặt đi, tự chế giễu mình: “À, không nói gì phải không? …Em biết, cả đời này ông cũng không muốn nói gì với em nữa.”
La Dũng nói: “Có, bố có nói.”
Bố La trước khi mất đã dặn lão đại làm việc gì cũng phải trung thực, làm người lương thiện, nuôi dạy con cho tốt, thương thì thương nhưng dạy dỗ phải rắn, không được mềm lòng, nếu không sau này lớn lên nó sẽ lầm đường lạc lối.
Bố La lại nói về Tiểu tam nhi, tiểu tam nhi giờ ra sao rồi? Khi nào nó ra tù, khi nào nó về, khi nào nó cưới vợ, sinh một đàn con … Bố nhớ khi nhỏ nó hay ngồi trên ghế mây cười đùa vui vẻ, còn mút mút ngón tay mình, có cả ảnh chụp, ngoan lắm…
Bố La nhắn nhủ với con cả, nhắc đến con út, rồi dường như ông nghĩ đến ai, miệng ông khẽ mở, ông ngơ ngẩn, đôi mắt vẩn đục đờ đẫn nhìn về phía xa xăm, hồi lâu không nói tiếng nào …
Ông lão nhắm mắt lại, trầm giọng lẩm bẩm mấy câu cuối cùng trước khi rời đi, “Bố thực sự hối hận vì lúc đó tôi không quan tâm đến nó nhiều. Nếu bố chăm sóc nó tốt hơn, quan tâm nó nhiều hơn, nó cũng sẽ không thành ra như thế… Bố không nuôi dạy nó được tốt, để nó không thể học hành, đi sai đường, nó không nợ bố, là bố nợ nó …”
La Cường nghe anh trai mình nói, vùi mặt sâu vào cánh tay, trán đặt lên đầu gối.
Thiệu Quân nhìn thấy lưng của La Cường đang run rẩy dữ dội, cố gắng kìm nén những âm thanh nức nở bị bóp nghẹt trong cổ họng, tiếng thở nặng nề vang ra phì phò, nghẹn ngào …
Lúc La Cường ra khỏi phòng, hắn đến trước mặt Thiệu Quân, hai mắt sưng đỏ chằng chịt tơ máu, trầm ngâm nói: “Cảnh sát Thiệu, cảm ơn cậu.”
La Cường thực sự không ngờ Thiệu tiểu tam nhi lại đối xử tốt với hắn như thế.
Thiệu Quân làm thế này, giống như lấy một con dao đâm lên vết sẹo cũ sâu trong lòng mà hắn không muốn lấy ra cho người khác xem, xé mở nó ra, cắt đi máu thịt hắn, rồi cầm nó trong tay … anh nắm máu thịt của hắn trong lòng bàn tay, siết chặt nó làm nó chảy máu, làm cho hắn đau, rồi sau đó cắt bỏ hết những mảng thịt thối, để vết thương từ từ lành lại…
Thiệu Quân tìm căn phòng để ‘cúng thất’ bố La, là cố ý phá lệ, mở cửa sau vì La Cường.
Trưởng nhà giam nói với Thiệu Quân: “Tôi nói này đồng chí Thiệu, cậu làm vậy liệu có hợp lý không?”
Thiệu Quân nói: “Rất hợp lý để đối phó với những người như La Cường.”
Trưởng trại giam lắc đầu: “Mọi người trong trại giam bây giờ đều biết chuyện của La lão nhị. Đúng vậy, người này không phải người thường, rất có danh tiếng trong thế giới ngầm, cũng phải chăm sóc riêng, nhưng chăm sóc riêng thì cũng phải có mức độ thôi chứ! Hôm nay cậu đi cửa sau như thế cho anh ta, để người nhà anh ta đưa linh cửu vào tận nhà giam của tôi. Rồi những tù nhân khác thì sao? Chẳng lẽ sau này khi người thân ai mất cũng chạy vào nhà tù làm một vòng? Còn ra cái thể thống gì nữa?! “
Thiệu Quân chẳng để ý gì đến tưởng trại giam, hờ hững nhún vai: “Chuyện sau này để sau này tính. Sau này phạm nhân nào mất cha… Còn tùy thuộc vào cha của ai nữa.”
Thiệu Quân cũng có toan tính trong lòng. Muốn ‘thuần phục’ tù nhân như La Cường, dùng vũ lực, quy chế nhà tù, hình phạt, các lớp học chính trị, lý luận, cứng hay mềm, tất cả chúng đều vô dụng; cách đối phó với La Cường là phải tấn công đến trái tim.
La Cường không phải là một cục sắt bền chắc. Vẻ ngoài của hắn đúng là vô cùng lạnh lùng và cứng rắn, nhưng người như vậy thực ra trong lòng rất yếu ớt, lột lớp da cứng ra, bên trong vỡ nát, chỗ nào cũng thương tích, chỗ nào cũng là điểm yếu.
Thiệu Tam gia muốn chọc vào những điểm yếu của La Cường. Chỗ nào hắn sợ nhất đau nhất, anh sẽ chọc ngay vào chỗ đó.
Đương nhiên, một nửa lý do còn lại, Thiệu Quân không nói cho trưởng nhà giam, cũng không nói với bất kỳ ai.
Mỗi khi nhìn thấy La Cường chịu thua mình, anh lại mềm lòng. Thiệu Quân không biết cảm giác này là gì nữa, như thể điểm yếu của La Cường cũng là điểm yếu của chính anh vậy.
Anh thích nhìn La lão nhị cúi đầu ở trước mặt anh thừa nhận, thật thà ngoan ngoãn cởi bỏ lớp gai góc cứng cáp trên cơ thể, sau đó khóe mắt và khóe miệng chậm rãi hiện lên một nụ cười, không nói gì, hay trêu chọc khiêu khích nói gì đó cũng được.
Khi La Cường cười, trên trán và khóe mắt xuất hiện những đường hằn sâu, mỗi một nếp nhăn đều toát ra một hơi thở nam tính mạnh mẽ và mùi vị cay đắng nặng trĩu của thăng trầm cuộc đời, của những năm tháng tang thương, như hương vị thời gian róc rách chảy ra giữa những viên gạch xanh ướt dưới gốc cây hòe già trong ngõ…
Đối với Thiệu Quân, nụ cười đó là một loại ma lực.
Anh bắt đầu nhìn trộm mỗi ngày, chú ý đến biểu hiện của La Cường.
Anh bắt đầu mong đợi La Cường sẽ cười với anh, khoe răng nanh mỗi ngày. Tên khốn họ La kia, đến đây cười với Tam gia gia một cái xem nào!
Chẳng trách người xưa có câu, ngàn vàng khó mua một nụ cười phi tử. Khi đó, Thiệu Tam gia cảm thấy nếu ngày nào cũng cho La Cường ăn đầu thỏ cay và cổ vịt, vuốt lông hắn, làm hắn vui, thì anh cũng cảm thấy vui vẻ theo.
Khoan đã, phi tử?
Phi bà ngoại ấy!
Vợ nhà ai mà như La Cường? Lâu lâu tính xấu nổi lên, lật bàn đập ghế, giơ tay một cái máu bắn tứ tung, ai chịu cho nổi?
Nhưng chẳng những anh chịu nổi, mà còn vẻ chịu nữa cơ, của mình mình quý, con cái nhà mình hư đốn thúi hoắc trong mắt mình vẫn là cục vàng cục bạc!
Cho đến một ngày khi Thiệu Quân thực sự nhận ra sự thay đổi bất thường trong tim mình, anh đã lún quá sâu vào vũng lầy này rồi.
./.
Tác giả :
Hương Tiểu Mạch