Tôi Là Thầy Khai Quang
Chương 215: Giấy đảm bảo
Hôm nay, tôi nhân cơ hội này nói hết mọi chuyện cho Trần Mãn Quang nghe. Sắp đến đợt tranh cử trưởng thôn rồi, sau khi tôi làm trưởng thôn, tôi phải nhanh chóng xử lý những chuyện này.
Trần Mãn Quang rít một hơi thuốc thật dài, sắc mặt sa sầm xuống, rất đáng sợ, nói với tôi: “Sơn Thành, cậu muốn làm trưởng thôn là để điều tra những việc này sao?”
“Phải”, tôi nói: “Tôi muốn bảo vệ dân làng, bảo vệ cả thôn này”.
“Tôi là người ăn cơm thiên hạ mà lớn, gần như dân làng ai cũng có ơn với tôi. Bây giờ tôi có năng lực rồi, đã đến lúc tôi phải trả ơn mọi người”.
“Nên tôi mới quyết định điều tra những chuyện này”.
“Sau khi giải quyết xong việc này, tôi sẽ dẫn đường cho thôn mình làm giàu. Khi nào mọi chuyện yên ổn lại, dân làng ta được sống sung sướng, tôi sẽ không làm trưởng thôn nữa, tôi còn nhiều đoạn đường cần bước tiếp”.
Trần Mãn Quang im lặng một hồi lâu, sắc mặt vẫn vô cùng tồi tệ, nói với tôi: “Sơn Thành, cậu có được suy nghĩ vì dân làng thế này, tôi rất nể phục”.
“Nhưng... Nói thật, tôi vẫn có đôi chỗ không tin cậu. Khai quang là tục truyền lại từ xa xưa, không ai có thể làm trái được. Cậu muốn tôi chấp nhận quan điểm của cậu ngay, e là tôi không làm được”.
“Hơn nữa mộ của con trai tôi trống không, mộ của những người khác cũng trống không... Chuyện này lại càng phức tạp. Tôi sợ sẽ có gì đó chúng ta không thể chấp nhận hoặc nguy hiểm nào đó xuất hiện”.
Tôi hiểu ý của Trần Mãn Quang. Đổi lại là bất cứ dân làng nào cũng sẽ không tin những gì tôi mới nói hay đồng ý cho tôi điều tra việc khai quang.
Tôi nói: “Chú Mãn Quang, chú nhất định phải tin tôi. Việc này tôi làm vì dân làng chứ không phải vì tôi”.
“Nếu tôi không muốn dây vào chuyện này, tôi đã bỏ đi từ lâu. Nhưng tôi nhất định phải điều tra, vì tôi không muốn có bất cứ ai bị hại thêm nữa”.
Trần Mãn Quang nhìn tôi với ánh mắt tán thưởng, nói: “Sơn Thành, mặc dù tôi không tin cậu, nhưng tôi ủng hộ cậu”.
“Nếu cậu đã chắc chắn và có tự tin như thế, tôi sẽ ủng hộ cậu hết mình”.
“Sơn Thành, nếu việc này mang lại nguy hiểm hay bất cứ khó khăn nào chúng ta không thể khống chế được, cậu nhất định phải dừng lại đúng lúc”.
Không tin tôi nhưng vẫn ủng hộ tôi?
Đây quả thực là những lời thật tâm của Trần Mãn Quang, tôi chưa thể thuyết phục ông ấy tin mình ngay được.
Sau này nếu nhìn thấy ngôi mộ của con trai mình không có thi thể, ông ấy chắc chắn sẽ tin tôi thôi.
Tôi nói thêm một vài chuyện khác nữa. Bây giờ đã là đầu tháng, tầm ba bốn ngày nữa thì công trình xây dựng của thôn sẽ được khởi công. Hoàng Tiểu Tinh là người phụ trách xây dựng.
Nhưng có rất nhiều việc cần chữ ký của trưởng thôn mới được. Còn cả việc tài vụ nữa, các khoản tiền cần chi đều phải được trưởng thôn ký duyệt, sau đó ủy ban thôn đóng dấu.
Việc tranh cử trưởng thôn sẽ được tiến hành trong vài ngày nữa. Trần Mãn Quang dặn tôi chuẩn bị hết mọi thứ đi, ông ấy sẽ nhờ mấy người bạn thân cùng với những dân làng có quan hệ tốt với ông ấy ủng hộ tôi.
Hơn mười giờ tối tôi mới về đến nhà.
Tôi gọi điện cho Lâm Ngọc Lam. Sau khi biết chuyện Trần Mãn Quang đã phát hiện ra quan hệ của chúng tôi, cô ấy vừa kinh ngạc vừa vui mừng.
Tôi nói: “Ngọc Lam... Tôi đợi ngày này lâu lắm rồi. Chị cứ về nhà mẹ đẻ đi, một thời gian nữa thôi là chúng ta có thể quang minh chính đại ở bên nhau rồi”.
“Sơn Thành, e là không được...”, Lâm Ngọc Lam nói: “Tôi phải để tang chồng ba năm. Dù ở nhà họ Trần hay về nhà mẹ đẻ thì trong vòng ba năm tôi cũng không thể kết hôn được. Đây là tục lệ, cũng là đạo đức lễ nghĩa, tôi không thể làm trái được”.
Tất nhiên là tôi biết điều này. Tôi nói: “Ý của chú Mãn Quang là, chị với nhà họ Trần sẽ cắt đứt quan hệ. Sau này chị không cần để tang Trần Kế Văn nữa”.
“Chú Mãn Quang làm thế đồng nghĩa với việc cắt đứt quan hệ giữa hai gia đình, nhưng cũng là để tác thành cho chúng ta. Chú ấy lo nếu chúng ta cứ lén lút thế này, về lâu về dài bị người khác phát hiện thì sẽ phiền phức to”.
“Thế nên chỉ cần chị về nhà mẹ đẻ, không bao lâu sau, chú Mãn Quang sẽ lo liệu ổn thoả mọi việc”.
Giọng của Lâm Ngọc Lam hơi trầm xuống, nói: “Bố mẹ tôi đều là người thật thà. Nếu chú Mãn Quang muốn cắt đứt quan hệ với gia đình tôi, chắc chắn cần một lý do để đuổi tôi ra khỏi nhà họ Trần. Nhưng đến lúc đó... sợ là bố mẹ tôi sẽ không chịu nổi”.
Tôi cười nói: “Đúng là đồ ngốc. Sao phải đuổi chị đi chứ? Hai nhà ngồi lại bàn bạc với nhau là được chứ có gì đâu”.
“Chỉ cần tôi trở thành trưởng thôn, tôi muốn làm gì mà chẳng được. Chị còn lo cái gì chứ!”
“Chị yên tâm đi, bố mẹ chị chắc chắn sẽ đồng ý cho chị lấy tôi. Có tôi đây, chị không cần lo gì hết”.
Lâm Ngọc Lam đột nhiên lại bật cười, dịu dàng nói: “Sơn Thành, cậu từng hứa sẽ cưới tôi. Sau này chúng ta công khai quan hệ rồi, cậu định lúc nào thì xin cưới? Lúc nào thì làm đám cưới?”
Tôi nói: “Chắc chắn là trong vòng một năm. Dù sao thì Trần Kế Văn qua đời cũng chưa bao lâu. Hơn nữa, thôn vẫn chưa chọn ra được thầy khai quang đời tiếp theo, chị vội cưới làm gì?”
Lâm Ngọc Lam đáp: “Nói cũng đúng. Không ai biết tôi với cậu đã có quan hệ xác thịt. Nếu chúng ta cưới nhau, chắc chắn sẽ cần thầy khai quang, lúc đó phải làm sao đây?”
“Sơn Thành, cậu nói xem, phải làm thế nào?”
Tôi cười nói: “Những việc này tính sớm thế làm gì. Chị lo gì chứ, sớm muộn gì tôi cũng cưới chị”.
“Không còn sớm nữa, chị nghỉ ngơi sớm đi”.
Lâm Ngọc Lam vẫn bám lấy tôi đòi trò chuyện, tôi đành nói thêm với cô ấy một lúc nữa.
Sáng sớm hôm sau, Trần Mãn Quang gọi điện cho tôi. Ông ấy nói hai vị tổ trưởng mới tìm ông ấy, bảo là sáng mai sẽ tổ chức cuộc họp toàn thôn. Trần Mãn Quang sẽ là người chủ trì để chọn ra trưởng thôn và thầy khai quang.
Hiện tại thì trong thôn có hai người có tiếng nói nhất là Trần Mãn Quang và Lưu Thành Hà.
Con trai Lưu Thành Hà muốn tranh cử chức trưởng thôn, nên ông ta không thể chủ trì đại hội, việc này đành giao cho Trần Mãn Quang.
Trần Mãn Quang chủ trì đại hội là việc vô cùng có lợi cho tôi.
Hai trưởng thôn đi thông báo cho từng nhà một, cũng tiện để xem quan điểm của họ thế nào.
Hôm nay tôi tiếp tục kiểm tra sức khoẻ cho dân làng. Trong đó có mấy người già, họ cũng bàn tán về việc chọn trưởng thôn.
Những người già không xem trọng tôi lắm, cũng không thích Lưu Đại Bảo, mà họ ưng Trần Mãn Quang và Lưu Thành Hà hơn, dù sao thì tôi với Lưu Đại Bảo cũng còn quá trẻ.
Còn về thầy khai quang, họ cũng cảm thấy bất lực. Vì cái chức này rơi xuống đầu ai thì cũng là tai hoạ cho cả gia đình ấy.
Trong đại hội toàn thôn lần này, tôi muốn nhận chức trưởng thôn, song cũng muốn làm thầy khai quang.
Tôi vô cùng tự tin.
Bố con Lưu Đại Bảo sao có thể là đối thủ của tôi được.
Tối đó tôi đi ngủ sớm. Đến hơn mười giờ, tôi bị chuông điện thoại đánh thức. Dương Thành Công gọi cho tôi, nói là đã chuẩn bị xong tiền, giờ ông ta đang đứng ở cổng thôn tôi.
Chúng tôi đã hẹn nhau là ngày mai. Tôi cũng đã trao đổi với Âu Dương Bác, ngày mai ông ấy sẽ cho người đến lấy tiền và giữ giúp tôi. Nhưng không ngờ Dương Thành Công lại giao tiền ngay hôm nay.
Tôi gọi cho Trần Kế Tần, bảo anh ta lái xe ra đầu thôn cùng tôi. Ở bên bờ suối vắng người, có một chiếc xe ô tô đen đang đậu.
Tôi bảo Trần Kế Tần đợi tôi trên xe. Tôi bước lên chiếc xe màu đen đó, ngồi vào ghế phó lái.
Giáo sư Dương mặt đầy vẻ mệt mỏi, nói thẳng với tôi: “Sơn Thành, tiền tôi đã mang đến rồi, đang ở cốp xe”.
“Bây giờ tôi đưa tiền cho cậu, cậu phải viết giấy đảm bảo cho tôi”.
Trần Mãn Quang rít một hơi thuốc thật dài, sắc mặt sa sầm xuống, rất đáng sợ, nói với tôi: “Sơn Thành, cậu muốn làm trưởng thôn là để điều tra những việc này sao?”
“Phải”, tôi nói: “Tôi muốn bảo vệ dân làng, bảo vệ cả thôn này”.
“Tôi là người ăn cơm thiên hạ mà lớn, gần như dân làng ai cũng có ơn với tôi. Bây giờ tôi có năng lực rồi, đã đến lúc tôi phải trả ơn mọi người”.
“Nên tôi mới quyết định điều tra những chuyện này”.
“Sau khi giải quyết xong việc này, tôi sẽ dẫn đường cho thôn mình làm giàu. Khi nào mọi chuyện yên ổn lại, dân làng ta được sống sung sướng, tôi sẽ không làm trưởng thôn nữa, tôi còn nhiều đoạn đường cần bước tiếp”.
Trần Mãn Quang im lặng một hồi lâu, sắc mặt vẫn vô cùng tồi tệ, nói với tôi: “Sơn Thành, cậu có được suy nghĩ vì dân làng thế này, tôi rất nể phục”.
“Nhưng... Nói thật, tôi vẫn có đôi chỗ không tin cậu. Khai quang là tục truyền lại từ xa xưa, không ai có thể làm trái được. Cậu muốn tôi chấp nhận quan điểm của cậu ngay, e là tôi không làm được”.
“Hơn nữa mộ của con trai tôi trống không, mộ của những người khác cũng trống không... Chuyện này lại càng phức tạp. Tôi sợ sẽ có gì đó chúng ta không thể chấp nhận hoặc nguy hiểm nào đó xuất hiện”.
Tôi hiểu ý của Trần Mãn Quang. Đổi lại là bất cứ dân làng nào cũng sẽ không tin những gì tôi mới nói hay đồng ý cho tôi điều tra việc khai quang.
Tôi nói: “Chú Mãn Quang, chú nhất định phải tin tôi. Việc này tôi làm vì dân làng chứ không phải vì tôi”.
“Nếu tôi không muốn dây vào chuyện này, tôi đã bỏ đi từ lâu. Nhưng tôi nhất định phải điều tra, vì tôi không muốn có bất cứ ai bị hại thêm nữa”.
Trần Mãn Quang nhìn tôi với ánh mắt tán thưởng, nói: “Sơn Thành, mặc dù tôi không tin cậu, nhưng tôi ủng hộ cậu”.
“Nếu cậu đã chắc chắn và có tự tin như thế, tôi sẽ ủng hộ cậu hết mình”.
“Sơn Thành, nếu việc này mang lại nguy hiểm hay bất cứ khó khăn nào chúng ta không thể khống chế được, cậu nhất định phải dừng lại đúng lúc”.
Không tin tôi nhưng vẫn ủng hộ tôi?
Đây quả thực là những lời thật tâm của Trần Mãn Quang, tôi chưa thể thuyết phục ông ấy tin mình ngay được.
Sau này nếu nhìn thấy ngôi mộ của con trai mình không có thi thể, ông ấy chắc chắn sẽ tin tôi thôi.
Tôi nói thêm một vài chuyện khác nữa. Bây giờ đã là đầu tháng, tầm ba bốn ngày nữa thì công trình xây dựng của thôn sẽ được khởi công. Hoàng Tiểu Tinh là người phụ trách xây dựng.
Nhưng có rất nhiều việc cần chữ ký của trưởng thôn mới được. Còn cả việc tài vụ nữa, các khoản tiền cần chi đều phải được trưởng thôn ký duyệt, sau đó ủy ban thôn đóng dấu.
Việc tranh cử trưởng thôn sẽ được tiến hành trong vài ngày nữa. Trần Mãn Quang dặn tôi chuẩn bị hết mọi thứ đi, ông ấy sẽ nhờ mấy người bạn thân cùng với những dân làng có quan hệ tốt với ông ấy ủng hộ tôi.
Hơn mười giờ tối tôi mới về đến nhà.
Tôi gọi điện cho Lâm Ngọc Lam. Sau khi biết chuyện Trần Mãn Quang đã phát hiện ra quan hệ của chúng tôi, cô ấy vừa kinh ngạc vừa vui mừng.
Tôi nói: “Ngọc Lam... Tôi đợi ngày này lâu lắm rồi. Chị cứ về nhà mẹ đẻ đi, một thời gian nữa thôi là chúng ta có thể quang minh chính đại ở bên nhau rồi”.
“Sơn Thành, e là không được...”, Lâm Ngọc Lam nói: “Tôi phải để tang chồng ba năm. Dù ở nhà họ Trần hay về nhà mẹ đẻ thì trong vòng ba năm tôi cũng không thể kết hôn được. Đây là tục lệ, cũng là đạo đức lễ nghĩa, tôi không thể làm trái được”.
Tất nhiên là tôi biết điều này. Tôi nói: “Ý của chú Mãn Quang là, chị với nhà họ Trần sẽ cắt đứt quan hệ. Sau này chị không cần để tang Trần Kế Văn nữa”.
“Chú Mãn Quang làm thế đồng nghĩa với việc cắt đứt quan hệ giữa hai gia đình, nhưng cũng là để tác thành cho chúng ta. Chú ấy lo nếu chúng ta cứ lén lút thế này, về lâu về dài bị người khác phát hiện thì sẽ phiền phức to”.
“Thế nên chỉ cần chị về nhà mẹ đẻ, không bao lâu sau, chú Mãn Quang sẽ lo liệu ổn thoả mọi việc”.
Giọng của Lâm Ngọc Lam hơi trầm xuống, nói: “Bố mẹ tôi đều là người thật thà. Nếu chú Mãn Quang muốn cắt đứt quan hệ với gia đình tôi, chắc chắn cần một lý do để đuổi tôi ra khỏi nhà họ Trần. Nhưng đến lúc đó... sợ là bố mẹ tôi sẽ không chịu nổi”.
Tôi cười nói: “Đúng là đồ ngốc. Sao phải đuổi chị đi chứ? Hai nhà ngồi lại bàn bạc với nhau là được chứ có gì đâu”.
“Chỉ cần tôi trở thành trưởng thôn, tôi muốn làm gì mà chẳng được. Chị còn lo cái gì chứ!”
“Chị yên tâm đi, bố mẹ chị chắc chắn sẽ đồng ý cho chị lấy tôi. Có tôi đây, chị không cần lo gì hết”.
Lâm Ngọc Lam đột nhiên lại bật cười, dịu dàng nói: “Sơn Thành, cậu từng hứa sẽ cưới tôi. Sau này chúng ta công khai quan hệ rồi, cậu định lúc nào thì xin cưới? Lúc nào thì làm đám cưới?”
Tôi nói: “Chắc chắn là trong vòng một năm. Dù sao thì Trần Kế Văn qua đời cũng chưa bao lâu. Hơn nữa, thôn vẫn chưa chọn ra được thầy khai quang đời tiếp theo, chị vội cưới làm gì?”
Lâm Ngọc Lam đáp: “Nói cũng đúng. Không ai biết tôi với cậu đã có quan hệ xác thịt. Nếu chúng ta cưới nhau, chắc chắn sẽ cần thầy khai quang, lúc đó phải làm sao đây?”
“Sơn Thành, cậu nói xem, phải làm thế nào?”
Tôi cười nói: “Những việc này tính sớm thế làm gì. Chị lo gì chứ, sớm muộn gì tôi cũng cưới chị”.
“Không còn sớm nữa, chị nghỉ ngơi sớm đi”.
Lâm Ngọc Lam vẫn bám lấy tôi đòi trò chuyện, tôi đành nói thêm với cô ấy một lúc nữa.
Sáng sớm hôm sau, Trần Mãn Quang gọi điện cho tôi. Ông ấy nói hai vị tổ trưởng mới tìm ông ấy, bảo là sáng mai sẽ tổ chức cuộc họp toàn thôn. Trần Mãn Quang sẽ là người chủ trì để chọn ra trưởng thôn và thầy khai quang.
Hiện tại thì trong thôn có hai người có tiếng nói nhất là Trần Mãn Quang và Lưu Thành Hà.
Con trai Lưu Thành Hà muốn tranh cử chức trưởng thôn, nên ông ta không thể chủ trì đại hội, việc này đành giao cho Trần Mãn Quang.
Trần Mãn Quang chủ trì đại hội là việc vô cùng có lợi cho tôi.
Hai trưởng thôn đi thông báo cho từng nhà một, cũng tiện để xem quan điểm của họ thế nào.
Hôm nay tôi tiếp tục kiểm tra sức khoẻ cho dân làng. Trong đó có mấy người già, họ cũng bàn tán về việc chọn trưởng thôn.
Những người già không xem trọng tôi lắm, cũng không thích Lưu Đại Bảo, mà họ ưng Trần Mãn Quang và Lưu Thành Hà hơn, dù sao thì tôi với Lưu Đại Bảo cũng còn quá trẻ.
Còn về thầy khai quang, họ cũng cảm thấy bất lực. Vì cái chức này rơi xuống đầu ai thì cũng là tai hoạ cho cả gia đình ấy.
Trong đại hội toàn thôn lần này, tôi muốn nhận chức trưởng thôn, song cũng muốn làm thầy khai quang.
Tôi vô cùng tự tin.
Bố con Lưu Đại Bảo sao có thể là đối thủ của tôi được.
Tối đó tôi đi ngủ sớm. Đến hơn mười giờ, tôi bị chuông điện thoại đánh thức. Dương Thành Công gọi cho tôi, nói là đã chuẩn bị xong tiền, giờ ông ta đang đứng ở cổng thôn tôi.
Chúng tôi đã hẹn nhau là ngày mai. Tôi cũng đã trao đổi với Âu Dương Bác, ngày mai ông ấy sẽ cho người đến lấy tiền và giữ giúp tôi. Nhưng không ngờ Dương Thành Công lại giao tiền ngay hôm nay.
Tôi gọi cho Trần Kế Tần, bảo anh ta lái xe ra đầu thôn cùng tôi. Ở bên bờ suối vắng người, có một chiếc xe ô tô đen đang đậu.
Tôi bảo Trần Kế Tần đợi tôi trên xe. Tôi bước lên chiếc xe màu đen đó, ngồi vào ghế phó lái.
Giáo sư Dương mặt đầy vẻ mệt mỏi, nói thẳng với tôi: “Sơn Thành, tiền tôi đã mang đến rồi, đang ở cốp xe”.
“Bây giờ tôi đưa tiền cho cậu, cậu phải viết giấy đảm bảo cho tôi”.
Tác giả :
Hoa Hướng Dương