Tôi là Ê-ri
Chương 50
Lâu dần, thằng Kô cũng bắt đầu chán diễn Li-kay, cả phòng không có gì làm nữa. Kô hỏi tôi: “Usumi này, hôm nay anh Kô không có gì để diễn cả, Usumi có gì kể cho anh Kô nghe không?”
Tôi liền kể về “Forrest Gump”, cuốn sách mà tôi rất thích, cho mọi người nghe và một truyện khác tôi cũng hay kể là truyện “Nàng Tiên Cá” vì tôi thích nghĩ mình là nàng tiên cá.
Sau nhiều ngày, thằng Kô lại bắt đầu dự án mới. Nó giới thiệu ý tưởng và bảo tôi nên viết thành sách thì hay hơn bởi có thể cất giữ để cho người khác thuê đọc được. Nó nói: “Hiện các bà giám thị đã không cho phép chúng ta đọc sách nữa, mình cũng nên tự có lấy một quyển sách để đọc với nhau chứ”. Thằng Kô lại lảm nhảm tiếp rằng mình chỉ viết sách có một lần nhưng cất giữ để kiểm tiền mãi mãi. Tiền đó mình tôi hưởng cả. Tiền chảy về với tôi nhiều hơn vì có thêm nghề mới đó là viết truyện ngắn hoặc tiểu thuyết hài hài để cho người tong phòng thuê đọc, mỗi người năm bạt. Có nhiều người còn thuê tôi đọc cho nghe nữa. Từ đó, tôi có thêm thu nhập từ việc cho thuê sách truyện mỗi ngày khoảng hai, ba mươi bạt. Có nhiều người phải xếp hàng để thuê truyện của tôi. Tôi phải trốn việc ở nhà xưởng để viết trộm sách cho người ta thuê. Thời gian đó, tôi viết được năm quyển và quyển nào cũng cho thuê rất chạy.
Cách thức thanh toán trong tù là không thanh toán bằng tiền mặt mà sử dụng phương pháp trao đổi, ví dụ như có người thuê tôi đọc truyện hoặc kể truyện này truyện nọ cho nghe, có bao nhiêu người ngồi nghe thì tôi tính mỗi người năm bạt rồi khi họ thanh toán, tôi không nhận tiền mặt mà sẽ đổi số tiền đó ra thành gạo, thức ăn, bột giặt, xà phòng thơm, kem đánh răng hoặc các đồ dùng thiết yếu khác. Số hàng hóa đó có giá trị tương đương với số tiền họ cần thanh toán.
Do vậy, phòng ngủ của tôi chưa bao giờ biết yên ắng bởi có thằng Kô và tôi suốt ngày nghĩ ra trò chơi khiến cho mọi người ai cũng cười vui vẻ, sảng khoái. Nhưng sự vui vẻ của chúng tôi cũng bị kìm hãm vì Mốt. Tôi và thằng Kô thường gọi Mốt là “con Mốt”, nghe như vậy mới sướng tai.
Mốt là “trưởng phòng” của phòng giam chúng tôi. Mỗi phòng ngủ sẽ có một người làm trưởng phòng, có nhiệm vụ tương tự như lớp trưởng vậy, trông coi các phạm nhân trong phòng sao cho yên ổn, nề nếp. Do vậy, trưởng phòng cũng phải là người gường mẫu và có trách nhiệm. Con Mốt có đầy đủ các phẩm chất đó, cộng thêm làm việc rất chỉn chu và rất thích thể hiện quyền lực, không kết bạn với các tù nhân khác, coi mình thuộc phía giám thị. Mặc dù tên là Mốt nhưng người cô ta lại to như voi[3] , giọng oang oang nên mọi người trong phòng ai cũng sợ và kiêng nể Mốt. Mốt báo cáo mọi chuyện xảy ra trong phòng cho giám thị nghe. Mốt thường chửi mắng mọi người trong phòng “Làm việc thì như mèo mửa, nốc thì như ăn cướp, ngủ thì trông như chó!” khiến nhiều lần tôi hỏi Mốt: “Này, tóm lại mày là tù nhân hay là giám thị thế? Hay là mày định cả cuộc đời này sẽ không ra khỏi tù nữa?”.
[3] Mốt có nghĩa là con kiến.
Mốt không thích cái bản mặt tôi cho lắm, tôi nằm trong diện đặc biệt, thường xuyên bị cô ra bắt lỗi như xem tôi có giấu mang kim khâu lên phòng ngủ để thêu tên cho người khác không, vì nếu tôi mang kim lên phòng ngủ, có người mách với giám thị, tôi sẽ bị đánh sáu gậy. Mốt rất ghét tôi bởi biết tôi làm việc cho bác Wan giám thị và hay may vá cho cô Wan đầu gấu. Mốt dường như không thèm quan tâm đến việc gì cả, cô ta chỉ chăm chỉ làm nhiệm vụ báo cáo tình hình cho giám thị mà thôi.
Tôi và thằng Kô rất ghét Mốt và luôn tìm cách xóa bỏ Mốt ra khỏi cuộc sống của chúng tôi. Có một hôm, thằng Kô có ý kiến với tôi: “Này Nỉnh, anh Kô nghĩ rằng chúng ta phải loại bỏ con Mốt này thôi bởi nó phá hỏng sự vui vẻ của chúng ta”. Tôi hỏi lại Kô: “Thế phải làm thế nào?”. Ngay lập tức Kô nói ra kế hoạch: “Mình cho một người đi ra sau con Mốt, dùng chăn chụp đầu nó lại sau đó cho cả phòng chúng ta xông vào đập nó”. Tôi hỏi thằng Kô: “Làm như thế được hả anh Kô?”, Kô trả lời: “Việc này phải hỏi ý kiến mọi người trong phòng trước xem có ai đồng tình cùng tham gia không bởi đây là cách mà phần lớn người ta dùng để xử lý nhau trong trường hợp ghét nhau quá rồi”. Cuối cùng không ai chịu tham gia kế hoạch của thằng Kô vì sợ không thoát, Mốt to lớn thêm nữa cô ta cũng có chỗ dựa là giám thị.
Nhưng đột nhiên Mốt bị chuyển đi trông coi phòng khác. Tôi và thằng Kô vui không sao kể xiết, chúng tôi đã có thể nói to và có thể vi phạm rất nhiều nội quy khác như nhận may và thuê trong phòng và hút trộm thuốc ban đêm. Người lên chức trưởng phòng mới là một bác đã khá cao tuổi trong phòng nhưng không có vai trò gì nhiều bởi bác còn phải nằm dưới sự kiểm soát của thằng Kô. Tôi cũng thấy khó hiểu, bình thường thằng Kô có sợ ai bao giờ đâu mà tự nhiên lại sợ con bé Mốt đó. Nó còn thích gọi Mốt là “con quỷ Mốt”.
Mặc dù đã mỗi người một phòng nhưng Mốt vẫn luôn ghét và bắt lỗi tôi trong suốt ba năm. Nguyên nhân cũng có thể là do tôi và Mốt cùng làm việc cho giám thị, tôi làm cho bác Wan công việc lưu trữ, còn Mốt làm việc cho nhiều giám thị khác. Cả tôi và cô ta đều cố gắng tỏ ra giỏi giang. Mốt thường xuyên kiếm chuyện cãi nhau với tôi trong suốt thời gian tôi ở trong tù, đến mức cho tới khi tôi được ra tù, tôi và Mốt vẫn chưa có lấy một lần nói chuyện tử tế với nhau.
Một hôm, trong tù xảy ra một chuyện hỗn loạn khi thằng Kô ngầm tán tỉnh một cô bé vừa mới vào tù, cô ta tên là Choi, bị bắt với tội danh lừa đảo, bị tòa án xử phạt hai năm tù giam. Cô ta là con nhà khá giả, bố mẹ Choi làm thầu xây dựng. Trong trại giam này, Choi là tù nhân được gửi gắm nên được nhiều đặc quyền.
Bản thân Choi cũng thích chơi đùa với Kô nên hai người ngầm đi lại mà To không hề hay biết bởi ban đầu thằng Kô phân chia thời gian rất giỏi. Buổi sáng trong phòng ngủ thì khúc khích thân mật với Choi, buổi trưa thân mật với To. Nhưng cuối cùng thằng Kô cũng không giấu được chuyện này. To đã phát hiện ra Kô và Choi thích nhau, To và Kô cãi nhau rất to. Thằng Kô chắc thích Choi hơn nên dần xa cách To.
Sau khi chia tay được mấy ngày thì suýt xảy ra việc đổ máu trong trại giam. Hôm đó, To đang nấu ăn trong nhà ăn thì nóng mắt khi nhìn thấy hình ảnh đôi tình nhân ngọt ngào nắm tay nhau đi qua, chuẩn bị đi tắm với nhau. Lúc đó, có lẽ To quá điên tiết và căm hận nên cầm dao rượt đuổi, định chém thằng Kô cho bằng được. Còn thằng Kô chắc đang rất hạnh phúc nên không biết rằng To đang cầm dao chạy tới từ đằng sau. Nhưng vừa may có người nhìn thấy liền kêu to: “Thằng Kô! Đằng sau… thằng Kô! Nó sắp chém mày kìa!”. Chỉ có thế thôi, thằng Kô né mình rồi quăng hết cả chai lọ đang cầm để chạy thoát thân.
Ngày hôm đó trở thành ngày hỗn loạn cả nhà tù. Tất cả chỉ biết đứng nhìn thằng Kô chạy chứ không ai dám nhảy vào giúp vì To lăm lăm con dao trong tay, nhìn vô cùng tức giận. To được mọi người công nhận là người quyết đoán, nói được làm được nên các giám thị nữ không ai dám giúp, phải đợi gọi giám thị nam sang xử lý. Còn thằng Kô thì vừa chạy vừa khóc, miệng chỉ kêu được mỗi một câu: “Cứu tôi với! Mẹ ơi cứu con!”. Phải đến khi giám thị nam sang giúp thì mọi việc mới được xử lý êm đẹp, thằng Kô mới thoát.
Sau ngày hôm đó, giám thị cấm không cho Kô và To ở gần nhau nữa. Thời gian đầu, thằng Kô còn thường có giám thị trông chừng, bảo vệ. Nhưng một thời gian sau, khi việc đã tạm lắng thì không ai nhắc đến chuyện đó nữa.
Từ lúc chia tay thời thằng Kô, To dần thân với tôi. Chúng tôi nói chuyện nhiều hơn. Tôi thấy To cũng rất đáng thương, cô chưa từng có người thân đến thăm, từ trước đến nay toàn là dựa vào thằng Kô, giống như cả cuộc đời chỉ có mỗi thằng Kô mà thôi. Không ngờ, cuối cùng lại bị thằng Kô ruồng bỏ nên To lại không có người thân một lần nữa. To nhìn già hơn tôi nên sau đó tôi luôn gọi cô là chị.
Tù nhân không có ai đến thăm, đó là chuyện rất buồn, rất đáng thương vì họ giống như người bị vứt bỏ. Nếu ai chưa từng trải qua chắc sẽ không thể nào hiểu được rằng tâm trạng phải ngồi tù đã buồn chán. Lại bị người thân vứt bỏ thì thảm thương đến mức nào. Trong tù, những tù nhân có tiền và có người thân đến thăm thường xuyên thì có gối đẹp để gối, những người còn lại không có gối thì gối tay hoặc kiếm vải gập lại làm gối trông thật đáng thương.
Tù nhân có rất nhiều nỗi khổ. Có người vì không lý giải được tại sao mình khổ đến thế đã quyết định từ bỏ tôn giáo mà mình từng tin tưởng, sùng bái từ khi sinh ra để tìm đến một tôn giáo khác với hy vọng sự thay đổi đó sẽ giúp họ thoát khỏi bể khổ mà họ đang phải chịu.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khác nữa khiến nhiều tù nhân cải đạo. Đó là các nhà sư thường xuyên vào trong nhà tù để khất thực. Đây là một nghi lễ quan trọng của đạo Phật và cũng là dịp tốt để các phạm nhân có thể làm phúc bằng việc bố thí gạo, đồ khô cho các nhà sư. Thế nhưng, sự thật thì chỉ những phạm nhân có tiền mới có khả năng bố thí để cầu phúc. Còn những người không có tiền, đến cả chuyện mua đồ dùng thiết yếu cho bản thân còn chẳng thể làm được nữa là, một số người còn buộc phải vay tiền của bọn đầu gấu hoặc ký nợ lấy cơm gạo trước để mang dâng lên các nhà sư, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân. Nhưng hệ lụy sau đó là sẽ bị đánh đập nếu không có tiền trả nợ đúng hạn. Trong khi đó, những người theo đạo Thiên Chúa thường mang đến thức ăn đến chia cho phạm nhân. Thế là một người cải đạo, vài người cải đạo, rồi nhiều người cải đạo, trong đó có tôi và To là những người buộc phải thay đổi tôn giáo để tìm lại niềm tin, động lực cho bản thân trong hoàn cảnh ở tù.
Chuyện là, một hôm To đến tìm tôi ở phòng, tôi và To trải chiếu ngồi nói chuyện với nhau. Lúc đó, tôi rất nghèo, tiền thì không có mà kem đánh răng đã hết sạch, xà phòng cũng không còn, nói chung là đồ dùng thiết yếu không gì cả. Bản thân To không có người thân đến thăm và cũng không có tiền dù làm ở xưởng may, cũng lén may thuê cho người khác. Ngày hôm đó, To nói với tôi: “Này Nỉnh, người thân không đến thăm em à?”. Tôi trả lời: “Vâng, không có ai đến thăm từ lâu rồi chị ạ. Đồ dùng thì hết sạch chẳng còn gì. Chán lắm… Kem đánh răng hết, xà phòng cũng hết. Cũng không vay mượn ai được”. Ngồi ca thán với nhau, tự nhiên To nói: “Đâu, sao bảo tin Chúa cơ mà? Cầu Chúa ban cho gạo và đồ dùng đi”. Nghe thế tôi giận To lắm vì chị nói như thể tôi tin vào Chúa là mù quáng vậy. Nhưng sau đó tôi cũng thấy không giận gì To cả, có lẽ chị ấy chỉ muốn tôi tỉnh táo, đừng quá cuồng tín. Tôi liền trả lời rằng để tôi đi cầu nguyện Chúa trước đã, rồi Ngài sẽ ban phát đồ dùng cho. Sau đó bỗng có người đến bảo bác Wan muốn gặp. Gặp tôi, bác Wan chỉ đưa cho tôi một túi giấy mà không nói gì. Tôi vội mở túi ra thì thấy có tuýp kem đánh răng to, dầu gội đầu loại lớn rồi cả một túi xà phòng nữa, những thứ này bác Wan thường mua cho tôi nhưng lâu lâu mới mua một lần. Chắc bác cũng ước lượng thời gian, nghĩ tôi đã dùng hết nên lại mua cho. Khi tôi quay trở lại, To rất ngạc nhiên khi thấy tôi có những thứ này. Tôi nói một cách sung sướng: “Đây này, Chúa ban cho rồi, Chúa vừa mới phát xong”. Thấy vậy, To cũng cảm kích Chúa giống như tôi và sau đó không lâu chị cũng đi theo Chúa, mang hy vọng gửi vào một tôn giáo mới.
Tôi liền kể về “Forrest Gump”, cuốn sách mà tôi rất thích, cho mọi người nghe và một truyện khác tôi cũng hay kể là truyện “Nàng Tiên Cá” vì tôi thích nghĩ mình là nàng tiên cá.
Sau nhiều ngày, thằng Kô lại bắt đầu dự án mới. Nó giới thiệu ý tưởng và bảo tôi nên viết thành sách thì hay hơn bởi có thể cất giữ để cho người khác thuê đọc được. Nó nói: “Hiện các bà giám thị đã không cho phép chúng ta đọc sách nữa, mình cũng nên tự có lấy một quyển sách để đọc với nhau chứ”. Thằng Kô lại lảm nhảm tiếp rằng mình chỉ viết sách có một lần nhưng cất giữ để kiểm tiền mãi mãi. Tiền đó mình tôi hưởng cả. Tiền chảy về với tôi nhiều hơn vì có thêm nghề mới đó là viết truyện ngắn hoặc tiểu thuyết hài hài để cho người tong phòng thuê đọc, mỗi người năm bạt. Có nhiều người còn thuê tôi đọc cho nghe nữa. Từ đó, tôi có thêm thu nhập từ việc cho thuê sách truyện mỗi ngày khoảng hai, ba mươi bạt. Có nhiều người phải xếp hàng để thuê truyện của tôi. Tôi phải trốn việc ở nhà xưởng để viết trộm sách cho người ta thuê. Thời gian đó, tôi viết được năm quyển và quyển nào cũng cho thuê rất chạy.
Cách thức thanh toán trong tù là không thanh toán bằng tiền mặt mà sử dụng phương pháp trao đổi, ví dụ như có người thuê tôi đọc truyện hoặc kể truyện này truyện nọ cho nghe, có bao nhiêu người ngồi nghe thì tôi tính mỗi người năm bạt rồi khi họ thanh toán, tôi không nhận tiền mặt mà sẽ đổi số tiền đó ra thành gạo, thức ăn, bột giặt, xà phòng thơm, kem đánh răng hoặc các đồ dùng thiết yếu khác. Số hàng hóa đó có giá trị tương đương với số tiền họ cần thanh toán.
Do vậy, phòng ngủ của tôi chưa bao giờ biết yên ắng bởi có thằng Kô và tôi suốt ngày nghĩ ra trò chơi khiến cho mọi người ai cũng cười vui vẻ, sảng khoái. Nhưng sự vui vẻ của chúng tôi cũng bị kìm hãm vì Mốt. Tôi và thằng Kô thường gọi Mốt là “con Mốt”, nghe như vậy mới sướng tai.
Mốt là “trưởng phòng” của phòng giam chúng tôi. Mỗi phòng ngủ sẽ có một người làm trưởng phòng, có nhiệm vụ tương tự như lớp trưởng vậy, trông coi các phạm nhân trong phòng sao cho yên ổn, nề nếp. Do vậy, trưởng phòng cũng phải là người gường mẫu và có trách nhiệm. Con Mốt có đầy đủ các phẩm chất đó, cộng thêm làm việc rất chỉn chu và rất thích thể hiện quyền lực, không kết bạn với các tù nhân khác, coi mình thuộc phía giám thị. Mặc dù tên là Mốt nhưng người cô ta lại to như voi[3] , giọng oang oang nên mọi người trong phòng ai cũng sợ và kiêng nể Mốt. Mốt báo cáo mọi chuyện xảy ra trong phòng cho giám thị nghe. Mốt thường chửi mắng mọi người trong phòng “Làm việc thì như mèo mửa, nốc thì như ăn cướp, ngủ thì trông như chó!” khiến nhiều lần tôi hỏi Mốt: “Này, tóm lại mày là tù nhân hay là giám thị thế? Hay là mày định cả cuộc đời này sẽ không ra khỏi tù nữa?”.
[3] Mốt có nghĩa là con kiến.
Mốt không thích cái bản mặt tôi cho lắm, tôi nằm trong diện đặc biệt, thường xuyên bị cô ra bắt lỗi như xem tôi có giấu mang kim khâu lên phòng ngủ để thêu tên cho người khác không, vì nếu tôi mang kim lên phòng ngủ, có người mách với giám thị, tôi sẽ bị đánh sáu gậy. Mốt rất ghét tôi bởi biết tôi làm việc cho bác Wan giám thị và hay may vá cho cô Wan đầu gấu. Mốt dường như không thèm quan tâm đến việc gì cả, cô ta chỉ chăm chỉ làm nhiệm vụ báo cáo tình hình cho giám thị mà thôi.
Tôi và thằng Kô rất ghét Mốt và luôn tìm cách xóa bỏ Mốt ra khỏi cuộc sống của chúng tôi. Có một hôm, thằng Kô có ý kiến với tôi: “Này Nỉnh, anh Kô nghĩ rằng chúng ta phải loại bỏ con Mốt này thôi bởi nó phá hỏng sự vui vẻ của chúng ta”. Tôi hỏi lại Kô: “Thế phải làm thế nào?”. Ngay lập tức Kô nói ra kế hoạch: “Mình cho một người đi ra sau con Mốt, dùng chăn chụp đầu nó lại sau đó cho cả phòng chúng ta xông vào đập nó”. Tôi hỏi thằng Kô: “Làm như thế được hả anh Kô?”, Kô trả lời: “Việc này phải hỏi ý kiến mọi người trong phòng trước xem có ai đồng tình cùng tham gia không bởi đây là cách mà phần lớn người ta dùng để xử lý nhau trong trường hợp ghét nhau quá rồi”. Cuối cùng không ai chịu tham gia kế hoạch của thằng Kô vì sợ không thoát, Mốt to lớn thêm nữa cô ta cũng có chỗ dựa là giám thị.
Nhưng đột nhiên Mốt bị chuyển đi trông coi phòng khác. Tôi và thằng Kô vui không sao kể xiết, chúng tôi đã có thể nói to và có thể vi phạm rất nhiều nội quy khác như nhận may và thuê trong phòng và hút trộm thuốc ban đêm. Người lên chức trưởng phòng mới là một bác đã khá cao tuổi trong phòng nhưng không có vai trò gì nhiều bởi bác còn phải nằm dưới sự kiểm soát của thằng Kô. Tôi cũng thấy khó hiểu, bình thường thằng Kô có sợ ai bao giờ đâu mà tự nhiên lại sợ con bé Mốt đó. Nó còn thích gọi Mốt là “con quỷ Mốt”.
Mặc dù đã mỗi người một phòng nhưng Mốt vẫn luôn ghét và bắt lỗi tôi trong suốt ba năm. Nguyên nhân cũng có thể là do tôi và Mốt cùng làm việc cho giám thị, tôi làm cho bác Wan công việc lưu trữ, còn Mốt làm việc cho nhiều giám thị khác. Cả tôi và cô ta đều cố gắng tỏ ra giỏi giang. Mốt thường xuyên kiếm chuyện cãi nhau với tôi trong suốt thời gian tôi ở trong tù, đến mức cho tới khi tôi được ra tù, tôi và Mốt vẫn chưa có lấy một lần nói chuyện tử tế với nhau.
Một hôm, trong tù xảy ra một chuyện hỗn loạn khi thằng Kô ngầm tán tỉnh một cô bé vừa mới vào tù, cô ta tên là Choi, bị bắt với tội danh lừa đảo, bị tòa án xử phạt hai năm tù giam. Cô ta là con nhà khá giả, bố mẹ Choi làm thầu xây dựng. Trong trại giam này, Choi là tù nhân được gửi gắm nên được nhiều đặc quyền.
Bản thân Choi cũng thích chơi đùa với Kô nên hai người ngầm đi lại mà To không hề hay biết bởi ban đầu thằng Kô phân chia thời gian rất giỏi. Buổi sáng trong phòng ngủ thì khúc khích thân mật với Choi, buổi trưa thân mật với To. Nhưng cuối cùng thằng Kô cũng không giấu được chuyện này. To đã phát hiện ra Kô và Choi thích nhau, To và Kô cãi nhau rất to. Thằng Kô chắc thích Choi hơn nên dần xa cách To.
Sau khi chia tay được mấy ngày thì suýt xảy ra việc đổ máu trong trại giam. Hôm đó, To đang nấu ăn trong nhà ăn thì nóng mắt khi nhìn thấy hình ảnh đôi tình nhân ngọt ngào nắm tay nhau đi qua, chuẩn bị đi tắm với nhau. Lúc đó, có lẽ To quá điên tiết và căm hận nên cầm dao rượt đuổi, định chém thằng Kô cho bằng được. Còn thằng Kô chắc đang rất hạnh phúc nên không biết rằng To đang cầm dao chạy tới từ đằng sau. Nhưng vừa may có người nhìn thấy liền kêu to: “Thằng Kô! Đằng sau… thằng Kô! Nó sắp chém mày kìa!”. Chỉ có thế thôi, thằng Kô né mình rồi quăng hết cả chai lọ đang cầm để chạy thoát thân.
Ngày hôm đó trở thành ngày hỗn loạn cả nhà tù. Tất cả chỉ biết đứng nhìn thằng Kô chạy chứ không ai dám nhảy vào giúp vì To lăm lăm con dao trong tay, nhìn vô cùng tức giận. To được mọi người công nhận là người quyết đoán, nói được làm được nên các giám thị nữ không ai dám giúp, phải đợi gọi giám thị nam sang xử lý. Còn thằng Kô thì vừa chạy vừa khóc, miệng chỉ kêu được mỗi một câu: “Cứu tôi với! Mẹ ơi cứu con!”. Phải đến khi giám thị nam sang giúp thì mọi việc mới được xử lý êm đẹp, thằng Kô mới thoát.
Sau ngày hôm đó, giám thị cấm không cho Kô và To ở gần nhau nữa. Thời gian đầu, thằng Kô còn thường có giám thị trông chừng, bảo vệ. Nhưng một thời gian sau, khi việc đã tạm lắng thì không ai nhắc đến chuyện đó nữa.
Từ lúc chia tay thời thằng Kô, To dần thân với tôi. Chúng tôi nói chuyện nhiều hơn. Tôi thấy To cũng rất đáng thương, cô chưa từng có người thân đến thăm, từ trước đến nay toàn là dựa vào thằng Kô, giống như cả cuộc đời chỉ có mỗi thằng Kô mà thôi. Không ngờ, cuối cùng lại bị thằng Kô ruồng bỏ nên To lại không có người thân một lần nữa. To nhìn già hơn tôi nên sau đó tôi luôn gọi cô là chị.
Tù nhân không có ai đến thăm, đó là chuyện rất buồn, rất đáng thương vì họ giống như người bị vứt bỏ. Nếu ai chưa từng trải qua chắc sẽ không thể nào hiểu được rằng tâm trạng phải ngồi tù đã buồn chán. Lại bị người thân vứt bỏ thì thảm thương đến mức nào. Trong tù, những tù nhân có tiền và có người thân đến thăm thường xuyên thì có gối đẹp để gối, những người còn lại không có gối thì gối tay hoặc kiếm vải gập lại làm gối trông thật đáng thương.
Tù nhân có rất nhiều nỗi khổ. Có người vì không lý giải được tại sao mình khổ đến thế đã quyết định từ bỏ tôn giáo mà mình từng tin tưởng, sùng bái từ khi sinh ra để tìm đến một tôn giáo khác với hy vọng sự thay đổi đó sẽ giúp họ thoát khỏi bể khổ mà họ đang phải chịu.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khác nữa khiến nhiều tù nhân cải đạo. Đó là các nhà sư thường xuyên vào trong nhà tù để khất thực. Đây là một nghi lễ quan trọng của đạo Phật và cũng là dịp tốt để các phạm nhân có thể làm phúc bằng việc bố thí gạo, đồ khô cho các nhà sư. Thế nhưng, sự thật thì chỉ những phạm nhân có tiền mới có khả năng bố thí để cầu phúc. Còn những người không có tiền, đến cả chuyện mua đồ dùng thiết yếu cho bản thân còn chẳng thể làm được nữa là, một số người còn buộc phải vay tiền của bọn đầu gấu hoặc ký nợ lấy cơm gạo trước để mang dâng lên các nhà sư, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân. Nhưng hệ lụy sau đó là sẽ bị đánh đập nếu không có tiền trả nợ đúng hạn. Trong khi đó, những người theo đạo Thiên Chúa thường mang đến thức ăn đến chia cho phạm nhân. Thế là một người cải đạo, vài người cải đạo, rồi nhiều người cải đạo, trong đó có tôi và To là những người buộc phải thay đổi tôn giáo để tìm lại niềm tin, động lực cho bản thân trong hoàn cảnh ở tù.
Chuyện là, một hôm To đến tìm tôi ở phòng, tôi và To trải chiếu ngồi nói chuyện với nhau. Lúc đó, tôi rất nghèo, tiền thì không có mà kem đánh răng đã hết sạch, xà phòng cũng không còn, nói chung là đồ dùng thiết yếu không gì cả. Bản thân To không có người thân đến thăm và cũng không có tiền dù làm ở xưởng may, cũng lén may thuê cho người khác. Ngày hôm đó, To nói với tôi: “Này Nỉnh, người thân không đến thăm em à?”. Tôi trả lời: “Vâng, không có ai đến thăm từ lâu rồi chị ạ. Đồ dùng thì hết sạch chẳng còn gì. Chán lắm… Kem đánh răng hết, xà phòng cũng hết. Cũng không vay mượn ai được”. Ngồi ca thán với nhau, tự nhiên To nói: “Đâu, sao bảo tin Chúa cơ mà? Cầu Chúa ban cho gạo và đồ dùng đi”. Nghe thế tôi giận To lắm vì chị nói như thể tôi tin vào Chúa là mù quáng vậy. Nhưng sau đó tôi cũng thấy không giận gì To cả, có lẽ chị ấy chỉ muốn tôi tỉnh táo, đừng quá cuồng tín. Tôi liền trả lời rằng để tôi đi cầu nguyện Chúa trước đã, rồi Ngài sẽ ban phát đồ dùng cho. Sau đó bỗng có người đến bảo bác Wan muốn gặp. Gặp tôi, bác Wan chỉ đưa cho tôi một túi giấy mà không nói gì. Tôi vội mở túi ra thì thấy có tuýp kem đánh răng to, dầu gội đầu loại lớn rồi cả một túi xà phòng nữa, những thứ này bác Wan thường mua cho tôi nhưng lâu lâu mới mua một lần. Chắc bác cũng ước lượng thời gian, nghĩ tôi đã dùng hết nên lại mua cho. Khi tôi quay trở lại, To rất ngạc nhiên khi thấy tôi có những thứ này. Tôi nói một cách sung sướng: “Đây này, Chúa ban cho rồi, Chúa vừa mới phát xong”. Thấy vậy, To cũng cảm kích Chúa giống như tôi và sau đó không lâu chị cũng đi theo Chúa, mang hy vọng gửi vào một tôn giáo mới.
Tác giả :
Thanadda Sawangduean