Tố Hoa Ánh Nguyệt
Chương 66: Bề ngoài nho nhã đường hoàng
Trần Lam, Trần Đại tai mắt nhạy bén, sớm đã phát hiện có người đi vào nhà ấm trồng hoa. Trần Lam ló đầu ra nhìn, rồi kéo kéo Trần Đại, Trần Đại hiểu ý, cười xin ý kiến A Trì:
- Đại tiểu thư, hoa tươi đã hái không ít, nô tỳ và Bội A, Tri Bạch đưa đến phòng bếp trước, có được không?
Tiểu thư không phải muốn ăn gấp sao, chúng nô tỳ sẽ căn dặn phòng bếp làm trước.
A Trì chuyển ánh mắt từ khóm hoa hồng đến trên người Trần Đại, bực mình nhìn nàng ta một lát, rồi gật đầu đáp ứng:
- Đi đi.
Trần Đại mừng rỡ, niềm nở nói:
- Bội A tỷ tỷ, tiểu Tri Bạch, nhanh chút nhanh chút.
Ba người cầm giỏ trúc nhỏ chứa đầy hoa tươi rời đi.
Trần Lam hiển nhiên thấy bóng dáng cao lớn kia càng lúc càng gần thì lặng lẽ chuồn ra ngoài. Vừa ra khỏi nhà ấm trồng hoa không xa, nàng thấy hai tiểu thiếu gia của Từ gia đang thì thầm to nhỏ, Trần Lam nổi tính trẻ con nên lại gần nghe lén.
- ……..Bán đứng tỷ tỷ vậy có được không?
- Làm gì có làm gì có, đó đâu phải người ngoài, là tỷ phu!
Trần Lam bụm miệng cười vui vẻ, chạy đi nhanh như chớp.
- ………Ta lại không phải người ngoài, ta là………..
Cạnh khóm hoa hồng, Trương Mại nói đến giữa chừng thì miễn cưỡng nuốt trở về. Mặt A Trì càng lúc càng đỏ, không thể nói tiếp nữa, nói tiếp nữa nàng nhất định sẽ xoay người bỏ đi.
Trương Mại dịu dàng nói:
-……….Ta là ta.
Khóe môi A Trì cong lên, nói nhảm sao, chàng không phải chàng chẳng lẽ chàng là ta? Nhìn bộ dạng ngu ngốc của Trương Mại, A Trì nhịn không được nhoẻn miệng cười.
Nàng lúc này có chút quẫn bách, có chút bối rối, so với bình thường điềm tĩnh trầm ổn thì linh động quyến rũ hơn, kiều diễm mê người hơn. Nụ cười này như trăm hoa chập chờn đón gió xuân tháng ba, rạng rỡ thanh nhã, tuyệt sắc vô song, Trương Mại trong lòng mềm nhũn, đưa tay hái một đóa hồng đỏ chói cài lên tóc mai nàng.
Mặt A Trì ửng đỏ, khẽ mắng:
- Hái hoa tặc.
Lần đầu gặp mặt, nàng còn tưởng hắn là một chính nhân quân tử, về sau hắn càng lúc càng không đứng đắn, đến nay thì ngay cả động tay động chân cũng học xong rồi.
Trương Mại thấp giọng nói lời ngon ngọt:
- Ta hái hoa thì hái hoa, nhưng không phải là hái hoa tặc. Đóa kiều hoa mà ta hái, danh chính ngôn thuận là của ta. Kiều hoa mỹ nhân, ta chỉ hái một đóa, cả đời cả kiếp, cũng chỉ một đóa này.
Bên tai A Trì phảng phất như vang lên tiếng nhạc tuyệt vời, gương mặt đẹp rạng rỡ lấp lánh, đây là cảm giác yêu đương sao? Có chút khẩn trương, có chút ngọt ngào, còn có chút bối rối, mặt đỏ tim đập, không thể nào giữ nổi vẻ trấn tĩnh.
Trương Mại nói lời ngon ngọt rất lưu loát nhưng kỳ thực tim còn đập loạn hơn cả A Trì. Hai người chân tay luống cuống mặt đối mặt một lát thì ma xui quỷ khiến thế nào, Trương Mại cúi đầu nhẹ nhàng hôn lên mặt nàng.
Một nụ hôn rất nhẹ rất nhẹ, không mang theo chút dục vọng nào. Nụ hôn này vừa hạ xuống, hai người đồng thời ngẩn ngơ, A Trì ngẩng mặt, Trương Mại cúi đầu, bốn mắt nhìn nhau, trong ánh mắt vừa có nhu tình vừa có hoảng hốt. Hồi lâu sau, Trương Mại giơ tay định giải thích gì đó thì A Trì chợt đánh hắn một bạt tai vang dội, rồi xoay người nhẹ nhàng chạy đi.
Trương Mại đứng nguyên tại chỗ sững sờ hồi lâu, mãi đến khi bóng dáng A Trì sớm đã biến mất không thấy gì nữa, hắn vẫn ngơ ngác đứng đó. Qua thật lâu sau, Trương Mại mới từ từ đưa tay xoa mặt mình, thần sắc dịu dàng không biết đang suy nghĩ gì mà khẽ cười.
Hôm đó Trương Mại rời đi rất sớm, cũng không ở lại Từ gia dùng cơm. Từ Sâm cảm thấy hơi lạ:
- Thằng bé này không phải thường nói cơm canh nhà chúng ta là mỹ vị, ăn cả trăm lần cũng không chán sao?
Lục Vân suy đoán:
- Có lẽ là uống rượu tất niên nhiều quá nên khẩu vị không được tốt?
Từ Sâm gật đầu:
- Xem chừng là vậy.
Người khẩu vị không tốt đâu chỉ mỗi Trương Mại, nghe nói A Trì ăn bánh hoa tươi nhiều quá chán rồi, không có khẩu vị gì nên cũng không ra ngoài ăn cùng cha mẹ, huynh trưởng và các đệ đệ.
- Nữ nhi vẫn buồn bực ở trong nhà à?
Hai phu thê Từ Sâm thương lượng:
- Đến mười lăm mười sáu, dù sao cũng có Trọng Khải và Trần Lam, Trần Đại, để A Trì ra ngoài cho thư thái đi.
Buổi tối sau khi tắm rửa, A Trì nằm dựa trên giường quý phi đọc một quyển du ký. Trần Đại đi vào hối thúc nàng hai lần:
- Đại tiểu thư, ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe.
A Trì kỳ lạ ngẩng đầu, Trần Đại cô nương bình thường bất ái hồng trang ái vũ trang (trích từ câu thơ của Mao Trạch Đông: “Trung Hoa nhi nữ đa kỳ chí, Bất ái hồng trang ái vũ trang”, ý nói Trung Hoa có nhiều kỳ nữ, không thích trang điểm chỉ thích chiến đấu), không phải người lải nhải lắm điều, hôm nay làm sao vậy? Trần Đại nhìn nàng, lại nhìn giường của nàng, nhìn gối của nàng.
A Trì chậm rãi đi đến trước giường, lấy từ dưới gối ra một phong thư trắng tinh. Nàng quay đầu lại thì bóng dáng Trần Đại đã sớm không thấy đâu nữa.
Trên giữa tờ giấy Tuyên Thành trắng mỏng là hai hàng chữ to dương dương tự đắc được viết bằng rượu: “Chuyện này không thể trách ta, chỉ trách nàng quá đẹp, người ta sao kiềm lòng được?” Nét chữ dùng lực phân tán, thong thả tự nhiên, nhưng lời nói thì cực kỳ vô lại.
Đến ngày mười lăm tháng giêng, một nhà Từ Sâm sáu người ra cửa thật sớm, đi đến đường lớn Chính Dương Môn. Quy củ của Từ gia, trưa ngày mười lăm tháng giêng, cả nhà phải đoàn viên. Buổi tối, ai có phẩm cấp thì vào cung dự yến, ai không có phẩm cấp thì tự do du ngoạn.
Ngày mười lăm, mười sáu tháng giêng là ngày duy nhất trong năm mà nữ tử khuê các có thể quang minh chính đại ra ngoài, ai lại không quý trọng? Sau tiệc đoàn viên buổi trưa, Từ Tố Mẫn mất tự nhiên ngồi một mình, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương hăng hái bàn bạc với A Trì:
- Trong thành người đông nghìn nghịt, không có gì thú vị. Tỷ tỷ, chúng ta ra khỏi thành có được không? Đến ngoại thành chơi.
A Trì mỉm cười khéo léo:
- Gia mẫu sớm đã có an bài, tỷ toàn bộ đều nghe theo bà.
Ngày hôm đó có thể tùy ý ra cửa chơi đùa là sự thực. Chẳng qua dù sao cũng nên suy xét đến vấn đề an toàn, hai tiểu cô nương các muội có phải nên đi theo cha mẹ ruột thì tốt hơn?
A Trì cùng các tỷ muội Từ gia không quá quen thuộc, hơn nữa nàng vốn cũng không có ý kết giao mà chỉ muốn kính nhi viễn chi (tôn trọng nhưng không gần gũi). Từ Tố Lan và Từ Tố Phương luôn thân thiết với nàng, A Trì hiểu rất rõ nguyên nhân trong đó, chẳng qua là để đả kích Từ Tố Mẫn kiêu ngạo, ngông cuồng tự đại mà thôi. A Trì là người trưởng thành, đối với mấy loại tranh chấp vặt vãnh giữa các tỷ muội này căn bản không hề hứng thú.
Ân phu nhân từ ái nhìn về phía Lục Vân:
- Con chắc là không biết, hội đèn lồng ở kinh thành này là náo nhiệt nhất, nơi khác không thể so sánh. Thanh Dương trưởng công chúa mời thê tử lão nhị đến Phú Quý Lâu thưởng đèn, con cũng dẫn theo Tố Hoa cùng đi, đỡ phải chen chúc với nhau trên phố.
Từ nhị phu nhân khẽ mỉm cười, trong lòng đắc ý. Có thể được Thanh Dương trưởng công chúa mời đến Phú Quý Lâu là có thể diện lớn cỡ nào! Chi thứ ba hâm mộ đỏ mắt, tam phu nhân trong sáng ngoài tối van xin mình mấy lần rồi, nhưng tiếc là bà ta quá thô tục, thật sự không thể mang ra khỏi cửa, quá mất mặt.
Lục Vân khách khí tạ ơn:
- Đa tạ phu nhân và nhị đệ muội nghĩ đến. Bình Bắc hầu phủ cũng đặt một nhã gian ở Phú Quý Lâu, mời chúng ta cùng đi thưởng đèn. Đại gia đã đáp ứng rồi.
Ân phu nhân đen mặt, Từ nhị phu nhân cũng hơi ngượng. Cứ nghĩ họ từ nông thôn tới nên không hiểu rõ chuyện ở đây, nhưng sao lại quên mất họ có thông gia ở kinh thành, còn là thông gia hiển hách như Bình Bắc hầu phủ nữa.
Từ tam phu nhân con ngươi xoay chuyển, đại tẩu trông có vẻ dễ nói chuyện, đợi lát nữa tẩu ấy rảnh, có thể xin tẩu ấy dẫn Tố Lan theo được không? Tội nghiệp Tố Lan nhà ta, tuy được sinh ra trong gấm vóc của Từ phủ nhưng loại chuyện tốt như đến Phú Quý Lâu thưởng đèn từ trước đến nay đều không tới lượt con bé.
Từ tam phu nhân còn chưa kịp mở miệng thì có bà tử nhà Nghiêm thủ phụ sai đến báo:
- Từ nãi nãi sai nô tỳ đến mời tam tiểu thư và tứ tiểu thư buổi tối cùng đến Phú Quý Lâu thưởng đèn.
Sau khi Từ Tố Tâm gả đến Nghiêm gia, Nghiêm gia không biết là vì chiếu cố mặt mũi của Từ thứ phụ hay vì nguyên do khác mà đối xử với Từ Tố Tâm rất hiền hòa. Không chỉ ăn mặc chi tiêu đều là đồ thượng hạng mà xưng hô cũng rất khách khí, các thị nữ bà tử đều gọi nàng là “Từ nãi nãi”. Chữ “di” ở giữa không biết cố ý hay vô tình mà bị bỏ sót đi.
Ân phu nhân và Từ nhị phu nhân đen mặt. Cái gì? Từ Tố Tâm làm thiếp mà còn có mặt mũi về nhà mẹ đẻ khua chiêng gióng trống, lại còn mời hai nha đầu chi thứ ba kia cũng đến Phú Quý Lâu! Dựa vào ba đứa nó cũng xứng sao?
Từ tam phu nhân, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương đều mừng rỡ. Hóa ra Tố Tâm còn có bản lĩnh này, lúc trước quả thật đã xem thường con bé rồi. Tam phu nhân tươi cười đáp ứng, khen ngợi Từ Tố Tâm:
- Con bé Tố Tâm này biết yêu thương tỷ muội.
Hiển nhiên sắc mặt Ân phu nhân, Từ nhị phu nhân và Từ Tố Mẫn đều bất ngờ, Từ tam phu nhân, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương thì mặt mày phấn khởi, khóe mắt đuôi mày đều không giấu được ý vui mừng. Lục Vân và A Trì liếc mắt nhìn nhau, tâm ý tương thông: may mà chúng ta không ở đây, nếu không, cả ngày đấu tới đấu lui, không mệt chết cũng phiền chết.
Đêm mười lăm tháng giêng, năm vị tiểu thư Từ gia tề tụ ở Phú Quý Lâu. Chẳng qua A Trì ở chung với Du Nhiên và Lục Vân, Từ Tố Mẫn ở chung với nhị phu nhân và Thanh Dương trưởng công chúa, còn Từ Tố Lan và Từ Tố Phương thì được thị nữ Nghiêm gia mời đi.
Trong nhã gian không hề có nữ quyến Nghiêm gia nào khác. Từ Tố Tâm mặc áo gấm bạch hồ màu vàng nhạt thêu hoa cỏ, váy dài màu ngọc bích rắc hoa, khoác đấu bồng lông chồn quý giá, xinh tươi mỹ lệ, tinh khôi đáng yêu.
Từ Tố Lan và Từ Tố Phương đều ngẩn ngơ, sau đó vội tiến về phía trước cười chào hỏi. Từ Tố Tâm cười hơi xấu hổ:
- Lúc trước, loại chuyện như thế này đều không đến lượt chúng ta. Hôm nay, mọi người đều có thể như nhau rồi.
Từ Tố Lan yếu ớt thở dài:
- Không phải sao? Lúc trước chỉ có Từ Tố Mẫn mới có vận may này, bây giờ lại thêm Tố Hoa và muội. Tỷ và Tố Phương có thể tới là nhờ hưởng hào quang của muội. Ngũ muội muội, đa tạ muội còn nhớ đến tỷ và Phương nhi.
Từ Tố Phương thẳng thắn đa tạ:
- Thật ra thì có xem đèn hay không, xem ở đâu, tỷ cũng không để ý đến vậy. Nhưng có thể chọc tức nha đầu Từ Tố Mẫn kia là tỷ rất cao hứng!
Từ Tố Tâm cười khúc khích:
- Tam tỷ tỷ, tứ tỷ tỷ, mời ngồi.
Thị nữ nàng mang theo thành thạo chu đáo pha trà Vân Vụ, mang lên ít điểm tâm tinh xảo đẹp đẽ và trái cây.
Từ Tố Lan có chút sắc sảo, lặng lẽ nhìn, khen ngợi vài câu. Từ Tố Phương là người thẳng tính, ân cần hỏi:
- Ngũ muội muội, muội ở Nghiêm gia sống tốt không? Nhìn trang phục và những thị nữ này của muội thì thấy cuộc sống của muội hình như không tệ.
Từ Tố Tâm có chút lúng túng:
- Cái đó, nhà huynh ấy đều như vậy, không tính là gì đâu. Phụ thân huynh ấy có hai mươi bảy cơ thiếp, ai nấy đều xa xỉ, phô trương. Ở nhà huynh ấy, muội cũng không có vẻ vang gì đâu.
Từ Tố Lan chăm chú lắng nghe, trong lòng nhanh chóng tính toán: “Xem ra Nghiêm gia quả như lời đồn đãi, phú quý vô cùng! Tố Tâm không phải là một tiểu thiếp đặc biệt được sủng ái mà lại đến mức này.”
Từ Tố Phương lôi kéo Từ Tố Tâm, tinh nghịch nháy nháy mắt:
- Nè, cậu ta đối với muội thế nào?
Từ Tố Tâm đỏ mặt, cúi đầu thật lâu mới nhỏ giọng nói:
- Rất tốt, rất dịu dàng.
Lời vừa ra khỏi miệng thì nàng bổ sung thêm một câu:
- Huynh ấy đối với ai cũng tốt, cũng dịu dàng.
Từ Tố Phương tính tình tùy tiện, thấy Từ Tố Tâm xấu hổ đỏ bừng mặt thì có hơi áy náy nên không tiếp tục trêu chọc nữa, mà ngồi nghiêm chỉnh nói chuyện đàng hoàng:
- Sao có một mình muội ở đây? Nghiêm gia cho phép muội ra ngoài một mình à?
Giọng Từ Tố Tâm thật khẽ, lại mang theo tình ý kéo dài:
- Huynh ấy hỏi muội muốn trải qua Tết Nguyên Tiêu thế nào, muội liền ăn ngay nói thật. Thời điểm này mỗi năm, lúc nào muội cũng nhìn đích mẫu và đích tỷ ra ngoài cùng gia quyến của các quan lại quyền quý đi thưởng đèn, muội cùng tam tỷ tỷ và tứ tỷ tỷ chỉ có thể ngồi trong nhà chơi hoặc ra đường tùy tiện đi một chút, căn bản là không vui. Nếu muội cùng tam tỷ tỷ và tứ tỷ tỷ cũng đến được nơi phú quý mà những quan lại quyền quý kia mới có thể đi để ngồi thưởng đèn thì rất thích.
- Muội chỉ thuận miệng nói thôi, dù sao huynh ấy tính tình tốt, sẽ không đánh người không mắng người. Nào ngờ bữa trưa hôm nay sau tiệc đoàn viên, huynh ấy dặn muội trang điểm thay y phục, chuẩn bị ra ngoài. Lại còn sai bà tử đi mời hai tỷ nữa.
Từ Tố Lan và Từ Tố Phương nhìn nhau, đều cảm thấy không tưởng tượng nổi. Tố Tâm rốt cục đến Nghiêm gia làm gì? Làm thiếp thật sao?
Họ đang nói chuyện thì A Trì cũng tới. Từ Tố Phương trêu ghẹo:
- Không phụng bồi mẹ chồng mà quan tâm tới tụi muội làm gì?
Từ Tố Lan siết chặt chén trà trong tay đến mức ngón tay trắng bệch, mỉm cười nói:
- Bình Bắc hầu phu nhân nổi danh là người thoải mái rộng lượng, sẽ không câu nệ mấy chuyện nhỏ này.
Mẹ chồng như vậy sẽ không gây khó dễ cho con dâu.
A Trì mỉm cười đoan chính, cũng không nói gì. Ngồi một lát thì nàng đứng dậy cáo từ, Từ Tố Tâm tiễn nàng ra ngoài, trong bóng đêm, A Trì nhét một hà bao nặng trịch vào tay Tố Tâm:
- Có lẽ muội sẽ không cần dùng nó, hi vọng muội sẽ không cần dùng nó.
Có những thứ, nhất định phải chuẩn bị, nhưng không hi vọng nó sẽ có công dụng.
Từ Tố Tâm rất cảm kích, khẽ đa tạ:
- Tỷ tỷ, đồ cưới tỷ cho thêm muội có tác dụng rất lớn. Lúc muội mới đến Nghiêm gia, có sự giúp đỡ của tỷ, muội hào phóng thưởng cho vú già, được không ít tiện lợi.
Khi Từ Tố Tâm xuất giá, ngoại trừ trâm vàng và kim bộ dao, A Trì còn tặng cho nàng một hộp đầy thỏi vàng thỏi bạc đủ loại lớn nhỏ và một ít ngân phiếu:
- Chưa quen với nơi ở thì có tiền mới dễ làm việc. Những vật ngoài thân này đừng nên tiếc.
Liếc thấy nụ cười thỏa mãn và cảm kích của Từ Tố Tâm, A Trì trong lòng ê ẩm. Kỳ thực nếu như Từ thứ phụ chịu khúm núm nịnh bợ Nghiêm thủ phụ thì cũng có thể giải trừ tâm phòng bị của ông ta, chẳng qua Từ thứ phụ yêu quý bản thân như vậy thì làm sao chịu? Ông ấy chỉ bằng lòng vứt bỏ tôn nữ mà không thể uất ức chính mình.
Sắp chia tay, A Trì nhẹ nhàng hỏi một câu:
- Cậu ta, đối xử với muội thế nào?
Từ Tố Tâm ngại ngùng:
- Tỷ tỷ, muội còn không nói thật với tỷ sao? Huynh ấy đối với muội rất khách sáo, rất dịu dàng, huynh ấy nói muội còn quá nhỏ, không thể viên phòng, đợi muội……..đợi muội sau khi cập kê, mới…….
Giọng nói càng lúc càng nhỏ, dần dần nhỏ đến mức không thể nghe được.
A Trì vỗ vỗ bàn tay nhỏ bé của nàng, im lặng hồi lâu mới xoay người rời đi. Mình luôn ở Nam Kinh tiêu dao tự tại qua ngày, nào biết ở Từ phủ kinh thành lại có nữ tử tội nghiệp như Tố Tâm chứ? Mẹ ruột đã chết, cha ruột không quan tâm, đích mẫu độc ác, nữ tử đáng thương ấy gả cho người ta làm thiếp mà cuộc sống ngược lại càng thoải mái hơn lúc chưa gả.
Trần Lam, Trần Đại thấy A Trì sắc mặt không tốt thì không dám đi phía trước, một trái một phải đi phía sau nàng. Một cơn gió lạnh thổi đến, A Trì tuy khoác đấu bồng lông chồn tía ấm áp vẫn cảm thấy rùng mình.
Thời tiết ở đây, thật lạnh.
Một bàn tay ấm áp vươn tới, nắm lấy tay của A Trì. A Trì khẽ quở:
- Lịch sự một chút, không được động tay động chân!
Trần Lam, Trần Đại canh giữ phía sau mà nam tử này có thể thuận lợi nắm lấy tay mình, hiển nhiên là Trương Mại không thể nghi ngờ.
Trương Mại vốn không có dũng khí này nhưng thấy ánh mắt A Trì hoảng hốt, vẻ mặt thê lương thì rất đau lòng, không kìm nổi muốn sưởi ấm nàng, an ủi nàng, không hề có ý nghĩ muốn lợi dụng.
Một chiêu đắc thủ, Trương Mại đâu chịu buông ra, dịu dàng nói:
- Nàng lạnh, đúng không? Ta giúp nàng sưởi ấm.
Hắn không dám nhìn A Trì, trái tim trong lòng đập thình thịch.
Tay hắn rộng lớn mà ấm áp, A Trì cũng không muốn vẫy ra. Giữa trời đất bao la này, mỗi người đều cô độc, cần bầu bạn, cần an ủi, cần dịu dàng, cần tình yêu.
A Trì khẽ nói:
- Trước đây, ta luôn sợ phụ thân sẽ bán ta. Phụ thân lúc nào cũng cười ta khờ, nói ta thích suy nghĩ lung tung. Nhưng sau này, Tố Tâm không phải đã bị tổ phụ bán sao? Trọng Khải, ta nhìn thấy Tố Tâm, ta sợ, ta rất sợ………
Trương Mại bỗng kéo nàng vào lòng ôm rất chặt:
- Đừng sợ, có ta ở đây.
Miệng hắn trở nên vụng về, lặp đi lặp lại chỉ có một câu “Đừng sợ, có ta ở đây.” A Trì nghe lời hứa đơn điệu mà ngốc nghếch này, cả tâm hồn và thân thể đều ấm áp.
Ngày hai mươi chín tháng giêng là ngày hoàng đạo ngàn chọn vạn chọn, Ngụy quốc công phủ long trọng đưa sính lễ đến Từ gia ở đường lớn Đăng Thị Khẩu. Sính lễ che tơ lụa đỏ thẫm được từng người từng người khiêng tới Từ gia, khắp nơi tràn đầy không khí vui mừng.
Từ Sâm và Lục Vân ban đầu thì cao hứng, sau đó là há hốc mồm, sau đó nữa thì đau đầu: con rể ngốc Trọng Khải này rốt cuộc chuẩn bị bao nhiêu sính lễ, từ buổi sáng đến giữa trưa, chất đầy trong phòng, trong viện mà chưa hết?
Trên đường rất náo nhiệt, người đi đường dừng chân, rối rít nghị luận:
- Ngụy quốc công cưới phu nhân, có thể không long trọng sao?
- Quốc công phủ mấy trăm năm, công thần khai quốc là cỡ nào phú quý! Tổ tiên nhà đó ban đầu lúc ở Nam Kinh, Thái tổ Hoàng đế ngay cả hồ Mạc Sầu cũng thưởng, là toàn bộ hồ Mạc Sầu đó!
Hâm mộ xong, có người còn lo lắng không đâu:
- Thói xấu ở kinh thành hiện nay là sính lễ có bao nhiêu thì đồ cưới phải gấp đôi nhỉ? Từ gia không biết có của để theo hay không nữa. Nếu của hồi môn dựa theo sính lễ thì xem chừng đem cả Từ gia đi cũng không đủ.
- Từ thị lang có phải là muốn học Tô Tử Do* ở Mi Châu, phá gia gả nữ không?
*Tô Tử Do (Tô Triệt) là em của Tô Đông Pha (Tô Thức), hai anh em đều là những nhà văn lớn thời Đường – Tống
Còn có vài sĩ tử trông có vẻ trưởng giả suy đoán:
- Vì gả nữ nhi mà táng gia bại sản, rất không đáng!
Không ít người có học vấn, biết nhiều hiểu rộng:
- Người nước Tống gả nữ nhi cho nhiều của cải đều vì đồ cưới thuộc loại ‘tài sản của vợ’, nhà chồng không được can thiệp. Nhưng luật pháp của triều ta hiện nay khác nhau rất lớn, đồ cưới có phải tài sản của vợ hay không, luật lệ cũng không nói rõ.
Mãi đến khi mặt trời lên quá đỉnh đầu, sính lễ mới đưa xong, người đi đường lại vây xem, nghị luận hồi lâu đến khi trời tối mới từ từ tản đi.
- Sính lễ đã thấy rồi, đợi tháng chạp năm nay lại xem đồ cưới!
Những người rảnh rỗi này đối với đồ cưới của Từ gia đại tiểu thư, Ngụy quốc công phu nhân tràn ngập tò mò.
Từ tam phu nhân hôm nay đặc biệt đến đường lớn Đăng Thị Khẩu “hỗ trợ”, kỳ thực chính là đi xem náo nhiệt. Bà xem như là được mở rộng tầm mắt, sau khi về đường lớn Chính Dương Môn thì hướng kể lại với Từ thứ phụ và Ân phu nhân sinh động như thật:
- ……..Vải vóc may mặc thì khỏi phải nói, đều là hàng thượng hạng; trang sức thì đầy ắp, ngay cả tay cũng chen không lọt; hạt trân châu to, tròn vành vạnh, trong suốt mịn màng, sáng chói, hiếm thấy nhất là tất cả đều cùng một cỡ! Hồng ngọc, ngọc bích, phỉ thúy, mã não, cái gì cũng có; còn có đai ngọc khảm ngọc lục bảo, bảo quan khảm đá mắt mèo, nhìn đến nỗi mắt cũng sắp rơi ra ngoài.
Tam phu nhân ở trước mặt cha chồng luôn khiêm tốn, im hơi lặng tiếng, hôm nay hưng phấn quá, mặt mày tươi rói:
- Cuối cùng là một con chim nhạn sống! Đang mùa đông thế này thì chim nhạn ở đâu ra? Con dâu nghe nói, là do chàng rể đích thân săn được. Tố Hoa nhà chúng ta có phúc, nhìn xem, nhà chồng đối với con bé thật tốt!
Từ thứ phụ vuốt râu mỉm cười, trong lòng thỏa mãn. Trương Mại người này, “Bề ngoài nho nhã đường hoàng, Làm người phẩm đức đoan trang chỉnh tề”, dáng vẻ đường đường lễ độ, làm người phẩm đức đoan chính, đúng là rể tốt. Hôm nay nghe được cậu ta đối với Tố Hoa, đối với Từ gia rất coi trọng, dĩ nhiên là tốt.
Tố Tâm phải gả đi hèn nhát thì hôn sự của Tố Hoa cần phải càng náo nhiệt! Sính lễ này của Trương gia nếu đã ra sức như thế thì đồ cưới của Tố Hoa cũng không thể kém, thêm sổ tơ vàng của phu nhân vào, mình lại đặc biệt cho thêm chút đồ cổ quý hiếm, cửa hàng điền trang, nhất thiết phải kiếm được mặt mũi cho Từ gia.
Ân phu nhân thật lâu cũng không kịp phản ứng. Sính lễ của quốc công phủ mình đã thấy qua không chỉ một lần hai lần nhưng chưa từng nghe nói phong phú như vậy, gióng trống khua chiêng như vậy, xa hoa như vậy! Sính lễ, không phải theo lệ chỉ là trái cây, trà, rượu, đồ cúng, vàng bạc ngọc khí, vải vóc, đồ trang trí sao? Gia đình công hầu thì sính lễ cũng vậy thôi.
Một nhà có nam có nữ thì cưới dâu tốn hao nhiều hay gả khuê nữ tốn hao nhiều? Không cần phải hỏi, trước giờ trong mười nhà thì chín nhà rưỡi đều là gả khuê nữ tốn hao nhiều! Đồ cưới thì tốn tiền nhưng sính lễ chỉ cần bình thường là được.
Trong lúc nhất thời, Ân phu nhân hối hận xanh ruột. Sớm biết sính lễ của Tố Hoa nhiều như vậy, tốt như vậy thì nên để Trương gia đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, mình chọn vài món thượng hạng để lại cho Tố Mẫn mới phải.
Từ thứ phụ mỉm cười nhìn về phía thê tử:
- Những thứ sổ tơ vàng của phu nhân có thể chuẩn bị rồi. Sính lễ của Trương gia đã như vậy thì của hồi môn bên chúng ta cũng không thể khó coi. Tố Hoa là đích nữ của chi trưởng Từ gia, đồ cưới của con bé, có bao nhiêu người nhìn vào đấy
- Đại tiểu thư, hoa tươi đã hái không ít, nô tỳ và Bội A, Tri Bạch đưa đến phòng bếp trước, có được không?
Tiểu thư không phải muốn ăn gấp sao, chúng nô tỳ sẽ căn dặn phòng bếp làm trước.
A Trì chuyển ánh mắt từ khóm hoa hồng đến trên người Trần Đại, bực mình nhìn nàng ta một lát, rồi gật đầu đáp ứng:
- Đi đi.
Trần Đại mừng rỡ, niềm nở nói:
- Bội A tỷ tỷ, tiểu Tri Bạch, nhanh chút nhanh chút.
Ba người cầm giỏ trúc nhỏ chứa đầy hoa tươi rời đi.
Trần Lam hiển nhiên thấy bóng dáng cao lớn kia càng lúc càng gần thì lặng lẽ chuồn ra ngoài. Vừa ra khỏi nhà ấm trồng hoa không xa, nàng thấy hai tiểu thiếu gia của Từ gia đang thì thầm to nhỏ, Trần Lam nổi tính trẻ con nên lại gần nghe lén.
- ……..Bán đứng tỷ tỷ vậy có được không?
- Làm gì có làm gì có, đó đâu phải người ngoài, là tỷ phu!
Trần Lam bụm miệng cười vui vẻ, chạy đi nhanh như chớp.
- ………Ta lại không phải người ngoài, ta là………..
Cạnh khóm hoa hồng, Trương Mại nói đến giữa chừng thì miễn cưỡng nuốt trở về. Mặt A Trì càng lúc càng đỏ, không thể nói tiếp nữa, nói tiếp nữa nàng nhất định sẽ xoay người bỏ đi.
Trương Mại dịu dàng nói:
-……….Ta là ta.
Khóe môi A Trì cong lên, nói nhảm sao, chàng không phải chàng chẳng lẽ chàng là ta? Nhìn bộ dạng ngu ngốc của Trương Mại, A Trì nhịn không được nhoẻn miệng cười.
Nàng lúc này có chút quẫn bách, có chút bối rối, so với bình thường điềm tĩnh trầm ổn thì linh động quyến rũ hơn, kiều diễm mê người hơn. Nụ cười này như trăm hoa chập chờn đón gió xuân tháng ba, rạng rỡ thanh nhã, tuyệt sắc vô song, Trương Mại trong lòng mềm nhũn, đưa tay hái một đóa hồng đỏ chói cài lên tóc mai nàng.
Mặt A Trì ửng đỏ, khẽ mắng:
- Hái hoa tặc.
Lần đầu gặp mặt, nàng còn tưởng hắn là một chính nhân quân tử, về sau hắn càng lúc càng không đứng đắn, đến nay thì ngay cả động tay động chân cũng học xong rồi.
Trương Mại thấp giọng nói lời ngon ngọt:
- Ta hái hoa thì hái hoa, nhưng không phải là hái hoa tặc. Đóa kiều hoa mà ta hái, danh chính ngôn thuận là của ta. Kiều hoa mỹ nhân, ta chỉ hái một đóa, cả đời cả kiếp, cũng chỉ một đóa này.
Bên tai A Trì phảng phất như vang lên tiếng nhạc tuyệt vời, gương mặt đẹp rạng rỡ lấp lánh, đây là cảm giác yêu đương sao? Có chút khẩn trương, có chút ngọt ngào, còn có chút bối rối, mặt đỏ tim đập, không thể nào giữ nổi vẻ trấn tĩnh.
Trương Mại nói lời ngon ngọt rất lưu loát nhưng kỳ thực tim còn đập loạn hơn cả A Trì. Hai người chân tay luống cuống mặt đối mặt một lát thì ma xui quỷ khiến thế nào, Trương Mại cúi đầu nhẹ nhàng hôn lên mặt nàng.
Một nụ hôn rất nhẹ rất nhẹ, không mang theo chút dục vọng nào. Nụ hôn này vừa hạ xuống, hai người đồng thời ngẩn ngơ, A Trì ngẩng mặt, Trương Mại cúi đầu, bốn mắt nhìn nhau, trong ánh mắt vừa có nhu tình vừa có hoảng hốt. Hồi lâu sau, Trương Mại giơ tay định giải thích gì đó thì A Trì chợt đánh hắn một bạt tai vang dội, rồi xoay người nhẹ nhàng chạy đi.
Trương Mại đứng nguyên tại chỗ sững sờ hồi lâu, mãi đến khi bóng dáng A Trì sớm đã biến mất không thấy gì nữa, hắn vẫn ngơ ngác đứng đó. Qua thật lâu sau, Trương Mại mới từ từ đưa tay xoa mặt mình, thần sắc dịu dàng không biết đang suy nghĩ gì mà khẽ cười.
Hôm đó Trương Mại rời đi rất sớm, cũng không ở lại Từ gia dùng cơm. Từ Sâm cảm thấy hơi lạ:
- Thằng bé này không phải thường nói cơm canh nhà chúng ta là mỹ vị, ăn cả trăm lần cũng không chán sao?
Lục Vân suy đoán:
- Có lẽ là uống rượu tất niên nhiều quá nên khẩu vị không được tốt?
Từ Sâm gật đầu:
- Xem chừng là vậy.
Người khẩu vị không tốt đâu chỉ mỗi Trương Mại, nghe nói A Trì ăn bánh hoa tươi nhiều quá chán rồi, không có khẩu vị gì nên cũng không ra ngoài ăn cùng cha mẹ, huynh trưởng và các đệ đệ.
- Nữ nhi vẫn buồn bực ở trong nhà à?
Hai phu thê Từ Sâm thương lượng:
- Đến mười lăm mười sáu, dù sao cũng có Trọng Khải và Trần Lam, Trần Đại, để A Trì ra ngoài cho thư thái đi.
Buổi tối sau khi tắm rửa, A Trì nằm dựa trên giường quý phi đọc một quyển du ký. Trần Đại đi vào hối thúc nàng hai lần:
- Đại tiểu thư, ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe.
A Trì kỳ lạ ngẩng đầu, Trần Đại cô nương bình thường bất ái hồng trang ái vũ trang (trích từ câu thơ của Mao Trạch Đông: “Trung Hoa nhi nữ đa kỳ chí, Bất ái hồng trang ái vũ trang”, ý nói Trung Hoa có nhiều kỳ nữ, không thích trang điểm chỉ thích chiến đấu), không phải người lải nhải lắm điều, hôm nay làm sao vậy? Trần Đại nhìn nàng, lại nhìn giường của nàng, nhìn gối của nàng.
A Trì chậm rãi đi đến trước giường, lấy từ dưới gối ra một phong thư trắng tinh. Nàng quay đầu lại thì bóng dáng Trần Đại đã sớm không thấy đâu nữa.
Trên giữa tờ giấy Tuyên Thành trắng mỏng là hai hàng chữ to dương dương tự đắc được viết bằng rượu: “Chuyện này không thể trách ta, chỉ trách nàng quá đẹp, người ta sao kiềm lòng được?” Nét chữ dùng lực phân tán, thong thả tự nhiên, nhưng lời nói thì cực kỳ vô lại.
Đến ngày mười lăm tháng giêng, một nhà Từ Sâm sáu người ra cửa thật sớm, đi đến đường lớn Chính Dương Môn. Quy củ của Từ gia, trưa ngày mười lăm tháng giêng, cả nhà phải đoàn viên. Buổi tối, ai có phẩm cấp thì vào cung dự yến, ai không có phẩm cấp thì tự do du ngoạn.
Ngày mười lăm, mười sáu tháng giêng là ngày duy nhất trong năm mà nữ tử khuê các có thể quang minh chính đại ra ngoài, ai lại không quý trọng? Sau tiệc đoàn viên buổi trưa, Từ Tố Mẫn mất tự nhiên ngồi một mình, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương hăng hái bàn bạc với A Trì:
- Trong thành người đông nghìn nghịt, không có gì thú vị. Tỷ tỷ, chúng ta ra khỏi thành có được không? Đến ngoại thành chơi.
A Trì mỉm cười khéo léo:
- Gia mẫu sớm đã có an bài, tỷ toàn bộ đều nghe theo bà.
Ngày hôm đó có thể tùy ý ra cửa chơi đùa là sự thực. Chẳng qua dù sao cũng nên suy xét đến vấn đề an toàn, hai tiểu cô nương các muội có phải nên đi theo cha mẹ ruột thì tốt hơn?
A Trì cùng các tỷ muội Từ gia không quá quen thuộc, hơn nữa nàng vốn cũng không có ý kết giao mà chỉ muốn kính nhi viễn chi (tôn trọng nhưng không gần gũi). Từ Tố Lan và Từ Tố Phương luôn thân thiết với nàng, A Trì hiểu rất rõ nguyên nhân trong đó, chẳng qua là để đả kích Từ Tố Mẫn kiêu ngạo, ngông cuồng tự đại mà thôi. A Trì là người trưởng thành, đối với mấy loại tranh chấp vặt vãnh giữa các tỷ muội này căn bản không hề hứng thú.
Ân phu nhân từ ái nhìn về phía Lục Vân:
- Con chắc là không biết, hội đèn lồng ở kinh thành này là náo nhiệt nhất, nơi khác không thể so sánh. Thanh Dương trưởng công chúa mời thê tử lão nhị đến Phú Quý Lâu thưởng đèn, con cũng dẫn theo Tố Hoa cùng đi, đỡ phải chen chúc với nhau trên phố.
Từ nhị phu nhân khẽ mỉm cười, trong lòng đắc ý. Có thể được Thanh Dương trưởng công chúa mời đến Phú Quý Lâu là có thể diện lớn cỡ nào! Chi thứ ba hâm mộ đỏ mắt, tam phu nhân trong sáng ngoài tối van xin mình mấy lần rồi, nhưng tiếc là bà ta quá thô tục, thật sự không thể mang ra khỏi cửa, quá mất mặt.
Lục Vân khách khí tạ ơn:
- Đa tạ phu nhân và nhị đệ muội nghĩ đến. Bình Bắc hầu phủ cũng đặt một nhã gian ở Phú Quý Lâu, mời chúng ta cùng đi thưởng đèn. Đại gia đã đáp ứng rồi.
Ân phu nhân đen mặt, Từ nhị phu nhân cũng hơi ngượng. Cứ nghĩ họ từ nông thôn tới nên không hiểu rõ chuyện ở đây, nhưng sao lại quên mất họ có thông gia ở kinh thành, còn là thông gia hiển hách như Bình Bắc hầu phủ nữa.
Từ tam phu nhân con ngươi xoay chuyển, đại tẩu trông có vẻ dễ nói chuyện, đợi lát nữa tẩu ấy rảnh, có thể xin tẩu ấy dẫn Tố Lan theo được không? Tội nghiệp Tố Lan nhà ta, tuy được sinh ra trong gấm vóc của Từ phủ nhưng loại chuyện tốt như đến Phú Quý Lâu thưởng đèn từ trước đến nay đều không tới lượt con bé.
Từ tam phu nhân còn chưa kịp mở miệng thì có bà tử nhà Nghiêm thủ phụ sai đến báo:
- Từ nãi nãi sai nô tỳ đến mời tam tiểu thư và tứ tiểu thư buổi tối cùng đến Phú Quý Lâu thưởng đèn.
Sau khi Từ Tố Tâm gả đến Nghiêm gia, Nghiêm gia không biết là vì chiếu cố mặt mũi của Từ thứ phụ hay vì nguyên do khác mà đối xử với Từ Tố Tâm rất hiền hòa. Không chỉ ăn mặc chi tiêu đều là đồ thượng hạng mà xưng hô cũng rất khách khí, các thị nữ bà tử đều gọi nàng là “Từ nãi nãi”. Chữ “di” ở giữa không biết cố ý hay vô tình mà bị bỏ sót đi.
Ân phu nhân và Từ nhị phu nhân đen mặt. Cái gì? Từ Tố Tâm làm thiếp mà còn có mặt mũi về nhà mẹ đẻ khua chiêng gióng trống, lại còn mời hai nha đầu chi thứ ba kia cũng đến Phú Quý Lâu! Dựa vào ba đứa nó cũng xứng sao?
Từ tam phu nhân, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương đều mừng rỡ. Hóa ra Tố Tâm còn có bản lĩnh này, lúc trước quả thật đã xem thường con bé rồi. Tam phu nhân tươi cười đáp ứng, khen ngợi Từ Tố Tâm:
- Con bé Tố Tâm này biết yêu thương tỷ muội.
Hiển nhiên sắc mặt Ân phu nhân, Từ nhị phu nhân và Từ Tố Mẫn đều bất ngờ, Từ tam phu nhân, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương thì mặt mày phấn khởi, khóe mắt đuôi mày đều không giấu được ý vui mừng. Lục Vân và A Trì liếc mắt nhìn nhau, tâm ý tương thông: may mà chúng ta không ở đây, nếu không, cả ngày đấu tới đấu lui, không mệt chết cũng phiền chết.
Đêm mười lăm tháng giêng, năm vị tiểu thư Từ gia tề tụ ở Phú Quý Lâu. Chẳng qua A Trì ở chung với Du Nhiên và Lục Vân, Từ Tố Mẫn ở chung với nhị phu nhân và Thanh Dương trưởng công chúa, còn Từ Tố Lan và Từ Tố Phương thì được thị nữ Nghiêm gia mời đi.
Trong nhã gian không hề có nữ quyến Nghiêm gia nào khác. Từ Tố Tâm mặc áo gấm bạch hồ màu vàng nhạt thêu hoa cỏ, váy dài màu ngọc bích rắc hoa, khoác đấu bồng lông chồn quý giá, xinh tươi mỹ lệ, tinh khôi đáng yêu.
Từ Tố Lan và Từ Tố Phương đều ngẩn ngơ, sau đó vội tiến về phía trước cười chào hỏi. Từ Tố Tâm cười hơi xấu hổ:
- Lúc trước, loại chuyện như thế này đều không đến lượt chúng ta. Hôm nay, mọi người đều có thể như nhau rồi.
Từ Tố Lan yếu ớt thở dài:
- Không phải sao? Lúc trước chỉ có Từ Tố Mẫn mới có vận may này, bây giờ lại thêm Tố Hoa và muội. Tỷ và Tố Phương có thể tới là nhờ hưởng hào quang của muội. Ngũ muội muội, đa tạ muội còn nhớ đến tỷ và Phương nhi.
Từ Tố Phương thẳng thắn đa tạ:
- Thật ra thì có xem đèn hay không, xem ở đâu, tỷ cũng không để ý đến vậy. Nhưng có thể chọc tức nha đầu Từ Tố Mẫn kia là tỷ rất cao hứng!
Từ Tố Tâm cười khúc khích:
- Tam tỷ tỷ, tứ tỷ tỷ, mời ngồi.
Thị nữ nàng mang theo thành thạo chu đáo pha trà Vân Vụ, mang lên ít điểm tâm tinh xảo đẹp đẽ và trái cây.
Từ Tố Lan có chút sắc sảo, lặng lẽ nhìn, khen ngợi vài câu. Từ Tố Phương là người thẳng tính, ân cần hỏi:
- Ngũ muội muội, muội ở Nghiêm gia sống tốt không? Nhìn trang phục và những thị nữ này của muội thì thấy cuộc sống của muội hình như không tệ.
Từ Tố Tâm có chút lúng túng:
- Cái đó, nhà huynh ấy đều như vậy, không tính là gì đâu. Phụ thân huynh ấy có hai mươi bảy cơ thiếp, ai nấy đều xa xỉ, phô trương. Ở nhà huynh ấy, muội cũng không có vẻ vang gì đâu.
Từ Tố Lan chăm chú lắng nghe, trong lòng nhanh chóng tính toán: “Xem ra Nghiêm gia quả như lời đồn đãi, phú quý vô cùng! Tố Tâm không phải là một tiểu thiếp đặc biệt được sủng ái mà lại đến mức này.”
Từ Tố Phương lôi kéo Từ Tố Tâm, tinh nghịch nháy nháy mắt:
- Nè, cậu ta đối với muội thế nào?
Từ Tố Tâm đỏ mặt, cúi đầu thật lâu mới nhỏ giọng nói:
- Rất tốt, rất dịu dàng.
Lời vừa ra khỏi miệng thì nàng bổ sung thêm một câu:
- Huynh ấy đối với ai cũng tốt, cũng dịu dàng.
Từ Tố Phương tính tình tùy tiện, thấy Từ Tố Tâm xấu hổ đỏ bừng mặt thì có hơi áy náy nên không tiếp tục trêu chọc nữa, mà ngồi nghiêm chỉnh nói chuyện đàng hoàng:
- Sao có một mình muội ở đây? Nghiêm gia cho phép muội ra ngoài một mình à?
Giọng Từ Tố Tâm thật khẽ, lại mang theo tình ý kéo dài:
- Huynh ấy hỏi muội muốn trải qua Tết Nguyên Tiêu thế nào, muội liền ăn ngay nói thật. Thời điểm này mỗi năm, lúc nào muội cũng nhìn đích mẫu và đích tỷ ra ngoài cùng gia quyến của các quan lại quyền quý đi thưởng đèn, muội cùng tam tỷ tỷ và tứ tỷ tỷ chỉ có thể ngồi trong nhà chơi hoặc ra đường tùy tiện đi một chút, căn bản là không vui. Nếu muội cùng tam tỷ tỷ và tứ tỷ tỷ cũng đến được nơi phú quý mà những quan lại quyền quý kia mới có thể đi để ngồi thưởng đèn thì rất thích.
- Muội chỉ thuận miệng nói thôi, dù sao huynh ấy tính tình tốt, sẽ không đánh người không mắng người. Nào ngờ bữa trưa hôm nay sau tiệc đoàn viên, huynh ấy dặn muội trang điểm thay y phục, chuẩn bị ra ngoài. Lại còn sai bà tử đi mời hai tỷ nữa.
Từ Tố Lan và Từ Tố Phương nhìn nhau, đều cảm thấy không tưởng tượng nổi. Tố Tâm rốt cục đến Nghiêm gia làm gì? Làm thiếp thật sao?
Họ đang nói chuyện thì A Trì cũng tới. Từ Tố Phương trêu ghẹo:
- Không phụng bồi mẹ chồng mà quan tâm tới tụi muội làm gì?
Từ Tố Lan siết chặt chén trà trong tay đến mức ngón tay trắng bệch, mỉm cười nói:
- Bình Bắc hầu phu nhân nổi danh là người thoải mái rộng lượng, sẽ không câu nệ mấy chuyện nhỏ này.
Mẹ chồng như vậy sẽ không gây khó dễ cho con dâu.
A Trì mỉm cười đoan chính, cũng không nói gì. Ngồi một lát thì nàng đứng dậy cáo từ, Từ Tố Tâm tiễn nàng ra ngoài, trong bóng đêm, A Trì nhét một hà bao nặng trịch vào tay Tố Tâm:
- Có lẽ muội sẽ không cần dùng nó, hi vọng muội sẽ không cần dùng nó.
Có những thứ, nhất định phải chuẩn bị, nhưng không hi vọng nó sẽ có công dụng.
Từ Tố Tâm rất cảm kích, khẽ đa tạ:
- Tỷ tỷ, đồ cưới tỷ cho thêm muội có tác dụng rất lớn. Lúc muội mới đến Nghiêm gia, có sự giúp đỡ của tỷ, muội hào phóng thưởng cho vú già, được không ít tiện lợi.
Khi Từ Tố Tâm xuất giá, ngoại trừ trâm vàng và kim bộ dao, A Trì còn tặng cho nàng một hộp đầy thỏi vàng thỏi bạc đủ loại lớn nhỏ và một ít ngân phiếu:
- Chưa quen với nơi ở thì có tiền mới dễ làm việc. Những vật ngoài thân này đừng nên tiếc.
Liếc thấy nụ cười thỏa mãn và cảm kích của Từ Tố Tâm, A Trì trong lòng ê ẩm. Kỳ thực nếu như Từ thứ phụ chịu khúm núm nịnh bợ Nghiêm thủ phụ thì cũng có thể giải trừ tâm phòng bị của ông ta, chẳng qua Từ thứ phụ yêu quý bản thân như vậy thì làm sao chịu? Ông ấy chỉ bằng lòng vứt bỏ tôn nữ mà không thể uất ức chính mình.
Sắp chia tay, A Trì nhẹ nhàng hỏi một câu:
- Cậu ta, đối xử với muội thế nào?
Từ Tố Tâm ngại ngùng:
- Tỷ tỷ, muội còn không nói thật với tỷ sao? Huynh ấy đối với muội rất khách sáo, rất dịu dàng, huynh ấy nói muội còn quá nhỏ, không thể viên phòng, đợi muội……..đợi muội sau khi cập kê, mới…….
Giọng nói càng lúc càng nhỏ, dần dần nhỏ đến mức không thể nghe được.
A Trì vỗ vỗ bàn tay nhỏ bé của nàng, im lặng hồi lâu mới xoay người rời đi. Mình luôn ở Nam Kinh tiêu dao tự tại qua ngày, nào biết ở Từ phủ kinh thành lại có nữ tử tội nghiệp như Tố Tâm chứ? Mẹ ruột đã chết, cha ruột không quan tâm, đích mẫu độc ác, nữ tử đáng thương ấy gả cho người ta làm thiếp mà cuộc sống ngược lại càng thoải mái hơn lúc chưa gả.
Trần Lam, Trần Đại thấy A Trì sắc mặt không tốt thì không dám đi phía trước, một trái một phải đi phía sau nàng. Một cơn gió lạnh thổi đến, A Trì tuy khoác đấu bồng lông chồn tía ấm áp vẫn cảm thấy rùng mình.
Thời tiết ở đây, thật lạnh.
Một bàn tay ấm áp vươn tới, nắm lấy tay của A Trì. A Trì khẽ quở:
- Lịch sự một chút, không được động tay động chân!
Trần Lam, Trần Đại canh giữ phía sau mà nam tử này có thể thuận lợi nắm lấy tay mình, hiển nhiên là Trương Mại không thể nghi ngờ.
Trương Mại vốn không có dũng khí này nhưng thấy ánh mắt A Trì hoảng hốt, vẻ mặt thê lương thì rất đau lòng, không kìm nổi muốn sưởi ấm nàng, an ủi nàng, không hề có ý nghĩ muốn lợi dụng.
Một chiêu đắc thủ, Trương Mại đâu chịu buông ra, dịu dàng nói:
- Nàng lạnh, đúng không? Ta giúp nàng sưởi ấm.
Hắn không dám nhìn A Trì, trái tim trong lòng đập thình thịch.
Tay hắn rộng lớn mà ấm áp, A Trì cũng không muốn vẫy ra. Giữa trời đất bao la này, mỗi người đều cô độc, cần bầu bạn, cần an ủi, cần dịu dàng, cần tình yêu.
A Trì khẽ nói:
- Trước đây, ta luôn sợ phụ thân sẽ bán ta. Phụ thân lúc nào cũng cười ta khờ, nói ta thích suy nghĩ lung tung. Nhưng sau này, Tố Tâm không phải đã bị tổ phụ bán sao? Trọng Khải, ta nhìn thấy Tố Tâm, ta sợ, ta rất sợ………
Trương Mại bỗng kéo nàng vào lòng ôm rất chặt:
- Đừng sợ, có ta ở đây.
Miệng hắn trở nên vụng về, lặp đi lặp lại chỉ có một câu “Đừng sợ, có ta ở đây.” A Trì nghe lời hứa đơn điệu mà ngốc nghếch này, cả tâm hồn và thân thể đều ấm áp.
Ngày hai mươi chín tháng giêng là ngày hoàng đạo ngàn chọn vạn chọn, Ngụy quốc công phủ long trọng đưa sính lễ đến Từ gia ở đường lớn Đăng Thị Khẩu. Sính lễ che tơ lụa đỏ thẫm được từng người từng người khiêng tới Từ gia, khắp nơi tràn đầy không khí vui mừng.
Từ Sâm và Lục Vân ban đầu thì cao hứng, sau đó là há hốc mồm, sau đó nữa thì đau đầu: con rể ngốc Trọng Khải này rốt cuộc chuẩn bị bao nhiêu sính lễ, từ buổi sáng đến giữa trưa, chất đầy trong phòng, trong viện mà chưa hết?
Trên đường rất náo nhiệt, người đi đường dừng chân, rối rít nghị luận:
- Ngụy quốc công cưới phu nhân, có thể không long trọng sao?
- Quốc công phủ mấy trăm năm, công thần khai quốc là cỡ nào phú quý! Tổ tiên nhà đó ban đầu lúc ở Nam Kinh, Thái tổ Hoàng đế ngay cả hồ Mạc Sầu cũng thưởng, là toàn bộ hồ Mạc Sầu đó!
Hâm mộ xong, có người còn lo lắng không đâu:
- Thói xấu ở kinh thành hiện nay là sính lễ có bao nhiêu thì đồ cưới phải gấp đôi nhỉ? Từ gia không biết có của để theo hay không nữa. Nếu của hồi môn dựa theo sính lễ thì xem chừng đem cả Từ gia đi cũng không đủ.
- Từ thị lang có phải là muốn học Tô Tử Do* ở Mi Châu, phá gia gả nữ không?
*Tô Tử Do (Tô Triệt) là em của Tô Đông Pha (Tô Thức), hai anh em đều là những nhà văn lớn thời Đường – Tống
Còn có vài sĩ tử trông có vẻ trưởng giả suy đoán:
- Vì gả nữ nhi mà táng gia bại sản, rất không đáng!
Không ít người có học vấn, biết nhiều hiểu rộng:
- Người nước Tống gả nữ nhi cho nhiều của cải đều vì đồ cưới thuộc loại ‘tài sản của vợ’, nhà chồng không được can thiệp. Nhưng luật pháp của triều ta hiện nay khác nhau rất lớn, đồ cưới có phải tài sản của vợ hay không, luật lệ cũng không nói rõ.
Mãi đến khi mặt trời lên quá đỉnh đầu, sính lễ mới đưa xong, người đi đường lại vây xem, nghị luận hồi lâu đến khi trời tối mới từ từ tản đi.
- Sính lễ đã thấy rồi, đợi tháng chạp năm nay lại xem đồ cưới!
Những người rảnh rỗi này đối với đồ cưới của Từ gia đại tiểu thư, Ngụy quốc công phu nhân tràn ngập tò mò.
Từ tam phu nhân hôm nay đặc biệt đến đường lớn Đăng Thị Khẩu “hỗ trợ”, kỳ thực chính là đi xem náo nhiệt. Bà xem như là được mở rộng tầm mắt, sau khi về đường lớn Chính Dương Môn thì hướng kể lại với Từ thứ phụ và Ân phu nhân sinh động như thật:
- ……..Vải vóc may mặc thì khỏi phải nói, đều là hàng thượng hạng; trang sức thì đầy ắp, ngay cả tay cũng chen không lọt; hạt trân châu to, tròn vành vạnh, trong suốt mịn màng, sáng chói, hiếm thấy nhất là tất cả đều cùng một cỡ! Hồng ngọc, ngọc bích, phỉ thúy, mã não, cái gì cũng có; còn có đai ngọc khảm ngọc lục bảo, bảo quan khảm đá mắt mèo, nhìn đến nỗi mắt cũng sắp rơi ra ngoài.
Tam phu nhân ở trước mặt cha chồng luôn khiêm tốn, im hơi lặng tiếng, hôm nay hưng phấn quá, mặt mày tươi rói:
- Cuối cùng là một con chim nhạn sống! Đang mùa đông thế này thì chim nhạn ở đâu ra? Con dâu nghe nói, là do chàng rể đích thân săn được. Tố Hoa nhà chúng ta có phúc, nhìn xem, nhà chồng đối với con bé thật tốt!
Từ thứ phụ vuốt râu mỉm cười, trong lòng thỏa mãn. Trương Mại người này, “Bề ngoài nho nhã đường hoàng, Làm người phẩm đức đoan trang chỉnh tề”, dáng vẻ đường đường lễ độ, làm người phẩm đức đoan chính, đúng là rể tốt. Hôm nay nghe được cậu ta đối với Tố Hoa, đối với Từ gia rất coi trọng, dĩ nhiên là tốt.
Tố Tâm phải gả đi hèn nhát thì hôn sự của Tố Hoa cần phải càng náo nhiệt! Sính lễ này của Trương gia nếu đã ra sức như thế thì đồ cưới của Tố Hoa cũng không thể kém, thêm sổ tơ vàng của phu nhân vào, mình lại đặc biệt cho thêm chút đồ cổ quý hiếm, cửa hàng điền trang, nhất thiết phải kiếm được mặt mũi cho Từ gia.
Ân phu nhân thật lâu cũng không kịp phản ứng. Sính lễ của quốc công phủ mình đã thấy qua không chỉ một lần hai lần nhưng chưa từng nghe nói phong phú như vậy, gióng trống khua chiêng như vậy, xa hoa như vậy! Sính lễ, không phải theo lệ chỉ là trái cây, trà, rượu, đồ cúng, vàng bạc ngọc khí, vải vóc, đồ trang trí sao? Gia đình công hầu thì sính lễ cũng vậy thôi.
Một nhà có nam có nữ thì cưới dâu tốn hao nhiều hay gả khuê nữ tốn hao nhiều? Không cần phải hỏi, trước giờ trong mười nhà thì chín nhà rưỡi đều là gả khuê nữ tốn hao nhiều! Đồ cưới thì tốn tiền nhưng sính lễ chỉ cần bình thường là được.
Trong lúc nhất thời, Ân phu nhân hối hận xanh ruột. Sớm biết sính lễ của Tố Hoa nhiều như vậy, tốt như vậy thì nên để Trương gia đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, mình chọn vài món thượng hạng để lại cho Tố Mẫn mới phải.
Từ thứ phụ mỉm cười nhìn về phía thê tử:
- Những thứ sổ tơ vàng của phu nhân có thể chuẩn bị rồi. Sính lễ của Trương gia đã như vậy thì của hồi môn bên chúng ta cũng không thể khó coi. Tố Hoa là đích nữ của chi trưởng Từ gia, đồ cưới của con bé, có bao nhiêu người nhìn vào đấy
Tác giả :
Xuân Ôn Nhất Tiếu