Tình Yêu Chỉ Là Phù Du Sao?
Chương 5: Tình yêu là…phù phiếm xa hoa
Đến đầu tháng bảy, ba tôi bảo tôi rằng bà nội rất nhớ hai cháu cho nên muốn tôi và thằng Lâm về quê chơi một thời gian. Tôi cảm thấy ý kiến này cũng không tệ dù sao cũng nghỉ hè đi chơi cũng chẳng thiệt hại gì. Cũng đã nửa năm rồi tôi chưa về quê nội.
Chính vì thế tôi cùng thằng Lâm theo lời ba má gói gém đồ đạc rời thành phố về quê nội. Quê nội tôi nằm trong một ngôi làng nhỏ, ở đây quanh năm người ta chỉ sống bằng nghề làm ruộng. Tính ra ngôi làng cũng chẳng còn bao nhiêu ngôi nhà. Tôi nghe bà tôi nói đa số hộ dân ở đây đều lên thành phố kiếm sống hoặc vào khu kinh tế mới trên thị trấn. Nơi đây cũng chỉ còn vài hộ gia đình bám đất bám ruộng cùng thờ phụng mồ mả tổ tiên. Bà nội tôi cũng nằm trong số đó. Nhiều lần ba má tôi ngỏ ý đưa bà lên thành phố sinh sống nhưng đều bị bà cự tuyệt. Chính vì thế mỗi năm gia đình tôi sẽ trích ra những ngày nghỉ lễ cùng nghỉ hè để xuống thăm bà. Bà nội tôi ở cùng với bác hai của tôi. Có lẽ vì vậy mà ba má tôi cũng yên tâm phần nào.
Tôi và thằng Lâm đi từ sáng sớm, hai chị em mang theo túi lớn túi nhỏ về quê nội. Ba má tôi chuẩn bị rất nhiều quà cho gia đình bác hai cùng một số hàng xóm thân quen. Tôi cùng thằng Lâm đi xe khoảng ba tiếng đồng hồ thì đến nơi. Trên xe, thằng Lâm toàn ngủ gật, tôi đánh thức nó thế nào nó cũng chả thèm đói hoài đến bà chị nó đang mỏi vai muốn chết. Tôi lại phải căng mắt ra để trông chừng cái đống hành lí kia. Má tôi nói trên xe rất phức tạp không biết ai tốt ai xấu nên cảnh giác một chút tốt hơn.
Khi xuống xe, tôi và thằng Lâm phải đi thêm một đoạn đường gần hai cây số mới đến nơi. Cũng may tôi có đi bộ thường xuyên nên cũng không cảm thấy mệt mỏi lắm, nhưng mà dưới cái nắng gay gắt của ngày hè tôi cũng cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Không biết là xui xẻo hay trùng hợp mà hôm nay cả nhà bác hai tôi đều bận việc cả bà chị họ của tôi cũng đi chơi với bạn từ mấy hôm trước rồi nên chẳng có ai ra đón chúng tôi cả. Mặt thằng Lâm cau có trông đến tội, ấy vậy mà tôi cảm thấy mát dạ. Ai bảo trên xe nó ngủ sướng quá làm chi.
Tôi cho thằng Lâm xách nhiều đồ hơn nên thằng nhỏ cứ lườm tôi miết. Tôi cười trộm, lườm thì lườm đi chị mày đây không xách đấy.
Đến trước hàng rào có hàng râm bụt đỏ rực, tôi vui mừng cười tít mắt. Cuối cùng cũng đến nơi rồi, tôi đứng trước cổng hô to sợ người trong nhà không nghe thấy.
- Bà ơi, bác hai ơi ra mở cửa cho chúng cháu!
Từ trong nhà tôi thấy bác hai gái của tôi chạy ra cười hiền hòa, bà nội cũng đứng ngoài hành lang cười tủm tỉm. Bác hai gái nhìn hai đứa tôi mồ hôi đầy mặt mà lo lắng.
- Ầy, hai đứa tới rồi làm bà nội hồi sáng đến giờ cứ trông mãi. Mau vào nhà đi mồ hôi ướt hết người cả rồi. Hai đứa đi làm sao mà ngay ngày anh chị cùng bác trai bây bận rộn nên chẳng ai ra đón được.
Tôi cười xòa, thằng Lâm cười khì khì nói:
- Không sao ạ, dù sao ngắm cảnh quê cũng tốt lắm ạ. Trên thành phố ngắm xe cộ mãi cũng chán, đi xe hăng cải cho biết.
- Thằng bé này tính tình vẫn lóc chóc như thế chả như chị mày trầm lặng.
Bác gái tôi nghe thế bật cười ha hả vỗ đầu thằng Lâm, tôi cũng chỉ đi theo cười cười.
Vào nhà tôi và thằng Lâm được bà nội ôm lấy rồi tặng mỗi đứa một cái hôn nhung nhớ.
- Hai đứa mệt rồi nhỉ mau vào tắm rửa đi rồi ăn cơm.
Nhắc đến cơm, tôi và thằng Lâm nhìn mặt nhau rồi nghe tiếng bụng đồng loạt kêu. Tôi và nó cùng bật cười, bà nội cũng cười đẩy chúng tôi ra nhà sau. Sắp xếp đồ đạc đâu vào đấy, tôi và thằng Lâm cùng ngồi vào bàn dùng cơm với bà nội và bác gái tôi. Kể ra bác gái tôi nấu ăn rất ngon, tôi lại thèm mấy món dân dã cho nên ăn cơm khá nhiều. Khi còn ở thành phố tôi vẫn hay nhờ mẹ nấu những món ăn thôn quê cho đỡ thèm. Nhưng mà theo tôi nhận thấy thì rau ở thành phố vẫn có một loại mùi vị không dân dã cho lắm. Hay là tùy địa điểm mà tôi có cảm giác như thế.
Ăn cơm xong, tôi và thằng Lâm đi dạo xung quanh vườn nhà. Vườn nhà nội tôi nhiều nhất là cam và xoài, ngoài ra còn có mận và ổi. Tôi lại chỉ thích ngắm không thích ăn. Nhìn mấy chùm xoài trên cây tôi nuốt nước bọt nhưng thật ra tôi chả thèm ăn chỉ là phải ứng bình thường mà thôi. Thằng Lâm thì như con khỉ vậy trèo lung tung. Nó trèo xong lại ăn luôn trên ấy, nó ăn mận xong còn phun hột lên người tôi. Tôi hung hăng trừng nó, nó vẫn cười đắc ý vắt vẻo chân trên cây.
- Ê, thằng nhóc mau xuống đây cho chị, chị mày mà bắt được sẽ không tha đâu đấy.
Nó cười khì khì:
- Chị có giỏi thì trèo lên đây đi!
Tôi rơi lệ trong lòng, tôi thật không biết trèo cây. Con gái đã hạn chế việc leo trèo huống chi ở thành phố chỗ tôi sống lại toàn là nhà. Dựa theo tính cách của tôi lại càng không thích mấy trò con trai ấy.
Tôi không thể làm gì nó cho nên chỉ có thể ấm ức đi vào nhà cho xong. Tôi vào nhà lại ngồi với bà nội trên cái phảng nói chuyện phiếm. Bà tôi chỉ thích kể mấy chuyện xa xưa mà thôi, thỉnh thoảng hỏi về công việc của ba má tôi. Tôi buồn ngủ quá nên lấy cái võng ra ngoài vườn hóng gió ngủ, cái cảm giác này nó mới yên bình làm sao. Tôi cảm nhận được khuôn mặt tôi như được cơn gió thổi nhẹ mát rượi, ru tôi vào giấc ngủ.
Ôi chao, tôi nằm mơ nữa đấy. Tôi mơ thấy một hình ảnh mờ nhạt. Trên sân trường tràn ngập sắc tím của những cánh hoa bằng lăng, một nam sinh nhẹ vuốt tóc nữ sinh. Cảnh tượng ấy thiệt là đẹp làm sao. Tôi bất giác mỉm cười. Hình ảnh này rất quen.
- Chị, chị đang nằm mơ à?
Giọng nói của thằng Lâm làm tôi giật mình tỉnh lại, ngơ ngác nhìn xung quanh. Tôi nhăn mặt nhìn thằng em đang đưa mắt nhìn tôi chằm chằm.
- Em nhìn chị làm gì?
- Em thấy chị ngủ mà cứ cười tủm tỉm, em sợ chị nhập tâm quá mà đi theo ông bà luôn thì khổ.
Tôi trợn mắt xách lên chiếc dép ném về phía nó, nó co cẳng tránh, cười ha ha:
- Chị! Em nói thật đấy, em nghe nói có nhiều người ngủ rồi không tỉnh lại đấy.
- Em không để chị yên một chút à?
- Thôi em không đùa chị nữa, chị Thương về rồi nói muốn chở chị đi chơi cho nên bảo em ra gọi chị.
Mắt tôi tỏa sáng, chị Thương là con bác hai là chị họ tôi đấy. Chị ấy đang là sinh viên năm tư ngành kĩ sư nông nghiệp. Chị ấy rất dịu dàng nhưng khá cởi mở cho nên cũng có nhiều mối trong làng hỏi cưới rồi đấy. Chị ấy lại chỉ lo học vẫn chưa chấp nhận ai cả.
Tôi lật đật mang dép theo thằng Lâm vào nhà, tôi rửa mặt xong liền đi gặp chị Thương. Chị nhìn thấy tôi lập tức cười vui vẻ.
- Ây cha con bé này lên cấp ba trổ mả rồi xinh ra nhỉ?
- Ha ha, chị đừng khen thế chị ấy sẽ đắc ý đấy
Tôi còn chưa kịp nói thằng Lâm lại tiếp tục chỏ mỏ, tôi trừng mắt nhìn nó. Chị Thương cười xoa đầu tôi.
- Thôi để chị chở em lên chợ huyện chơi, ở đấy có nhiều mặt hàng rẻ lắm chẳng đắc như trên thành phố. Sẵn tiện qua nhà nhỏ bạn chị ở xóm trên chơi, nhà nó có cả một vườn ca cao ấy.
Mắt tôi và thằng Lâm mở lớn như đèn pha ô tô ấy. Tôi gật đầu lia lịa, thằng em tôi cũng đòi theo. Thế nhưng chị Thương bảo còn có việc của con gái, nó là con trai không thể đi.
Nó mặt mày ỉu xìu, tôi và chị Thương hứa khi trở về sẽ đem về cho nó mấy trái ca cao nó mới gật đầu buông tha. Tôi ngồi sau chiếc xe máy của chị Thương. Chị đưa tôi lên chợ huyện dạo một vòng rồi mới rẽ vào một con đường đầy hoa cỏ xuyến chi. Tôi nhớ đã đọc đâu đó về mẩu chuyện hoa xuyến chi, nghe nói cô gái vì chờ đợi một người đến kiệt sức mà ngã xuống. Nếu nói như vậy loại hoa này là cái kết của một tình yêu buồn. Con đường hoa xuyến chi mọc dọc hai bên đường khá dài. Chị Thương chạy xe máy mà cũng mất mười phút đồng hồ.
Chị Thương cho xe dừng trước một ngôi nhà ngói, nghe chị Thương nói nhà này lúc trước cũng rất khó khăn nhưng nhờ trúng mấy mùa ca cao nên cũng phất lên. Nhưng mà gia đình này hầu như không ai học cao cả. Ai cũng tốt nghiệp phổ thông xong rồi nghỉ học đi làm vườn. Chị Thương còn nói người anh cả của bạn chị ấy còn chưa tốt nghiệp tiểu học nữa nhưng làm vườn thì không ai bì được.
Khi tôi theo chị Thương bước vào sân, trong sân có mấy chậu hoa mười giờ đã sắp tàn ngoài ra cũng chỉ có mấy cây kiểng nho nhỏ. Xem ra mọi thứ đều rất bình thường. Tôi nhìn vào nhà, ngồi trước hành lang là một người phụ nữ đang may vá gì đấy. Thế nhưng tôi nhận thấy người phụ nữ này có một đôi mắt vô hồn, đờ đẫn. Lòng tôi khẽ động, trí óc người phụ nữ này rõ ràng không mấy tỉnh táo. Tôi thật sự đoán trúng. Người phụ nữ nhìn thấy chị Thương đột nhiên cười ngốc. Chị Thương ngồi xuống bên cạnh bà ấy nhẹ giọng hỏi.
- Dì Liên khỏe không?
- Khỏe, khỏe ! Dì còn may áo cho con gái dì nữa. Nếu nó thấy có áo mới chắc vui lắm.
Tôi muốn nói gì đó nhưng lại không biết nên nói cái gì cho phải. Tôi chẳng rõ ngọn ngành ngộ nhỡ nói sai cái gì lại khổ. Chị Thương khẽ cười nhưng tôi nhìn ra đó là nụ cười thương xót. Tôi còn chưa kịp hồi phục tinh thần bỗng người phụ nữ đó đứng dậy ôm lấy tôi rồi vừa cười vừa khóc.
- Ôi con gái tôi, con đi đâu rong chơi giờ mới về hả, con có biết mẹ lo lắng lắm không?
Tôi ngớ người chẳng hiểu ngô khoai ra làm sao. Nhưng tôi cũng chẳng dám có hành động gì lỗ mãng chỉ có thể đứng im ở đó mặc cho người phụ nữ này ôm chặt. Tôi lúc này mới để ý mặt của chị Thương từ hốt hoảng chuyển sang bất đắc dĩ rồi thông cảm.
Từ trong nhà có một bà cụ chạy ra còn có một cô gái trạc tuổi chị Thương. Bà cụ cùng cô gái vội vàng kéo người phụ nữ ấy ra, dỗ dành đôi ba câu gì đó. Đại khái là giải thích tôi không phải con gái bà ấy, con gái bà ấy vẫn đang sống trên thành phố vẫn chưa trở về. Bà lại thút thít ôm lấy bà cụ mà khóc lại không ngừng muốn gặp mặt con gái. Cô gái trẻ kia nhìn theo bà cụ và người phụ nữ đi vào trong rồi mới nhìn chúng tôi cười xấu hổ.
- Làm em hoảng sợ hả, dì của chị đầu óc không được minh mẫn lắm cứ thấy ai cỡ tuổi em liền cho là con gái dì ấy.
Chị gái kia kéo tôi cùng chị Thương vào trong nhà ngồi. Chúng tôi trò chuyện, hỏi tên tuổi nói một vài chuyện phiếm nhưng đa phần là chị Thương cùng chị gái ấy nói chuyện. Tôi biết chị ấy tên Lạc. Cái tên nghe khá là đồng quê. Chị ấy cười rất đẹp như những người nông dân chất phác.
Tôi chẳng chú ý gì nhiều chỉ có câu chuyện về cuộc đời của người dì chị Lạc là tôi nhớ rõ. Dì Liên là một người phụ nữ hiền lành nghe nói là năm hai mươi tuổi thầm thương một anh kĩ sư nông nghiệp vừa tốt nghiệp về đây làm việc. Hai người gặp gỡ lại hứa hẹn như thế nào đấy mà khiến dì Liên chờ đợi suốt ba năm ròng rã. Người đàn ông đó cũng giống như bốc hơi không thấy quay lại cũng chẳng thấy tin tức hồi âm. Cái đáng nói ở đây không phải là sự chờ đợi mà là giữa họ có một kết tinh tình yêu đã thành hình. Sau khi người đàn ông đi không lâu dì Liên mới phát hiện bản thân mang thai. Chính vì vậy mà nhẫn nhịn đợi chờ.
Con gái quê mà mang thai trong tình trạng không chồng coi như lỡ duyên. Chuyện này đổ vỡ khiến ba dì Liên cũng là ông ngoại của chị Lạc tức đến phát bệnh qua đời. Từ đó dì Liên giống như một vết nhơ của gia đình không cách nào xóa sạch. Gia đình vẫn cưu mang dì nhưng vì phải chịu áp lực của dư luận mà tinh thần ngày càng sa sút. Cuối cùng người ta nhận thấy tình trạng của dì không khả quan về mặt tinh thần. Có một ngày người đàn ông kia trở về lúc này con gái của dì Liên đã bốn tuổi. Nhưng mà khổ nổi ông ta không chỉ về một mình mà con mang theo vợ con. Con trai ông ta thậm chí còn lớn hơn con dì Liên hai tuổi. Chứng tỏ người đàn ông này đã lừa gạt dì Liên. Ông ta nói gì mà đến để tạ ơn người đã giúp đỡ ông ta lúc mới chân ướt chân ráo đến đây. Khi gặp lại dì Liên ông ta chỉ hiển nhiên gật đầu chào xem như chào hỏi. Dì Liên không chịu được đả kích này mà khóc suốt. Dì khóc mãi đến nỗi mẹ chị Lạc không chịu nổi mà đi nói cho người đàn ông đó biết là giữa ông ta và chị Liên có một đứa con. Sự thật chẳng ngờ ông ta hoàn toàn phủi sạch không muốn nhận trách nhiệm. Nghe nói ông ta vội vã quay về thành phố mà không thèm để ý đến mẹ con dì Liên. Dì Liên kể từ đó nửa mê nửa tỉnh. Nói tránh là tinh thần không ổn định còn nói thẳng ra thì chính là người điên. Lại không biết vì lí do gì lúc con gái dì Liên được năm tuổi lại bị người nhà người đàn ông đó mang đi. Lấy lí do đơn giản là dì Liên bị điên không có tư cách chăm sóc con, điều kiện kinh tế không ổn định lại không có gia đình ổn định để nuôi dưỡng tốt một đứa trẻ. Lấy những lí do này ra tòa dì Liên chắc chắn thua kiện.
Vì để giữ thể diện cho dòng họ mẹ của dì Liên đành nuốt nước mắt để cháu ngoại mình về với gia đình nội. Dì Liên vì mất con mà bệnh tình càng trở nên trầm trọng. Hiện tại cũng đã khá hơn trước rồi cùng lắm là nhận bừa vài người là con. Cũng giống như nhận nhầm tôi chẳng hạn. Tôi có rất nhiều cảm xúc ngỗn ngang. Một người con gái hi sinh cả một tình yêu trong sáng để chỉ đổi lại sự phụ bạc, có đáng chăng? Tôi bắt đầu cảm thấy tình yêu là một thứ xa hoa phù phiếm.
Tôi rất muốn biết ba má tôi lúc trước có một tình yêu điên cuồng hay không? Nếu tôi yêu cũng sẽ không yêu điên cuồng mà đòi sống đòi chết đâu, tôi cũng sẽ không dại gì đi tổn hại tinh thần bản thân. Mạng sống rất quý giá chỉ vì cái gọi là tình yêu mà bỏ mặc tất cả mọi thứ tôi càng không cần. Vì thế tôi âm thầm quyết tâm khi chưa hưởng thụ hết nét đẹp của cuộc sống này thì sẽ không yêu.
Chính vì thế tôi cùng thằng Lâm theo lời ba má gói gém đồ đạc rời thành phố về quê nội. Quê nội tôi nằm trong một ngôi làng nhỏ, ở đây quanh năm người ta chỉ sống bằng nghề làm ruộng. Tính ra ngôi làng cũng chẳng còn bao nhiêu ngôi nhà. Tôi nghe bà tôi nói đa số hộ dân ở đây đều lên thành phố kiếm sống hoặc vào khu kinh tế mới trên thị trấn. Nơi đây cũng chỉ còn vài hộ gia đình bám đất bám ruộng cùng thờ phụng mồ mả tổ tiên. Bà nội tôi cũng nằm trong số đó. Nhiều lần ba má tôi ngỏ ý đưa bà lên thành phố sinh sống nhưng đều bị bà cự tuyệt. Chính vì thế mỗi năm gia đình tôi sẽ trích ra những ngày nghỉ lễ cùng nghỉ hè để xuống thăm bà. Bà nội tôi ở cùng với bác hai của tôi. Có lẽ vì vậy mà ba má tôi cũng yên tâm phần nào.
Tôi và thằng Lâm đi từ sáng sớm, hai chị em mang theo túi lớn túi nhỏ về quê nội. Ba má tôi chuẩn bị rất nhiều quà cho gia đình bác hai cùng một số hàng xóm thân quen. Tôi cùng thằng Lâm đi xe khoảng ba tiếng đồng hồ thì đến nơi. Trên xe, thằng Lâm toàn ngủ gật, tôi đánh thức nó thế nào nó cũng chả thèm đói hoài đến bà chị nó đang mỏi vai muốn chết. Tôi lại phải căng mắt ra để trông chừng cái đống hành lí kia. Má tôi nói trên xe rất phức tạp không biết ai tốt ai xấu nên cảnh giác một chút tốt hơn.
Khi xuống xe, tôi và thằng Lâm phải đi thêm một đoạn đường gần hai cây số mới đến nơi. Cũng may tôi có đi bộ thường xuyên nên cũng không cảm thấy mệt mỏi lắm, nhưng mà dưới cái nắng gay gắt của ngày hè tôi cũng cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Không biết là xui xẻo hay trùng hợp mà hôm nay cả nhà bác hai tôi đều bận việc cả bà chị họ của tôi cũng đi chơi với bạn từ mấy hôm trước rồi nên chẳng có ai ra đón chúng tôi cả. Mặt thằng Lâm cau có trông đến tội, ấy vậy mà tôi cảm thấy mát dạ. Ai bảo trên xe nó ngủ sướng quá làm chi.
Tôi cho thằng Lâm xách nhiều đồ hơn nên thằng nhỏ cứ lườm tôi miết. Tôi cười trộm, lườm thì lườm đi chị mày đây không xách đấy.
Đến trước hàng rào có hàng râm bụt đỏ rực, tôi vui mừng cười tít mắt. Cuối cùng cũng đến nơi rồi, tôi đứng trước cổng hô to sợ người trong nhà không nghe thấy.
- Bà ơi, bác hai ơi ra mở cửa cho chúng cháu!
Từ trong nhà tôi thấy bác hai gái của tôi chạy ra cười hiền hòa, bà nội cũng đứng ngoài hành lang cười tủm tỉm. Bác hai gái nhìn hai đứa tôi mồ hôi đầy mặt mà lo lắng.
- Ầy, hai đứa tới rồi làm bà nội hồi sáng đến giờ cứ trông mãi. Mau vào nhà đi mồ hôi ướt hết người cả rồi. Hai đứa đi làm sao mà ngay ngày anh chị cùng bác trai bây bận rộn nên chẳng ai ra đón được.
Tôi cười xòa, thằng Lâm cười khì khì nói:
- Không sao ạ, dù sao ngắm cảnh quê cũng tốt lắm ạ. Trên thành phố ngắm xe cộ mãi cũng chán, đi xe hăng cải cho biết.
- Thằng bé này tính tình vẫn lóc chóc như thế chả như chị mày trầm lặng.
Bác gái tôi nghe thế bật cười ha hả vỗ đầu thằng Lâm, tôi cũng chỉ đi theo cười cười.
Vào nhà tôi và thằng Lâm được bà nội ôm lấy rồi tặng mỗi đứa một cái hôn nhung nhớ.
- Hai đứa mệt rồi nhỉ mau vào tắm rửa đi rồi ăn cơm.
Nhắc đến cơm, tôi và thằng Lâm nhìn mặt nhau rồi nghe tiếng bụng đồng loạt kêu. Tôi và nó cùng bật cười, bà nội cũng cười đẩy chúng tôi ra nhà sau. Sắp xếp đồ đạc đâu vào đấy, tôi và thằng Lâm cùng ngồi vào bàn dùng cơm với bà nội và bác gái tôi. Kể ra bác gái tôi nấu ăn rất ngon, tôi lại thèm mấy món dân dã cho nên ăn cơm khá nhiều. Khi còn ở thành phố tôi vẫn hay nhờ mẹ nấu những món ăn thôn quê cho đỡ thèm. Nhưng mà theo tôi nhận thấy thì rau ở thành phố vẫn có một loại mùi vị không dân dã cho lắm. Hay là tùy địa điểm mà tôi có cảm giác như thế.
Ăn cơm xong, tôi và thằng Lâm đi dạo xung quanh vườn nhà. Vườn nhà nội tôi nhiều nhất là cam và xoài, ngoài ra còn có mận và ổi. Tôi lại chỉ thích ngắm không thích ăn. Nhìn mấy chùm xoài trên cây tôi nuốt nước bọt nhưng thật ra tôi chả thèm ăn chỉ là phải ứng bình thường mà thôi. Thằng Lâm thì như con khỉ vậy trèo lung tung. Nó trèo xong lại ăn luôn trên ấy, nó ăn mận xong còn phun hột lên người tôi. Tôi hung hăng trừng nó, nó vẫn cười đắc ý vắt vẻo chân trên cây.
- Ê, thằng nhóc mau xuống đây cho chị, chị mày mà bắt được sẽ không tha đâu đấy.
Nó cười khì khì:
- Chị có giỏi thì trèo lên đây đi!
Tôi rơi lệ trong lòng, tôi thật không biết trèo cây. Con gái đã hạn chế việc leo trèo huống chi ở thành phố chỗ tôi sống lại toàn là nhà. Dựa theo tính cách của tôi lại càng không thích mấy trò con trai ấy.
Tôi không thể làm gì nó cho nên chỉ có thể ấm ức đi vào nhà cho xong. Tôi vào nhà lại ngồi với bà nội trên cái phảng nói chuyện phiếm. Bà tôi chỉ thích kể mấy chuyện xa xưa mà thôi, thỉnh thoảng hỏi về công việc của ba má tôi. Tôi buồn ngủ quá nên lấy cái võng ra ngoài vườn hóng gió ngủ, cái cảm giác này nó mới yên bình làm sao. Tôi cảm nhận được khuôn mặt tôi như được cơn gió thổi nhẹ mát rượi, ru tôi vào giấc ngủ.
Ôi chao, tôi nằm mơ nữa đấy. Tôi mơ thấy một hình ảnh mờ nhạt. Trên sân trường tràn ngập sắc tím của những cánh hoa bằng lăng, một nam sinh nhẹ vuốt tóc nữ sinh. Cảnh tượng ấy thiệt là đẹp làm sao. Tôi bất giác mỉm cười. Hình ảnh này rất quen.
- Chị, chị đang nằm mơ à?
Giọng nói của thằng Lâm làm tôi giật mình tỉnh lại, ngơ ngác nhìn xung quanh. Tôi nhăn mặt nhìn thằng em đang đưa mắt nhìn tôi chằm chằm.
- Em nhìn chị làm gì?
- Em thấy chị ngủ mà cứ cười tủm tỉm, em sợ chị nhập tâm quá mà đi theo ông bà luôn thì khổ.
Tôi trợn mắt xách lên chiếc dép ném về phía nó, nó co cẳng tránh, cười ha ha:
- Chị! Em nói thật đấy, em nghe nói có nhiều người ngủ rồi không tỉnh lại đấy.
- Em không để chị yên một chút à?
- Thôi em không đùa chị nữa, chị Thương về rồi nói muốn chở chị đi chơi cho nên bảo em ra gọi chị.
Mắt tôi tỏa sáng, chị Thương là con bác hai là chị họ tôi đấy. Chị ấy đang là sinh viên năm tư ngành kĩ sư nông nghiệp. Chị ấy rất dịu dàng nhưng khá cởi mở cho nên cũng có nhiều mối trong làng hỏi cưới rồi đấy. Chị ấy lại chỉ lo học vẫn chưa chấp nhận ai cả.
Tôi lật đật mang dép theo thằng Lâm vào nhà, tôi rửa mặt xong liền đi gặp chị Thương. Chị nhìn thấy tôi lập tức cười vui vẻ.
- Ây cha con bé này lên cấp ba trổ mả rồi xinh ra nhỉ?
- Ha ha, chị đừng khen thế chị ấy sẽ đắc ý đấy
Tôi còn chưa kịp nói thằng Lâm lại tiếp tục chỏ mỏ, tôi trừng mắt nhìn nó. Chị Thương cười xoa đầu tôi.
- Thôi để chị chở em lên chợ huyện chơi, ở đấy có nhiều mặt hàng rẻ lắm chẳng đắc như trên thành phố. Sẵn tiện qua nhà nhỏ bạn chị ở xóm trên chơi, nhà nó có cả một vườn ca cao ấy.
Mắt tôi và thằng Lâm mở lớn như đèn pha ô tô ấy. Tôi gật đầu lia lịa, thằng em tôi cũng đòi theo. Thế nhưng chị Thương bảo còn có việc của con gái, nó là con trai không thể đi.
Nó mặt mày ỉu xìu, tôi và chị Thương hứa khi trở về sẽ đem về cho nó mấy trái ca cao nó mới gật đầu buông tha. Tôi ngồi sau chiếc xe máy của chị Thương. Chị đưa tôi lên chợ huyện dạo một vòng rồi mới rẽ vào một con đường đầy hoa cỏ xuyến chi. Tôi nhớ đã đọc đâu đó về mẩu chuyện hoa xuyến chi, nghe nói cô gái vì chờ đợi một người đến kiệt sức mà ngã xuống. Nếu nói như vậy loại hoa này là cái kết của một tình yêu buồn. Con đường hoa xuyến chi mọc dọc hai bên đường khá dài. Chị Thương chạy xe máy mà cũng mất mười phút đồng hồ.
Chị Thương cho xe dừng trước một ngôi nhà ngói, nghe chị Thương nói nhà này lúc trước cũng rất khó khăn nhưng nhờ trúng mấy mùa ca cao nên cũng phất lên. Nhưng mà gia đình này hầu như không ai học cao cả. Ai cũng tốt nghiệp phổ thông xong rồi nghỉ học đi làm vườn. Chị Thương còn nói người anh cả của bạn chị ấy còn chưa tốt nghiệp tiểu học nữa nhưng làm vườn thì không ai bì được.
Khi tôi theo chị Thương bước vào sân, trong sân có mấy chậu hoa mười giờ đã sắp tàn ngoài ra cũng chỉ có mấy cây kiểng nho nhỏ. Xem ra mọi thứ đều rất bình thường. Tôi nhìn vào nhà, ngồi trước hành lang là một người phụ nữ đang may vá gì đấy. Thế nhưng tôi nhận thấy người phụ nữ này có một đôi mắt vô hồn, đờ đẫn. Lòng tôi khẽ động, trí óc người phụ nữ này rõ ràng không mấy tỉnh táo. Tôi thật sự đoán trúng. Người phụ nữ nhìn thấy chị Thương đột nhiên cười ngốc. Chị Thương ngồi xuống bên cạnh bà ấy nhẹ giọng hỏi.
- Dì Liên khỏe không?
- Khỏe, khỏe ! Dì còn may áo cho con gái dì nữa. Nếu nó thấy có áo mới chắc vui lắm.
Tôi muốn nói gì đó nhưng lại không biết nên nói cái gì cho phải. Tôi chẳng rõ ngọn ngành ngộ nhỡ nói sai cái gì lại khổ. Chị Thương khẽ cười nhưng tôi nhìn ra đó là nụ cười thương xót. Tôi còn chưa kịp hồi phục tinh thần bỗng người phụ nữ đó đứng dậy ôm lấy tôi rồi vừa cười vừa khóc.
- Ôi con gái tôi, con đi đâu rong chơi giờ mới về hả, con có biết mẹ lo lắng lắm không?
Tôi ngớ người chẳng hiểu ngô khoai ra làm sao. Nhưng tôi cũng chẳng dám có hành động gì lỗ mãng chỉ có thể đứng im ở đó mặc cho người phụ nữ này ôm chặt. Tôi lúc này mới để ý mặt của chị Thương từ hốt hoảng chuyển sang bất đắc dĩ rồi thông cảm.
Từ trong nhà có một bà cụ chạy ra còn có một cô gái trạc tuổi chị Thương. Bà cụ cùng cô gái vội vàng kéo người phụ nữ ấy ra, dỗ dành đôi ba câu gì đó. Đại khái là giải thích tôi không phải con gái bà ấy, con gái bà ấy vẫn đang sống trên thành phố vẫn chưa trở về. Bà lại thút thít ôm lấy bà cụ mà khóc lại không ngừng muốn gặp mặt con gái. Cô gái trẻ kia nhìn theo bà cụ và người phụ nữ đi vào trong rồi mới nhìn chúng tôi cười xấu hổ.
- Làm em hoảng sợ hả, dì của chị đầu óc không được minh mẫn lắm cứ thấy ai cỡ tuổi em liền cho là con gái dì ấy.
Chị gái kia kéo tôi cùng chị Thương vào trong nhà ngồi. Chúng tôi trò chuyện, hỏi tên tuổi nói một vài chuyện phiếm nhưng đa phần là chị Thương cùng chị gái ấy nói chuyện. Tôi biết chị ấy tên Lạc. Cái tên nghe khá là đồng quê. Chị ấy cười rất đẹp như những người nông dân chất phác.
Tôi chẳng chú ý gì nhiều chỉ có câu chuyện về cuộc đời của người dì chị Lạc là tôi nhớ rõ. Dì Liên là một người phụ nữ hiền lành nghe nói là năm hai mươi tuổi thầm thương một anh kĩ sư nông nghiệp vừa tốt nghiệp về đây làm việc. Hai người gặp gỡ lại hứa hẹn như thế nào đấy mà khiến dì Liên chờ đợi suốt ba năm ròng rã. Người đàn ông đó cũng giống như bốc hơi không thấy quay lại cũng chẳng thấy tin tức hồi âm. Cái đáng nói ở đây không phải là sự chờ đợi mà là giữa họ có một kết tinh tình yêu đã thành hình. Sau khi người đàn ông đi không lâu dì Liên mới phát hiện bản thân mang thai. Chính vì vậy mà nhẫn nhịn đợi chờ.
Con gái quê mà mang thai trong tình trạng không chồng coi như lỡ duyên. Chuyện này đổ vỡ khiến ba dì Liên cũng là ông ngoại của chị Lạc tức đến phát bệnh qua đời. Từ đó dì Liên giống như một vết nhơ của gia đình không cách nào xóa sạch. Gia đình vẫn cưu mang dì nhưng vì phải chịu áp lực của dư luận mà tinh thần ngày càng sa sút. Cuối cùng người ta nhận thấy tình trạng của dì không khả quan về mặt tinh thần. Có một ngày người đàn ông kia trở về lúc này con gái của dì Liên đã bốn tuổi. Nhưng mà khổ nổi ông ta không chỉ về một mình mà con mang theo vợ con. Con trai ông ta thậm chí còn lớn hơn con dì Liên hai tuổi. Chứng tỏ người đàn ông này đã lừa gạt dì Liên. Ông ta nói gì mà đến để tạ ơn người đã giúp đỡ ông ta lúc mới chân ướt chân ráo đến đây. Khi gặp lại dì Liên ông ta chỉ hiển nhiên gật đầu chào xem như chào hỏi. Dì Liên không chịu được đả kích này mà khóc suốt. Dì khóc mãi đến nỗi mẹ chị Lạc không chịu nổi mà đi nói cho người đàn ông đó biết là giữa ông ta và chị Liên có một đứa con. Sự thật chẳng ngờ ông ta hoàn toàn phủi sạch không muốn nhận trách nhiệm. Nghe nói ông ta vội vã quay về thành phố mà không thèm để ý đến mẹ con dì Liên. Dì Liên kể từ đó nửa mê nửa tỉnh. Nói tránh là tinh thần không ổn định còn nói thẳng ra thì chính là người điên. Lại không biết vì lí do gì lúc con gái dì Liên được năm tuổi lại bị người nhà người đàn ông đó mang đi. Lấy lí do đơn giản là dì Liên bị điên không có tư cách chăm sóc con, điều kiện kinh tế không ổn định lại không có gia đình ổn định để nuôi dưỡng tốt một đứa trẻ. Lấy những lí do này ra tòa dì Liên chắc chắn thua kiện.
Vì để giữ thể diện cho dòng họ mẹ của dì Liên đành nuốt nước mắt để cháu ngoại mình về với gia đình nội. Dì Liên vì mất con mà bệnh tình càng trở nên trầm trọng. Hiện tại cũng đã khá hơn trước rồi cùng lắm là nhận bừa vài người là con. Cũng giống như nhận nhầm tôi chẳng hạn. Tôi có rất nhiều cảm xúc ngỗn ngang. Một người con gái hi sinh cả một tình yêu trong sáng để chỉ đổi lại sự phụ bạc, có đáng chăng? Tôi bắt đầu cảm thấy tình yêu là một thứ xa hoa phù phiếm.
Tôi rất muốn biết ba má tôi lúc trước có một tình yêu điên cuồng hay không? Nếu tôi yêu cũng sẽ không yêu điên cuồng mà đòi sống đòi chết đâu, tôi cũng sẽ không dại gì đi tổn hại tinh thần bản thân. Mạng sống rất quý giá chỉ vì cái gọi là tình yêu mà bỏ mặc tất cả mọi thứ tôi càng không cần. Vì thế tôi âm thầm quyết tâm khi chưa hưởng thụ hết nét đẹp của cuộc sống này thì sẽ không yêu.
Tác giả :
Dương Yến