Tình Chị Duyên Em
Chương 29
Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rất lâu cuối cùng quay sang thằng Du nói:
– Giờ mợ nhờ mày một việc được không?
– Được mợ nói đi.
Tôi thở dài nói thầm vào tai nó mấy câu, nói xong nó liền hỏi lại:
– Vậy còn chuyện kia?
– Chuyện đó mợ tính sau. Giờ mợ về cái đã. Nhớ lời mợ dặn nhé.
– Vâng ạ. Mợ lo xa thật đấy.
Tôi bật cười chạy một mạch về nhà. Lúc này con Yến cũng đang phơi quần áo trước sân. Nhìn thấy tôi nó liền nói:
– Này, nghe nói quan về đấy. Hồi hộp nhỉ, không biết có phải cậu Bảo không nữa?
– Ừ tôi cũng đang ngóng này. Chẳng biết là ai nữa.
Con Yến không nói gì nữa, khẽ mỉm cười, xem chừng nó vui lắm. Tôi mặc kệ chạy thẳng vào buồng của bà cả. Bà hôm nay trông khoẻ lên rất nhiều, vừa đọc sách vừa hát. Tôi liền ngồi lên giường rồi nói:
– Bu… bu không hồi hộp à? Con… con hồi hộp quá đi mất, sao bu bình thản thế? Không biết quan có phải cậu Bảo không nữa.
Bà cả nhìn tôi đáp lại:
– Đằng nào giờ cũng không biết là ai, có hồi hộp cũng phải chờ thì hồi hộp làm gì?
– Trời, tim con đang đập thình thịch đây bu.
– Ngốc. Thằng Bảo đỗ thì bu mừng, không đỗ cũng chẳng sao, nhà mình còn đầy ruộng, cùng lắm về cày ruộng thôi.
Bà cả bình tĩnh thật luôn, nhưng mà bà nói cũng đúng mà. Tôi rất mong cậu Bảo đỗ đạt, nhưng nếu như không đỗ tôi cũng chỉ buồn xíu xiu thôi. Cùng lắm hai đứa cày ruộng làm nương, mắc gì phải thất vọng với lo lắng chứ. Tôi ngồi kéo chân bà vừa bóp vừa nói:
– Bu, con có chuyện này muốn hỏi nha
– Hỏi đi.
– Ngày trước ý, thầy quen bà hai ở bên làng Liễu hả bu?
Tôi hỏi xong cứ ngỡ bà cả trợn tròn mắt chửi tôi, thế nhưng không bà chỉ tỏ ý hơi ngạc nhiên hỏi lại:
– Sao con lại hỏi như vậy?
– Con… tự dưng con tò mò về bà ấy.
– Ừ, ông ấy quen nó ở làng Liễu.
– Lấy về rồi bà ấy mới có chửa hả bu
– Không, sau khi ngủ với nhau đợt ấy nó chửa nên thầy mày rước nó về luôn.
– Con nghe nói lúc bà ấy có chửa mấy tháng cuối thì về quê đúng không bu?
– Đúng rồi, nó chửa sáu tháng gần bảy tháng thì xin về quê vì nó bảo ở đây suốt ngày động thai.
Sáu tháng? Tôi có nghe nhầm không đây? Rõ ràng thằng Du bảo bà ta về quê mấy ngày đã đẻ kia mà? Tôi lắp bắp hỏi lại:
– Bu… là sáu tháng sao?
– Đúng rồi, sao thế?
Người ta sinh đủ tháng đủ ngày mà đứa bé có khi còn chết, sinh non tám tháng còn khó giữ, huống hồ sáu tháng.
– Lúc đó bà ta… có chửa có to không bu?
– Cũng không rõ, vào mùa đông không ai để ý, nhưng rốt cuộc có chuyện gì?
– Dạ… không có gì đâu bu, thôi bu nghỉ đi. Con bóp chân cho.
– Vẽ chuyện. Để bu gọi cái Mít bóp.
– Dạ thôi. Để con bóp cho.
Bà cả nhìn thấy vậy thì bật cười ném quyển sách ra bàn xong đó nằm xuống thiêm thiếp đi. Tôi vừa bóp chân vừa bắt đầu suy nghĩ, lúc này cần nhất là xâu chuỗi những điểm mà tôi cho là vô lý lại. Thứ nhất, đứa con gái của bà hai chắc chắn không hề chết trong lúc có chửa, điều này thằng Du nói rồi, cái đứa bé được nhà ông Sinh nuôi bốn năm năm rất có thể là con gái bà hai, trùng khớp với việc cái Mít nói năm bốn tuổi cái Yến được bà hai mang về nuôi. Linh cảm cái Yến là con bà hai mỗi lúc một rõ ràng. Chẳng phải bu bà hai nói rằng chỉ có một mụn con gái sao, dù cho có già cả lẩm cẩm cũng khó mà có khả năng quên luôn việc mình có mấy đứa con. Vả lại theo lời bà hai con Yến mới mười sáu tuổi, còn sinh sau cậu Thành, vậy sao không một ai biết tăm hơi thầy bu nó? Dù thầy bu nó có chết sau khi sinh nó cũng là sau hai ba năm bà hai sinh, cũng là sau khi chuyển đến làng Liễu một thời gian, không có cớ gì hàng xóm không biết. Bà hai cũng chẳng phải loại người dám nhận một đứa xa lạ về nuôi.
Thứ hai, tại sao bà hai có chửa sáu tháng về quê mấy ngày đã sinh. Điều này chắc chắn là vô lý, bởi đứa con của bà hai nghe nói khóc ngặt nghèo suốt. Bảy, tám tháng sinh còn phải thuê thầy lang về chăm sóc cũng chưa chắc đã qua nổi huống hồ là sáu tháng. Sáu tháng mà đẻ được đứa trẻ khoẻ mạnh thì không phải vô lý mà là quá quá vô lý. Đã vậy còn một điểm nữa, đó là ông Lý lấy bà ta về bà ta có chửa luôn, mà sáu tháng sau đã sinh ra một đứa bé khoẻ mạnh. Cậu Thành bị tráo đổi khi đứa con gái đã được hơn hai tháng gần ba tháng, mà khi ấy cậu Thành mới sinh chẳng phải thời gian này rất trùng khớp với thời gian bà hai được ông Lý cưới về hay sao? Vậy… chẳng lẽ đứa bé đó không phải con ông Lý. Tôi đột nhiên bật hẳn dậy à lên một tiếng, sao tôi lại không nghĩ đến trường hợp này cơ chứ? Lúc này tôi cũng doán được, người ngủ với ông Lý ở làng Liễu là bu cậu Thành, và một lý do gì đó bà ta bị bà hai thế thân để được gả vào nhà này.
– Sao mà à ừ cái gì đấy con?
Tôi nhìn bà cả khẽ đáp lại:
– Bu, bu nghỉ đi con về nằm chút nha.
– Ừ về đi.
Khi về đến cửa buồng tôi lại thấy con Yến đang ngồi thêu. Nếu như giả dụ nó là con bà hai, vậy thầy nó là ai? Tôi suy đi đoán lại cuối cùng cũng chọn ra một khả năng. Chẳng phải bà hai có một người đàn ông là thanh mai trúc mã sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho bà ta sao? Chẳng phải khi con Yến gặp lão ta, nó tát lão ta lão ta cũng không phản ứng gì sao? Khả năng cao con Yến là người đi tìm lão ta, vậy mà khi bị nó đánh, lão ta cũng nhất mực không khai, chẳng phải lão ta… có phần bảo vệ nó sao? Có khi nào… Tôi không muốn suy nghĩ chủ quan, tuy rằng khả năng này đúng rất cao nhưng tôi cần một bằng chứng xác thực. Mà bằng chứng ấy, nằm ở bu cậu Thành.
Giờ tạm thời bỏ qua chuyện đó quay sang chuyện ma hoàng. Tại sao cậu Thành không ốm mà cái Hương nói cậu ta ốm? Chuyện này chắc chắn không đơn giản như tôi nghĩ. Tôi ngồi dậy mở tủ lấy miếng ngọc bội của cái Hương ra. Thực lòng tôi không muốn tin nó giở trò, bởi tính cách nó đến bây giờ tôi vẫn cho nó là một người tốt. Nhưng… ma hoàng, tại sao nó lại lấy? Tại sao nó lại nói dối? Khi tôi còn đang suy nghĩ con Yến đã thập thò ngoài cửa rồi gọi:
– Dung, đi xem rước thần không?
– Cô đi trước đi, tôi đi sau.
– Thấy bảo hôm nay quan về sớm hơn đấy. Vốn dĩ là giờ Mùi về, nhưng giờ lại bảo sớm hơn, rước thần xong thì quan cũng về.
Tôi nhìn con Yến, rõ ràng muốn ra xem nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn đáp:
– Ừ, cô cứ đi trước đi.
– Vậy tôi đi trước nha.
Đợi con Yến đi khuất tôi nhét miếng ngọc bội vào trong tủ rồi chạy sang chỗ bà cả nói:
– Bu ơi, thầy đi đâu giờ này chưa về hở bu?
– Thầy mày đi nghe ngóng tình hình rồi.
– Dạ vâng, mà bu ơi, giờ con sai người đưa bu sang bên quan viên nhé. Con nghe nói bên quan viên biết tình hình, bu sang đó trước rồi tý con sang sau.
Bà cả nghe xong liền gật đầu đứng dậy, thằng Thìn với thằng Tỵ liền đưa bà đi sang quan viên. Tôi ở nhà cứ nóng lòng mãi, đợi khi thằng Thìn về báo đã đưa bà sang đấy an toàn tôi mới cảm thấy an tâm phần nào. Lúc này đã chuẩn bị lễ rước thần, tôi định đi xuống dinh của cái Hương gọi nó thì nó đã bước ra cười nói:
– Dung, đi xem rước thần đi, rước thần xong quan về đấy, sao còn ngồi đấy làm gì?
– Cô có đi không?
– Có đi giờ đây này, đi cùng đi.
Tôi với cái Hương đi trước, cậu Thành đi ở phía sau. Buồng của tôi với bà cả cũng được khoá chặt tránh có người ở nhà lục lọi. Khi ra đến đầu làng, tôi không thấy bóng cậu Thành đâu nữa liền quay sang cái Hương hỏi:
– Hương… tôi có chuyện này muốn hỏi cô được không?
– Chuyện gì vậy?
– Hôm trước cô xin ma hoàng làm gì thế? Sáng nay tôi thấy cậu Thành bảo cậu ấy không ốm, cũng không có uống ma hoàng.
Cái Hương hơi khựng lại… một lúc sau mới đáp:
– Tôi… tôi…
– Cô có điều gì khó nói à?
Đột nhiên tôi thấy mắt nó đỏ hoe rồi nói:
– Thực ra… thực ra ma hoàng ấy tôi không xin cho cậu Thành.
– Vậy cô xin cho ai?
– Cho… cho em gái của bạn tôi. Nó bị cảm mạo phong hàn mà nhà lại nghèo nên tôi…
– Bạn? Có phải là người trong lòng của cô không.
Cái Hương nhìn tôi rồi cúi gằm mặt đáp:
– Đúng vậy. Chính vì thế nên tôi mới nói dối là xin cho cậu Thành. Vì buổi sáng hôm ấy cậu ấy cũng có hơi sụt sịt thật nhưng chỉ xổ mũi một chút chứ không cảm hay sốt gì cả.
Tự dưng cái sự thẳng thắn của cái Hương lại làm tôi thấy hơi áy náy. Áy náy vì đã nghĩ oan cho nó, suy đi nghĩ lại thì nó đâu có lý do gì để hại bà cả. Vậy rốt cuộc ma hoàng là ai làm? Là con Yến sao?
Ở bên ngoài đột nhiên tiếng trống, tiếng chiêng vang lên. Tôi với cái Hương hơi lùi lại. Thanh niên trai tráng trong lòng rước kiệu thần vừa đi vừa đánh trống vang trời. Thần được rước từ Đình lên đến Nghè, đoàn người kéo dài không dứt, ai nấy đều tươi cười mặt rạng rỡ. Lễ rước thần mất hơn một canh giờ, tôi với cái Hương đứng mỏi rã rời chân liền vào tạm quán nước bên đường uống một chút. Thế nhưng khi còn chưa kịp nóng mông tiếng trống lại vang lên, lễ rước thần đã xong sao lại đánh trống nữa? Chẳng lẽ…. quan về? Quan về nhanh đến vậy sao?
Tôi không kìm được đứng bật dậy, thằng mõ vừa cầm cái mõ vừa rao:
– Loa loa loa loa… quan đã về làng… quan đã về làng… vinh quy bái tổ… loa loa loa loa…
Tôi nghe xong quay về phía cái Hương, không hiểu sao mắt cứ rơm rớm, lòng nao nao. Đến tận giây phút này tôi vẫn chưa biết quan là ai… Khi tôi còn đang đứng thì mấy người dân đã vừa chạy vừa nói lớn:
– Đi ra Dình làng đi mọi người, quan về Đình, quan đang về Đình.
Tôi với cái Hương không nói không rằng cũng chạy theo đám dân làng ấy. Đến khi ra cây đa trước Đình liền dừng lại, từ xa xa một chiếc kiệu lớn cùng rất nhiều lính tráng đang từ từ tiến đến. Đám người đông lắm, lúc này tôi không còn để ý gì nữa cố chen lên trên nhất. Có mấy ngươi tỏ ra khó chịu, tôi mặc kệ. Kiệu đến mỗi lúc một gần tim tôi cũng đập càng mạnh. Ở phía sau cái Hương gọi tôi không được, cũng không chen lên nổi đành lùi hẳn lại. Đám người hô hào rất lớn, tôi cố căng mắt ra nhìn, thế nhưng lọng che khuất tôi vẫn chưa nhận ra người ngồi trên kiệu là ai. Mãi đến khi chiếc kiệu tiến sát lại gần tôi cũng như vỡ oà… Trên kiệu là cậu Bảo, cậu mặc bộ quần áo quan, trên đầu đội mũ quan, cả người đều toát lên một ánh hào quang mà nhìn thôi cũng loá cả mắt. Mới có hơn ba tháng không gặp, vậy mà lúc này nhìn cậu khác quá, chững chạc hơn rất nhiều. Tôi nhìn lên, cố gọi to tên cậu, thế nhưng hình như cậu không nghe thấy, một cái liếc mắt cũng không dành cho tôi. Bất giác, một chút tủi thân trong lòng khẽ cuộn lên, thế nhưng tôi cố an ủi mình, người đông thế này cậu làm sao mà nghe được tiếng tôi.
Chiếc kiệu từ từ lướt qua tôi, tôi liền bám theo, đến khi vào sân Đình cậu được đám lính hạ kiệu sau đó bước vào làm lễ. Tôi đứng một góc nhìn theo bóng cậu, cậu ra dáng làm quan quá, trông kìa, mũi cậu cao, mắt cậu sáng, cả người cậu đều sang trọng. Lúc này tôi mới nhìn lại mình, tóc tai bù xù, tay chân lấm bẩn. Ở trong tiếng người mỗi lúc một vang lên, mấy người đứng bên cạnh tôi cười lớn nói:
– Con ông Phạm Lý đấy, trước nghe danh thông minh sáng dạ giờ đỗ luôn Thám hoa. Giỏi thật luôn đấy, đúng là mát mày mát mặt mà.
Tôi tự dưng cũng thấy tự hào thay, là đỗ Thám Hoa đấy, sao mà… sao mà đỗ cao thế hôm nay làng mới biết. Cậu Bảo… cậu Bảo của tôi đỗ làm quan đấy. Đến tận giây phút này tôi cũng còn không dám tin. Cậu làm lễ xong thì đi ra ngoài, tôi lại lần nữa cố chen lên. Đột nhiên tôi thấy cậu đảo mắt xuống bên dưới một vòng, đến khi… ánh mắt chạm khẽ vào ánh mắt tôi thì dừng lại. Thế nhưng tôi còn chưa kịp cười thì cậu cũng quay vội đi. Đột nhiên có tiếng một tên lính đứng cạnh tôi nói nhỏ:
– Nghe nói lần này vua ban hôn cho Thám Hoa luôn đấy, ban cho tiểu thư Ngọc Giang con quan Tam phẩm thì phải.
Tôi nghe xong liền quay ngoắt lại, mấy tên lính cũng gật gù đáp:
– Ừ, đúng rồi. Hôm trước tôi cũng nghe nói thế, còn thấy bảo lệnh vua ban rồi nhưng chưa công bố ra thôi.
– Tiểu thư con quan Tam phẩm thì khỏi bàn, xinh đẹp, giỏi giang có tiếng, nhưng sao không ban cho Trạng Nguyên mà ban cho Thám Hoa nhỉ?
– Thấy bảo vua ban công chúa cho Trạng Nguyên rồi, nên ban tiểu thư kia cho Thám Hoa. Nghe nói vinh quy bái tổ xong sẽ thành thân luôn.
Tôi không tin nổi vào tai mình, toàn thân cũng run lên. Đám lính vẫn đang bán tán xôn xao. Cậu Bảo… sắp thành thân với cô Giang? Tôi đưa mắt nhìn lên trên, cậu đang ngồi vẻ đạo mạo uy nghiêm. Thế nhưng dưới này cõi lòng tôi lại như tan nát, có ai bóp chặt lắm nơi lồng ngực phập phồng, sống mũi cũng cay xè, nước mắt không hiểu vì đâu mà tuôn ra. Đột nhiên tôi bỗng thấy cậu Bảo nhìn mình, ánh mắt cậu rõ đang nhìn tôi, là nhớ nhung, hay là đang thương hại? Tôi cắn chặt môi, có mấy người khẽ cũng nhìn theo ánh mắt của cậu rồi chạm đến tôi. Tôi cúi đầu, lách người ra khỏi đám đông rồi chạy ra bên ngoài. Ba tháng mỏi mòn chờ đợi cậu về, lời hứa cậu còn viết trên bức thư tôi giữ. Tôi không trách cậu, lệnh vua ban sao cậu dám từ chối, chỉ là có hàng ngàn, hàng vạn mũi kim như đâm sâu vào từng thớ da thịt.
Tôi chẳng biết mình chạy đi bao xa, chỉ biết khi dừng lại đã đang đứng ở rìa ao làng. Trên trời mây trắng, nắng vàng, nhưng trong lòng tôi lại âm u như sắp bão. Tôi không kìm chế được ngồi xuống bật khóc nức nở, nỗi mất mát, nỗi tủi thân càng lúc càng nhiều.
– Dung.
Tiếng con Yến đằng sau khẽ cất lên. Tôi nhìn nó, vội vàng lau nước mắt, cũng chợt thấy mắt nó đỏ hoe. Nó đưa cho tôi chai nước buồn rầu nói:
– Cậu Bảo vinh quy bái tổ, sao cô lại ra đây?
– Tôi…
– Dù gì cô cũng là vợ cậu ấy, tôi cũng mới biết chuyện…. cậu ấy được vua ban hôn ước với cô Giang… Có điều tôi nghĩ cô không cần buồn, vì dù sao cô vẫn là chính thất, là vợ cả mà.
Tôi cầm chai nước, mở ra tu ừng ực, hoàng thượng ban hôn thì cô Giang sẽ thành chính thất chứ tôi làm gì có cửa. Vả lại, chính thất, hay vợ lẽ thì cũng thế. Thế nhưng… khi còn chưa kịp nghĩ thông tôi đã thấy đầu óc lảo đảo tôi tăm. Có tiếng con Yến khẽ cất lên:
– Nhanh lên, cho nó vào bao rồi đặt lên xe thồ đi, cho cả rơm rạ, lúa mạ lên ai hỏi cứ bảo chở lúa đi xát. Đến bìa rừng nhớ cởi hết quần áo nó ra đấy, còn thằng Nguyên, khi nào có lệnh thì chạy vào gọi cậu Thành nhà ông Lý. Cứ thế mà thực hiện, tiền tao sẽ giao đầy đủ.
Tôi muốn kêu lên, thế nhưng còn chưa kịp kêu, đã ngã vật ra đất, xung quanh chỉ còn một màu tối tăm. Câu cuối cùng tôi nghe được từ miệng con Yến là “Mày không muốn làm lẽ thì để cho tao, con Giang làm vợ cả, tao sẽ thay mày làm lẽ”. Đến khi nó dứt lời tôi cũng đã lịm đi không còn biết gì.
***
– Giờ mợ nhờ mày một việc được không?
– Được mợ nói đi.
Tôi thở dài nói thầm vào tai nó mấy câu, nói xong nó liền hỏi lại:
– Vậy còn chuyện kia?
– Chuyện đó mợ tính sau. Giờ mợ về cái đã. Nhớ lời mợ dặn nhé.
– Vâng ạ. Mợ lo xa thật đấy.
Tôi bật cười chạy một mạch về nhà. Lúc này con Yến cũng đang phơi quần áo trước sân. Nhìn thấy tôi nó liền nói:
– Này, nghe nói quan về đấy. Hồi hộp nhỉ, không biết có phải cậu Bảo không nữa?
– Ừ tôi cũng đang ngóng này. Chẳng biết là ai nữa.
Con Yến không nói gì nữa, khẽ mỉm cười, xem chừng nó vui lắm. Tôi mặc kệ chạy thẳng vào buồng của bà cả. Bà hôm nay trông khoẻ lên rất nhiều, vừa đọc sách vừa hát. Tôi liền ngồi lên giường rồi nói:
– Bu… bu không hồi hộp à? Con… con hồi hộp quá đi mất, sao bu bình thản thế? Không biết quan có phải cậu Bảo không nữa.
Bà cả nhìn tôi đáp lại:
– Đằng nào giờ cũng không biết là ai, có hồi hộp cũng phải chờ thì hồi hộp làm gì?
– Trời, tim con đang đập thình thịch đây bu.
– Ngốc. Thằng Bảo đỗ thì bu mừng, không đỗ cũng chẳng sao, nhà mình còn đầy ruộng, cùng lắm về cày ruộng thôi.
Bà cả bình tĩnh thật luôn, nhưng mà bà nói cũng đúng mà. Tôi rất mong cậu Bảo đỗ đạt, nhưng nếu như không đỗ tôi cũng chỉ buồn xíu xiu thôi. Cùng lắm hai đứa cày ruộng làm nương, mắc gì phải thất vọng với lo lắng chứ. Tôi ngồi kéo chân bà vừa bóp vừa nói:
– Bu, con có chuyện này muốn hỏi nha
– Hỏi đi.
– Ngày trước ý, thầy quen bà hai ở bên làng Liễu hả bu?
Tôi hỏi xong cứ ngỡ bà cả trợn tròn mắt chửi tôi, thế nhưng không bà chỉ tỏ ý hơi ngạc nhiên hỏi lại:
– Sao con lại hỏi như vậy?
– Con… tự dưng con tò mò về bà ấy.
– Ừ, ông ấy quen nó ở làng Liễu.
– Lấy về rồi bà ấy mới có chửa hả bu
– Không, sau khi ngủ với nhau đợt ấy nó chửa nên thầy mày rước nó về luôn.
– Con nghe nói lúc bà ấy có chửa mấy tháng cuối thì về quê đúng không bu?
– Đúng rồi, nó chửa sáu tháng gần bảy tháng thì xin về quê vì nó bảo ở đây suốt ngày động thai.
Sáu tháng? Tôi có nghe nhầm không đây? Rõ ràng thằng Du bảo bà ta về quê mấy ngày đã đẻ kia mà? Tôi lắp bắp hỏi lại:
– Bu… là sáu tháng sao?
– Đúng rồi, sao thế?
Người ta sinh đủ tháng đủ ngày mà đứa bé có khi còn chết, sinh non tám tháng còn khó giữ, huống hồ sáu tháng.
– Lúc đó bà ta… có chửa có to không bu?
– Cũng không rõ, vào mùa đông không ai để ý, nhưng rốt cuộc có chuyện gì?
– Dạ… không có gì đâu bu, thôi bu nghỉ đi. Con bóp chân cho.
– Vẽ chuyện. Để bu gọi cái Mít bóp.
– Dạ thôi. Để con bóp cho.
Bà cả nhìn thấy vậy thì bật cười ném quyển sách ra bàn xong đó nằm xuống thiêm thiếp đi. Tôi vừa bóp chân vừa bắt đầu suy nghĩ, lúc này cần nhất là xâu chuỗi những điểm mà tôi cho là vô lý lại. Thứ nhất, đứa con gái của bà hai chắc chắn không hề chết trong lúc có chửa, điều này thằng Du nói rồi, cái đứa bé được nhà ông Sinh nuôi bốn năm năm rất có thể là con gái bà hai, trùng khớp với việc cái Mít nói năm bốn tuổi cái Yến được bà hai mang về nuôi. Linh cảm cái Yến là con bà hai mỗi lúc một rõ ràng. Chẳng phải bu bà hai nói rằng chỉ có một mụn con gái sao, dù cho có già cả lẩm cẩm cũng khó mà có khả năng quên luôn việc mình có mấy đứa con. Vả lại theo lời bà hai con Yến mới mười sáu tuổi, còn sinh sau cậu Thành, vậy sao không một ai biết tăm hơi thầy bu nó? Dù thầy bu nó có chết sau khi sinh nó cũng là sau hai ba năm bà hai sinh, cũng là sau khi chuyển đến làng Liễu một thời gian, không có cớ gì hàng xóm không biết. Bà hai cũng chẳng phải loại người dám nhận một đứa xa lạ về nuôi.
Thứ hai, tại sao bà hai có chửa sáu tháng về quê mấy ngày đã sinh. Điều này chắc chắn là vô lý, bởi đứa con của bà hai nghe nói khóc ngặt nghèo suốt. Bảy, tám tháng sinh còn phải thuê thầy lang về chăm sóc cũng chưa chắc đã qua nổi huống hồ là sáu tháng. Sáu tháng mà đẻ được đứa trẻ khoẻ mạnh thì không phải vô lý mà là quá quá vô lý. Đã vậy còn một điểm nữa, đó là ông Lý lấy bà ta về bà ta có chửa luôn, mà sáu tháng sau đã sinh ra một đứa bé khoẻ mạnh. Cậu Thành bị tráo đổi khi đứa con gái đã được hơn hai tháng gần ba tháng, mà khi ấy cậu Thành mới sinh chẳng phải thời gian này rất trùng khớp với thời gian bà hai được ông Lý cưới về hay sao? Vậy… chẳng lẽ đứa bé đó không phải con ông Lý. Tôi đột nhiên bật hẳn dậy à lên một tiếng, sao tôi lại không nghĩ đến trường hợp này cơ chứ? Lúc này tôi cũng doán được, người ngủ với ông Lý ở làng Liễu là bu cậu Thành, và một lý do gì đó bà ta bị bà hai thế thân để được gả vào nhà này.
– Sao mà à ừ cái gì đấy con?
Tôi nhìn bà cả khẽ đáp lại:
– Bu, bu nghỉ đi con về nằm chút nha.
– Ừ về đi.
Khi về đến cửa buồng tôi lại thấy con Yến đang ngồi thêu. Nếu như giả dụ nó là con bà hai, vậy thầy nó là ai? Tôi suy đi đoán lại cuối cùng cũng chọn ra một khả năng. Chẳng phải bà hai có một người đàn ông là thanh mai trúc mã sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho bà ta sao? Chẳng phải khi con Yến gặp lão ta, nó tát lão ta lão ta cũng không phản ứng gì sao? Khả năng cao con Yến là người đi tìm lão ta, vậy mà khi bị nó đánh, lão ta cũng nhất mực không khai, chẳng phải lão ta… có phần bảo vệ nó sao? Có khi nào… Tôi không muốn suy nghĩ chủ quan, tuy rằng khả năng này đúng rất cao nhưng tôi cần một bằng chứng xác thực. Mà bằng chứng ấy, nằm ở bu cậu Thành.
Giờ tạm thời bỏ qua chuyện đó quay sang chuyện ma hoàng. Tại sao cậu Thành không ốm mà cái Hương nói cậu ta ốm? Chuyện này chắc chắn không đơn giản như tôi nghĩ. Tôi ngồi dậy mở tủ lấy miếng ngọc bội của cái Hương ra. Thực lòng tôi không muốn tin nó giở trò, bởi tính cách nó đến bây giờ tôi vẫn cho nó là một người tốt. Nhưng… ma hoàng, tại sao nó lại lấy? Tại sao nó lại nói dối? Khi tôi còn đang suy nghĩ con Yến đã thập thò ngoài cửa rồi gọi:
– Dung, đi xem rước thần không?
– Cô đi trước đi, tôi đi sau.
– Thấy bảo hôm nay quan về sớm hơn đấy. Vốn dĩ là giờ Mùi về, nhưng giờ lại bảo sớm hơn, rước thần xong thì quan cũng về.
Tôi nhìn con Yến, rõ ràng muốn ra xem nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn đáp:
– Ừ, cô cứ đi trước đi.
– Vậy tôi đi trước nha.
Đợi con Yến đi khuất tôi nhét miếng ngọc bội vào trong tủ rồi chạy sang chỗ bà cả nói:
– Bu ơi, thầy đi đâu giờ này chưa về hở bu?
– Thầy mày đi nghe ngóng tình hình rồi.
– Dạ vâng, mà bu ơi, giờ con sai người đưa bu sang bên quan viên nhé. Con nghe nói bên quan viên biết tình hình, bu sang đó trước rồi tý con sang sau.
Bà cả nghe xong liền gật đầu đứng dậy, thằng Thìn với thằng Tỵ liền đưa bà đi sang quan viên. Tôi ở nhà cứ nóng lòng mãi, đợi khi thằng Thìn về báo đã đưa bà sang đấy an toàn tôi mới cảm thấy an tâm phần nào. Lúc này đã chuẩn bị lễ rước thần, tôi định đi xuống dinh của cái Hương gọi nó thì nó đã bước ra cười nói:
– Dung, đi xem rước thần đi, rước thần xong quan về đấy, sao còn ngồi đấy làm gì?
– Cô có đi không?
– Có đi giờ đây này, đi cùng đi.
Tôi với cái Hương đi trước, cậu Thành đi ở phía sau. Buồng của tôi với bà cả cũng được khoá chặt tránh có người ở nhà lục lọi. Khi ra đến đầu làng, tôi không thấy bóng cậu Thành đâu nữa liền quay sang cái Hương hỏi:
– Hương… tôi có chuyện này muốn hỏi cô được không?
– Chuyện gì vậy?
– Hôm trước cô xin ma hoàng làm gì thế? Sáng nay tôi thấy cậu Thành bảo cậu ấy không ốm, cũng không có uống ma hoàng.
Cái Hương hơi khựng lại… một lúc sau mới đáp:
– Tôi… tôi…
– Cô có điều gì khó nói à?
Đột nhiên tôi thấy mắt nó đỏ hoe rồi nói:
– Thực ra… thực ra ma hoàng ấy tôi không xin cho cậu Thành.
– Vậy cô xin cho ai?
– Cho… cho em gái của bạn tôi. Nó bị cảm mạo phong hàn mà nhà lại nghèo nên tôi…
– Bạn? Có phải là người trong lòng của cô không.
Cái Hương nhìn tôi rồi cúi gằm mặt đáp:
– Đúng vậy. Chính vì thế nên tôi mới nói dối là xin cho cậu Thành. Vì buổi sáng hôm ấy cậu ấy cũng có hơi sụt sịt thật nhưng chỉ xổ mũi một chút chứ không cảm hay sốt gì cả.
Tự dưng cái sự thẳng thắn của cái Hương lại làm tôi thấy hơi áy náy. Áy náy vì đã nghĩ oan cho nó, suy đi nghĩ lại thì nó đâu có lý do gì để hại bà cả. Vậy rốt cuộc ma hoàng là ai làm? Là con Yến sao?
Ở bên ngoài đột nhiên tiếng trống, tiếng chiêng vang lên. Tôi với cái Hương hơi lùi lại. Thanh niên trai tráng trong lòng rước kiệu thần vừa đi vừa đánh trống vang trời. Thần được rước từ Đình lên đến Nghè, đoàn người kéo dài không dứt, ai nấy đều tươi cười mặt rạng rỡ. Lễ rước thần mất hơn một canh giờ, tôi với cái Hương đứng mỏi rã rời chân liền vào tạm quán nước bên đường uống một chút. Thế nhưng khi còn chưa kịp nóng mông tiếng trống lại vang lên, lễ rước thần đã xong sao lại đánh trống nữa? Chẳng lẽ…. quan về? Quan về nhanh đến vậy sao?
Tôi không kìm được đứng bật dậy, thằng mõ vừa cầm cái mõ vừa rao:
– Loa loa loa loa… quan đã về làng… quan đã về làng… vinh quy bái tổ… loa loa loa loa…
Tôi nghe xong quay về phía cái Hương, không hiểu sao mắt cứ rơm rớm, lòng nao nao. Đến tận giây phút này tôi vẫn chưa biết quan là ai… Khi tôi còn đang đứng thì mấy người dân đã vừa chạy vừa nói lớn:
– Đi ra Dình làng đi mọi người, quan về Đình, quan đang về Đình.
Tôi với cái Hương không nói không rằng cũng chạy theo đám dân làng ấy. Đến khi ra cây đa trước Đình liền dừng lại, từ xa xa một chiếc kiệu lớn cùng rất nhiều lính tráng đang từ từ tiến đến. Đám người đông lắm, lúc này tôi không còn để ý gì nữa cố chen lên trên nhất. Có mấy ngươi tỏ ra khó chịu, tôi mặc kệ. Kiệu đến mỗi lúc một gần tim tôi cũng đập càng mạnh. Ở phía sau cái Hương gọi tôi không được, cũng không chen lên nổi đành lùi hẳn lại. Đám người hô hào rất lớn, tôi cố căng mắt ra nhìn, thế nhưng lọng che khuất tôi vẫn chưa nhận ra người ngồi trên kiệu là ai. Mãi đến khi chiếc kiệu tiến sát lại gần tôi cũng như vỡ oà… Trên kiệu là cậu Bảo, cậu mặc bộ quần áo quan, trên đầu đội mũ quan, cả người đều toát lên một ánh hào quang mà nhìn thôi cũng loá cả mắt. Mới có hơn ba tháng không gặp, vậy mà lúc này nhìn cậu khác quá, chững chạc hơn rất nhiều. Tôi nhìn lên, cố gọi to tên cậu, thế nhưng hình như cậu không nghe thấy, một cái liếc mắt cũng không dành cho tôi. Bất giác, một chút tủi thân trong lòng khẽ cuộn lên, thế nhưng tôi cố an ủi mình, người đông thế này cậu làm sao mà nghe được tiếng tôi.
Chiếc kiệu từ từ lướt qua tôi, tôi liền bám theo, đến khi vào sân Đình cậu được đám lính hạ kiệu sau đó bước vào làm lễ. Tôi đứng một góc nhìn theo bóng cậu, cậu ra dáng làm quan quá, trông kìa, mũi cậu cao, mắt cậu sáng, cả người cậu đều sang trọng. Lúc này tôi mới nhìn lại mình, tóc tai bù xù, tay chân lấm bẩn. Ở trong tiếng người mỗi lúc một vang lên, mấy người đứng bên cạnh tôi cười lớn nói:
– Con ông Phạm Lý đấy, trước nghe danh thông minh sáng dạ giờ đỗ luôn Thám hoa. Giỏi thật luôn đấy, đúng là mát mày mát mặt mà.
Tôi tự dưng cũng thấy tự hào thay, là đỗ Thám Hoa đấy, sao mà… sao mà đỗ cao thế hôm nay làng mới biết. Cậu Bảo… cậu Bảo của tôi đỗ làm quan đấy. Đến tận giây phút này tôi cũng còn không dám tin. Cậu làm lễ xong thì đi ra ngoài, tôi lại lần nữa cố chen lên. Đột nhiên tôi thấy cậu đảo mắt xuống bên dưới một vòng, đến khi… ánh mắt chạm khẽ vào ánh mắt tôi thì dừng lại. Thế nhưng tôi còn chưa kịp cười thì cậu cũng quay vội đi. Đột nhiên có tiếng một tên lính đứng cạnh tôi nói nhỏ:
– Nghe nói lần này vua ban hôn cho Thám Hoa luôn đấy, ban cho tiểu thư Ngọc Giang con quan Tam phẩm thì phải.
Tôi nghe xong liền quay ngoắt lại, mấy tên lính cũng gật gù đáp:
– Ừ, đúng rồi. Hôm trước tôi cũng nghe nói thế, còn thấy bảo lệnh vua ban rồi nhưng chưa công bố ra thôi.
– Tiểu thư con quan Tam phẩm thì khỏi bàn, xinh đẹp, giỏi giang có tiếng, nhưng sao không ban cho Trạng Nguyên mà ban cho Thám Hoa nhỉ?
– Thấy bảo vua ban công chúa cho Trạng Nguyên rồi, nên ban tiểu thư kia cho Thám Hoa. Nghe nói vinh quy bái tổ xong sẽ thành thân luôn.
Tôi không tin nổi vào tai mình, toàn thân cũng run lên. Đám lính vẫn đang bán tán xôn xao. Cậu Bảo… sắp thành thân với cô Giang? Tôi đưa mắt nhìn lên trên, cậu đang ngồi vẻ đạo mạo uy nghiêm. Thế nhưng dưới này cõi lòng tôi lại như tan nát, có ai bóp chặt lắm nơi lồng ngực phập phồng, sống mũi cũng cay xè, nước mắt không hiểu vì đâu mà tuôn ra. Đột nhiên tôi bỗng thấy cậu Bảo nhìn mình, ánh mắt cậu rõ đang nhìn tôi, là nhớ nhung, hay là đang thương hại? Tôi cắn chặt môi, có mấy người khẽ cũng nhìn theo ánh mắt của cậu rồi chạm đến tôi. Tôi cúi đầu, lách người ra khỏi đám đông rồi chạy ra bên ngoài. Ba tháng mỏi mòn chờ đợi cậu về, lời hứa cậu còn viết trên bức thư tôi giữ. Tôi không trách cậu, lệnh vua ban sao cậu dám từ chối, chỉ là có hàng ngàn, hàng vạn mũi kim như đâm sâu vào từng thớ da thịt.
Tôi chẳng biết mình chạy đi bao xa, chỉ biết khi dừng lại đã đang đứng ở rìa ao làng. Trên trời mây trắng, nắng vàng, nhưng trong lòng tôi lại âm u như sắp bão. Tôi không kìm chế được ngồi xuống bật khóc nức nở, nỗi mất mát, nỗi tủi thân càng lúc càng nhiều.
– Dung.
Tiếng con Yến đằng sau khẽ cất lên. Tôi nhìn nó, vội vàng lau nước mắt, cũng chợt thấy mắt nó đỏ hoe. Nó đưa cho tôi chai nước buồn rầu nói:
– Cậu Bảo vinh quy bái tổ, sao cô lại ra đây?
– Tôi…
– Dù gì cô cũng là vợ cậu ấy, tôi cũng mới biết chuyện…. cậu ấy được vua ban hôn ước với cô Giang… Có điều tôi nghĩ cô không cần buồn, vì dù sao cô vẫn là chính thất, là vợ cả mà.
Tôi cầm chai nước, mở ra tu ừng ực, hoàng thượng ban hôn thì cô Giang sẽ thành chính thất chứ tôi làm gì có cửa. Vả lại, chính thất, hay vợ lẽ thì cũng thế. Thế nhưng… khi còn chưa kịp nghĩ thông tôi đã thấy đầu óc lảo đảo tôi tăm. Có tiếng con Yến khẽ cất lên:
– Nhanh lên, cho nó vào bao rồi đặt lên xe thồ đi, cho cả rơm rạ, lúa mạ lên ai hỏi cứ bảo chở lúa đi xát. Đến bìa rừng nhớ cởi hết quần áo nó ra đấy, còn thằng Nguyên, khi nào có lệnh thì chạy vào gọi cậu Thành nhà ông Lý. Cứ thế mà thực hiện, tiền tao sẽ giao đầy đủ.
Tôi muốn kêu lên, thế nhưng còn chưa kịp kêu, đã ngã vật ra đất, xung quanh chỉ còn một màu tối tăm. Câu cuối cùng tôi nghe được từ miệng con Yến là “Mày không muốn làm lẽ thì để cho tao, con Giang làm vợ cả, tao sẽ thay mày làm lẽ”. Đến khi nó dứt lời tôi cũng đã lịm đi không còn biết gì.
***
Tác giả :
Phạm Vũ Anh Thư