Tình Chị Duyên Em
Chương 28
Khi về tới nhà, con Mít đã sắc xong ma hoàng đang bê lên. Tôi liền giữ tay nó lại rồi nói:
– Mít, đổ ngay chén thuốc đi rồi xuống đây mợ hỏi.
– Ơ con mới sắc xong mà.
– Mợ bảo đổ thì mày cứ đổ đi, mày thương bà cả nhất mà đúng không? Đổ đi xuống mợ bảo.
Con Mít gật đầu đổ bát thuốc sau đó chui xuống bếp ngơ ngác hỏi:
– Sao vậy mợ?
– Ma hoàng này ai bảo mày sắc cho bà?
– Thì hôm đó ông thầy lang Nguyễn mang qua, anh Thìn đưa cho con bảo là đưa cho mợ Hương một nửa, con một nửa sắc cho bà. Thầy lang Nguyễn có dặn sắc hết ngần ấy thang thuốc này là được. Mà giờ con đã sắc hết đâu?
Tôi mặc kệ con Mít đang phân bua lao ra chỗ thằng Thìn hỏi nó:
– Thìn, hôm trước thầy lang Nguyễn đưa ma hoàng cho mày là bao nhiêu thang?
– Là ba mươi thang, con đưa mợ Hương mười lăm, con Mít mười lăm. Sao vậy mợ?
– Không sao.
Lúc này tôi vẫn đang rối như tơ vò. Mười lăm thang thuốc uống trong nửa tháng mà giờ là gần một tháng rưỡi rồi. Kể cả thằng Thìn có đưa cho con Mít hết ba mươi thang thì lẽ ra cũng phải kết thúc từ lâu rồi chứ? Rốt cuộc tại sao đến giờ con Mít vẫn đang sắc thuốc? Tôi lại chạy xuống bếp nhìn con Mít hỏi:
– Mít, ma hoàng để chỗ nào? Lúc thằng Thìn đưa cho mày có đếm không?
– Dạ, ma hoàng con để trên đây này mợ. Con không đếm vì thấy bảo cứ sắc mỗi ngày một thang là được mà mợ.
– Vậy là đến giờ vẫn chưa hết?
– Vâng, đã hết đâu, mợ xem, vẫn còn đầy đi.
Nói đến đâu con Mít mở cánh cửa chạn bát ra, quả thực ở trong đó còn rất nhiều ma hoàng. Con Mít trước nay là người hầu hạ thuốc thang cho bà cả, chắc chắn có người lợi dụng nó ngốc nghếch mà mang thêm ma hoàng cho vào chạn bát. Nhưng người đó là ai? Nhất định phải là người am hiểu y thuật, mà nhà này người am hiểu nhất… chính là con Yến! Tôi để con Mít ngồi dưới bếp đi lên buồng tìm vú Bảy, vú Bảy vừa nhìn thấy tôi liền hỏi:
– Mợ tìm tôi có việc gì à?
Ở nhà này người trung thành nhất với bà cả là vú Bảy và con Mít. Có điều con Mít quá ngô nghê, chỉ có vú Bảy mới đủ khả năng để tôi hỏi. Tôi nhìn vú kể lại mọi sự tình. Vú Bảy nghe xong trợn tròn mắt lao hùng hục xuống bếp. Khi nhìn thấy đống ma hoàng vú liền quay sang tôi nói:
– Mợ Dung, chuyện sắc thuốc trước đến nay tôi đều giao cho con ngố này. Nhất là thời gian này bà cả ốm liên miên nên giao cho tôi nhiều việc quá tôi không để ý được. Tôi chỉ bảo nó mỗi lần sắc thuốc nhớ thử kim xem có độc hay không mới được mang lên cho bà, không nghĩ lại xảy ra tình huống này. Mít, nghe bà hỏi, ma hoàng này sao lại có nhiều như vậy?
– Dạ… con không biết. Con hôm trước được thằng Thìn đưa thì nhét hết vào đây. Con cứ tưởng ít lắm mà sắc mãi không hết…
– Trời ơi, mày không biết đếm à? Lẽ ra khi về phải đếm xem bao nhiêu thang chứ?
– Dạ… con xin lỗi bà. Tại con không để ý, thấy bảo sắc hết thì bà cả uống sẽ khỏi nên con cứ thế sắc. Với lại con nghe bảo ma hoàng cũng không ảnh hưởng tới thai nhi mà.
Đúng rồi, ma hoàng tương đối an toàn với thai nhi trong một số tài liệu nhưng cũng chưa chắc chắn. Ông lang Nguyễn có nói, ma hoàng có thể uống trong mười lăm đến ba mươi ngày nhưng giờ là bốn năm mươi ngày rồi. Có lẽ có người đã lén cho ma hoàng vào đây, con Mít mỗi ngày mở ra đều thấy có ma hoàng nên cứ sắc, bà cả thì bận rộn, cũng không am hiểu về y thuật nên cứ uống, đến chính bản thân tôi nếu hôm nay không hỏi có lẽ cũng cho rằng ma hoàng uống mãi không có vấn đề gì. Tôi mang mấy thang thuốc đưa cho vú Bảy rồi nói:
– Mấy thang thuốc này vú giúp con sắc cho bà.
Tôi nhìn đống ma hoàng trong bếp, phải còn đến hơn chục thang nữa. Rốt cuộc là ai giở trò? Là con Yến hay một ai khác? Hôm bà cả ốm, cũng là hôm con Chi sang, chính hôm ấy tìm thấy Bạch Chỉ dưới bếp, có khi nào con Chi bị con Yến sai để giở trò không? Dưới này tận hơn chục thang thuốc ma hoàng nữa, mà sao con Mít nó ngố thế không biết. Làm gì có ai kê lắm thuốc như vậy, bảo sao mà con này suốt ngày bị vú Bảy chửi cũng đúng thôi. Không phủ nhận nó rất thương bà cả, nhưng đôi khi thương mà ngố lại là hại bà. Cái Hương hôm trước cũng chỉ có mười lăm thang, kể cả nó đưa hết cho con Mít thì lẽ ra thuốc cũng hết lâu rồi. Tôi thở dài, sai người mời ông lang Nguyễn về khám cho bà cả trước. Cũng may khám xong ông lang Nguyễn bảo bà cả không sao, tác dụng phụ của ma hoàng mới chỉ gây đau đầu, vả lại bà cả là người khá lười uống thuốc nên rất nhiều lần con Mít sắc xong bà chả thèm uống mà đổ đi. Tôi nghe xong mà thở phào nhẹ nhõm. Bà cả sau khi khám xong lại nghe tôi trình bày liền sai người lục soát hết các dinh nhưng cuối cùng cũng không tìm thấy bóng dáng ma hoàng ở đâu. Tầm này mọi người ra đồng hết nên việc lục soát cũng không ai biết, chỉ là trong lòng tôi vẫn luôn có một cảm giác bất an không lành. Liệu có phải là con Yến hay không? Tôi lên buồng bà cả khẽ nói:
– Bu, hay bu về nhà quan viên ở một thời gian, định sinh xong em bé tính sau. Giờ cứ có kẻ ném đá giấu tay thế này, lại không có bằng chứng gì chi bằng như vậy được không bu?
Bà cả khẽ đưa tay vuốt tóc tôi đáp lại:
– Dung, bu biết con lo cho bu, nhưng nếu bu đi bu cũng không nỡ. Thôi thế này, chiều nay về bu sẽ bảo thầy con gả quách con Yến đi. Nó còn ở đây ngày nào mình còn lo lắng ngày ấy.
– Nhưng liệu thầy có nghe không?
– Giờ bu đang có chửa, không nghe cũng phải nghe.
– Từ nay bu để con sắc thuốc cho bu, thuốc con sẽ mang về buồng con để sáng con sắc.
– Ừ được rồi. Với bu cũng chẳng muốn uống thuốc thang gì nhiều nên hạn chế sắc thôi con. Cứ của ngon vật lạ cho bu ăn có khi còn khoẻ mạnh.
– Dạ vâng.
Tuy nói vậy nhưng lòng tôi vẫn rất lo lắng. Chuyện bạch chỉ tôi có thể cho qua nhưng chuyện ma hoàng không dễ dàng như vậy được. Đây không chỉ liên quan đến danh dự mà liên quan trực tiếp đến sức khoẻ bà cả. Trong lòng tôi tất nhiên nghi vấn lớn nhất vẫn là con Yến, có điều sao tôi vẫn có một linh cảm không đúng. Hại bà cả, con Yến sẽ đạt mục đích gì? Như vậy chẳng phải cậu Bảo biết sẽ hận nó sao? Nó thực sự là chủ mưu hay không? Tôi nhắm nghiền mắt, đặc biệt dặn vú Bảy ở nhà để ý mọi chuyện. Nhưng con Yến cũng khá giỏi về y thuật, sao tôi lại cứ nửa nghi nửa không thế này cơ chứ? Thôi, nếu đã có chút nghi thì cứ nên điều tra từ nó trước. Tôi đi sang nhà quan viên gọi thằng Du sai nó qua làng Liễu tìm hiểu cho tôi chút chuyện, nghi ngờ ở đâu, tìm hiểu ở đấy. Thằng Du này nhanh nhẹn, cho đi dò la tin tức là hợp lý nhất. Nhưng có tìm hiểu thế nào giờ cũng phải trong bí mật, giờ chuyện gì cũng không thể rủt dây động rừng được.
Hôm nay cũng là mười lăm tháng sáu âm lịch rồi, mười tám này sẽ có hội làng, cậu Bảo đi hơn tính ra cũng quá ba tháng. Tôi trở về buồng lòng lại nặng trĩu, không biết trên đó cậu thi cử thế nào, sống mũi tôi lại bất chợt cay xè. Kể ra bình thường ở nhà, mấy chuyện này cậu sẽ cùng tôi tìm hiểu, giờ có hai bu con lủi thủi bảo vệ nhau mà tủi thân quá. Nhớ năm ngoái tầm này tôi với cậu đang chuẩn bị tíu tít xem hội, năm nay đến giờ phút này vẫn chưa thấy cậu đâu. Tôi nằm suy nghĩ mãi đến tận chiều tỉnh dậy cũng phát hiện gối ướt đẫm. Lâu lắm rồi tôi không khóc, cứ ngỡ là mình đã quen dần với việc xa cậu hoá ra không phải, tôi vẫn nhớ cậu nhiều đến vậy.
Chiều hôm ấy ăn cơm xong, ông Lý gọi con Yến lên nhà rồi nói:
– Yến này, có cái mối bên nhà ông Long muốn hỏi con về đấy làm dâu. Con có ưng không?
Con Yến vừa nghe đến đây, bất chợt khựng lại, một lúc lâu sau mới lắp bắp đáp:
– Ông định gả con đi sao?
– Con cũng mười sáu rồi, phải gả cho con tấm chồng chứ.
Bà cả phe phẩy quạt nhếch mép nói:
– Chứ định ở già đến đây sao? Ông Lý thì cũng như cha, mà cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cứ thế mà làm.
Con Yến chợt đỏ hoe mắt, cúi mặt lí nhí trả lời:
– Dạ… dạ vâng, nhưng ông để thư thư cho con một thời gian được không? Cuối năm này gả con đi sau có được không ông? Giờ cũng tháng sáu rồi, mấy nữa cũng cuối năm thôi.
– Ừ, thế cũng được, để ông bảo bên ông Long.
– Dạ, con đội ơn ông bà.
Bà cả nhìn ông Lý thở dài nói:
– Sao không gả sớm đi, đằng nào chả phải gả? Con gái lớn để ở nhà người ta nói ra nói vào.
Con Yến thấy vậy liền quỳ xuống khóc lóc:
– Thưa ông bà, con ở đây quen rồi, cũng coi đây là nhà, coi ông như cha… Cho con ở lại vài tháng để chuẩn bị tinh thần rồi gả đi sau…
Nghe con Yến khóc ông Lý gật đầu đáp:
– Thôi giờ hay cuối năm chả thế, cứ để nó ở đến tháng chín tôi đánh lời với ông Long là được. Thôi quyết định thế đi.
Bà cả biết không cãi được lời ông Lý cuối cùng cũng gật đầu. Giờ tháng sáu, ba tháng nữa… trong ba tháng này nhất định tôi phải cảnh giác cao độ, và nhất định cũng phải tìm ra được, rốt cuộc ma hoàng từ đâu mà có. Con Yến cúi đầu xin phép về dinh, tôi nhìn theo nó, nếu như điều tra được sớm việc nó có phải con bà hai, ông Lý không có lẽ sóng gió sẽ không còn. Giả dụ… nó là con ông Lý thật… chẳng phải tốt rồi sao, như vậy nó cùng máu mủ, cùng huyết thống với cậu Bảo và không có cớ gì để hại tôi nữa.
Sáng hôm sau khi đang ngủ thì tiếng trống, tiếng chiêng vang lên khắp nơi. Mười sáu là lễ rước thần, mười tám là hội chính thức. Tôi bật dậy chạy ra bên ngoài vừa hay gặp ngay cậu Thành đứng sân. Cậu ta nhìn tôi cười hỏi:
– Hôm nay rước thần, cô có muốn đi xem không?
– Cậu với Hương đi xem hả? Nếu vậy tôi đi ké hai người cũng được.
Cậu Thành bật cười, tôi hơi ngượng ngùng không biết nói gì đành lảng qua chuyện khác:
– Mà cậu khỏi ốm chưa?
– Ốm?
– Ừ thì thấy Hương bảo cậu cũng bị cảm mà.
– Cảm mạo phong hàn sao? Tôi đâu có bị cảm mạo phong hàn bao giờ?
Tôi bất chợt giật mình hỏi lại:
– Chẳng phải tháng trước bu tôi cảm mạo phong hàn phải cắt ma hoàng, lúc ấy vợ cậu cũng bảo cậu bị như vậy nên cắt thêm cho cậu mười lăm thang sao?
– Ma hoàng? Cô nói gì tôi thực sự không hiểu, tôi không có cảm mạo, cũng không uống ma hoàng gì cả.
Tôi nghe xong, bỗng dưng thấy hơi run rẩy. Rốt cuộc là sao? Chẳng phải khi ấy cái Hương nói cậu Thành bị cảm mạo sao, giờ tự dưng cậu ta lại nói không phải? Tôi định hỏi thêm mấy câu nữa thì bên ngoài có tiếng nói rất lớn cất lên:
– Loa loa loa loa… loa loa loa loa… giờ Thìn rước thần, dân làng ra xem, giờ Mùi quan về, vinh quy bái tổ.
Tôi nghe câu đầu, định chạy vào nhà, thế nhưng nghe câu cuối toàn thân khựng lại. Quan về? Vinh quy bái tổ? Tim tôi bỗng dưng cũng đập liên hồi, ở làng này có bốn năm người đi thi, quan… người đỗ đạt làm quan kia? Là ai?Tôi lúc này không còn giữ được bình tĩnh lao ra ngoài hỏi thằng mõ:
– Mõ… quan hôm nay về sao?
– Dạ vâng. Quan làng mình đó mợ ơi, đỗ cao lắm.
– Quan… quan đó là ai?
– Dạ con cũng đâu có biết, chỉ biết hôm nay quan về thôi, mà sao mợ không hỏi quan viên xem, biết đâu quan biết thì sao.
Thằng mõ cũng không biết, tôi liền chạy sang nhà quan viên. Thế nhưng đến nơi thấy gia nô nói quan không có nhà, trời ơi, tôi hồi hộp phát điên lên mất. Có điều cũng không biết phải làm gì đành thất thểu đi về. Khi vừa ra ngoài cổng chợt thấy thằng Du đang tiến lại. Nó nhìn thấy tôi liền vội vàng nói:
– Mợ Dung, con cũng đang định đi tìm mợ đây.
Tuy tim còn đập mạnh, tay còn run nhưng tôi cũng không thể lơ là chuyện này được liền hỏi:
– Sao rồi, đi cả ngày hôm qua điều tra được gì chưa?
– Dạ, con có xuống làng Liễu, tìm được nhà bà hai nhưng mà chẳng có ai ở đó mợ ạ. Nghe nói có bu bà hai thì mất từ hơn một năm trước rồi. Nhưng con cũng hỏi được hàng xóm được mấy điều
– Mày nói nhanh lên nào, sốt ruột quá, đại loại tìm được manh mối gì chưa?
– Thì mợ để con kể xem nào, con xuống hỏi hàng xóm thì người ta bảo bà hai không có anh trai hay chị gái gì
– Không có anh trai hay chị gái?
– Dạ đúng rồi.
– Vậy mày có hỏi lúc bà ấy sinh nở thế nào không?
– Con có hỏi nhưng không ai biết, chỉ có một người hàng xóm già sống ở đấy lâu năm rồi kể là thực ra nhà bà hai không phải ở làng Liễu. Lúc cả nhà bà hai chuyển đến đó là khi bà hai mang thai khá to rồi, bà hai về đó được mấy ngày đã đẻ. Bà lão hàng xóm còn bảo chỉ nghe được tiếng khóc chứ không biết trai hay gái nghe đâu đứa bé đó khóc rất nhiều, khóc ngằn ngặt từ sáng tới tối. Được một tháng thì bà hai bế con đi đâu đó rồi một tháng sau trở về. Nhưng mà thấy bảo sau đợt đó đứa bé ít khóc hẳn, hàng xóm hỏi thì bu bà hai nói rằng mang đứa bé lên chùa mấy ngày nhờ thầy cầu cho bớt khóc lại. Lúc đấy mọi người mới biết đó là một bé trai, và cũng từ lúc ấy bà hai mới hay bế đứa bé đó ra ngoài chứ trước thì chưa bao giờ bế ra. Nhưng mà bà hàng xóm già kia có nói rằng không hiểu tại sao mà bé trai đó rõ ràng sinh được hai tháng rồi mà lúc trở về nhìn như mới đẻ, vẫn còn đỏ hỏn, gầy gò bé xíu luôn. Bà ấy còn bảo bà ấy từng làm mẹ, từng sinh con cũng rất khó khăn nhưng không nghĩ rằng đứa bé đó lại phát triển chậm như vậy, nhìn phát thương luôn ý mợ. Hay tại khóc lắm nên thế mợ nhỉ, cũng may thời gian đó mọi người tẩm bổ lại nên sau trông cũng cứng cáp hơn một chút.
– Thế tại sao mấy người hàng xóm đó lại biết bà hai không có anh trai hay chị gái?
– Thực ra cái này con cũng không rõ lắm đâu. Chỉ là thấy bảo từ lúc bà hai chuyển đến đấy chẳng bao giờ gặp mặt của ai, thấy mỗi hai bu con nhà bà ấy với đứa trẻ con. Sau này bu bà hai ngã bệnh có nói là sinh được mỗi một mụn con gái mà đến lúc gần đất xa trời cũng không về, tuyệt nhiên không nhắc đến bât cứ người con trai con gái nào khác
Tôi nhìn thằng Du, tai hơi ù đi, lúc này tôi có thể đoán rằng con của bà hai không chết. Vậy nên chỉ còn lại trường hợp thứ hai đó là bà hai sinh con gái nhưng vì muốn củng cố vị thế của mình trong nhà nên đã đổi lấy con trai. Và người con trai đó chính là cậu Thành. Thế nhưng… lý do gì mà cậu Thành lại là con ông Lý? Bí ẩn này tôi quả thực vẫn không thể có một lời giải đáp. Và… lý do gì khi sinh được hai tháng rồi về nhìn như mới đẻ? Chẳng lẽ cậu Thành sinh sau đứa con gái kia? Thằng Du nhìn tôi hỏi lại:
– Mợ có cần con đi điều tra thêm gì nữa hay không?
– Mày hộ mợ điều tra xem ở làng Vân với làng Liễu có ông Sinh nào mới mất không?
– Ối, thế mợ hỏi đúng người rồi. Nhà thầy bu con dưới làng Liễu ở sát nhà ông Sinh. Ông ta vừa chết được dăm bữa nửa tháng thôi. Làng Liễu thì chỉ có mình ông ấy tên Sinh.
– Ông ta vì sao mà chết?
– Uống nhiều rượu quá chứ sao.
– Có vợ con gì không?
– Có vợ nhưng cũng suốt ngày đánh đuổi người ta đi.
– Không có con cái sao?
– Không có đâu mợ ơi, thấy bảo hồi xưa bà này cũng có chửa đẻ được một thằng con trai nhưng mấy tháng thì chết. Sau đó thì có nhận một bé gái về nuôi, mà nuôi được bốn năm năm gì đó thì người ta đến đòi con. Với lại lúc ấy nhà nghèo do ông Sinh cả ngày say xỉn nên đứa bé kia bị còi cọc, người ta cũng không cho nuôi nữa.
– Mày có biết người đến đòi con là ai không?
– Con không, thầy bu con cũng không biết. Mợ còn muốn sai con gì nữa không? Hay con đưa mợ xuống đó nhé.
– Vậy đứa con gái đó trông như thế nào mày có biết không?
– Nó được đón đi lâu lắm rồi nên giờ con không nhớ được
Tôi nhìn thằng Du, lúc này rất muốn đi xuống tìm nhà ông Sinh, nhưng hôm nay giờ Mùi quan về, tôi… đành để việc này ở tạm sau vậy. Có điều giờ tôi cũng mơ hồ đoán được ra con gái của bà hai không chết, bà ta đã tráo nó lấy cậu Thành. Vậy mối quan hệ giữa bà hai và bu cậu Thành là thế nào? Bu cậu Thành có mối quan hệ gì với ông Lý?
***
– Mít, đổ ngay chén thuốc đi rồi xuống đây mợ hỏi.
– Ơ con mới sắc xong mà.
– Mợ bảo đổ thì mày cứ đổ đi, mày thương bà cả nhất mà đúng không? Đổ đi xuống mợ bảo.
Con Mít gật đầu đổ bát thuốc sau đó chui xuống bếp ngơ ngác hỏi:
– Sao vậy mợ?
– Ma hoàng này ai bảo mày sắc cho bà?
– Thì hôm đó ông thầy lang Nguyễn mang qua, anh Thìn đưa cho con bảo là đưa cho mợ Hương một nửa, con một nửa sắc cho bà. Thầy lang Nguyễn có dặn sắc hết ngần ấy thang thuốc này là được. Mà giờ con đã sắc hết đâu?
Tôi mặc kệ con Mít đang phân bua lao ra chỗ thằng Thìn hỏi nó:
– Thìn, hôm trước thầy lang Nguyễn đưa ma hoàng cho mày là bao nhiêu thang?
– Là ba mươi thang, con đưa mợ Hương mười lăm, con Mít mười lăm. Sao vậy mợ?
– Không sao.
Lúc này tôi vẫn đang rối như tơ vò. Mười lăm thang thuốc uống trong nửa tháng mà giờ là gần một tháng rưỡi rồi. Kể cả thằng Thìn có đưa cho con Mít hết ba mươi thang thì lẽ ra cũng phải kết thúc từ lâu rồi chứ? Rốt cuộc tại sao đến giờ con Mít vẫn đang sắc thuốc? Tôi lại chạy xuống bếp nhìn con Mít hỏi:
– Mít, ma hoàng để chỗ nào? Lúc thằng Thìn đưa cho mày có đếm không?
– Dạ, ma hoàng con để trên đây này mợ. Con không đếm vì thấy bảo cứ sắc mỗi ngày một thang là được mà mợ.
– Vậy là đến giờ vẫn chưa hết?
– Vâng, đã hết đâu, mợ xem, vẫn còn đầy đi.
Nói đến đâu con Mít mở cánh cửa chạn bát ra, quả thực ở trong đó còn rất nhiều ma hoàng. Con Mít trước nay là người hầu hạ thuốc thang cho bà cả, chắc chắn có người lợi dụng nó ngốc nghếch mà mang thêm ma hoàng cho vào chạn bát. Nhưng người đó là ai? Nhất định phải là người am hiểu y thuật, mà nhà này người am hiểu nhất… chính là con Yến! Tôi để con Mít ngồi dưới bếp đi lên buồng tìm vú Bảy, vú Bảy vừa nhìn thấy tôi liền hỏi:
– Mợ tìm tôi có việc gì à?
Ở nhà này người trung thành nhất với bà cả là vú Bảy và con Mít. Có điều con Mít quá ngô nghê, chỉ có vú Bảy mới đủ khả năng để tôi hỏi. Tôi nhìn vú kể lại mọi sự tình. Vú Bảy nghe xong trợn tròn mắt lao hùng hục xuống bếp. Khi nhìn thấy đống ma hoàng vú liền quay sang tôi nói:
– Mợ Dung, chuyện sắc thuốc trước đến nay tôi đều giao cho con ngố này. Nhất là thời gian này bà cả ốm liên miên nên giao cho tôi nhiều việc quá tôi không để ý được. Tôi chỉ bảo nó mỗi lần sắc thuốc nhớ thử kim xem có độc hay không mới được mang lên cho bà, không nghĩ lại xảy ra tình huống này. Mít, nghe bà hỏi, ma hoàng này sao lại có nhiều như vậy?
– Dạ… con không biết. Con hôm trước được thằng Thìn đưa thì nhét hết vào đây. Con cứ tưởng ít lắm mà sắc mãi không hết…
– Trời ơi, mày không biết đếm à? Lẽ ra khi về phải đếm xem bao nhiêu thang chứ?
– Dạ… con xin lỗi bà. Tại con không để ý, thấy bảo sắc hết thì bà cả uống sẽ khỏi nên con cứ thế sắc. Với lại con nghe bảo ma hoàng cũng không ảnh hưởng tới thai nhi mà.
Đúng rồi, ma hoàng tương đối an toàn với thai nhi trong một số tài liệu nhưng cũng chưa chắc chắn. Ông lang Nguyễn có nói, ma hoàng có thể uống trong mười lăm đến ba mươi ngày nhưng giờ là bốn năm mươi ngày rồi. Có lẽ có người đã lén cho ma hoàng vào đây, con Mít mỗi ngày mở ra đều thấy có ma hoàng nên cứ sắc, bà cả thì bận rộn, cũng không am hiểu về y thuật nên cứ uống, đến chính bản thân tôi nếu hôm nay không hỏi có lẽ cũng cho rằng ma hoàng uống mãi không có vấn đề gì. Tôi mang mấy thang thuốc đưa cho vú Bảy rồi nói:
– Mấy thang thuốc này vú giúp con sắc cho bà.
Tôi nhìn đống ma hoàng trong bếp, phải còn đến hơn chục thang nữa. Rốt cuộc là ai giở trò? Là con Yến hay một ai khác? Hôm bà cả ốm, cũng là hôm con Chi sang, chính hôm ấy tìm thấy Bạch Chỉ dưới bếp, có khi nào con Chi bị con Yến sai để giở trò không? Dưới này tận hơn chục thang thuốc ma hoàng nữa, mà sao con Mít nó ngố thế không biết. Làm gì có ai kê lắm thuốc như vậy, bảo sao mà con này suốt ngày bị vú Bảy chửi cũng đúng thôi. Không phủ nhận nó rất thương bà cả, nhưng đôi khi thương mà ngố lại là hại bà. Cái Hương hôm trước cũng chỉ có mười lăm thang, kể cả nó đưa hết cho con Mít thì lẽ ra thuốc cũng hết lâu rồi. Tôi thở dài, sai người mời ông lang Nguyễn về khám cho bà cả trước. Cũng may khám xong ông lang Nguyễn bảo bà cả không sao, tác dụng phụ của ma hoàng mới chỉ gây đau đầu, vả lại bà cả là người khá lười uống thuốc nên rất nhiều lần con Mít sắc xong bà chả thèm uống mà đổ đi. Tôi nghe xong mà thở phào nhẹ nhõm. Bà cả sau khi khám xong lại nghe tôi trình bày liền sai người lục soát hết các dinh nhưng cuối cùng cũng không tìm thấy bóng dáng ma hoàng ở đâu. Tầm này mọi người ra đồng hết nên việc lục soát cũng không ai biết, chỉ là trong lòng tôi vẫn luôn có một cảm giác bất an không lành. Liệu có phải là con Yến hay không? Tôi lên buồng bà cả khẽ nói:
– Bu, hay bu về nhà quan viên ở một thời gian, định sinh xong em bé tính sau. Giờ cứ có kẻ ném đá giấu tay thế này, lại không có bằng chứng gì chi bằng như vậy được không bu?
Bà cả khẽ đưa tay vuốt tóc tôi đáp lại:
– Dung, bu biết con lo cho bu, nhưng nếu bu đi bu cũng không nỡ. Thôi thế này, chiều nay về bu sẽ bảo thầy con gả quách con Yến đi. Nó còn ở đây ngày nào mình còn lo lắng ngày ấy.
– Nhưng liệu thầy có nghe không?
– Giờ bu đang có chửa, không nghe cũng phải nghe.
– Từ nay bu để con sắc thuốc cho bu, thuốc con sẽ mang về buồng con để sáng con sắc.
– Ừ được rồi. Với bu cũng chẳng muốn uống thuốc thang gì nhiều nên hạn chế sắc thôi con. Cứ của ngon vật lạ cho bu ăn có khi còn khoẻ mạnh.
– Dạ vâng.
Tuy nói vậy nhưng lòng tôi vẫn rất lo lắng. Chuyện bạch chỉ tôi có thể cho qua nhưng chuyện ma hoàng không dễ dàng như vậy được. Đây không chỉ liên quan đến danh dự mà liên quan trực tiếp đến sức khoẻ bà cả. Trong lòng tôi tất nhiên nghi vấn lớn nhất vẫn là con Yến, có điều sao tôi vẫn có một linh cảm không đúng. Hại bà cả, con Yến sẽ đạt mục đích gì? Như vậy chẳng phải cậu Bảo biết sẽ hận nó sao? Nó thực sự là chủ mưu hay không? Tôi nhắm nghiền mắt, đặc biệt dặn vú Bảy ở nhà để ý mọi chuyện. Nhưng con Yến cũng khá giỏi về y thuật, sao tôi lại cứ nửa nghi nửa không thế này cơ chứ? Thôi, nếu đã có chút nghi thì cứ nên điều tra từ nó trước. Tôi đi sang nhà quan viên gọi thằng Du sai nó qua làng Liễu tìm hiểu cho tôi chút chuyện, nghi ngờ ở đâu, tìm hiểu ở đấy. Thằng Du này nhanh nhẹn, cho đi dò la tin tức là hợp lý nhất. Nhưng có tìm hiểu thế nào giờ cũng phải trong bí mật, giờ chuyện gì cũng không thể rủt dây động rừng được.
Hôm nay cũng là mười lăm tháng sáu âm lịch rồi, mười tám này sẽ có hội làng, cậu Bảo đi hơn tính ra cũng quá ba tháng. Tôi trở về buồng lòng lại nặng trĩu, không biết trên đó cậu thi cử thế nào, sống mũi tôi lại bất chợt cay xè. Kể ra bình thường ở nhà, mấy chuyện này cậu sẽ cùng tôi tìm hiểu, giờ có hai bu con lủi thủi bảo vệ nhau mà tủi thân quá. Nhớ năm ngoái tầm này tôi với cậu đang chuẩn bị tíu tít xem hội, năm nay đến giờ phút này vẫn chưa thấy cậu đâu. Tôi nằm suy nghĩ mãi đến tận chiều tỉnh dậy cũng phát hiện gối ướt đẫm. Lâu lắm rồi tôi không khóc, cứ ngỡ là mình đã quen dần với việc xa cậu hoá ra không phải, tôi vẫn nhớ cậu nhiều đến vậy.
Chiều hôm ấy ăn cơm xong, ông Lý gọi con Yến lên nhà rồi nói:
– Yến này, có cái mối bên nhà ông Long muốn hỏi con về đấy làm dâu. Con có ưng không?
Con Yến vừa nghe đến đây, bất chợt khựng lại, một lúc lâu sau mới lắp bắp đáp:
– Ông định gả con đi sao?
– Con cũng mười sáu rồi, phải gả cho con tấm chồng chứ.
Bà cả phe phẩy quạt nhếch mép nói:
– Chứ định ở già đến đây sao? Ông Lý thì cũng như cha, mà cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cứ thế mà làm.
Con Yến chợt đỏ hoe mắt, cúi mặt lí nhí trả lời:
– Dạ… dạ vâng, nhưng ông để thư thư cho con một thời gian được không? Cuối năm này gả con đi sau có được không ông? Giờ cũng tháng sáu rồi, mấy nữa cũng cuối năm thôi.
– Ừ, thế cũng được, để ông bảo bên ông Long.
– Dạ, con đội ơn ông bà.
Bà cả nhìn ông Lý thở dài nói:
– Sao không gả sớm đi, đằng nào chả phải gả? Con gái lớn để ở nhà người ta nói ra nói vào.
Con Yến thấy vậy liền quỳ xuống khóc lóc:
– Thưa ông bà, con ở đây quen rồi, cũng coi đây là nhà, coi ông như cha… Cho con ở lại vài tháng để chuẩn bị tinh thần rồi gả đi sau…
Nghe con Yến khóc ông Lý gật đầu đáp:
– Thôi giờ hay cuối năm chả thế, cứ để nó ở đến tháng chín tôi đánh lời với ông Long là được. Thôi quyết định thế đi.
Bà cả biết không cãi được lời ông Lý cuối cùng cũng gật đầu. Giờ tháng sáu, ba tháng nữa… trong ba tháng này nhất định tôi phải cảnh giác cao độ, và nhất định cũng phải tìm ra được, rốt cuộc ma hoàng từ đâu mà có. Con Yến cúi đầu xin phép về dinh, tôi nhìn theo nó, nếu như điều tra được sớm việc nó có phải con bà hai, ông Lý không có lẽ sóng gió sẽ không còn. Giả dụ… nó là con ông Lý thật… chẳng phải tốt rồi sao, như vậy nó cùng máu mủ, cùng huyết thống với cậu Bảo và không có cớ gì để hại tôi nữa.
Sáng hôm sau khi đang ngủ thì tiếng trống, tiếng chiêng vang lên khắp nơi. Mười sáu là lễ rước thần, mười tám là hội chính thức. Tôi bật dậy chạy ra bên ngoài vừa hay gặp ngay cậu Thành đứng sân. Cậu ta nhìn tôi cười hỏi:
– Hôm nay rước thần, cô có muốn đi xem không?
– Cậu với Hương đi xem hả? Nếu vậy tôi đi ké hai người cũng được.
Cậu Thành bật cười, tôi hơi ngượng ngùng không biết nói gì đành lảng qua chuyện khác:
– Mà cậu khỏi ốm chưa?
– Ốm?
– Ừ thì thấy Hương bảo cậu cũng bị cảm mà.
– Cảm mạo phong hàn sao? Tôi đâu có bị cảm mạo phong hàn bao giờ?
Tôi bất chợt giật mình hỏi lại:
– Chẳng phải tháng trước bu tôi cảm mạo phong hàn phải cắt ma hoàng, lúc ấy vợ cậu cũng bảo cậu bị như vậy nên cắt thêm cho cậu mười lăm thang sao?
– Ma hoàng? Cô nói gì tôi thực sự không hiểu, tôi không có cảm mạo, cũng không uống ma hoàng gì cả.
Tôi nghe xong, bỗng dưng thấy hơi run rẩy. Rốt cuộc là sao? Chẳng phải khi ấy cái Hương nói cậu Thành bị cảm mạo sao, giờ tự dưng cậu ta lại nói không phải? Tôi định hỏi thêm mấy câu nữa thì bên ngoài có tiếng nói rất lớn cất lên:
– Loa loa loa loa… loa loa loa loa… giờ Thìn rước thần, dân làng ra xem, giờ Mùi quan về, vinh quy bái tổ.
Tôi nghe câu đầu, định chạy vào nhà, thế nhưng nghe câu cuối toàn thân khựng lại. Quan về? Vinh quy bái tổ? Tim tôi bỗng dưng cũng đập liên hồi, ở làng này có bốn năm người đi thi, quan… người đỗ đạt làm quan kia? Là ai?Tôi lúc này không còn giữ được bình tĩnh lao ra ngoài hỏi thằng mõ:
– Mõ… quan hôm nay về sao?
– Dạ vâng. Quan làng mình đó mợ ơi, đỗ cao lắm.
– Quan… quan đó là ai?
– Dạ con cũng đâu có biết, chỉ biết hôm nay quan về thôi, mà sao mợ không hỏi quan viên xem, biết đâu quan biết thì sao.
Thằng mõ cũng không biết, tôi liền chạy sang nhà quan viên. Thế nhưng đến nơi thấy gia nô nói quan không có nhà, trời ơi, tôi hồi hộp phát điên lên mất. Có điều cũng không biết phải làm gì đành thất thểu đi về. Khi vừa ra ngoài cổng chợt thấy thằng Du đang tiến lại. Nó nhìn thấy tôi liền vội vàng nói:
– Mợ Dung, con cũng đang định đi tìm mợ đây.
Tuy tim còn đập mạnh, tay còn run nhưng tôi cũng không thể lơ là chuyện này được liền hỏi:
– Sao rồi, đi cả ngày hôm qua điều tra được gì chưa?
– Dạ, con có xuống làng Liễu, tìm được nhà bà hai nhưng mà chẳng có ai ở đó mợ ạ. Nghe nói có bu bà hai thì mất từ hơn một năm trước rồi. Nhưng con cũng hỏi được hàng xóm được mấy điều
– Mày nói nhanh lên nào, sốt ruột quá, đại loại tìm được manh mối gì chưa?
– Thì mợ để con kể xem nào, con xuống hỏi hàng xóm thì người ta bảo bà hai không có anh trai hay chị gái gì
– Không có anh trai hay chị gái?
– Dạ đúng rồi.
– Vậy mày có hỏi lúc bà ấy sinh nở thế nào không?
– Con có hỏi nhưng không ai biết, chỉ có một người hàng xóm già sống ở đấy lâu năm rồi kể là thực ra nhà bà hai không phải ở làng Liễu. Lúc cả nhà bà hai chuyển đến đó là khi bà hai mang thai khá to rồi, bà hai về đó được mấy ngày đã đẻ. Bà lão hàng xóm còn bảo chỉ nghe được tiếng khóc chứ không biết trai hay gái nghe đâu đứa bé đó khóc rất nhiều, khóc ngằn ngặt từ sáng tới tối. Được một tháng thì bà hai bế con đi đâu đó rồi một tháng sau trở về. Nhưng mà thấy bảo sau đợt đó đứa bé ít khóc hẳn, hàng xóm hỏi thì bu bà hai nói rằng mang đứa bé lên chùa mấy ngày nhờ thầy cầu cho bớt khóc lại. Lúc đấy mọi người mới biết đó là một bé trai, và cũng từ lúc ấy bà hai mới hay bế đứa bé đó ra ngoài chứ trước thì chưa bao giờ bế ra. Nhưng mà bà hàng xóm già kia có nói rằng không hiểu tại sao mà bé trai đó rõ ràng sinh được hai tháng rồi mà lúc trở về nhìn như mới đẻ, vẫn còn đỏ hỏn, gầy gò bé xíu luôn. Bà ấy còn bảo bà ấy từng làm mẹ, từng sinh con cũng rất khó khăn nhưng không nghĩ rằng đứa bé đó lại phát triển chậm như vậy, nhìn phát thương luôn ý mợ. Hay tại khóc lắm nên thế mợ nhỉ, cũng may thời gian đó mọi người tẩm bổ lại nên sau trông cũng cứng cáp hơn một chút.
– Thế tại sao mấy người hàng xóm đó lại biết bà hai không có anh trai hay chị gái?
– Thực ra cái này con cũng không rõ lắm đâu. Chỉ là thấy bảo từ lúc bà hai chuyển đến đấy chẳng bao giờ gặp mặt của ai, thấy mỗi hai bu con nhà bà ấy với đứa trẻ con. Sau này bu bà hai ngã bệnh có nói là sinh được mỗi một mụn con gái mà đến lúc gần đất xa trời cũng không về, tuyệt nhiên không nhắc đến bât cứ người con trai con gái nào khác
Tôi nhìn thằng Du, tai hơi ù đi, lúc này tôi có thể đoán rằng con của bà hai không chết. Vậy nên chỉ còn lại trường hợp thứ hai đó là bà hai sinh con gái nhưng vì muốn củng cố vị thế của mình trong nhà nên đã đổi lấy con trai. Và người con trai đó chính là cậu Thành. Thế nhưng… lý do gì mà cậu Thành lại là con ông Lý? Bí ẩn này tôi quả thực vẫn không thể có một lời giải đáp. Và… lý do gì khi sinh được hai tháng rồi về nhìn như mới đẻ? Chẳng lẽ cậu Thành sinh sau đứa con gái kia? Thằng Du nhìn tôi hỏi lại:
– Mợ có cần con đi điều tra thêm gì nữa hay không?
– Mày hộ mợ điều tra xem ở làng Vân với làng Liễu có ông Sinh nào mới mất không?
– Ối, thế mợ hỏi đúng người rồi. Nhà thầy bu con dưới làng Liễu ở sát nhà ông Sinh. Ông ta vừa chết được dăm bữa nửa tháng thôi. Làng Liễu thì chỉ có mình ông ấy tên Sinh.
– Ông ta vì sao mà chết?
– Uống nhiều rượu quá chứ sao.
– Có vợ con gì không?
– Có vợ nhưng cũng suốt ngày đánh đuổi người ta đi.
– Không có con cái sao?
– Không có đâu mợ ơi, thấy bảo hồi xưa bà này cũng có chửa đẻ được một thằng con trai nhưng mấy tháng thì chết. Sau đó thì có nhận một bé gái về nuôi, mà nuôi được bốn năm năm gì đó thì người ta đến đòi con. Với lại lúc ấy nhà nghèo do ông Sinh cả ngày say xỉn nên đứa bé kia bị còi cọc, người ta cũng không cho nuôi nữa.
– Mày có biết người đến đòi con là ai không?
– Con không, thầy bu con cũng không biết. Mợ còn muốn sai con gì nữa không? Hay con đưa mợ xuống đó nhé.
– Vậy đứa con gái đó trông như thế nào mày có biết không?
– Nó được đón đi lâu lắm rồi nên giờ con không nhớ được
Tôi nhìn thằng Du, lúc này rất muốn đi xuống tìm nhà ông Sinh, nhưng hôm nay giờ Mùi quan về, tôi… đành để việc này ở tạm sau vậy. Có điều giờ tôi cũng mơ hồ đoán được ra con gái của bà hai không chết, bà ta đã tráo nó lấy cậu Thành. Vậy mối quan hệ giữa bà hai và bu cậu Thành là thế nào? Bu cậu Thành có mối quan hệ gì với ông Lý?
***
Tác giả :
Phạm Vũ Anh Thư