Tìm Lại Anh Và Một Lần Nữa Yêu Anh
Chương 9: Chuyển nhà
Sáng hôm sau mẹ mới tỉnh lại. Bố thức cả đêm bên cạnh. Dì hai mấy lần giục nghỉ ngơi mà bố không chịu. Mẹ tỉnh lại, bà nội cũng vừa lúc kéo rèm đi vào. Vừa nhìn thấy bà, mẹ xoay đầu úp mặt vào tưởng, môi mím chặt lại. Bố, bà nội và dì hai đều sửng sốt vì mẹ bình thường là cô con dâu ngoan hiền, chưa bao giờ dám cãi bà nội một câu chứ đừng nói gì đến tỏ thái độ chán ghét như thế này. Bà nội tức giận không nói câu nào, đùng đùng kéo rèm đi ra. Cả bố và dì hai đều quay đầu lại nhìn mẹ và Chi Nga. Mẹ không có vẻ gì là sẽ nói cả. Chi Nga thấy sốt ruột thay cho mẹ. Cơ hội tốt như thế này để bố thấy những ấm ức của mẹ thì mẹ lại lựa chọn im lặng. Chi Nga nhìn bố, mẹ và dì hai một lát rồi quyết định nói thay mẹ. Mẹ chịu ấm ức nhiều rồi. Hơn nữa ở đây còn có dì hai, dì sẽ đòi lại công bằng cho mẹ.
“Hôm qua bà mắng mẹ không ra gì…”
Bố thở dài, điệu bộ như đã quen với việc ấy rồi. Chắc rằng bố không cho đó là nguyên nhân khiến mẹ bị bệnh. Nhưng Chi Nga tin chắc sự kích động mà bà nội đem lại cho mẹ tối hôm qua chính là nguyên nhân khiến mẹ bị đột quỵ. Chi Nga hắng giọng nói tiếp:
“Bà còn nói… bà nói anh Kha là con hoang!”
Mặt bố tím lại. Dì hai sửng sốt sau đó quay sang nhìn bố giận dữ, cái gì dì cũng chưa nói, nhưng ánh mắt dì đầy trách cứ. Mẹ vẫn xoay mặt vào tường. Một lát sau Chi Nga mới biết mẹ đang khóc.
Mẹ chính là ví dụ cho câu nói: tốt nhất nhưng không được quý nhất. Mẹ đã rất nhu hòa, hiếu thuận, nhẫn nhịn đủ kiểu nhưng vẫn không khiến bà nội vui. Bà luôn mượn cớ mắng chửi không nói làm gì còn chà đạp lên nhân cách phẩm chất của mẹ. Bố vì hiếu thuận nên biết mẹ phải nhẫn nhịn nhưng vẫn chưa từng góp ý với bà. Chi Nga hiểu được điều này nên mới bồi thêm một câu.
“Lúc bà nói, anh Kha cũng nghe được, lúc phát hiện ra mẹ ốm, mẹ ôm anh Kha chặt cứng, ông với chú út phải gỡ mãi mới ra.”
Ánh mắt bố hiện nên sự đau xót khôn nguôi. Dì hai đứng bật dậy sẵng giọng nói:
“Thảo nào bà ấy chưa bao giờ bế thằng Kha lấy một lần. Hóa ra cho là không phải cháu mình. Nhà này không nhận chị tôi, cháu tôi thì chúng tôi đón về.”
Nói rồi dì hai quay sang vỗ vai mẹ.
“Chị nghỉ đi, đừng nghĩ ngợi nhiều, em đi về sắp xếp, chị đỡ cái chúng em đón chị về.”
Dì hai ở lại căn nhà của bà ngoại để lại nên là nơi mấy chị em hay lui tới. Bố nghe đến đây thì sắc mặt đã đen kịt, trán dồn một đống nếp nhăn. Bố quát khẽ:
“Nói linh tinh.”
Dì hai cũng chẳng hiền lành gì.
“Chuyện này anh rể không làm rõ ràng, nhất định chị em tôi không để yên. Bao nhiêu năm qua chị tôi nhẫn nhục chịu đựng bà mẹ tác quái của anh, anh đừng có nói là không biết gì!”
Nói rồi dì nắm tay Chi Nga lôi đi.
“Đi với dì, về dì nấu cháo cho con đem về cho mẹ.”
Sau đó hai dì cứ thay phiên nhau tới chăm sóc mẹ, cũng không mượn bà nội với hai thím phải động tay. Bà nội biết Chi Nga mách chuyện thì giận Chi Nga lắm. Nhưng cô tảng lờ coi như không thấy cơn giận của bà. Bà có thể lôi cô ra mà đánh sao? Đừng quên trong mắt cả nhà bà đang đóng vai ác. Bà cũng thông minh lắm, chả dại mà tự bôi xấu bản thân lúc này.
Hơn mười ngày sau, sức khỏe của mẹ đã đỡ hơn, có người dìu thì xuống giường được. Tối đó hai dì, mang theo cả hai dượng kéo tới nhà hỏi bố định giải quyết thế nào. Bố dường như đã cẩn thận suy nghĩ rồi. Mời hai chú tới ăn cơm, sau đó trước mặt ông bà bố xin phép cho hai vợ chồng lên thị trấn ở ngôi nhà mới mua.
Bà nội nghe đến đây thì tức giận chỉ mặt bố nhưng không nói được gì. Cuối cùng bà giậm chân quay người đi về. Vừa về đến phòng đã nghe thấy tiếng chửi bới của bà vang lên. Ông nội thở dài, chắc ông đã đoán được ý định của bố từ trước.
“Ta không ở xa bà ấy được. Hai đứa ở riêng thì mẹ thằng Kha phải tự chăm sóc hai đứa nhỏ, ta không giúp được gì.”
Bố vẫn cúi gằm đầu. Nhờ lợi thế tuổi nhỏ, người ngắn nên khi Chi Nga ngẩng đầu lên nhìn thấy được vành mắt bố ửng đỏ. Phải biết quyết dịnh này khó khăn với bố như thế nào. Bố là con trưởng, là đứa con bảo bối của ông bà. Nhưng ông nội cũng không thể trách bố được. Bố đi làm xa quanh năm suốt tháng, chỉ có mình mẹ ở nhà chăm sóc phụng dưỡng ông bà hơn mười năm nay. Lần này mạng sống của mẹ suýt chút nữa là mất. Những uất ức mà mẹ phải chịu bao năm qua cũng không phải là giả. Hơn nữa Chi Nga biết, dù không ở cùng nhưng vai trò người con trưởng bố mẹ cô chưa bao giờ buông xuống, chỉ đơn giản là không còn ở cùng nữa thôi.
Nghe được quyết định, Chi Nga chạy vào phòng cầm tay mẹ cười cười.
“Mẹ khỏe nhanh lên, như vậy mới chuyển nhà mới được.”
Nụ cười của mẹ thật sáng lạn. Áp lực tinh thần bao năm dường như được tháo gỡ.
Hai dì đều phải chăm sóc nhà cửa và đi dạy nên không thể tiếp tục thường xuyên tới chăm lo cho mẹ được. Mắt cũng thấy Chi Nga biết nấu ăn có thể nấu cho cả nhà. Quần áo thì sức Chi Nga nhỏ không giặt được nhưng ông nội giặt cho hết, không hề ngại đó là quần áo của cháu gái hay con dâu. Thím út còn chưa hết ở cữ, thím hai thì hôm nhớ hôm quên, còn bà nội từ hôm đó không bước vào cửa nhà Chi Nga lấy một bước vì thế ông nội không khiến ai giúp cả. Việc nhà ba ông cháu thay phiên nhau làm hết để hai dì và bố đi làm trở lại. Một tháng sau, sức khỏe của mẹ tốt hơn, bố xin nghỉ phép hai ngày cộng với cuối tuần được ở nhà ba ngày để chuyển nhà.
Đến trước hôm chuyển nhà bà nội tới, làm ầm ĩ một hồi, khóc lóc kể lể với bố. Bố thương bà, lòng mềm đi không ít nhưng quay lại nhìn đôi môi mím chặt và đôi mắt chực khóc của mẹ thì cắn răng hạ quyết tâm. Bà nội không lay chuyển được bố, lại bị ông nội mắng ồn ào, tức giận đi từ nhà trên xuống nhà dưới chỉ từng thứ trong nhà nói là không được đem đi bao gồm tất cả những thứ có giá trị đến cả chổi cùn, rế rách cũng không chừa lại. Xong xuôi bà mới quay ngoắt người trở về phòng của bà. Buồn cười ở chỗ những thứ đó đều một tay bố mẹ sắm sửa dù vậy họ cũng không có ý định mang theo khi chuyển nhà, đơn giản vì nhà này còn có ông nội. Đồ đạc còn phải để ông ở chứ? Việc làm này quả thực rất trẻ con, giống như bà muốn nói: xem tao không cho chúng mày bất cứ cái gì chúng mày có sống được không. Bất quá hành động này chỉ làm bố thêm buồn và bố mẹ có thêm quyết tâm để chuyển nhà đi mà thôi.
…
Nhà ở thị trấn cách trường học xa gấp đôi với nhà trong làng, vì thế mẹ với bố bàn sẽ mua xe đạp cho Kha, để Kha với mẹ thay phiên nhau chở Chi Nga đi học. Chi Nga và Kha nghe thế càng háo hức tới nhà mới.
Nhà mới là nhà mái bằng, rộng hơn 80 m2, chia làm ba phần. Phần đầu tiên là phòng khách rất rộng. Phần ngay sau đó là phòng ngủ được chia làm hai phòng nằm chồng lên nhau kiểu gác xép. Nhưng cầu thang đi lên phòng trên nằm ngoài phòng ngủ bên dưới nên có thể coi như hai phòng độc lập. Thú vị ở chỗ phòng gác xép có thể nhìn hết mọi thứ ở phòng khách vì ngăn cách giữa phòng khách và phòng gác xép là lớp kính màu.
Nối tiếp với hai phòng ngủ là phần thứ ba. Phần thứ ba rộng nhất khoảng 40m2 chia làm ba phòng nhỏ: phòng vệ sinh, phòng ăn đi kèm với phòng bếp và một phòng ngủ nhỏ. Chi Nga biết phòng ngủ nhỏ này từ nay sẽ ngắn liền với cô cho tới tận khi cô rời đây đi học đại học. Phòng của bố mẹ là phòng dưới gác xép, còn phòng anh Kha dĩ nhiên là trên gác xép rồi. Ông anh của cô hiếu động, thích nhất là rình khách đến nhà chơi nên tất nhiên chọn phòng này.
Ngôi nhà này sẽ là nơi cô và anh trai sẽ trải qua những năm tháng còn lại của tuổi thơ.
Mặc dù có phòng riêng nhưng bố không ở nhà là Chi Nga lại làm nũng đòi ngủ cùng mẹ. Chỉ khi nào học bài mới về phòng mình. Kiếp trước cả hai anh em cô đều cận thị nặng, chủ yếu liên quan đến việc ngồi học thiếu ánh sáng. Thế nên cô đã vận động anh trai cùng học ở trong phòng cô vì phòng này đầy đủ ánh sáng nhất.
Thấm thoắt đã đến tháng ba, kết quả thi học sinh giỏi huyện đã có. Anh trai đạt giải nhì môn toán. Chi Nga đạt giải nhất cả hai môn văn toán. Ai cũng biết cô nhập học sau các bạn gần một học kỳ, thời gian trước mẹ bị ốm nên buổi đi học buổi không vậy mà kết quả học vẫn cực kỳ tốt.
Mẹ nở mày nở mặt với các thầy cô ở trường nhưng vẫn nhỏ giọng khuyên hai anh em cần cố gắng, không được kiêu căng lười biếng. Nói thật anh trai có kiêu căng đã đành chứ Chi Nga học tới thạc sỹ rồi mà không học tốt lớp một thì xấu hổ không để đâu cho hết. Nhưng kết quả này là thứ Chi Nga cần cho kế hoạch nhảy lớp của mình.
Tổng kết cuối năm, anh trai được chọn thay mặt sinh viên toàn trường đọc bài diễn văn cảm ơn. Trong bài diễn văn anh ấy có viết: “… Sự cố gắng của hai anh em con trong năm qua là món quà dành cho mẹ. Cám ơn mẹ vì đã mạnh khỏe bên chúng con…”
Các thầy cô và các bạn đều xúc động vì bài phát biểu đó. Mắt mẹ đỏ hoe nhưng miệng cười mãi không khép được. Tối đó mẹ còn nói, tài sản lớn nhất cuộc đời mẹ là hai anh em Chi Nga. Thực ra bài diễn văn đó viết dưới sự chỉ điểm của Chi Nga mới có thể hay như vậy. Nhưng phần trình bày đầy xúc động của ông anh trai khiến Chi Nga không khỏi kinh ngạc. Cô đã thấy được thấp thoáng trong cơ thể nhỏ bé kia là hình bóng một ông chủ doanh nghiệp thành đạt sau này.
“Hôm qua bà mắng mẹ không ra gì…”
Bố thở dài, điệu bộ như đã quen với việc ấy rồi. Chắc rằng bố không cho đó là nguyên nhân khiến mẹ bị bệnh. Nhưng Chi Nga tin chắc sự kích động mà bà nội đem lại cho mẹ tối hôm qua chính là nguyên nhân khiến mẹ bị đột quỵ. Chi Nga hắng giọng nói tiếp:
“Bà còn nói… bà nói anh Kha là con hoang!”
Mặt bố tím lại. Dì hai sửng sốt sau đó quay sang nhìn bố giận dữ, cái gì dì cũng chưa nói, nhưng ánh mắt dì đầy trách cứ. Mẹ vẫn xoay mặt vào tường. Một lát sau Chi Nga mới biết mẹ đang khóc.
Mẹ chính là ví dụ cho câu nói: tốt nhất nhưng không được quý nhất. Mẹ đã rất nhu hòa, hiếu thuận, nhẫn nhịn đủ kiểu nhưng vẫn không khiến bà nội vui. Bà luôn mượn cớ mắng chửi không nói làm gì còn chà đạp lên nhân cách phẩm chất của mẹ. Bố vì hiếu thuận nên biết mẹ phải nhẫn nhịn nhưng vẫn chưa từng góp ý với bà. Chi Nga hiểu được điều này nên mới bồi thêm một câu.
“Lúc bà nói, anh Kha cũng nghe được, lúc phát hiện ra mẹ ốm, mẹ ôm anh Kha chặt cứng, ông với chú út phải gỡ mãi mới ra.”
Ánh mắt bố hiện nên sự đau xót khôn nguôi. Dì hai đứng bật dậy sẵng giọng nói:
“Thảo nào bà ấy chưa bao giờ bế thằng Kha lấy một lần. Hóa ra cho là không phải cháu mình. Nhà này không nhận chị tôi, cháu tôi thì chúng tôi đón về.”
Nói rồi dì hai quay sang vỗ vai mẹ.
“Chị nghỉ đi, đừng nghĩ ngợi nhiều, em đi về sắp xếp, chị đỡ cái chúng em đón chị về.”
Dì hai ở lại căn nhà của bà ngoại để lại nên là nơi mấy chị em hay lui tới. Bố nghe đến đây thì sắc mặt đã đen kịt, trán dồn một đống nếp nhăn. Bố quát khẽ:
“Nói linh tinh.”
Dì hai cũng chẳng hiền lành gì.
“Chuyện này anh rể không làm rõ ràng, nhất định chị em tôi không để yên. Bao nhiêu năm qua chị tôi nhẫn nhục chịu đựng bà mẹ tác quái của anh, anh đừng có nói là không biết gì!”
Nói rồi dì nắm tay Chi Nga lôi đi.
“Đi với dì, về dì nấu cháo cho con đem về cho mẹ.”
Sau đó hai dì cứ thay phiên nhau tới chăm sóc mẹ, cũng không mượn bà nội với hai thím phải động tay. Bà nội biết Chi Nga mách chuyện thì giận Chi Nga lắm. Nhưng cô tảng lờ coi như không thấy cơn giận của bà. Bà có thể lôi cô ra mà đánh sao? Đừng quên trong mắt cả nhà bà đang đóng vai ác. Bà cũng thông minh lắm, chả dại mà tự bôi xấu bản thân lúc này.
Hơn mười ngày sau, sức khỏe của mẹ đã đỡ hơn, có người dìu thì xuống giường được. Tối đó hai dì, mang theo cả hai dượng kéo tới nhà hỏi bố định giải quyết thế nào. Bố dường như đã cẩn thận suy nghĩ rồi. Mời hai chú tới ăn cơm, sau đó trước mặt ông bà bố xin phép cho hai vợ chồng lên thị trấn ở ngôi nhà mới mua.
Bà nội nghe đến đây thì tức giận chỉ mặt bố nhưng không nói được gì. Cuối cùng bà giậm chân quay người đi về. Vừa về đến phòng đã nghe thấy tiếng chửi bới của bà vang lên. Ông nội thở dài, chắc ông đã đoán được ý định của bố từ trước.
“Ta không ở xa bà ấy được. Hai đứa ở riêng thì mẹ thằng Kha phải tự chăm sóc hai đứa nhỏ, ta không giúp được gì.”
Bố vẫn cúi gằm đầu. Nhờ lợi thế tuổi nhỏ, người ngắn nên khi Chi Nga ngẩng đầu lên nhìn thấy được vành mắt bố ửng đỏ. Phải biết quyết dịnh này khó khăn với bố như thế nào. Bố là con trưởng, là đứa con bảo bối của ông bà. Nhưng ông nội cũng không thể trách bố được. Bố đi làm xa quanh năm suốt tháng, chỉ có mình mẹ ở nhà chăm sóc phụng dưỡng ông bà hơn mười năm nay. Lần này mạng sống của mẹ suýt chút nữa là mất. Những uất ức mà mẹ phải chịu bao năm qua cũng không phải là giả. Hơn nữa Chi Nga biết, dù không ở cùng nhưng vai trò người con trưởng bố mẹ cô chưa bao giờ buông xuống, chỉ đơn giản là không còn ở cùng nữa thôi.
Nghe được quyết định, Chi Nga chạy vào phòng cầm tay mẹ cười cười.
“Mẹ khỏe nhanh lên, như vậy mới chuyển nhà mới được.”
Nụ cười của mẹ thật sáng lạn. Áp lực tinh thần bao năm dường như được tháo gỡ.
Hai dì đều phải chăm sóc nhà cửa và đi dạy nên không thể tiếp tục thường xuyên tới chăm lo cho mẹ được. Mắt cũng thấy Chi Nga biết nấu ăn có thể nấu cho cả nhà. Quần áo thì sức Chi Nga nhỏ không giặt được nhưng ông nội giặt cho hết, không hề ngại đó là quần áo của cháu gái hay con dâu. Thím út còn chưa hết ở cữ, thím hai thì hôm nhớ hôm quên, còn bà nội từ hôm đó không bước vào cửa nhà Chi Nga lấy một bước vì thế ông nội không khiến ai giúp cả. Việc nhà ba ông cháu thay phiên nhau làm hết để hai dì và bố đi làm trở lại. Một tháng sau, sức khỏe của mẹ tốt hơn, bố xin nghỉ phép hai ngày cộng với cuối tuần được ở nhà ba ngày để chuyển nhà.
Đến trước hôm chuyển nhà bà nội tới, làm ầm ĩ một hồi, khóc lóc kể lể với bố. Bố thương bà, lòng mềm đi không ít nhưng quay lại nhìn đôi môi mím chặt và đôi mắt chực khóc của mẹ thì cắn răng hạ quyết tâm. Bà nội không lay chuyển được bố, lại bị ông nội mắng ồn ào, tức giận đi từ nhà trên xuống nhà dưới chỉ từng thứ trong nhà nói là không được đem đi bao gồm tất cả những thứ có giá trị đến cả chổi cùn, rế rách cũng không chừa lại. Xong xuôi bà mới quay ngoắt người trở về phòng của bà. Buồn cười ở chỗ những thứ đó đều một tay bố mẹ sắm sửa dù vậy họ cũng không có ý định mang theo khi chuyển nhà, đơn giản vì nhà này còn có ông nội. Đồ đạc còn phải để ông ở chứ? Việc làm này quả thực rất trẻ con, giống như bà muốn nói: xem tao không cho chúng mày bất cứ cái gì chúng mày có sống được không. Bất quá hành động này chỉ làm bố thêm buồn và bố mẹ có thêm quyết tâm để chuyển nhà đi mà thôi.
…
Nhà ở thị trấn cách trường học xa gấp đôi với nhà trong làng, vì thế mẹ với bố bàn sẽ mua xe đạp cho Kha, để Kha với mẹ thay phiên nhau chở Chi Nga đi học. Chi Nga và Kha nghe thế càng háo hức tới nhà mới.
Nhà mới là nhà mái bằng, rộng hơn 80 m2, chia làm ba phần. Phần đầu tiên là phòng khách rất rộng. Phần ngay sau đó là phòng ngủ được chia làm hai phòng nằm chồng lên nhau kiểu gác xép. Nhưng cầu thang đi lên phòng trên nằm ngoài phòng ngủ bên dưới nên có thể coi như hai phòng độc lập. Thú vị ở chỗ phòng gác xép có thể nhìn hết mọi thứ ở phòng khách vì ngăn cách giữa phòng khách và phòng gác xép là lớp kính màu.
Nối tiếp với hai phòng ngủ là phần thứ ba. Phần thứ ba rộng nhất khoảng 40m2 chia làm ba phòng nhỏ: phòng vệ sinh, phòng ăn đi kèm với phòng bếp và một phòng ngủ nhỏ. Chi Nga biết phòng ngủ nhỏ này từ nay sẽ ngắn liền với cô cho tới tận khi cô rời đây đi học đại học. Phòng của bố mẹ là phòng dưới gác xép, còn phòng anh Kha dĩ nhiên là trên gác xép rồi. Ông anh của cô hiếu động, thích nhất là rình khách đến nhà chơi nên tất nhiên chọn phòng này.
Ngôi nhà này sẽ là nơi cô và anh trai sẽ trải qua những năm tháng còn lại của tuổi thơ.
Mặc dù có phòng riêng nhưng bố không ở nhà là Chi Nga lại làm nũng đòi ngủ cùng mẹ. Chỉ khi nào học bài mới về phòng mình. Kiếp trước cả hai anh em cô đều cận thị nặng, chủ yếu liên quan đến việc ngồi học thiếu ánh sáng. Thế nên cô đã vận động anh trai cùng học ở trong phòng cô vì phòng này đầy đủ ánh sáng nhất.
Thấm thoắt đã đến tháng ba, kết quả thi học sinh giỏi huyện đã có. Anh trai đạt giải nhì môn toán. Chi Nga đạt giải nhất cả hai môn văn toán. Ai cũng biết cô nhập học sau các bạn gần một học kỳ, thời gian trước mẹ bị ốm nên buổi đi học buổi không vậy mà kết quả học vẫn cực kỳ tốt.
Mẹ nở mày nở mặt với các thầy cô ở trường nhưng vẫn nhỏ giọng khuyên hai anh em cần cố gắng, không được kiêu căng lười biếng. Nói thật anh trai có kiêu căng đã đành chứ Chi Nga học tới thạc sỹ rồi mà không học tốt lớp một thì xấu hổ không để đâu cho hết. Nhưng kết quả này là thứ Chi Nga cần cho kế hoạch nhảy lớp của mình.
Tổng kết cuối năm, anh trai được chọn thay mặt sinh viên toàn trường đọc bài diễn văn cảm ơn. Trong bài diễn văn anh ấy có viết: “… Sự cố gắng của hai anh em con trong năm qua là món quà dành cho mẹ. Cám ơn mẹ vì đã mạnh khỏe bên chúng con…”
Các thầy cô và các bạn đều xúc động vì bài phát biểu đó. Mắt mẹ đỏ hoe nhưng miệng cười mãi không khép được. Tối đó mẹ còn nói, tài sản lớn nhất cuộc đời mẹ là hai anh em Chi Nga. Thực ra bài diễn văn đó viết dưới sự chỉ điểm của Chi Nga mới có thể hay như vậy. Nhưng phần trình bày đầy xúc động của ông anh trai khiến Chi Nga không khỏi kinh ngạc. Cô đã thấy được thấp thoáng trong cơ thể nhỏ bé kia là hình bóng một ông chủ doanh nghiệp thành đạt sau này.
Tác giả :
Ivy_Nguyen