Tiểu Tà Thần
Chương 28: Đảo thần tiên
Đến sáng hôm sau, Tiểu Tà cho gọi mọi người và thưởng cho những người đã dự cuộc chơi “Cạo lông mày” trong đêm qua, mặc dù đều bị chàng tìm ra tất cả.
Mỗi người đều được thưởng một tấm ngân phiếu một trăm lượng và đám đông đều đồng thanh hoan nghênh chàng. Sau đó họ giải tán, riêng tên Ngư Vỹ còn đứng gần đó nên Tiểu Tà bước đến hỏi:
– Ngư Vỹ, kỳ tới có lẽ ngươi sẽ đón thuyền phải không?
Ngư Vỹ nhìn chàng trả lời:
– Kỳ nào cũng vậy! Nhiệm vụ thì làm thôi.
Tiểu Tà hỏi tiếp:
– Mấy ngày nữa mới đến kỳ hạn?
Ngư Vỹ đáp:
– Cứ một tháng thuyền mới chở đồ dùng cho đảo một lần và còn chừng sáu hay bảy ngày nữa là đến hạn kỳ rồi.
Tiểu Tà lại hỏi:
– Chỉ có tiếp tế lương thực không hay sao?
Ngư Vỹ đáp:
– Ngoài việc tiếp tế ra, nếu có phạm nhân hoặc thượng cấp cho người đến quan sát thì cũng đi luôn.
– Một chiếc thuyền ấy thì chở được bao nhiêu người?
– Nếu không vận chuyển lương thực thì có thể chở hơn trăm người.
– Ngươi có trở lại lục địa không?
Ngư Vỹ ngập ngừng:
– Tôi đã bị trúng độc của Tướng quân rồi, nếu về lục địa mà Thần Võ môn phát giác được thì phải chết.
– Vậy ngươi không trở về lục địa à?
– Đúng vậy!
– Nếu ngươi thay đổi tốt, mọi người sẽ tha thứ cho ngươi và đợi khi lên tàu, ta sẽ giải độc cho ngươi. Bây giờ ngươi có thể đi, nếu có việc ta sẽ gọi sau.
Ngư Vỹ cúi chào rồi quay gót đi nhanh. Tiểu Tà vội vã đến chỗ nghỉ của Tần Phụng Đức để hỏi thăm sức khỏe.
Tần Phụng Đức tươi cười:
– Dương công tử! Lão phu đỡ nhiều rồi, chỉ tại đôi chân không thể cục cựa nên không thể bái lạy Dương thiếu hiệp được ...
Tiểu Tà chận lời:
– Tần lão bá chớ khách sáo làm chi, được gặp nhau là mừng rồi. Để tại hạ xem đôi chân cho lão bá nhé!
Tần Phụng Đức cười nói với giọng xót xa:
– Dương thiếu hiệp khỏi bận tâm, đôi chân của lão phu đã bị người ta hủy diệt, lâu nay máu chẳng lưu thông nên nó teo cứng lại rồi.
Tiểu Tà trấn an:
– Tần lão bá cứ yên tâm. Tại hạ thấy không đến nỗi đâu vì tại hạ có thể chữa cho lão bá được mà.
Lúc này Tần phu nhân lên tiếng:
– Dương thiếu hiệp! Hai vợ chồng chúng tôi đã mất công lực nên không còn cách nào tự đả thông huyệt đạo được.
Tiểu Tà an ủi:
– Tần phu nhân đừng quá bi quan. Nhất định tại hạ sẽ chữa được đôi chân của Tần lão bá.
Nói xong chàng liền bắt tay vào việc chữa cho Tần Phụng Đức. Tiểu Tà xem kỹ đôi chân của Tần Phụng Đức rồi sờ lên ngực lão để xem xét và sau đó sử dụng kim châm từ từ đả thông kinh mạch.
Lúc đầu Tần Phụng Đức cũng không mấy hy vọng chẳng qua cứ thử xem, nhưng chẳng bao lâu lão thấy có hiệu quả. Tần Phụng Đức mừng rỡ:
– Dương thiếu hiệp, hình như có chuyển động rồi, luồng khí đang luân chuyển nơi huyệt Khí Hải của lão phu đấy.
Tiểu Tà khẽ gật đầu:
– Tần lão bá hãy tập trung cố gắng vận khí, trong khi tại hạ dùng kim tác động luân chuyển khí huyết!
Tần Phụng Đức gật đầu rồi cứ theo sự chỉ dẫn của Tiểu Tà điều tức, luân huyết dẫn khí từ từ cho đến khi cảm thấy khí sắc hồi phục, cả hai mới ngừng tay.
Tần Phụng Đức vui vẻ:
– Đa tạ Dương thiếu hiệp, lão phu đã cảm thấy sức lực đã phục hồi rất tốt rồi đó, chỉ có tinh thần còn kém sút thôi.
Tiểu Tà cười nói:
– Không sao cả, chỉ cần tịnh dưỡng sẽ phục hồi nhanh.
Sau đó Tiểu Tà tiếp tục dùng thủ thuật kim châm để phục hồi công lực cho cả Tần phu nhân làm cho họ mừng rỡ và thán phục chàng vô cùng. Tiểu Tà lại nói:
– Hai vị tiền bối cứ tiếp tục điều dưỡng, để khi thuyền đến có thể về đất liền và tìm lại Phụng cô nương.
Tần Phụng Đức động đậy đôi chân thấy nó cong lại rất lạ nên gọi to:
– Dương thiếu hiệp!
Tiểu Tà nhìn qua mỉm cười:
– Không sao cả đâu. Lúc nãy tại hạ quan sát đôi chân của lão bá phát hiện hai huyệt “Khúc Tuyền” và “Dương Quan” bị bế đã lâu, làm cho chân của lão bá mất đi cảm giác, bây giờ được đả thông có thể co duỗi được rồi.
Hai vợ chồng Tần Phụng Đức chỉ còn biết cảm ơn Tiểu Tà rối rít nên chàng liền nói:
– Kể ra chúng ta như là người nhà cả, hai vị đừng khách sáo còn gặp lại mà, đến lúc đó chúng ta sẽ say một bữa.
Tần Phụng Đức cười ha hả:
– Nhất định là chúng tôi sẽ mời thiếu hiệp một bữa say khướt.
Cả hai cùng cất tiếng cười thân mật. Tiểu Tà nói:
– Nói đến rượu, tại hạ nhớ đến quán rượu và hí trường của Phụng cô nương ở Lang Châu. Hai vị hãy đến đó gặp Phụng cô nương và cho tại hạ gửi lời thăm hỏi, nhưng hai vị phải thận trọng vì hiện nay Phụng cô nương thuộc về phe nhóm Hắc y rồi, nên hai vị đừng để cho kẻ khác phát hiện mà phải cải trang đến gặp cô ấy là tốt hơn.
Tần phu nhân biết được tin tức con gái nên mừng vui không kể xiết, bà ta nói:
– Phụng nhi ở tại Lang Châu, thật may quá. Ta có thể gặp con ta được rồi.
Bà ta quay sang Tần Phụng Đức nói tiếp:
– Phu quân! Đây quả là phước đức ba đời, tôi mừng vui vô cùng.
Tần phu nhân vui mừng buồn tủi, dòng lệ tuôn trào. Tần Phụng Đức an ủi:
– Phu nhân chớ buồn tủi nữa. Chuyện chẳng lành đã qua rồi, nhất định chúng ta sẽ tìm lại Phụng nhi.
Tiểu Tà biết họ có những chuyện riêng tư muốn tâm sự nên vội nói:
– Nhị vị cứ nghỉ ngơi để tại hạ đến chỗ khác xem sao.
Dứt lờ chàng quay người bước đi. Tiểu Tà đến thăm những người đã bị giam và giúp họ đả thông khí huyết phục hồi chân lực rồi mới quay về phòng riêng.
Dáng điệu mệt mỏi chàng buông mình xuống giường nằm nghỉ, nhưng đầu óc miên man suy nghĩ về việc đưa người xuống thuyền về đất liền sắp tới đây sẽ như thế nào cho ổn.
Nơi hội trường, mọi người đã tề tựu nhưng trên nét mặt họ rất buồn. Không một ai cười nói gì cả, hình như mọi người đang suy nghĩ một điều gì. Họ đăm chiêu nhìn chiếc kiệu từ từ khiêng đến rồi dừng lại.
Tiểu Tà từ trong kiệu bước ra nhìn mọi người rồi nói:
– Thiếu gia thông báo cho mọi người biết có lẽ ngày mai thuyền sẽ đến.
Trong các người đây có người ở lại, có người đi tạo nên cuộc chia ly đáng buồn vì chúng ta xem nhau như người nhà cả rồi.
Đám đông lúc này mới nhốn nháo thì chàng tiếp:
– Thôi, tất cả hát theo ta bài “Vươn cờ lên” để giã từ!
Nói xong chàng liền cất tiếng hát và mọi người hát theo rất cảm động, nên có người không ngăn được dòng lệ.
Tiếng ca từ từ rời rạc rồi im lắng. Hoàng hôn buông xuống.
Những bó đuốc từ từ cháy lên nổ tí tách tạo hoa lửa nhợt nhạt, dường như đang vẫy tay tạm biệt.
Những dòng nước mắt thật sự xúc động lăn dài trên má. Mặc dù trước đây họ chống đối nhau thù nhau, nhưng thù đã biến thành bạn theo những cuộc vui của Tiểu Tà tạo ra, để giờ đây họ luyến tiếc trong giờ phút sắp chia tay.
Những bình rượu được bày ra và không ai chối từ, họ uống để lắng bớt nỗi buồn và sự xúc động. Còn Tiểu Tà? Chàng là người luôn tìm những cuộc vui cho người khác nhưng trong lòng chàng không hiểu đã đem đến niềm vui cho mọi người, và chính vì vậy nên ai cũng nhớ đến chàng cả.
Mọi người đang hả hê uống rượu thì Tiểu Tà lại đi đến phòng của Tần Phụng Đức để nói việc ngày mai thuyền đến. Tần Phụng Đức đã nhìn thấy mọi diễn biến nơi hội trường nên lên tiếng hỏi:
– Dương thiếu hiệp, có phải ở đây thiếu hiệp là quản ngục không? Tại sao họ lại gọi thiếu hiệp là Đại tướng quân?
Tiểu Tà nhún vai bật cười:
– Chuyện là thế này, tại hạ chiếm lĩnh đảo này và tự phong là Đại tướng quân nên bọn họ cũng giả vờ làm thuộc hạ của tại hạ thôi.
Tần Phụng Đức nghe vậy cười ngặt nghẽo. Lão cười Tiểu Tà thật quá quắt và cũng tin rằng Tiểu Tà đủ bản lĩnh để chiếm đảo này, nhưng thấy có nhiều người khóc nên lại hỏi:
– Hình như có nhiều người đã khóc phải không?
Tiểu Tà lắc đầu đáp:
– Chuyện này tại hạ không hiểu nổi nữa. Có lẽ họ khóc vì ngày mai phải chia tay.
Tần Phụng Đức lại hỏi:
– Ngày mai thiếu hiệp cùng chúng tôi lên thuyền không?
Tiểu Tà suy nghĩ một lúc rồi đáp:
– Có lẽ tại hạ chỉ đi một đoạn rồi chia tay.
Tần Phụng Đức nghĩ rằng chàng lên thuyền chỉ một đoạn rồi chia tay sao được vì bốn phía đều là biển, nhưng lão lại nghĩ chắc Tiểu Tà có quỷ kế gì đây và chắc có cách rời khỏi thuyền ngay giữa biển.
Nghĩ vậy nên lão nói:
– Nếu vậy thì chúng ta sẽ gặp nhau ở Trung Nguyên! Dương thiếu hiệp có rảnh rỗi nhớ đến với chúng tôi đấy, lão nhất định sẽ tìm hảo tửu để đãi Dương thiếu hiệp.
Tiểu Tà cười hì hì:
– Có hảo tửu là tuyệt. Tại hạ sẽ tìm đến thăm nhị vị và Phụng cô nương.
Chàng trao đổi mấy câu nữa rồi cáo biệt để đi tìm tên Độc nhãn điêu La Tiếu Hải, mà khi mất võ công cứ ở mãi trong phòng riêng. Chàng bước vào phòng hắn và hỏi:
– Ngày mai thuyền đến mà sao không thấy ngươi liên lạc gì cả?
La Tiếu Hải đáp:
– Tôi và Ngư Vỹ đã cho người chuẩn bị hàng hóa rồi và sẽ nói cho họ biết nhu cầu để chuyến sau sẽ cung cấp như quy định từ trước.
Tiểu Tà gật đầu:
– Như thế cũng được. Nơi đây có chín mươi người sẽ về đất liền và như vậy ngươi phải báo cho thuyền biết là đưa người về để thay đổi trong việc phòng thủ!
Và ngươi sẽ theo cùng họ.
Ngư Vỹ lắc đầu:
– Tôi không muốn về đâu.
Tiểu Tà nói nhanh:
– Ngươi chỉ đưa người về và có thể trở lại đây.
Dứt lời Tiểu Tà liến quay người đi ngay.
Sáng sớm hôm sau, Tiểu Tà tập trung số người sắp lên thuyền, tháo còng cho họ và báo cho họ biết là họ không còn bị trúng độc nên đám đông rất cảm kích.
Vừa chuẩn bị xong thuyền đã vào bến khẩu. Tiểu tà và Ngư Vỹ nhanh nhẹn thu xếp mọi thủ tục và trao đổi với người trên thuyền nên chín mươi người liền được lên thuyền, không có gì trở ngại.
Tiểu Tà cũng lên thuyền và giao phó cho các cao thủ võ lâm mà chàng đã giải thoát nơi thạch lao, đặc biệt chú ý đến Ngư Vỹ.
Tiểu Tà bước đến gặp Tần Phụng Đức:
– Tần lão bá, chúng ta sắp từ biệt hoang đảo rồi!
Tần Phụng Đức đưa mắt nhìn bốn phía rồi nói:
– Thuyền sắp rời đảo rồi sao?
Tiểu Tà đáp:
– Đúng vậy! Mọi diễn tiến đưa mọi người về đất liền tại hạ đã bố trí rồi, tuy nhiên lão bá cùng các huynh đệ khác phải hợp lực xử trí nếu có gì bất trắc.
Tần Phụng Đức nói:
– Nội bộ không gì phải lo. Chúng tôi chắc sẽ kham nổi, chỉ sợ gặp thuyền khác thì khó khăn thôi.
Tiểu Tà mỉm cười:
– Việc ấy tại hạ đã sắp đặt người lo rồi, lão bá yên tâm. Bây giờ tại hạ xin chia tay.
Nói xong Tiểu Tà quay người đi đến chỗ mọi người đang ngồi và vui vẻ nói:
– Bây giờ tôi xin tạm biệt! Có thời gian chúng ta sẽ chơi trò trốn tìm nữa.
Mọi người vẫy tay chào nhưng chợt nhìn quanh thấy thuyền đã ra biển khá xa rồi, mà Đại tướng quân tạm biệt là thế nào?
Thắc mắc của họ được giải đáp ngay khi Tiểu Tà phóng người xuống biển.
Mọi người đều cùng “Ồ” lên rất ngạc nhiên và trong lòng mọi người đều cầu mong cho Tiểu Tà được mọi sự bình yên, để khi về đất liền sẽ được gặp lại nhau.
Trong khi đó Tiểu Tà bơi trong lòng nước với tốc độ rất nhanh chẳng khác gì loài cá. Đó cũng là một biệt tài của Tiểu Tà, nên chàng đã quyết định kế hoạch đi tìm “Đảo Thần Tiên” từ ngoài biển vào là vậy.
Theo phương hướng đã định sẵn, Tiểu Tà bơi đến chiều mới phát hiện một hòn đảo nhỏ, đó chính là “Đảo Thần Tiên” mà Tiểu Tà muốn tìm đến. Tiểu Tà bơi sát vào bờ nhưng nơi đây có rất nhiều chòi canh nên Tiểu Tà phải rời khỏi chỗ ấy để tiến về mé khác, nhưng nơi nào cũng đều có người gác rất nghiêm ngặt không thể lẻn vào được.
Tiểu Tà lẩm bẩm:
– Mẹ kiếp! Bọn này làm gì mà canh gác kỹ thế? Chẳng lẽ nơi đây cũng là địa điểm giam người?
Nghĩ thế, Tiểu Tà lại bơi qua hướng Bắc, địa điểm cuối cùng của hòn đảo mà Tiểu Tà nghĩ rằng nếu không vào được thì phải quay về Trung Nguyên. Tuy nhiên, Tiểu Tà vẫn kiên trì tiến về hướng Bắc thấy nơi đây là một dãy núi đá dựng cao như bức tường, không thể nào leo được.
Không chán nản, Tiểu Tà quan sát tìm phương cách. Chợt Tiểu Tà nhìn thấy có một khe nước từ nơi vách đá chảy ra, nên liền dò dẫm tiến đến. Đó là một suối nhỏ, nhờ vậy mà có thể leo lên đỉnh núi tuy có khó khăn nhưng cuối cùng Tiểu Tà cũng leo lên được đích.
Nghỉ mệt giây lát, Tiểu Tà đảo mắt quan sát xung quanh nhưng không thấy chòi canh gác như các phía kia, mà chỉ toàn cây rừng cỏ dại um tùm.
Tiểu Tà vội trèo lên một cây cao quan sát. thấy mé dưới đồi này có một ngôi nhà tranh nho nhỏ cũ kỹ, nên liền leo xuống để tiến về nơi ấy. Lúc đến gần, Tiểu Tà thấy trước ngôi nhà tranh còn có mảnh vườn cải xanh khá tốt, tiến gần hơn nữa thì thấy trong ngôi nhà chỉ có một bà lão đang ngồi may vá.
Bà lão này tóc bạc trắng, da nhăn nheo áo quần cũ kỹ, tỏ lộ nét mặt hiền từ nên Tiểu Tà cũng yên tâm. Chàng ung dung bước vào nhà, mỉm cười hỏi:
– Lão bà có được khỏe không?
Bà lão ngước nhìn Tiểu Tà thấy người này còn quá trẻ, song hoạt bát lanh lợi chẳng kém người lớn, nên hỏi một cách tự nhiên:
– Tiểu công tử mới đến phải không?
Tiểu Tà nghe chữ “Mới đến” thoáng thắc mắc nhưng liền hiểu ra và đáp:
– Vâng, tiểu điệt mới đến.
Miệng đáp, mắt Tiểu Tà đảo quanh quan sát căn nhà chỉ thấy một cái giường, mấy cái bát, vài cái nồi và một cây đèn, ngoài ra không còn gì khác. Bà lão chỉ hỏi vậy và tiếp tục may vá, hình như không quan tâm đến sự hiện diện của Tiểu Tà.
Ngược lại, Tiểu Tà rất tự nhiên xem nhà này như của một người bằng hữu thân quen, nên tự nhiên ngồi xuống giường rồi nằm sải chân, miệng huýt gió. Hai người cứ như vậy suốt gần một giờ và đến lúc ấy, bà lão không nhịn được nên lên tiếng hỏi:
– Tiểu tử, ngươi được bao nhiêu tuổi vậy?
Tiểu Tà thản nhiên:
– Hình như là mười lăm tuổi, tiểu điệt cũng không chắc lắm, nghe người ta bảo vậy đấy.
Bà lão giọng hơi gắt:
– Thật quá quắt, chỉ mười lăm tuổi mà bị bắt đến đây, như vậy ngươi là tiểu quái ở giang hồ phải không?
Tiểu Tà cười hì hì:
– Tiểu điệt là Dương Tiểu Tà chứ không phải tiểu quái, mà nói như vậy thì lão bà cũng là người có tiếng tăm trong chốn giang hồ phải không?
Bà lão thở ra, giọng dịu lại u uất:
– Hồi trước thì có, nhưng giờ đây không còn ...
Tiểu Tà liền nói:
– Quý danh của lão bà ngày trước là gì?
Bà lão thở dài, giọng buồn bã:
– Lâu rồi, ta cũng không còn nhớ đến tên ta nữa.
Tiểu Tà biết bà ta không muốn nhắc đến tên cũng chẳng miễn cưỡng hỏi thêm nên nói:
– Nếu lão bà quên thì thôi, nhưng chắc lão bà nhớ đã đến nơi đây từ bao giờ chứ?
Bà lão đáp:
– Có lẽ từ lúc ngươi chưa sanh ra đời.
Tiểu Tà kinh ngạc:
– Lâu thế ư? Hèn gì lão bà quên tên mình.
Bà lão nghe vậy bật cười một chuỗi dài. Tiểu Tà vẫn tự nhiên nói tiếp:
– Lão bà ơi! Nơi đây có rượu không? Chúng ta uống vài ngụm gọi là trẻ bái lão vậy? Tiểu Tà hôm nay sẽ uống say mèm để chúc lão bà có thêm một người bạn mới.
Bà lão khẽ lắc đầu:
– Ở đây không có, chỉ có ở ngoài kia mới có thôi!
Tiểu Tà thất vọng nhưng ở ngoài kia có rượu thì chỉ tốn công chút đỉnh để lấy về cũng chẳng sao. Tiểu Tà lại hỏi:
– Trừ lão bà ra trên đảo này có bao nhiêu người?
Bà lão đáp:
– Vào khoảng hai mươi mấy người.
– Tại sao lão bà không cùng ở chung với mấy người ấy?
– Nơi đây là hải đảo, nơi nào cũng trồng cải được, mọi người chia nhau ở thôi.
– Có khi nào mọi người cùng quây quần nói chuyện với nhau không?
– Khi nào có hứng thú thì cũng tụ họp lại nhưng ít lắm, vì ai nấy cũng lười cả, chỉ biết nuôi heo trồng cải thôi.
– Vậy lão bà không ăn cơm mà chỉ ăn cải không sao? Mà tại sao không trồng lúa chứ?
Bà lão cười nói:
– Nơi đây không trồng lúa được vì vậy mỗi tháng đều đi lãnh gạo, mắm muối do họ phát mà họ không nói cho ngươi biết sao?
Tiểu Tà nhanh nhảu:
– Tiểu điệt mới đến nên chưa biết gì cả.
Tiểu Tà liền hỏi qua chuyện khác:
– Võ công của lão bà hiện tại thế nào?
Bà lão uể oải:
– Vô dụng, đã không hiệu quả rồi.
Tiểu Tà liếc nhìn bà ta mà lòng thầm nghĩ:
– Bà lão này hẳn là một nhân vật hữu danh trên giang hồ, thế mà cũng rơi vào tình trạng này, vậy kẻ nào đã làm chuyện đó.
Nhưng Tiểu Tà lại nói với bà ta:
– Tiểu điệt nghĩ rằng sẽ có cách phục hồi võ công cho lão bà.
Bà lão nhìn Tiểu Tà:
– Bản thân ngươi cũng bị khống chế thì nói chi đến việc giúp cho người khác.
Tiểu Tà nói:
– Tiểu điệt bị khống chế nhưng đã tự giải khai được rồi.
Bà lão ánh mắt rực sáng lên nhìn Tiểu Tà:
– Vậy tiểu công tử giúp cho lão xem sao?
Tiểu Tà khẽ gật đầu:
– Tiểu điệt sẽ giúp cho lão bà.
Bà lão kinh ngạc:
– Thật không?
Tiểu Tà đáp:
– Giúp lão bà thì tiểu điệt giúp ngay, nhưng công lực của tiểu điệt không đủ để đả thông kinh mạch khí huyết bị phong bế của lão bà được, bởi vì võ công khí lực của lão bà đã bị ngăn nghẽn quá lâu rồi, nên phải có người có công lực cao thâm mới đả thông được.
Tiểu Tà ngừng một chút rồi tiếp:
– Ở đây có người nào có công lực cao không?
Bà lão thất vọng đáp:
– Ở đây ai cũng như ta, đều mất hết công lực.
Tiểu Tà an ủi:
– Cũng không sao, để rồi tiểu điệt đưa người đến giúp lão bà và giúp mọi người.
Nghe vậy bà lão không tin, vì mười mấy năm trước bà ta cũng nghĩ như vậy và chạy trốn mấy lần nhưng đều bị bắt, vì thế bà lão tuyệt vọng.
Tiểu Tà hiểu ngay nên liền nói sang chuyện khác:
– Lão bà hãy nghỉ ngơi! Bây giờ tiểu điệt sẽ đi bắt vài con thú rừng để hôm nay chúng ta có thêm thức ăn.
Không đợi bà lão trả lời, Tiểu Tà liền bước ra khỏi căn nhà lá và chạy nhanh vào khu rừng. Khi vừa đến một hàng rào cây, chợt thấy vài con heo rừng Tiểu Tà lập tức phóng ngay hai ngọn phi đao ghim ngay vào cổ một con heo, làm nó la rống vật vã một lúc rồi nằm chết.
Tiểu Tà mỉm cười bước qua hàng rào vác con heo rừng đi nhanh về phía căn nhà tranh của bà lão, rồi nhóm lửa lên để quay nó. Bà lão kinh ngạc đứng nhìn và mùi heo quay làm cho lão bà thèm thuồng vô cùng.
Khi heo đã chín, Tiểu Tà liền cắt một đùi heo đưa cho bà lão làm bà sung sướng ngồi ngay xuống đất cùng ăn với Tiểu Tà, như chưa từng được ăn thứ gì ngon như thế. Tiểu Tà liền cười hì hì:
– Thịt heo rừng ngon tuyệt, bữa khác bắt vài con nữa về hầm làm thức ăn dự trữ.
Bà lão tiếp liền:
– Hầm với tương thì ngon lắm!
Cả hai cùng cười khoan khoái ...
Hoàng hôn phủ xuống, vạn vật chìm vào bóng tối. Bà lão cũng không mời Tiểu Tà vào nhà mà cứ để mặc chàng nằm ngủ bên đống lửa suốt một đêm. Trời vừa sáng, Tiểu Tà lại lấy thịt heo còn lại đem hơ nóng và tiếp tục ăn ngon lành.
Chợt từ xa vọng lại tiếng la gầm chói tai của một người đàn ông và khi gần đến căn nhà lá, thì tiếng của người ấy vang lên:
– Mẹ kiếp! Bà lão thối tha, dám ăn cắp heo của ta, bà không còn muốn sống nữa sao?
Tiểu Tà nghe thế phì cười la lên:
– Ha ... hạ. heo rừng mà cũng có chủ nữa à?
Vừa lúc ấy, người đán ông đã chạy đến trước căn nhà. Đó là một lão già quần áo rách rưới, tóc bạc trắng, mặt dính đầy sình, tay cầm gậy tre người cao và gầy.
Tiểu Tà đặc biệt chú ý đến cái áo rách rưới của ông lão có dính đến mười cái túi khác màu nhau đã bạc phếu, nên bất chợt kêu lên:
– Ồ! Có phải Trưởng lão Cái Bang mười túi đó không?
Lão gì không màn chú ý đến lời nói của Tiểu Tà mà chửi lớn hơn:
– Mụ già thối tha dám ăn cắp heo của ta, không sợ ta lột da mụ sao?
Vừa chửi lão ăn mày vừa xông đến mấy luống cải đạp bấy đi. Bà lão chạy ra kêu lên:
– Lão ăn mày thối! Không được làm hư cải của ta.
Bà lão tiến lên định đẩy lão ăn mày. Lão càng tức giận hét:
– Không phải mụ đã lấy cắp heo của ta sao? Phải lột da mụ.
Nói xong lão xông tới đẩy bà lão ngã xuống, hai tay giơ lên định quào lão bà.
Tiểu Tà liền chạy đến kéo bà lão ra nói:
– Nghe đây, ta đã bắt trộm con heo đấy.
Lão ăn mày khựng lại nạt lớn:
– Tiểu yêu, ngươi ăn trộm heo của ta thì ta đập chết ngươi!
Dứt lời lão vung cây gậy tre đâm vào Tiểu Tà, nhưng Tiểu Tà không đỡ mà chỉ xoay nhẹ một vòng vừa tránh vừa cười hì hì.. Lão ăn mày đập cây gậy tre xuống đất quát tiếp:
– Tiểu yêu! Ngươi đã ăn gan cọp mới dám chọc đến lão già này, chắc ngươi không muốn sống phải không?
Tiểu Tà la lên:
– Lão ăn mày, ta bắt con heo rừng, tại sao lão nói là heo của lão chứ?
Lão ăn mày cố quát:
– Tên khốn! Ta phải bắt ngươi lột da.
Quát xong, lão xông tới vung cây gậy tre tấn công Tiểu Tà bảy tám lần liên tiếp nhưng vô dụng, vì vậy lão càng uất ức la om sòm. Tiểu Tà cười khanh khách:
– Đồ ngu! Lão đếm cái gì mà láp nháp thế? Lão nói heo của lão nhưng ta nói heo rừng là của ta thì có sao không?
Tiểu Tà nói xong nhảy lung tung qua lại và vòng quanh người lão càng làm lão điên tiết lên, rồi Tiểu Tà đứng yên tay chống nạnh nói:
– Đây này! Có giỏi hãy lại bắt ta đi.
Lão ăn mày bước tới nhưng vừa lúc đó Tiểu Tà đã di bộ vượt lên tát liền vào mặt lão ăn mày mấy cái, rồi xoay người bỏ chạy vòng quanh. Lão ăn mày quá tức giận chỉ còn biết quơ cây gậy tre đập tứ tung, miệng la chửi om sòm.
Đột nhiên Tiểu Tà hét lớn một tiếng làm cho lão ăn mày khiếp sợ, phải đứng yên tại chỗ. Tiểu Tà lại thích chí cười lớn:
– Lão ăn mày dám nói heo rừng là của lão thì hãy chứng minh đi, nếu không ta sẽ giết hết đám heo đó.
Lão ăn mày thở hào hển quát:
– Mẹ kiếp! Ăn cắp heo của ta còn nói điều này nọ. Nếu ngươi muốn chứng minh thì ta sẽ cho ngươi thấy bởi vì những con heo rừng đó, ta đem về nuôi thì không phải là của ta sao?
Lão vừa nói vừa đập cây gậy tre xuống đất cho hả tức. Tiểu Tà cười hì hì:
– Lão nuôi thì phải nhốt, còn heo ta bắt đâu có nhốt cơ chứ?
Lão ăn mày hậm hực:
– Sao lại không, ta đưa ngươi đến xem tại chỗ để ngươi không còn chối cãi được.
Tiểu Tà khẽ gật đầu:
– Đi thì đi, nếu heo đó của lão ta sẽ đền. có gì đâu mà lão giận dữ.
Lão ăn mày hầm hừ:
– Tiểu yêu! Ngươi theo ta.
Tiểu Tà theo lão ăn mày đến chỗ chàng bắt heo hôm qua và nơi đây còn một số heo nữa. Lão ăn mày chỉ đám heo và nói:
– Đây toàn là heo của ta cả, có phải hôm qua ngươi đã đến đây trộm heo của ta không?
Tiểu Tà gật đầu:
– Không sai! Hôm qua ta bắt heo ở đây nhưng con heo đâu có nhốt thì làm sao ta biết được heo có người nuôi?
Lão ăn mày tức tồi chỉ vòng hàng cây:
– Hàng cây bao quanh này không phải là hàng rào nhốt heo sao? Heo đâu có thể vượt qua rào này được. Vậy ngươi có đền heo cho ta không, nói đi?
Tiểu Tà nhìn hàng rào cây bật cười:
– Được thôi! Đền thì đền.
Lão ăn mày nghe nói cũng bớt giận nhưng lại hỏi:
– Ngươi nói đền một cách đơn giản vậy sao? Ngươi có biết ta đã mất bao nhiêu năm mới rình bắt được chúng đem về đây nuôi không?
Tiểu Tà cười hóm hỉnh:
– Dễ thôi mà, chỉ nội ngày mai ta đi bắt một con heo rừng khác về trả cho lão, nếu không bắt được thì toàn bộ thức ăn một tháng của ta, lão có thể lấy hết, lão bằng lòng không?
Tiểu Tà hiểu thấu những người bị giam trên đảo không dễ gì có thức ăn, nên chàng mới nói thế và quả nhiên lão ăn mày chỉ thoáng suy nghĩ một chút rồi đáp:
– Tiểu yêu! Ngươi ráng đem heo sống về thì tốt. Bây giờ ngươi đi đi.
Tiểu Tà liền hỏi:
– Lão này, heo rừng ở đâu nhiều?
Lão ăn mày đáp:
– Đối diện khu rừng này nhiều lắm, hay là ngươi tính chạy trốn vì không có công lực như ta thì làm sao bắt được heo?
Tiểu Tà xua tay:
– Lão đừng lo, ngày mai ta nhất định sẽ bắt được heo đền lão.
Nói xong Tiểu Tà liền chạy nhanh về hướng khu rừng. Lão ăn mày thấy Tiểu Tà chạy nhanh như thế cũng ngạc nhiên, nhưng không chú ý lắm và trở về lo vườn rau. Tiểu Tà chạy đến khu rừng loanh quanh một chút đã nghe tiếng heo kêu gần đâu đó. Ngay lập tức Tiểu Tà liền leo lên một cây lớn để chờ đợi bầy heo rừng đi đến.
Chẳng mấy chốc bầy heo rừng đã xuất hiện, kéo nhau chạy đến dưới gốc cây nơi Tiểu Tà đang chờ sẵn. Lập tức Tiểu Tà liền phóng hai ngọn phi đao hạ gục hai con heo một thật lớn và một con nhỏ, rồi bẻ cành cây nhảy xuống đập đuổi bầy heo đi.
Tiểu Tà chỉ chờ có thế là vội vã vác hai con heo chạy về căn nhà tranh của lão bà, rồi đem treo chúng lên. Bà lão bước thấy vậy liền nói:
– Tiểu công tử! Trên đảo này ai cũng biết tính tình của lão ăn mày ấy, đừng có ăn cắp heo của lão ta nữa, hãy mau mau đem trả lại cho lão đi.
Tiểu Tà cười nói:
– Con heo lớn này là của lão ta đấy, tôi đền cho lão.
Bà lão không tin, vừa lắc đầu vừa chắt lưỡi rồi quay lưng đi vào nhà. Tiểu Tà lại nhìn chung quanh rồi lẩm bẩm:
– Nơi đây cũng hay! Ta làm nhà mở quán thì thật là vui, ta chỉ mất công đi lấy mọi thứ của bọn ngoài kia là đủ cả thôi.
Nghĩ thế Tiểu Tà liền bắt tay vào việc lấy cây làm nhà và các thứ cần trong căn nhà nho nhỏ cho đến chiều là xong hẳn. Tiểu Tà đi ra đi vào ngắm nghía căn nhà gật gù ra vẻ thích thú, rồi tìm miếng gỗ viết lên đó:
“Tiệm ăn uống tạp hóa”.
cắm trước cửa.
Xong đâu đấy Tiểu Tà mới bắt đầu đi khám phá. Tiểu Tà tới gần khu nhà của bọn canh gác thì có những hàng rào thật kiên cố, chắc chắn những người bị giam nơi đây đã mất võ công không tài nào đột nhập được, bởi vậy bọn này cũng rất ơ hờ trong canh gác.
Tiểu Tà quan sát mọi chỗ và nhìn thấy bọn chúng đang khiêng các thứ cần dùng như quần áo, mền mùng và các loại thực phẩm đưa vào trong nhà kho, cũng không buồn khóa cửa lại mà cũng chẳng kiểm tra số lượng. Chúng chỉ đưa vào rồi lo chạy đi nhậu nhẹt đánh bạc ở phía xa.
Tiểu Tà âm thầm quan sát rồi ẩn mình chờ trời tối. Khi bóng đêm buông xuống thì Tiểu Tà đột nhập vào nhà kho, nhanh nhẹn lấy đi những thứ nơi đó như:
Rượu, gạo, mắm, muối, mền, chiếu, quần áo ... Tất cả những thứ lấy được Tiểu Tà tập trung vào một chỗ rồi mới chuyển về căn nhà cho đến nửa đêm mới xong.
Xong hết, Tiểu Tà mở nắp một bầu rượu, ngồi uống nhâm nhi rồi khen rượu ngon và lẩm bẩm một mình:
– Mình mở tiệm bán, nhưng những người ở đây không có một xu dính túi thì bán thế nào được. Hơn nữa họ cũng chẳng có thứ gì đáng giá để đánh đổi cả.
Tiểu Tà đứng phắt dậy, đi tới đi lui suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Được rồi! Ta bán hàng, họ mua bằng sự bí mật mà họ biết. Hơn nữa chính ta đến nơi này là để tìm biết họ là những người nào? Tại sao bị bắt?? Ai đã bắt họ? ...
Tiểu Tà bật cười một mình rồi nói tiếp:
– Một bát rượu, một khúc thịt heo ... đều đổi một bí mật ... ha ha ha ...
Tiểu Tà uống hết chung rượu rồi đi ngủ.
Mỗi người đều được thưởng một tấm ngân phiếu một trăm lượng và đám đông đều đồng thanh hoan nghênh chàng. Sau đó họ giải tán, riêng tên Ngư Vỹ còn đứng gần đó nên Tiểu Tà bước đến hỏi:
– Ngư Vỹ, kỳ tới có lẽ ngươi sẽ đón thuyền phải không?
Ngư Vỹ nhìn chàng trả lời:
– Kỳ nào cũng vậy! Nhiệm vụ thì làm thôi.
Tiểu Tà hỏi tiếp:
– Mấy ngày nữa mới đến kỳ hạn?
Ngư Vỹ đáp:
– Cứ một tháng thuyền mới chở đồ dùng cho đảo một lần và còn chừng sáu hay bảy ngày nữa là đến hạn kỳ rồi.
Tiểu Tà lại hỏi:
– Chỉ có tiếp tế lương thực không hay sao?
Ngư Vỹ đáp:
– Ngoài việc tiếp tế ra, nếu có phạm nhân hoặc thượng cấp cho người đến quan sát thì cũng đi luôn.
– Một chiếc thuyền ấy thì chở được bao nhiêu người?
– Nếu không vận chuyển lương thực thì có thể chở hơn trăm người.
– Ngươi có trở lại lục địa không?
Ngư Vỹ ngập ngừng:
– Tôi đã bị trúng độc của Tướng quân rồi, nếu về lục địa mà Thần Võ môn phát giác được thì phải chết.
– Vậy ngươi không trở về lục địa à?
– Đúng vậy!
– Nếu ngươi thay đổi tốt, mọi người sẽ tha thứ cho ngươi và đợi khi lên tàu, ta sẽ giải độc cho ngươi. Bây giờ ngươi có thể đi, nếu có việc ta sẽ gọi sau.
Ngư Vỹ cúi chào rồi quay gót đi nhanh. Tiểu Tà vội vã đến chỗ nghỉ của Tần Phụng Đức để hỏi thăm sức khỏe.
Tần Phụng Đức tươi cười:
– Dương công tử! Lão phu đỡ nhiều rồi, chỉ tại đôi chân không thể cục cựa nên không thể bái lạy Dương thiếu hiệp được ...
Tiểu Tà chận lời:
– Tần lão bá chớ khách sáo làm chi, được gặp nhau là mừng rồi. Để tại hạ xem đôi chân cho lão bá nhé!
Tần Phụng Đức cười nói với giọng xót xa:
– Dương thiếu hiệp khỏi bận tâm, đôi chân của lão phu đã bị người ta hủy diệt, lâu nay máu chẳng lưu thông nên nó teo cứng lại rồi.
Tiểu Tà trấn an:
– Tần lão bá cứ yên tâm. Tại hạ thấy không đến nỗi đâu vì tại hạ có thể chữa cho lão bá được mà.
Lúc này Tần phu nhân lên tiếng:
– Dương thiếu hiệp! Hai vợ chồng chúng tôi đã mất công lực nên không còn cách nào tự đả thông huyệt đạo được.
Tiểu Tà an ủi:
– Tần phu nhân đừng quá bi quan. Nhất định tại hạ sẽ chữa được đôi chân của Tần lão bá.
Nói xong chàng liền bắt tay vào việc chữa cho Tần Phụng Đức. Tiểu Tà xem kỹ đôi chân của Tần Phụng Đức rồi sờ lên ngực lão để xem xét và sau đó sử dụng kim châm từ từ đả thông kinh mạch.
Lúc đầu Tần Phụng Đức cũng không mấy hy vọng chẳng qua cứ thử xem, nhưng chẳng bao lâu lão thấy có hiệu quả. Tần Phụng Đức mừng rỡ:
– Dương thiếu hiệp, hình như có chuyển động rồi, luồng khí đang luân chuyển nơi huyệt Khí Hải của lão phu đấy.
Tiểu Tà khẽ gật đầu:
– Tần lão bá hãy tập trung cố gắng vận khí, trong khi tại hạ dùng kim tác động luân chuyển khí huyết!
Tần Phụng Đức gật đầu rồi cứ theo sự chỉ dẫn của Tiểu Tà điều tức, luân huyết dẫn khí từ từ cho đến khi cảm thấy khí sắc hồi phục, cả hai mới ngừng tay.
Tần Phụng Đức vui vẻ:
– Đa tạ Dương thiếu hiệp, lão phu đã cảm thấy sức lực đã phục hồi rất tốt rồi đó, chỉ có tinh thần còn kém sút thôi.
Tiểu Tà cười nói:
– Không sao cả, chỉ cần tịnh dưỡng sẽ phục hồi nhanh.
Sau đó Tiểu Tà tiếp tục dùng thủ thuật kim châm để phục hồi công lực cho cả Tần phu nhân làm cho họ mừng rỡ và thán phục chàng vô cùng. Tiểu Tà lại nói:
– Hai vị tiền bối cứ tiếp tục điều dưỡng, để khi thuyền đến có thể về đất liền và tìm lại Phụng cô nương.
Tần Phụng Đức động đậy đôi chân thấy nó cong lại rất lạ nên gọi to:
– Dương thiếu hiệp!
Tiểu Tà nhìn qua mỉm cười:
– Không sao cả đâu. Lúc nãy tại hạ quan sát đôi chân của lão bá phát hiện hai huyệt “Khúc Tuyền” và “Dương Quan” bị bế đã lâu, làm cho chân của lão bá mất đi cảm giác, bây giờ được đả thông có thể co duỗi được rồi.
Hai vợ chồng Tần Phụng Đức chỉ còn biết cảm ơn Tiểu Tà rối rít nên chàng liền nói:
– Kể ra chúng ta như là người nhà cả, hai vị đừng khách sáo còn gặp lại mà, đến lúc đó chúng ta sẽ say một bữa.
Tần Phụng Đức cười ha hả:
– Nhất định là chúng tôi sẽ mời thiếu hiệp một bữa say khướt.
Cả hai cùng cất tiếng cười thân mật. Tiểu Tà nói:
– Nói đến rượu, tại hạ nhớ đến quán rượu và hí trường của Phụng cô nương ở Lang Châu. Hai vị hãy đến đó gặp Phụng cô nương và cho tại hạ gửi lời thăm hỏi, nhưng hai vị phải thận trọng vì hiện nay Phụng cô nương thuộc về phe nhóm Hắc y rồi, nên hai vị đừng để cho kẻ khác phát hiện mà phải cải trang đến gặp cô ấy là tốt hơn.
Tần phu nhân biết được tin tức con gái nên mừng vui không kể xiết, bà ta nói:
– Phụng nhi ở tại Lang Châu, thật may quá. Ta có thể gặp con ta được rồi.
Bà ta quay sang Tần Phụng Đức nói tiếp:
– Phu quân! Đây quả là phước đức ba đời, tôi mừng vui vô cùng.
Tần phu nhân vui mừng buồn tủi, dòng lệ tuôn trào. Tần Phụng Đức an ủi:
– Phu nhân chớ buồn tủi nữa. Chuyện chẳng lành đã qua rồi, nhất định chúng ta sẽ tìm lại Phụng nhi.
Tiểu Tà biết họ có những chuyện riêng tư muốn tâm sự nên vội nói:
– Nhị vị cứ nghỉ ngơi để tại hạ đến chỗ khác xem sao.
Dứt lờ chàng quay người bước đi. Tiểu Tà đến thăm những người đã bị giam và giúp họ đả thông khí huyết phục hồi chân lực rồi mới quay về phòng riêng.
Dáng điệu mệt mỏi chàng buông mình xuống giường nằm nghỉ, nhưng đầu óc miên man suy nghĩ về việc đưa người xuống thuyền về đất liền sắp tới đây sẽ như thế nào cho ổn.
Nơi hội trường, mọi người đã tề tựu nhưng trên nét mặt họ rất buồn. Không một ai cười nói gì cả, hình như mọi người đang suy nghĩ một điều gì. Họ đăm chiêu nhìn chiếc kiệu từ từ khiêng đến rồi dừng lại.
Tiểu Tà từ trong kiệu bước ra nhìn mọi người rồi nói:
– Thiếu gia thông báo cho mọi người biết có lẽ ngày mai thuyền sẽ đến.
Trong các người đây có người ở lại, có người đi tạo nên cuộc chia ly đáng buồn vì chúng ta xem nhau như người nhà cả rồi.
Đám đông lúc này mới nhốn nháo thì chàng tiếp:
– Thôi, tất cả hát theo ta bài “Vươn cờ lên” để giã từ!
Nói xong chàng liền cất tiếng hát và mọi người hát theo rất cảm động, nên có người không ngăn được dòng lệ.
Tiếng ca từ từ rời rạc rồi im lắng. Hoàng hôn buông xuống.
Những bó đuốc từ từ cháy lên nổ tí tách tạo hoa lửa nhợt nhạt, dường như đang vẫy tay tạm biệt.
Những dòng nước mắt thật sự xúc động lăn dài trên má. Mặc dù trước đây họ chống đối nhau thù nhau, nhưng thù đã biến thành bạn theo những cuộc vui của Tiểu Tà tạo ra, để giờ đây họ luyến tiếc trong giờ phút sắp chia tay.
Những bình rượu được bày ra và không ai chối từ, họ uống để lắng bớt nỗi buồn và sự xúc động. Còn Tiểu Tà? Chàng là người luôn tìm những cuộc vui cho người khác nhưng trong lòng chàng không hiểu đã đem đến niềm vui cho mọi người, và chính vì vậy nên ai cũng nhớ đến chàng cả.
Mọi người đang hả hê uống rượu thì Tiểu Tà lại đi đến phòng của Tần Phụng Đức để nói việc ngày mai thuyền đến. Tần Phụng Đức đã nhìn thấy mọi diễn biến nơi hội trường nên lên tiếng hỏi:
– Dương thiếu hiệp, có phải ở đây thiếu hiệp là quản ngục không? Tại sao họ lại gọi thiếu hiệp là Đại tướng quân?
Tiểu Tà nhún vai bật cười:
– Chuyện là thế này, tại hạ chiếm lĩnh đảo này và tự phong là Đại tướng quân nên bọn họ cũng giả vờ làm thuộc hạ của tại hạ thôi.
Tần Phụng Đức nghe vậy cười ngặt nghẽo. Lão cười Tiểu Tà thật quá quắt và cũng tin rằng Tiểu Tà đủ bản lĩnh để chiếm đảo này, nhưng thấy có nhiều người khóc nên lại hỏi:
– Hình như có nhiều người đã khóc phải không?
Tiểu Tà lắc đầu đáp:
– Chuyện này tại hạ không hiểu nổi nữa. Có lẽ họ khóc vì ngày mai phải chia tay.
Tần Phụng Đức lại hỏi:
– Ngày mai thiếu hiệp cùng chúng tôi lên thuyền không?
Tiểu Tà suy nghĩ một lúc rồi đáp:
– Có lẽ tại hạ chỉ đi một đoạn rồi chia tay.
Tần Phụng Đức nghĩ rằng chàng lên thuyền chỉ một đoạn rồi chia tay sao được vì bốn phía đều là biển, nhưng lão lại nghĩ chắc Tiểu Tà có quỷ kế gì đây và chắc có cách rời khỏi thuyền ngay giữa biển.
Nghĩ vậy nên lão nói:
– Nếu vậy thì chúng ta sẽ gặp nhau ở Trung Nguyên! Dương thiếu hiệp có rảnh rỗi nhớ đến với chúng tôi đấy, lão nhất định sẽ tìm hảo tửu để đãi Dương thiếu hiệp.
Tiểu Tà cười hì hì:
– Có hảo tửu là tuyệt. Tại hạ sẽ tìm đến thăm nhị vị và Phụng cô nương.
Chàng trao đổi mấy câu nữa rồi cáo biệt để đi tìm tên Độc nhãn điêu La Tiếu Hải, mà khi mất võ công cứ ở mãi trong phòng riêng. Chàng bước vào phòng hắn và hỏi:
– Ngày mai thuyền đến mà sao không thấy ngươi liên lạc gì cả?
La Tiếu Hải đáp:
– Tôi và Ngư Vỹ đã cho người chuẩn bị hàng hóa rồi và sẽ nói cho họ biết nhu cầu để chuyến sau sẽ cung cấp như quy định từ trước.
Tiểu Tà gật đầu:
– Như thế cũng được. Nơi đây có chín mươi người sẽ về đất liền và như vậy ngươi phải báo cho thuyền biết là đưa người về để thay đổi trong việc phòng thủ!
Và ngươi sẽ theo cùng họ.
Ngư Vỹ lắc đầu:
– Tôi không muốn về đâu.
Tiểu Tà nói nhanh:
– Ngươi chỉ đưa người về và có thể trở lại đây.
Dứt lời Tiểu Tà liến quay người đi ngay.
Sáng sớm hôm sau, Tiểu Tà tập trung số người sắp lên thuyền, tháo còng cho họ và báo cho họ biết là họ không còn bị trúng độc nên đám đông rất cảm kích.
Vừa chuẩn bị xong thuyền đã vào bến khẩu. Tiểu tà và Ngư Vỹ nhanh nhẹn thu xếp mọi thủ tục và trao đổi với người trên thuyền nên chín mươi người liền được lên thuyền, không có gì trở ngại.
Tiểu Tà cũng lên thuyền và giao phó cho các cao thủ võ lâm mà chàng đã giải thoát nơi thạch lao, đặc biệt chú ý đến Ngư Vỹ.
Tiểu Tà bước đến gặp Tần Phụng Đức:
– Tần lão bá, chúng ta sắp từ biệt hoang đảo rồi!
Tần Phụng Đức đưa mắt nhìn bốn phía rồi nói:
– Thuyền sắp rời đảo rồi sao?
Tiểu Tà đáp:
– Đúng vậy! Mọi diễn tiến đưa mọi người về đất liền tại hạ đã bố trí rồi, tuy nhiên lão bá cùng các huynh đệ khác phải hợp lực xử trí nếu có gì bất trắc.
Tần Phụng Đức nói:
– Nội bộ không gì phải lo. Chúng tôi chắc sẽ kham nổi, chỉ sợ gặp thuyền khác thì khó khăn thôi.
Tiểu Tà mỉm cười:
– Việc ấy tại hạ đã sắp đặt người lo rồi, lão bá yên tâm. Bây giờ tại hạ xin chia tay.
Nói xong Tiểu Tà quay người đi đến chỗ mọi người đang ngồi và vui vẻ nói:
– Bây giờ tôi xin tạm biệt! Có thời gian chúng ta sẽ chơi trò trốn tìm nữa.
Mọi người vẫy tay chào nhưng chợt nhìn quanh thấy thuyền đã ra biển khá xa rồi, mà Đại tướng quân tạm biệt là thế nào?
Thắc mắc của họ được giải đáp ngay khi Tiểu Tà phóng người xuống biển.
Mọi người đều cùng “Ồ” lên rất ngạc nhiên và trong lòng mọi người đều cầu mong cho Tiểu Tà được mọi sự bình yên, để khi về đất liền sẽ được gặp lại nhau.
Trong khi đó Tiểu Tà bơi trong lòng nước với tốc độ rất nhanh chẳng khác gì loài cá. Đó cũng là một biệt tài của Tiểu Tà, nên chàng đã quyết định kế hoạch đi tìm “Đảo Thần Tiên” từ ngoài biển vào là vậy.
Theo phương hướng đã định sẵn, Tiểu Tà bơi đến chiều mới phát hiện một hòn đảo nhỏ, đó chính là “Đảo Thần Tiên” mà Tiểu Tà muốn tìm đến. Tiểu Tà bơi sát vào bờ nhưng nơi đây có rất nhiều chòi canh nên Tiểu Tà phải rời khỏi chỗ ấy để tiến về mé khác, nhưng nơi nào cũng đều có người gác rất nghiêm ngặt không thể lẻn vào được.
Tiểu Tà lẩm bẩm:
– Mẹ kiếp! Bọn này làm gì mà canh gác kỹ thế? Chẳng lẽ nơi đây cũng là địa điểm giam người?
Nghĩ thế, Tiểu Tà lại bơi qua hướng Bắc, địa điểm cuối cùng của hòn đảo mà Tiểu Tà nghĩ rằng nếu không vào được thì phải quay về Trung Nguyên. Tuy nhiên, Tiểu Tà vẫn kiên trì tiến về hướng Bắc thấy nơi đây là một dãy núi đá dựng cao như bức tường, không thể nào leo được.
Không chán nản, Tiểu Tà quan sát tìm phương cách. Chợt Tiểu Tà nhìn thấy có một khe nước từ nơi vách đá chảy ra, nên liền dò dẫm tiến đến. Đó là một suối nhỏ, nhờ vậy mà có thể leo lên đỉnh núi tuy có khó khăn nhưng cuối cùng Tiểu Tà cũng leo lên được đích.
Nghỉ mệt giây lát, Tiểu Tà đảo mắt quan sát xung quanh nhưng không thấy chòi canh gác như các phía kia, mà chỉ toàn cây rừng cỏ dại um tùm.
Tiểu Tà vội trèo lên một cây cao quan sát. thấy mé dưới đồi này có một ngôi nhà tranh nho nhỏ cũ kỹ, nên liền leo xuống để tiến về nơi ấy. Lúc đến gần, Tiểu Tà thấy trước ngôi nhà tranh còn có mảnh vườn cải xanh khá tốt, tiến gần hơn nữa thì thấy trong ngôi nhà chỉ có một bà lão đang ngồi may vá.
Bà lão này tóc bạc trắng, da nhăn nheo áo quần cũ kỹ, tỏ lộ nét mặt hiền từ nên Tiểu Tà cũng yên tâm. Chàng ung dung bước vào nhà, mỉm cười hỏi:
– Lão bà có được khỏe không?
Bà lão ngước nhìn Tiểu Tà thấy người này còn quá trẻ, song hoạt bát lanh lợi chẳng kém người lớn, nên hỏi một cách tự nhiên:
– Tiểu công tử mới đến phải không?
Tiểu Tà nghe chữ “Mới đến” thoáng thắc mắc nhưng liền hiểu ra và đáp:
– Vâng, tiểu điệt mới đến.
Miệng đáp, mắt Tiểu Tà đảo quanh quan sát căn nhà chỉ thấy một cái giường, mấy cái bát, vài cái nồi và một cây đèn, ngoài ra không còn gì khác. Bà lão chỉ hỏi vậy và tiếp tục may vá, hình như không quan tâm đến sự hiện diện của Tiểu Tà.
Ngược lại, Tiểu Tà rất tự nhiên xem nhà này như của một người bằng hữu thân quen, nên tự nhiên ngồi xuống giường rồi nằm sải chân, miệng huýt gió. Hai người cứ như vậy suốt gần một giờ và đến lúc ấy, bà lão không nhịn được nên lên tiếng hỏi:
– Tiểu tử, ngươi được bao nhiêu tuổi vậy?
Tiểu Tà thản nhiên:
– Hình như là mười lăm tuổi, tiểu điệt cũng không chắc lắm, nghe người ta bảo vậy đấy.
Bà lão giọng hơi gắt:
– Thật quá quắt, chỉ mười lăm tuổi mà bị bắt đến đây, như vậy ngươi là tiểu quái ở giang hồ phải không?
Tiểu Tà cười hì hì:
– Tiểu điệt là Dương Tiểu Tà chứ không phải tiểu quái, mà nói như vậy thì lão bà cũng là người có tiếng tăm trong chốn giang hồ phải không?
Bà lão thở ra, giọng dịu lại u uất:
– Hồi trước thì có, nhưng giờ đây không còn ...
Tiểu Tà liền nói:
– Quý danh của lão bà ngày trước là gì?
Bà lão thở dài, giọng buồn bã:
– Lâu rồi, ta cũng không còn nhớ đến tên ta nữa.
Tiểu Tà biết bà ta không muốn nhắc đến tên cũng chẳng miễn cưỡng hỏi thêm nên nói:
– Nếu lão bà quên thì thôi, nhưng chắc lão bà nhớ đã đến nơi đây từ bao giờ chứ?
Bà lão đáp:
– Có lẽ từ lúc ngươi chưa sanh ra đời.
Tiểu Tà kinh ngạc:
– Lâu thế ư? Hèn gì lão bà quên tên mình.
Bà lão nghe vậy bật cười một chuỗi dài. Tiểu Tà vẫn tự nhiên nói tiếp:
– Lão bà ơi! Nơi đây có rượu không? Chúng ta uống vài ngụm gọi là trẻ bái lão vậy? Tiểu Tà hôm nay sẽ uống say mèm để chúc lão bà có thêm một người bạn mới.
Bà lão khẽ lắc đầu:
– Ở đây không có, chỉ có ở ngoài kia mới có thôi!
Tiểu Tà thất vọng nhưng ở ngoài kia có rượu thì chỉ tốn công chút đỉnh để lấy về cũng chẳng sao. Tiểu Tà lại hỏi:
– Trừ lão bà ra trên đảo này có bao nhiêu người?
Bà lão đáp:
– Vào khoảng hai mươi mấy người.
– Tại sao lão bà không cùng ở chung với mấy người ấy?
– Nơi đây là hải đảo, nơi nào cũng trồng cải được, mọi người chia nhau ở thôi.
– Có khi nào mọi người cùng quây quần nói chuyện với nhau không?
– Khi nào có hứng thú thì cũng tụ họp lại nhưng ít lắm, vì ai nấy cũng lười cả, chỉ biết nuôi heo trồng cải thôi.
– Vậy lão bà không ăn cơm mà chỉ ăn cải không sao? Mà tại sao không trồng lúa chứ?
Bà lão cười nói:
– Nơi đây không trồng lúa được vì vậy mỗi tháng đều đi lãnh gạo, mắm muối do họ phát mà họ không nói cho ngươi biết sao?
Tiểu Tà nhanh nhảu:
– Tiểu điệt mới đến nên chưa biết gì cả.
Tiểu Tà liền hỏi qua chuyện khác:
– Võ công của lão bà hiện tại thế nào?
Bà lão uể oải:
– Vô dụng, đã không hiệu quả rồi.
Tiểu Tà liếc nhìn bà ta mà lòng thầm nghĩ:
– Bà lão này hẳn là một nhân vật hữu danh trên giang hồ, thế mà cũng rơi vào tình trạng này, vậy kẻ nào đã làm chuyện đó.
Nhưng Tiểu Tà lại nói với bà ta:
– Tiểu điệt nghĩ rằng sẽ có cách phục hồi võ công cho lão bà.
Bà lão nhìn Tiểu Tà:
– Bản thân ngươi cũng bị khống chế thì nói chi đến việc giúp cho người khác.
Tiểu Tà nói:
– Tiểu điệt bị khống chế nhưng đã tự giải khai được rồi.
Bà lão ánh mắt rực sáng lên nhìn Tiểu Tà:
– Vậy tiểu công tử giúp cho lão xem sao?
Tiểu Tà khẽ gật đầu:
– Tiểu điệt sẽ giúp cho lão bà.
Bà lão kinh ngạc:
– Thật không?
Tiểu Tà đáp:
– Giúp lão bà thì tiểu điệt giúp ngay, nhưng công lực của tiểu điệt không đủ để đả thông kinh mạch khí huyết bị phong bế của lão bà được, bởi vì võ công khí lực của lão bà đã bị ngăn nghẽn quá lâu rồi, nên phải có người có công lực cao thâm mới đả thông được.
Tiểu Tà ngừng một chút rồi tiếp:
– Ở đây có người nào có công lực cao không?
Bà lão thất vọng đáp:
– Ở đây ai cũng như ta, đều mất hết công lực.
Tiểu Tà an ủi:
– Cũng không sao, để rồi tiểu điệt đưa người đến giúp lão bà và giúp mọi người.
Nghe vậy bà lão không tin, vì mười mấy năm trước bà ta cũng nghĩ như vậy và chạy trốn mấy lần nhưng đều bị bắt, vì thế bà lão tuyệt vọng.
Tiểu Tà hiểu ngay nên liền nói sang chuyện khác:
– Lão bà hãy nghỉ ngơi! Bây giờ tiểu điệt sẽ đi bắt vài con thú rừng để hôm nay chúng ta có thêm thức ăn.
Không đợi bà lão trả lời, Tiểu Tà liền bước ra khỏi căn nhà lá và chạy nhanh vào khu rừng. Khi vừa đến một hàng rào cây, chợt thấy vài con heo rừng Tiểu Tà lập tức phóng ngay hai ngọn phi đao ghim ngay vào cổ một con heo, làm nó la rống vật vã một lúc rồi nằm chết.
Tiểu Tà mỉm cười bước qua hàng rào vác con heo rừng đi nhanh về phía căn nhà tranh của bà lão, rồi nhóm lửa lên để quay nó. Bà lão kinh ngạc đứng nhìn và mùi heo quay làm cho lão bà thèm thuồng vô cùng.
Khi heo đã chín, Tiểu Tà liền cắt một đùi heo đưa cho bà lão làm bà sung sướng ngồi ngay xuống đất cùng ăn với Tiểu Tà, như chưa từng được ăn thứ gì ngon như thế. Tiểu Tà liền cười hì hì:
– Thịt heo rừng ngon tuyệt, bữa khác bắt vài con nữa về hầm làm thức ăn dự trữ.
Bà lão tiếp liền:
– Hầm với tương thì ngon lắm!
Cả hai cùng cười khoan khoái ...
Hoàng hôn phủ xuống, vạn vật chìm vào bóng tối. Bà lão cũng không mời Tiểu Tà vào nhà mà cứ để mặc chàng nằm ngủ bên đống lửa suốt một đêm. Trời vừa sáng, Tiểu Tà lại lấy thịt heo còn lại đem hơ nóng và tiếp tục ăn ngon lành.
Chợt từ xa vọng lại tiếng la gầm chói tai của một người đàn ông và khi gần đến căn nhà lá, thì tiếng của người ấy vang lên:
– Mẹ kiếp! Bà lão thối tha, dám ăn cắp heo của ta, bà không còn muốn sống nữa sao?
Tiểu Tà nghe thế phì cười la lên:
– Ha ... hạ. heo rừng mà cũng có chủ nữa à?
Vừa lúc ấy, người đán ông đã chạy đến trước căn nhà. Đó là một lão già quần áo rách rưới, tóc bạc trắng, mặt dính đầy sình, tay cầm gậy tre người cao và gầy.
Tiểu Tà đặc biệt chú ý đến cái áo rách rưới của ông lão có dính đến mười cái túi khác màu nhau đã bạc phếu, nên bất chợt kêu lên:
– Ồ! Có phải Trưởng lão Cái Bang mười túi đó không?
Lão gì không màn chú ý đến lời nói của Tiểu Tà mà chửi lớn hơn:
– Mụ già thối tha dám ăn cắp heo của ta, không sợ ta lột da mụ sao?
Vừa chửi lão ăn mày vừa xông đến mấy luống cải đạp bấy đi. Bà lão chạy ra kêu lên:
– Lão ăn mày thối! Không được làm hư cải của ta.
Bà lão tiến lên định đẩy lão ăn mày. Lão càng tức giận hét:
– Không phải mụ đã lấy cắp heo của ta sao? Phải lột da mụ.
Nói xong lão xông tới đẩy bà lão ngã xuống, hai tay giơ lên định quào lão bà.
Tiểu Tà liền chạy đến kéo bà lão ra nói:
– Nghe đây, ta đã bắt trộm con heo đấy.
Lão ăn mày khựng lại nạt lớn:
– Tiểu yêu, ngươi ăn trộm heo của ta thì ta đập chết ngươi!
Dứt lời lão vung cây gậy tre đâm vào Tiểu Tà, nhưng Tiểu Tà không đỡ mà chỉ xoay nhẹ một vòng vừa tránh vừa cười hì hì.. Lão ăn mày đập cây gậy tre xuống đất quát tiếp:
– Tiểu yêu! Ngươi đã ăn gan cọp mới dám chọc đến lão già này, chắc ngươi không muốn sống phải không?
Tiểu Tà la lên:
– Lão ăn mày, ta bắt con heo rừng, tại sao lão nói là heo của lão chứ?
Lão ăn mày cố quát:
– Tên khốn! Ta phải bắt ngươi lột da.
Quát xong, lão xông tới vung cây gậy tre tấn công Tiểu Tà bảy tám lần liên tiếp nhưng vô dụng, vì vậy lão càng uất ức la om sòm. Tiểu Tà cười khanh khách:
– Đồ ngu! Lão đếm cái gì mà láp nháp thế? Lão nói heo của lão nhưng ta nói heo rừng là của ta thì có sao không?
Tiểu Tà nói xong nhảy lung tung qua lại và vòng quanh người lão càng làm lão điên tiết lên, rồi Tiểu Tà đứng yên tay chống nạnh nói:
– Đây này! Có giỏi hãy lại bắt ta đi.
Lão ăn mày bước tới nhưng vừa lúc đó Tiểu Tà đã di bộ vượt lên tát liền vào mặt lão ăn mày mấy cái, rồi xoay người bỏ chạy vòng quanh. Lão ăn mày quá tức giận chỉ còn biết quơ cây gậy tre đập tứ tung, miệng la chửi om sòm.
Đột nhiên Tiểu Tà hét lớn một tiếng làm cho lão ăn mày khiếp sợ, phải đứng yên tại chỗ. Tiểu Tà lại thích chí cười lớn:
– Lão ăn mày dám nói heo rừng là của lão thì hãy chứng minh đi, nếu không ta sẽ giết hết đám heo đó.
Lão ăn mày thở hào hển quát:
– Mẹ kiếp! Ăn cắp heo của ta còn nói điều này nọ. Nếu ngươi muốn chứng minh thì ta sẽ cho ngươi thấy bởi vì những con heo rừng đó, ta đem về nuôi thì không phải là của ta sao?
Lão vừa nói vừa đập cây gậy tre xuống đất cho hả tức. Tiểu Tà cười hì hì:
– Lão nuôi thì phải nhốt, còn heo ta bắt đâu có nhốt cơ chứ?
Lão ăn mày hậm hực:
– Sao lại không, ta đưa ngươi đến xem tại chỗ để ngươi không còn chối cãi được.
Tiểu Tà khẽ gật đầu:
– Đi thì đi, nếu heo đó của lão ta sẽ đền. có gì đâu mà lão giận dữ.
Lão ăn mày hầm hừ:
– Tiểu yêu! Ngươi theo ta.
Tiểu Tà theo lão ăn mày đến chỗ chàng bắt heo hôm qua và nơi đây còn một số heo nữa. Lão ăn mày chỉ đám heo và nói:
– Đây toàn là heo của ta cả, có phải hôm qua ngươi đã đến đây trộm heo của ta không?
Tiểu Tà gật đầu:
– Không sai! Hôm qua ta bắt heo ở đây nhưng con heo đâu có nhốt thì làm sao ta biết được heo có người nuôi?
Lão ăn mày tức tồi chỉ vòng hàng cây:
– Hàng cây bao quanh này không phải là hàng rào nhốt heo sao? Heo đâu có thể vượt qua rào này được. Vậy ngươi có đền heo cho ta không, nói đi?
Tiểu Tà nhìn hàng rào cây bật cười:
– Được thôi! Đền thì đền.
Lão ăn mày nghe nói cũng bớt giận nhưng lại hỏi:
– Ngươi nói đền một cách đơn giản vậy sao? Ngươi có biết ta đã mất bao nhiêu năm mới rình bắt được chúng đem về đây nuôi không?
Tiểu Tà cười hóm hỉnh:
– Dễ thôi mà, chỉ nội ngày mai ta đi bắt một con heo rừng khác về trả cho lão, nếu không bắt được thì toàn bộ thức ăn một tháng của ta, lão có thể lấy hết, lão bằng lòng không?
Tiểu Tà hiểu thấu những người bị giam trên đảo không dễ gì có thức ăn, nên chàng mới nói thế và quả nhiên lão ăn mày chỉ thoáng suy nghĩ một chút rồi đáp:
– Tiểu yêu! Ngươi ráng đem heo sống về thì tốt. Bây giờ ngươi đi đi.
Tiểu Tà liền hỏi:
– Lão này, heo rừng ở đâu nhiều?
Lão ăn mày đáp:
– Đối diện khu rừng này nhiều lắm, hay là ngươi tính chạy trốn vì không có công lực như ta thì làm sao bắt được heo?
Tiểu Tà xua tay:
– Lão đừng lo, ngày mai ta nhất định sẽ bắt được heo đền lão.
Nói xong Tiểu Tà liền chạy nhanh về hướng khu rừng. Lão ăn mày thấy Tiểu Tà chạy nhanh như thế cũng ngạc nhiên, nhưng không chú ý lắm và trở về lo vườn rau. Tiểu Tà chạy đến khu rừng loanh quanh một chút đã nghe tiếng heo kêu gần đâu đó. Ngay lập tức Tiểu Tà liền leo lên một cây lớn để chờ đợi bầy heo rừng đi đến.
Chẳng mấy chốc bầy heo rừng đã xuất hiện, kéo nhau chạy đến dưới gốc cây nơi Tiểu Tà đang chờ sẵn. Lập tức Tiểu Tà liền phóng hai ngọn phi đao hạ gục hai con heo một thật lớn và một con nhỏ, rồi bẻ cành cây nhảy xuống đập đuổi bầy heo đi.
Tiểu Tà chỉ chờ có thế là vội vã vác hai con heo chạy về căn nhà tranh của lão bà, rồi đem treo chúng lên. Bà lão bước thấy vậy liền nói:
– Tiểu công tử! Trên đảo này ai cũng biết tính tình của lão ăn mày ấy, đừng có ăn cắp heo của lão ta nữa, hãy mau mau đem trả lại cho lão đi.
Tiểu Tà cười nói:
– Con heo lớn này là của lão ta đấy, tôi đền cho lão.
Bà lão không tin, vừa lắc đầu vừa chắt lưỡi rồi quay lưng đi vào nhà. Tiểu Tà lại nhìn chung quanh rồi lẩm bẩm:
– Nơi đây cũng hay! Ta làm nhà mở quán thì thật là vui, ta chỉ mất công đi lấy mọi thứ của bọn ngoài kia là đủ cả thôi.
Nghĩ thế Tiểu Tà liền bắt tay vào việc lấy cây làm nhà và các thứ cần trong căn nhà nho nhỏ cho đến chiều là xong hẳn. Tiểu Tà đi ra đi vào ngắm nghía căn nhà gật gù ra vẻ thích thú, rồi tìm miếng gỗ viết lên đó:
“Tiệm ăn uống tạp hóa”.
cắm trước cửa.
Xong đâu đấy Tiểu Tà mới bắt đầu đi khám phá. Tiểu Tà tới gần khu nhà của bọn canh gác thì có những hàng rào thật kiên cố, chắc chắn những người bị giam nơi đây đã mất võ công không tài nào đột nhập được, bởi vậy bọn này cũng rất ơ hờ trong canh gác.
Tiểu Tà quan sát mọi chỗ và nhìn thấy bọn chúng đang khiêng các thứ cần dùng như quần áo, mền mùng và các loại thực phẩm đưa vào trong nhà kho, cũng không buồn khóa cửa lại mà cũng chẳng kiểm tra số lượng. Chúng chỉ đưa vào rồi lo chạy đi nhậu nhẹt đánh bạc ở phía xa.
Tiểu Tà âm thầm quan sát rồi ẩn mình chờ trời tối. Khi bóng đêm buông xuống thì Tiểu Tà đột nhập vào nhà kho, nhanh nhẹn lấy đi những thứ nơi đó như:
Rượu, gạo, mắm, muối, mền, chiếu, quần áo ... Tất cả những thứ lấy được Tiểu Tà tập trung vào một chỗ rồi mới chuyển về căn nhà cho đến nửa đêm mới xong.
Xong hết, Tiểu Tà mở nắp một bầu rượu, ngồi uống nhâm nhi rồi khen rượu ngon và lẩm bẩm một mình:
– Mình mở tiệm bán, nhưng những người ở đây không có một xu dính túi thì bán thế nào được. Hơn nữa họ cũng chẳng có thứ gì đáng giá để đánh đổi cả.
Tiểu Tà đứng phắt dậy, đi tới đi lui suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Được rồi! Ta bán hàng, họ mua bằng sự bí mật mà họ biết. Hơn nữa chính ta đến nơi này là để tìm biết họ là những người nào? Tại sao bị bắt?? Ai đã bắt họ? ...
Tiểu Tà bật cười một mình rồi nói tiếp:
– Một bát rượu, một khúc thịt heo ... đều đổi một bí mật ... ha ha ha ...
Tiểu Tà uống hết chung rượu rồi đi ngủ.
Tác giả :
Giả Kim Dung