Tiếu Ngạo Giang Hồ
Chương 15: Cô gái bán rượu lại xuất hiện
Cô gái bán rượu lại xuất hiện
Ðột nhiên ở đầu mé tả có một hán tử trung niên mình mặc áo bào lụa đứng lên nói:
- Bữa trước tiểu đệ ở Võ Hán tam trấn được nghe đồng đạo võ lâm cho hay là Lưu tam gia rửa tay gác kiếm, rút lui khỏi võ lâm cũng vì có chỗ khổ tâm không nói ra được.
Gã chột quay lại hỏi:
- Các bạn ở Võ Hán nói thế nào? Tôn giá có thể cho nghe được chăng?
Người kia cười đáp:
- Chuyện thị phi thường xảy ra chỉ vạ miệng. Câu chuyện đó ở Võ Hán nói thì chẳng sao, nhưng đã vào thành Hành Sơn thì không thể hớt lẻo bừa bãi được.
Một gã khác thấp lùn, béo mập, giọng nói thô lỗ lên tiếng hỏi:
- Vụ đó nhiều người biết lắm rồi, sao tôn giá còn làm ra vẻ bí ẩn cao thâm như vậy? Ai cũng bảo Lưu tam gia võ công quá cao, phúc phận quá tốt đẹp, nên bất đắc dĩ phải rửa tay gác kiếm.
Gã nói rất lớn tiếng, trong quán trà bao nhiêu con mắt đổ dồn nhìn vào mặt gã.
Nhiều người đồng thanh hỏi:
- Vì lẽ gì mà võ nghệ quá cao, phúc phận quá tốt đẹp lại phải rút lui khỏi võ lâm? Như vậy lạ lắm nhỉ!
Gã hán tử thấp lùn, béo mập dương dương đắc ý đáp:
- Ai không biết nội tình thì dĩ nhiên cho là quái dị, còn người đã biết thì chẳng lấy chi làm kỳ.
Có người lên tiếng hỏi:
- Nội tình đó thế nào?
Gã lùn mập chỉ tủm tỉm cười chứ không trả lời.
Một người gầy nhom ngồi cách đó mấy bàn lạnh lùng nói:
- Ông bạn hỏi y làm chi? Chính y cũng không biết mà chỉ gặp đâu nói đấy.
Gã lùn mập không chịu được lời nói khích bác liền lớn tiếng đáp:
- Ai bảo bản nhân không biết? Sở dĩ Lưu tam gia rửa tay gác kiếm là vì y quan tâm đến đại cục, muốn tránh sự tranh chấp trong nội bộ phái Hành Sơn.
Tiếp theo mấy người nhao nhao cả lên:
- Cái gì mà quan tâm đến đại cục?
- Cuộc tranh chấp nội bộ là thế nào?
- Chẳng lẽ sư huynh, sư đệ họ lại có chuyện với nhau?
Gã lùn mập đáp:
- Người ngoài đều nói Lưu tam gia là đệ nhị cao thủ phái Hành Sơn, người trong bổn phái từ trên xuống dưới đều biết rõ 36 đường "Hồi phong lạc nhạn kiếm" của Lưu tam gia đã đến mực thông huyền, cao thâm hơn cả chưởng môn nhân là Mạc Ðại tiên sinh rất nhiều. Mạc Ðại tiên sinh phóng một nhát kiếm chặt đứt được đầu ba con nhạn lớn. Còn Lưu tam gia phóng một nhát kiếm lại chặt rơi đầu những năm con. Cả bọn đệ tử dưới trướng Lưu tam gia tên nào cũng thắng được môn hạ bọn Mạc Ðại tiên sinh. Tình thế hiện giờ đã mỗi lúc một dở bét, nếu còn kéo dài thêm mấy năm nữa thì thanh thế Mạc Ðại tiên sinh nhất định bị Lưu tam gia đè bẹp. Nghe nói hai bên đã mấy lần xảy cuộc xung đột ngấm ngầm. Lưu tam gia không muốn tranh chấp hư danh với sư huynh mình, y liền rửa tay gác kiếm để từ đây yên ổn làm một phú gia ông.
Mấy người gật đầu nói:
- Té ra thế. Lưu tam gia thâm hiểu nghĩa lớn. Trên đời hiếm có người như y.
Lại có người nói:
- Mạc Ðại tiên sinh làm thế không được. Y áp bức Lưu tam gia rời khỏi võ lâm thì có khác gì làm suy yếu thanh thế của phái Hành Sơn?
Hán tử mặc áo bào lụa cười lạt nói:
- Việc thiên hạ có bao giờ chu toàn hết cả mọi mặt được? Chỉ cần sao giữ vững ngôi chưởng môn là được. Còn lực lượng bản phái tăng cường cũng hay mà suy yếu cũng vậy, họ quan tâm làm cóc gì?
Gã lùn mập uống mấy hớp nước trà rồi cầm nếp bình gõ keng keng la lên:
- Lấy trà đây! Lấy trà đây!
Rồi gã nói tiếp:
- Ðó là việc lớn của phái Hành Sơn đã rõ ràng. Các môn phái đều có tân khách đến mừng. Chính phái Hành Sơn...
Gã nói tới đây thì đột nhiên ngoài cửa bật lên những tiếng "tình tang" của cây hồ cầm.
Rồi có người cất tiếng hát:
- Ðáng buồn cho Dương gia dốc dạ trung trinh ý y... Nhà Ðại Tống...ý y... phù trì...ý y...
Hắn kéo gân cổ lên mà ngâm, thanh âm nghe rất thê lương. Mọi người đều quay về nhìn hắn thì thấy là một lão già gầy như hạc, vẻ mặt khô queo, mình mặc áo dài bằng vải xanh ngồi ở bàn bên. Áo lão giặt nhiều lần màu xanh đã bạc phếch. Coi bộ dạng lão có vẻ rất điêu linh, chẳng khác một tên kép hát để kiếm tiền.
Gã lùn mập quát lên:
- Thanh âm như quỷ gào mà cũng đòi hát để cắt đứt câu chuyện người ta đang nói dở.
Lão già liền hạ thấp giọng xuống, miệng vẫn ấm ớ hát:
- Bắn kim sa ý y... hội song long ý y... thua một trận xiểng liểng ý y.....
Có người hỏi:
- Ông bạn đều nói các môn phái đều có tân khách đến mừng mà chính phái Hành Sơn thì làm sao?
Gã lùn mập đáp:
- Bọn đệ tử Lưu tam gia dĩ nhiên phải ở trong thành để đón khách. Nhưng trừ bọn đệ tử do đích thân Lưu tam gia truyền dạy, ngoài ra các vị có gặp một tên đệ tử nào khác trong phái Hành Sơn không?
Mọi người ngơ ngác nhìn nhau rồi đồng thanh nói:
- Ðúng thế! Sao lại không thấy một tên nào? Làm như vậy chẳng bẽ mặt cho Lưu tam gia lắm ư?
Gã lùn mập nhìn hán tử mặc áo lụa cười hỏi:
- Tại hạ có muốn nói tôn giá nhát gan không dám nói toạc chuyện tranh chấp nội bộ phái Hành Sơn ra. Thực tình có can hệ gì đâu? Phái Hành Sơn không phái một người nào tới thì còn ai nghe thấy nữa? Việc gì mà sợ?
Ðột nhiên tiếng hồ cầm lại dần dần vang lên.
Một lão già quát lên:
- Hắn đã tới rồi! Thật là vạ lớn!...
Gã tuổi trẻ cũng quát theo:
- Ðừng ở đây rắc rối nữa! Lấy tiền rồi đi đi!
Gã giơ tay lên một cái, một xâu đồng tiền bay ra đánh chát một tiếng rớt xuống, đúng trước mặt lão già không sai một chút. Thủ pháp gã rất chuẩn đích.
Lão cất tiếng tạ ơn rồi thu lấy tiền.
Gã lùn mập cất tiếng khen:
- Té ra lão đệ là một danh gia sử dụng ám khí mới liệng trúng thế.
Gã tuổi trẻ cười nói:
- Cái đó có chi đáng kể? Theo lời đại ca thì Mạc Ðại tiên sinh nhất định không đến ư?
Gã lùn mập đáp:
- Y đến làm chi? Y đã cùng Lưu tam gia thành thế nước lửa. Hễ gặp nhau là rút kiếm động thủ. Lưu tam gia nhượng bộ chắc là y mãn nguyện rồi.
Bỗng thấy lão già hát vừa rồi đứng lên từ từ tiến đến trước mặt gã lùn mập, nghẹo đầu nhìn gã một lúc.
Gã lùn mập tức giận hỏi:
- Lão làm trò gì vậy?
Lão kia lắc đầu đáp:
- Ngươi hay nói càn lắm!
Rồi lão trở gót đi ra.
Gã lùn mập cả giận, vươn tay ra định nắm sau lưng lão, thì đột nhiên trước mắt một luồng thanh quang lóe ra. Thanh trường kiếm nhỏ bé loang loáng trên bàn. Keng keng mấy tiếng vang lên.
Gã lùn mập giật mình kinh hãi vội nhảy lùi về phía sau vì gã sợ thanh trường kiếm đâm tới mình. Nhưng lão già từ từ cài thanh trường kiếm vào đáy hồ cầm, không nhìn thấy nữa. Nguyên thanh trường kiếm này dấu ở trong cây hồ cầm, không để chìa ra ngoài nên không ai trông thấy. Ngờ đâu trong cây hồ cầm cũ rích lại dấu một thứ binh khí lợi hại như vậy.
Lão già lắc đầu nhắc lại câu: "Ngươi hay nói càn lắm." rồi từ từ ra khỏi quán trà.
Mọi người đưa mắt nhìn theo bóng sau lưng lão mất hút trong làn mưa. Tiếng hồ cầm thê lương còn văng vẳng vọng lại.
Bỗng có người cất tiếng la hoảng:
- Các vị coi kìa! Các vị coi kìa!
Mọi người nhìn theo tay gã trỏ thì thấy trên bàn gã lùn mập có đặt bảy chiếc chén trà mà chiếc nào cũng hớt tày nửa tấc. Những miệng chén này đều biến thành những vòng tròn trĩnh. Bảy cái vòng sứ rớt xuống bên chén mà những chén nước vẫn còn nguyên không nghiêng đổ một cái nào.
Mấy chục người trong quán trà đều bâu cả lại nghị luận xôn xao.
Có người hỏi:
- Người ấy là ai mà kiếm pháp ghê gớm đến thế?
Có người nói:
- Một nhát kiếm chém đứt bảy miệng chén trà mà không chén nào đổ thì thủ pháp thật là thần diệu.
Có người quay lại nhìn gã lùn mập nói:
- May mà vị lão tiên sinh này hãy còn nhân nhượng, không thì cả đầu lão huynh cũng chẳng khác gì bảy chén trà kia.
Lại có người nói:
- Lão tiên sinh đó dĩ nhiên là một tay cao thủ nổi danh mà sao kiếm thức cũng như người thường?
Gã lùn mập nhìn bảy chiếc miệng chén trà đứt ra vẻ mặt thẫn thờ, mặt không còn chút huyết sắc. Những câu người đứng bên nói dường như gã không nghe thấy gì.
Người đứng tuổi mặc áo lụa nói:
- Thấy chưa! ta đã khuyên tôn giá là ít mồm miệng chớ. Thị phi chỉ tại ngươi nhiều chuyện, phiền não là do tính hiếu danh. Hiện giờ thành Hành Sơn là nơi rồng ẩn cọp nấp, những cao nhân đến đây không biết bao nhiêu mà kể. Lão tiên sinh này chắc là bạn thân của Mạc Ðại tiên sinh. Lão thấy tôn giá nghị luận Mạc Ðại tiên sinh nên cho một bài học đấy.
Lão râu bạc họ Bành bỗng lạnh lùng lên tiếng:
- Cái gì mà bạn thân với Mạc Ðại tiên sinh? Chính Tiêu tương dạ vũ Mạc Ðại tiên sinh đó chứ có phải ai đâu?
- Sao? Mạc Ðại tiên sinh đấy ư? Sao các hạ biết?
Lão râu bạc đáp:
- Lão phu biết chứ. Mạc Ðại tiên sinh ưa gảy khúc Tiêu tương dạ vũ, một khúc nhạc thê lương khiến người nghe phải trào lệ. Tám chữ "Ðàn dấu trong kiếm, kiếm phát tiếng đàn" là để mô tả võ công của lão. Các vị đã đến thành Hành Sơn sao còn chưa biết? Vị huynh đài đây vừa nói những gì Lưu tam gia một kiếm chém đứt đầu năm chim nhạn, Mạc Ðại tiên sinh chỉ chém được ba nên lão lia nhát kiếm hớt bảy miệng chén trà. Chén trà còn chém đứt thì chém nhạn khó gì? Vì tiên sinh đã mắng huynh đài là hay nói càn.
Gã mập lùn chưa hết sợ hãi, cúi đầu xuống không dám trả lời. Hán tử mặc áo lụa tính trả tiền trà rồi kéo gã đi.
Mọi người trong quán trà thấy Tiêu tương dạ vũ Mạc Ðại tiên sinh thi triển thần công trên đời có một thì chẳng ai là không hồi hộp trong lòng. Họ đều nghĩ bụng:
- Vừa rồi gã lùn mập ca ngợi đức độ Lưu Chính Phong và buông lời dàm pha Mạc Ðại tiên sinh rồi mình cũng lên tiếng phụ họa. Thật là thị phi chỉ tại nhiều mồm miệng. Không chừng vì mấy câu nói vô mà mình rước vạ vào thân.
Bây giờ họ thấy người đứng tuổi mặc áo lụa kéo gã lùn mập lật đật đi ngay thì ai nấy cũng tính trả tiền trà xong ra khỏi quán. Chỉ trong khoảnh khắc, quán trà đang đầy khách ồn ào trở lại vắng teo.
Lâm Bình Chi nhìn bảy cái miệng chén nghĩ thầm:
- Lão này lia thanh trường kiếm mà hớt đứt bảy miệng chén trà! Nếu mình không ra khỏi Phúc Châu thì làm gì biết được trên đời có những nhân vật ly kỳ như vậy? Mình ru rú ở Phước Oai tiêu cục chẳng khác chi ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung vẫn tưởng những tay hảo thủ giang hồ dù lợi hại đến đâu bất quá chỉ tương tự như gia gia là cùng! Hỡi ôi! Mình có thờ lão này làm thầy rèn luyện võ công thì may ra mới báo được mối thù lớn kia, bằng không thì phải suốt đời ôm hận.
Rồi chàng tự nhủ:
- Sao mình không đi kiếm Mạc Ðại tiên sinh năn nỉ lão cầu cứu song thân và thu mình làm đệ tử?
Chàng liền đứng dậy toan cất bước, nhưng đột nhiên bụng bảo dạ:
- Lão là chưởng môn phái Hành Sơn, mà Ngũ nhạc kiếm phái lại cùng Thanh Thành là chỗ thanh khí giao du, khi nào lão lại vì mình là một người chưa quen biết để gây sự với bạn bè?
Nghĩ tới đây chàng lại ngồi xuống thừ người ra.
Bỗng nghe có thanh âm trong trẻo vang lên:
- Nhị sư ca! Trời mưa mãi không ngớt, áo xiêm tiểu muội ướt hết cả. Vào đây uống trà đã.
Lâm Bình Chi trong lòng kinh hãi, vì chàng nhận ra chính là thanh âm thiếu nữ bán rượu trong cái quán nhỏ ngoài thành Phúc Châu. Bất giác chàng cúi đầu xuống.
Chàng lại nghe thanh âm khàn khàn của một lão già đáp lại:
- Phải đấy! Vào quán uống chén trà nóng cho ấm bụng cũng hay.
Thế rồi hai người tiến vào trong quán ngồi xuống cái bàn chênh chếch nhìn sang bàn Lâm Bình Chi.
Lâm Bình Chi liếc mắt nhìn trộm thì quả nhiên là cô gái bán rượu mình mặc áo xanh quay lưng về phía chàng. Người kéo ghế ngồi ngang chính là lão họ Tát mạo xưng tổ phụ thiếu nữ. Lâm Bình Chi bất giác đem lòng tức giận, nhưng vẫn ngồi yên nghĩ bụng:
- Té ra hai người này là sư huynh, sư muội mà lại trá hình ông cháu. Họ đến thành Phúc Châu là có chuyện mưu đồ. Thế mà mình đui mắt không biết lại vì thị mà ôm mối bất bình, gây chuyện với người, làm liên lụy đến gia má phải mắt tay bọn gian nhân, chính mình cũng xut nữa xuống làm quỷ âng
Chủ quán trà thu dọn những ấm chén trên bàn hai người khách mới vào rồi pha trà nóng đem lại.
Lão già đưa mắt ngó thấy bảy mảnh miệng chén ở trên bàn bên cạnh bất giác la lên một tiếng "ái chà" rồi nói:
- Tiểu sư muội! sư muội coi đó!
Thiếu nữ lộ vẻ kinh dị vô cùng. Nàng cất tiếng hỏi:
- Công phu này ghê thật! Không hiểu ai lia một nhát kiếm mà hớt đứt bảy chén trà này?
Nàng ngó khách ngồi uống trà trong quán thì ngoài Lâm Bình Chi, trong góc phòng còn hai người nữa ngồi ngủ gục xuống bàn.
Thiếu nữ toan mở miệng quay sang hỏi Lâm Bình Chi, nhưng thấy mắt chàng đăm đăm nhìn ra ngoài đường, dường như có tâm sự gì nghĩ ngợi. Nàng liền không hỏi nữa.
Lão già cất tiếng hỏi:
- Tiểu sư muội! Ta muốn xét nghiệm kiến thức sư muội một phen. Một nhát kiếm phóng ra đứt ngọc tan vàng. Ai là người đã hớt đứt bảy miệng chén trà này?
Thiếu nữ ra vẻ tức mình thủng thẳng đáp:
- Tiểu muội có trông thấy đâu mà biết là ai?
Ðột nhiên nàng vỗ tay cười nói tiếp:
- Tiểu muội biết rồi! Tiểu muội biết rồi! Trong ba mươi sáu đường "Hồi phong lạc nhạn kiếm" chiêu thứ mười bảy là "Cửu liên hoàn thức". Một nhát kiếm chặt đứt chín con nhạn là kiệt tác Lưu tam gia Lưu Chính Phong.
Lão già vừa cười vừa lắc đầu nói:
- Ta e rằng kiếm pháp Lưu tam gia chưa tới được trình độ này. Sư muội đoán mới trúng một nửa.
Thiếu nữ toan giơ ngón tay trỏ lên chỉ vào mặt lão già cười nói:
- Nhị sư ca đừng nói ra! Tiểu muội biết rồi, đây... đây là kiệt tác của Tiêu tương dạ vũ Mạc Ðại tiên sinh.
Ðột nhiên trong góc quán trà có bảy tám thanh âm đồng thời vang lên. Kẻ vỗ tay, người cười ha hả đồng thanh nói:
- Nhỡn lực của sư muội hay quá.
Lâm Bình Chi giật mình kinh hãi tự hỏi:
- Những người này ở đâu vào đây từ lúc nào?
Chàng liếc mắt nhìn sang thì hai người ngủ gục trên mặt bàn và năm người từ nội đường quán trà đi ra. Trong bọn người này có kẻ ăn mặc như bọn tài công, có người thì tay cầm bàn tính như kiểu lái buôn. Lại có kẻ để con khỉ ngồi trên vai dường như đem đi để làm trò.
Thiếu nữ cười nói:
- Té ra mấy "ông nội" đều nấp ở trong này mà làm cho tiểu muội sợ hết hồn. Ðại sư ca đâu rồi?
Ðột nhiên ở đầu mé tả có một hán tử trung niên mình mặc áo bào lụa đứng lên nói:
- Bữa trước tiểu đệ ở Võ Hán tam trấn được nghe đồng đạo võ lâm cho hay là Lưu tam gia rửa tay gác kiếm, rút lui khỏi võ lâm cũng vì có chỗ khổ tâm không nói ra được.
Gã chột quay lại hỏi:
- Các bạn ở Võ Hán nói thế nào? Tôn giá có thể cho nghe được chăng?
Người kia cười đáp:
- Chuyện thị phi thường xảy ra chỉ vạ miệng. Câu chuyện đó ở Võ Hán nói thì chẳng sao, nhưng đã vào thành Hành Sơn thì không thể hớt lẻo bừa bãi được.
Một gã khác thấp lùn, béo mập, giọng nói thô lỗ lên tiếng hỏi:
- Vụ đó nhiều người biết lắm rồi, sao tôn giá còn làm ra vẻ bí ẩn cao thâm như vậy? Ai cũng bảo Lưu tam gia võ công quá cao, phúc phận quá tốt đẹp, nên bất đắc dĩ phải rửa tay gác kiếm.
Gã nói rất lớn tiếng, trong quán trà bao nhiêu con mắt đổ dồn nhìn vào mặt gã.
Nhiều người đồng thanh hỏi:
- Vì lẽ gì mà võ nghệ quá cao, phúc phận quá tốt đẹp lại phải rút lui khỏi võ lâm? Như vậy lạ lắm nhỉ!
Gã hán tử thấp lùn, béo mập dương dương đắc ý đáp:
- Ai không biết nội tình thì dĩ nhiên cho là quái dị, còn người đã biết thì chẳng lấy chi làm kỳ.
Có người lên tiếng hỏi:
- Nội tình đó thế nào?
Gã lùn mập chỉ tủm tỉm cười chứ không trả lời.
Một người gầy nhom ngồi cách đó mấy bàn lạnh lùng nói:
- Ông bạn hỏi y làm chi? Chính y cũng không biết mà chỉ gặp đâu nói đấy.
Gã lùn mập không chịu được lời nói khích bác liền lớn tiếng đáp:
- Ai bảo bản nhân không biết? Sở dĩ Lưu tam gia rửa tay gác kiếm là vì y quan tâm đến đại cục, muốn tránh sự tranh chấp trong nội bộ phái Hành Sơn.
Tiếp theo mấy người nhao nhao cả lên:
- Cái gì mà quan tâm đến đại cục?
- Cuộc tranh chấp nội bộ là thế nào?
- Chẳng lẽ sư huynh, sư đệ họ lại có chuyện với nhau?
Gã lùn mập đáp:
- Người ngoài đều nói Lưu tam gia là đệ nhị cao thủ phái Hành Sơn, người trong bổn phái từ trên xuống dưới đều biết rõ 36 đường "Hồi phong lạc nhạn kiếm" của Lưu tam gia đã đến mực thông huyền, cao thâm hơn cả chưởng môn nhân là Mạc Ðại tiên sinh rất nhiều. Mạc Ðại tiên sinh phóng một nhát kiếm chặt đứt được đầu ba con nhạn lớn. Còn Lưu tam gia phóng một nhát kiếm lại chặt rơi đầu những năm con. Cả bọn đệ tử dưới trướng Lưu tam gia tên nào cũng thắng được môn hạ bọn Mạc Ðại tiên sinh. Tình thế hiện giờ đã mỗi lúc một dở bét, nếu còn kéo dài thêm mấy năm nữa thì thanh thế Mạc Ðại tiên sinh nhất định bị Lưu tam gia đè bẹp. Nghe nói hai bên đã mấy lần xảy cuộc xung đột ngấm ngầm. Lưu tam gia không muốn tranh chấp hư danh với sư huynh mình, y liền rửa tay gác kiếm để từ đây yên ổn làm một phú gia ông.
Mấy người gật đầu nói:
- Té ra thế. Lưu tam gia thâm hiểu nghĩa lớn. Trên đời hiếm có người như y.
Lại có người nói:
- Mạc Ðại tiên sinh làm thế không được. Y áp bức Lưu tam gia rời khỏi võ lâm thì có khác gì làm suy yếu thanh thế của phái Hành Sơn?
Hán tử mặc áo bào lụa cười lạt nói:
- Việc thiên hạ có bao giờ chu toàn hết cả mọi mặt được? Chỉ cần sao giữ vững ngôi chưởng môn là được. Còn lực lượng bản phái tăng cường cũng hay mà suy yếu cũng vậy, họ quan tâm làm cóc gì?
Gã lùn mập uống mấy hớp nước trà rồi cầm nếp bình gõ keng keng la lên:
- Lấy trà đây! Lấy trà đây!
Rồi gã nói tiếp:
- Ðó là việc lớn của phái Hành Sơn đã rõ ràng. Các môn phái đều có tân khách đến mừng. Chính phái Hành Sơn...
Gã nói tới đây thì đột nhiên ngoài cửa bật lên những tiếng "tình tang" của cây hồ cầm.
Rồi có người cất tiếng hát:
- Ðáng buồn cho Dương gia dốc dạ trung trinh ý y... Nhà Ðại Tống...ý y... phù trì...ý y...
Hắn kéo gân cổ lên mà ngâm, thanh âm nghe rất thê lương. Mọi người đều quay về nhìn hắn thì thấy là một lão già gầy như hạc, vẻ mặt khô queo, mình mặc áo dài bằng vải xanh ngồi ở bàn bên. Áo lão giặt nhiều lần màu xanh đã bạc phếch. Coi bộ dạng lão có vẻ rất điêu linh, chẳng khác một tên kép hát để kiếm tiền.
Gã lùn mập quát lên:
- Thanh âm như quỷ gào mà cũng đòi hát để cắt đứt câu chuyện người ta đang nói dở.
Lão già liền hạ thấp giọng xuống, miệng vẫn ấm ớ hát:
- Bắn kim sa ý y... hội song long ý y... thua một trận xiểng liểng ý y.....
Có người hỏi:
- Ông bạn đều nói các môn phái đều có tân khách đến mừng mà chính phái Hành Sơn thì làm sao?
Gã lùn mập đáp:
- Bọn đệ tử Lưu tam gia dĩ nhiên phải ở trong thành để đón khách. Nhưng trừ bọn đệ tử do đích thân Lưu tam gia truyền dạy, ngoài ra các vị có gặp một tên đệ tử nào khác trong phái Hành Sơn không?
Mọi người ngơ ngác nhìn nhau rồi đồng thanh nói:
- Ðúng thế! Sao lại không thấy một tên nào? Làm như vậy chẳng bẽ mặt cho Lưu tam gia lắm ư?
Gã lùn mập nhìn hán tử mặc áo lụa cười hỏi:
- Tại hạ có muốn nói tôn giá nhát gan không dám nói toạc chuyện tranh chấp nội bộ phái Hành Sơn ra. Thực tình có can hệ gì đâu? Phái Hành Sơn không phái một người nào tới thì còn ai nghe thấy nữa? Việc gì mà sợ?
Ðột nhiên tiếng hồ cầm lại dần dần vang lên.
Một lão già quát lên:
- Hắn đã tới rồi! Thật là vạ lớn!...
Gã tuổi trẻ cũng quát theo:
- Ðừng ở đây rắc rối nữa! Lấy tiền rồi đi đi!
Gã giơ tay lên một cái, một xâu đồng tiền bay ra đánh chát một tiếng rớt xuống, đúng trước mặt lão già không sai một chút. Thủ pháp gã rất chuẩn đích.
Lão cất tiếng tạ ơn rồi thu lấy tiền.
Gã lùn mập cất tiếng khen:
- Té ra lão đệ là một danh gia sử dụng ám khí mới liệng trúng thế.
Gã tuổi trẻ cười nói:
- Cái đó có chi đáng kể? Theo lời đại ca thì Mạc Ðại tiên sinh nhất định không đến ư?
Gã lùn mập đáp:
- Y đến làm chi? Y đã cùng Lưu tam gia thành thế nước lửa. Hễ gặp nhau là rút kiếm động thủ. Lưu tam gia nhượng bộ chắc là y mãn nguyện rồi.
Bỗng thấy lão già hát vừa rồi đứng lên từ từ tiến đến trước mặt gã lùn mập, nghẹo đầu nhìn gã một lúc.
Gã lùn mập tức giận hỏi:
- Lão làm trò gì vậy?
Lão kia lắc đầu đáp:
- Ngươi hay nói càn lắm!
Rồi lão trở gót đi ra.
Gã lùn mập cả giận, vươn tay ra định nắm sau lưng lão, thì đột nhiên trước mắt một luồng thanh quang lóe ra. Thanh trường kiếm nhỏ bé loang loáng trên bàn. Keng keng mấy tiếng vang lên.
Gã lùn mập giật mình kinh hãi vội nhảy lùi về phía sau vì gã sợ thanh trường kiếm đâm tới mình. Nhưng lão già từ từ cài thanh trường kiếm vào đáy hồ cầm, không nhìn thấy nữa. Nguyên thanh trường kiếm này dấu ở trong cây hồ cầm, không để chìa ra ngoài nên không ai trông thấy. Ngờ đâu trong cây hồ cầm cũ rích lại dấu một thứ binh khí lợi hại như vậy.
Lão già lắc đầu nhắc lại câu: "Ngươi hay nói càn lắm." rồi từ từ ra khỏi quán trà.
Mọi người đưa mắt nhìn theo bóng sau lưng lão mất hút trong làn mưa. Tiếng hồ cầm thê lương còn văng vẳng vọng lại.
Bỗng có người cất tiếng la hoảng:
- Các vị coi kìa! Các vị coi kìa!
Mọi người nhìn theo tay gã trỏ thì thấy trên bàn gã lùn mập có đặt bảy chiếc chén trà mà chiếc nào cũng hớt tày nửa tấc. Những miệng chén này đều biến thành những vòng tròn trĩnh. Bảy cái vòng sứ rớt xuống bên chén mà những chén nước vẫn còn nguyên không nghiêng đổ một cái nào.
Mấy chục người trong quán trà đều bâu cả lại nghị luận xôn xao.
Có người hỏi:
- Người ấy là ai mà kiếm pháp ghê gớm đến thế?
Có người nói:
- Một nhát kiếm chém đứt bảy miệng chén trà mà không chén nào đổ thì thủ pháp thật là thần diệu.
Có người quay lại nhìn gã lùn mập nói:
- May mà vị lão tiên sinh này hãy còn nhân nhượng, không thì cả đầu lão huynh cũng chẳng khác gì bảy chén trà kia.
Lại có người nói:
- Lão tiên sinh đó dĩ nhiên là một tay cao thủ nổi danh mà sao kiếm thức cũng như người thường?
Gã lùn mập nhìn bảy chiếc miệng chén trà đứt ra vẻ mặt thẫn thờ, mặt không còn chút huyết sắc. Những câu người đứng bên nói dường như gã không nghe thấy gì.
Người đứng tuổi mặc áo lụa nói:
- Thấy chưa! ta đã khuyên tôn giá là ít mồm miệng chớ. Thị phi chỉ tại ngươi nhiều chuyện, phiền não là do tính hiếu danh. Hiện giờ thành Hành Sơn là nơi rồng ẩn cọp nấp, những cao nhân đến đây không biết bao nhiêu mà kể. Lão tiên sinh này chắc là bạn thân của Mạc Ðại tiên sinh. Lão thấy tôn giá nghị luận Mạc Ðại tiên sinh nên cho một bài học đấy.
Lão râu bạc họ Bành bỗng lạnh lùng lên tiếng:
- Cái gì mà bạn thân với Mạc Ðại tiên sinh? Chính Tiêu tương dạ vũ Mạc Ðại tiên sinh đó chứ có phải ai đâu?
- Sao? Mạc Ðại tiên sinh đấy ư? Sao các hạ biết?
Lão râu bạc đáp:
- Lão phu biết chứ. Mạc Ðại tiên sinh ưa gảy khúc Tiêu tương dạ vũ, một khúc nhạc thê lương khiến người nghe phải trào lệ. Tám chữ "Ðàn dấu trong kiếm, kiếm phát tiếng đàn" là để mô tả võ công của lão. Các vị đã đến thành Hành Sơn sao còn chưa biết? Vị huynh đài đây vừa nói những gì Lưu tam gia một kiếm chém đứt đầu năm chim nhạn, Mạc Ðại tiên sinh chỉ chém được ba nên lão lia nhát kiếm hớt bảy miệng chén trà. Chén trà còn chém đứt thì chém nhạn khó gì? Vì tiên sinh đã mắng huynh đài là hay nói càn.
Gã mập lùn chưa hết sợ hãi, cúi đầu xuống không dám trả lời. Hán tử mặc áo lụa tính trả tiền trà rồi kéo gã đi.
Mọi người trong quán trà thấy Tiêu tương dạ vũ Mạc Ðại tiên sinh thi triển thần công trên đời có một thì chẳng ai là không hồi hộp trong lòng. Họ đều nghĩ bụng:
- Vừa rồi gã lùn mập ca ngợi đức độ Lưu Chính Phong và buông lời dàm pha Mạc Ðại tiên sinh rồi mình cũng lên tiếng phụ họa. Thật là thị phi chỉ tại nhiều mồm miệng. Không chừng vì mấy câu nói vô mà mình rước vạ vào thân.
Bây giờ họ thấy người đứng tuổi mặc áo lụa kéo gã lùn mập lật đật đi ngay thì ai nấy cũng tính trả tiền trà xong ra khỏi quán. Chỉ trong khoảnh khắc, quán trà đang đầy khách ồn ào trở lại vắng teo.
Lâm Bình Chi nhìn bảy cái miệng chén nghĩ thầm:
- Lão này lia thanh trường kiếm mà hớt đứt bảy miệng chén trà! Nếu mình không ra khỏi Phúc Châu thì làm gì biết được trên đời có những nhân vật ly kỳ như vậy? Mình ru rú ở Phước Oai tiêu cục chẳng khác chi ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung vẫn tưởng những tay hảo thủ giang hồ dù lợi hại đến đâu bất quá chỉ tương tự như gia gia là cùng! Hỡi ôi! Mình có thờ lão này làm thầy rèn luyện võ công thì may ra mới báo được mối thù lớn kia, bằng không thì phải suốt đời ôm hận.
Rồi chàng tự nhủ:
- Sao mình không đi kiếm Mạc Ðại tiên sinh năn nỉ lão cầu cứu song thân và thu mình làm đệ tử?
Chàng liền đứng dậy toan cất bước, nhưng đột nhiên bụng bảo dạ:
- Lão là chưởng môn phái Hành Sơn, mà Ngũ nhạc kiếm phái lại cùng Thanh Thành là chỗ thanh khí giao du, khi nào lão lại vì mình là một người chưa quen biết để gây sự với bạn bè?
Nghĩ tới đây chàng lại ngồi xuống thừ người ra.
Bỗng nghe có thanh âm trong trẻo vang lên:
- Nhị sư ca! Trời mưa mãi không ngớt, áo xiêm tiểu muội ướt hết cả. Vào đây uống trà đã.
Lâm Bình Chi trong lòng kinh hãi, vì chàng nhận ra chính là thanh âm thiếu nữ bán rượu trong cái quán nhỏ ngoài thành Phúc Châu. Bất giác chàng cúi đầu xuống.
Chàng lại nghe thanh âm khàn khàn của một lão già đáp lại:
- Phải đấy! Vào quán uống chén trà nóng cho ấm bụng cũng hay.
Thế rồi hai người tiến vào trong quán ngồi xuống cái bàn chênh chếch nhìn sang bàn Lâm Bình Chi.
Lâm Bình Chi liếc mắt nhìn trộm thì quả nhiên là cô gái bán rượu mình mặc áo xanh quay lưng về phía chàng. Người kéo ghế ngồi ngang chính là lão họ Tát mạo xưng tổ phụ thiếu nữ. Lâm Bình Chi bất giác đem lòng tức giận, nhưng vẫn ngồi yên nghĩ bụng:
- Té ra hai người này là sư huynh, sư muội mà lại trá hình ông cháu. Họ đến thành Phúc Châu là có chuyện mưu đồ. Thế mà mình đui mắt không biết lại vì thị mà ôm mối bất bình, gây chuyện với người, làm liên lụy đến gia má phải mắt tay bọn gian nhân, chính mình cũng xut nữa xuống làm quỷ âng
Chủ quán trà thu dọn những ấm chén trên bàn hai người khách mới vào rồi pha trà nóng đem lại.
Lão già đưa mắt ngó thấy bảy mảnh miệng chén ở trên bàn bên cạnh bất giác la lên một tiếng "ái chà" rồi nói:
- Tiểu sư muội! sư muội coi đó!
Thiếu nữ lộ vẻ kinh dị vô cùng. Nàng cất tiếng hỏi:
- Công phu này ghê thật! Không hiểu ai lia một nhát kiếm mà hớt đứt bảy chén trà này?
Nàng ngó khách ngồi uống trà trong quán thì ngoài Lâm Bình Chi, trong góc phòng còn hai người nữa ngồi ngủ gục xuống bàn.
Thiếu nữ toan mở miệng quay sang hỏi Lâm Bình Chi, nhưng thấy mắt chàng đăm đăm nhìn ra ngoài đường, dường như có tâm sự gì nghĩ ngợi. Nàng liền không hỏi nữa.
Lão già cất tiếng hỏi:
- Tiểu sư muội! Ta muốn xét nghiệm kiến thức sư muội một phen. Một nhát kiếm phóng ra đứt ngọc tan vàng. Ai là người đã hớt đứt bảy miệng chén trà này?
Thiếu nữ ra vẻ tức mình thủng thẳng đáp:
- Tiểu muội có trông thấy đâu mà biết là ai?
Ðột nhiên nàng vỗ tay cười nói tiếp:
- Tiểu muội biết rồi! Tiểu muội biết rồi! Trong ba mươi sáu đường "Hồi phong lạc nhạn kiếm" chiêu thứ mười bảy là "Cửu liên hoàn thức". Một nhát kiếm chặt đứt chín con nhạn là kiệt tác Lưu tam gia Lưu Chính Phong.
Lão già vừa cười vừa lắc đầu nói:
- Ta e rằng kiếm pháp Lưu tam gia chưa tới được trình độ này. Sư muội đoán mới trúng một nửa.
Thiếu nữ toan giơ ngón tay trỏ lên chỉ vào mặt lão già cười nói:
- Nhị sư ca đừng nói ra! Tiểu muội biết rồi, đây... đây là kiệt tác của Tiêu tương dạ vũ Mạc Ðại tiên sinh.
Ðột nhiên trong góc quán trà có bảy tám thanh âm đồng thời vang lên. Kẻ vỗ tay, người cười ha hả đồng thanh nói:
- Nhỡn lực của sư muội hay quá.
Lâm Bình Chi giật mình kinh hãi tự hỏi:
- Những người này ở đâu vào đây từ lúc nào?
Chàng liếc mắt nhìn sang thì hai người ngủ gục trên mặt bàn và năm người từ nội đường quán trà đi ra. Trong bọn người này có kẻ ăn mặc như bọn tài công, có người thì tay cầm bàn tính như kiểu lái buôn. Lại có kẻ để con khỉ ngồi trên vai dường như đem đi để làm trò.
Thiếu nữ cười nói:
- Té ra mấy "ông nội" đều nấp ở trong này mà làm cho tiểu muội sợ hết hồn. Ðại sư ca đâu rồi?
Tác giả :
Kim Dung