Tiểu Lý Phi Đao
Chương 25: Phơi trần tội ác
Trong tiểu đình bày sẵn một bàn cờ.
Bá Hiểu Sinh những tiếng khõ nhẹ ấy lúc phún rơi xuống như hoa đèn.
Chở khách nửa đêm không thấy đến
Buồn khuya ấm lạnh nở hoa đền
Cảnh tượng quả là nhàn nhã, quả là tiêu sài nhưng không khí như ngụm đầy mùi chết chóc, khuôn mặt người nào cũng trầm trầm nặng nề.
Tâm Hồ, Tâm Chúc, Tâm Đăng, Tâm Giám cũng đều có mặt tại đây.
Tiểu Phi nằm cong queo dưới chân cột tròn trong tiểu đình, không còn sức để ngẩng đầu lên nữa.
Đôi mày bạc vẫn một mực cau lại, Tâm Hồ đại sư tia mắt vẫn không rời khỏi chỗ Tiểu Phi đang nằm, ông hỏi :
- Các ngươi nhắm Lý Tầm Hoan có ra hay không?
Bá Hiểu Sinh cười cười :
- Nhất định là phải ra.
Tâm Hồ có vẻ hoài nghi.
- Thứ hạng người này chẳng lẽ cũng dám vì bạn mà hy sinh à?
Bá Hiểu Sinh cười nheo đuôi mắt :
- Đó gọi là “cái đạo của kẻ cướp”.
Tâm Hồ đại sư thở dài lẩm bẩm :
- Chỉ mong được như thế.
Câu nói của ông vụt đứng ngang y như là bị đông cứng giữa cơn gió tuyết.
Vi đôi mắt ông vừa nhìn thấy Tâm Thụ.
* * * * *
Tâm Thụ đi ra chỉ có một mình và chậm rãi tiến thẳng vào sân.
Tâm Hồ đại sư đầu tiên tiến đến nghinh đón :
- Sư đệ như thường chứ?
Quả không hổ là bực cao tăng chưởng quản cả toàn thể môn đồ Thiếu Lâm, vừa gặp lại mặt người sư đệ, câu hỏi đầu tiên trên môi của vị cao tăng chính là sức khỏe của Tâm Thụ.
Tâm Thụ cảm động chắp tay
- Đa tạ lòng lo lắng của sư huynh, đệ tử may mắn thoát khỏi vận kiếp này.
Tâm Giám cũng vội bước tới hỏi lớn :
- Còn Lý Tầm Hoan đâu?
Tâm Thụ dửng dưng :
- Hắn lấy kinh đi rồi.
Tâm Giám dựng mày :
- Lấy kinh? Mà lấy kinh gì?
Tâm Thụ đáp :
- Kinh bị mất trộm trong Tàng Kinh các.
Khóe môi của Tâm Giám hơi giật giật, hắn cười lạnh :
- Kẻ trộm kinh quả nhiên là hắn. Thế sao sư huynh lại để hắn tự do thoát đi?
Tâm Thụ nhếch mép :
- Chỉ vì kẻ trộm kinh không phải là hắn.
Tia mắt vụt bắn thẳng vào mặt Tâm Giám, Tâm Thụ gằn từng tiếng một :
- Kẻ trộm kinh cũng chính là hung thủ đã mưu hại nhị sư huynh. Vì nhị sư huynh đã khám phá được bí mật của hắn nên hắn chỉ còn cách giết chết nhị sư huynh để bịp miệng nhưng hẳn cái tên sát nhân đó không phải là Lý Tầm Hoan.
Tâm Giám mắt không đổi sắc :
- Không phải Lý Tầm Hoan thì là ai?
Ánh mắt Tâm Thụ ngời lên như điện lạnh :
- Là ngươi.
Vành môi Tâm Giám giật giật một lúc, sắc mặt càng nặng trầm xuống :
- Ngũ sư huynh do đâu nói lên những lời như thế, tiểu đệ thật chẳng hiểu nổi.
Tâm Thụ cười lạnh :
- Ngươi không biết thì còn ai biết đây?
Tâm Giám quay sang Tâm Hồ, cung kính cúi đầu :
- Chuyện này xin nhờ vào sự phán đoán của đại sư huynh, đệ tử không còn biết phải nói gì nữa.
Tâm Chúc, Tâm Đăng, Bá Hiểu Sinh sớm đều rung động biến sắc.
Tâm Hồ đại sư cũng không khỏi hoang mang cau mặt :
- Nhị sư đệ rõ ràng bị phải độc tính của Lý Tầm Hoan, tại sao ngũ sư đệ lại bào chữa cho hắn?
Bá Hiểu Sinh nhếch môi chậm rãi :
- Nếu như tại hạ nhớ không nhầm thì Tâm Thụ sư huynh và Lý Tầm Hoan hình như là đồng khoa Tân Sĩ.
Tâm Giám lạnh lùng tiếp nốt :
- Ngũ sư huynh hình như cũng trúng độc của Lý Tầm Hoan rồi.
Tâm Thụ chẳng buồn ngó đến Tâm Giám, cất lời :
- Độc dược làm nhị sư huynh thật sự trí mạng không phải là “Ngũ Độc Thủy Tinh” của Cực Lạc Đồng Tử.
Tâm Giám hỏi vặn :
- Sư huynh làm sao biết được?
Tâm Thụ cười nhạt :
- Ngươi tưởng rằng việc của ngươi làm người hay quỉ chẳng biết à? Ngươi đừng quên rằng nhị sư huynh trước khi khi chết còn để lại vật này đây.
Liền theo câu nói Tâm Thụ mở banh bàn tay ra, trên tay ông đúng là quyển sổ ghi mục lục kinh của Tâm Mi đại sư.
Tâm Hồ đại sư nhíu mày hỏi :
- Vật gì thế?
Tâm Thụ đáp :
- Nhị sư huynh trước khi dời chùa, đã phát hiện được tên phản đồ trộm kinh, chỉ vì nhị sư huynh vốn lòng nhân hậu, trước khi tìm được bằng chứng thật sự, không muốn phơi lộ tên họ của của kẻ phản đồ mà chỉ đem tên họ của hắn ghi lên quyển mục lục này đề phòng vạn nhất người có điều bất trắc cũng còn lưu lại chứng cứ.
Tâm Hồ đại sư rúng động :
- Có thật như thế sao?
Tâm Giám cướp lời :
- Nếu trên quyển sổ đó có tên họ của đệ tử, đệ tử sẵn lòng.
Tâm Thụ chận ngang :
- Ngươi sẵn lòng thế nào... tuy ngươi đã khôn quỷ xé đi trang cuối cùng nhưng làm sao biết được nhị sư huynh còn ghi tên nơi trang khác?
Tâm Giám giật nẩy mình nhưng liền đó phục xuống ngay dưới chân Tâm Hồ đại sư giọng nghẹn ngào :
- Ngũ sư huynh đã cấu kết với người ngoài khiến đệ tử phải hàm oan không rửa được, xin sư huynh minh giám xét suy.
Tâm Hồ cau mặt trầm ngâm khó xử, ánh mắt quay sang Bá Hiểu Sinh như hỏi ý.
Bá Hiểu Sinh đằng hắng cất lời :
- Trên giấy trắng tuy rằng chữ đen nhưng chữ thì ai cũng có thể viết lên được cả.
Tâm Giám như được mở ý liền nói theo :
- Phải lắm, trên quyển sổ mục lục kinh của nhị sư huynh kia, tuy rằng viết tên của đệ tử nhưng vị tất là chính tay của nhị sư huynh viết lên.
Bá Hiểu Sinh lạnh lùng tiếp nối :
- Theo tại hạ biết thì Lý Tiểu thám hoa văn võ song toàn, chữ tốt văn hay nhưng văn bút Hán, Tô, Nhan, Liếu hay Lan, Đình, Nguỵ, Bài ắt hẳn đều có dụng công tập tành qua.
Tâm Giám phụ họa ngay :
- Đúng thế, nếu như hắn muốn nhái theo bút tích một ai là một chuyện hết sức dễ dàng.
Tâm Hồ đại sư sắc mặt thjêm rắn lại, tia mắt nghiêm nghị chiếu ngay Tâm Thụ :
- Ngũ sư đệ bình thường rất thận trọng tại sao lần này lại hồ đồ như thế?
Tâm Thụ không chút đổi sắc :
- Nếu sư huynh nhận thấy chứng cớ này chưa đủ, còn có một chứng cớ thứ hai.
Tâm Hồ khẽ nhíu mày :
- Sư đệ cứ nói.
Tâm Thụ thoáng liếc sang Tâm Giám :
- Quyển Đạt Ma Dịch Cân kinh vốn giấu trong phòng nhị sư huynh cũng bị mất đi rồi.
- A!
Tâm Hồ đại sư không dằn được miệng kêu lên.
Tâm Thụ chậm rãi nói tiếp :
- Lý thám hoa đoán chắc là quyển kinh đó chưa có thể đưa đi kịp, nhất định là còn giấu ở trong phòng của Tâm Giám cho nên đệ tử đã ngầm phái Nhất Trần và Nhất Duyên, hai trực nhật đệ tử theo dõi y và lấy cuốn kinh “tang vật” đi rồi.
Tâm Giám chợt nhảy dựng lên la to :
- Đại sư huynh đừng nghe lời y, rõ ràng họ muốn vu vạ cho đệ tử.
Vừa la Tâm Giám vừa xông ra khỏi viện.
Tâm Hồ nhíu chặt đôi mày, phất nhẹ tay áo lao theo nhưng không phải để chặn đường mà chỉ bám sát phía sau hắn.
Chỉ mấy cái nhún chân, Tâm Giám đã lao thẳng vào thiền phòng của mình.
Quả nhiên cửa thiền phong được mở toang.
Tâm Giám lao đến bên chiếc rương cây, dùng chưởng chẻ đôi chiếc riêng ra, bên trong còn có một ngăn nhỏ bí mật nữa.
Quyển Dịch Cân kinh quả nhiên vẫn còn nằm yên trong đó.
Tâm Giám hầm hầm lên tiếng :
- Quyển kinh này vốn ở trong phòng của nhị sư huynh, họ có ý để nơi đây là để phao vu cho đệ tử nhưng cách vu họa cho người này mấy năm trước đã có người dùng đến rồi, đại sư huynh đầu óc sáng suốt như thần dễ đâu bị lừa vì thủ đoạn mờ ám của các người được?
Chờ cho hắn nói hết, Tâm Hồ đại sư nghiêm lạnh cất lời :
- Cho dù họ vu vạ ngươi nhưng tại sao ngươi biết rõ là họ đem bộ kinh giấu ngay trong ngăn kín của chiếc rương cây này, tại sao ngươi không tìm nó ở nơi khác?
Tâm Giám nghẹn lòng làm thinh, mồ hôi trán tươm ra như suối.
Tâm Thụ thở phào một cái :
- Lý thám hoa đã tính rất đúng! Chỉ có dùng cách đó mới có thể khiến cho hắn tự khai ra.
Một giọng cười trầm ấm chợt vang lên :
- Nhưng cách đó của tôi thật ra cũng hết sức mạo hiểm vì nếu như hắn không bị mắc lừa thì khó ai có thể làm cho hắn tự cung khai.
Lồng theo tiếng cười, Lý Tầm Hoan thư thái bước ra.
Tâm Hồ đại sư nhè nhẹ thở dài và chắp tay vái chào thật trang trọng, sắc mặt lẫn pha đôi nét ngỡ ngàng.
Lý Tầm Hoan mỉm cười vòng tay đáp lễ.
Qua cái vái trả của đôi bên đã nói lên tất cả tâm trạng của hai người, họ không cần phải thốt lên những lời đẩy đưa phù phiếm cũng chẳng cần nói lên một sự thật phũ phàng.
Tâm Giám từng bước tháo lui nhưng Tâm Đăng và Tâm Chúc đã chẹn hẳn lối đi, sắc mặy hai người đều nặng nề khác thường, sừng sững đứng yên như hai hòn sơn nhạc.
Tâm Hồ đại sư trầm trầm cất tiếng :
- Đơn Cứu, Thiếu Lâm tự đãi ngươi chẳng bạc, tại sao ngươi đi làm những việc như thế?
Đơn Cứu chính là tục danh của Tâm Giám, vị Chưởng môn Thiếu lâm đã gọi hắn bằng tên tục như thế bằng như đã trục xuất y ra khỏi tường môn, không còn nhìn nhận là Thiếu lâm đệ tử nữa.
Mồ hôi lạnh càng tháo ướt khắp người, Đơn Cứu run run vai :
- Đệ tử, đệ tử đã biết lỗi mình.
Và hắn phục ngay xuống đất, trước mặt Tâm Hồ đại sư.
- Nhưng thật ra đệ tử vì bị người ta cám dỗ và sai khiến nên nhất thời kém suy xét mới làm xằng như thế.
Tâm Hồ đại sư dằn giọng :
- Ai sai khiến, ai cám dỗ ngươi?
Bá Hiểu Sinh vụt nói :
- Cái người sai khiến y tại hạ có thể đoán được một vài.
Tâm Hồ đại sư quay mặt lại :
- Xin tiên sinh chỉ giáo.
Bá Hiểu Sinh hướng mặt về phía trước cười gằn :
- Hắn đấy.
Mọi người cùng rúng động, ánh mắt tự nhiên cùng xoáy theo tia nhìn của Bá Hiểu Sinh nhưng tuyệt nhiên không thấy một ai, chỉ có tiếng lá trúc xạc xào bên ngoài song can, gió mỗi lúc thêm mạnh.
Và khi quay đầu trở lại, mặt Tâm Hồ đại sư vụt đổi sắc. Bàn tay của Bá Hiểu Sinh đã ấn vào hậu tâm ông, năm ngón tay như năm chiếc dìu sắt phong tỏa cùng một lúc Bình Phong, Thiên Giao, Phủ Phân, Phách Hộ, bốn nơi trọng huyệt.
Tâm Hồ đại sư vùng biến sắc hãi hùng :
- Thì ra kẻ chủ sự cho y chính là ngươi.
Bá Hiểu Sinh nhếch vành môi :
- Tại hạ chẳng qua muốn mượn kinh tạng của quí tự xem sơ vậy mà, ai ngờ quí vị lại hẹp hòi như thế?
Tâm Hồ đại sư thở dài sườn sượt :
- Ta cùng thí chủ giao tình mấy mươi năm trời, không ngờ thí chủ đối đãi với ta như thế.
Bá Hiểu Sinh cũng thở dài theo :
- Vốn ra tại hạ không muốn đối đãi với đại sư như thế, chỉ vì Đơn Cứu muốn kéo tại hạ xuống sình theo hắn nếu như tại hạ không ra tay cứu hắn đâu có để yên cho tại hạ?
Tâm Hồ đại sư ánh mắt vụt lóe ngời tinh quang :
- Chỉ tiếc là không ai cứu được hắn.
Đơn Cứu đang quỳ dưới đất bỗng bật dậy như chiếc lò xo, bàn tay xớt gọn lấy quyển Dịch Cân kinh, nhếch môi cười đanh ác :
- Phải lắm, không ai cứu được ta cả, chỉ riêng một mình ngươi mới cứu được ta thôi. Bây giờ ta buộc ngươi phải đưa chúng ta xuống núi.
Và ánh mắt xoáy nhanh khắp đệ tử Thiếu Lâm một vòng, Đơn Cứu buông giọng cười đe dọa :
- Nếu các ngươi muốn cho vị chưởng môn của mình còn sống, tốt hơn hết là đừng ai động vọng.
Tâm Thụ và các cao thủ Thiếu Lâm tuy giận đến run người nhưng trước cái thế “liệng chuột sợ bể đổ”, ai nấy đành trơ mắt đứng ngó.
Tâm Hồ đại sư giận dữ quát lên :
- Nếu các ngươi biết uy danh của Thiếu Lâm là trọng thì đừng kể gì đến sinh mạng của bổn tọa, mau ra tay tóm lấy tên phản đồ ngay.
Bá Hiểu Sinh nhếch mép cười nham hiểm :
- Bất luận là đại sư la hét thế nào, bọn họ cũng không thể đem sinh mạng của đại sư ra làm trò chơi được. Vì sinh mạng của một vị Thiếu Lâm chưởng môn còn đáng giá hơn ngàn sinh mạng của kẻ khác.
Tiếng “khác” vừa thốt ra khỏi cửa miệng, một tiếng “A” đau đớn thoát liền theo, nụ cười trên khuôn mặt Bá Hiểu Sinh vụt sượng tắt. Một ánh thép chớp lên thật lẹ, mũi Tiểu Lý Phi Đao của Lý Tầm Hoan đã thoát khỏi bàn tay ghim đúng vào yết hầu của lão.
* * * * *
Không một ai kịp nhìn thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ bằng cách nào. Bá Hiểu Sinh vững tin ở thân hình Tâm Hồ đại sư làm tấm bia đỡ đạn cho mình và yết hầu của lão nằm sát với yết hầu của vị chưởng môn Thiếu Lâm. Lão đã cẩn thận giữ cho cần cổ mình chỉ ló ra phân nửa sau gáy của Tâm Hồ đại sư và bất cứ lúc nào, lão cũng dễ dàng thụt đầu vào núp ở sau lưng tấm bia người ấy, hết sức an toàn. Tất nhiên trong tình thế ấy, không một kẻ nào dám ra tay. Nhưng ánh đao đã chớp lên, chớp nhanh hơn cả lằn điện chớp và mũi thần đao của họ Lý đã ghim thật đúng ngay giữa yết hầu lão.
Tâm Thụ, Tâm Chúc và Tâm Đăng lập tức xổ tới vây quanh Tâm Hồ hộ vệ.
Đôi mắt của Bá Hiểu Sinh lộ hẳn ra ngoài trừng trừng nhìn lấy Lý Tầm Hoan, từng sớ thịt trên da mặt cuộn vồng lên với tất cả nét kinh hoàng hoài nghi và không tin tưởng.
Cho đến chết lão vẫn không làm sao tin rằng, mũi đao của Lý Tầm Hoan có thể bay lút vào yết hầu lão.
Vành môi vẫn cứ mấp máy với những tiếng ằng ặc trong cổ họng.
Tuy không thể nói thành lời, nhưng qua vành môi, qua sắc mặt đó, Lý Tầm Hoan đã đoán được lão định nói mình rằng :
- Ta lầm... ta đã lầm...
Mà quả thật như vậy. Bá Hiểu Sinh, con người được cả thiên hạ mệnh danh “cái chi cũng biết, cái chi cũng rành”, nhưng cuối cùng lão đã nhầm một điều : phi đao của họ Lý còn nhanh hơn cả trong ý tưởng của lão rất nhiều.
* * * * *
Bá Hiểu Sinh từ từ ngã gục xuống đất, Lý Tầm Hoan đưa mắt nhìn lên xác lão, thở dài lẩm bẩm :
- Bá Hiểu Sinh soạn nên bộ “Binh Khí phổ” bình phẩm tất cả vũ khí trong thiên hạ, có thể xưng là bậc tri giả của võ lâm, không ngờ cuối cùng lại chết vì món vũ khí mà mình đã bình phẩm.
Tâm Hồ đại sư lần nữa chấp tay vái thật sâu, nét mặt ngỡ ngàng :
- Lão tăng cũng đã nhầm.
Nhưng ông vụt biến sắc kêu lên :
- Còn bộ kinh đâu rồi?
Đơn Cứu đã thừa trong một giây hỗn loạn đó tháo tuốt ra ngoài.
Là một con người xuất thân từ trong tà đạo và khi đầu nhập vào Thiếu Lâm nghiễm nhiên được liệt vào hàng “Thất đại cao thủ của Thiếu Lâm”, một con người như thế tất nhiên là không bao giờ để lầm lẫn bất cứ một cơ hội nào, chẳng những phản ứng của y thật nhanh và thân pháp cũng rất nhanh, chỉ cần hai lần nhún chân lấy đà, người y đã lướt khỏi viện.
Đám Thiếu Lâm môn hạ bên ngoài vẫn chưa hiểu rõ nội tình nên dù thấy y cũng tuyệt chẳng dám trở ngăn, huống hồ nơi phòng ốc của chư vị thủ tọa đại sư, môn hạ cấp dưới không được tùy tiện xông pha, chúng làm sao ngờ được một biến cố trọng đại vừa xảy ra trong bổn phái.
Khi Đơn Cứu thoát ra tới tòa tiểu đình cũng vừa lúc Tiểu Phi đang chống chỏi lóp ngóp bò dậy.
Tuy thủ pháp điểm huyệt của Bá Nhiễu Sanh và Đơn Cứu rất nặng tay nhưng có trường hợp vẫn mất đi hiệu năng tác dụng.
Vừa nhìn thấy Tiểu Phi, ánh mắt của Đơn Cứu vụt ngời lên sát khí, bao nhiêu tâm tình oán độc như được dịp trút ra vào người Tiểu Phi và y như quả bóng được nảy đà, Đơn Cứu vèo người tới.
Tiểu Phi đã bị hai người hành hạ đến gần như chỉ còn thoi thóp, còn hơi sức đâu mà để chống trả trong hiện tình. Muốn giết một con người như thế đối với Đơn Cứu thật là quá dễ, dễ hơn là một cái nhấc chân búng chết một con mèo.
Chân vừa chạm đất, Đơn Cứu đã lầm lì tống ra một ngọn thần quyền, thế mạnh hơn cả sắt thép.
Thần quyền Thiếu Lâm đã vang danh thiên hạ, huống hồ Đơn Cứu đã hơn mười năm đầu nhập tại Thiếu Thất Sơn, công phu khổ luyện hẳn nhiên phải hết sức kinh hồn. Huống chi ngọn quyền tung ra với tất cả thần khí đủ đầy, với tất cả oán hờn chất chứa, muốn kết liễu sinh mạng Tiểu Phi chỉ như lấy vật trong túi. Đơn Cứu đã tính kỹ thời gian : giết chết xong Tiểu Phi vẫn còn dư kịp thoát xuống khỏi núi.
Bất thần khi ngọn quyền vừa nhả ra kình, bàn tay của Tiểu Phi cũng vụt chớp lên.
Cánh tay của Tiểu Phi dù phát ra sau nhưng vẫn luôn là đến trước, dù bất cứ một địch thủ nào.
Đơn Cứu chợt nghe yết hầu mình lạnh ngắt, trong cái lạnh ấy lẫn cảm giác nhức đau, hơi thở vụt nghẹn ngang y như là một bàn tay ma chẹn lấy.
Từng thớ thịt trên da mặt hắn cũng nổi vồng lên cùng với tất cả nét kinh hoàng và không tin nổi. Hắn biết lắm, biết là gã thiếu niên trước mắt xuất thủ nổi tiếng là rất nhanh.
Nhưng gã đã dùng vật chi đâm vào yết hầu mình, cái thắc mắc ấy Đơn Cứu sẽ ôm mãi dưới lòng đất không làm sao hiểu nổi.
* * * * *
Thân hình Đơn Cứu run lên bần bật và từ từ ngã xuống. Tiểu Phi dựa trên lan can thở dốc từng cơn. Khi Tâm Hồ và mọi người kéo xô đến cũng đều hết sức ngạc nhiên, họ quả không ngờ cái gã thiếu niên đã bị dày vò suy nhược dường ấy vẫn còn có thể đưa Đơn Cứu vào tử địa. Nơi yết hầu của Đơn Cứu đang rỉ máu tươi, một cây trụ bằng tuyết còn cắm sâu nơi yết hầu hắn, y như một thanh kiếm bén.
Tuyết đang bắt đầu tan dần theo máu nóng chảy ra.
Trên những hành lan can, tuyết từng mảng, từng mảng đóng dầy trên thành vô số trụ tuyết và trong cơn cấp bách, Tiểu Phi đã lợi dụng nó kết thúc tính mạng một trong “Thất đại cao thủ” lừng danh của Thiếu Lâm.
Nhìn sắc mặt tái mét gần như không còn chút máu của chàng, Tâm Hồ đại sư cắn môi chẳng biết phải nói gì. Tia mắt của Tiểu Phi không hề nhìn đến họ mà chỉ chăm chú vào Lý Tầm Hoan đang ung dung nhắc bước ở phía sau.
Da mặt của Tiểu Phi dãn dần, dãn đần ra và cuối cùng một nụ cười hiền lành nở trên vành môi tai tái.
Lý Tầm Hoan cũng đáp lại bằng một nụ cười.
Tâm Hồ cảm nghe trong cổ mình như khô đắng, đằng hắng luôn mấy tiếng mới cất được lời :
- Mời nhị vị đến phương trượng thất của.
Tiểu Phi vụt ngửng đầu lên chặn ngang câu nói :
- Lý Tầm Hoan có phải là Mai Hoa Đạo hay không?
Tâm Hồ đầu như cúi thấp hơn một chút :
- Không phải.
Tiểu Phi hỏi tiếp :
- Còn tôi phải là Mai Hoa Đạo không?
Tâm Hồ nhẹ thở dài :
- Đàn việt lại càng không phải nữa.
- Thế thì chúng tôi có thể đi được rồi chứ?
Tâm Hồ gượng cười :
- Tất nhiên là được, chẳng qua đàn việt. đàn việt đi đứng chưa... chưa được yên tiện lắm, chỉ bằng mời vào.
Tiểu Phi lạnh lùng cắt ngang :
- Điều đó ông khỏi bận tâm, đừng nói chi tôi còn đi được, dù có phải bò tôi cũng bò ngay xuống núi.
Tâm Thụ, Tâm Chúc, Tâm Đăng cũng đều cắn môi cúi mặt.
Mấy trăm năm nay, chưa có một gã nào dám vô lễ trước mặt một vị Chưởng môn Thiếu Lâm như thế. Nhưng bây giờ, họ chỉ được phép dằn lòng và nhẫn nại. Tiểu Phi xốc tay Lý Tầm Hoan ngang nhiên bước đi.
Vừa đặt chân vào giữa trời gió tuyết, lồng ngực của Tiểu Phi đã uỡn thành lên.
Y như là con người được rèn bằng sắt thép, bất luận bị bao nhiêu mài dũa dày vò cũng không làm sao khiến chàng uốn lưng được.
Lý Tầm Hoan quay đầu lại mỉm cười :
- Xin hẹn gặp khi khác, mong chư vị đại sư tha cho sự thất lễ của chúng tôi.
Tâm Thụ vội nói :
- Bần tăng xin đưa Lý thám hoa một đoạn đường.
Lý Tầm Hoan cười đáp :
- Đưa tức là không đưa, không đưa tức là đưa, đấy là diệu lý của Phật môn, hẳn đại sư rõ hơn tại hạ.
Tâm Thụ cũng cười đáp :
- Đã không đưa kể như đưa thì đưa có hề gì, có là không, không là có, có có không không đàn việt can chi phải ngại?
Cho đến khi thân hình hai người đã mờ dần ở xa xa, Tâm Hồ mới cất tiếng thở dài sườn sượt. Tuy ông không nói lên một lời gì nhưng cái “không nói” đó mới thật nhiều chịu đựng hơn là có “nói”. Tâm Chúc chợt lên tiếng :
- Lý ra đại sư huynh không nên cho họ rời đi.
Tâm Hồ nghiêm trầm sắc mạt :
- Tại sao lại không nên?
Tâm Chúc đáp :
- Tuy Lý Tầm Hoan chẳng phải là kẻ trộm kinh cũng chẳng là hung thủ giết chết nhị sư huynh nhưng chưa có gì chứng minh được gã không phải là Mai Hoa Đạo.
Tâm Hồ hỏi gặn :
- Theo ý sư đệ, chứng minh bằng cách nào?
Tâm Chúc nói :
- Trừ phi họ tìm ra được gã Mai Hoa Đạo đem đến đây.
Tâm Hồ thở dài buồn bã :
- Ta tin rằnghọ có thể tìm ra được và nhất định là sẽ mang đến đây nhưng đó không phải là việc đáng cho chúng ta quan tâm bằng sáu bộ kinh quí đang thất lạc.
Kẻ trộm kinh tuy tìm ra được nhưng sáu bộ kinh lấy trộm đi từ trước đã bị hai người mang đi chẳng biết đã trao vào tay ai?
Bá Hiểu Sinh những tiếng khõ nhẹ ấy lúc phún rơi xuống như hoa đèn.
Chở khách nửa đêm không thấy đến
Buồn khuya ấm lạnh nở hoa đền
Cảnh tượng quả là nhàn nhã, quả là tiêu sài nhưng không khí như ngụm đầy mùi chết chóc, khuôn mặt người nào cũng trầm trầm nặng nề.
Tâm Hồ, Tâm Chúc, Tâm Đăng, Tâm Giám cũng đều có mặt tại đây.
Tiểu Phi nằm cong queo dưới chân cột tròn trong tiểu đình, không còn sức để ngẩng đầu lên nữa.
Đôi mày bạc vẫn một mực cau lại, Tâm Hồ đại sư tia mắt vẫn không rời khỏi chỗ Tiểu Phi đang nằm, ông hỏi :
- Các ngươi nhắm Lý Tầm Hoan có ra hay không?
Bá Hiểu Sinh cười cười :
- Nhất định là phải ra.
Tâm Hồ có vẻ hoài nghi.
- Thứ hạng người này chẳng lẽ cũng dám vì bạn mà hy sinh à?
Bá Hiểu Sinh cười nheo đuôi mắt :
- Đó gọi là “cái đạo của kẻ cướp”.
Tâm Hồ đại sư thở dài lẩm bẩm :
- Chỉ mong được như thế.
Câu nói của ông vụt đứng ngang y như là bị đông cứng giữa cơn gió tuyết.
Vi đôi mắt ông vừa nhìn thấy Tâm Thụ.
* * * * *
Tâm Thụ đi ra chỉ có một mình và chậm rãi tiến thẳng vào sân.
Tâm Hồ đại sư đầu tiên tiến đến nghinh đón :
- Sư đệ như thường chứ?
Quả không hổ là bực cao tăng chưởng quản cả toàn thể môn đồ Thiếu Lâm, vừa gặp lại mặt người sư đệ, câu hỏi đầu tiên trên môi của vị cao tăng chính là sức khỏe của Tâm Thụ.
Tâm Thụ cảm động chắp tay
- Đa tạ lòng lo lắng của sư huynh, đệ tử may mắn thoát khỏi vận kiếp này.
Tâm Giám cũng vội bước tới hỏi lớn :
- Còn Lý Tầm Hoan đâu?
Tâm Thụ dửng dưng :
- Hắn lấy kinh đi rồi.
Tâm Giám dựng mày :
- Lấy kinh? Mà lấy kinh gì?
Tâm Thụ đáp :
- Kinh bị mất trộm trong Tàng Kinh các.
Khóe môi của Tâm Giám hơi giật giật, hắn cười lạnh :
- Kẻ trộm kinh quả nhiên là hắn. Thế sao sư huynh lại để hắn tự do thoát đi?
Tâm Thụ nhếch mép :
- Chỉ vì kẻ trộm kinh không phải là hắn.
Tia mắt vụt bắn thẳng vào mặt Tâm Giám, Tâm Thụ gằn từng tiếng một :
- Kẻ trộm kinh cũng chính là hung thủ đã mưu hại nhị sư huynh. Vì nhị sư huynh đã khám phá được bí mật của hắn nên hắn chỉ còn cách giết chết nhị sư huynh để bịp miệng nhưng hẳn cái tên sát nhân đó không phải là Lý Tầm Hoan.
Tâm Giám mắt không đổi sắc :
- Không phải Lý Tầm Hoan thì là ai?
Ánh mắt Tâm Thụ ngời lên như điện lạnh :
- Là ngươi.
Vành môi Tâm Giám giật giật một lúc, sắc mặt càng nặng trầm xuống :
- Ngũ sư huynh do đâu nói lên những lời như thế, tiểu đệ thật chẳng hiểu nổi.
Tâm Thụ cười lạnh :
- Ngươi không biết thì còn ai biết đây?
Tâm Giám quay sang Tâm Hồ, cung kính cúi đầu :
- Chuyện này xin nhờ vào sự phán đoán của đại sư huynh, đệ tử không còn biết phải nói gì nữa.
Tâm Chúc, Tâm Đăng, Bá Hiểu Sinh sớm đều rung động biến sắc.
Tâm Hồ đại sư cũng không khỏi hoang mang cau mặt :
- Nhị sư đệ rõ ràng bị phải độc tính của Lý Tầm Hoan, tại sao ngũ sư đệ lại bào chữa cho hắn?
Bá Hiểu Sinh nhếch môi chậm rãi :
- Nếu như tại hạ nhớ không nhầm thì Tâm Thụ sư huynh và Lý Tầm Hoan hình như là đồng khoa Tân Sĩ.
Tâm Giám lạnh lùng tiếp nốt :
- Ngũ sư huynh hình như cũng trúng độc của Lý Tầm Hoan rồi.
Tâm Thụ chẳng buồn ngó đến Tâm Giám, cất lời :
- Độc dược làm nhị sư huynh thật sự trí mạng không phải là “Ngũ Độc Thủy Tinh” của Cực Lạc Đồng Tử.
Tâm Giám hỏi vặn :
- Sư huynh làm sao biết được?
Tâm Thụ cười nhạt :
- Ngươi tưởng rằng việc của ngươi làm người hay quỉ chẳng biết à? Ngươi đừng quên rằng nhị sư huynh trước khi khi chết còn để lại vật này đây.
Liền theo câu nói Tâm Thụ mở banh bàn tay ra, trên tay ông đúng là quyển sổ ghi mục lục kinh của Tâm Mi đại sư.
Tâm Hồ đại sư nhíu mày hỏi :
- Vật gì thế?
Tâm Thụ đáp :
- Nhị sư huynh trước khi dời chùa, đã phát hiện được tên phản đồ trộm kinh, chỉ vì nhị sư huynh vốn lòng nhân hậu, trước khi tìm được bằng chứng thật sự, không muốn phơi lộ tên họ của của kẻ phản đồ mà chỉ đem tên họ của hắn ghi lên quyển mục lục này đề phòng vạn nhất người có điều bất trắc cũng còn lưu lại chứng cứ.
Tâm Hồ đại sư rúng động :
- Có thật như thế sao?
Tâm Giám cướp lời :
- Nếu trên quyển sổ đó có tên họ của đệ tử, đệ tử sẵn lòng.
Tâm Thụ chận ngang :
- Ngươi sẵn lòng thế nào... tuy ngươi đã khôn quỷ xé đi trang cuối cùng nhưng làm sao biết được nhị sư huynh còn ghi tên nơi trang khác?
Tâm Giám giật nẩy mình nhưng liền đó phục xuống ngay dưới chân Tâm Hồ đại sư giọng nghẹn ngào :
- Ngũ sư huynh đã cấu kết với người ngoài khiến đệ tử phải hàm oan không rửa được, xin sư huynh minh giám xét suy.
Tâm Hồ cau mặt trầm ngâm khó xử, ánh mắt quay sang Bá Hiểu Sinh như hỏi ý.
Bá Hiểu Sinh đằng hắng cất lời :
- Trên giấy trắng tuy rằng chữ đen nhưng chữ thì ai cũng có thể viết lên được cả.
Tâm Giám như được mở ý liền nói theo :
- Phải lắm, trên quyển sổ mục lục kinh của nhị sư huynh kia, tuy rằng viết tên của đệ tử nhưng vị tất là chính tay của nhị sư huynh viết lên.
Bá Hiểu Sinh lạnh lùng tiếp nối :
- Theo tại hạ biết thì Lý Tiểu thám hoa văn võ song toàn, chữ tốt văn hay nhưng văn bút Hán, Tô, Nhan, Liếu hay Lan, Đình, Nguỵ, Bài ắt hẳn đều có dụng công tập tành qua.
Tâm Giám phụ họa ngay :
- Đúng thế, nếu như hắn muốn nhái theo bút tích một ai là một chuyện hết sức dễ dàng.
Tâm Hồ đại sư sắc mặt thjêm rắn lại, tia mắt nghiêm nghị chiếu ngay Tâm Thụ :
- Ngũ sư đệ bình thường rất thận trọng tại sao lần này lại hồ đồ như thế?
Tâm Thụ không chút đổi sắc :
- Nếu sư huynh nhận thấy chứng cớ này chưa đủ, còn có một chứng cớ thứ hai.
Tâm Hồ khẽ nhíu mày :
- Sư đệ cứ nói.
Tâm Thụ thoáng liếc sang Tâm Giám :
- Quyển Đạt Ma Dịch Cân kinh vốn giấu trong phòng nhị sư huynh cũng bị mất đi rồi.
- A!
Tâm Hồ đại sư không dằn được miệng kêu lên.
Tâm Thụ chậm rãi nói tiếp :
- Lý thám hoa đoán chắc là quyển kinh đó chưa có thể đưa đi kịp, nhất định là còn giấu ở trong phòng của Tâm Giám cho nên đệ tử đã ngầm phái Nhất Trần và Nhất Duyên, hai trực nhật đệ tử theo dõi y và lấy cuốn kinh “tang vật” đi rồi.
Tâm Giám chợt nhảy dựng lên la to :
- Đại sư huynh đừng nghe lời y, rõ ràng họ muốn vu vạ cho đệ tử.
Vừa la Tâm Giám vừa xông ra khỏi viện.
Tâm Hồ nhíu chặt đôi mày, phất nhẹ tay áo lao theo nhưng không phải để chặn đường mà chỉ bám sát phía sau hắn.
Chỉ mấy cái nhún chân, Tâm Giám đã lao thẳng vào thiền phòng của mình.
Quả nhiên cửa thiền phong được mở toang.
Tâm Giám lao đến bên chiếc rương cây, dùng chưởng chẻ đôi chiếc riêng ra, bên trong còn có một ngăn nhỏ bí mật nữa.
Quyển Dịch Cân kinh quả nhiên vẫn còn nằm yên trong đó.
Tâm Giám hầm hầm lên tiếng :
- Quyển kinh này vốn ở trong phòng của nhị sư huynh, họ có ý để nơi đây là để phao vu cho đệ tử nhưng cách vu họa cho người này mấy năm trước đã có người dùng đến rồi, đại sư huynh đầu óc sáng suốt như thần dễ đâu bị lừa vì thủ đoạn mờ ám của các người được?
Chờ cho hắn nói hết, Tâm Hồ đại sư nghiêm lạnh cất lời :
- Cho dù họ vu vạ ngươi nhưng tại sao ngươi biết rõ là họ đem bộ kinh giấu ngay trong ngăn kín của chiếc rương cây này, tại sao ngươi không tìm nó ở nơi khác?
Tâm Giám nghẹn lòng làm thinh, mồ hôi trán tươm ra như suối.
Tâm Thụ thở phào một cái :
- Lý thám hoa đã tính rất đúng! Chỉ có dùng cách đó mới có thể khiến cho hắn tự khai ra.
Một giọng cười trầm ấm chợt vang lên :
- Nhưng cách đó của tôi thật ra cũng hết sức mạo hiểm vì nếu như hắn không bị mắc lừa thì khó ai có thể làm cho hắn tự cung khai.
Lồng theo tiếng cười, Lý Tầm Hoan thư thái bước ra.
Tâm Hồ đại sư nhè nhẹ thở dài và chắp tay vái chào thật trang trọng, sắc mặt lẫn pha đôi nét ngỡ ngàng.
Lý Tầm Hoan mỉm cười vòng tay đáp lễ.
Qua cái vái trả của đôi bên đã nói lên tất cả tâm trạng của hai người, họ không cần phải thốt lên những lời đẩy đưa phù phiếm cũng chẳng cần nói lên một sự thật phũ phàng.
Tâm Giám từng bước tháo lui nhưng Tâm Đăng và Tâm Chúc đã chẹn hẳn lối đi, sắc mặy hai người đều nặng nề khác thường, sừng sững đứng yên như hai hòn sơn nhạc.
Tâm Hồ đại sư trầm trầm cất tiếng :
- Đơn Cứu, Thiếu Lâm tự đãi ngươi chẳng bạc, tại sao ngươi đi làm những việc như thế?
Đơn Cứu chính là tục danh của Tâm Giám, vị Chưởng môn Thiếu lâm đã gọi hắn bằng tên tục như thế bằng như đã trục xuất y ra khỏi tường môn, không còn nhìn nhận là Thiếu lâm đệ tử nữa.
Mồ hôi lạnh càng tháo ướt khắp người, Đơn Cứu run run vai :
- Đệ tử, đệ tử đã biết lỗi mình.
Và hắn phục ngay xuống đất, trước mặt Tâm Hồ đại sư.
- Nhưng thật ra đệ tử vì bị người ta cám dỗ và sai khiến nên nhất thời kém suy xét mới làm xằng như thế.
Tâm Hồ đại sư dằn giọng :
- Ai sai khiến, ai cám dỗ ngươi?
Bá Hiểu Sinh vụt nói :
- Cái người sai khiến y tại hạ có thể đoán được một vài.
Tâm Hồ đại sư quay mặt lại :
- Xin tiên sinh chỉ giáo.
Bá Hiểu Sinh hướng mặt về phía trước cười gằn :
- Hắn đấy.
Mọi người cùng rúng động, ánh mắt tự nhiên cùng xoáy theo tia nhìn của Bá Hiểu Sinh nhưng tuyệt nhiên không thấy một ai, chỉ có tiếng lá trúc xạc xào bên ngoài song can, gió mỗi lúc thêm mạnh.
Và khi quay đầu trở lại, mặt Tâm Hồ đại sư vụt đổi sắc. Bàn tay của Bá Hiểu Sinh đã ấn vào hậu tâm ông, năm ngón tay như năm chiếc dìu sắt phong tỏa cùng một lúc Bình Phong, Thiên Giao, Phủ Phân, Phách Hộ, bốn nơi trọng huyệt.
Tâm Hồ đại sư vùng biến sắc hãi hùng :
- Thì ra kẻ chủ sự cho y chính là ngươi.
Bá Hiểu Sinh nhếch vành môi :
- Tại hạ chẳng qua muốn mượn kinh tạng của quí tự xem sơ vậy mà, ai ngờ quí vị lại hẹp hòi như thế?
Tâm Hồ đại sư thở dài sườn sượt :
- Ta cùng thí chủ giao tình mấy mươi năm trời, không ngờ thí chủ đối đãi với ta như thế.
Bá Hiểu Sinh cũng thở dài theo :
- Vốn ra tại hạ không muốn đối đãi với đại sư như thế, chỉ vì Đơn Cứu muốn kéo tại hạ xuống sình theo hắn nếu như tại hạ không ra tay cứu hắn đâu có để yên cho tại hạ?
Tâm Hồ đại sư ánh mắt vụt lóe ngời tinh quang :
- Chỉ tiếc là không ai cứu được hắn.
Đơn Cứu đang quỳ dưới đất bỗng bật dậy như chiếc lò xo, bàn tay xớt gọn lấy quyển Dịch Cân kinh, nhếch môi cười đanh ác :
- Phải lắm, không ai cứu được ta cả, chỉ riêng một mình ngươi mới cứu được ta thôi. Bây giờ ta buộc ngươi phải đưa chúng ta xuống núi.
Và ánh mắt xoáy nhanh khắp đệ tử Thiếu Lâm một vòng, Đơn Cứu buông giọng cười đe dọa :
- Nếu các ngươi muốn cho vị chưởng môn của mình còn sống, tốt hơn hết là đừng ai động vọng.
Tâm Thụ và các cao thủ Thiếu Lâm tuy giận đến run người nhưng trước cái thế “liệng chuột sợ bể đổ”, ai nấy đành trơ mắt đứng ngó.
Tâm Hồ đại sư giận dữ quát lên :
- Nếu các ngươi biết uy danh của Thiếu Lâm là trọng thì đừng kể gì đến sinh mạng của bổn tọa, mau ra tay tóm lấy tên phản đồ ngay.
Bá Hiểu Sinh nhếch mép cười nham hiểm :
- Bất luận là đại sư la hét thế nào, bọn họ cũng không thể đem sinh mạng của đại sư ra làm trò chơi được. Vì sinh mạng của một vị Thiếu Lâm chưởng môn còn đáng giá hơn ngàn sinh mạng của kẻ khác.
Tiếng “khác” vừa thốt ra khỏi cửa miệng, một tiếng “A” đau đớn thoát liền theo, nụ cười trên khuôn mặt Bá Hiểu Sinh vụt sượng tắt. Một ánh thép chớp lên thật lẹ, mũi Tiểu Lý Phi Đao của Lý Tầm Hoan đã thoát khỏi bàn tay ghim đúng vào yết hầu của lão.
* * * * *
Không một ai kịp nhìn thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ bằng cách nào. Bá Hiểu Sinh vững tin ở thân hình Tâm Hồ đại sư làm tấm bia đỡ đạn cho mình và yết hầu của lão nằm sát với yết hầu của vị chưởng môn Thiếu Lâm. Lão đã cẩn thận giữ cho cần cổ mình chỉ ló ra phân nửa sau gáy của Tâm Hồ đại sư và bất cứ lúc nào, lão cũng dễ dàng thụt đầu vào núp ở sau lưng tấm bia người ấy, hết sức an toàn. Tất nhiên trong tình thế ấy, không một kẻ nào dám ra tay. Nhưng ánh đao đã chớp lên, chớp nhanh hơn cả lằn điện chớp và mũi thần đao của họ Lý đã ghim thật đúng ngay giữa yết hầu lão.
Tâm Thụ, Tâm Chúc và Tâm Đăng lập tức xổ tới vây quanh Tâm Hồ hộ vệ.
Đôi mắt của Bá Hiểu Sinh lộ hẳn ra ngoài trừng trừng nhìn lấy Lý Tầm Hoan, từng sớ thịt trên da mặt cuộn vồng lên với tất cả nét kinh hoàng hoài nghi và không tin tưởng.
Cho đến chết lão vẫn không làm sao tin rằng, mũi đao của Lý Tầm Hoan có thể bay lút vào yết hầu lão.
Vành môi vẫn cứ mấp máy với những tiếng ằng ặc trong cổ họng.
Tuy không thể nói thành lời, nhưng qua vành môi, qua sắc mặt đó, Lý Tầm Hoan đã đoán được lão định nói mình rằng :
- Ta lầm... ta đã lầm...
Mà quả thật như vậy. Bá Hiểu Sinh, con người được cả thiên hạ mệnh danh “cái chi cũng biết, cái chi cũng rành”, nhưng cuối cùng lão đã nhầm một điều : phi đao của họ Lý còn nhanh hơn cả trong ý tưởng của lão rất nhiều.
* * * * *
Bá Hiểu Sinh từ từ ngã gục xuống đất, Lý Tầm Hoan đưa mắt nhìn lên xác lão, thở dài lẩm bẩm :
- Bá Hiểu Sinh soạn nên bộ “Binh Khí phổ” bình phẩm tất cả vũ khí trong thiên hạ, có thể xưng là bậc tri giả của võ lâm, không ngờ cuối cùng lại chết vì món vũ khí mà mình đã bình phẩm.
Tâm Hồ đại sư lần nữa chấp tay vái thật sâu, nét mặt ngỡ ngàng :
- Lão tăng cũng đã nhầm.
Nhưng ông vụt biến sắc kêu lên :
- Còn bộ kinh đâu rồi?
Đơn Cứu đã thừa trong một giây hỗn loạn đó tháo tuốt ra ngoài.
Là một con người xuất thân từ trong tà đạo và khi đầu nhập vào Thiếu Lâm nghiễm nhiên được liệt vào hàng “Thất đại cao thủ của Thiếu Lâm”, một con người như thế tất nhiên là không bao giờ để lầm lẫn bất cứ một cơ hội nào, chẳng những phản ứng của y thật nhanh và thân pháp cũng rất nhanh, chỉ cần hai lần nhún chân lấy đà, người y đã lướt khỏi viện.
Đám Thiếu Lâm môn hạ bên ngoài vẫn chưa hiểu rõ nội tình nên dù thấy y cũng tuyệt chẳng dám trở ngăn, huống hồ nơi phòng ốc của chư vị thủ tọa đại sư, môn hạ cấp dưới không được tùy tiện xông pha, chúng làm sao ngờ được một biến cố trọng đại vừa xảy ra trong bổn phái.
Khi Đơn Cứu thoát ra tới tòa tiểu đình cũng vừa lúc Tiểu Phi đang chống chỏi lóp ngóp bò dậy.
Tuy thủ pháp điểm huyệt của Bá Nhiễu Sanh và Đơn Cứu rất nặng tay nhưng có trường hợp vẫn mất đi hiệu năng tác dụng.
Vừa nhìn thấy Tiểu Phi, ánh mắt của Đơn Cứu vụt ngời lên sát khí, bao nhiêu tâm tình oán độc như được dịp trút ra vào người Tiểu Phi và y như quả bóng được nảy đà, Đơn Cứu vèo người tới.
Tiểu Phi đã bị hai người hành hạ đến gần như chỉ còn thoi thóp, còn hơi sức đâu mà để chống trả trong hiện tình. Muốn giết một con người như thế đối với Đơn Cứu thật là quá dễ, dễ hơn là một cái nhấc chân búng chết một con mèo.
Chân vừa chạm đất, Đơn Cứu đã lầm lì tống ra một ngọn thần quyền, thế mạnh hơn cả sắt thép.
Thần quyền Thiếu Lâm đã vang danh thiên hạ, huống hồ Đơn Cứu đã hơn mười năm đầu nhập tại Thiếu Thất Sơn, công phu khổ luyện hẳn nhiên phải hết sức kinh hồn. Huống chi ngọn quyền tung ra với tất cả thần khí đủ đầy, với tất cả oán hờn chất chứa, muốn kết liễu sinh mạng Tiểu Phi chỉ như lấy vật trong túi. Đơn Cứu đã tính kỹ thời gian : giết chết xong Tiểu Phi vẫn còn dư kịp thoát xuống khỏi núi.
Bất thần khi ngọn quyền vừa nhả ra kình, bàn tay của Tiểu Phi cũng vụt chớp lên.
Cánh tay của Tiểu Phi dù phát ra sau nhưng vẫn luôn là đến trước, dù bất cứ một địch thủ nào.
Đơn Cứu chợt nghe yết hầu mình lạnh ngắt, trong cái lạnh ấy lẫn cảm giác nhức đau, hơi thở vụt nghẹn ngang y như là một bàn tay ma chẹn lấy.
Từng thớ thịt trên da mặt hắn cũng nổi vồng lên cùng với tất cả nét kinh hoàng và không tin nổi. Hắn biết lắm, biết là gã thiếu niên trước mắt xuất thủ nổi tiếng là rất nhanh.
Nhưng gã đã dùng vật chi đâm vào yết hầu mình, cái thắc mắc ấy Đơn Cứu sẽ ôm mãi dưới lòng đất không làm sao hiểu nổi.
* * * * *
Thân hình Đơn Cứu run lên bần bật và từ từ ngã xuống. Tiểu Phi dựa trên lan can thở dốc từng cơn. Khi Tâm Hồ và mọi người kéo xô đến cũng đều hết sức ngạc nhiên, họ quả không ngờ cái gã thiếu niên đã bị dày vò suy nhược dường ấy vẫn còn có thể đưa Đơn Cứu vào tử địa. Nơi yết hầu của Đơn Cứu đang rỉ máu tươi, một cây trụ bằng tuyết còn cắm sâu nơi yết hầu hắn, y như một thanh kiếm bén.
Tuyết đang bắt đầu tan dần theo máu nóng chảy ra.
Trên những hành lan can, tuyết từng mảng, từng mảng đóng dầy trên thành vô số trụ tuyết và trong cơn cấp bách, Tiểu Phi đã lợi dụng nó kết thúc tính mạng một trong “Thất đại cao thủ” lừng danh của Thiếu Lâm.
Nhìn sắc mặt tái mét gần như không còn chút máu của chàng, Tâm Hồ đại sư cắn môi chẳng biết phải nói gì. Tia mắt của Tiểu Phi không hề nhìn đến họ mà chỉ chăm chú vào Lý Tầm Hoan đang ung dung nhắc bước ở phía sau.
Da mặt của Tiểu Phi dãn dần, dãn đần ra và cuối cùng một nụ cười hiền lành nở trên vành môi tai tái.
Lý Tầm Hoan cũng đáp lại bằng một nụ cười.
Tâm Hồ cảm nghe trong cổ mình như khô đắng, đằng hắng luôn mấy tiếng mới cất được lời :
- Mời nhị vị đến phương trượng thất của.
Tiểu Phi vụt ngửng đầu lên chặn ngang câu nói :
- Lý Tầm Hoan có phải là Mai Hoa Đạo hay không?
Tâm Hồ đầu như cúi thấp hơn một chút :
- Không phải.
Tiểu Phi hỏi tiếp :
- Còn tôi phải là Mai Hoa Đạo không?
Tâm Hồ nhẹ thở dài :
- Đàn việt lại càng không phải nữa.
- Thế thì chúng tôi có thể đi được rồi chứ?
Tâm Hồ gượng cười :
- Tất nhiên là được, chẳng qua đàn việt. đàn việt đi đứng chưa... chưa được yên tiện lắm, chỉ bằng mời vào.
Tiểu Phi lạnh lùng cắt ngang :
- Điều đó ông khỏi bận tâm, đừng nói chi tôi còn đi được, dù có phải bò tôi cũng bò ngay xuống núi.
Tâm Thụ, Tâm Chúc, Tâm Đăng cũng đều cắn môi cúi mặt.
Mấy trăm năm nay, chưa có một gã nào dám vô lễ trước mặt một vị Chưởng môn Thiếu Lâm như thế. Nhưng bây giờ, họ chỉ được phép dằn lòng và nhẫn nại. Tiểu Phi xốc tay Lý Tầm Hoan ngang nhiên bước đi.
Vừa đặt chân vào giữa trời gió tuyết, lồng ngực của Tiểu Phi đã uỡn thành lên.
Y như là con người được rèn bằng sắt thép, bất luận bị bao nhiêu mài dũa dày vò cũng không làm sao khiến chàng uốn lưng được.
Lý Tầm Hoan quay đầu lại mỉm cười :
- Xin hẹn gặp khi khác, mong chư vị đại sư tha cho sự thất lễ của chúng tôi.
Tâm Thụ vội nói :
- Bần tăng xin đưa Lý thám hoa một đoạn đường.
Lý Tầm Hoan cười đáp :
- Đưa tức là không đưa, không đưa tức là đưa, đấy là diệu lý của Phật môn, hẳn đại sư rõ hơn tại hạ.
Tâm Thụ cũng cười đáp :
- Đã không đưa kể như đưa thì đưa có hề gì, có là không, không là có, có có không không đàn việt can chi phải ngại?
Cho đến khi thân hình hai người đã mờ dần ở xa xa, Tâm Hồ mới cất tiếng thở dài sườn sượt. Tuy ông không nói lên một lời gì nhưng cái “không nói” đó mới thật nhiều chịu đựng hơn là có “nói”. Tâm Chúc chợt lên tiếng :
- Lý ra đại sư huynh không nên cho họ rời đi.
Tâm Hồ nghiêm trầm sắc mạt :
- Tại sao lại không nên?
Tâm Chúc đáp :
- Tuy Lý Tầm Hoan chẳng phải là kẻ trộm kinh cũng chẳng là hung thủ giết chết nhị sư huynh nhưng chưa có gì chứng minh được gã không phải là Mai Hoa Đạo.
Tâm Hồ hỏi gặn :
- Theo ý sư đệ, chứng minh bằng cách nào?
Tâm Chúc nói :
- Trừ phi họ tìm ra được gã Mai Hoa Đạo đem đến đây.
Tâm Hồ thở dài buồn bã :
- Ta tin rằnghọ có thể tìm ra được và nhất định là sẽ mang đến đây nhưng đó không phải là việc đáng cho chúng ta quan tâm bằng sáu bộ kinh quí đang thất lạc.
Kẻ trộm kinh tuy tìm ra được nhưng sáu bộ kinh lấy trộm đi từ trước đã bị hai người mang đi chẳng biết đã trao vào tay ai?
Tác giả :
Cổ Long