Tịch Mịch
Chương 6: Nếu chỉ là thoáng qua
Ngọc Trợ sai người đem áo đi. Sắc trời đã gần tối, mấy canh giờ vừa qua, Lâm Lang chỉ ăn tạm mấy cái bánh bột, bây giờ xong việc rồi mới cảm thấy đói bụng. Ngọc Trợ nói: “Giờ chẳng có ai, điểm tâm cũng không có, ta đi bảo bọn họ nấu cho con chút đồ ăn.”
Nàng vội nói: “Không phiền cô cô ạ, dù gì bây giờ chân con cũng tê cứng cả rồi, muốn đi đi lại lại một lút, tiện qua nhà bếp xem có sẵn gì ăn không.”
Vì là ngự doanh hoàng tại[1] khi đi săn bên ngoài nên quy tắt có phần lơi lỏng, Ngọc Trợ bèn đáp: “vậy đi, con đến đó ăn cho nóng cũng tốt.”
[1] Chỗ ở tạm của Hoàng đế khi xuất cung.
Ai ngờ khi nàng đến nhà bếp thì trời cũng đã tối, trong bếp chỉ còn vài cái bánh bột. Nàng cầm lấy vài cái đi ra ngoài, ngẩng lên thấy bầu trời đang tỏa ráng chiều, màu xanh lam của bầu trời trong suốt như thủy tinh. Từng ngôi sao dần xuất hiện. Nàng tham lam ngắm cảnh ráng chiều, chân men theo con đường đi đến bờ sông. Hoàng hôn bao phủ tứ phía, mặt sóng lóng lánh. Trong gió đêm đậm mùi hương thanh khiết của cỏ xanh và lá cây, ánh trăng bàng bạc chiếu xuống mặt đất như phủ lên bốn bề một lớp lụa mỏng.
Nàng ăn xong bánh bột rồi đi đến bờ sông, rửa tay. Vừa vốc nước lên thì không ngờ chiếc dắt đai trện lưng rớt xuống, nháy mắt đã trôi theo dòng nước. Khăn rất nhẹ nên bị nước cuốn đi mất. Nàng chẳng kịp nghĩ gì nhiều, một chân đã lội xuống nước. Nước sông trong và nông nhưng chảy rất xiết. Lâm Lang đuổi theo hơn trăm bước, sông uốn khúc, một chạc cây khô chĩa ngang mặt nước đã giữ lại chiếc khăn của nàng khiến nó không bị trôi theo sóng nước. Nàng đến nhặt khăn lên, bím tóc tuột xuống cũng chẳng để ý. Tóc vướng vào chạc cây nọ khiến nàng bận bịu đứng gỡ.
Lúc này mới thấy dưới chân lành lạnh, trơn trơn, tuy lạnh nhưng lại có cảm giác mới mẻ, thú vị khó nói nên lời. Dòng nước không ngừng chảy qua chân nàng, vừa mềm mại vừa ngưa ngứa. Nàng bèn ngồi luôn xuống chạc cây khô, vắt khô chiếc khăn rồi phơi lên cây. Bên bờ sông đều là lau sậy mới nhú. Trăng treo rất thấp nhưng lại sáng rõ, chiếu vào đám lau sậy đang phát ra tiếng rì rào trong gió. Nàng thấy bím tóc đã bị rối bèn gỡ ra buộc lại. Ánh trăng tuyệt đẹp, trắng như tuyết, mềm mại như khói sương. Nàng nhớ lại bài hát ru ma ma hát lúc mình còn nhỏ, tay bện tóc, miệng ngâm nga khe khẽ: “Ài ơi ơi à, sói đến rồi, hổ đến rồi, bọn chúng nhảy tường tới rồi. À ơi ơi à, tiểu a ca, mau ngủ thôi, a mã xuất mã chinh phạt…”
Mới hát được hai câu bỗng nghe thấy tiếng lau sậy sào xạc, nàng sợ hãi liền vội vàng vấn tóc, đứng lên, buộc miệng hỏi: “Ai đấy?” nhưng không dám quay người, chỉ sợ là sói hoặc thú hoang. Tim đập thình thịch, mắt liếc trộm sang, thấy trên mặt nước thanh khiết dưới ánh trăng có hiện lên một bóng người.
“Ngươi là ai, đây là đại doanh hành tại, người là kẻ nào?” Là giọng một thanh niên trẻ tuổi.
Lâm Lang thấy hắn hỏi lại như vậy liền đoán là thị vệ đi tuần đêm, bèn đáp: “Nô tỳ là cung nữ theo đoàn hộ tống.” Trong lòng nàng sợ bị trách phạt nhưng đợi một hồi lâu cũng không thấy người nọ nói tiếp. Cuối cùng, nàng đành to gan nhìn trộm một cái, thấy một góc áo dài màu tím đỏ, rõ ràng chẳng phải trang phục của thị vệ. Nàng ngẩng lên, dưới ánh trăng sáng, người thanh niên nọ đứng giữa những cây lau như một cành lau cứng cáp đón gió, mặt mũi chính trực, góc cạnh rõ ràng, ánh mắt lại vô cùng dịu dàng, hỏi: “Cô nương đứng trong nước không thấy lạnh sao?”
Mặt nàng liền đỏ bừng, vội cúi thấp đầu, thấy chân mình để trần dưới làn nước xanh trong lại càng ngượng ngùng hơn. Nàng muốn mau mau lên bờ, không ngờ đá cuội trên lớp bùn rất trơn, khiến nàng lảo đảo trong lúc vội vàng, suýt ngã nhào, may là người nọ nhanh tay nhanh mắt kéo lấy khuỷu tay nàng, nàng mới đứng vững. Ngay từ đầu nàng đã rất ngượng ngùng, gót chân của nữ tử dân tộc Mãn rất quý, không thể tùy tiện để người khác nhìn thấy. Nàng thất lễ với nam tử xa lạ này nên xấu hổ đến mức vành tai cũng đỏ ửng, đành nói khẽ: “Phiền người quay mặt đi để nô tỳ thay giày.”
Người nọ hơi ngẩn ra rồi xoay người. Nàng đi giày xong liền lặng lẽ thảnh an với bóng lưng hắn coi như tạ ơn rồi yên lặng đi theo bờ sông trở về. Nàng bước đi nhẹ nhàng, nam tử kia đứng ở đó không nghe thấy tiếng nàng nói, cũng không tiện quay người lại. Nghe tiếng nước chảy róc rách, gió thổi cành lá xung quanh làm vang lên tiếng sào xạc. Hắn dừng một lúc lâu, cuối cùng không kìm được đành quay người lại, chỉ thấy ánh trăng sáng mềm mại như nước, lau sậy dập dờn, làm gì còn ai.
Hắn hơi lưỡng lự, xong vỗ tay hai tiếng. Hai thị vệ xuất hiện sau thân cây, khom người hành lễ với hắn. Hắn chỉ vào chiếc khăn lụa trắng trên chạc cây khô rồi hỏi: “Đó là cái gì?”
Một thị vệ trả lời: “Nô tài đi xem!” Hắn nói rồi đi lùi xuống, tới bờ sông thì hơi nghiêng người với lấy chiếc khăn, dâng lên bằng hai tay trước mặt hắn. “Bẩm chủ nhân, là một chiếc khăn.”
Hắn cầm lấy, chiếc khăn lụa hơi ẩm, mang theo hơi nước thanh khiết của con sông và một hương thơm xa xăm. Chỉ vàng nhạt thêu hoa văn hình mây tứ hợp như ý, vội vàng nhã nhặn.
Lâm Lang về đến lều nhưng tim vẫn đập thình thịch. Không biết hắn là ai, vừa rồi quá lúng túng nên không nhìn được đầu mối gì từ y phục của hắn ta. Nàng thẩm đoán chắc là vương công đại thần hộ tống đi săn, nhất định mình đã tùy tiện bước vào nơi đóng quân của người ta. Tâm trạng nàng lo lắng, bất an. Người Ngọc Trợ phái đi đưa áo đã quay trở lại, bẩm rằng: “Lý công công nhìn thấy thì rất vui mừng, bảo hôm khác sẽ đích thân đến cảm tạ cô cô.”
Ngọc Trợ cười, nói: “Không cần cảm tạ ta, cảm tạ sự khéo tay của Lâm Lang là được rồi.” Vừa cúi đầu liền nhìn thấy đôi giày của Lâm Lang, nàng “ôi chao” một tiếng: “Sao lại ướt thế này?”
Lúc này Lâm Lang mới nhớ ra, vội đi thay đôi giày ướt. “Con đi thay rửa tay ở bờ sông nên làm nó bị ướt.”
Hôm sau, lúc nàng đang là y phục ở trong lều thì nghe thấy tiếng tiểu thái giám hỏi bên ngoài: “Ngọc cô cô có trong này không? Lý công công tới thăm cô cô.”
Ngọc Trợ vội vàng ra tiếp đón, thỉnh an xong bèn cười, nói: “Công công làm Ngọc Trợ giảm thọ mất.”
Lý Đức Toàn chỉ cười cười. “Ngọc cô cô không cần khách sáo!” Lại đưa mắt nhìn tứ phía “Người vá chiếc áo hôm qua không biết là vị cô nương nào?”
Ngọc Trợ vội gọi Lâm Lang ra chào. Nàng đang định thỉnh an thì Lý Đức Toàn nhanh nhẹn giữ nàng. “Cô nương không cần đa lễ, may mà có sự khéo tay của cô nương nên chúng ta mới không bị trách phạt. Hôm nay Hoàng thượng nhìn thấy chiếc áo đó còn hỏi là ai đã vá lại.” Hắn còn khen thêm vài câu rồi mới đi.
Lý Đức Toàn quay về đến ngự doanh, tiểu thái giám đứng ngoài cửa lều đi đến, khẽ bẩm: “Công công về rồi sao? Vương gia và Nạp Lan đại nhân đang tiếp chuyện Hoàng thượng ở bên trong.”
Lý Đức Toàn khẽ gật đầu một cái, khẽ bước vào trong lều lớn. Trên nền đất trong lều lớn ngự doanh được lót tấm da dê, bước lên không gây ra tiếng động. Hoàng đế ngồi ở giữa vẻ mặt thảnh thơi. Dụ vương gia cười nói với Nạp Lan Tinh Đức: “Dung Nhược, người thổi tiêu tối hôm qua quả nhiên là một nữ tử. Chúng ta đánh cược thua rồi, ngươi muốn phần thưởng gì thì cứ nói thẳng ra.”
Nạp Lan cười mỉm, nói: “Dung Nhược không dám!”
Khang Hy cười, nói: “Hôm đó nghe thấy tiếng tiêu du dương, dịu dàng, uyển chuyển, khanh nói người này nhất định là nữ tử, trẫm cũng cho rằng là như thế. Chỉ có Phúc Toàn không tin, lại còn muốn đánh cược với khanh. Giờ thì thua tâm phục khẩu phục rồi.”
Phúc Toàn đáp: “Hoàng thượng anh minh!” Rồi vui vẻ nói với Dung Nhược: “Dám đánh cược dám chịu thua, tiễn Phật tiễn đến Tây Phương, theo ta thấy tối đó ngươi có ý với người này, hay là ta thay ngươi xin Hoàng thượng ban cung nữ này cho ngươi. Một công đôi việc, cũng coi như là suy nghĩ thay Hoàng thượng đi!”
Xưa nay tình cảm giữa Khang Hy và huynh trưởng rất thân thiết, lúc này cười, nói: “Khanh cố ý khiến Dung Nhược cảm kích mình, sao còn lấy lý do là nghĩ cho Trẫm?”
Phúc Toàn đáp: “Hoàng thượng chẳng phải hay nói: “Phu thê Dung Nhược tình cảm sâu nặng, tiếc là không được dài lâu, thật khiến người ta buồn bã mà thở dài.” Tuy người con gái kia chỉ là cung nữ nhưng tài năng có thể sánh đôi với Dung Nhược. Thần thay Hoàng thượng tác thành cho câu chuyện đẹp này, hiễn nhiên là suy nghĩ thay Hoàng thượng rồi.”
Nạp Lan đáp: “Đã là người của hậu cung thì thần không dám vượt quá bổn phận.”
Khang Hy nói: “Bồng sơn không xa, lá đỏ đề thơ của người xưa đều là câu chuyện đẹp, khanh có thể so với Tống Tử Kinh, lẽ nào đến sự độ lượng của Triệu Trinh[1] trẫm cũng không có?”
[1] Chỉ Tống Nhân Tông Triệu Trinh, Hoàng đế đời thứ tư thời Tống, xuất hiện trong câu chuyện Bồng sơn không xa.
Phúc Toàn bèn cười: “Hoàng thượng có tấm lòng nhân hậu, tất nhiên là hơn xa Tống Nhân Tông. Tuy nhiên, ngọn nguồn của mấy câu chuyện cổ này thì thần không rõ.” Hắn thông thạo về bắn cung, cưỡi ngựa nhưng lại hiểu biết có hạn về Hán học. Khang Hy hiểu rõ vị huynh trưởng của mình nên nói với Nạp Lan: “Dung Nhược, Dụ thân vương đang thử khanh đấy, khanh giải thích cho vương gia nghe xem.”
Nạp Lan bèn đáp một tiếng “vâng” rồi nói: “Tống Kỳ[2] cùng người anh là Tống Tường có hiệu, người thời đó gọi là Đại Tống. Một ngày nọ, Tử Kinh đi trên phố Phồn Đài vừa hay gặp một chiếc xe của hoàng cung đi qua. Trong đó có một cung nữ vén rèm nhìn trộm. Tử Kinh nói: “Đây là Tiểu Tống đấy!” Sau khi Tử Kinh về đến nhà liền viết theo điệu Khung trời chim ngồi, lời rằng: “Xe ngọc yên hoa gặp trên đường, xót xa đứng ruột gọi trong xe, thân không cánh mà tung bay được, hai trái tim nay một nhịp sống chung. Phòng dát vàng, lồng nạm ngọc, xe như nước chảy, ngựa như bay, chàng Lưu hận núi Bồng[3] xa thẳm, mà chàng ở cách đây vạn dặm.
[2] Tống Kỳ tự Tử Kinh
[3] Bồng Sơn hay núi Bồng Lai, là một vùng đất truyền thuyết, nơi các vị tiên sống, ám chỉ cõi thần tiên.
Lời viết xong, kinh thành lưu truyền, truyền đến tận trong cung. Sau khi Nhân Tông nghe được, biết được những lời nói này có nguồn gốc của riêng nó, liền hỏi người trong cung, “Là ai gọi “Tiểu Tống?” Người cung nữ nọ mới bẩm lại cho Nhân Tông nghe. Nhân Tông lại triệu Tử Kinh lại hỏi chuyện này. Tử Kinh liền bẩm báo sự tình. Nhân Tông nói: “Bồng Sơn không xa.” Rồi ban cung nữ kia cho Tử Kinh lấy về làm vợ.
Giọng của hắn trong trẻo, nhịp điệu trầm bổng. Phúc Toàn chăm chú lắng nghe rồi nói: “Đúng là một câu chuyện đẹp, đêm trước Hoàng thượng thổi thiết hoàng cũng vừa khéo viết nên câu chuyện đẹp.”
Khang Hy cười, nói: “Câu chuyện này của chúng ta suy cho cùng vẫn có một điểm chưa hoàn mỹ lắm. Đêm đó, đáng lẽ phải lệnh cho Dung Nhược thổi, mới hoàn hảo.”
Giữa lúc quân thần đang nói cười, binh sĩ chịu trách nhiệm dồn thú chạy đến bảo chủ soái, rằng vòng vây đã xong xuôi, xin đi giá xem. Khang Hy nghe bẩm xong liền dứng dậy thay y phục. Nạp Lan làm công việc của thị vệ Khang Hy lệnh cho hắn phi ngựa đi trước xem vòng vây. Phúc Toàn đứng đợi một bên, nhìn thái giám giúp Khang Hy khoác áo giáp. Khang Hy quay đầu nhìn thấy Lý Đức Toàn đang dâng chiếc mũ, tiện hỏi: “Tìm được chưa?”
Lý Đức Toàn đáp: “Bẩm Hoàng thượng, nô tài đã tìm thấy người vá áo rồi, hóa ra là cung nữ ở phòng Giặt đồ. Hoàng thượng cũng không có sai bảo gì nên nô tài không dàm làm kinh động nàng ta, chỉ hỏi được họ hàng là Vệ.”
Khang Hy nói: “Chẳng qua là trẫm thấy nàng ta khéo tay nên tiện hỏi một câu, sau này bảo nàng ta đến hầu hạ việc thêu thùa đi!”
Lý Đức Toàn đáp “vâng” một tiếng. Khang Hy lại quay sang hỏi Phúc Toàn: “Trẫm định tác thành cung nữ thổi tiêu kia với Dung Nhược. Khanh nói hỏi thăm là được rồi, là làm việc ở đâu.”
Phúc Toàn ngẫm nghĩ rồi đáp: “Cung nữ đó làm ở Ngự Thiện phòng ạ!”
Nàng vội nói: “Không phiền cô cô ạ, dù gì bây giờ chân con cũng tê cứng cả rồi, muốn đi đi lại lại một lút, tiện qua nhà bếp xem có sẵn gì ăn không.”
Vì là ngự doanh hoàng tại[1] khi đi săn bên ngoài nên quy tắt có phần lơi lỏng, Ngọc Trợ bèn đáp: “vậy đi, con đến đó ăn cho nóng cũng tốt.”
[1] Chỗ ở tạm của Hoàng đế khi xuất cung.
Ai ngờ khi nàng đến nhà bếp thì trời cũng đã tối, trong bếp chỉ còn vài cái bánh bột. Nàng cầm lấy vài cái đi ra ngoài, ngẩng lên thấy bầu trời đang tỏa ráng chiều, màu xanh lam của bầu trời trong suốt như thủy tinh. Từng ngôi sao dần xuất hiện. Nàng tham lam ngắm cảnh ráng chiều, chân men theo con đường đi đến bờ sông. Hoàng hôn bao phủ tứ phía, mặt sóng lóng lánh. Trong gió đêm đậm mùi hương thanh khiết của cỏ xanh và lá cây, ánh trăng bàng bạc chiếu xuống mặt đất như phủ lên bốn bề một lớp lụa mỏng.
Nàng ăn xong bánh bột rồi đi đến bờ sông, rửa tay. Vừa vốc nước lên thì không ngờ chiếc dắt đai trện lưng rớt xuống, nháy mắt đã trôi theo dòng nước. Khăn rất nhẹ nên bị nước cuốn đi mất. Nàng chẳng kịp nghĩ gì nhiều, một chân đã lội xuống nước. Nước sông trong và nông nhưng chảy rất xiết. Lâm Lang đuổi theo hơn trăm bước, sông uốn khúc, một chạc cây khô chĩa ngang mặt nước đã giữ lại chiếc khăn của nàng khiến nó không bị trôi theo sóng nước. Nàng đến nhặt khăn lên, bím tóc tuột xuống cũng chẳng để ý. Tóc vướng vào chạc cây nọ khiến nàng bận bịu đứng gỡ.
Lúc này mới thấy dưới chân lành lạnh, trơn trơn, tuy lạnh nhưng lại có cảm giác mới mẻ, thú vị khó nói nên lời. Dòng nước không ngừng chảy qua chân nàng, vừa mềm mại vừa ngưa ngứa. Nàng bèn ngồi luôn xuống chạc cây khô, vắt khô chiếc khăn rồi phơi lên cây. Bên bờ sông đều là lau sậy mới nhú. Trăng treo rất thấp nhưng lại sáng rõ, chiếu vào đám lau sậy đang phát ra tiếng rì rào trong gió. Nàng thấy bím tóc đã bị rối bèn gỡ ra buộc lại. Ánh trăng tuyệt đẹp, trắng như tuyết, mềm mại như khói sương. Nàng nhớ lại bài hát ru ma ma hát lúc mình còn nhỏ, tay bện tóc, miệng ngâm nga khe khẽ: “Ài ơi ơi à, sói đến rồi, hổ đến rồi, bọn chúng nhảy tường tới rồi. À ơi ơi à, tiểu a ca, mau ngủ thôi, a mã xuất mã chinh phạt…”
Mới hát được hai câu bỗng nghe thấy tiếng lau sậy sào xạc, nàng sợ hãi liền vội vàng vấn tóc, đứng lên, buộc miệng hỏi: “Ai đấy?” nhưng không dám quay người, chỉ sợ là sói hoặc thú hoang. Tim đập thình thịch, mắt liếc trộm sang, thấy trên mặt nước thanh khiết dưới ánh trăng có hiện lên một bóng người.
“Ngươi là ai, đây là đại doanh hành tại, người là kẻ nào?” Là giọng một thanh niên trẻ tuổi.
Lâm Lang thấy hắn hỏi lại như vậy liền đoán là thị vệ đi tuần đêm, bèn đáp: “Nô tỳ là cung nữ theo đoàn hộ tống.” Trong lòng nàng sợ bị trách phạt nhưng đợi một hồi lâu cũng không thấy người nọ nói tiếp. Cuối cùng, nàng đành to gan nhìn trộm một cái, thấy một góc áo dài màu tím đỏ, rõ ràng chẳng phải trang phục của thị vệ. Nàng ngẩng lên, dưới ánh trăng sáng, người thanh niên nọ đứng giữa những cây lau như một cành lau cứng cáp đón gió, mặt mũi chính trực, góc cạnh rõ ràng, ánh mắt lại vô cùng dịu dàng, hỏi: “Cô nương đứng trong nước không thấy lạnh sao?”
Mặt nàng liền đỏ bừng, vội cúi thấp đầu, thấy chân mình để trần dưới làn nước xanh trong lại càng ngượng ngùng hơn. Nàng muốn mau mau lên bờ, không ngờ đá cuội trên lớp bùn rất trơn, khiến nàng lảo đảo trong lúc vội vàng, suýt ngã nhào, may là người nọ nhanh tay nhanh mắt kéo lấy khuỷu tay nàng, nàng mới đứng vững. Ngay từ đầu nàng đã rất ngượng ngùng, gót chân của nữ tử dân tộc Mãn rất quý, không thể tùy tiện để người khác nhìn thấy. Nàng thất lễ với nam tử xa lạ này nên xấu hổ đến mức vành tai cũng đỏ ửng, đành nói khẽ: “Phiền người quay mặt đi để nô tỳ thay giày.”
Người nọ hơi ngẩn ra rồi xoay người. Nàng đi giày xong liền lặng lẽ thảnh an với bóng lưng hắn coi như tạ ơn rồi yên lặng đi theo bờ sông trở về. Nàng bước đi nhẹ nhàng, nam tử kia đứng ở đó không nghe thấy tiếng nàng nói, cũng không tiện quay người lại. Nghe tiếng nước chảy róc rách, gió thổi cành lá xung quanh làm vang lên tiếng sào xạc. Hắn dừng một lúc lâu, cuối cùng không kìm được đành quay người lại, chỉ thấy ánh trăng sáng mềm mại như nước, lau sậy dập dờn, làm gì còn ai.
Hắn hơi lưỡng lự, xong vỗ tay hai tiếng. Hai thị vệ xuất hiện sau thân cây, khom người hành lễ với hắn. Hắn chỉ vào chiếc khăn lụa trắng trên chạc cây khô rồi hỏi: “Đó là cái gì?”
Một thị vệ trả lời: “Nô tài đi xem!” Hắn nói rồi đi lùi xuống, tới bờ sông thì hơi nghiêng người với lấy chiếc khăn, dâng lên bằng hai tay trước mặt hắn. “Bẩm chủ nhân, là một chiếc khăn.”
Hắn cầm lấy, chiếc khăn lụa hơi ẩm, mang theo hơi nước thanh khiết của con sông và một hương thơm xa xăm. Chỉ vàng nhạt thêu hoa văn hình mây tứ hợp như ý, vội vàng nhã nhặn.
Lâm Lang về đến lều nhưng tim vẫn đập thình thịch. Không biết hắn là ai, vừa rồi quá lúng túng nên không nhìn được đầu mối gì từ y phục của hắn ta. Nàng thẩm đoán chắc là vương công đại thần hộ tống đi săn, nhất định mình đã tùy tiện bước vào nơi đóng quân của người ta. Tâm trạng nàng lo lắng, bất an. Người Ngọc Trợ phái đi đưa áo đã quay trở lại, bẩm rằng: “Lý công công nhìn thấy thì rất vui mừng, bảo hôm khác sẽ đích thân đến cảm tạ cô cô.”
Ngọc Trợ cười, nói: “Không cần cảm tạ ta, cảm tạ sự khéo tay của Lâm Lang là được rồi.” Vừa cúi đầu liền nhìn thấy đôi giày của Lâm Lang, nàng “ôi chao” một tiếng: “Sao lại ướt thế này?”
Lúc này Lâm Lang mới nhớ ra, vội đi thay đôi giày ướt. “Con đi thay rửa tay ở bờ sông nên làm nó bị ướt.”
Hôm sau, lúc nàng đang là y phục ở trong lều thì nghe thấy tiếng tiểu thái giám hỏi bên ngoài: “Ngọc cô cô có trong này không? Lý công công tới thăm cô cô.”
Ngọc Trợ vội vàng ra tiếp đón, thỉnh an xong bèn cười, nói: “Công công làm Ngọc Trợ giảm thọ mất.”
Lý Đức Toàn chỉ cười cười. “Ngọc cô cô không cần khách sáo!” Lại đưa mắt nhìn tứ phía “Người vá chiếc áo hôm qua không biết là vị cô nương nào?”
Ngọc Trợ vội gọi Lâm Lang ra chào. Nàng đang định thỉnh an thì Lý Đức Toàn nhanh nhẹn giữ nàng. “Cô nương không cần đa lễ, may mà có sự khéo tay của cô nương nên chúng ta mới không bị trách phạt. Hôm nay Hoàng thượng nhìn thấy chiếc áo đó còn hỏi là ai đã vá lại.” Hắn còn khen thêm vài câu rồi mới đi.
Lý Đức Toàn quay về đến ngự doanh, tiểu thái giám đứng ngoài cửa lều đi đến, khẽ bẩm: “Công công về rồi sao? Vương gia và Nạp Lan đại nhân đang tiếp chuyện Hoàng thượng ở bên trong.”
Lý Đức Toàn khẽ gật đầu một cái, khẽ bước vào trong lều lớn. Trên nền đất trong lều lớn ngự doanh được lót tấm da dê, bước lên không gây ra tiếng động. Hoàng đế ngồi ở giữa vẻ mặt thảnh thơi. Dụ vương gia cười nói với Nạp Lan Tinh Đức: “Dung Nhược, người thổi tiêu tối hôm qua quả nhiên là một nữ tử. Chúng ta đánh cược thua rồi, ngươi muốn phần thưởng gì thì cứ nói thẳng ra.”
Nạp Lan cười mỉm, nói: “Dung Nhược không dám!”
Khang Hy cười, nói: “Hôm đó nghe thấy tiếng tiêu du dương, dịu dàng, uyển chuyển, khanh nói người này nhất định là nữ tử, trẫm cũng cho rằng là như thế. Chỉ có Phúc Toàn không tin, lại còn muốn đánh cược với khanh. Giờ thì thua tâm phục khẩu phục rồi.”
Phúc Toàn đáp: “Hoàng thượng anh minh!” Rồi vui vẻ nói với Dung Nhược: “Dám đánh cược dám chịu thua, tiễn Phật tiễn đến Tây Phương, theo ta thấy tối đó ngươi có ý với người này, hay là ta thay ngươi xin Hoàng thượng ban cung nữ này cho ngươi. Một công đôi việc, cũng coi như là suy nghĩ thay Hoàng thượng đi!”
Xưa nay tình cảm giữa Khang Hy và huynh trưởng rất thân thiết, lúc này cười, nói: “Khanh cố ý khiến Dung Nhược cảm kích mình, sao còn lấy lý do là nghĩ cho Trẫm?”
Phúc Toàn đáp: “Hoàng thượng chẳng phải hay nói: “Phu thê Dung Nhược tình cảm sâu nặng, tiếc là không được dài lâu, thật khiến người ta buồn bã mà thở dài.” Tuy người con gái kia chỉ là cung nữ nhưng tài năng có thể sánh đôi với Dung Nhược. Thần thay Hoàng thượng tác thành cho câu chuyện đẹp này, hiễn nhiên là suy nghĩ thay Hoàng thượng rồi.”
Nạp Lan đáp: “Đã là người của hậu cung thì thần không dám vượt quá bổn phận.”
Khang Hy nói: “Bồng sơn không xa, lá đỏ đề thơ của người xưa đều là câu chuyện đẹp, khanh có thể so với Tống Tử Kinh, lẽ nào đến sự độ lượng của Triệu Trinh[1] trẫm cũng không có?”
[1] Chỉ Tống Nhân Tông Triệu Trinh, Hoàng đế đời thứ tư thời Tống, xuất hiện trong câu chuyện Bồng sơn không xa.
Phúc Toàn bèn cười: “Hoàng thượng có tấm lòng nhân hậu, tất nhiên là hơn xa Tống Nhân Tông. Tuy nhiên, ngọn nguồn của mấy câu chuyện cổ này thì thần không rõ.” Hắn thông thạo về bắn cung, cưỡi ngựa nhưng lại hiểu biết có hạn về Hán học. Khang Hy hiểu rõ vị huynh trưởng của mình nên nói với Nạp Lan: “Dung Nhược, Dụ thân vương đang thử khanh đấy, khanh giải thích cho vương gia nghe xem.”
Nạp Lan bèn đáp một tiếng “vâng” rồi nói: “Tống Kỳ[2] cùng người anh là Tống Tường có hiệu, người thời đó gọi là Đại Tống. Một ngày nọ, Tử Kinh đi trên phố Phồn Đài vừa hay gặp một chiếc xe của hoàng cung đi qua. Trong đó có một cung nữ vén rèm nhìn trộm. Tử Kinh nói: “Đây là Tiểu Tống đấy!” Sau khi Tử Kinh về đến nhà liền viết theo điệu Khung trời chim ngồi, lời rằng: “Xe ngọc yên hoa gặp trên đường, xót xa đứng ruột gọi trong xe, thân không cánh mà tung bay được, hai trái tim nay một nhịp sống chung. Phòng dát vàng, lồng nạm ngọc, xe như nước chảy, ngựa như bay, chàng Lưu hận núi Bồng[3] xa thẳm, mà chàng ở cách đây vạn dặm.
[2] Tống Kỳ tự Tử Kinh
[3] Bồng Sơn hay núi Bồng Lai, là một vùng đất truyền thuyết, nơi các vị tiên sống, ám chỉ cõi thần tiên.
Lời viết xong, kinh thành lưu truyền, truyền đến tận trong cung. Sau khi Nhân Tông nghe được, biết được những lời nói này có nguồn gốc của riêng nó, liền hỏi người trong cung, “Là ai gọi “Tiểu Tống?” Người cung nữ nọ mới bẩm lại cho Nhân Tông nghe. Nhân Tông lại triệu Tử Kinh lại hỏi chuyện này. Tử Kinh liền bẩm báo sự tình. Nhân Tông nói: “Bồng Sơn không xa.” Rồi ban cung nữ kia cho Tử Kinh lấy về làm vợ.
Giọng của hắn trong trẻo, nhịp điệu trầm bổng. Phúc Toàn chăm chú lắng nghe rồi nói: “Đúng là một câu chuyện đẹp, đêm trước Hoàng thượng thổi thiết hoàng cũng vừa khéo viết nên câu chuyện đẹp.”
Khang Hy cười, nói: “Câu chuyện này của chúng ta suy cho cùng vẫn có một điểm chưa hoàn mỹ lắm. Đêm đó, đáng lẽ phải lệnh cho Dung Nhược thổi, mới hoàn hảo.”
Giữa lúc quân thần đang nói cười, binh sĩ chịu trách nhiệm dồn thú chạy đến bảo chủ soái, rằng vòng vây đã xong xuôi, xin đi giá xem. Khang Hy nghe bẩm xong liền dứng dậy thay y phục. Nạp Lan làm công việc của thị vệ Khang Hy lệnh cho hắn phi ngựa đi trước xem vòng vây. Phúc Toàn đứng đợi một bên, nhìn thái giám giúp Khang Hy khoác áo giáp. Khang Hy quay đầu nhìn thấy Lý Đức Toàn đang dâng chiếc mũ, tiện hỏi: “Tìm được chưa?”
Lý Đức Toàn đáp: “Bẩm Hoàng thượng, nô tài đã tìm thấy người vá áo rồi, hóa ra là cung nữ ở phòng Giặt đồ. Hoàng thượng cũng không có sai bảo gì nên nô tài không dàm làm kinh động nàng ta, chỉ hỏi được họ hàng là Vệ.”
Khang Hy nói: “Chẳng qua là trẫm thấy nàng ta khéo tay nên tiện hỏi một câu, sau này bảo nàng ta đến hầu hạ việc thêu thùa đi!”
Lý Đức Toàn đáp “vâng” một tiếng. Khang Hy lại quay sang hỏi Phúc Toàn: “Trẫm định tác thành cung nữ thổi tiêu kia với Dung Nhược. Khanh nói hỏi thăm là được rồi, là làm việc ở đâu.”
Phúc Toàn ngẫm nghĩ rồi đáp: “Cung nữ đó làm ở Ngự Thiện phòng ạ!”
Tác giả :
Phỉ Ngã Tư Tồn