Thủy Tiên Đã Cưỡi Cá Chép Vàng Đi
Chương 33
Cô gái chạy như điên giữa đường. Quỳnh biết cô đến nhà Lâm Diệu Nghị cũng không cứu vãn được điều gì, thậm chí có thể bị làm nhục. Nhưng ngoài làm như vậy, cô thực sự không biết có thể làm gì nữa. Quỳnh biết nhà Diệu Nghị, cô ta cũng ở phố Đào Lý. Quỳnh từng được Diệu Nghị mời tới ăn sinh nhật. Đương nhiên cô đã không đi, đó là thói quen cô độc và xa lánh của Quỳnh. Hơn nữa phố Đào Lý là nơi cấm kỵ đối với Quỳnh.
Lại một lần nữa Quỳnh tới đây. Vô số giấc mơ bắt nguồn từ nơi đây, như cánh tay vẫy gọi cô, cuối cùng đã gọi được cô về bên. Đi qua nhà số 3, Quỳnh bất giác rùng mình. Cô nghiêng đầu nhìn vào cánh cổng. Vào mùa này, hoa móng tay nhất định đã nở rộ khắp vườn.
Quỳnh còn nhớ khi Ưu Di mới vào tù, Quỳnh đã thề rằng sẽ mua lại bằng được căn nhà này. Lúc đó, cô mới chỉ tốt nghiệp cấp III, vẫn còn chưa thực sự nếm trải cuộc sống vất vả. Cô ngỡ rằng mọi việc ra đi nhanh quá, đến được chắc cũng dễ dàng.
Cổng nhà Diệu Nghị chỉ khép hờ. Cũng là một biệt thự sân vườn như nhà số 3, và cũng rực rỡ sắc màu. Bao nhiêu đèn lồng đã được kết thành chùm tựa như một chuỗi kim cương, khiến Quỳnh không dám lại gần. Cô nhìn thấy người qua kẻ lại tấp nập, họ cười nói, hút thuốc, hào hứng trò chuyện về những cánh hoa thêu trên lễ phục của họ.
Vừa lúc Quỳnh nhìn thấy nữ nhân vật chính rực rỡ loá mắt. Cô ta mặc váy bó sát màu hồng hai dây. Trên hai dây vai là tà váy hẹp lấp lánh ren hoa màu xanh của biển sâu. Cô ta đẹp đẽ và cao quý như một thiên thần, khiến người phàm trần không dám xâm phạm. Nước da cô ta trắng toát hơi hắt ra ánh màu tím nhạt, có lẽ đã dùng một loại phấn đắt tiền nào đó. Má cô ta đánh phấn hồng màu tường vi, như một thoáng mây màu lướt qua. Thì ra quần áo sang trọng, mỹ phẩm đắt tiền có thể làm cho một linh hồn đê hèn trở thành hình ảnh lung linh quyến rũ đến thế. Quỳnh đứng ngoài song sắt của cánh cổng quan sát câu chuyện nơi đây, chợt cảm thấy tựa như một kẻ bần hàn đến ăn xin nơi nhà cao cửa quý. Những hoa văn trên y phục của họ, vầng trán quý phái, khoé mắt kiêu kỳ của họ đều khiến Quỳnh có cảm giác tủi nhục.
Đó là tiệc mừng của cô ta. Mọi người gửi những lời chúc mừng đến nữ nhà văn đầy triển vọng trong tương lai. Quỳnh chỉ cảm thấy nguội lạnh, quay lưng bỏ đi. Không phải cô sợ, trong lòng Quỳnh lúc nào cũng có một sức mạnh hoang dã, nhưng cô không muốn xảy ra tranh chấp trước ánh mắt của nhiều người. Bất luận mọi người có tin cô hay không, kết quả đều không thể thay đổi được. Mọi người đều sẽ cảm thấy Quỳnh là một kẻ đáng thương hại. Ai cần sự thương hại của họ chứ! Chẳng lẽ cô đến đây vì điều đó?
Nhưng Lâm Diệu Nghị đã nhìn thấy Quỳnh, cô ta chậm rãi xuyên qua đám người bước ra. Thậm chí cô ta không hề do dự hồi hộp, cằm nghểnh lên khi nói với Quỳnh: “Nghe này, bản thảo coi như tôi mua của bạn. Chẳng phải bạn chỉ cần chút tiền đó sao. Tôi có thể cho bạn. Bạn chẳng mất gì cả. Nhưng nếu bạn vào đây làm loạn, thì đừng hòng có một xu! Huống hồ ở đây làm gì có ai tin bạn!“.
Quỳnh thấy thái độ hà hiếp của Diệu Nghị thật nực cười. Cô lắc đầu: “Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng, kết cục câu chuyện không giống như bạn viết. Sau bao nhiêu chuyện xảy ra như thế, Hỉ Nhiên và La Hoá không thể ở bên nhau được. Bạn có hiểu được không?“. Quỳnh nói với giọng hết sức buồn bã, tựa như Hỉ Nhiên và La Hoá không phải là nhân vật trong truyện, mà là những người thân của cô.
- Bạn đã nghe rõ chưa, nếu bạn không nhẹ nhàng đi khỏi đây, tôi sẽ cho người tống bạn đi! Diệu Nghị gầm ghè. Đồng thời cô ta hất hàm về bên phải khu sân, nơi có một chiếc bàn đặt xa khỏi đám đông. Hai thanh niên mặc đồng phục vệ sĩ ngồi ở đó, buồn chán vô vị. Quỳnh cười khinh bỉ. Loại có tật giật mình như Diệu Nghị, đương nhiên phải có sự chuẩn bị, nhằm đối phó Quỳnh có thể đến làm loạn.
- Bạn việc gì phải căng thẳng thế. Mình không định làm gì cả, chỉ muốn nói với bạn là kết cục câu chuyện không phải như vậy, Hỉ Nhiên và La Hoá không thể đến với nhau được...
Quỳnh nhắc đi nhắc lại một cách buồn rầu. Khi phát hiện ra tiểu thuyết của mình bị đánh cắp, việc đầu tiên nghĩ tới không phải là khoản tiền bị tổn thất dẫn đến không có tiền thuê nhà, và cũng không biết phải ăn nói với nhà sách thế nào. Điều khiến cô buồn lòng nhất là Diệu Nghị đã làm hỏng cuốn tiểu thuyết của cô. Cách kết thúc tầm thường của Diệu Nghị khiến Quỳnh thấy đau lòng. Quỳnh bỗng nhận ra mình đã thực sự yêu quý câu chuyện vốn ban đầu chỉ là một sự mua bán đơn thuần, vốn định viết như một câu chuyện tình giật gân bình thường dễ hiểu.
Một người đàn ông xuất hiện ngay bên cạnh Diệu Nghị. Có lẽ anh ta nhận ra sắc thái không bình thường của câu chuyện, bèn đi tới. Anh ta chừng ba mươi tuổi, rất cao to, mặc áo phông cổ tròn màu cà phê. Trong hốc mắt sâu phát ra ánh mắt sắc lạnh. Xem ra, người đàn ông này có quan hệ mật thiết với Diệu Nghị, nhưng Diệu Nghị dường như hơi có vẻ sợ anh ta.
Quỳnh bỗng cười, hỏi Diệu Nghị: “Bạn có thích Hỉ Nhiên không? Có giống bạn không?“.
Lâm Diệu Nghị nói: “Đương nhiên. Nhưng chẳng can hệ gì đến bạn“.
Quỳnh lắc đầu, tỏ ra đáng tiếc: “Cách ăn mặc của bạn đã để lộ, Hỉ Nhiên ghét nhất là những màu sặc sỡ như màu đỏ này. Bởi vì khi còn nhỏ, mẹ cô ấy thường mặc váy màu đỏ đi khiêu vũ. Hỉ Nhiên cảm thấy bóng mẹ như những đốm lửa ma quái. Cô ấy không những không mặc màu đỏ, mà còn cắt nát những quần áo màu đỏ của mẹ mình...“.
Diệu Nghị ngượng ngùng chuyển thành giận dữ, cắt lời Quỳnh: “Đủ rồi, bạn ghen tỵ với tài năng và thành công của tôi nên mới đến đây gây chuyện hả! Tôi không cho phép bạn tiếp tục ở đây nữa!” Cô ta nói xong bèn ra hiệu cho hai người đàn ông vẫn đang ngòồ ngao ngán phía trong sân: “Các anh lại đây, đuổi cô này đi cho tôi...“.
Hai người kia vụt đứng dậy, thoắt chốc trở nên nhanh nhẹn khác thường. Có lẽ một giây trước đây cả hai còn đang chán chường, chẳng hiểu cớ gì một buổi tiệc chúc mừng thế này lại bắt họ phải tới canh chừng. Mấy kẻ lắm tiền thật hay khoa trương. Còn bây giờ, công việc của họ đã có giá trị, Mặc dù nhìn Quỳnh họ không khỏi hơi chút phất vọng - đối tượng của họ chỉ là một cô gái trẻ. Hai người hùng hổ xách Quỳnh ra khỏi cánh cổng. Hai người khiêng cô đi một đoạn rồi đặt cô xuống. Cô gái này không hề có vẻ đến đây gây rối. Cô rõ ràng là rất nhẹ nhàng, cũng chẳng hề giãy giụa, chẳng hề kêu gào. Thành ra hai người lại cảm thấy bối rối, cười cười với cô và nói xin lỗi. Sau đó họ quay lưng đi vào nhà. Cánh cổng lớn được khoá lại. Quỳnh quá mệt mỏi, cô đúng là cần phải đi thôi
Tại sao không mưa? Tại sao phải có ánh điện. Trời không thể tối hơn một chút sao? Quỳnh co ro đi dọc phố Đào Lý. Lạnh thật! Quỳnh cần một chỗ để nghỉ ngơi. Cô đi về phía nhà số 3 phố Đào Lý cách đó chỉ vài trăm mét, nhưng chẳng hiểu sao đi mãi không tới. Quỳnh nhìn thấy một người qua đường xách theo bánh sinh nhật. Phải rồi, sinh nhật của cô là ngày mai. Cô hai mươi hai tuổi, thảm hoa móng tay, cô và Trác sẽ có tấm hình chụp chung đầu tiên, cô có cuốn sách đầu tiên, cô đang tiến gần hơn đến giấc mơ trở thành Tùng Vy, cô sắp được gặp lại Ưu Di, cô sẽ được thì thầm những điều nguyện ước vào ngày sinh nhật...
Mình cần phải nghỉ ngơi. Mình phải nghỉ ngơi một chút. Quỳnh tự nhủ. Cô khóc, dừng lại trước nhà số 3. Nhìn qua khe cổng, cô thấy cả một bãi rộng toàn hoa. Những bông hoa tựa như vẫn đứng đó để chờ đợi cô. Chúng như màu son tô vội trên môi người phụ nữ, chỗ đậm chỗ nhạt, khiến người nhìn thấy hoa mắt.
Quỳnh nhớ tới lần đầu tiên cô đến đây, cô mười hai tuổi. Ngày mai cô tròn hai mươi hai tuổi. Đã mười năm. Nhưng cô đang đứng đây, vẫn là hai bàn tay trắng. Cuộc sống như một tấm lưới, để tất cả mọi đam mê, sung sướng như làn nước chảy tuột đi mất.
Lại một lần nữa Quỳnh tới đây. Vô số giấc mơ bắt nguồn từ nơi đây, như cánh tay vẫy gọi cô, cuối cùng đã gọi được cô về bên. Đi qua nhà số 3, Quỳnh bất giác rùng mình. Cô nghiêng đầu nhìn vào cánh cổng. Vào mùa này, hoa móng tay nhất định đã nở rộ khắp vườn.
Quỳnh còn nhớ khi Ưu Di mới vào tù, Quỳnh đã thề rằng sẽ mua lại bằng được căn nhà này. Lúc đó, cô mới chỉ tốt nghiệp cấp III, vẫn còn chưa thực sự nếm trải cuộc sống vất vả. Cô ngỡ rằng mọi việc ra đi nhanh quá, đến được chắc cũng dễ dàng.
Cổng nhà Diệu Nghị chỉ khép hờ. Cũng là một biệt thự sân vườn như nhà số 3, và cũng rực rỡ sắc màu. Bao nhiêu đèn lồng đã được kết thành chùm tựa như một chuỗi kim cương, khiến Quỳnh không dám lại gần. Cô nhìn thấy người qua kẻ lại tấp nập, họ cười nói, hút thuốc, hào hứng trò chuyện về những cánh hoa thêu trên lễ phục của họ.
Vừa lúc Quỳnh nhìn thấy nữ nhân vật chính rực rỡ loá mắt. Cô ta mặc váy bó sát màu hồng hai dây. Trên hai dây vai là tà váy hẹp lấp lánh ren hoa màu xanh của biển sâu. Cô ta đẹp đẽ và cao quý như một thiên thần, khiến người phàm trần không dám xâm phạm. Nước da cô ta trắng toát hơi hắt ra ánh màu tím nhạt, có lẽ đã dùng một loại phấn đắt tiền nào đó. Má cô ta đánh phấn hồng màu tường vi, như một thoáng mây màu lướt qua. Thì ra quần áo sang trọng, mỹ phẩm đắt tiền có thể làm cho một linh hồn đê hèn trở thành hình ảnh lung linh quyến rũ đến thế. Quỳnh đứng ngoài song sắt của cánh cổng quan sát câu chuyện nơi đây, chợt cảm thấy tựa như một kẻ bần hàn đến ăn xin nơi nhà cao cửa quý. Những hoa văn trên y phục của họ, vầng trán quý phái, khoé mắt kiêu kỳ của họ đều khiến Quỳnh có cảm giác tủi nhục.
Đó là tiệc mừng của cô ta. Mọi người gửi những lời chúc mừng đến nữ nhà văn đầy triển vọng trong tương lai. Quỳnh chỉ cảm thấy nguội lạnh, quay lưng bỏ đi. Không phải cô sợ, trong lòng Quỳnh lúc nào cũng có một sức mạnh hoang dã, nhưng cô không muốn xảy ra tranh chấp trước ánh mắt của nhiều người. Bất luận mọi người có tin cô hay không, kết quả đều không thể thay đổi được. Mọi người đều sẽ cảm thấy Quỳnh là một kẻ đáng thương hại. Ai cần sự thương hại của họ chứ! Chẳng lẽ cô đến đây vì điều đó?
Nhưng Lâm Diệu Nghị đã nhìn thấy Quỳnh, cô ta chậm rãi xuyên qua đám người bước ra. Thậm chí cô ta không hề do dự hồi hộp, cằm nghểnh lên khi nói với Quỳnh: “Nghe này, bản thảo coi như tôi mua của bạn. Chẳng phải bạn chỉ cần chút tiền đó sao. Tôi có thể cho bạn. Bạn chẳng mất gì cả. Nhưng nếu bạn vào đây làm loạn, thì đừng hòng có một xu! Huống hồ ở đây làm gì có ai tin bạn!“.
Quỳnh thấy thái độ hà hiếp của Diệu Nghị thật nực cười. Cô lắc đầu: “Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng, kết cục câu chuyện không giống như bạn viết. Sau bao nhiêu chuyện xảy ra như thế, Hỉ Nhiên và La Hoá không thể ở bên nhau được. Bạn có hiểu được không?“. Quỳnh nói với giọng hết sức buồn bã, tựa như Hỉ Nhiên và La Hoá không phải là nhân vật trong truyện, mà là những người thân của cô.
- Bạn đã nghe rõ chưa, nếu bạn không nhẹ nhàng đi khỏi đây, tôi sẽ cho người tống bạn đi! Diệu Nghị gầm ghè. Đồng thời cô ta hất hàm về bên phải khu sân, nơi có một chiếc bàn đặt xa khỏi đám đông. Hai thanh niên mặc đồng phục vệ sĩ ngồi ở đó, buồn chán vô vị. Quỳnh cười khinh bỉ. Loại có tật giật mình như Diệu Nghị, đương nhiên phải có sự chuẩn bị, nhằm đối phó Quỳnh có thể đến làm loạn.
- Bạn việc gì phải căng thẳng thế. Mình không định làm gì cả, chỉ muốn nói với bạn là kết cục câu chuyện không phải như vậy, Hỉ Nhiên và La Hoá không thể đến với nhau được...
Quỳnh nhắc đi nhắc lại một cách buồn rầu. Khi phát hiện ra tiểu thuyết của mình bị đánh cắp, việc đầu tiên nghĩ tới không phải là khoản tiền bị tổn thất dẫn đến không có tiền thuê nhà, và cũng không biết phải ăn nói với nhà sách thế nào. Điều khiến cô buồn lòng nhất là Diệu Nghị đã làm hỏng cuốn tiểu thuyết của cô. Cách kết thúc tầm thường của Diệu Nghị khiến Quỳnh thấy đau lòng. Quỳnh bỗng nhận ra mình đã thực sự yêu quý câu chuyện vốn ban đầu chỉ là một sự mua bán đơn thuần, vốn định viết như một câu chuyện tình giật gân bình thường dễ hiểu.
Một người đàn ông xuất hiện ngay bên cạnh Diệu Nghị. Có lẽ anh ta nhận ra sắc thái không bình thường của câu chuyện, bèn đi tới. Anh ta chừng ba mươi tuổi, rất cao to, mặc áo phông cổ tròn màu cà phê. Trong hốc mắt sâu phát ra ánh mắt sắc lạnh. Xem ra, người đàn ông này có quan hệ mật thiết với Diệu Nghị, nhưng Diệu Nghị dường như hơi có vẻ sợ anh ta.
Quỳnh bỗng cười, hỏi Diệu Nghị: “Bạn có thích Hỉ Nhiên không? Có giống bạn không?“.
Lâm Diệu Nghị nói: “Đương nhiên. Nhưng chẳng can hệ gì đến bạn“.
Quỳnh lắc đầu, tỏ ra đáng tiếc: “Cách ăn mặc của bạn đã để lộ, Hỉ Nhiên ghét nhất là những màu sặc sỡ như màu đỏ này. Bởi vì khi còn nhỏ, mẹ cô ấy thường mặc váy màu đỏ đi khiêu vũ. Hỉ Nhiên cảm thấy bóng mẹ như những đốm lửa ma quái. Cô ấy không những không mặc màu đỏ, mà còn cắt nát những quần áo màu đỏ của mẹ mình...“.
Diệu Nghị ngượng ngùng chuyển thành giận dữ, cắt lời Quỳnh: “Đủ rồi, bạn ghen tỵ với tài năng và thành công của tôi nên mới đến đây gây chuyện hả! Tôi không cho phép bạn tiếp tục ở đây nữa!” Cô ta nói xong bèn ra hiệu cho hai người đàn ông vẫn đang ngòồ ngao ngán phía trong sân: “Các anh lại đây, đuổi cô này đi cho tôi...“.
Hai người kia vụt đứng dậy, thoắt chốc trở nên nhanh nhẹn khác thường. Có lẽ một giây trước đây cả hai còn đang chán chường, chẳng hiểu cớ gì một buổi tiệc chúc mừng thế này lại bắt họ phải tới canh chừng. Mấy kẻ lắm tiền thật hay khoa trương. Còn bây giờ, công việc của họ đã có giá trị, Mặc dù nhìn Quỳnh họ không khỏi hơi chút phất vọng - đối tượng của họ chỉ là một cô gái trẻ. Hai người hùng hổ xách Quỳnh ra khỏi cánh cổng. Hai người khiêng cô đi một đoạn rồi đặt cô xuống. Cô gái này không hề có vẻ đến đây gây rối. Cô rõ ràng là rất nhẹ nhàng, cũng chẳng hề giãy giụa, chẳng hề kêu gào. Thành ra hai người lại cảm thấy bối rối, cười cười với cô và nói xin lỗi. Sau đó họ quay lưng đi vào nhà. Cánh cổng lớn được khoá lại. Quỳnh quá mệt mỏi, cô đúng là cần phải đi thôi
Tại sao không mưa? Tại sao phải có ánh điện. Trời không thể tối hơn một chút sao? Quỳnh co ro đi dọc phố Đào Lý. Lạnh thật! Quỳnh cần một chỗ để nghỉ ngơi. Cô đi về phía nhà số 3 phố Đào Lý cách đó chỉ vài trăm mét, nhưng chẳng hiểu sao đi mãi không tới. Quỳnh nhìn thấy một người qua đường xách theo bánh sinh nhật. Phải rồi, sinh nhật của cô là ngày mai. Cô hai mươi hai tuổi, thảm hoa móng tay, cô và Trác sẽ có tấm hình chụp chung đầu tiên, cô có cuốn sách đầu tiên, cô đang tiến gần hơn đến giấc mơ trở thành Tùng Vy, cô sắp được gặp lại Ưu Di, cô sẽ được thì thầm những điều nguyện ước vào ngày sinh nhật...
Mình cần phải nghỉ ngơi. Mình phải nghỉ ngơi một chút. Quỳnh tự nhủ. Cô khóc, dừng lại trước nhà số 3. Nhìn qua khe cổng, cô thấy cả một bãi rộng toàn hoa. Những bông hoa tựa như vẫn đứng đó để chờ đợi cô. Chúng như màu son tô vội trên môi người phụ nữ, chỗ đậm chỗ nhạt, khiến người nhìn thấy hoa mắt.
Quỳnh nhớ tới lần đầu tiên cô đến đây, cô mười hai tuổi. Ngày mai cô tròn hai mươi hai tuổi. Đã mười năm. Nhưng cô đang đứng đây, vẫn là hai bàn tay trắng. Cuộc sống như một tấm lưới, để tất cả mọi đam mê, sung sướng như làn nước chảy tuột đi mất.
Tác giả :
Trương Duyệt Nhiên