Thương Hải
Chương 44-1: Vãng sự (1)
Chợt nghe bà Thương Thanh Ảnh cất giọng nghèn nghẹn, hỏi: "Lục công tử, công tử có thể làm ơn cho ta nhìn qua trước ngực công tử được không?", Lục Tiệm run bắn người, ngoái trông sang, thấy Thương Thanh Ảnh nhãn châu còn loang nước mắt đang ngó gã, tay bà thì bíu vào một thân đại thụ, người run bần bật như cầy sấy.
Nhìn vẻ mặt bà, Lục Tiệm bất chợt cảm giác một luồng nhiệt khí hực lên trong lòng, không tự chủ được, gã đưa tay cởi nút áo nơi ngực, phanh vạt áo ra, mọi người thấy trước ngực có xâm một chữ "TIỆM" lớn, nét xâm cũ lâu năm lắm rồi, màu vết chữ đã phai, chữ viết theo tuồng lạo thảo, dường như được xâm viết trong lúc gấp rút.
Thương Thanh Ảnh khi nhìn thấy chữ xâm đó, thân hình bà càng lúc càng run rẩy hơn, chợt bà nhắm nghiền mắt lại, lệ nóng tuôn ra như suối trên gò má trắng nhợt nhạt, chầm chậm chảy thành dòng xuống bên dưới.
Lục Tiệm ruột gan chùng xuống, gã đang nghệt ra đấy, chưa biết phải làm gì, đã thấy Thương Thanh Ảnh mở mắt ra, chập choạng lê bước nặng nhọc về tiểu đình, mỗi bước đi cho cảm tưởng bà đang phải dồn sức lực hầu cạn kiệt hòng lết tới trước. Ninh Bất Không cùng đồng bọn sợ oai Lục Tiệm, thấy bà di chuyển đến gần, chẳng dám cản trở, trong cùng lúc, hơn mười cặp mắt chong ra nhìn vào thân hình mỹ phụ diễm lệ đó.
Còn cách thi thể Cốc Thần Thông độ một bước, Thương Thanh Ảnh dừng lại, ánh mắt đặt lên xác nam tử nằm đấy, nước mắt bà không ngừng ứa chảy xuống ròng ròng. Bà thò mấy ngón tay run rẩy ra, chầm chậm đưa tới, ý muốn chạm vào mặt xác chết. Cốc Chẩn vụt biến sắc, thét to: "Dừng tay!"
Thương Thanh Ảnh khẽ rúng động thân hình, ngoảnh đầu trông sang, run run giọng hỏi: "Chẩn nhi, ta...", Cốc Chẩn mắt lộ hung quang, giận dữ thốt: "Bà không xứng đáng đụng đến ông ấy!"
Ánh mắt Thương Thanh Ảnh thoáng đau đớn, hai lúm đồng tiền trên má bừng đỏ, ngượng ngập một lúc lâu, rồi bà thở hắt ra một hơi thật dài, cười buồn bã: "Ừ... ta không xứng đáng chạm vào ông ấy, cũng như không xứng đáng làm mẹ con!". Bà ngẩng đầu, nhìn trời cao thăm thẳm, ánh mắt vô thần như xưa nay vẫn thế, sau vài phút, bà thầm thì: "Năm đó, mùa xuân đến sớm, ngoài trang, hoa đào đã nở rộ rực rỡ, Cũng vào dạo đó, ta hoài thai đứa con đầu lòng. Ta ngồi dưới gốc cây anh đào, đang được một bà mụ trong làng chỉ bảo cách đan các áo quần, tất vớ cho hài nhi, cùng là cái mũ thêu đầu cọp và tấm yếm dãi, vừa đan, ta vừa nghĩ không biết khi nào thì cái thai bên trong máy động, khi nào thì chân nó sẽ đạp vào bụng ta. Ta suy tư hoài, lòng vừa lo lắng, vưà mừng vui..."
"Phải đấy...", Trầm Chu Hư thở hắt ra, mặt mơ màng, "dạo đó thật yên tĩnh hiếm có biết mấy..."
Thương Thanh Ảnh không để ý đến ông, tiếp tục lầm thầm một mình: "Sang đến mùa thu, vùng lân cận bị bọn oa khấu đến náo loạn, chúng đốt phá không biết bao nhiêu nhà cửa, giết hại rất nhiều người. Hồi đó, đôi chân ông ấy còn lành lặn nguyên vẹn, nghe tin giặc cướp quậy phá, ông bèn bảo rằng phải vi nước liều thân, ông lập tức tụ tập bọn trang khách, bọn trai làng, cùng nhau tay đao tay mác ra đi chống giặc. Ông đi rồi, biền biệt bốn ngày, không chút tin tức nhắn về. Lòng lo lắng, mỗi ngày ta đều lên lầu cao ngóng trông, trông hoài trông huỷ, đến tối mịt ngày thứ tư, tháy hai trang khách trở về, một bị chặt đứt tay, một bị vết thương đao chém vào nơi bụng, hơi thở họ mong manh, xem chừng sắp chết đến nơi. Người cụt tay kể lại, trai tráng trong làng đụng độ bọn hải khấu, do đánh không lại chúng, đã bị chết trận gần hết. Lúc đó, trong làng chẳng còn đàn ông nào, chỉ toàn đàn bà trẻ con, nghe tin dữ, đều khóc lóc thảm thiết, rồi lo tom góp tư trang tế nhuyễn, kéo nhau bỏ đi sạch. Cả cái làng lớn vậy phút chốc trống trơn, vườn không, nhà trống, chẳng đèn đóm, chẳng còn chút sinh vật nào! Ta cũng hãi sợ khủng khiếp, chỉ biết khóc lóc, may mà trong làng còn sót lại bà mụ, bà bàn với ta rủ nhau chạy tản cư sang làng bên tị nạn. Thảm thay, vừa ra khỏi cổng làng, cái thai không sớm hơn. cúng chẳng trễ hơn, nhè lúc đó mà chuyển bụng, ta đau đẻ gần chết, chẳng cách nào khác, phải trở về nhà, vưà kinh vừa sợ, người mềm nhũn không chút hơi sức. Đến tối hôm đó, ta cuối cùng cũng sanh hài nhi. Vì chưa đến ngày, cái thai đẻ non, đứa nhỏ sơ sinh yếu rệu, mà vì ta lo buồn nhiều, sữa lại không xuống. Ta và bà mụ cùng nhìn đứa bé sơ sinh, cả hai đều rầu rĩ, bà mụ khuyên ta chắc không nuôi nổi, thời thế loạn lạc, chi bằng chấm dứt mạng sống nó đi! Ta nhận thấy bà nói không phải không đúng, nhưng nhìn đứa bé sơ sinh đỏ hỏn, vừa nhỏ xíu, vừa yếu ớt, mắt chưa mở, luôn miệng oe oe, ta nghĩ bụng, đây cũng là một con người, lại là giọt máu còn sót lại của ông ấy, ta chỉ biết ôm con khóc suốt, không nói năng gì khác cả. Bà mụ thúc giục, bảo không đi ngay e không còn kịp nữa. Ta vô phương, quỳ xuống van xin bà: 'Tôi yếu rớt như thế này, làm sao đi nổi! Đây là giọt máu duy nhất của Trầm công, bà từng chịu nhiều ân huệ từ ông ấy, sao đành ra tay dứt đi hương hoả của ông ta? Tôi xin giao nó lại cho bà nuôi dưỡng, mong bà gết lòng chăm sóc cho nó lớn khôn!' Bà mụ nghe ta van xin, im lặng hồi lâu, cuối cùng bảo ta: 'Bà hãy ghi lên mình nó một ký hiệu gì đó, nếu như nó sống sót, ngày sau có thể nhờ vào đó mà nhận ra được nó?' Ta nghĩ đến bố nó từ đi giết giặc, chưa có tin tức báo về, ứng vào câu 'Phu phục bất chinh' (chồng đi giết giặc chưa về), ta tuy sanh được nó ra, nhưng sức khoẻ cơ thể ta quá rệu rạo như vậy, làm sao nuôi nó sống nổi, đúng là vế 'Phụ dựng bất dục' (Vợ sinh con nhưng không nuôi dưỡng được), hai câu của hào 'TIỆM', hào thứ chín, quẻ thứ ba trong 'Kinh Dịch', ta bèn dùng trâm cài đầu xâm tại ngực đứa bé một chữ 'TIỆM'.
"Đúng phóc!", Ninh Bất Không khoái chí, kêu lên, rồi cười cười, bảo: "Lục Tiệm, bữa đó, trên thuyền, ta đã nói không sai mà! Cái chữ 'TIỆM' đó nó ẩn chứa một huyền cơ trọng đại!". Nhưng Lục Tiệm như si như mê, mắt nhìn chằm chằm vào Thương Thanh Ảnh, bà giống như y, cũng đã không để ý khi câu nói đó lọt vào tai!
Thương Thanh Ảnh hít vào một hơi thở, tiếp tục: "Vừa xâm xong, từ phía đầu làng đã có tiếng huyên náo vọng lại. Bọn ta sợ quá, vội vàng bỏ chạy về phía cuối làng. Ta vừa sinh nở xong, người cực kỳ yếu ớt, chạy đến ngang nhà bếp, người mỏi nhừ, không lê bước nổi, ta bèn đưa đứa bé cho bà mụ, bảo bà bế nó chạy trước đi, bà nói: 'Đứa nhỏ này sắp chết đến nơi, vất bỏ đi quách!". Ta nghe bà bảo thế, vội vàng năn nỉ: 'Bà mụ ơi, bà làm ơn nhận nó và nuôi nó giúp ta đi mà!". Bà nghe ta van xin, chợt nổi cơn giận dữ, nói ' Cái đứa bé gần chết đến nơi này, ai mà nuôi nó cho lớn lên được! Ta đã liều mạng ở lại đỡ đẻ cho bà, coi như đã trả ơn đầy đủ cho chủ nhân rồi, chuyện này, ta không quản được!". Nói xong, bà giúi đứa bé trở lại cho ta, chạy vù ra đàng sau nhà. Ta không có cách gì khác, đành ôm con đi vào nhà bếp, cài then cửa lại. Tai ta nghe tiếng người ồn ào vọng từ xa đến, lòng ta bấn loạn, váy ướt đãm máu me, mắt ta loa loá không trông rõ mọi vật, cơ hồ ta sắp ngất xỉu đến nơi. Kế đó, nghe tiếng bước chân rầm rập từ ngoài sân trước đang tiến vào mỗi lúc một gần, tiếng người nói một thứ tiếng khó hiểu. Lòng ta hoảng hốt, trong bụng thầm nghĩ, ta từng nghe nói lũ oa khấu này giết bất cứ ai chúng gặp, con trẻ cũng không tha, hai mẹ con ta ở chỗ này nhát định là chết, chi bằng ta chạy trốn ra ngoài, bọn chúng có bắt được ta, cũng chưa chắc sẽ tìm ra đứa bé. Nghĩ như thế, thấy củi lửa trong bếp lò hầu tàn, vừa lạnh lẽo vừa bơ vơ, ta bèn tìm chỗ giấu đứa bé trong nhà bếp, rồi mở cửa đi ra ngoài."
Từ đầu đến giờ, Lục Đại Hải vẫn lặng im, nhíu đôi hàng lông mày, ngồi nghe bà kể, đến ngang đấy, ông liền lên tiếng hỏi: "Trầm phu nhân, quý trang có phải là ở về hương tây nam của huyện Gia Định?"
"Dạ phải! Sao lão nhân gia biết?", bà Thương Thanh Ảnh giật mình, hỏi lại.
"Đúng rồi, cuối cùng thì ra là vậy!", Lục Đại Hải vỗ hai tay vào nhau, "Nói cho mọi người hay, Lục Tiệm chính là đứa nhỏ mà ta đã nhặt được. Cái nơi ta đã nhặt được nó, chính là trong lỗ cời bên bếp lò tại trù phòng của Trầm trang viện ở huyện Gia Định".
Lục Tiệm như bị sét đánh, thất thanh la lên: "Gia gia!". Lục Đại Hải vãy tay, gọi: "Cháu lại đây!". "Lục Tiệm mơ mơ hồ hồ, thẫn thờ bước đến trước mặt ông. Lục Đại Hải nắm vai y, chỉ vào bà Thương Thanh Ảnh, bảo: "Cháu hãy đến quỳ truớc bà ấy đi!". Lục Tiệm không dám trái lời, quỳ ngay xuống. Lục Đại Hải hạ thấp giọng, nói: "Tiệm nhi, đây chính là mẹ đẻ ra cháu, không nhầm lẫn vào đâu được!".
Lục Tiệm hoảng hốt nói: "Chẳng phải ông đã bảo cháu, cái chữ đó là vết chàm tự nhiên trên thân thể cháu, có từ lúc cháu sinh ra sao?".
Lục Đại Hải lắc đầu nhè nhẹ, bảo: "Cháu nghe ta nói đây, hồi đó, ta làm thuỷ thủ đi biển, đúng không?" Lục Tiệm gật gật đầu. Lục Đại Hải tiếp: "Năm đó, ta ở ngoài biển, tàu ta bị hải khấu cướp, hàng hoá mất sạch, ta bị chúng bức bách nhập đảng, bắt ta bán mạng chèo thuyền cho bọn chúng. Muốn bảo toàn tính mạng, ta đã phải bấm bụng đi theo chúng, rồi thừa cơ hội chúng lên bờ, ta đào tẩu vào rừng núi trên đất liền quanh đấy. Ta lẩn trốn được ba ngày, bụng đói, đầu váng mắt hoa, đến ngày thứ tư, không còn chịu đựng được nữa, ta lần mò ra khỏi chỗ trốn, tìm kiếm vật thực. Đâu dè, đi đâu, chỗ nào ta cũng thấy xác người ngổn ngang, nhà cửa thiêu rụi, chẳng còn gì nhét được vào bụng. Ta cứ thế lang thang một hồi khá lâu, cuối cùng đến một trang viện, rõ ràng nơi đó vừa bị bọn thảo khấu xâm nhập cướp bóc, bọn chúng đã đi đâu mất tiêu. Trước khi bỏ đi, chúng đã phóng hoả, thế lửa rất dữ dội. Ta đang đói mờ mắt, bèn chẳng quản nguy hiểm, xông vào trong vùng khói lửa, tìm đến nhà bếp, hy vọng kiếm được chút cơm nguội bỏ sót lại. Tìm kiếm thiệt lâu, chảng được gì hết, mắt thấy lửa gặp gió cháy mỗi lúc một to, ta đang lúc nguy cấp, chợt nghe tiếng gì ọ ọ oẹ oẹ, ta lúc đầu đâu có dè tiếng trẻ khóc, cho là chuột nhắt nào đấy, có nó bỏ bụng cũng đỡ đói, ta bèn nín thở, lần mò vào chỗ lỗ cời lò, mở mắt nhìn, thì thấy một trẻ sơ sinh đỏ hỏn, rõ ràng vừa chào đời không lâu. Ta lúc đó giật mình hết sức, bèn thôi nín thở, mò thấy đứa nhỏ hãy còn sống thoi thóp. Ta thấy đứa bé bơ vơ yếu ớt, bất giác động lòng thương hại, bèn bế nó vào người, xông pha lửa khói chạy thoát ra ngoài. Rồi ta trốn tránh bọn oa khấu, cứ nhằm hướng bắc mà chạy. Hài tử khát sữa, ta đành muối mặt đi xin sữa nhiều nhũ mẫu nuôi nó, tính ra nó đã bú cả hàng mấy trăm bầu sữa khác nhau mà lớn lên! Ta lưu lạc mãi đến tận Diêu gia trang, hồi đó, oai danh Diêu gia trang chấn động giang hồ vùng đông nam, bọn oa khấu không dám héo lánh tìm đến, ta bèn bế hài tử đến vùng phụ cận sinh sống, thấm thoắt đã hai mươi năm rồi!"
Nói đến đấy, Lục Đại Hải bảo Lục Tiệm: "Ta lúc đầu cứ tưởng cha mẹ cháu đều bị nạn giặc cướp mà chết cả rồi, lại sợ cháu nghe được sẽ buồn rầu, nên đã không khi nào hé môi thuật lại cho cháu hay. Thành ra, cái chữ xâm trên ngực, ta phải nói trớ ra là vết chàm bẩm sinh, nếu nói sự thật, ta chỉ lo sau này cháu thắc mắc mà truy vấn ta hoài, rồi đâm ra buồn rầu thương thân, đâm ra đau lòng."
Lục Tiệm sững sờ, lời nói không ra được đến cửa miệng, cứ lặng câm. Bà Thương Thanh Ảnh trái lại, mặt mày tái mét, bà cúi người xuống, hành lễ, nói: "Ơn đức to lớn đó của lão tiên sinh, thiếp thân không biết làm sao báo đáp cho được!". Lục Đại Hải khoát tay, đáp: "Cái đó mà ân với đức gì! Một đứa bé sơ sinh mà không cứu vớt, thì sao Lục Đại Hải ta còn sống làm người trên đời này cho được!" Ông càng không nhận công lao, Thương Thanh Ảnh càng thấy quý trọng ông hơn, rồi bà lại nghe Lục Đại Hải hỏi bà: "Trầm phu nhân, lạc loài giữa đám oa khấu đó, làm sao bà đã thoát thân được vậy?"
Thương Thanh Ảnh gượng cười, đáp: "Bọn ác nhân đó bắt được ta, thấy ta có chút nhan sắc, truớc hết, chúng trói ta lại, bắt ta đi theo chúng, nhưng khi ấy ta vì vừa sinh nở xong, đi đứng không được, chúng ra tay đánh đập ta, vưà đánh vừa cười cợt với nhau. Ta đau đớn không sao kể xiết, chỉ hận không được chết ngay đi cho rồi. Giữa lúc đó, một người tiến đến, lưng đeo oa đao, khoác mặt nạ quỷ mà tụi oa khấu thường đeo, dùng tiếng Hán gằn giọng bảo: "Bà ấy đã mang thương tích nặng, đừng đánh đập bà ta nữa". Mấy đứa ác nhân đó đã không nghe lời, còn quay ra chửi rủa, chẳng dè người đó quơ bao đựng đao đánh mấy đứa đó nhào lăn, xong rồi bảo: 'Đứa nào còn không nghe lời ta, hãy đứng ra đây coi!". Mấy đứa oa khấu kia đứa nào cũng sợ ra mặt, có đứa hỏi: 'Ông là ai, sao trước giờ ta chưa hề gặp?'. Người đó đáp: 'Ta mới vừa nhập đảng đây thôi!'. Kẻ kia hỏi lại 'Làm sao biết được ngươi có phải là gian tế hay không?'. Y chưa dứt câu hỏi, đã tấy đao quang loé lên, gã đó đã bị chém vào đầu, máu bắn ra xối xả. Mấy đứa oa khấu kia thảy đều sợ xanh mắt, chúng bảo nhau 'Y sử đao pháp của bọn mình, vậy y không phải là gian tế đâu!' Người đó không nói năng gì nưã, y bảo ta đứng lên, rồi rảo bước đi, dọc đường gặp oa khấu khác nào muốn ra tay giành giựt ta, đều bị y đánh cho ngã lăn ra. Ta thấy người đeo mặt nạ quỷ hung dữ như vậy, trong lòng vô cùng khiếp sợ, nhưng không còn sức lực đâu mà né tránh y được. Người mặt nạ quỷ đỡ đần ta bước đi được một quãng xa, đột nhiên dừng bước, ta quày đầu trông lại, lúc đó mới hay là trang viện giờ đang chìm trong biển lửa, lập tức nghĩ đến đứa con, mắt ta vụt tối sầm lại, ta ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự."|
"Lúc ta tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên giường mắc màn, người đeo mặt nạ quỷ đang trầm ngâm ngồi cạnh đấy, mắt nhìn vào ta. tròng mắt đen nhánh sáng, lộ vẻ đau khổ khôn tả, y thấy ta tỉnh lại, bèn đứng lên, gọi:"Mang vào đây". Y dứt lời, thấy có hai lão phụ bưng một thứ thuốc nước nóng tiến vào, người đó cũng rụt đầu ra khỏi màn. Ta lúc ấy trong tâm nguội lạnh, mơ mơ màng màng, cứ để mặc cho hai lão phụ đó làm gì thì làm, hoá ra y bảo họ thăm thú thương thế của ta, họ tuyệt chẳng có chút ý muốn làm hại ta. Ta thấy kỳ quái, bèn hỏi lai lịch gốc gác, được họ cho biết họ cũng là người dân thường bị bọn oa khấu bắt đi theo phục dịch, ta bèn đoán người mặt nạ quỷ tất là tên đầu đảng oa khấu. ta càng lúc càng thấy sợ, thừa lúc họ ơ hờ, ta vụt chụp cây kéo đâm vào cổ định tự tận. Hai bà lão la hét ầm lên, người mặt nạ quỷ nghe tiếng nhào vào, y xuất nhanh một chiêu thức, chẳng biết thế nào, cây kéo đã bị y đoạt đi mất, nhưng trên cổ ta cũng đã bị đâm thủng một lỗ nhỏ, chảy máu ròng ròng". Nói đến đấy, bà đưa tay vuốt lên cổ, thần sắc bi ai, mọi người chăm chú nhìn, nơi làn da cổ trắng muốt, quả nhiên có dấu sẹo mờ mờ, nếu không để ý nhìn kỹ, sẽ không nhận ra.
"Ta tự sát không xong, lại sa vào cơn hôn mê bất tỉnh". Thương Thanh Ảnh cất tiếng kể tiếp, "chừng tỉnh lại, cổ đã bị quấn băng, hai bà lão hãy còn quanh quẩn bên cạnh, họ đều mừng rỡ khi họ thấy ta tỉnh lại. Ta cứ tưởng họ không cho ta chết, chắc sẽ hành hạ, làm tình làm tội ta nữa, ta muốn nhỏm người lên bỏ chạy, nhưng toàn thân vô lực, chẳng cựa quậy gì được. Vào đúng lúc ấy, hai tên oa khấu sồng sộc chạy vào, chẳng nói năng gì, chúng giết chết hai lão phụ, rồi ôm thốc ta chạy ra ngoài. Ta chẳng tự chủ được, cất tiếng la hét ầm ĩ, Vừa ra đến bên ngoài, chợt thấy người mặt nạ quỷ tiến đến, trong tay y xách một giỏ thức ăn, y cất tiếng hỏi:'Hai đứa bay làm gì thế?'. Hai tên oa khấu quát lại: "Tránh ra! Đại vương muốn mụ ta!". Người mặt nạ quỷ gật gật đầu, bảo: "Ta tưởng còn dung tha bọn bay thêm được ít lâu nữa, Tự tụi bay đến đây tìm cái chết, ta chẳng còn cách nào khác!". Nói xong, y đặt giỏ thức ăn xuống, bạt trường đao, một làn đao quang chớp lên, hai tên oa khấu đã đầu lìa khỏi cổ. Bọn oa khấu khác thấy thế, cùng la hét ầm ĩ. Người mặt nạ quỷ bèn xốc ta lên lưng, từ bốn phía, bọn oa khấu ồ ạt xông vào, rồi trước mắt ta toàn thấy đầu rơi máu chảy, bên tai toàn nghe tiếng người kêu la thảm thiết, mùi tanh máu người bốc lên nồng nặc. Ta muôn vàn kinh hãi, liền ngất đi. Lúc tỉnh lại, ta chợt thấy mình đang nằm trong một huyệt động, người mặt nạ quỷ ngồi xa xa, toàn thân y nhuộm máu người, lẳng lặng canh chừng ta, ánh mắt có chiều lo lắng. Ta không nén nhịn được, cất tiếng hỏi y: 'Mấy tên oa khấu đó sao rồi?'. Y đáp: 'Chết ráo cả rồi!'. Ta thất kinh, hỏi 'Làm sao họ chết?', y bảo:'Là ta giết họ'. Ta nảy sinh hiếu kỳ, lại hỏi y: 'Thế ông chẳng phải cũng là oa khấu sao?'. Y không đáp, chỉ 'hừ' nhẹ một tiếng."
"Sau đó, mỗi chiều tối, y đều rời huyệt động, trước khi đi khỏi, lần nào y cũng vần một tảng đó to che lấp cửa huyệt động, khi trở về, y lại vần tảng đá ra, mang về cho ta thức ăn, thuốc uống, có khi đem về cả quần áo đẹp nưã. Ta thấy y giam giữ ta, đồ rằng y có ý đồ xấu xa, hồi đầu ta sợ y vô cùng, nhưng mỗi tối, y đều nằm ngoài xa ta mà ngủ, ngoài ra, những lúc khác, y đều ngồi một xó thật xa xa, nếu không cần thiết, y không hề lên tiếng lấy một câu, cứ ngồi yên đấy, ngơ ngẩn, xuất thần. Ta nhìn bộ dạng y như vậy, càng lúc càng thấy kỳ quái, ta chẳng dằn lòng được, lên tiếng hỏi tông tích của y, y không đáp một câu, nét buồn bã trong ánh mắt ngày càng đậm thêm lên, y cứ nhìn ta, nom thật tội quá. Như vậy được độ tám chín ngày, sức khoẻ ta dần dà bình phục lại. Một ngày nọ, y đi khỏi không bao lâu, đã nghe tiếng đẩy tảng đá, ta trông ra, qua kẽ hở vừa mở, thấy y loạng choạng bước vào, vưà định bảo ta gì đấy, chưa kịp nói, y đã hộc ra một bụm máu, rồi ngã lăn ra đất. Ta thấy vậy, quá đỗi thất kinh, không nín nhịn được, ta đưa tay gỡ mặt nạ của y ra, lại càng thấy giật mình hơn nữa. Trước đó, ta thấy y thâm trầm sầu khổ, cứ tưởng niên kỷ y cao lắm, klhông dè lúc tháo cái mặt nạ ra rồi, ta thấy y còn trẻ măng, mặt mày anh tuấn, làn da mặt trắng bệch. Máu mồm y không ngớt ứa ra, ta thực không biết phải làm gì, bèn khóc oà lên. Có lẽ nghe tiếng khóc cuả ta, y tỉnh lại, bèn nắm vào tay ta, nói: 'Đừng sợ! Đừng sợ!', nói xong hai tiếng đó, y lại ngất đi.
"Thật hết sức kỳ lạ, người này bị thương nặng như vậy, sao y không nói gì khác, mà chỉ bảo ta 'đừng sợ'. Thấy y thương thế trầm trọng, ta không biết phải làm sao, đành chỉ biết cầm lấy tay y. Thân nhiệt y khi nóng khi lạnh, mặt lúc đỏ ửng, lúc xanh lè, thần trí hôn mê, miệng không ngớt nói lảm nhảm, lúc gọi gia gia, lúc kêu má má, rồi đại ca, nhị ca... tiếng kêu thập phần thảm thiết, miệng thì gọi, mắt nhoà lệ. Ta thấy tình cảnh y sầu thảm vậy, trong tim mủi lòng thương vô cùng. Mỗi lần tỉnh cơn mê, y đều thổ huyết nặng, ta không biết phải làm sao cho y ngừng khạc máu nơi miệng, ta chỉ đành bó tay nhìn mà khóc tức tửi, y vẫn một mực bảo ta: 'Đừng sợ, đừng sợ!'. Sau đó, lúc ánh nắng chiếu vào qua khe hở tảng đá chặn cửa, ta quyết định ra ngoài tìm kiếm chút quả dại. Y không nói gì, tay nắm chặt tay ta, mắt ứa lệ, rõ ràng không muốn ta rời xa y. Ta an ủi y, nói rằng ta phải ra ngoài kiếm ít trái cây rừng, rồi sẽ về ngay. Y bèn buông tay ta ra, chỉ vào cây trường đao, ý muốn ta đem theo. Vùng rừng núi đó nhiều hoa quả dại, ta chẳng biết tên, sợ ăn phải cây trái có độc, ta đều nếm thử trước, thấy ngon ngọt vô cùng, có thể đem về cho y dùng được. Ta lại sợ hái nhằm quả đã bị dã thú gặm nhắm, mỗi mỗi đều xem xét thật kỹ, Trên đường về, gặp cáo, cầy nhỏ, ta tuốt đao ra doạ, bọn chúng chắc được đức Phật từ bi phù trợ, đều giữ được tính mạng, đều chạy thoát!"
Bà kể chuyện, giọng nhẹ nhàng, chẳng chứa chút lo sợ, mọi người nghe, cảm thấy lời dịu dàng, tiếng êm đềm, đâu có hợp với tình trạng sức khoẻ vừa sinh đẻ xong của bà vào thời điểm đó, chỉ vì lẽ sống còn, mà bà đã phải một thân một mình xông pha nơi rừng núi hoang dã, bấm bụng làm ngơ trước không ít nguy hiểm rình rập đó đây. Thương Thanh Ảnh thuật đến đấy, vẻ mặt chợt mơ màng, bà tựa như đang sống trở lại khung cảnh ngày đó! Chẳng tự kiềm chế được lòng mình, bi thương trong mắt bà dần dần tan biến, thay vào đó thấp thoáng nét tươi vui nho nhỏ!
"Sau đó chừng hơn mười ngày, vào một buổi chiều, ta đi hái trái về, y đang đứng chờ ta nơi trước cửa động, khi nhìn thấy ta, miệng nhoẻn một nụ cười trẻ thơ. Lúc đó, mặt trời còn chưa khuất núi, khắp nơi bừng sáng nắng chiều, giữa khung cảnh đó, nụ cười tươi tắn của y, nom thật bắt mắt!|"
Trầm Chu Hư nghe kể đến đấy, chợt thở dài! Thương Thanh Ảnh tuồng như không nhận thấy, trên mặt vẫn in nét bình hoà ôn nhu, tiếp tục kể: "Y thấy ta ôm một bọc gì đó trở về, bèn chạy ra đón, bất ngờ khuỵu chân, hình như vừa bị vấp vào một tảng đá, y té lăn ra, đập đầu nền đá, miệng bị sứt ngay tức thì! Ta rầy y, y chỉ cười! Trước kia, mặt y lạnh như băng giá, chưa khi nào ta thấy y vui vẻ đến thế. Ta liền lên tiếng hỏi tại sao vui, y đáp vì y trông thấy ta. Nghe giọng nói khinh bạc đó của y, ta làm mặt giận, không thèm nhìn đến y nữa. Y bẽn lẽn, im lặng một lúc thật lâu không nói năng gì, rồi lên tiếng bảo y còn chưa biết tên ta! Ta không thèm trả lời, y tự khai, y họ Cốc, tên Thần Thông, đứng thứ ba trong nhà, cô nếu không thích gọi cái tên dài dòng đó, cứ kêu ta bằng Cốc Tam là được!"
Cốc Chẩn tuy đã đoán già đón non chàng trai là phụ thân gã, nhưng khi nghe từ miệng Thương Thanh Ảnh thốt ra danh tự đó, vụt động nộ, chẳng kìm được, gã cất tiếng quát: "Cốc Thần Thông, tên đó bà đâu được phép kêu, được phép gọi như thế!"
Thương Thanh Ảnh rúng động thân mình, chăm chăm ngó đứa con trai, nước mắt như những hạt châu ngọc, đã chầm chậm tuôn ra. Lục Tiệm cảm thấy bất nhẫn quá, bèn khuyên: "Cốc Chẩn, ngươi cứ để yên cho bà ấy thuật hết câu chuyện đi, bằng không, bà ấy chẳng thể nào chịu đựng nhiều hơn nữa được đâu!"
"Cái gì mà chẳng chịu được lâu!" Cốc Chẩn la lớn. "Nếu không có chữ ký của bà ấy ở cuối thư, gia gia nhất định sẽ không đến nơi hẹn, nếu ông không đến, ông đã không bị hại chết!B à ấy làm gia gia ta chết, còn làm bộ kể chuyện xưa tích cũ, năm điều mười chuyện, không biết ngượng mặt!". Cốc Chẩn vừa nói, vừa sụt sịt nơi mũi, rồi khóc oà, nước mắt lai láng.
Thương Thanh Ảnh ngoảnh lại nhìn Trầm Chu Hư, bà đang tức giận, đầy vẻ khinh miệt. Trầm Chu Hư vẫn giả lơ, mặt không chút biểu tượng mừng hay giận. Thương Thanh Ảnh chợt thở dốc ra một hơi dài, đưa mắt nhìn một đoá hoa loa kèn màu tím nơi đầu tường, ngẩn ngẩn ngơ ngơ một chặp, rồi tiếp: "Y tự xưng tên họ, ta không nhịn được, bèn hỏi vậy ông là người Hán, cớ sao không chịu học, chịu làm gì cho hay, lại đi nhập đảng với bọn oa khấu! Y giải thích, y không phải đồng đảng cuả oa khấu, có một bữa, chẳng thể làm gì khác hơn được, y đã giết một tên chỉ huy oa khấu, rồi lấy y phục của hắn mặc vào, để trà trộn vào bọn chúng, cũng còn hên vận, ông trời đãi ta không tệ, đã cho ta may mắn được gặp cô, y vừa nói vừa chiếu mắt vào ta, đôi đồng tử đen den, xanh xanh, loe loé sáng, như muốn chiếu xuyên qua người người ta vậy! Ta bị y nhìn với ánh mắt đầy ý tưởng bất hảo đó, bối rối quá sức, ta bèn đổi đề tài, hỏi sao đã bảo không thể làm gì khác hơn, vậy lại đi nấp nánh cùng lũ oa khấu đó? Y thở dài, vẻ thất thần, nhìn ra bên ngoài động thật lâu, thật lâu, rồi nói: 'Tôi có một đại cừu nhân, lợi hại vô cùng, cả nhà tôi đều bị y giết sạch, lúc đó, tôi thật khó khăn lắm mới thoát khỏi tay y. Những thuộc hạ được y cử theo dõi truy lùng, đều hoặc bị tôi giết, hoặc bị tôi đánh thua chạy xiểng liểng. Tên đại cừu nhân đó cuối cùng nhất quyết tự tay y đi lùng giết tôi. Hai lần liên tiếp, tôi suýt chết trong tay hắn. Ngày hôm đó, bị hắn truy đuổi dữ quá, tôi chỉ còn cách lẩn trốn trong đám oa khấu, đứa cừu nhân biết tôi ghét ác như ghét thù, không nghĩ ra được tôi lại có thể chung đụng cùng bọn oa khấu, tôi cũng vì muốn giữ mạng, buộc lòng phải nhắm mắt đưa chân, cũng còn may nhờ thế đã thoát khỏi tay y. Cuối cùng, bọn oa khấu làm bậy làm ác quá, tôi không nhịn được nữa, đã ra tay giết hết cả lũ. Chuyện đó đã làm hắn đánh hơi ra tôi, hắn rình mò, bữa đó, tôi đi mua thuốc cho cô, đã bị hắn phục kích. Hai lần trước tôi may mắn thoát thân, toàn nhờ chỗ hắn ỷ y khinh thường, đã không đem hết bản lãnh ra thi thố... lần này, y quyết lòng giết tôi, đã xuống tay cực mạnh, còn may lúc sinh tử quan đầu, lừa hắn giữa lúc biến chiêu, tôi đã phản kích, bỏ trốn đi được. Nhưng tôi cũng đã thụ thương cực nặng, lần này, may còn có cô, tôi mấy lần gần tắt hơi, đều trụ lại được, vì tôi nghĩ đến cô, nếu tôi chết đi, cô sẽ cơ khổ lênh đênh một thân một mình, chẳng còn ai khác chiếu cố, săn sóc cô, ý nghĩ đó đã giúp tôi cầm cự với tử thần! Nói đến đấy, y khích động quá, đưa tay ra nắm vào tay ta. Ta thừa cơ hội, bảo cho y biết ta đã có chồng có con, ta cũng chưa biết chồng con sống chết ra sao nữa! Y nghe ta nói mà sững sờ, đến khi nghe ta bảo đã giấu đứa con sơ sinh ở gần bếp lò. Y đứng vụt dậy, hỏi ta cớ sao đã không nói cho y biết ngày hôm ấy. Ta dáp, hồi đó trông ông dữ dằn, ông là oa khấu, làm sao ta dám mở miệng khai ra! Y nghe thế, thở dài sườn sượt, y thấy ta khóc, y quay ra tự trách mình nhiều hơn nữa! Y hứa khi nào y lành mạnh hoàn toàn, y sẽ đưa ta về Trầm gia trang tìm kiếm, chỉ đáng tiếc, gia trang đã bị chìm trong biển lưả, sợ rằng giờ đây thành bình địa rồi. Ta nghe vậy, khóc càng dữ hơn nữa, y cũng oà khóc theo. Sau đó, nghe ta nói chồng ta ra đi giết giặc, y bảo, có thể tất cả dân quân chưa chắc đã chết hết, hoặc giả chồng ta may mắn còn sống sót chăng. Rủi đã bị chết trận, thì cũng phải tìm cho ra thi hài mà lo chôn cất chu đáo, nếu xác không tìm được, có thể là người hãy còn sống!"
"Mấy ngày sau đó, y ra sức trốn tránh cừu nhân! Ta không nhà không cửa, không nơi nương tựa, hai người ban ngày trốn tránh, ban đêm lần mò đi kiếm ăn, cực khổ khôn xiết. Dần dà, ta hiểu y có lòng thương người, ghét cường quyền, cứu giúp người yếu kém, dẫu đang trong cơn hoạn noạn bị cừu nhân truy lùng, y vẫn thường cướp nhà giàu lấy tiền trợ cấp nhà nghèo. Trong lòng y cực kỳ thương yêu ta, nhưng, trước sau, y đối xử với ta vẫn giữ lễ nghĩa. Thấy ta ưu sầu nỗi chồng con, y đau lòng lắm. nhưng không khi nào để cho ta hay, còn hứa, hễ y nghe được tin tức về tung tích chồng ta, y sẽ đưa ta đến tận nơi để dọ hỏi. Rồi dần dần, ta gắn bó với y càng lúc càng đậm, ta vui khi thấy y vui, ta buồn trước nỗi buồn cuả y. Y bảo đại cừu nhân của y liệu đã chết rồi, đến lúc có lẽ y nên lên đường về nhà. Nói đến đó, y chợt lộ vẻ đau lòng, y hỏi ta có muốn cùng y trở về quê hương? Hồi đó, ta không thể rời xa y được nữa, ta suy nghĩ thật lâu, cuối cùng đồng ý cùng y trở về Đông Đảo. Ta cứ tưởng, như vậy cuộc đời còn lại của ta sẽ được chút bình yên nào chăng, đâu ngờ, thế gian này cuối cùng như một giấc mộng dài mà thôi!"
Trầm Chu Hư hứ giọng, lạnh lùng nói: "Chắc là bà oán trách tôi sao đã chết rồi, còn sống lại làm gì, đã phá tan đi hảo sự của hai người!"
Thương Thanh Ảnh cười buồn bã, "Ta đâu có oán trách ông chết đi, rồi sống lại đâu! Ông bắt ta rời xa cha con Thần Thông, lại còn bầy trò giả mạo Trầm Tú là con ta, lừa gạt ta! Ông dựa vào ta. dùng ta làm con tin, bức bách Thần Thông lập lời thề vĩnh viễn không rời đảo trả thù! Những cái đó, ta đều biết, nhưng ta có khi nào buông lời oán trách! Rồi ông lại lợi dụng tên ta, dụ gạt ông ấy đến đây để hại ông ấy chết! Thần Thông là người rất cơ cảnh, nhưng ông ấy không thể vong tình cùng ta, một khi thấy chữ ký từ chính tay ta, ông ấy bỏ mặc tất cả đến gặp ta ngay. Hôm nay, ông lừa ta ký tên vào thiệp mời, bảo vì hôn sự cuả Tú nhi, thật ra nằm trong âm mưu ông dàn dựng, chỉ nhắm hại Thần Thông. Trầm Chu Hư, ông, ông đúng là con người tối độc dưới gầm trời này!"
Trầm Chu Hư nhắm mắt, không trả lời, lồng ngực thoi thóp, sắc mặt ông mỗi lúc một xạm đen lại, dường như độc khí đang ngấm dần vào xương tuỷ. Một lúc lâu sau, ông thở hắt ra, chậm rãi nói: "Ngày hôm đó, ta thống lĩnh trang khách cùng trai làng xuất quân, thắng liên tiếp vài trận, rồi chuyển dần sang thế giằng co với oa khấu ven biển. Không dè oa nhân tàn độc, chúng xua người dân thường ra trước làm tiên phong cho chúng. Ta không thể xung trận làm hại họ, do đó đã bị oa khấu đánh ép vào từ hai bên. khiến quân ta đại bại. Ta cho lui binh, tự mình đi đoạn hậu, bọn oa khấu điên cuồng truy đuổi, người bên ta phần bị giết hại, phần bỏ trốn. Ta chạy mãi, cuối cùng lâm tuyệt lộ, trước mặt là vực sâu thăm thẳm, sau lưng là giặc đuổi, không đường tiến thoái. Trong số người cùng trang, có mấy đứa lén lút bàn nhau làm phản, định bắt ta nộp cho oa khấu để mưu cầu sinh lộ cho chúng. Ta đâu biết âm mưu đó, tưởng có thể huy động toàn quân mở đường máu chạy trốn, đâu ngờ vào lúc ta ơ hờ, bị chúng ra tay chế ngự. Ta không muốn thành toàn cho âm mưu bọn chúng, bèn đâm đầu nhảy xuống vực thẳm, số ta còn may, nhờ vướng vào cây mọc lưng chừng vực, đã thoát chết, chỉ bị gẫy mất hai chân."
Càng nghe, tim Lục Tiệm đập càng mạnh, nhìn vào chỗ tà áo trống không bên dưới của Trầm Chu Hư đang bị gió lay động, gã nhủ thầm: "Ông ta bị gẫy chân vào dịp ấy! Sao hồi thiếu thời, ông ấy nhiều nhiệt huyết, cứng cỏi, bây giờ lại thay đổi tính tình, thành người thủ đoạn, lãnh huyết vô tình!"
Lại nghe Trầm Chu Hư thở dài sườn sượt, nói tiếp: "Ta bị lạc trong khu đồi đá loạn thạch đó hai đêm một ngày chẳng cựa quậy thân mình được, trời giông bão mù mịt, mây đen xuống thấp, không một ánh sao đêm. Tứ bề là mưa ướt ẩm thấp, có khi nghe tiếng rắn bò sột soạt đi săn mồi. Lũ chim cú kêu đêm quàng quạc phiá trên bờ vực. Ta nghe nói, chim cú kêu như vậy là đang đếm số lông mi của ta, khi nào chúng đếm xong thì mệnh ta sẽ tuyệt. Ta nghĩ mình sắp chết, trong lòng cực kỳ đau thương, thầm trách ông trời sao nỡ vùi dập ta số phận hẩm hiu. Trời ở trên cao quá, không biết đến mà phù hộ người thiện nhân mắc nạn! Ta lên bốn đã học chữ, năm tuổi biết làm thơ, sáu tuổi bình văn, nổi tiếng thần đồng trong vùng, lúc lớn lên. các ngón nghề cầm kỳ thi hoạ, bói toán, y thuật không món nào là ta không rành, khi lập gia đình, lấy được người vợ nổi danh nữ tài tử! Vậy mà ta đi thi mấy lần đều trượt, đến tuổi hai mươi mới đậu được cái cử nhân vớ vẩn! Chuyện thi cử đó, nói cho ngay, thật là đơn giản, người khác đi thi cử nhân, tiến sĩ, đều lân la với chủ khảo, chạy chọt quà cáp, tìm người quen cùng quê cùng quán với giám khảo nhờ lo lót. Ta cậy mình học giỏi, cho rằng mình chứa đầy một bụng văn chương chữ nghĩa, tên sẽ đề bảng vàng, sẽ đậu vào hàng tam giáp, (Ba mức độ cao nhất của thi cử ngày xưa, Tiến Sĩ đứng đầu mức 1, Hoàng Giáp đứng đầu mức 2, ở mức 3, ba người đầu là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa - người dịch chú), ta văn tài vũ giỏi, thể nào cũng đạt thành tựu kinh thiên động địa, thành thử, dẫu biết rõ những hủ bại nơi trường thi đó, và triệt để ghét chúng, ta cứ nhất quyết trong vào thực tài của mình, kết cục đi thi đi cử toàn đập đầu vào tường mà huyết lưu mãn địa! Đến lúc đi đánh oa khấu, ta vì thương dân đen mà để mất tiên cơ, từ cục diện đang thắng chuyển thành bại trận thê thảm, do đó không những tính mạng mình bị đe doạ, mà cũng đã không bảo đảm được an toàn cho vợ con nơi quê nhà đang bị oa khấu đe doạ làm nhục, Ta lại đặt hết lòng tin tưởng vào bọn trang khách, đến lúc thua trận, bị bọn chúng mưu phản, bắt ta đem bán đứng cho oa khấu. Càng nghĩ, ta càng giận, không nín nhịn được nữa, ta bèn lớn tiếng chửi rủa từ lão trời già, bọn thần thánh, tụi hoàng đế, đám gian thần, bầy giặc lùn... đem cả lũ, cả đám chúng nó ra mà chửi bới thậm tệ, chẳng chừa chuyện gì, chẳng chừa đứa nào ra cả. Ta chửi như thằng say rượu, chửi đến nỗi dần dà tắt tiếng, lại trong bụng, trong ruột đang trống rỗng, vết thương chỗ chân gãy bắt đầu thối rữa. Ta biết ta sắp chết đến nơi!"
"Sau đó, ta chợt nghe tiếng người cười ha hả. Ta đưa mắt nhìn, thấy giữa đám loạn thạch, có một người đang đứng sừng sựng trên ấy, tại trời âm u tối, ta đã không nhìn rõ mặt mày y, chỉ thấy vạt áo y bị gió thổi lay động, phiêu hốt như hình dạng một tiên ông vừa hạ trần. Ta lên tiếng hỏi y là ai, y lại bảo phải để cho y hỏi ta trước, rồi ta mới được phép nói. Y hỏi tại sao lần này đánh trận lại thảm bại vậy? Ta nghe y hỏi, rất lấy làm kỳ quái, nghĩ bụng làm sao mà y biết được chuyện ta thua trận, nếu ta thú thực sự tình, sợ sẽ gặp bất lợi trong tay y. Trước tình huống đó, ta tốt nhất là đừng nói năng gì cả. Y cười cười, bảo ta thua trận tại vì ta chưa hiểu rõ 'Thiên Đạo'! Ta hỏi ngược lại, 'Thiên Đạo' là nghĩa làm sao? Y giải thích, Thiên Đạo có nghĩa là 'Vô Thân', 'Vô Tư' và 'Vô Tình', nột khi ta luyện được đến chỗ 'Vô Thân', 'Vô tư' và 'Vô tình', ta sẽ trở thành 'Vô Cụ' (Không còn sợ hãi gì nữa), sẽ trở thành 'Vô vãng bất thắng' (luôn luôn thắng). Ta nghe y thuyết, đầu óc lùng bùng, nhất thời không hiểu ý tứ ra sao! Y thấy ta lúng túng, bèn nói, lấy thí dụ, giả dụ nếu để thủ thắng, liệu ta có dám xuống tay giết chính vợ con ta không? Ta giật mình, đáp ngay là ta không thể làm vậy! Y lắc đầu bảo, xưa Ngô Khởi đã 'sát thê cầu tướng' (tự tay giết vợ đề mưu cầu chức đại tướng), rồi đã trở thành một danh tướng lưu danh thiên cổ trong lịch sử! Y lại hỏi ta, nếu để thủ thắng, ta có dám ra tay tàn sát huynh đệ không? Ta đáp, ta chẳng thể giết anh em ruột được, y lại cười, bảo Đường Thái Tôn đã từng giết anh ruột, hại chết em ruột, đã chính là một minh quân trong các triều đại cũ. Y lại hỏi, nếu để thủ thắng, ta có dám tự tay giết cha mẹ đẻ ra mình hay không? Ta nghe y hỏi mà kinh hồn lạc phách, liền luôn miệng trả lời rằng không thể! Y lộ vẻ thất vọng to, lắc đầu, than: "Thời Hán Sở tranh hùng, Hạng Vũ có lúc vì muốn bức bách Hán Cao tổ đầu hàng, đã doạ sẽ đem nấu thịt cha ruột của Hán Cao tổ, Hán Cao tổ đã trả lời: 'Cha ta cũng như cha ruột ngươi, ngươi có nấu thì nhớ gửi cho ta một bát!'. Thử hỏi, lúc đó nếu Hán Cao Tổ khuất phục, liệu có kiến tạo được một triều đại nhà Hán bền vững đến hơn bốn trăm năm không?"
Người đó thấy ta trầm ngâm không đáp, y bèn bảo, cái đạo lý đó, ta hãy cứ xem xét cho kỹ, suy nghĩ cho thật sâu, rồi hãy trả lời y. Ta nghĩ tới nghĩ lui, thấy lời y nói đó không sai, ta có gia tài to lớn, nhiều tiền của, nếu như ta đã chịu lo lót các quan giám khảo, thì sớm đã đậu cao, bảng vàng ghi danh, sớm đã như rồng gặp mây, như hổ mọc cánh, sớm đã tha hồ tham gia chính sự, lúc đó nếu phải cầm quân ra trận, ta đã chẳng cần phải thương xót chi lũ dân đen, cứ tận dụng mọi thủ đoạn để thắng trận, chẳng cho bọn oa khấu cơ hội xáp vào gần, đã sớm phát lệnh phát tên ào ào, bắn cho chúng nó tan tành ra rồi! Nếu ta thay vì hết lòng vào sinh ra tử cùng lũ trang khách, sớm dùng tụi nó làm vật hy sinh để ngăn cản oa khấu, ta đã chẳng phải trốn chạy, để đến nỗi sa vào tình cảnh tiếp cận cái chết, rồi có khi còn cơ hội phản công diệt oa khấu, chuyển bại thành thắng?
Nghĩ lại, mọi chuyện trên đời xem ra cũng cùng một kiểu cách như vậy! Người đó dường như đọc được tâm tư, ý nghĩ ta, bèn vỗ tay, cười ầm, nói rằng, ta đã mấy năm nay truy đuổi một kẻ đối địch, đã rượt hắn chạy ngàn dặm, cuối cùng để vuột mất, cho hắn chạy thoát. Đang lúc ta bực tức, may sao gặp được một nhân tài như ngươi ở đây. Ngươi là một người thừa cơ trí, chỉ phải cái tâm không đủ kiên định, chưa hiểu thấu cái vi diệu của 'Thiên Đạo'. Ngươi chỉ cần nghe theo lời ta, từ giờ trở đi, ta bảo đảm ngươi đánh đâu thắng đấy, sẽ chẳng thua bất cứ ai! Y nói xong, nhảy xuống giúp ta, đem ta về chăm sóc trị thương, giúp ta thoát hiểm cảnh. Chẳng cần ta nói ra, ai nấy đều biết người đó chính là Vạn Quy Tàng, thành chủ Vạn Thành. Ta thoát chết, còn trông vào vận may đó, đã xin Vạn thành chủ đưa ta trở về Trầm gia trang, đâu ngờ toàn bộ nhà cửa vườn tược đã trở thành hoang liêu, tường vách sụp đổ Ta cho rằng hai mẹ con bà đã gặp bất hạnh, lòng ta tan nát, rồi biết rằng nếu cô thân, sẽ không trụ lại được trên đời, ta bèn thống định tư tưởng, quyết lòng quyết ý làm theo lời thuyết của Vạn Thành chủ, thề rằng từ nay trở đi, sẽ đối xử với người ngoài như một kẻ 'Vô thân, Vô tư và Vô tình'. Rồi bằng vào khí oán đó, ta đã khổ công, gắng sức luyện tập võ công, làm đến chức vụ cầm đầu Thiên Bộ, Ta đầu nhập Tây Thành, nhận trọng trách cuảTây Thành, đã luyện kiếp nô, diệt Hoả Bộ, rồi đi Đông Đảo, đoạt lại được bà về, nhờ lợi dụng bản tính giầu tình cảm của bà mà bức bách Cốc Thần Thông lập thệ, trong vòng mười năm, không được đặt chân lên Trung thổ. Lần đó, nếu không có thằng con quý tử của bà, chắc đã không buộc được bà rời khỏi hắn nửa bước! Tiếc một điều là, hắn võ công cực kỳ cao cường, rồi Tây Thành của ta lại gặp nạn lớn! Hắn còn sống ngày nào, là một ngày ta còn đại địch, một đời ta còn mang mầm hoạ, ta đâu có thể để hắn sống được?" Thương Thanh Ảnh không rời ánh mắt khỏi ông, nét đau khổ cay đắng hằn trên mặt, than: "Ông thực tình đã thay đổi quá nhiều rồi!". Trầm Chu Hư cười nửa miệng, đáp: "Ta dù đã thay đổi, nhưng tuyệt chẳng hối hận chút nào!". Thương Thanh Ảnh nhỏ nhẹ nói: "Bảo cho ông biết, thời gian sáu năm ta chung sống với Thần Thông là quãng đời vô cùng sung sướng hoan lạc nhất của ta!". Trầm Chu Hư khẽ cau mày, nhỏ giọng rầu rĩ đáp: "Cái đó, ta biết từ lâu!"
Thương Thanh Ảnh cười thảm, "Suốt mười ba năm đó, ông đã đóng kịch, hý lộng ta quá chừng!". Nói xong, mắt bà nhắm nghiền lại, dòng lệ tuôn trào xuống như mưa. Xót tình mẹ con,
Lục Tiệm nhìn tình cảnh bà tang thương như vậy, trong lòng gã cũng đau đớn khôn cùng, rồi gã chợt nghe Trầm Chu Hư hắng giọng, gọi: "Lục Tiệm, ngươi lại đây". Lục Tiệm ngoảnh đầu nhìn quanh, khi thấy ông ta đang vẫy vẫy mình, gã chợt do dự. Lục Đại Hải cất tiếng than: "Tiệm nhi, dù gì chăng nữa, ông ta cũng vẫn là cha đẻ ra cháu!"
Lục Tiệm bước đến gần, quỳ xuống cạnh ông. Trầm Chu Hư đưa tay gỡ từ búi tóc trên đầu, lấy ra một cái trâm bạch ngọc, bàn tay run lẩy bẩy, ông đưa cho Lục Tiệm. Lục Tiệm bỡ ngỡ, hỏi: "Cái này để làm gì vậy?"
Trầm Chu Hư đáp: "Cái trâm cài đầu này, là tín vật của Thiên Bộ ta. Từ giờ trở đi, con làm chủ Thiên Bộ!". Lời đó vừa dứt, Ninh Bất Không cất tiếng cười ầm, nói: "Thằng Trầm què kia, ngươi điên rồi hả? Thiên bộ là thuộc về tổ tông của Tây Thành ta, ngươi đâu có quyền đem giao phó cho một thằng trời sanh ngu dốt, bất tài!". Lục Tiệm nghe Trầm Chu Hư bảo thế mà hoảng kinh, từ chối: "Cái trâm này, tôi không tiếp thu được!"
Trầm Chu Hư nói: "Con mà không nhận lấy nó, tương lai mấy kiếp nô đó biết trông cậy vào ai?". Lục Tiệm rùng mình, đưa mắt nhìn quanh, thấy các kiếp nô đều ngước ánh mắt đau đáu nhìn gã, nét khẩn cầu hiện rõ trên mặt. Duy Trầm Tú, nhãn châu ửng đỏ, oán hận nhìn Lục Tiệm, mặt đầy biểu hiện độc ác.
Đang lúc gã còn chần chừ, nghe tiếng Trầm Chu Hư cười thật lớn, giọng hoan hỉ: "Thật không ngờ, thật không ngờ, Trầm mỗ trước giờ phút lâm tử, còn được gặp đứa con trai ruột thịt của mình, xem ra thượng thiên đã đối xử ta không tệ! Hài tử, con mang họ Trầm, tên con là Trầm Tiêu..."
Lục Tiệm khẽ chau mày, lắc đầu, đáp: "Không! Tôi ở họ Lục, tên tôi là Lục Tiệm..." Trầm Chu Hư thoáng ngẩn người, ánh mắt lộ chút giận dữ, nhưng rồi ông nhanh chóng đổi qua thành vui mừng, cười gượng, than: "Cũng được! Cũng được!". Nói xong, ông thở hắt, hai đồng tử giãn ra, rồi ngừng thở. Nguyên ông lãnh một chưởng của Cốc Thần Thông, đã hết sinh cơ, chỉ nhờ dùng chân khí còn sót lại bảo trợ tâm mạch mà cầm cự được đến lúc ấy, bây giờ chân khí cạn kiệt, ông đứt hơi mà chết!
Lục Tiệm vưà mới rõ biết thân thế thì người cha đẻ đã vĩnh viễn ra đi, trong một sát na, lòng gã choáng ngợp một nỗi thê lương, cổ họng gã quặn thắt lại, tiếng không ra được đến đầu lưỡi. Ninh Bất Không nghe biết Trầm Chu Hư đã tuyệt khí, y nóng nảy, giậm mạnh cây gậy trúc, hét lên: "Thằng Trầm Què kia, ngươi chưa trả lời ta xong, sao đã vội chết đi vậy? Thế hoạ tượng của Thiên Bộ giấu ở đâu? Ai đang cất giữ nó?". Nếu không vì uý kị có mặt Lục Tiệm ở đấy, hắn đã nhào vào lục soát thi thể của Trầm Chu Hư rồi.
Ninh Ngưng chỉ đành thở dài, bảo: "Gia gia, ông ấy đã chết rồi kia mà!". Ninh Bất Không gân cổ lên, rít giọng nói: "Đừng nói bậy! Cái thằng què này âm mưu trí trá, thể nào cũng giả chết để lường gạt Ninh mỗ."
"Ông ấy đã chết thật rồi mà!". Ninh Ngưng nhăn nhó, nói: "Người chết là hết, ông ta nay qua đời rồi, thù hận của cha còn chưa nguôi sao?". Cô nói xong, đưa mắt liếc sang Lục Tiệm. Ninh Ngưng chua xót trong lòng, cô biết, nếu còn nấn ná lại đây, cô sẽ không sao nhịn được khóc òa, bèn bặm môi, quày mình buớc đi.
Ninh Bất Không dù chẳng muốn dời bước, hắn đối với cô con gái đã chẳng có biện pháp đối phó, rồi lại còn uý kị Lục Tiệm quá chừng! Hắn tự biết, có ở lại đây lâu hơn một lúc nữa, cũng chẳng làm ăn được gì, bèn nghĩ thầm, ngày còn dài, rồi đây sẽ bày mưu tính kế chiếm đoạt bức hoạ tượng. Tính toán xong, hắn cáu kỉnh giậm chân, đang định nối bước theo sau Ninh Ngưng, chợt nghe Trầm Tú lớn tiếng hỏi: "Ninh tiên sinh có thể chấp thuận cho tôi đi theo tiên sinh chăng?"
Thương Thanh Ảnh nghe y hỏi, bà giật mình, thất thanh la lên: "Tú nhi, ngươi...? ". Trầm Tú chẳng thèm lý đến bà, quỳ xuống, hướng về Ninh Bất Không, nói: "Cầu mong được tiên sinh thu làm môn đệ."
Ninh Bất Không hứ một tiếng, nói: "Ta thu nhận ngươi làm gì?" Trầm Tú rít giọng: "Lão Trầm què bất nhân với tôi, thì tôi bất nghĩa với lão. Lão đã hết muốn dùng tôi làm con, tôi việc gì phải cứ tiếp tục coi lão là cha! Từ giờ trở đi, tôi với Thiên bộ không còn qua lại gì nữa, tôi toàn trông cậy Ninh tiên sinh dìu dắt, tiên sinh bảo tôi làm gì, tôi sẽ đem hết sức ra làm."
"Vậy a? " Ninh Bất Không cười thâm trầm: "Nếu thực sự như vậy, ngươi có thể đầu nhập vào làm đệ tử ký danh của Hoả Bộ". Trầm Tú mừng rơn, nói: "Đa tạ Ninh tiên sinh." Ninh Bất Không gằn giọng: "Khoan hãy đa tạ! Ngươi muốn làm đệ tử của Bộ chúng ta, sẽ phải tuân thủ mọi quy điều của Hoả bộ, nếu ngươi làm sai trái mệnh lệnh của ta, ta cho ngươi một mồi lửa thành tro bụi tức thì, đến lúc đấy, hừ hừ.... có hối cũng không kịp đâu!"
Trầm Tú đáp: "Quyết không hối hận!" Y nói xong, đứng lên, chắp tay cung kính lại đứng bên Ninh Bất Không. Thương Thanh Ảnh thấy thế, tim gan trong lòng bà dường như tan nát thành trăm mảnh, bà thê thảm hỏi: "Tú nhi, ngươi bỏ ta đấy ư?". Trầm Tú cười gằn, đáp: "Chẳng phải bà đã có được một đứa con trai rồi sao? Vậy bà còn muốn gì ở tôi nữa? Từ nay trở đi, bà đường bà, tôi đường tôi, giữa bà và tôi, không còn mắc míu, không còn dây mơ rễ má gì với nhau nữa!"
Nhìn vẻ mặt bà, Lục Tiệm bất chợt cảm giác một luồng nhiệt khí hực lên trong lòng, không tự chủ được, gã đưa tay cởi nút áo nơi ngực, phanh vạt áo ra, mọi người thấy trước ngực có xâm một chữ "TIỆM" lớn, nét xâm cũ lâu năm lắm rồi, màu vết chữ đã phai, chữ viết theo tuồng lạo thảo, dường như được xâm viết trong lúc gấp rút.
Thương Thanh Ảnh khi nhìn thấy chữ xâm đó, thân hình bà càng lúc càng run rẩy hơn, chợt bà nhắm nghiền mắt lại, lệ nóng tuôn ra như suối trên gò má trắng nhợt nhạt, chầm chậm chảy thành dòng xuống bên dưới.
Lục Tiệm ruột gan chùng xuống, gã đang nghệt ra đấy, chưa biết phải làm gì, đã thấy Thương Thanh Ảnh mở mắt ra, chập choạng lê bước nặng nhọc về tiểu đình, mỗi bước đi cho cảm tưởng bà đang phải dồn sức lực hầu cạn kiệt hòng lết tới trước. Ninh Bất Không cùng đồng bọn sợ oai Lục Tiệm, thấy bà di chuyển đến gần, chẳng dám cản trở, trong cùng lúc, hơn mười cặp mắt chong ra nhìn vào thân hình mỹ phụ diễm lệ đó.
Còn cách thi thể Cốc Thần Thông độ một bước, Thương Thanh Ảnh dừng lại, ánh mắt đặt lên xác nam tử nằm đấy, nước mắt bà không ngừng ứa chảy xuống ròng ròng. Bà thò mấy ngón tay run rẩy ra, chầm chậm đưa tới, ý muốn chạm vào mặt xác chết. Cốc Chẩn vụt biến sắc, thét to: "Dừng tay!"
Thương Thanh Ảnh khẽ rúng động thân hình, ngoảnh đầu trông sang, run run giọng hỏi: "Chẩn nhi, ta...", Cốc Chẩn mắt lộ hung quang, giận dữ thốt: "Bà không xứng đáng đụng đến ông ấy!"
Ánh mắt Thương Thanh Ảnh thoáng đau đớn, hai lúm đồng tiền trên má bừng đỏ, ngượng ngập một lúc lâu, rồi bà thở hắt ra một hơi thật dài, cười buồn bã: "Ừ... ta không xứng đáng chạm vào ông ấy, cũng như không xứng đáng làm mẹ con!". Bà ngẩng đầu, nhìn trời cao thăm thẳm, ánh mắt vô thần như xưa nay vẫn thế, sau vài phút, bà thầm thì: "Năm đó, mùa xuân đến sớm, ngoài trang, hoa đào đã nở rộ rực rỡ, Cũng vào dạo đó, ta hoài thai đứa con đầu lòng. Ta ngồi dưới gốc cây anh đào, đang được một bà mụ trong làng chỉ bảo cách đan các áo quần, tất vớ cho hài nhi, cùng là cái mũ thêu đầu cọp và tấm yếm dãi, vừa đan, ta vừa nghĩ không biết khi nào thì cái thai bên trong máy động, khi nào thì chân nó sẽ đạp vào bụng ta. Ta suy tư hoài, lòng vừa lo lắng, vưà mừng vui..."
"Phải đấy...", Trầm Chu Hư thở hắt ra, mặt mơ màng, "dạo đó thật yên tĩnh hiếm có biết mấy..."
Thương Thanh Ảnh không để ý đến ông, tiếp tục lầm thầm một mình: "Sang đến mùa thu, vùng lân cận bị bọn oa khấu đến náo loạn, chúng đốt phá không biết bao nhiêu nhà cửa, giết hại rất nhiều người. Hồi đó, đôi chân ông ấy còn lành lặn nguyên vẹn, nghe tin giặc cướp quậy phá, ông bèn bảo rằng phải vi nước liều thân, ông lập tức tụ tập bọn trang khách, bọn trai làng, cùng nhau tay đao tay mác ra đi chống giặc. Ông đi rồi, biền biệt bốn ngày, không chút tin tức nhắn về. Lòng lo lắng, mỗi ngày ta đều lên lầu cao ngóng trông, trông hoài trông huỷ, đến tối mịt ngày thứ tư, tháy hai trang khách trở về, một bị chặt đứt tay, một bị vết thương đao chém vào nơi bụng, hơi thở họ mong manh, xem chừng sắp chết đến nơi. Người cụt tay kể lại, trai tráng trong làng đụng độ bọn hải khấu, do đánh không lại chúng, đã bị chết trận gần hết. Lúc đó, trong làng chẳng còn đàn ông nào, chỉ toàn đàn bà trẻ con, nghe tin dữ, đều khóc lóc thảm thiết, rồi lo tom góp tư trang tế nhuyễn, kéo nhau bỏ đi sạch. Cả cái làng lớn vậy phút chốc trống trơn, vườn không, nhà trống, chẳng đèn đóm, chẳng còn chút sinh vật nào! Ta cũng hãi sợ khủng khiếp, chỉ biết khóc lóc, may mà trong làng còn sót lại bà mụ, bà bàn với ta rủ nhau chạy tản cư sang làng bên tị nạn. Thảm thay, vừa ra khỏi cổng làng, cái thai không sớm hơn. cúng chẳng trễ hơn, nhè lúc đó mà chuyển bụng, ta đau đẻ gần chết, chẳng cách nào khác, phải trở về nhà, vưà kinh vừa sợ, người mềm nhũn không chút hơi sức. Đến tối hôm đó, ta cuối cùng cũng sanh hài nhi. Vì chưa đến ngày, cái thai đẻ non, đứa nhỏ sơ sinh yếu rệu, mà vì ta lo buồn nhiều, sữa lại không xuống. Ta và bà mụ cùng nhìn đứa bé sơ sinh, cả hai đều rầu rĩ, bà mụ khuyên ta chắc không nuôi nổi, thời thế loạn lạc, chi bằng chấm dứt mạng sống nó đi! Ta nhận thấy bà nói không phải không đúng, nhưng nhìn đứa bé sơ sinh đỏ hỏn, vừa nhỏ xíu, vừa yếu ớt, mắt chưa mở, luôn miệng oe oe, ta nghĩ bụng, đây cũng là một con người, lại là giọt máu còn sót lại của ông ấy, ta chỉ biết ôm con khóc suốt, không nói năng gì khác cả. Bà mụ thúc giục, bảo không đi ngay e không còn kịp nữa. Ta vô phương, quỳ xuống van xin bà: 'Tôi yếu rớt như thế này, làm sao đi nổi! Đây là giọt máu duy nhất của Trầm công, bà từng chịu nhiều ân huệ từ ông ấy, sao đành ra tay dứt đi hương hoả của ông ta? Tôi xin giao nó lại cho bà nuôi dưỡng, mong bà gết lòng chăm sóc cho nó lớn khôn!' Bà mụ nghe ta van xin, im lặng hồi lâu, cuối cùng bảo ta: 'Bà hãy ghi lên mình nó một ký hiệu gì đó, nếu như nó sống sót, ngày sau có thể nhờ vào đó mà nhận ra được nó?' Ta nghĩ đến bố nó từ đi giết giặc, chưa có tin tức báo về, ứng vào câu 'Phu phục bất chinh' (chồng đi giết giặc chưa về), ta tuy sanh được nó ra, nhưng sức khoẻ cơ thể ta quá rệu rạo như vậy, làm sao nuôi nó sống nổi, đúng là vế 'Phụ dựng bất dục' (Vợ sinh con nhưng không nuôi dưỡng được), hai câu của hào 'TIỆM', hào thứ chín, quẻ thứ ba trong 'Kinh Dịch', ta bèn dùng trâm cài đầu xâm tại ngực đứa bé một chữ 'TIỆM'.
"Đúng phóc!", Ninh Bất Không khoái chí, kêu lên, rồi cười cười, bảo: "Lục Tiệm, bữa đó, trên thuyền, ta đã nói không sai mà! Cái chữ 'TIỆM' đó nó ẩn chứa một huyền cơ trọng đại!". Nhưng Lục Tiệm như si như mê, mắt nhìn chằm chằm vào Thương Thanh Ảnh, bà giống như y, cũng đã không để ý khi câu nói đó lọt vào tai!
Thương Thanh Ảnh hít vào một hơi thở, tiếp tục: "Vừa xâm xong, từ phía đầu làng đã có tiếng huyên náo vọng lại. Bọn ta sợ quá, vội vàng bỏ chạy về phía cuối làng. Ta vừa sinh nở xong, người cực kỳ yếu ớt, chạy đến ngang nhà bếp, người mỏi nhừ, không lê bước nổi, ta bèn đưa đứa bé cho bà mụ, bảo bà bế nó chạy trước đi, bà nói: 'Đứa nhỏ này sắp chết đến nơi, vất bỏ đi quách!". Ta nghe bà bảo thế, vội vàng năn nỉ: 'Bà mụ ơi, bà làm ơn nhận nó và nuôi nó giúp ta đi mà!". Bà nghe ta van xin, chợt nổi cơn giận dữ, nói ' Cái đứa bé gần chết đến nơi này, ai mà nuôi nó cho lớn lên được! Ta đã liều mạng ở lại đỡ đẻ cho bà, coi như đã trả ơn đầy đủ cho chủ nhân rồi, chuyện này, ta không quản được!". Nói xong, bà giúi đứa bé trở lại cho ta, chạy vù ra đàng sau nhà. Ta không có cách gì khác, đành ôm con đi vào nhà bếp, cài then cửa lại. Tai ta nghe tiếng người ồn ào vọng từ xa đến, lòng ta bấn loạn, váy ướt đãm máu me, mắt ta loa loá không trông rõ mọi vật, cơ hồ ta sắp ngất xỉu đến nơi. Kế đó, nghe tiếng bước chân rầm rập từ ngoài sân trước đang tiến vào mỗi lúc một gần, tiếng người nói một thứ tiếng khó hiểu. Lòng ta hoảng hốt, trong bụng thầm nghĩ, ta từng nghe nói lũ oa khấu này giết bất cứ ai chúng gặp, con trẻ cũng không tha, hai mẹ con ta ở chỗ này nhát định là chết, chi bằng ta chạy trốn ra ngoài, bọn chúng có bắt được ta, cũng chưa chắc sẽ tìm ra đứa bé. Nghĩ như thế, thấy củi lửa trong bếp lò hầu tàn, vừa lạnh lẽo vừa bơ vơ, ta bèn tìm chỗ giấu đứa bé trong nhà bếp, rồi mở cửa đi ra ngoài."
Từ đầu đến giờ, Lục Đại Hải vẫn lặng im, nhíu đôi hàng lông mày, ngồi nghe bà kể, đến ngang đấy, ông liền lên tiếng hỏi: "Trầm phu nhân, quý trang có phải là ở về hương tây nam của huyện Gia Định?"
"Dạ phải! Sao lão nhân gia biết?", bà Thương Thanh Ảnh giật mình, hỏi lại.
"Đúng rồi, cuối cùng thì ra là vậy!", Lục Đại Hải vỗ hai tay vào nhau, "Nói cho mọi người hay, Lục Tiệm chính là đứa nhỏ mà ta đã nhặt được. Cái nơi ta đã nhặt được nó, chính là trong lỗ cời bên bếp lò tại trù phòng của Trầm trang viện ở huyện Gia Định".
Lục Tiệm như bị sét đánh, thất thanh la lên: "Gia gia!". Lục Đại Hải vãy tay, gọi: "Cháu lại đây!". "Lục Tiệm mơ mơ hồ hồ, thẫn thờ bước đến trước mặt ông. Lục Đại Hải nắm vai y, chỉ vào bà Thương Thanh Ảnh, bảo: "Cháu hãy đến quỳ truớc bà ấy đi!". Lục Tiệm không dám trái lời, quỳ ngay xuống. Lục Đại Hải hạ thấp giọng, nói: "Tiệm nhi, đây chính là mẹ đẻ ra cháu, không nhầm lẫn vào đâu được!".
Lục Tiệm hoảng hốt nói: "Chẳng phải ông đã bảo cháu, cái chữ đó là vết chàm tự nhiên trên thân thể cháu, có từ lúc cháu sinh ra sao?".
Lục Đại Hải lắc đầu nhè nhẹ, bảo: "Cháu nghe ta nói đây, hồi đó, ta làm thuỷ thủ đi biển, đúng không?" Lục Tiệm gật gật đầu. Lục Đại Hải tiếp: "Năm đó, ta ở ngoài biển, tàu ta bị hải khấu cướp, hàng hoá mất sạch, ta bị chúng bức bách nhập đảng, bắt ta bán mạng chèo thuyền cho bọn chúng. Muốn bảo toàn tính mạng, ta đã phải bấm bụng đi theo chúng, rồi thừa cơ hội chúng lên bờ, ta đào tẩu vào rừng núi trên đất liền quanh đấy. Ta lẩn trốn được ba ngày, bụng đói, đầu váng mắt hoa, đến ngày thứ tư, không còn chịu đựng được nữa, ta lần mò ra khỏi chỗ trốn, tìm kiếm vật thực. Đâu dè, đi đâu, chỗ nào ta cũng thấy xác người ngổn ngang, nhà cửa thiêu rụi, chẳng còn gì nhét được vào bụng. Ta cứ thế lang thang một hồi khá lâu, cuối cùng đến một trang viện, rõ ràng nơi đó vừa bị bọn thảo khấu xâm nhập cướp bóc, bọn chúng đã đi đâu mất tiêu. Trước khi bỏ đi, chúng đã phóng hoả, thế lửa rất dữ dội. Ta đang đói mờ mắt, bèn chẳng quản nguy hiểm, xông vào trong vùng khói lửa, tìm đến nhà bếp, hy vọng kiếm được chút cơm nguội bỏ sót lại. Tìm kiếm thiệt lâu, chảng được gì hết, mắt thấy lửa gặp gió cháy mỗi lúc một to, ta đang lúc nguy cấp, chợt nghe tiếng gì ọ ọ oẹ oẹ, ta lúc đầu đâu có dè tiếng trẻ khóc, cho là chuột nhắt nào đấy, có nó bỏ bụng cũng đỡ đói, ta bèn nín thở, lần mò vào chỗ lỗ cời lò, mở mắt nhìn, thì thấy một trẻ sơ sinh đỏ hỏn, rõ ràng vừa chào đời không lâu. Ta lúc đó giật mình hết sức, bèn thôi nín thở, mò thấy đứa nhỏ hãy còn sống thoi thóp. Ta thấy đứa bé bơ vơ yếu ớt, bất giác động lòng thương hại, bèn bế nó vào người, xông pha lửa khói chạy thoát ra ngoài. Rồi ta trốn tránh bọn oa khấu, cứ nhằm hướng bắc mà chạy. Hài tử khát sữa, ta đành muối mặt đi xin sữa nhiều nhũ mẫu nuôi nó, tính ra nó đã bú cả hàng mấy trăm bầu sữa khác nhau mà lớn lên! Ta lưu lạc mãi đến tận Diêu gia trang, hồi đó, oai danh Diêu gia trang chấn động giang hồ vùng đông nam, bọn oa khấu không dám héo lánh tìm đến, ta bèn bế hài tử đến vùng phụ cận sinh sống, thấm thoắt đã hai mươi năm rồi!"
Nói đến đấy, Lục Đại Hải bảo Lục Tiệm: "Ta lúc đầu cứ tưởng cha mẹ cháu đều bị nạn giặc cướp mà chết cả rồi, lại sợ cháu nghe được sẽ buồn rầu, nên đã không khi nào hé môi thuật lại cho cháu hay. Thành ra, cái chữ xâm trên ngực, ta phải nói trớ ra là vết chàm bẩm sinh, nếu nói sự thật, ta chỉ lo sau này cháu thắc mắc mà truy vấn ta hoài, rồi đâm ra buồn rầu thương thân, đâm ra đau lòng."
Lục Tiệm sững sờ, lời nói không ra được đến cửa miệng, cứ lặng câm. Bà Thương Thanh Ảnh trái lại, mặt mày tái mét, bà cúi người xuống, hành lễ, nói: "Ơn đức to lớn đó của lão tiên sinh, thiếp thân không biết làm sao báo đáp cho được!". Lục Đại Hải khoát tay, đáp: "Cái đó mà ân với đức gì! Một đứa bé sơ sinh mà không cứu vớt, thì sao Lục Đại Hải ta còn sống làm người trên đời này cho được!" Ông càng không nhận công lao, Thương Thanh Ảnh càng thấy quý trọng ông hơn, rồi bà lại nghe Lục Đại Hải hỏi bà: "Trầm phu nhân, lạc loài giữa đám oa khấu đó, làm sao bà đã thoát thân được vậy?"
Thương Thanh Ảnh gượng cười, đáp: "Bọn ác nhân đó bắt được ta, thấy ta có chút nhan sắc, truớc hết, chúng trói ta lại, bắt ta đi theo chúng, nhưng khi ấy ta vì vừa sinh nở xong, đi đứng không được, chúng ra tay đánh đập ta, vưà đánh vừa cười cợt với nhau. Ta đau đớn không sao kể xiết, chỉ hận không được chết ngay đi cho rồi. Giữa lúc đó, một người tiến đến, lưng đeo oa đao, khoác mặt nạ quỷ mà tụi oa khấu thường đeo, dùng tiếng Hán gằn giọng bảo: "Bà ấy đã mang thương tích nặng, đừng đánh đập bà ta nữa". Mấy đứa ác nhân đó đã không nghe lời, còn quay ra chửi rủa, chẳng dè người đó quơ bao đựng đao đánh mấy đứa đó nhào lăn, xong rồi bảo: 'Đứa nào còn không nghe lời ta, hãy đứng ra đây coi!". Mấy đứa oa khấu kia đứa nào cũng sợ ra mặt, có đứa hỏi: 'Ông là ai, sao trước giờ ta chưa hề gặp?'. Người đó đáp: 'Ta mới vừa nhập đảng đây thôi!'. Kẻ kia hỏi lại 'Làm sao biết được ngươi có phải là gian tế hay không?'. Y chưa dứt câu hỏi, đã tấy đao quang loé lên, gã đó đã bị chém vào đầu, máu bắn ra xối xả. Mấy đứa oa khấu kia thảy đều sợ xanh mắt, chúng bảo nhau 'Y sử đao pháp của bọn mình, vậy y không phải là gian tế đâu!' Người đó không nói năng gì nưã, y bảo ta đứng lên, rồi rảo bước đi, dọc đường gặp oa khấu khác nào muốn ra tay giành giựt ta, đều bị y đánh cho ngã lăn ra. Ta thấy người đeo mặt nạ quỷ hung dữ như vậy, trong lòng vô cùng khiếp sợ, nhưng không còn sức lực đâu mà né tránh y được. Người mặt nạ quỷ đỡ đần ta bước đi được một quãng xa, đột nhiên dừng bước, ta quày đầu trông lại, lúc đó mới hay là trang viện giờ đang chìm trong biển lửa, lập tức nghĩ đến đứa con, mắt ta vụt tối sầm lại, ta ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự."|
"Lúc ta tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên giường mắc màn, người đeo mặt nạ quỷ đang trầm ngâm ngồi cạnh đấy, mắt nhìn vào ta. tròng mắt đen nhánh sáng, lộ vẻ đau khổ khôn tả, y thấy ta tỉnh lại, bèn đứng lên, gọi:"Mang vào đây". Y dứt lời, thấy có hai lão phụ bưng một thứ thuốc nước nóng tiến vào, người đó cũng rụt đầu ra khỏi màn. Ta lúc ấy trong tâm nguội lạnh, mơ mơ màng màng, cứ để mặc cho hai lão phụ đó làm gì thì làm, hoá ra y bảo họ thăm thú thương thế của ta, họ tuyệt chẳng có chút ý muốn làm hại ta. Ta thấy kỳ quái, bèn hỏi lai lịch gốc gác, được họ cho biết họ cũng là người dân thường bị bọn oa khấu bắt đi theo phục dịch, ta bèn đoán người mặt nạ quỷ tất là tên đầu đảng oa khấu. ta càng lúc càng thấy sợ, thừa lúc họ ơ hờ, ta vụt chụp cây kéo đâm vào cổ định tự tận. Hai bà lão la hét ầm lên, người mặt nạ quỷ nghe tiếng nhào vào, y xuất nhanh một chiêu thức, chẳng biết thế nào, cây kéo đã bị y đoạt đi mất, nhưng trên cổ ta cũng đã bị đâm thủng một lỗ nhỏ, chảy máu ròng ròng". Nói đến đấy, bà đưa tay vuốt lên cổ, thần sắc bi ai, mọi người chăm chú nhìn, nơi làn da cổ trắng muốt, quả nhiên có dấu sẹo mờ mờ, nếu không để ý nhìn kỹ, sẽ không nhận ra.
"Ta tự sát không xong, lại sa vào cơn hôn mê bất tỉnh". Thương Thanh Ảnh cất tiếng kể tiếp, "chừng tỉnh lại, cổ đã bị quấn băng, hai bà lão hãy còn quanh quẩn bên cạnh, họ đều mừng rỡ khi họ thấy ta tỉnh lại. Ta cứ tưởng họ không cho ta chết, chắc sẽ hành hạ, làm tình làm tội ta nữa, ta muốn nhỏm người lên bỏ chạy, nhưng toàn thân vô lực, chẳng cựa quậy gì được. Vào đúng lúc ấy, hai tên oa khấu sồng sộc chạy vào, chẳng nói năng gì, chúng giết chết hai lão phụ, rồi ôm thốc ta chạy ra ngoài. Ta chẳng tự chủ được, cất tiếng la hét ầm ĩ, Vừa ra đến bên ngoài, chợt thấy người mặt nạ quỷ tiến đến, trong tay y xách một giỏ thức ăn, y cất tiếng hỏi:'Hai đứa bay làm gì thế?'. Hai tên oa khấu quát lại: "Tránh ra! Đại vương muốn mụ ta!". Người mặt nạ quỷ gật gật đầu, bảo: "Ta tưởng còn dung tha bọn bay thêm được ít lâu nữa, Tự tụi bay đến đây tìm cái chết, ta chẳng còn cách nào khác!". Nói xong, y đặt giỏ thức ăn xuống, bạt trường đao, một làn đao quang chớp lên, hai tên oa khấu đã đầu lìa khỏi cổ. Bọn oa khấu khác thấy thế, cùng la hét ầm ĩ. Người mặt nạ quỷ bèn xốc ta lên lưng, từ bốn phía, bọn oa khấu ồ ạt xông vào, rồi trước mắt ta toàn thấy đầu rơi máu chảy, bên tai toàn nghe tiếng người kêu la thảm thiết, mùi tanh máu người bốc lên nồng nặc. Ta muôn vàn kinh hãi, liền ngất đi. Lúc tỉnh lại, ta chợt thấy mình đang nằm trong một huyệt động, người mặt nạ quỷ ngồi xa xa, toàn thân y nhuộm máu người, lẳng lặng canh chừng ta, ánh mắt có chiều lo lắng. Ta không nén nhịn được, cất tiếng hỏi y: 'Mấy tên oa khấu đó sao rồi?'. Y đáp: 'Chết ráo cả rồi!'. Ta thất kinh, hỏi 'Làm sao họ chết?', y bảo:'Là ta giết họ'. Ta nảy sinh hiếu kỳ, lại hỏi y: 'Thế ông chẳng phải cũng là oa khấu sao?'. Y không đáp, chỉ 'hừ' nhẹ một tiếng."
"Sau đó, mỗi chiều tối, y đều rời huyệt động, trước khi đi khỏi, lần nào y cũng vần một tảng đó to che lấp cửa huyệt động, khi trở về, y lại vần tảng đá ra, mang về cho ta thức ăn, thuốc uống, có khi đem về cả quần áo đẹp nưã. Ta thấy y giam giữ ta, đồ rằng y có ý đồ xấu xa, hồi đầu ta sợ y vô cùng, nhưng mỗi tối, y đều nằm ngoài xa ta mà ngủ, ngoài ra, những lúc khác, y đều ngồi một xó thật xa xa, nếu không cần thiết, y không hề lên tiếng lấy một câu, cứ ngồi yên đấy, ngơ ngẩn, xuất thần. Ta nhìn bộ dạng y như vậy, càng lúc càng thấy kỳ quái, ta chẳng dằn lòng được, lên tiếng hỏi tông tích của y, y không đáp một câu, nét buồn bã trong ánh mắt ngày càng đậm thêm lên, y cứ nhìn ta, nom thật tội quá. Như vậy được độ tám chín ngày, sức khoẻ ta dần dà bình phục lại. Một ngày nọ, y đi khỏi không bao lâu, đã nghe tiếng đẩy tảng đá, ta trông ra, qua kẽ hở vừa mở, thấy y loạng choạng bước vào, vưà định bảo ta gì đấy, chưa kịp nói, y đã hộc ra một bụm máu, rồi ngã lăn ra đất. Ta thấy vậy, quá đỗi thất kinh, không nín nhịn được, ta đưa tay gỡ mặt nạ của y ra, lại càng thấy giật mình hơn nữa. Trước đó, ta thấy y thâm trầm sầu khổ, cứ tưởng niên kỷ y cao lắm, klhông dè lúc tháo cái mặt nạ ra rồi, ta thấy y còn trẻ măng, mặt mày anh tuấn, làn da mặt trắng bệch. Máu mồm y không ngớt ứa ra, ta thực không biết phải làm gì, bèn khóc oà lên. Có lẽ nghe tiếng khóc cuả ta, y tỉnh lại, bèn nắm vào tay ta, nói: 'Đừng sợ! Đừng sợ!', nói xong hai tiếng đó, y lại ngất đi.
"Thật hết sức kỳ lạ, người này bị thương nặng như vậy, sao y không nói gì khác, mà chỉ bảo ta 'đừng sợ'. Thấy y thương thế trầm trọng, ta không biết phải làm sao, đành chỉ biết cầm lấy tay y. Thân nhiệt y khi nóng khi lạnh, mặt lúc đỏ ửng, lúc xanh lè, thần trí hôn mê, miệng không ngớt nói lảm nhảm, lúc gọi gia gia, lúc kêu má má, rồi đại ca, nhị ca... tiếng kêu thập phần thảm thiết, miệng thì gọi, mắt nhoà lệ. Ta thấy tình cảnh y sầu thảm vậy, trong tim mủi lòng thương vô cùng. Mỗi lần tỉnh cơn mê, y đều thổ huyết nặng, ta không biết phải làm sao cho y ngừng khạc máu nơi miệng, ta chỉ đành bó tay nhìn mà khóc tức tửi, y vẫn một mực bảo ta: 'Đừng sợ, đừng sợ!'. Sau đó, lúc ánh nắng chiếu vào qua khe hở tảng đá chặn cửa, ta quyết định ra ngoài tìm kiếm chút quả dại. Y không nói gì, tay nắm chặt tay ta, mắt ứa lệ, rõ ràng không muốn ta rời xa y. Ta an ủi y, nói rằng ta phải ra ngoài kiếm ít trái cây rừng, rồi sẽ về ngay. Y bèn buông tay ta ra, chỉ vào cây trường đao, ý muốn ta đem theo. Vùng rừng núi đó nhiều hoa quả dại, ta chẳng biết tên, sợ ăn phải cây trái có độc, ta đều nếm thử trước, thấy ngon ngọt vô cùng, có thể đem về cho y dùng được. Ta lại sợ hái nhằm quả đã bị dã thú gặm nhắm, mỗi mỗi đều xem xét thật kỹ, Trên đường về, gặp cáo, cầy nhỏ, ta tuốt đao ra doạ, bọn chúng chắc được đức Phật từ bi phù trợ, đều giữ được tính mạng, đều chạy thoát!"
Bà kể chuyện, giọng nhẹ nhàng, chẳng chứa chút lo sợ, mọi người nghe, cảm thấy lời dịu dàng, tiếng êm đềm, đâu có hợp với tình trạng sức khoẻ vừa sinh đẻ xong của bà vào thời điểm đó, chỉ vì lẽ sống còn, mà bà đã phải một thân một mình xông pha nơi rừng núi hoang dã, bấm bụng làm ngơ trước không ít nguy hiểm rình rập đó đây. Thương Thanh Ảnh thuật đến đấy, vẻ mặt chợt mơ màng, bà tựa như đang sống trở lại khung cảnh ngày đó! Chẳng tự kiềm chế được lòng mình, bi thương trong mắt bà dần dần tan biến, thay vào đó thấp thoáng nét tươi vui nho nhỏ!
"Sau đó chừng hơn mười ngày, vào một buổi chiều, ta đi hái trái về, y đang đứng chờ ta nơi trước cửa động, khi nhìn thấy ta, miệng nhoẻn một nụ cười trẻ thơ. Lúc đó, mặt trời còn chưa khuất núi, khắp nơi bừng sáng nắng chiều, giữa khung cảnh đó, nụ cười tươi tắn của y, nom thật bắt mắt!|"
Trầm Chu Hư nghe kể đến đấy, chợt thở dài! Thương Thanh Ảnh tuồng như không nhận thấy, trên mặt vẫn in nét bình hoà ôn nhu, tiếp tục kể: "Y thấy ta ôm một bọc gì đó trở về, bèn chạy ra đón, bất ngờ khuỵu chân, hình như vừa bị vấp vào một tảng đá, y té lăn ra, đập đầu nền đá, miệng bị sứt ngay tức thì! Ta rầy y, y chỉ cười! Trước kia, mặt y lạnh như băng giá, chưa khi nào ta thấy y vui vẻ đến thế. Ta liền lên tiếng hỏi tại sao vui, y đáp vì y trông thấy ta. Nghe giọng nói khinh bạc đó của y, ta làm mặt giận, không thèm nhìn đến y nữa. Y bẽn lẽn, im lặng một lúc thật lâu không nói năng gì, rồi lên tiếng bảo y còn chưa biết tên ta! Ta không thèm trả lời, y tự khai, y họ Cốc, tên Thần Thông, đứng thứ ba trong nhà, cô nếu không thích gọi cái tên dài dòng đó, cứ kêu ta bằng Cốc Tam là được!"
Cốc Chẩn tuy đã đoán già đón non chàng trai là phụ thân gã, nhưng khi nghe từ miệng Thương Thanh Ảnh thốt ra danh tự đó, vụt động nộ, chẳng kìm được, gã cất tiếng quát: "Cốc Thần Thông, tên đó bà đâu được phép kêu, được phép gọi như thế!"
Thương Thanh Ảnh rúng động thân mình, chăm chăm ngó đứa con trai, nước mắt như những hạt châu ngọc, đã chầm chậm tuôn ra. Lục Tiệm cảm thấy bất nhẫn quá, bèn khuyên: "Cốc Chẩn, ngươi cứ để yên cho bà ấy thuật hết câu chuyện đi, bằng không, bà ấy chẳng thể nào chịu đựng nhiều hơn nữa được đâu!"
"Cái gì mà chẳng chịu được lâu!" Cốc Chẩn la lớn. "Nếu không có chữ ký của bà ấy ở cuối thư, gia gia nhất định sẽ không đến nơi hẹn, nếu ông không đến, ông đã không bị hại chết!B à ấy làm gia gia ta chết, còn làm bộ kể chuyện xưa tích cũ, năm điều mười chuyện, không biết ngượng mặt!". Cốc Chẩn vừa nói, vừa sụt sịt nơi mũi, rồi khóc oà, nước mắt lai láng.
Thương Thanh Ảnh ngoảnh lại nhìn Trầm Chu Hư, bà đang tức giận, đầy vẻ khinh miệt. Trầm Chu Hư vẫn giả lơ, mặt không chút biểu tượng mừng hay giận. Thương Thanh Ảnh chợt thở dốc ra một hơi dài, đưa mắt nhìn một đoá hoa loa kèn màu tím nơi đầu tường, ngẩn ngẩn ngơ ngơ một chặp, rồi tiếp: "Y tự xưng tên họ, ta không nhịn được, bèn hỏi vậy ông là người Hán, cớ sao không chịu học, chịu làm gì cho hay, lại đi nhập đảng với bọn oa khấu! Y giải thích, y không phải đồng đảng cuả oa khấu, có một bữa, chẳng thể làm gì khác hơn được, y đã giết một tên chỉ huy oa khấu, rồi lấy y phục của hắn mặc vào, để trà trộn vào bọn chúng, cũng còn hên vận, ông trời đãi ta không tệ, đã cho ta may mắn được gặp cô, y vừa nói vừa chiếu mắt vào ta, đôi đồng tử đen den, xanh xanh, loe loé sáng, như muốn chiếu xuyên qua người người ta vậy! Ta bị y nhìn với ánh mắt đầy ý tưởng bất hảo đó, bối rối quá sức, ta bèn đổi đề tài, hỏi sao đã bảo không thể làm gì khác hơn, vậy lại đi nấp nánh cùng lũ oa khấu đó? Y thở dài, vẻ thất thần, nhìn ra bên ngoài động thật lâu, thật lâu, rồi nói: 'Tôi có một đại cừu nhân, lợi hại vô cùng, cả nhà tôi đều bị y giết sạch, lúc đó, tôi thật khó khăn lắm mới thoát khỏi tay y. Những thuộc hạ được y cử theo dõi truy lùng, đều hoặc bị tôi giết, hoặc bị tôi đánh thua chạy xiểng liểng. Tên đại cừu nhân đó cuối cùng nhất quyết tự tay y đi lùng giết tôi. Hai lần liên tiếp, tôi suýt chết trong tay hắn. Ngày hôm đó, bị hắn truy đuổi dữ quá, tôi chỉ còn cách lẩn trốn trong đám oa khấu, đứa cừu nhân biết tôi ghét ác như ghét thù, không nghĩ ra được tôi lại có thể chung đụng cùng bọn oa khấu, tôi cũng vì muốn giữ mạng, buộc lòng phải nhắm mắt đưa chân, cũng còn may nhờ thế đã thoát khỏi tay y. Cuối cùng, bọn oa khấu làm bậy làm ác quá, tôi không nhịn được nữa, đã ra tay giết hết cả lũ. Chuyện đó đã làm hắn đánh hơi ra tôi, hắn rình mò, bữa đó, tôi đi mua thuốc cho cô, đã bị hắn phục kích. Hai lần trước tôi may mắn thoát thân, toàn nhờ chỗ hắn ỷ y khinh thường, đã không đem hết bản lãnh ra thi thố... lần này, y quyết lòng giết tôi, đã xuống tay cực mạnh, còn may lúc sinh tử quan đầu, lừa hắn giữa lúc biến chiêu, tôi đã phản kích, bỏ trốn đi được. Nhưng tôi cũng đã thụ thương cực nặng, lần này, may còn có cô, tôi mấy lần gần tắt hơi, đều trụ lại được, vì tôi nghĩ đến cô, nếu tôi chết đi, cô sẽ cơ khổ lênh đênh một thân một mình, chẳng còn ai khác chiếu cố, săn sóc cô, ý nghĩ đó đã giúp tôi cầm cự với tử thần! Nói đến đấy, y khích động quá, đưa tay ra nắm vào tay ta. Ta thừa cơ hội, bảo cho y biết ta đã có chồng có con, ta cũng chưa biết chồng con sống chết ra sao nữa! Y nghe ta nói mà sững sờ, đến khi nghe ta bảo đã giấu đứa con sơ sinh ở gần bếp lò. Y đứng vụt dậy, hỏi ta cớ sao đã không nói cho y biết ngày hôm ấy. Ta dáp, hồi đó trông ông dữ dằn, ông là oa khấu, làm sao ta dám mở miệng khai ra! Y nghe thế, thở dài sườn sượt, y thấy ta khóc, y quay ra tự trách mình nhiều hơn nữa! Y hứa khi nào y lành mạnh hoàn toàn, y sẽ đưa ta về Trầm gia trang tìm kiếm, chỉ đáng tiếc, gia trang đã bị chìm trong biển lưả, sợ rằng giờ đây thành bình địa rồi. Ta nghe vậy, khóc càng dữ hơn nữa, y cũng oà khóc theo. Sau đó, nghe ta nói chồng ta ra đi giết giặc, y bảo, có thể tất cả dân quân chưa chắc đã chết hết, hoặc giả chồng ta may mắn còn sống sót chăng. Rủi đã bị chết trận, thì cũng phải tìm cho ra thi hài mà lo chôn cất chu đáo, nếu xác không tìm được, có thể là người hãy còn sống!"
"Mấy ngày sau đó, y ra sức trốn tránh cừu nhân! Ta không nhà không cửa, không nơi nương tựa, hai người ban ngày trốn tránh, ban đêm lần mò đi kiếm ăn, cực khổ khôn xiết. Dần dà, ta hiểu y có lòng thương người, ghét cường quyền, cứu giúp người yếu kém, dẫu đang trong cơn hoạn noạn bị cừu nhân truy lùng, y vẫn thường cướp nhà giàu lấy tiền trợ cấp nhà nghèo. Trong lòng y cực kỳ thương yêu ta, nhưng, trước sau, y đối xử với ta vẫn giữ lễ nghĩa. Thấy ta ưu sầu nỗi chồng con, y đau lòng lắm. nhưng không khi nào để cho ta hay, còn hứa, hễ y nghe được tin tức về tung tích chồng ta, y sẽ đưa ta đến tận nơi để dọ hỏi. Rồi dần dần, ta gắn bó với y càng lúc càng đậm, ta vui khi thấy y vui, ta buồn trước nỗi buồn cuả y. Y bảo đại cừu nhân của y liệu đã chết rồi, đến lúc có lẽ y nên lên đường về nhà. Nói đến đó, y chợt lộ vẻ đau lòng, y hỏi ta có muốn cùng y trở về quê hương? Hồi đó, ta không thể rời xa y được nữa, ta suy nghĩ thật lâu, cuối cùng đồng ý cùng y trở về Đông Đảo. Ta cứ tưởng, như vậy cuộc đời còn lại của ta sẽ được chút bình yên nào chăng, đâu ngờ, thế gian này cuối cùng như một giấc mộng dài mà thôi!"
Trầm Chu Hư hứ giọng, lạnh lùng nói: "Chắc là bà oán trách tôi sao đã chết rồi, còn sống lại làm gì, đã phá tan đi hảo sự của hai người!"
Thương Thanh Ảnh cười buồn bã, "Ta đâu có oán trách ông chết đi, rồi sống lại đâu! Ông bắt ta rời xa cha con Thần Thông, lại còn bầy trò giả mạo Trầm Tú là con ta, lừa gạt ta! Ông dựa vào ta. dùng ta làm con tin, bức bách Thần Thông lập lời thề vĩnh viễn không rời đảo trả thù! Những cái đó, ta đều biết, nhưng ta có khi nào buông lời oán trách! Rồi ông lại lợi dụng tên ta, dụ gạt ông ấy đến đây để hại ông ấy chết! Thần Thông là người rất cơ cảnh, nhưng ông ấy không thể vong tình cùng ta, một khi thấy chữ ký từ chính tay ta, ông ấy bỏ mặc tất cả đến gặp ta ngay. Hôm nay, ông lừa ta ký tên vào thiệp mời, bảo vì hôn sự cuả Tú nhi, thật ra nằm trong âm mưu ông dàn dựng, chỉ nhắm hại Thần Thông. Trầm Chu Hư, ông, ông đúng là con người tối độc dưới gầm trời này!"
Trầm Chu Hư nhắm mắt, không trả lời, lồng ngực thoi thóp, sắc mặt ông mỗi lúc một xạm đen lại, dường như độc khí đang ngấm dần vào xương tuỷ. Một lúc lâu sau, ông thở hắt ra, chậm rãi nói: "Ngày hôm đó, ta thống lĩnh trang khách cùng trai làng xuất quân, thắng liên tiếp vài trận, rồi chuyển dần sang thế giằng co với oa khấu ven biển. Không dè oa nhân tàn độc, chúng xua người dân thường ra trước làm tiên phong cho chúng. Ta không thể xung trận làm hại họ, do đó đã bị oa khấu đánh ép vào từ hai bên. khiến quân ta đại bại. Ta cho lui binh, tự mình đi đoạn hậu, bọn oa khấu điên cuồng truy đuổi, người bên ta phần bị giết hại, phần bỏ trốn. Ta chạy mãi, cuối cùng lâm tuyệt lộ, trước mặt là vực sâu thăm thẳm, sau lưng là giặc đuổi, không đường tiến thoái. Trong số người cùng trang, có mấy đứa lén lút bàn nhau làm phản, định bắt ta nộp cho oa khấu để mưu cầu sinh lộ cho chúng. Ta đâu biết âm mưu đó, tưởng có thể huy động toàn quân mở đường máu chạy trốn, đâu ngờ vào lúc ta ơ hờ, bị chúng ra tay chế ngự. Ta không muốn thành toàn cho âm mưu bọn chúng, bèn đâm đầu nhảy xuống vực thẳm, số ta còn may, nhờ vướng vào cây mọc lưng chừng vực, đã thoát chết, chỉ bị gẫy mất hai chân."
Càng nghe, tim Lục Tiệm đập càng mạnh, nhìn vào chỗ tà áo trống không bên dưới của Trầm Chu Hư đang bị gió lay động, gã nhủ thầm: "Ông ta bị gẫy chân vào dịp ấy! Sao hồi thiếu thời, ông ấy nhiều nhiệt huyết, cứng cỏi, bây giờ lại thay đổi tính tình, thành người thủ đoạn, lãnh huyết vô tình!"
Lại nghe Trầm Chu Hư thở dài sườn sượt, nói tiếp: "Ta bị lạc trong khu đồi đá loạn thạch đó hai đêm một ngày chẳng cựa quậy thân mình được, trời giông bão mù mịt, mây đen xuống thấp, không một ánh sao đêm. Tứ bề là mưa ướt ẩm thấp, có khi nghe tiếng rắn bò sột soạt đi săn mồi. Lũ chim cú kêu đêm quàng quạc phiá trên bờ vực. Ta nghe nói, chim cú kêu như vậy là đang đếm số lông mi của ta, khi nào chúng đếm xong thì mệnh ta sẽ tuyệt. Ta nghĩ mình sắp chết, trong lòng cực kỳ đau thương, thầm trách ông trời sao nỡ vùi dập ta số phận hẩm hiu. Trời ở trên cao quá, không biết đến mà phù hộ người thiện nhân mắc nạn! Ta lên bốn đã học chữ, năm tuổi biết làm thơ, sáu tuổi bình văn, nổi tiếng thần đồng trong vùng, lúc lớn lên. các ngón nghề cầm kỳ thi hoạ, bói toán, y thuật không món nào là ta không rành, khi lập gia đình, lấy được người vợ nổi danh nữ tài tử! Vậy mà ta đi thi mấy lần đều trượt, đến tuổi hai mươi mới đậu được cái cử nhân vớ vẩn! Chuyện thi cử đó, nói cho ngay, thật là đơn giản, người khác đi thi cử nhân, tiến sĩ, đều lân la với chủ khảo, chạy chọt quà cáp, tìm người quen cùng quê cùng quán với giám khảo nhờ lo lót. Ta cậy mình học giỏi, cho rằng mình chứa đầy một bụng văn chương chữ nghĩa, tên sẽ đề bảng vàng, sẽ đậu vào hàng tam giáp, (Ba mức độ cao nhất của thi cử ngày xưa, Tiến Sĩ đứng đầu mức 1, Hoàng Giáp đứng đầu mức 2, ở mức 3, ba người đầu là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa - người dịch chú), ta văn tài vũ giỏi, thể nào cũng đạt thành tựu kinh thiên động địa, thành thử, dẫu biết rõ những hủ bại nơi trường thi đó, và triệt để ghét chúng, ta cứ nhất quyết trong vào thực tài của mình, kết cục đi thi đi cử toàn đập đầu vào tường mà huyết lưu mãn địa! Đến lúc đi đánh oa khấu, ta vì thương dân đen mà để mất tiên cơ, từ cục diện đang thắng chuyển thành bại trận thê thảm, do đó không những tính mạng mình bị đe doạ, mà cũng đã không bảo đảm được an toàn cho vợ con nơi quê nhà đang bị oa khấu đe doạ làm nhục, Ta lại đặt hết lòng tin tưởng vào bọn trang khách, đến lúc thua trận, bị bọn chúng mưu phản, bắt ta đem bán đứng cho oa khấu. Càng nghĩ, ta càng giận, không nín nhịn được nữa, ta bèn lớn tiếng chửi rủa từ lão trời già, bọn thần thánh, tụi hoàng đế, đám gian thần, bầy giặc lùn... đem cả lũ, cả đám chúng nó ra mà chửi bới thậm tệ, chẳng chừa chuyện gì, chẳng chừa đứa nào ra cả. Ta chửi như thằng say rượu, chửi đến nỗi dần dà tắt tiếng, lại trong bụng, trong ruột đang trống rỗng, vết thương chỗ chân gãy bắt đầu thối rữa. Ta biết ta sắp chết đến nơi!"
"Sau đó, ta chợt nghe tiếng người cười ha hả. Ta đưa mắt nhìn, thấy giữa đám loạn thạch, có một người đang đứng sừng sựng trên ấy, tại trời âm u tối, ta đã không nhìn rõ mặt mày y, chỉ thấy vạt áo y bị gió thổi lay động, phiêu hốt như hình dạng một tiên ông vừa hạ trần. Ta lên tiếng hỏi y là ai, y lại bảo phải để cho y hỏi ta trước, rồi ta mới được phép nói. Y hỏi tại sao lần này đánh trận lại thảm bại vậy? Ta nghe y hỏi, rất lấy làm kỳ quái, nghĩ bụng làm sao mà y biết được chuyện ta thua trận, nếu ta thú thực sự tình, sợ sẽ gặp bất lợi trong tay y. Trước tình huống đó, ta tốt nhất là đừng nói năng gì cả. Y cười cười, bảo ta thua trận tại vì ta chưa hiểu rõ 'Thiên Đạo'! Ta hỏi ngược lại, 'Thiên Đạo' là nghĩa làm sao? Y giải thích, Thiên Đạo có nghĩa là 'Vô Thân', 'Vô Tư' và 'Vô Tình', nột khi ta luyện được đến chỗ 'Vô Thân', 'Vô tư' và 'Vô tình', ta sẽ trở thành 'Vô Cụ' (Không còn sợ hãi gì nữa), sẽ trở thành 'Vô vãng bất thắng' (luôn luôn thắng). Ta nghe y thuyết, đầu óc lùng bùng, nhất thời không hiểu ý tứ ra sao! Y thấy ta lúng túng, bèn nói, lấy thí dụ, giả dụ nếu để thủ thắng, liệu ta có dám xuống tay giết chính vợ con ta không? Ta giật mình, đáp ngay là ta không thể làm vậy! Y lắc đầu bảo, xưa Ngô Khởi đã 'sát thê cầu tướng' (tự tay giết vợ đề mưu cầu chức đại tướng), rồi đã trở thành một danh tướng lưu danh thiên cổ trong lịch sử! Y lại hỏi ta, nếu để thủ thắng, ta có dám ra tay tàn sát huynh đệ không? Ta đáp, ta chẳng thể giết anh em ruột được, y lại cười, bảo Đường Thái Tôn đã từng giết anh ruột, hại chết em ruột, đã chính là một minh quân trong các triều đại cũ. Y lại hỏi, nếu để thủ thắng, ta có dám tự tay giết cha mẹ đẻ ra mình hay không? Ta nghe y hỏi mà kinh hồn lạc phách, liền luôn miệng trả lời rằng không thể! Y lộ vẻ thất vọng to, lắc đầu, than: "Thời Hán Sở tranh hùng, Hạng Vũ có lúc vì muốn bức bách Hán Cao tổ đầu hàng, đã doạ sẽ đem nấu thịt cha ruột của Hán Cao tổ, Hán Cao tổ đã trả lời: 'Cha ta cũng như cha ruột ngươi, ngươi có nấu thì nhớ gửi cho ta một bát!'. Thử hỏi, lúc đó nếu Hán Cao Tổ khuất phục, liệu có kiến tạo được một triều đại nhà Hán bền vững đến hơn bốn trăm năm không?"
Người đó thấy ta trầm ngâm không đáp, y bèn bảo, cái đạo lý đó, ta hãy cứ xem xét cho kỹ, suy nghĩ cho thật sâu, rồi hãy trả lời y. Ta nghĩ tới nghĩ lui, thấy lời y nói đó không sai, ta có gia tài to lớn, nhiều tiền của, nếu như ta đã chịu lo lót các quan giám khảo, thì sớm đã đậu cao, bảng vàng ghi danh, sớm đã như rồng gặp mây, như hổ mọc cánh, sớm đã tha hồ tham gia chính sự, lúc đó nếu phải cầm quân ra trận, ta đã chẳng cần phải thương xót chi lũ dân đen, cứ tận dụng mọi thủ đoạn để thắng trận, chẳng cho bọn oa khấu cơ hội xáp vào gần, đã sớm phát lệnh phát tên ào ào, bắn cho chúng nó tan tành ra rồi! Nếu ta thay vì hết lòng vào sinh ra tử cùng lũ trang khách, sớm dùng tụi nó làm vật hy sinh để ngăn cản oa khấu, ta đã chẳng phải trốn chạy, để đến nỗi sa vào tình cảnh tiếp cận cái chết, rồi có khi còn cơ hội phản công diệt oa khấu, chuyển bại thành thắng?
Nghĩ lại, mọi chuyện trên đời xem ra cũng cùng một kiểu cách như vậy! Người đó dường như đọc được tâm tư, ý nghĩ ta, bèn vỗ tay, cười ầm, nói rằng, ta đã mấy năm nay truy đuổi một kẻ đối địch, đã rượt hắn chạy ngàn dặm, cuối cùng để vuột mất, cho hắn chạy thoát. Đang lúc ta bực tức, may sao gặp được một nhân tài như ngươi ở đây. Ngươi là một người thừa cơ trí, chỉ phải cái tâm không đủ kiên định, chưa hiểu thấu cái vi diệu của 'Thiên Đạo'. Ngươi chỉ cần nghe theo lời ta, từ giờ trở đi, ta bảo đảm ngươi đánh đâu thắng đấy, sẽ chẳng thua bất cứ ai! Y nói xong, nhảy xuống giúp ta, đem ta về chăm sóc trị thương, giúp ta thoát hiểm cảnh. Chẳng cần ta nói ra, ai nấy đều biết người đó chính là Vạn Quy Tàng, thành chủ Vạn Thành. Ta thoát chết, còn trông vào vận may đó, đã xin Vạn thành chủ đưa ta trở về Trầm gia trang, đâu ngờ toàn bộ nhà cửa vườn tược đã trở thành hoang liêu, tường vách sụp đổ Ta cho rằng hai mẹ con bà đã gặp bất hạnh, lòng ta tan nát, rồi biết rằng nếu cô thân, sẽ không trụ lại được trên đời, ta bèn thống định tư tưởng, quyết lòng quyết ý làm theo lời thuyết của Vạn Thành chủ, thề rằng từ nay trở đi, sẽ đối xử với người ngoài như một kẻ 'Vô thân, Vô tư và Vô tình'. Rồi bằng vào khí oán đó, ta đã khổ công, gắng sức luyện tập võ công, làm đến chức vụ cầm đầu Thiên Bộ, Ta đầu nhập Tây Thành, nhận trọng trách cuảTây Thành, đã luyện kiếp nô, diệt Hoả Bộ, rồi đi Đông Đảo, đoạt lại được bà về, nhờ lợi dụng bản tính giầu tình cảm của bà mà bức bách Cốc Thần Thông lập thệ, trong vòng mười năm, không được đặt chân lên Trung thổ. Lần đó, nếu không có thằng con quý tử của bà, chắc đã không buộc được bà rời khỏi hắn nửa bước! Tiếc một điều là, hắn võ công cực kỳ cao cường, rồi Tây Thành của ta lại gặp nạn lớn! Hắn còn sống ngày nào, là một ngày ta còn đại địch, một đời ta còn mang mầm hoạ, ta đâu có thể để hắn sống được?" Thương Thanh Ảnh không rời ánh mắt khỏi ông, nét đau khổ cay đắng hằn trên mặt, than: "Ông thực tình đã thay đổi quá nhiều rồi!". Trầm Chu Hư cười nửa miệng, đáp: "Ta dù đã thay đổi, nhưng tuyệt chẳng hối hận chút nào!". Thương Thanh Ảnh nhỏ nhẹ nói: "Bảo cho ông biết, thời gian sáu năm ta chung sống với Thần Thông là quãng đời vô cùng sung sướng hoan lạc nhất của ta!". Trầm Chu Hư khẽ cau mày, nhỏ giọng rầu rĩ đáp: "Cái đó, ta biết từ lâu!"
Thương Thanh Ảnh cười thảm, "Suốt mười ba năm đó, ông đã đóng kịch, hý lộng ta quá chừng!". Nói xong, mắt bà nhắm nghiền lại, dòng lệ tuôn trào xuống như mưa. Xót tình mẹ con,
Lục Tiệm nhìn tình cảnh bà tang thương như vậy, trong lòng gã cũng đau đớn khôn cùng, rồi gã chợt nghe Trầm Chu Hư hắng giọng, gọi: "Lục Tiệm, ngươi lại đây". Lục Tiệm ngoảnh đầu nhìn quanh, khi thấy ông ta đang vẫy vẫy mình, gã chợt do dự. Lục Đại Hải cất tiếng than: "Tiệm nhi, dù gì chăng nữa, ông ta cũng vẫn là cha đẻ ra cháu!"
Lục Tiệm bước đến gần, quỳ xuống cạnh ông. Trầm Chu Hư đưa tay gỡ từ búi tóc trên đầu, lấy ra một cái trâm bạch ngọc, bàn tay run lẩy bẩy, ông đưa cho Lục Tiệm. Lục Tiệm bỡ ngỡ, hỏi: "Cái này để làm gì vậy?"
Trầm Chu Hư đáp: "Cái trâm cài đầu này, là tín vật của Thiên Bộ ta. Từ giờ trở đi, con làm chủ Thiên Bộ!". Lời đó vừa dứt, Ninh Bất Không cất tiếng cười ầm, nói: "Thằng Trầm què kia, ngươi điên rồi hả? Thiên bộ là thuộc về tổ tông của Tây Thành ta, ngươi đâu có quyền đem giao phó cho một thằng trời sanh ngu dốt, bất tài!". Lục Tiệm nghe Trầm Chu Hư bảo thế mà hoảng kinh, từ chối: "Cái trâm này, tôi không tiếp thu được!"
Trầm Chu Hư nói: "Con mà không nhận lấy nó, tương lai mấy kiếp nô đó biết trông cậy vào ai?". Lục Tiệm rùng mình, đưa mắt nhìn quanh, thấy các kiếp nô đều ngước ánh mắt đau đáu nhìn gã, nét khẩn cầu hiện rõ trên mặt. Duy Trầm Tú, nhãn châu ửng đỏ, oán hận nhìn Lục Tiệm, mặt đầy biểu hiện độc ác.
Đang lúc gã còn chần chừ, nghe tiếng Trầm Chu Hư cười thật lớn, giọng hoan hỉ: "Thật không ngờ, thật không ngờ, Trầm mỗ trước giờ phút lâm tử, còn được gặp đứa con trai ruột thịt của mình, xem ra thượng thiên đã đối xử ta không tệ! Hài tử, con mang họ Trầm, tên con là Trầm Tiêu..."
Lục Tiệm khẽ chau mày, lắc đầu, đáp: "Không! Tôi ở họ Lục, tên tôi là Lục Tiệm..." Trầm Chu Hư thoáng ngẩn người, ánh mắt lộ chút giận dữ, nhưng rồi ông nhanh chóng đổi qua thành vui mừng, cười gượng, than: "Cũng được! Cũng được!". Nói xong, ông thở hắt, hai đồng tử giãn ra, rồi ngừng thở. Nguyên ông lãnh một chưởng của Cốc Thần Thông, đã hết sinh cơ, chỉ nhờ dùng chân khí còn sót lại bảo trợ tâm mạch mà cầm cự được đến lúc ấy, bây giờ chân khí cạn kiệt, ông đứt hơi mà chết!
Lục Tiệm vưà mới rõ biết thân thế thì người cha đẻ đã vĩnh viễn ra đi, trong một sát na, lòng gã choáng ngợp một nỗi thê lương, cổ họng gã quặn thắt lại, tiếng không ra được đến đầu lưỡi. Ninh Bất Không nghe biết Trầm Chu Hư đã tuyệt khí, y nóng nảy, giậm mạnh cây gậy trúc, hét lên: "Thằng Trầm Què kia, ngươi chưa trả lời ta xong, sao đã vội chết đi vậy? Thế hoạ tượng của Thiên Bộ giấu ở đâu? Ai đang cất giữ nó?". Nếu không vì uý kị có mặt Lục Tiệm ở đấy, hắn đã nhào vào lục soát thi thể của Trầm Chu Hư rồi.
Ninh Ngưng chỉ đành thở dài, bảo: "Gia gia, ông ấy đã chết rồi kia mà!". Ninh Bất Không gân cổ lên, rít giọng nói: "Đừng nói bậy! Cái thằng què này âm mưu trí trá, thể nào cũng giả chết để lường gạt Ninh mỗ."
"Ông ấy đã chết thật rồi mà!". Ninh Ngưng nhăn nhó, nói: "Người chết là hết, ông ta nay qua đời rồi, thù hận của cha còn chưa nguôi sao?". Cô nói xong, đưa mắt liếc sang Lục Tiệm. Ninh Ngưng chua xót trong lòng, cô biết, nếu còn nấn ná lại đây, cô sẽ không sao nhịn được khóc òa, bèn bặm môi, quày mình buớc đi.
Ninh Bất Không dù chẳng muốn dời bước, hắn đối với cô con gái đã chẳng có biện pháp đối phó, rồi lại còn uý kị Lục Tiệm quá chừng! Hắn tự biết, có ở lại đây lâu hơn một lúc nữa, cũng chẳng làm ăn được gì, bèn nghĩ thầm, ngày còn dài, rồi đây sẽ bày mưu tính kế chiếm đoạt bức hoạ tượng. Tính toán xong, hắn cáu kỉnh giậm chân, đang định nối bước theo sau Ninh Ngưng, chợt nghe Trầm Tú lớn tiếng hỏi: "Ninh tiên sinh có thể chấp thuận cho tôi đi theo tiên sinh chăng?"
Thương Thanh Ảnh nghe y hỏi, bà giật mình, thất thanh la lên: "Tú nhi, ngươi...? ". Trầm Tú chẳng thèm lý đến bà, quỳ xuống, hướng về Ninh Bất Không, nói: "Cầu mong được tiên sinh thu làm môn đệ."
Ninh Bất Không hứ một tiếng, nói: "Ta thu nhận ngươi làm gì?" Trầm Tú rít giọng: "Lão Trầm què bất nhân với tôi, thì tôi bất nghĩa với lão. Lão đã hết muốn dùng tôi làm con, tôi việc gì phải cứ tiếp tục coi lão là cha! Từ giờ trở đi, tôi với Thiên bộ không còn qua lại gì nữa, tôi toàn trông cậy Ninh tiên sinh dìu dắt, tiên sinh bảo tôi làm gì, tôi sẽ đem hết sức ra làm."
"Vậy a? " Ninh Bất Không cười thâm trầm: "Nếu thực sự như vậy, ngươi có thể đầu nhập vào làm đệ tử ký danh của Hoả Bộ". Trầm Tú mừng rơn, nói: "Đa tạ Ninh tiên sinh." Ninh Bất Không gằn giọng: "Khoan hãy đa tạ! Ngươi muốn làm đệ tử của Bộ chúng ta, sẽ phải tuân thủ mọi quy điều của Hoả bộ, nếu ngươi làm sai trái mệnh lệnh của ta, ta cho ngươi một mồi lửa thành tro bụi tức thì, đến lúc đấy, hừ hừ.... có hối cũng không kịp đâu!"
Trầm Tú đáp: "Quyết không hối hận!" Y nói xong, đứng lên, chắp tay cung kính lại đứng bên Ninh Bất Không. Thương Thanh Ảnh thấy thế, tim gan trong lòng bà dường như tan nát thành trăm mảnh, bà thê thảm hỏi: "Tú nhi, ngươi bỏ ta đấy ư?". Trầm Tú cười gằn, đáp: "Chẳng phải bà đã có được một đứa con trai rồi sao? Vậy bà còn muốn gì ở tôi nữa? Từ nay trở đi, bà đường bà, tôi đường tôi, giữa bà và tôi, không còn mắc míu, không còn dây mơ rễ má gì với nhau nữa!"
Tác giả :
Phượng Ca