Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 230: Hồi hai mươi hai (12)
Xét về võ công thì bốn người này không phân thắng bại với bốn Tinh hiện tại, song do đã sớm phòng bị võ công kinh thế của Hổ Vương, thành thử mới không bại chóng vánh như bốn người kia.
Hổ Vương đang định truy kích, thì Địch Ma và Tiêu Ma đã định thần. Một người thổi thổi địch, một người tấu tiêu, tiếng nhạc cất lên quyện vào nhau đánh ập lại, sóng âm tầng tầng lớp lớp như thủy triều. Hai người Bạch Thanh Lâu, Nguyễn Trãi đã sớm được căn dặn, nhưng trong lòng vẫn không tránh khỏi nổi trận ba đào. Tuy là nhẩm đọc sách thánh hiền có thể tạm thời chống đỡ, nhưng người thường thực khó tránh khỏi vẫn bị thất tình trói buộc, thần trí như chỉ mành treo chuông.
Nhị Khanh một người tấu khúc Tuyệt Ái, một người tấu điệu Tuyệt Ai. Hai khúc phổ một vui một buồn, một hoan một bi đánh liên tục vào tai, tựa như băng hỏa lưỡng trọng thiên. Khúc hợp tấu khiến người ta như tảng đá vừa bị nung nóng, đã ném vào bể băng, không cẩn thận là vỡ vụn ngay tại chỗ!
Ngay cả Hổ Vương dựa vào nội lực phi thường ngạnh kháng được, song cũng phải phân tâm đối phó ma âm, thành thử chiêu số cũng chậm lại nhiều. Bây giờ Tứ Đại Minh Vương lại hợp lực vây công, mới tạm thời có thể bình thủ.
Song Hổ Vương biết càng kéo lâu, mình càng ở thế bất lợi.
Định lực và nội công của ông đủ để chống lại ma âm, nhưng hai người Nguyễn Trãi và Bạch Thanh Lâu lại khó mà cự nổi. Một lát nữa rủi bị ma âm mê hoặc thần trí, nhẹ thì kinh mạch đứt đoạn trọng thương, nếu nặng có khi còn bị song ma sai sử. Hổ Vương biết phải tốc chiến tốc thắng, nhưng đối thủ phối hợp quả thực kín kẽ như áo trời liền chỉ, cùng tiến cùng lùi, yểm hộ lẫn nhau không lộ chút sơ hở. Hổ Vương mấy lần muốn cường công, nhưng khi ấy song ma đều chấp nhận chịu nội thương làm tiếng nhạc thêm ai oán gay gắt, buộc ông phải phân tâm bảo hộ tâm mạch của mình.
Đánh với nhau qua một canh giờ, sắc trời dần tối.
Địch Ma, Tiêu Ma biết cặp mắt Hổ Vương nhìn trong bóng tối không khác gì ban ngày, bèn đột nhiên vung dao đánh lửa, thắp mấy chục cây nến quanh đình. Khói mờ tỏa ra, tan vào bóng tối…
Bấy giờ Bạch Thanh Lâu đột nhiên quỵ gối gào khóc, lệ nóng doanh tròng. Y cứ luôn miệng gọi hai cái tên xa lạ Nguyễn Trãi chưa nghe bao giờ. Nếu là lúc khác, có lẽ chàng ta đã suy đoán xem hai cái tên này là của ai. Nhưng hiện giờ Nguyễn Trãi cũng đâu có hơi sức đâu mà nghĩ đến những chuyện ấy nữa?
Mỗi lần khúc Tuyệt Ai tấu lên là chàng ta lại thấy trước mặt hiện lên cảnh tiễn cha ở quan ải, bên tai văng vẳng tiếng của Tế Tửu kể rõ nguyên do vì sao Nguyễn Phi Khanh lại hàng quân Minh. Chàng ta chỉ thấy trong lòng bi ai tột độ, hận không thể lập tức quỳ xuống khóc rống lên.
Lúc Nguyễn Trãi cũng sắp chịu thua khúc Thất Tuyệt thì bỗng trong kiệu có tiếng nói rất khẽ:
“ Giải huyệt cho tôi, tôi giúp ba người phá địch! ”
Trong kiệu chỉ có hai người…
Trần Liên Hoa trúng Thất Tuyệt Cầm Âm của Cầm Ma, mê man không tỉnh, thế nên lời ấy tuyệt không thể do nàng ta nói được.
Thế thì người vừa lên tiếng hẳn là…
Phượng Hoàng tinh của Bách Điểu sơn trang.
Giờ lại kể chuyện của Lê Hổ…
Đứng trong điện thờ, trước tượng Đinh Tiên Hoàng…
Không khí trang nghiêm an tĩnh vì một câu nói của Lê Hổ mà tan tành như gương vỡ.
Trần Ngỗi quả thực định chắp tay dâng ngôi báu cho Trần Quý Khoáng?
Chuyện này có thể xảy ra hay sao?
Bản thân Lê Hổ cũng không dám tin là sự thật.
Trần Ngỗi lặng lẽ gật đầu, khẳng định nghi vấn ngổn ngang trong lòng Lê Hổ là sự thật.
Giản Định đế lẳng lặng chắp tay thắp hương cho vua Đinh, lại vái ba vái dài…
Đoạn, ông thản nhiên:
“ Những người đã mất nghĩ gì, ta thực không rõ. Nhưng ta biết nguyên nhân khiến họ ra đi mà đầu không ngoảnh lại… ấy là kháng Minh! Bây giờ Trần Ngỗi này đã mất lòng dân, có cố chèo kéo đại thế thì cũng chỉ đi vào vết xe đổ của nhà Hồ. Nếu Quý Khoáng có thể khiến lòng dân quy thuận, thu về một mối, đồng lòng kháng Minh, thì thiên hạ này trao cho hắn đã sao?
Triệu Cơ, cùng vô vàn nghĩa sĩ tuẫn quốc vong mạng. Nếu không phá được giặc Minh, thì ta có mặt mũi nào mà gặp họ? ”
Đoạn, Trần Ngỗi vỗ vào vai Lê Hổ, cười:
“ Không chỉ ta, cả cậu nữa, cũng phải phò vua giúp nước, nghe chưa? ”
Lê Hổ nghe lời ông ta, không khỏi nghĩ đến chuyện năm xưa hoàng hậu Dương Vân Nga đeo áo bào cho Lê Hoàn, đem đại quyền của vua Đinh trao cho họ Lê, thề phải phá tan quân Tống!
Trần Ngỗi lại cười xòa, nói:
“ Được rồi, tranh thủ ta còn làm vua một ngày, cậu có điều gì muốn nhờ cứ nói ra, ta sẽ làm chủ cho… ”
Lê Hổ nghe vậy càng thêm hổ thẹn. Giản Định đế đã đại nhân đại nghĩa đến thế, cậu sao có thể lên tiếng nói nguyện vọng con con của mình? Thành ra cứ ấp úng mãi…
Sau cùng, Trần Ngỗi phải truyền thánh chỉ bắt, cậu chàng mới lí nhí kể rõ…
Nghe xong câu chuyện, Trần Ngỗi không khỏi bật cười, nói lớn:
“ Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng là chuyện thiên kinh địa nghĩa. Huống hồ anh hùng xưa nay khó qua được ải mĩ nhân, cậu cũng không cần phải thấy áy náy. Có tề gia mới trị được quốc! Lại nói trai anh hùng xứng gái thuyền quyên, trẫm tin Kim Ngô tướng quân đã nhìn trúng hai vị mãnh tướng là Đinh Lễ, Lê Sát thì cũng sẽ chọn được một hồng nhan xứng đôi vừa lứa. ”
Thấy Lê Hổ yên lặng, ông lại cười to:
“ Ủ rũ cái gì? Chuyện này là chuyện tốt, phải cười lên! Đúng rồi, còn cả tân đế đăng cơ, có thể nói là song hỷ lâm môn! Đại cát như thế, sợ gì không phá được giặc? ”
Chuyện về sau cũng như chính sử đã viết…
Cánh quân do các tướng và mẹ của Trần Ngỗi ở sông Hát bị giải giáp, quy vào quân kháng Minh. Trần Quý Khoáng phong Trần Ngỗi làm thái thượng hoàng, đăng cơ xưng đế, ngồi chưa ấm chỗ trên ngai rồng đã cho vời các tướng vào điện. Trước là dự yến mừng lễ đăng cơ, sau để tính kế lâu dài đuổi đánh quân Minh, khôi phục giang sơn Đại Việt.
Lê Hổ lần đầu tiên thấy Trùng Quang đế, chỉ thấy người này anh minh thần võ, là người có tài hơn Trần Ngỗi một bậc.
Trần Quý Khoáng những tưởng Giản Định đế sẽ ra điều kiện gì hà khắc lắm, thậm chí còn tính đến chuyện nếu Trần Ngỗi cự tuyệt không công nhận chính danh của y thì phải đối phó thế nào. Nào ngờ Giản Định bình bình thản thản đem cái ngai rồng giao ra, chẳng cần điều kiện gì.
Có thể lên làm vua không tốn một binh một tốt, một mũi tên một hòn đạn, tự nhiên là Trùng Quang đế vui đến độ mở cờ trong bụng.
Buổi tiệc hôm đăng quang thiết đãi bá quan văn võ rất linh đình, ai nấy đều hết lời chúc tụng. Trong đó có Nguyễn Biểu là người học rộng tài cao, đem dâng một bài thơ họa Trùng Quang Đế, lời lẽ hàm súc khí khái, ai nghe cũng tấm tắc khen hay. Thơ như sau:
“ Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa,
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca.
Đường mây vó ký lần lần trải,
Ải tuyết cờ mao thức thức pha.
Há một cung tên lồng chí trẻ,
Bội mười vàng sắt đúc gan già.
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối,
Dịch lộ ba ngàn dám ngại xa. ”
Rượu được vài tuần, Lê Hổ mới nói:
“ Mạt tướng xa nhà đã lâu, lại sắp thành gia thất, nếu không lên đường cho sớm e là lỡ mất ngày lành. Mong thánh thượng cho thần được cáo lui về Lam Sơn trước. ”
Trùng Quang đế đang muốn ban lệnh xuất quân phạt Minh, thấy tự nhiên Lê Hổ nhảy ra nói những lời như thể có ý thối lui, rất lấy làm bực mình, còn tưởng cậu chàng ngu trung với Trần Ngỗi nên mới ra mặt đối phó mình. Nhưng được các tướng khuyên can, lại có Nguyễn Súy đỡ lời rằng:
“ Bất hiếu có ba tội, không con là nặng nhất. Kim Ngô tướng quân là con độc đinh, chưa có người nối dõi, nếu không may trận vong thì cả nhà tuyệt hậu, về cưới gả gấp cũng không lạ. ”
Trần Quý Khoáng nghe thế cho là phải, nên không truy cứu, để yên hai người Lê Hổ Lê Thận ra về, nhưng một mực giữ Lê Sát lại.
Lê Hổ bèn nói:
“ Người tài ra sức giết giặc giúp nước là chuyện nên làm. Uy dũng của Lê Sát mà để mai một ở Lam Sơn làm ruộng bẫy thú thì thật đáng tiếc. Miễn là cậu Sát không phản đối, thì thần không có ý kiến. ”
Lê Sát bèn nâng ba chung uống cạn, giọng sang sảng:
“ Bà lớn Lam Sơn có ơn tri ngộ với tại hạ. Tuy nay vì vận nước mà giúp thánh thượng đánh giặc, nhưng tôi trung không thờ hai chủ, thế nên mong bệ hạ đừng ban cho Sát chức quan hay thưởng vàng thưởng lụa gì cả! Còn Lê Sát uống ba chén này, là xin thề trước hồn thiêng hai vị tiên đế Đinh – Lê là sẽ chém giúp bệ hạ ba tướng Minh trước đã! Sau đó đi hay ở xin thánh thượng hãy để tôi tự định đoạt! ”
Trần Quý Khoáng tiếc tướng giỏi, đang định lựa lời thuyết phục Lê Sát về dưới trướng mình luôn thì Đặng Dung đã ngăn lại. Y nói:
“ Thánh thượng đừng vội, cứng quá sẽ gãy, lạt mềm buộc mới chặt. Người tài thế này mình ắt phải giữ lại, nhưng không thể gấp! Trước cứ đáp ứng y để y thấy cái đức rộng rãi của bệ hạ, cũng như cho y thấy người coi trọng y tới mức nào… Đợi đến lúc vào sinh ra tử lâu ngày, nghĩa sâu ơn nặng rồi, lo gì y không quy thuận? ”
Trùng Quang đế cho lời ấy rất phải, bèn không kì kèo thêm, khảng khái đáp ứng yêu cầu của Lê Sát.
Thế là Giản Định đế được tôn làm thái thượng hoàng, Lê Hổ tự mình về Lam Sơn chuẩn bị chuyện cưới hỏi với Trịnh Ngọc Lữ. Còn Lê Sát thì theo Trùng Quang đánh quân Minh… Sau này lời đồn truyền ra, một hóa mười, mười thành trăm, không hiểu ra sao mà chính sử chép rằng Trần Quý Khoáng đem quân đánh úp quân của Giản Định ở thành Ngự Thiên. Bộ tướng của Ngỗi theo mẹ y dấy binh ở sông Hát hòng giảy vây cho y nhưng không thành. Sau đó Trần Quý Khoáng mặc áo vải đến đón Trần Ngỗi, nhận Giản Định làm thái thượng hoàng, cùng tận lực chống Minh. Tiếc thay sử gia không có ở trong cung, chẳng thể nào nhìn cảnh Giản Định lặng yên rơi lệ…
Tối đó…
Trăng như hổ thẹn, trốn vào đám mây…
Một vua, một tôi, đứng bên bờ Hoàng Long, mắt ngắm giang sơn tú lệ…
Người thường sợ đêm đen, sợ quỷ ma gào rú…
Nhưng chỉ có kẻ từ sa trường trở về, mới thấy cảnh đêm thật đẹp. Không còn tiếng đao kiếm, không còn tiếng gào thét.
Tĩnh lặng.
Như vốn dĩ nó phải vậy.
Đêm đen nuốt lấy ánh lửa rực, mùi khói nồng, giọng pháo gầm, tiếng vó ngựa, hoàn trả lại cho núi sông một chút diễm lệ, một nét nên thơ, một khắc yên bình…
Gió khẽ lay ngọn cây…
Thực ra là cây động, hay lòng người dao động?
Nguyễn Quỹ đến gặp Trần Ngỗi.
“ Thánh thượng cho gọi thần? ”
Trần Ngỗi đứng dưới ánh trăng bàng bạc, năm ngón tay nhẹ miết lấy vạt áo cổn. Y cứ đứng đực ra đấy mà không lên tiếng, tự nhiên Nguyễn Quỹ cũng sẽ không phá hỏng tâm trạng của y.
Phải một lúc sau, Trần Ngỗi mới lên tiếng:
“ Nguyễn Quỹ, cậu có thấy ta rất ngu hay không? ”
Nguyễn Quỹ nhỏ giọng:
“ Mạt tướng quả thực không hiểu tại sao người phải chắp cả hai tay dâng giang sơn cẩm tú mình phải chịu khổ chịu nhục giành được cho thằng nhãi con Quý Khoáng. ”
Y ngừng một lúc, đoạn vung thanh đao lạ một cái thật mạnh vào không khí…
Như để phụ họa cho quyết tâm sắt đá của mình.
“ Nhưng thánh thượng làm như vậy, tự nhiên đã suy nghĩ cẩn thận, có dụng ý riêng. Nguyễn Quỹ này không giỏi trí mưu, chỉ có chút võ dũng không đáng nhắc tới, tự nhiên sẽ không hoài nghi bệ hạ. ”
“ Nhưng… không phải nhà ngươi cũng không tin chuyện ta không giết hai người Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân hay sao? ”
Trần Ngỗi hỏi lại.
Giọng y đã có phần gấp gáp.
Nguyễn Quỹ nghe xong, bèn đáp:
“ Thần không tin những gì mình nghe, chỉ tin những gì mình thấy. Nên thần không tin bệ hạ, cũng không tin thế nhân. ”
Ngưng một chút, Nguyễn Quỹ chợt quỳ một gối xuống, nói rất dõng dạc:
“ Nguyễn Quỹ thân nam nhi không trọn vẹn, song há lại có thể hổ thẹn với hai chữ Nam Nhi? Thần thờ bệ hạ là minh chúa, trước đây cũng vậy, sau này cũng vậy… Ngai vàng kia cứ để thằng ranh con đó ngồi đi! Nguyễn Quỹ này trước sau chưa từng thờ một cái ghế! ”
Khi đó, Trần Ngỗi ứa lệ…
Làm vua, có trung thần như thế, không nghe y thì nghe ai??
“ Ta không phải minh quân, hổ thẹn với các bậc tiên đế. ”
“ Thần tài hèn sức mọn, quả thực cố gắng cả đời cũng không thể làm được như ngài Lý Thường Kiệt… ”
Trần Ngỗi bất giác ngâm thơ:
“ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư!
Tiệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư!
Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm?
Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư! ”
Nguyễn Quỹ cũng họa theo…
“ Nam Nhi Vị Liễu Công Danh Trái
Tu Thính Nhân Gian Thuyết Vũ Hầu! ”
Hai người, một vua một tôi, một kẻ làm vua không giỏi, một người làm tôi chẳng hay, tại chốn này cùng ngửa mặt nhìn trời mà cười vang ba tiếng.
Ba tiếng cười.
Một tiếng không màng thế nhân đàm tiếu, thanh sử chê bai!
Một tiếng không màng sống chết, thề đuổi quân thù!
Một tiếng sau cùng, là cười vào mặt ngoại xâm vô tri!
Tiếu thanh chìm dần, vỡ thành nước mắt…
“ Chửi hay lắm! Không oan chút nào! Ta đúng là một hoàng đế tồi… ”
Trần Ngỗi say trong đêm trăng, cười vang ba tiếng.
Muốn giữ được mạng Trần Ngỗi, yên được lòng dân trong thiên hạ, thì phải có người gánh thay cái tội giết công thần, cũng là để cho Đặng Dung một câu trả lời đích đáng. Trần Quý Khoáng trước là cho Trần Ngỗi một chức thái thượng hoàng danh không xứng với thực, nhưng chuyện chưa thể yên ở đấy được…
Lòng trung của Nguyễn Quỹ thực không phải bàn.
Biết bản thân là hoạn quan thân tín của Trần Ngỗi, y bèn tự khai bản thân và Nguyễn Mộng Trang chính là hai tên gian thần đã đàm tiếu trước mặt Giản Định, khiến y giết hai người Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân.
Sau khi sửa soạn một phong thư tuyệt mệnh, Nguyễn Quỹ xin Trần Quý Khoáng ban cho một bình rượu độc, lặng lẽ uống cạn…
Rồi ra đi…
Thanh thản lạ.
Trần Ngỗi lại cười tự giễu…
Y quả thực không biết làm vua!
Cầm hai tờ thư tuyệt mệnh, một của Nguyễn Quỹ, một của Trần Triệu Cơ, mà Giản Định đế trào huyết lệ…
“ Thần có sống cũng không muốn phục Đặng Dung, không chịu thờ Quý Khoáng. Sống lay sống lắt trái với lương tâm, chẳng bằng làm một chuyện cuối cùng cho thánh thượng… Thần có chút võ vẽ, giết địch cả đời không bằng thánh thượng chỉ huy ba quân, một đòn trẻ tre quét tan quân thù. Xin người chớ bận lòng, cũng đừng theo thần, bằng không Nguyễn Quỹ có làm quỷ, cũng không muốn thấy mặt người…
Gian thần không tiện để thánh thượng thờ phụng cúng viếng, sau này lên sa trường ngài giết một tướng giặc thì tế thần một chén rượu, chém một vạn giặc thì cúng cho thần bữa cơm đạm bạc với ít vàng mã là được.
Lời lẽ bức thư này thật là đại nghịch bất đạo! Nhưng thần đây đã lìa đời, còn sợ cái gì nữa?
Nguyễn Quỹ tuyệt bút… ”
Trần Ngỗi cười vang ba tiếng.
Một tiếng không màng thế nhân đàm tiếu, thanh sử chê bai!
Một tiếng không màng sống chết, thề đuổi quân thù!
Một tiếng sau cùng, là cười vào mặt ngoại xâm vô tri!
Khác biệt duy nhất là lần này không còn Nguyễn Quỹ ở đây mà cuồng tiếu cùng y được nữa.
Hổ Vương đang định truy kích, thì Địch Ma và Tiêu Ma đã định thần. Một người thổi thổi địch, một người tấu tiêu, tiếng nhạc cất lên quyện vào nhau đánh ập lại, sóng âm tầng tầng lớp lớp như thủy triều. Hai người Bạch Thanh Lâu, Nguyễn Trãi đã sớm được căn dặn, nhưng trong lòng vẫn không tránh khỏi nổi trận ba đào. Tuy là nhẩm đọc sách thánh hiền có thể tạm thời chống đỡ, nhưng người thường thực khó tránh khỏi vẫn bị thất tình trói buộc, thần trí như chỉ mành treo chuông.
Nhị Khanh một người tấu khúc Tuyệt Ái, một người tấu điệu Tuyệt Ai. Hai khúc phổ một vui một buồn, một hoan một bi đánh liên tục vào tai, tựa như băng hỏa lưỡng trọng thiên. Khúc hợp tấu khiến người ta như tảng đá vừa bị nung nóng, đã ném vào bể băng, không cẩn thận là vỡ vụn ngay tại chỗ!
Ngay cả Hổ Vương dựa vào nội lực phi thường ngạnh kháng được, song cũng phải phân tâm đối phó ma âm, thành thử chiêu số cũng chậm lại nhiều. Bây giờ Tứ Đại Minh Vương lại hợp lực vây công, mới tạm thời có thể bình thủ.
Song Hổ Vương biết càng kéo lâu, mình càng ở thế bất lợi.
Định lực và nội công của ông đủ để chống lại ma âm, nhưng hai người Nguyễn Trãi và Bạch Thanh Lâu lại khó mà cự nổi. Một lát nữa rủi bị ma âm mê hoặc thần trí, nhẹ thì kinh mạch đứt đoạn trọng thương, nếu nặng có khi còn bị song ma sai sử. Hổ Vương biết phải tốc chiến tốc thắng, nhưng đối thủ phối hợp quả thực kín kẽ như áo trời liền chỉ, cùng tiến cùng lùi, yểm hộ lẫn nhau không lộ chút sơ hở. Hổ Vương mấy lần muốn cường công, nhưng khi ấy song ma đều chấp nhận chịu nội thương làm tiếng nhạc thêm ai oán gay gắt, buộc ông phải phân tâm bảo hộ tâm mạch của mình.
Đánh với nhau qua một canh giờ, sắc trời dần tối.
Địch Ma, Tiêu Ma biết cặp mắt Hổ Vương nhìn trong bóng tối không khác gì ban ngày, bèn đột nhiên vung dao đánh lửa, thắp mấy chục cây nến quanh đình. Khói mờ tỏa ra, tan vào bóng tối…
Bấy giờ Bạch Thanh Lâu đột nhiên quỵ gối gào khóc, lệ nóng doanh tròng. Y cứ luôn miệng gọi hai cái tên xa lạ Nguyễn Trãi chưa nghe bao giờ. Nếu là lúc khác, có lẽ chàng ta đã suy đoán xem hai cái tên này là của ai. Nhưng hiện giờ Nguyễn Trãi cũng đâu có hơi sức đâu mà nghĩ đến những chuyện ấy nữa?
Mỗi lần khúc Tuyệt Ai tấu lên là chàng ta lại thấy trước mặt hiện lên cảnh tiễn cha ở quan ải, bên tai văng vẳng tiếng của Tế Tửu kể rõ nguyên do vì sao Nguyễn Phi Khanh lại hàng quân Minh. Chàng ta chỉ thấy trong lòng bi ai tột độ, hận không thể lập tức quỳ xuống khóc rống lên.
Lúc Nguyễn Trãi cũng sắp chịu thua khúc Thất Tuyệt thì bỗng trong kiệu có tiếng nói rất khẽ:
“ Giải huyệt cho tôi, tôi giúp ba người phá địch! ”
Trong kiệu chỉ có hai người…
Trần Liên Hoa trúng Thất Tuyệt Cầm Âm của Cầm Ma, mê man không tỉnh, thế nên lời ấy tuyệt không thể do nàng ta nói được.
Thế thì người vừa lên tiếng hẳn là…
Phượng Hoàng tinh của Bách Điểu sơn trang.
Giờ lại kể chuyện của Lê Hổ…
Đứng trong điện thờ, trước tượng Đinh Tiên Hoàng…
Không khí trang nghiêm an tĩnh vì một câu nói của Lê Hổ mà tan tành như gương vỡ.
Trần Ngỗi quả thực định chắp tay dâng ngôi báu cho Trần Quý Khoáng?
Chuyện này có thể xảy ra hay sao?
Bản thân Lê Hổ cũng không dám tin là sự thật.
Trần Ngỗi lặng lẽ gật đầu, khẳng định nghi vấn ngổn ngang trong lòng Lê Hổ là sự thật.
Giản Định đế lẳng lặng chắp tay thắp hương cho vua Đinh, lại vái ba vái dài…
Đoạn, ông thản nhiên:
“ Những người đã mất nghĩ gì, ta thực không rõ. Nhưng ta biết nguyên nhân khiến họ ra đi mà đầu không ngoảnh lại… ấy là kháng Minh! Bây giờ Trần Ngỗi này đã mất lòng dân, có cố chèo kéo đại thế thì cũng chỉ đi vào vết xe đổ của nhà Hồ. Nếu Quý Khoáng có thể khiến lòng dân quy thuận, thu về một mối, đồng lòng kháng Minh, thì thiên hạ này trao cho hắn đã sao?
Triệu Cơ, cùng vô vàn nghĩa sĩ tuẫn quốc vong mạng. Nếu không phá được giặc Minh, thì ta có mặt mũi nào mà gặp họ? ”
Đoạn, Trần Ngỗi vỗ vào vai Lê Hổ, cười:
“ Không chỉ ta, cả cậu nữa, cũng phải phò vua giúp nước, nghe chưa? ”
Lê Hổ nghe lời ông ta, không khỏi nghĩ đến chuyện năm xưa hoàng hậu Dương Vân Nga đeo áo bào cho Lê Hoàn, đem đại quyền của vua Đinh trao cho họ Lê, thề phải phá tan quân Tống!
Trần Ngỗi lại cười xòa, nói:
“ Được rồi, tranh thủ ta còn làm vua một ngày, cậu có điều gì muốn nhờ cứ nói ra, ta sẽ làm chủ cho… ”
Lê Hổ nghe vậy càng thêm hổ thẹn. Giản Định đế đã đại nhân đại nghĩa đến thế, cậu sao có thể lên tiếng nói nguyện vọng con con của mình? Thành ra cứ ấp úng mãi…
Sau cùng, Trần Ngỗi phải truyền thánh chỉ bắt, cậu chàng mới lí nhí kể rõ…
Nghe xong câu chuyện, Trần Ngỗi không khỏi bật cười, nói lớn:
“ Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng là chuyện thiên kinh địa nghĩa. Huống hồ anh hùng xưa nay khó qua được ải mĩ nhân, cậu cũng không cần phải thấy áy náy. Có tề gia mới trị được quốc! Lại nói trai anh hùng xứng gái thuyền quyên, trẫm tin Kim Ngô tướng quân đã nhìn trúng hai vị mãnh tướng là Đinh Lễ, Lê Sát thì cũng sẽ chọn được một hồng nhan xứng đôi vừa lứa. ”
Thấy Lê Hổ yên lặng, ông lại cười to:
“ Ủ rũ cái gì? Chuyện này là chuyện tốt, phải cười lên! Đúng rồi, còn cả tân đế đăng cơ, có thể nói là song hỷ lâm môn! Đại cát như thế, sợ gì không phá được giặc? ”
Chuyện về sau cũng như chính sử đã viết…
Cánh quân do các tướng và mẹ của Trần Ngỗi ở sông Hát bị giải giáp, quy vào quân kháng Minh. Trần Quý Khoáng phong Trần Ngỗi làm thái thượng hoàng, đăng cơ xưng đế, ngồi chưa ấm chỗ trên ngai rồng đã cho vời các tướng vào điện. Trước là dự yến mừng lễ đăng cơ, sau để tính kế lâu dài đuổi đánh quân Minh, khôi phục giang sơn Đại Việt.
Lê Hổ lần đầu tiên thấy Trùng Quang đế, chỉ thấy người này anh minh thần võ, là người có tài hơn Trần Ngỗi một bậc.
Trần Quý Khoáng những tưởng Giản Định đế sẽ ra điều kiện gì hà khắc lắm, thậm chí còn tính đến chuyện nếu Trần Ngỗi cự tuyệt không công nhận chính danh của y thì phải đối phó thế nào. Nào ngờ Giản Định bình bình thản thản đem cái ngai rồng giao ra, chẳng cần điều kiện gì.
Có thể lên làm vua không tốn một binh một tốt, một mũi tên một hòn đạn, tự nhiên là Trùng Quang đế vui đến độ mở cờ trong bụng.
Buổi tiệc hôm đăng quang thiết đãi bá quan văn võ rất linh đình, ai nấy đều hết lời chúc tụng. Trong đó có Nguyễn Biểu là người học rộng tài cao, đem dâng một bài thơ họa Trùng Quang Đế, lời lẽ hàm súc khí khái, ai nghe cũng tấm tắc khen hay. Thơ như sau:
“ Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa,
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca.
Đường mây vó ký lần lần trải,
Ải tuyết cờ mao thức thức pha.
Há một cung tên lồng chí trẻ,
Bội mười vàng sắt đúc gan già.
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối,
Dịch lộ ba ngàn dám ngại xa. ”
Rượu được vài tuần, Lê Hổ mới nói:
“ Mạt tướng xa nhà đã lâu, lại sắp thành gia thất, nếu không lên đường cho sớm e là lỡ mất ngày lành. Mong thánh thượng cho thần được cáo lui về Lam Sơn trước. ”
Trùng Quang đế đang muốn ban lệnh xuất quân phạt Minh, thấy tự nhiên Lê Hổ nhảy ra nói những lời như thể có ý thối lui, rất lấy làm bực mình, còn tưởng cậu chàng ngu trung với Trần Ngỗi nên mới ra mặt đối phó mình. Nhưng được các tướng khuyên can, lại có Nguyễn Súy đỡ lời rằng:
“ Bất hiếu có ba tội, không con là nặng nhất. Kim Ngô tướng quân là con độc đinh, chưa có người nối dõi, nếu không may trận vong thì cả nhà tuyệt hậu, về cưới gả gấp cũng không lạ. ”
Trần Quý Khoáng nghe thế cho là phải, nên không truy cứu, để yên hai người Lê Hổ Lê Thận ra về, nhưng một mực giữ Lê Sát lại.
Lê Hổ bèn nói:
“ Người tài ra sức giết giặc giúp nước là chuyện nên làm. Uy dũng của Lê Sát mà để mai một ở Lam Sơn làm ruộng bẫy thú thì thật đáng tiếc. Miễn là cậu Sát không phản đối, thì thần không có ý kiến. ”
Lê Sát bèn nâng ba chung uống cạn, giọng sang sảng:
“ Bà lớn Lam Sơn có ơn tri ngộ với tại hạ. Tuy nay vì vận nước mà giúp thánh thượng đánh giặc, nhưng tôi trung không thờ hai chủ, thế nên mong bệ hạ đừng ban cho Sát chức quan hay thưởng vàng thưởng lụa gì cả! Còn Lê Sát uống ba chén này, là xin thề trước hồn thiêng hai vị tiên đế Đinh – Lê là sẽ chém giúp bệ hạ ba tướng Minh trước đã! Sau đó đi hay ở xin thánh thượng hãy để tôi tự định đoạt! ”
Trần Quý Khoáng tiếc tướng giỏi, đang định lựa lời thuyết phục Lê Sát về dưới trướng mình luôn thì Đặng Dung đã ngăn lại. Y nói:
“ Thánh thượng đừng vội, cứng quá sẽ gãy, lạt mềm buộc mới chặt. Người tài thế này mình ắt phải giữ lại, nhưng không thể gấp! Trước cứ đáp ứng y để y thấy cái đức rộng rãi của bệ hạ, cũng như cho y thấy người coi trọng y tới mức nào… Đợi đến lúc vào sinh ra tử lâu ngày, nghĩa sâu ơn nặng rồi, lo gì y không quy thuận? ”
Trùng Quang đế cho lời ấy rất phải, bèn không kì kèo thêm, khảng khái đáp ứng yêu cầu của Lê Sát.
Thế là Giản Định đế được tôn làm thái thượng hoàng, Lê Hổ tự mình về Lam Sơn chuẩn bị chuyện cưới hỏi với Trịnh Ngọc Lữ. Còn Lê Sát thì theo Trùng Quang đánh quân Minh… Sau này lời đồn truyền ra, một hóa mười, mười thành trăm, không hiểu ra sao mà chính sử chép rằng Trần Quý Khoáng đem quân đánh úp quân của Giản Định ở thành Ngự Thiên. Bộ tướng của Ngỗi theo mẹ y dấy binh ở sông Hát hòng giảy vây cho y nhưng không thành. Sau đó Trần Quý Khoáng mặc áo vải đến đón Trần Ngỗi, nhận Giản Định làm thái thượng hoàng, cùng tận lực chống Minh. Tiếc thay sử gia không có ở trong cung, chẳng thể nào nhìn cảnh Giản Định lặng yên rơi lệ…
Tối đó…
Trăng như hổ thẹn, trốn vào đám mây…
Một vua, một tôi, đứng bên bờ Hoàng Long, mắt ngắm giang sơn tú lệ…
Người thường sợ đêm đen, sợ quỷ ma gào rú…
Nhưng chỉ có kẻ từ sa trường trở về, mới thấy cảnh đêm thật đẹp. Không còn tiếng đao kiếm, không còn tiếng gào thét.
Tĩnh lặng.
Như vốn dĩ nó phải vậy.
Đêm đen nuốt lấy ánh lửa rực, mùi khói nồng, giọng pháo gầm, tiếng vó ngựa, hoàn trả lại cho núi sông một chút diễm lệ, một nét nên thơ, một khắc yên bình…
Gió khẽ lay ngọn cây…
Thực ra là cây động, hay lòng người dao động?
Nguyễn Quỹ đến gặp Trần Ngỗi.
“ Thánh thượng cho gọi thần? ”
Trần Ngỗi đứng dưới ánh trăng bàng bạc, năm ngón tay nhẹ miết lấy vạt áo cổn. Y cứ đứng đực ra đấy mà không lên tiếng, tự nhiên Nguyễn Quỹ cũng sẽ không phá hỏng tâm trạng của y.
Phải một lúc sau, Trần Ngỗi mới lên tiếng:
“ Nguyễn Quỹ, cậu có thấy ta rất ngu hay không? ”
Nguyễn Quỹ nhỏ giọng:
“ Mạt tướng quả thực không hiểu tại sao người phải chắp cả hai tay dâng giang sơn cẩm tú mình phải chịu khổ chịu nhục giành được cho thằng nhãi con Quý Khoáng. ”
Y ngừng một lúc, đoạn vung thanh đao lạ một cái thật mạnh vào không khí…
Như để phụ họa cho quyết tâm sắt đá của mình.
“ Nhưng thánh thượng làm như vậy, tự nhiên đã suy nghĩ cẩn thận, có dụng ý riêng. Nguyễn Quỹ này không giỏi trí mưu, chỉ có chút võ dũng không đáng nhắc tới, tự nhiên sẽ không hoài nghi bệ hạ. ”
“ Nhưng… không phải nhà ngươi cũng không tin chuyện ta không giết hai người Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân hay sao? ”
Trần Ngỗi hỏi lại.
Giọng y đã có phần gấp gáp.
Nguyễn Quỹ nghe xong, bèn đáp:
“ Thần không tin những gì mình nghe, chỉ tin những gì mình thấy. Nên thần không tin bệ hạ, cũng không tin thế nhân. ”
Ngưng một chút, Nguyễn Quỹ chợt quỳ một gối xuống, nói rất dõng dạc:
“ Nguyễn Quỹ thân nam nhi không trọn vẹn, song há lại có thể hổ thẹn với hai chữ Nam Nhi? Thần thờ bệ hạ là minh chúa, trước đây cũng vậy, sau này cũng vậy… Ngai vàng kia cứ để thằng ranh con đó ngồi đi! Nguyễn Quỹ này trước sau chưa từng thờ một cái ghế! ”
Khi đó, Trần Ngỗi ứa lệ…
Làm vua, có trung thần như thế, không nghe y thì nghe ai??
“ Ta không phải minh quân, hổ thẹn với các bậc tiên đế. ”
“ Thần tài hèn sức mọn, quả thực cố gắng cả đời cũng không thể làm được như ngài Lý Thường Kiệt… ”
Trần Ngỗi bất giác ngâm thơ:
“ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư!
Tiệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư!
Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm?
Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư! ”
Nguyễn Quỹ cũng họa theo…
“ Nam Nhi Vị Liễu Công Danh Trái
Tu Thính Nhân Gian Thuyết Vũ Hầu! ”
Hai người, một vua một tôi, một kẻ làm vua không giỏi, một người làm tôi chẳng hay, tại chốn này cùng ngửa mặt nhìn trời mà cười vang ba tiếng.
Ba tiếng cười.
Một tiếng không màng thế nhân đàm tiếu, thanh sử chê bai!
Một tiếng không màng sống chết, thề đuổi quân thù!
Một tiếng sau cùng, là cười vào mặt ngoại xâm vô tri!
Tiếu thanh chìm dần, vỡ thành nước mắt…
“ Chửi hay lắm! Không oan chút nào! Ta đúng là một hoàng đế tồi… ”
Trần Ngỗi say trong đêm trăng, cười vang ba tiếng.
Muốn giữ được mạng Trần Ngỗi, yên được lòng dân trong thiên hạ, thì phải có người gánh thay cái tội giết công thần, cũng là để cho Đặng Dung một câu trả lời đích đáng. Trần Quý Khoáng trước là cho Trần Ngỗi một chức thái thượng hoàng danh không xứng với thực, nhưng chuyện chưa thể yên ở đấy được…
Lòng trung của Nguyễn Quỹ thực không phải bàn.
Biết bản thân là hoạn quan thân tín của Trần Ngỗi, y bèn tự khai bản thân và Nguyễn Mộng Trang chính là hai tên gian thần đã đàm tiếu trước mặt Giản Định, khiến y giết hai người Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân.
Sau khi sửa soạn một phong thư tuyệt mệnh, Nguyễn Quỹ xin Trần Quý Khoáng ban cho một bình rượu độc, lặng lẽ uống cạn…
Rồi ra đi…
Thanh thản lạ.
Trần Ngỗi lại cười tự giễu…
Y quả thực không biết làm vua!
Cầm hai tờ thư tuyệt mệnh, một của Nguyễn Quỹ, một của Trần Triệu Cơ, mà Giản Định đế trào huyết lệ…
“ Thần có sống cũng không muốn phục Đặng Dung, không chịu thờ Quý Khoáng. Sống lay sống lắt trái với lương tâm, chẳng bằng làm một chuyện cuối cùng cho thánh thượng… Thần có chút võ vẽ, giết địch cả đời không bằng thánh thượng chỉ huy ba quân, một đòn trẻ tre quét tan quân thù. Xin người chớ bận lòng, cũng đừng theo thần, bằng không Nguyễn Quỹ có làm quỷ, cũng không muốn thấy mặt người…
Gian thần không tiện để thánh thượng thờ phụng cúng viếng, sau này lên sa trường ngài giết một tướng giặc thì tế thần một chén rượu, chém một vạn giặc thì cúng cho thần bữa cơm đạm bạc với ít vàng mã là được.
Lời lẽ bức thư này thật là đại nghịch bất đạo! Nhưng thần đây đã lìa đời, còn sợ cái gì nữa?
Nguyễn Quỹ tuyệt bút… ”
Trần Ngỗi cười vang ba tiếng.
Một tiếng không màng thế nhân đàm tiếu, thanh sử chê bai!
Một tiếng không màng sống chết, thề đuổi quân thù!
Một tiếng sau cùng, là cười vào mặt ngoại xâm vô tri!
Khác biệt duy nhất là lần này không còn Nguyễn Quỹ ở đây mà cuồng tiếu cùng y được nữa.
Tác giả :
Nghịch Tử