Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 23: Phụ chương: Bàn về người con gái trong đời sống văn hoá Việt Nam (2)
Ngày 8/3, tác giả muốn chúc một nửa của thế giới mãi vui tươi, trẻ trung, xinh xắn. Và quan trọng là sống hết mình, theo cách mình muốn và làm điều mình thích, mãi tin vào điều bản thân vẫn hằng tin tưởng, theo đuổi ước mơ của bản thân đến cùng,
Nhân ngày hôm nay, mình muốn viết một phụ chương bàn về nữ quyền trong văn hoá Việt Nam
Nữ quyền. Đối với xã hội phong kiến trọng nữ khinh nam, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô thì nghe sao nó xa vời quá nhỉ? Nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo Tàu, nhưng lại khác hẳn Trung Quốc về sự ảnh hưởng của phái nữ trong đời sống.
Trong văn hoá dân gian, nước ta theo đạo mẫu. Trái với trung quốc, nơi các nữ thần không có thực quyền quá lớn, thì ở ta ngoại trừ ông trời, tứ phủ đều được đứng đầu bởi các mẫu - là nữ.
Trong đó Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử - còn được phụng thờ rộng rãi hơn cả cha mình. Mẫu Thượng Ngàn đứng thứ hai, thống lĩnh núi non, mọi sản vật và tài sản, sự giàu sang và hạnh phúc, mắn đẻ. Mẫu Thoải thì là chúa vùng sông nước, còn Mẫu Địa Phủ thì cai quản nhân gian và thế giới của người chết.
Nghề dệt, tương truyền cũng do một nàng Mị Nương ( lưu ý, Mị Nương là cách gọi công chúa dưới thời Văn Lang chứ không phải tên riêng) sáng tạo. Trong truyền thuyết, mẹ Âu Cơ là người đầu tiên dạy dân làm thuốc. Cổ tích nước ta từng có nhiều truyện kể về chồng dại vợ khôn, gái ngoan dạy chồng…v.v… trong tích cổ Ao Phật, trong khi đấng mày râu trốn chui trốn lủi trong chùa vì sợ thì bà Am, hiền lành nhất xóm, dám vác đao ra chém đứt cả chân Chằn Tinh.
Nước ta cũng có nhiều nữ thi sĩ như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan tài hoa chẳng kém đấng mày râu ( dù thời phong kiến việc con gái đi học cực kì hiếm), trong đó hiện tượng nổi lên " ngông " nhất, nghịch ngợm nhất song cũng đặc biệt nhất chính là Hồ Xuân Hương. Những bài thơ của bà như bài quả mít chẳng hạn, nó tục mà không vô duyên, dung dị xuồng xã mà vẫn đầy ý nghĩa.
Trong xã hội phong kiến xưa và nay, nhìn khắp chiều dài lịch sử Trung Quốc, với tam tòng tứ đức của Nho giáo, chưa một nữ sĩ hiếm hoi nào dám vịnh người con gái mà phơi bày tất cả những gì sâu kín nhất như Hồ Xuân Hương.
Trong lịch sử, nước ta từng có nhiều bậc nữ anh hùng, uy linh thần võ nào chịu kém đấng đàn ông đàn ang. Hai bà Trưng, bà Triệu, Bùi Thị Xuân… Hai công chúa nhà Trần tuẫn quốc phá quân thuyền giặc Mông. Nhiều nguồn gốc cho rằng bà Chúa Bơi ( họ Phạm) ngày xưa là người dạy ngón lặn lành nghề cho Phạm Thế Hiển, tức Yết Kiêu sau này.
Hoàng hậu họ Dương nhà Đinh dám cởi áo hoàng bào con trao cho Lê Hoàn, sử Tàu chưa có một ai. Ỷ Lan được Lí Thường Kiệt ủng hộ, buông rèm nhiếp chính hai lần khiến nhà Lí thịnh vượng nhiều năm. Còn sử tàu? Than ôi, nữ nhi anh hào thì ít, mà bình hoa hại nước thì nhiều. Mộc Quế Anh, Hoa Mộc Lan thì chẳng mấy, chỉ toàn thấy nào là Muội Hỉ, Bao Tự, Đắc Kỷ…v.v…
Cũng chỉ có Việt Nam ta, một nước phong kiến nửa phụ hệ ( tính từ sau 1000 năm bắc thuộc), mà dân lại dám mỉa mai đấng mày râu có quyền lực tối cao trong xã hội phong kiến:
" Làm trai cho đáng thân trai
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng "
Kết luận: có một sự khác biệt lớn giữa nước nam và bắc quốc. Người Trung Quốc cho rằng nữ nhi chỉ cần đẹp, chỉ cần giỏi nữ công gia chánh, chỉ cần đủ tam tòng tứ đức là được. Nên họ chỉ có mĩ nhân ( hay ít ra là họ tự sướng với nhau thế) chứ không có các nữ anh hùng tài sắc vẹn toàn, ra ngoài đánh giặc về nhà đảm đang như ở ta. Có thể thấy câu danh ngôn của các cụ: " giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh " không chỉ đơn thuần là một lời kêu gọi. Nó còn là một sự khẳng định, khẳng định tài năng, khẳng định trí tuệ của người con gái Lĩnh Nam.
Cuối cùng, xin gửi tới các bạn nữ giới bài thơ ngắn sưu tầm được. Không tả những cái liễu yếu đào thơ của nữ giới, mà tập trung vào sự cân quắc anh thư của phái nữ nói chung và hai bà Trưng nói riêng.
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tiến gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục, hai là Bá vương
Nhân ngày hôm nay, mình muốn viết một phụ chương bàn về nữ quyền trong văn hoá Việt Nam
Nữ quyền. Đối với xã hội phong kiến trọng nữ khinh nam, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô thì nghe sao nó xa vời quá nhỉ? Nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo Tàu, nhưng lại khác hẳn Trung Quốc về sự ảnh hưởng của phái nữ trong đời sống.
Trong văn hoá dân gian, nước ta theo đạo mẫu. Trái với trung quốc, nơi các nữ thần không có thực quyền quá lớn, thì ở ta ngoại trừ ông trời, tứ phủ đều được đứng đầu bởi các mẫu - là nữ.
Trong đó Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử - còn được phụng thờ rộng rãi hơn cả cha mình. Mẫu Thượng Ngàn đứng thứ hai, thống lĩnh núi non, mọi sản vật và tài sản, sự giàu sang và hạnh phúc, mắn đẻ. Mẫu Thoải thì là chúa vùng sông nước, còn Mẫu Địa Phủ thì cai quản nhân gian và thế giới của người chết.
Nghề dệt, tương truyền cũng do một nàng Mị Nương ( lưu ý, Mị Nương là cách gọi công chúa dưới thời Văn Lang chứ không phải tên riêng) sáng tạo. Trong truyền thuyết, mẹ Âu Cơ là người đầu tiên dạy dân làm thuốc. Cổ tích nước ta từng có nhiều truyện kể về chồng dại vợ khôn, gái ngoan dạy chồng…v.v… trong tích cổ Ao Phật, trong khi đấng mày râu trốn chui trốn lủi trong chùa vì sợ thì bà Am, hiền lành nhất xóm, dám vác đao ra chém đứt cả chân Chằn Tinh.
Nước ta cũng có nhiều nữ thi sĩ như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan tài hoa chẳng kém đấng mày râu ( dù thời phong kiến việc con gái đi học cực kì hiếm), trong đó hiện tượng nổi lên " ngông " nhất, nghịch ngợm nhất song cũng đặc biệt nhất chính là Hồ Xuân Hương. Những bài thơ của bà như bài quả mít chẳng hạn, nó tục mà không vô duyên, dung dị xuồng xã mà vẫn đầy ý nghĩa.
Trong xã hội phong kiến xưa và nay, nhìn khắp chiều dài lịch sử Trung Quốc, với tam tòng tứ đức của Nho giáo, chưa một nữ sĩ hiếm hoi nào dám vịnh người con gái mà phơi bày tất cả những gì sâu kín nhất như Hồ Xuân Hương.
Trong lịch sử, nước ta từng có nhiều bậc nữ anh hùng, uy linh thần võ nào chịu kém đấng đàn ông đàn ang. Hai bà Trưng, bà Triệu, Bùi Thị Xuân… Hai công chúa nhà Trần tuẫn quốc phá quân thuyền giặc Mông. Nhiều nguồn gốc cho rằng bà Chúa Bơi ( họ Phạm) ngày xưa là người dạy ngón lặn lành nghề cho Phạm Thế Hiển, tức Yết Kiêu sau này.
Hoàng hậu họ Dương nhà Đinh dám cởi áo hoàng bào con trao cho Lê Hoàn, sử Tàu chưa có một ai. Ỷ Lan được Lí Thường Kiệt ủng hộ, buông rèm nhiếp chính hai lần khiến nhà Lí thịnh vượng nhiều năm. Còn sử tàu? Than ôi, nữ nhi anh hào thì ít, mà bình hoa hại nước thì nhiều. Mộc Quế Anh, Hoa Mộc Lan thì chẳng mấy, chỉ toàn thấy nào là Muội Hỉ, Bao Tự, Đắc Kỷ…v.v…
Cũng chỉ có Việt Nam ta, một nước phong kiến nửa phụ hệ ( tính từ sau 1000 năm bắc thuộc), mà dân lại dám mỉa mai đấng mày râu có quyền lực tối cao trong xã hội phong kiến:
" Làm trai cho đáng thân trai
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng "
Kết luận: có một sự khác biệt lớn giữa nước nam và bắc quốc. Người Trung Quốc cho rằng nữ nhi chỉ cần đẹp, chỉ cần giỏi nữ công gia chánh, chỉ cần đủ tam tòng tứ đức là được. Nên họ chỉ có mĩ nhân ( hay ít ra là họ tự sướng với nhau thế) chứ không có các nữ anh hùng tài sắc vẹn toàn, ra ngoài đánh giặc về nhà đảm đang như ở ta. Có thể thấy câu danh ngôn của các cụ: " giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh " không chỉ đơn thuần là một lời kêu gọi. Nó còn là một sự khẳng định, khẳng định tài năng, khẳng định trí tuệ của người con gái Lĩnh Nam.
Cuối cùng, xin gửi tới các bạn nữ giới bài thơ ngắn sưu tầm được. Không tả những cái liễu yếu đào thơ của nữ giới, mà tập trung vào sự cân quắc anh thư của phái nữ nói chung và hai bà Trưng nói riêng.
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tiến gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục, hai là Bá vương
Tác giả :
Nghịch Tử