Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 189: Hồi hai mươi (9)
Quay lại Lam Sơn…
Sau lần hội ngộ với ông thầy xem tướng cổ quái, Lê Hổ an ổn ở lại Lam Sơn, sống những tháng ngày bình đạm mà không bình đạm.
Mộc Thạnh cho người đến hỏi tội, rằng tại sao lần trước đánh quân Hậu Trần chúng huy động tráng đinh các làng các thôn mà Lam Sơn lại cứ lần lữa không chịu giao người. Song bà Thương đã lựa lời giải thích với tay sứ giả, lại đút lót tiền của, thành thử chuyện to hoá nhỏ chuyện nhỏ thành không.
Hôm trước Lê Hổ ngồi trong buồng, nghe u dạy đến tận khuya. Thì ra Đinh Lễ vừa về là thuật lại hết trận Bô Cô hãn cho bà Thương nghe. Lúc nắm rõ mọi chuyện, bà bèn gọi Lê Hổ vào.
“ Con có biết tại sao lần ấy Mộc Thạnh lại cho quân đánh vào mặt chết của núi Thuý không? ”
“ Do con và Đinh Lễ đánh chết được dọ thám của chúng. ”
Lê Hổ nói.
Kì thực trước khi Lưu Tuấn cầm đại binh đến đánh, Lê Hổ và thủ hạ có bắt được mấy tên dọ thám liền.
Bà Thương lại hỏi:
“ Cái đó con làm đúng. Thế con có biết tại sao kế điệu hổ li sơn của Mộc Thạnh lại thành không? ”
“ Do con. ”
Lê Hổ cắn rang, cúi đầu thấp xuống.
Cậu cũng từng suy nghĩ lại chuyện hôm đó. Nếu không phải do có cậu chàng trấn giữ mặt đông núi Thúy,. Đinh Lễ lại đến cầu tình, không chắc gì Đặng Tất chịu phát binh để gian kế của Mộc Thạnh được thành.
“ Không phải. ”
“ U đừng an ủi con, con… ”
Lê Hổ thở dài, muốn gạt chuyện này đi, thì bà Thương đã nghiêm giọng trừng mắt lên.
“ Nghĩ cho kỹ rồi hẵng nói. ”
Cậu chàng không khỏi ra chiều khó hiểu.
Mọi chuyện chẳng phải đã rõ mười mười rồi ư?
Trừ phi, còn có ẩn tình khác…
Bà Thương thấy thằng con u u mê mê, mờ mịt không hiểu gì chỉ đành thở dài một hơi, rồi nhắc khéo:
“ Hôm trước Giản Định vừa chiêu cáo thiên hạ, người có công lớn nhất trong trận Bô Cô là Trần Triệu Cơ. Y dùng khổ nhục kế trá hàng, nằm gai nếm mật chỉ chờ đến hôm ấy. Quân cơ của quân Minh, sách lược của Mộc Thạnh kì thực Đặng Tất đều đã biết từ trước. ”
Lê Hổ sững người.
Cậu nghe phong thanh trong quân rằng hôm ấy Mộc Thạnh dùng kế điệu hổ li sơn, đánh thẳng lên núi Thúy. Nào ngờ Đặng Tất tương kế tựu kế, mai phục sẵn hỏa trận và hỏa pháo oanh tạc đỉnh núi, chuyển bại thành thắng. Bây giờ nhớ lại, nếu Đặng Tất không biết trước sách lược của Mộc Thạnh, há lại đi bày nhiều trò rườm rà đến thế?
Mà nếu những gì Giản Định chiêu cáo thiên hạ là thật, thì chẳng phải những người đã ngã xuống ở đằng tây núi Thúy hôm ấy đã hi sinh một cách vô nghĩa hay sao?
“ Hổ, u biết tính mày lương thiện, không muốn ai phải ngã xuống vô ích. Ấy là chuyện tốt. Thế nhưng chiến trường hung hiểm ai nói trước được chữ ngờ? Thiết nghĩ Đặng quốc công cũng đã hết lòng hết dạ rồi, chỉ do không biết trước được Mộc Thạnh xuất quân lúc nào, nên mới chậm một bước như thế, khiến quân tướng phải hi sinh oan uổng… ”
Lê Hổ nghe u giải thích, nhất thời hiểu ra rất nhiều chuyện. Một chút bất mãn với cách hành xử của Đặng Tất cũng tiêu tan quá nửa.
“ Hổ, con không muốn thí mạng người, nhưng cũng đừng cấm người khác hi sinh vì Đại Việt. Các cụ dạy chết vinh còn hơn sống nhục, đói cho sạch rách cho thơm không phải để chơi. Chính cái tính cứng cỏi, có tan thây nát xác cũng không chịu uốn gối cong lưng làm nô làm đãi cho người mới có dân tộc ta hôm nay. ”
Hai người còn nói chuyện một lúc lâu. Đạo làm người, làm tướng, tề gia trị quốc ra sao bà Thương đều truyền dạy hết cho con. Bà nói đến đâu, những chỗ trong kinh sử Lê Hổ vốn thấy bế tắc, nay đều dung hội quán thông. Hai người đàm luận đến quên cả thời gian, lúc ngẩng đầu lên thì trời đã tối mịt. Bà Thương thấy vậy mới ngưng, cho người dưới dọn cơm canh lên…
Lần đầu tiên sau nhiều năm bất hòa, mẹ con hai người mới có thể nói chuyện với nhau lâu đến vậy. Lê Hổ phát hiện, giờ đây bà Thương dường như đã an tâm hơn về cậu chàng, ngoài ra cũng nhẫn nại hơn trong việc dạy dỗ. Nếu là ngày trước, nói một hai lần mà cậu vẫn không chịu hiểu, bà sẽ nổi giận đùng đùng. Thì hiện giờ bà Thương đã bình tĩnh hơn, kiên nhẫn giải thích cặn kẽ thiệt hơn được mất cho cậu chàng.
Mặc dù hai người chỉ bàn chuyện công với nhau, nhưng Lê Hổ vẫn có thể cảm nhận được khổ tâm của mẹ. Có nóng có giận cũng chỉ vì mong cậu nên người, có thể kế thừa cơ nghiệp của ông cha.
Sáng hôm sau…
Lê Hổ vừa mới rửa mặt vươn vai, đang định tìm mấy người Ngũ Thư, Lê Sát, Đinh Lễ luyện công một chặp thì từ xa đã có hai người hớt hơ hớt hải chạy đến. Thì ra là Phạm Ngọc Trần và Trịnh Thị Ngọc Lữ.Lê Hổ không khỏi thấy làm lạ. Biểu cảm của hai người trông cứ như thế đang trốn tránh ai vậy. Nhưng Thanh Hóa đến nay nhờ công quán xuyến của bà Thương vẫn thái bình, khác nào thế ngoại đào nguyên giữa thời binh hoang mã loạn?
Cậu chàng bèn ngăn hai người, hỏi:
“ Có chuyện gì mà chạy như ma đuổi thế? ”
Trịnh Ngọc Lữ thấy cậu chàng, hơi gật đầu chào, rồi tiếp:
“ Bẩm cậu lớn, có người tìm đến tính sổ. Hiện giờ Đinh Lễ tướng quân, Lê Sát tướng quân, Lê Lễ giáo đầu đều ra nghênh địch rồi. Ngọc Trần là thân con gái liễu yếu đào thơ, lại sợ chuyện cung kiếm, thành ra mới bảo em dẫn đến một chỗ nào kín kín cho qua cơn sóng gió. ”
Lê Hổ liếc Phạm Ngọc Trần một cái, thầm nghĩ:
[ Quá nửa là đến tìm cô nàng này rồi. ]
Cậu chàng lại hỏi Ngọc Lữ:
“ Kẻ đến là ai? Có đặc điểm gì không? ”
“ Có hai người một trung niên và một thanh niên. Lớn thì chắc cũng bằng tuổi với bà lớn, còn nhỏ thì cùng lứa với cậu. Nghe khẩu âm thì kẻ lớn là người miền ngược, còn người nhỏ thì có vẻ là người vùng xuôi mình. ”
Lê Hổ ngưng lại nghĩ nhanh một lát, rồi nói:
“ Trước tiên em đi cáo chuyện với u một tiếng để bà chủ trì đại cục, ta sẽ ra đó quan sát tình hình trước. Còn Ngọc Trần, tạm thời cô cứ náu ở chỗ ta. ”
Nói rồi dùng khinh công chạy vụt ra đầu làng, thấy quả nhiên có hai người đàn ông lạ mặt đứng chỗ cổng làng bằng đá. Gã thanh niên trẻ mặc trang phục của người Đại Việt, đang qua chiêu với Lê Lễ. Trung niên thì đang ngồi trên mình một con hổ lớn phủ phục ngay cạnh bụi tre, gương mặt phong trần vương một nét cười ngạo nghễ. Trên cần cổ cứng cáp của lão đeo một chuỗi dây dài, lủng lẳng treo cơ man không biết bao nhiêu là nanh hổ vuốt hổ.
Cậu chàng lại chuyển sự chú ý sang chỗ Lê Lễ đang giao chiến với thanh niên kì lạ. Chỉ thấy hai bên đang đánh tới chỗ ác liệt, cơ hồ sắp chuyển thành đấu sinh tử đến nơi. Lê Lễ múa kiếm càng lúc càng nhanh, bao nhiêu chiêu số lợi hại chuyên dùng để khắc địch chế thắng đã dùng ra gần hết. Người thanh niên nọ vẫn thủ vững như núi, liên tiếp tung chưởng đánh trúng vào mặt kiếm, đẩy lệch hết chiêu số của Lê Lễ.
Lúc này, Lê Sát và Đinh Lễ cũng bị tiếng giao đấu hấp dẫn đến.
Thấy có người đang đánh nhau với Lê Lễ, cả hai bèn thấy ngứa ngáy. Ánh mắt của Đinh Lễ và Lê Sát đồng thời giao nhau ở gã trung niên đeo dây chuyền răng hổ, song không ai lỗ mãng ra tay cả. Người trung niên nọ lười biếng liếc xéo cả hai một cái, môi nhếch lên cười khẩy…
Lê Lễ đánh theo hai mươi chiêu thì dồn được thanh niên thần bí vào thế khó. Chỉ thấy kiếm quang chém ra loang loáng cả một góc, vây kín người thanh niên kia vào thiên la địa võng cơ hồ không có lối thoát.
Trung niên thấy thế, nhấn tay vào đầu con hổ đứng thẳng dậy:
“ Xem ra được lão ăn mày kia dạy cho mấy chiêu. Cũng được… ”
Y chắp tay sau lưng, nói bằng chất giọng thản nhiên như không. Lê Lễ thấy gã trung niên nhắc đến sư phụ mình mà thần sắc vẫn trấn định cơ hồ không chút e dè, bèn nhảy lui lại một bước:
“ Nhà ngươi quen gia sư? ”
Nào ngờ, trung niên nọ chỉ cười khẩy một cái, không thèm đáp. Nói đoạn nhìn về phía cậu thanh niên, nói:
“ Đối thủ đã là đồ đệ của cố nhân, ta cũng không làm khó con nữa. Cứ đánh thoải mái đi. ”
Thanh niên nọ như chỉ chờ sư phụ nói vậy, mặt hớn hở như mở cờ trong bụng, cười khì:
“ Thế mà sư phụ không nói sớm. ”
Đoạn, gã nhìn về phía Lê Lễ, nhếch mép lên:
“ Này, giờ ta sẽ đánh hết sức đây, đừng để mất dấu đấy nhé! ”
“ Ngươi… ”
Thấy mình bị trung niên lờ hẳn, còn gã thanh niên lại tỏ ra như thể vẫn nhượng bộ không thèm đánh thật thì Lê Lễ tức lắm. Gã đường đường là tướng quân, trước đây trong giang hồ còn được gọi là Huyết Kiếm Thiên Công kia mà. Nói đoạn, y búng ngón tay lên thanh kiếm đánh tách một cái, nói:
“ Giải quyết nhà ngươi xong, ta sẽ hỏi sư phụ ngươi cho ra nhẽ. ”
“ Ngươi không đủ sức đâu. Nếu sư phụ ra tay thì một chiêu ngươi cũng chẳng tiếp được. ”
Thanh niên nọ nhún vai, nhẹ giọng.
“ Cái gì? ”
Lê Lễ tức mình, vận khí bắn vọt về phía đối thủ, kiếm vẽ nên một hình vòng cung mê hoặc.
Bóng Trăng Tây Hồ!
Nào ngờ, thanh niên nọ đột nhiên gầm lên một tiếng, cả người toát lên một thứ dã tính như thú hoang. Thoắt một cái từ gã trai nhăn nhăn nhở nhở, y bỗng hóa thành một con mãnh hổ chuẩn bị săn mồi.
Vụt.
Biến mất…
Trước khi Lê Lễ kịp phản ứng lại, thì sau đầu đã thấy có kình phong đánh úp lại.
Bốp!
Cổ tay của thanh niên trúng phải một đòn trước khi kịp giáng một đòn quyết định vào hậu tâm Lê Lễ. Gã rên lên một tiếng vì đau, đoạn nhảy lộn người lại, chân đạp mấy cái xuống đất.
Một quả cau bằng đồng lăn xuống chân Lê Lễ.
Sau lần hội ngộ với ông thầy xem tướng cổ quái, Lê Hổ an ổn ở lại Lam Sơn, sống những tháng ngày bình đạm mà không bình đạm.
Mộc Thạnh cho người đến hỏi tội, rằng tại sao lần trước đánh quân Hậu Trần chúng huy động tráng đinh các làng các thôn mà Lam Sơn lại cứ lần lữa không chịu giao người. Song bà Thương đã lựa lời giải thích với tay sứ giả, lại đút lót tiền của, thành thử chuyện to hoá nhỏ chuyện nhỏ thành không.
Hôm trước Lê Hổ ngồi trong buồng, nghe u dạy đến tận khuya. Thì ra Đinh Lễ vừa về là thuật lại hết trận Bô Cô hãn cho bà Thương nghe. Lúc nắm rõ mọi chuyện, bà bèn gọi Lê Hổ vào.
“ Con có biết tại sao lần ấy Mộc Thạnh lại cho quân đánh vào mặt chết của núi Thuý không? ”
“ Do con và Đinh Lễ đánh chết được dọ thám của chúng. ”
Lê Hổ nói.
Kì thực trước khi Lưu Tuấn cầm đại binh đến đánh, Lê Hổ và thủ hạ có bắt được mấy tên dọ thám liền.
Bà Thương lại hỏi:
“ Cái đó con làm đúng. Thế con có biết tại sao kế điệu hổ li sơn của Mộc Thạnh lại thành không? ”
“ Do con. ”
Lê Hổ cắn rang, cúi đầu thấp xuống.
Cậu cũng từng suy nghĩ lại chuyện hôm đó. Nếu không phải do có cậu chàng trấn giữ mặt đông núi Thúy,. Đinh Lễ lại đến cầu tình, không chắc gì Đặng Tất chịu phát binh để gian kế của Mộc Thạnh được thành.
“ Không phải. ”
“ U đừng an ủi con, con… ”
Lê Hổ thở dài, muốn gạt chuyện này đi, thì bà Thương đã nghiêm giọng trừng mắt lên.
“ Nghĩ cho kỹ rồi hẵng nói. ”
Cậu chàng không khỏi ra chiều khó hiểu.
Mọi chuyện chẳng phải đã rõ mười mười rồi ư?
Trừ phi, còn có ẩn tình khác…
Bà Thương thấy thằng con u u mê mê, mờ mịt không hiểu gì chỉ đành thở dài một hơi, rồi nhắc khéo:
“ Hôm trước Giản Định vừa chiêu cáo thiên hạ, người có công lớn nhất trong trận Bô Cô là Trần Triệu Cơ. Y dùng khổ nhục kế trá hàng, nằm gai nếm mật chỉ chờ đến hôm ấy. Quân cơ của quân Minh, sách lược của Mộc Thạnh kì thực Đặng Tất đều đã biết từ trước. ”
Lê Hổ sững người.
Cậu nghe phong thanh trong quân rằng hôm ấy Mộc Thạnh dùng kế điệu hổ li sơn, đánh thẳng lên núi Thúy. Nào ngờ Đặng Tất tương kế tựu kế, mai phục sẵn hỏa trận và hỏa pháo oanh tạc đỉnh núi, chuyển bại thành thắng. Bây giờ nhớ lại, nếu Đặng Tất không biết trước sách lược của Mộc Thạnh, há lại đi bày nhiều trò rườm rà đến thế?
Mà nếu những gì Giản Định chiêu cáo thiên hạ là thật, thì chẳng phải những người đã ngã xuống ở đằng tây núi Thúy hôm ấy đã hi sinh một cách vô nghĩa hay sao?
“ Hổ, u biết tính mày lương thiện, không muốn ai phải ngã xuống vô ích. Ấy là chuyện tốt. Thế nhưng chiến trường hung hiểm ai nói trước được chữ ngờ? Thiết nghĩ Đặng quốc công cũng đã hết lòng hết dạ rồi, chỉ do không biết trước được Mộc Thạnh xuất quân lúc nào, nên mới chậm một bước như thế, khiến quân tướng phải hi sinh oan uổng… ”
Lê Hổ nghe u giải thích, nhất thời hiểu ra rất nhiều chuyện. Một chút bất mãn với cách hành xử của Đặng Tất cũng tiêu tan quá nửa.
“ Hổ, con không muốn thí mạng người, nhưng cũng đừng cấm người khác hi sinh vì Đại Việt. Các cụ dạy chết vinh còn hơn sống nhục, đói cho sạch rách cho thơm không phải để chơi. Chính cái tính cứng cỏi, có tan thây nát xác cũng không chịu uốn gối cong lưng làm nô làm đãi cho người mới có dân tộc ta hôm nay. ”
Hai người còn nói chuyện một lúc lâu. Đạo làm người, làm tướng, tề gia trị quốc ra sao bà Thương đều truyền dạy hết cho con. Bà nói đến đâu, những chỗ trong kinh sử Lê Hổ vốn thấy bế tắc, nay đều dung hội quán thông. Hai người đàm luận đến quên cả thời gian, lúc ngẩng đầu lên thì trời đã tối mịt. Bà Thương thấy vậy mới ngưng, cho người dưới dọn cơm canh lên…
Lần đầu tiên sau nhiều năm bất hòa, mẹ con hai người mới có thể nói chuyện với nhau lâu đến vậy. Lê Hổ phát hiện, giờ đây bà Thương dường như đã an tâm hơn về cậu chàng, ngoài ra cũng nhẫn nại hơn trong việc dạy dỗ. Nếu là ngày trước, nói một hai lần mà cậu vẫn không chịu hiểu, bà sẽ nổi giận đùng đùng. Thì hiện giờ bà Thương đã bình tĩnh hơn, kiên nhẫn giải thích cặn kẽ thiệt hơn được mất cho cậu chàng.
Mặc dù hai người chỉ bàn chuyện công với nhau, nhưng Lê Hổ vẫn có thể cảm nhận được khổ tâm của mẹ. Có nóng có giận cũng chỉ vì mong cậu nên người, có thể kế thừa cơ nghiệp của ông cha.
Sáng hôm sau…
Lê Hổ vừa mới rửa mặt vươn vai, đang định tìm mấy người Ngũ Thư, Lê Sát, Đinh Lễ luyện công một chặp thì từ xa đã có hai người hớt hơ hớt hải chạy đến. Thì ra là Phạm Ngọc Trần và Trịnh Thị Ngọc Lữ.Lê Hổ không khỏi thấy làm lạ. Biểu cảm của hai người trông cứ như thế đang trốn tránh ai vậy. Nhưng Thanh Hóa đến nay nhờ công quán xuyến của bà Thương vẫn thái bình, khác nào thế ngoại đào nguyên giữa thời binh hoang mã loạn?
Cậu chàng bèn ngăn hai người, hỏi:
“ Có chuyện gì mà chạy như ma đuổi thế? ”
Trịnh Ngọc Lữ thấy cậu chàng, hơi gật đầu chào, rồi tiếp:
“ Bẩm cậu lớn, có người tìm đến tính sổ. Hiện giờ Đinh Lễ tướng quân, Lê Sát tướng quân, Lê Lễ giáo đầu đều ra nghênh địch rồi. Ngọc Trần là thân con gái liễu yếu đào thơ, lại sợ chuyện cung kiếm, thành ra mới bảo em dẫn đến một chỗ nào kín kín cho qua cơn sóng gió. ”
Lê Hổ liếc Phạm Ngọc Trần một cái, thầm nghĩ:
[ Quá nửa là đến tìm cô nàng này rồi. ]
Cậu chàng lại hỏi Ngọc Lữ:
“ Kẻ đến là ai? Có đặc điểm gì không? ”
“ Có hai người một trung niên và một thanh niên. Lớn thì chắc cũng bằng tuổi với bà lớn, còn nhỏ thì cùng lứa với cậu. Nghe khẩu âm thì kẻ lớn là người miền ngược, còn người nhỏ thì có vẻ là người vùng xuôi mình. ”
Lê Hổ ngưng lại nghĩ nhanh một lát, rồi nói:
“ Trước tiên em đi cáo chuyện với u một tiếng để bà chủ trì đại cục, ta sẽ ra đó quan sát tình hình trước. Còn Ngọc Trần, tạm thời cô cứ náu ở chỗ ta. ”
Nói rồi dùng khinh công chạy vụt ra đầu làng, thấy quả nhiên có hai người đàn ông lạ mặt đứng chỗ cổng làng bằng đá. Gã thanh niên trẻ mặc trang phục của người Đại Việt, đang qua chiêu với Lê Lễ. Trung niên thì đang ngồi trên mình một con hổ lớn phủ phục ngay cạnh bụi tre, gương mặt phong trần vương một nét cười ngạo nghễ. Trên cần cổ cứng cáp của lão đeo một chuỗi dây dài, lủng lẳng treo cơ man không biết bao nhiêu là nanh hổ vuốt hổ.
Cậu chàng lại chuyển sự chú ý sang chỗ Lê Lễ đang giao chiến với thanh niên kì lạ. Chỉ thấy hai bên đang đánh tới chỗ ác liệt, cơ hồ sắp chuyển thành đấu sinh tử đến nơi. Lê Lễ múa kiếm càng lúc càng nhanh, bao nhiêu chiêu số lợi hại chuyên dùng để khắc địch chế thắng đã dùng ra gần hết. Người thanh niên nọ vẫn thủ vững như núi, liên tiếp tung chưởng đánh trúng vào mặt kiếm, đẩy lệch hết chiêu số của Lê Lễ.
Lúc này, Lê Sát và Đinh Lễ cũng bị tiếng giao đấu hấp dẫn đến.
Thấy có người đang đánh nhau với Lê Lễ, cả hai bèn thấy ngứa ngáy. Ánh mắt của Đinh Lễ và Lê Sát đồng thời giao nhau ở gã trung niên đeo dây chuyền răng hổ, song không ai lỗ mãng ra tay cả. Người trung niên nọ lười biếng liếc xéo cả hai một cái, môi nhếch lên cười khẩy…
Lê Lễ đánh theo hai mươi chiêu thì dồn được thanh niên thần bí vào thế khó. Chỉ thấy kiếm quang chém ra loang loáng cả một góc, vây kín người thanh niên kia vào thiên la địa võng cơ hồ không có lối thoát.
Trung niên thấy thế, nhấn tay vào đầu con hổ đứng thẳng dậy:
“ Xem ra được lão ăn mày kia dạy cho mấy chiêu. Cũng được… ”
Y chắp tay sau lưng, nói bằng chất giọng thản nhiên như không. Lê Lễ thấy gã trung niên nhắc đến sư phụ mình mà thần sắc vẫn trấn định cơ hồ không chút e dè, bèn nhảy lui lại một bước:
“ Nhà ngươi quen gia sư? ”
Nào ngờ, trung niên nọ chỉ cười khẩy một cái, không thèm đáp. Nói đoạn nhìn về phía cậu thanh niên, nói:
“ Đối thủ đã là đồ đệ của cố nhân, ta cũng không làm khó con nữa. Cứ đánh thoải mái đi. ”
Thanh niên nọ như chỉ chờ sư phụ nói vậy, mặt hớn hở như mở cờ trong bụng, cười khì:
“ Thế mà sư phụ không nói sớm. ”
Đoạn, gã nhìn về phía Lê Lễ, nhếch mép lên:
“ Này, giờ ta sẽ đánh hết sức đây, đừng để mất dấu đấy nhé! ”
“ Ngươi… ”
Thấy mình bị trung niên lờ hẳn, còn gã thanh niên lại tỏ ra như thể vẫn nhượng bộ không thèm đánh thật thì Lê Lễ tức lắm. Gã đường đường là tướng quân, trước đây trong giang hồ còn được gọi là Huyết Kiếm Thiên Công kia mà. Nói đoạn, y búng ngón tay lên thanh kiếm đánh tách một cái, nói:
“ Giải quyết nhà ngươi xong, ta sẽ hỏi sư phụ ngươi cho ra nhẽ. ”
“ Ngươi không đủ sức đâu. Nếu sư phụ ra tay thì một chiêu ngươi cũng chẳng tiếp được. ”
Thanh niên nọ nhún vai, nhẹ giọng.
“ Cái gì? ”
Lê Lễ tức mình, vận khí bắn vọt về phía đối thủ, kiếm vẽ nên một hình vòng cung mê hoặc.
Bóng Trăng Tây Hồ!
Nào ngờ, thanh niên nọ đột nhiên gầm lên một tiếng, cả người toát lên một thứ dã tính như thú hoang. Thoắt một cái từ gã trai nhăn nhăn nhở nhở, y bỗng hóa thành một con mãnh hổ chuẩn bị săn mồi.
Vụt.
Biến mất…
Trước khi Lê Lễ kịp phản ứng lại, thì sau đầu đã thấy có kình phong đánh úp lại.
Bốp!
Cổ tay của thanh niên trúng phải một đòn trước khi kịp giáng một đòn quyết định vào hậu tâm Lê Lễ. Gã rên lên một tiếng vì đau, đoạn nhảy lộn người lại, chân đạp mấy cái xuống đất.
Một quả cau bằng đồng lăn xuống chân Lê Lễ.
Tác giả :
Nghịch Tử