Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 101: Hồi mười ba (4)
Lại nói chuyện Lê Hổ, Trần Ngỗi được người ngư phủ kì lạ ra tay cứu giúp, giờ đang cùng y đi lên phương bắc.
Người ngư phủ nọ tự xưng là Lê Thận, quê gốc vốn ở mạn sông Đà. Nhưng sau này vì chiến hoả, phải chuyển xuống phía nam, dựa vào sông Lam mà mưu sinh. Sau Trần Triệu Cơ triệu tập nghĩa sĩ trong vùng Thiên Quan hay Trường Yên ( Ninh Bình), chiêu binh mãi mã hòng kháng Minh, y mới tìm đến gia nhập.
“ Người bắc phương nuốt lời, lợi dụng đám quan chó quan lợn ở Đông Quan viết chiếu nhập nước Đại Việt thành một quận của chúng. Mỗ chỉ nghe mà cũng thấy sôi hết cả máu tiết. Thế há chẳng phải mỗ bỏ quê bỏ hương, bỏ nhà bỏ cửa chạy để giờ về mo à? ”
Lê Thận hay kể chuyện ngày xưa, quê cũ.
Trần Ngỗi không hứng thú nghe chuyện của kẻ khác, thành ra cứ dừng chân ăn uống là lão thường ngồi một mình một góc.
Lê Hổ vừa nghe chuyện của Lê Thận, vừa gợi chuyện cho Trần Ngỗi. Cậu hết hỏi ông ngày xưa sống trong vương phủ như thế nào, cảm thấy sao về nhà Hồ.
Đàn ông thích nói hơn là thích nghe. Mấy chục ngàn năm, ngàn đời vạn đời, nam giới cũng vẫn ưa thích dùng cái miệng hơn là đôi tai.
Trần Ngỗi thường nói rất nhiều về cuộc sống ngột ngạt năm xưa ở vương phủ, có hôm cả canh giờ không hết chuyện. Cuối ngày mỗi lần uống say khướt, y thường nói:
“ Quân Minh lá mặt lá trái, lòng lang dạ sói. Một mặt là mượn oai nhà Trần ta, mặt khác lại lùng giết đám con cháu như ta, âm mưu khiến hoàng gia tuyệt hậu.
Trần Ngỗi này vẫn lấy đó làm căm tức, những tưởng vùng lên đánh cho chúng một trận ra trò, nhưng bất lực. ”
Lại nói:
“ Hồ Quý Li ra tay giết hại hoàng thân, huynh trưởng ta Trần Ngạc cũng chịu chung phận hẩm hiu bạc mệnh của đấng anh hào. Nay y bị bắt lên phương Bắc, là đáng lắm. ”
Lê Hổ nghe cũng chỉ cười xoà, trong lòng lại ngấm ngầm lấy làm thất vọng.
[ Người này không phải bậc chân long mình nên theo hầu. ]
Cả quãng đường nếu không có Lê Hổ ngồi giữa, có lẽ chỉ nghe tiếng hai người Thận, Ngỗi thay nhau độc thoại suốt.
Cũng may, ba người đi ngựa chừng ba ngày là về đến Mô Độ.
Lê Thận dẫn hai người Lê, Trần đến một làng kia. Đồng lúa mênh mông bát ngát nay chỉ còn mấy cánh chim sẻ mổ đất, lích rích tiếng chuột bới gốc rạ.
Lê Hổ ngồi trên lưng ngựa đi trước, vừa mới thấy mái ngói đỏ au, ngọn tre xanh mướt ẩn ẩn hiện hiện cuối đường, thì hai bên đường đã có bà con chòm xóm đổ ra. Người kết hoa, kẻ đánh trống, ồn ã cả con đường làng vốn dĩ trước giờ đều phi thường yên ắng.
“ Cung nghênh Nhật Nam quận vương. ”
“ Cung nghênh Nhật Nam quận vương. ”
Lê Thận ngồi vắt vẻo trên yên, ngay sau lưng Trần Ngỗi. Lúc này y mới lên tiếng:
“ Hai vị thấy sao? Chủ công mỗ tiếp đón vương gia như thế này, không đến nỗi sơ sài chứ? ”
Trần Ngỗi tấm tắc:
“ Chủ nhân cậu đúng là tin tức linh thông. Một lát nữa Ngỗi ắt phải tự mình đến cảm ơn hậu đãi, luôn tiện hỏi thăm tin tức của Trần Triệu Cơ. ”
Lê Thận lấy tay áo chụp lên mặt, chẳng nói thêm lời nào.
Nói đoạn y chắp tay với bà con đứng đầy hai bên đường, nói to:
“ Được bà con chào đón nồng hậu, Ngỗi thật lấy làm vinh hạnh. ”
Ba người, hai con ngựa.
Ba loại tâm trạng bất đồng, nhưng đích đến thì tương đồng.
Chỉ thấy bà con dẫn ba người đến trước một trang viện rất lớn. Có lẽ nhân khí quá lớn, nên chó cũng không dám sủa.
Đứng trước cửa lớn có một người, xem tuổi hình như cũng cỡ Trần Ngỗi.
Dáng người y đậm đậm, hơi lùn. Nụ cười của y đặc biệt tươi, có thể so với ông Di Lặc, ông Địa. Chỉ cần nhìn y cười thôi mà cũng có cảm giác vui lây. Hai cánh tay y đang giang rộng, hướng về phía Trần Ngỗi.
“ Nhật Nam quận vương vất vả quá rồi. Mau, mau vào đây. Cỗ bàn tôi đã cho người nhà sửa soạn xong xuôi tươm tất, chỉ chờ ngài đến là khao thưởng cả làng thôi. ”
“ Thế thì… Ngỗi tôi không tiện từ chối tấm thịnh tình rồi. ”
Bá hộ nọ bá vai Trần Ngỗi, vừa cười cười nói nói vừa cùng nhau vào trong trang viên.
Lê Thận nhìn Lê Hổ, hỏi:
“ Cậu không định vào sao? ”
Lê Hổ nhún vai, nói:
“ Nhạt miệng lắm, nuốt không trôi. Còn anh?? Chắc chắn không phải ăn không vào rồi nhỉ?? ”
“ Mỗ đây còn phải đi buộc ngựa. Nhưng nói thực nhé, chỗ chuồng ngựa mỗ giấu rượu nếp, sao để đám hạ nhân trong phủ này táy máy được? ”
“ Ha ha. Anh đúng là một quái nhân. ”
“ Mỗ là sâu rượu, tính lại còn hẹp hòi kẹt xỉ. Thế nên xưa nay chỉ mời hai loại người uống rượu. Một là quái nhân, hai là người chết. ”
Lê Thận cười, vỗ vào vạt áo.
“ Còn tôi thì chưa muốn chết. ”
Lê Hổ cũng gõ vào vỏ đao một cái.
Hai người cười vang, hai con ngựa bên cạnh cũng chồm lên hí từng hồi dài.
Đường làng…
Rạ rơm tơi tả, khoác lên tấm áo giáp hoàng kim cho con đường đất. Khói cơm bắt đầu bốc lên. Cuối ngõ vọng lại tiếng chó sủa, trâu đen lười biếng cọ vào vách chuồng.
Bà con ra đón Trần Ngỗi xong, được nhà bá hộ chia cho mỗi người nửa cân thịt rồi đuổi về.
Lê Thận đã lấy được cái chai rượu nếp quý của hắn, lại bắt được mấy con rô làm đồ nhắm. Hai người chọn một cái quán dưới gốc đa, nhờ chủ quán kho cho một nồi cá mà chén thù chén tạc.
Trong cái thời đại này, có miếng cá kho để ăn cũng chẳng dễ dàng gì.
Cùng là ngồi nhậu, hai ông cụ bàn bên chỉ có vài củ khoai luộc, để lát rượu vào đỡ xót ruột.
Lê Hổ để ý thấy hai cụ cứ vừa cạn, vừa thở dài. Chén hạt mít cứ cụng nhau chan chát, lên xuống liền liền.
Lê Thận nói:
“ Sao rồi? Lại tò mò chuyện của người ta??? ”
“ Chẳng lẽ anh thì không? ”
Lê Hổ quay lại, hỏi.
“ Mỗ là người đơn giản, mình có rượu thì mình cứ say, người ta buồn vui gì cũng không đến lượt mình quản. ”
“ Nhưng anh vẫn muốn người ta vui nhiều hơn là buồn. ”
“ Không sai. Mỗ là quái nhân, quái nhân thì không suy nghĩ giống thường nhân các anh được. ”
“ Được! Hay! Để thường nhân kính quái nhân một li. ”
Hai người dốc cạn rượu trong chén. Men cay xộc lên mũi.
“ Nội cái chuyện anh lấy ám khí phóng chết cá, đã không giống người thường rồi. ”
Lê Thận lắc đầu, nói:
“ Thế thì anh nhầm to. Để Mỗ cho xem. ”
Y thảy hai loại ám khí khác nhau lên bàn.
Một là miếng thép mài mỏng như giấy, làm theo hình lá trầu, đuôi nhọn hoắt. Ấy cũng chính là thứ ám khí đã tước đi sinh mạng ba gã sát thủ.
Cái khác thì to cỡ đốt ngón cái, được mài nhẵn. Hai đầu thuôn thuôn, trông không khác gì quả cau.
Lê Thận vừa lấy ngón tay nghịch hai món ám khí, vừa nói:
“ Ám khí là thứ chuyên đánh sau lưng, lén lén lút lút. Còn vũ khí này của mỗ, cho dù đánh quang minh chính đại cũng chưa có mấy người cản nổi. Nên không thể gọi là ám khí được. Chính ra, nó lại hơi giống Quỷ Diện Phi Châu của Quận Gió. ”
“ Nhưng tài anh còn xa mới bằng vua trộm. ”
“ Cái này mỗ không phủ nhận. Sự thật rành rành ra đó, và mỗ biết mình là ai. ”
Hai người lại cạn một li. Vẫn là Lê Hổ nâng chén kính Lê Thận.
Niêu cá được chủ quán bưng ra.
Chưa cần mở nắp, người ta đã có thể thấy phang phảng mùi chanh, gừng, giềng…v.v… quện vào nhau nức lòng.
Lê Hổ lại cố tình xin thêm một cái bát con. Nói đoạn, cậu múc một bát cá kho bưng sang mời hai cụ già.
“ Con mời hai cụ xơi. ”
Hai cụ già mỗi người nhấp một chút, gật gù. Cá kho uống rượu chính ra hơi lệch vị, nhưng có còn hơn không.
Lê Hổ lại hỏi:
“ Chẳng là con có để ý, thấy hai cụ ngồi đánh chén mà cứ thở dài thườn thượt. Không biết là vì sao? ”
Một cụ vuốt chòm râu, lặng lẽ nuốt miếng thịt cá xuống, thở ra một tiếng dài:
“ Vui sao mà được hả các anh? Nhớ ngày trước quân Tàu cũng nói sẽ khôi phục nhà Trần, bỏ hết những luật lệ gay gắt của nhà Hồ.
Ấy, thế mà đùng một cái, nay mình thành quận thành huyện của người ta. Con trai lão bị bắt lên rừng săn chim quý cho chúng, mấy tháng không về. Cũng không biết còn sống không hay rũ xương chỗ nào rồi. ”
Cụ còn lại thấy bạn khóc nấc lên, bèn tiếp lời:
“ Đấy, các chú bảo cứ thế này thì dân biết tin vào ai? Như cái ông Trần Ngỗi hôm nay thôi, ai mà biết được ông ấy có thực lòng muốn cứu dân cứu nước, hay chỉ cần ngồi ấm trên ngai vàng là được.
Dân đen chúng tôi có cần gì đâu? Chỉ cần được yên thân thôi chú ạ. Chứ cứ nhắm mắt đưa chân thế này… ài… không biết còn được mấy lần nữa đây. ”
Ông rùng mình trước viễn cảnh không may hiện lên trong đầu.
Lê Hổ cũng lắc đầu, cảm thán:
“ Đúng là không dễ dàng gì. ”
Rồi lại quay sang Lê Thận:
“ Người đời chỉ biết minh quân nhất định sẽ xuất hiện, mà không hay trong thời loạn này, tìm được minh quân mà theo cũng là chuyện khó. Con người ta sống trên đời được bao lần, chọn sai được mấy hồi?? ”
Lê Thận nâng chén, nói lớn:
“ Đúng! Người ta sống ở đời được mấy lần?? Mỗ kính anh một li vì câu này. Rất hợp ý mỗ. ”
Chén hạt mít dốc ngược, rượu nồng chảy đầy khoang miệng, hương thơm xộc lên cay cay sống mũi.
Hôm đó, hai người uống tới nỗi say mèm, ngủ luôn lại quán.
Cũng trong buổi chiều đó, trang viên nhà họ Trần giết lợn, đồ xôi, bày mâm cao cỗ đầy đón Nhật Nam vương. Kể từ ngày quân Minh dày xéo Thăng Long, Trần Ngỗi chưa được bữa nào tươm tất thế này. Thành thử y cứ mặc sức đánh chén thả cửa.
Hỏi ra mới biết, bá hộ thết cỗ mời ăn chính là Trần Triệu Cơ mình đang tìm. Trần Ngỗi chỉ biết tặc lưỡi cảm thán sự đời vi diệu vô thường.
Y lại nhìn xuống từng mâm, thấy những người dự cỗ không phải hạng to cao khoẻ mạnh, thì cũng sáng láng linh xảo. Số lượng cũng không ít tí nào, đếm ra cũng gần trăm người. Bèn nói:
“ Bác Cơ đây đúng là người có mặt mũi trong đám hào kiệt Mô Độ. Vừa mới khai kim khẩu phất ngọn cờ thôi, mà trăm họ đã theo hầu minh chúa. Đúng là nhất hô bá ứng.
Cứ xem bá tánh bình dân quy tụ dưới trướng cứ ùn ùn lớp lớp, văn tài võ tướng nhìn qua đã thấy có mấy chục người có đại khí, sau này còn sợ gì mà không thành nghiệp lớn. ”
Trần Triệu Cơ nâng chén, nói:
“ Bác Ngỗi quá khen, chứ em biết mình thấp cổ bé họng. Làm thổ hào một phương thì được, nhưng để mà nên được cơ đồ, thì còn thiếu một thứ. ”
“ Không biết là thứ gì? Chỉ cần Ngỗi này giúp được, tất sẽ không chối từ. ”
“ Em cũng chỉ cần câu này của bác. ”
Trần Triệu Cơ cười khẽ.
Trần Ngỗi đang làm khách trong nhà người ta, thành thử khi chủ nhà ra chièu không muốn tiết lộ, y cũng không tiện hỏi nhiều.
Người ngư phủ nọ tự xưng là Lê Thận, quê gốc vốn ở mạn sông Đà. Nhưng sau này vì chiến hoả, phải chuyển xuống phía nam, dựa vào sông Lam mà mưu sinh. Sau Trần Triệu Cơ triệu tập nghĩa sĩ trong vùng Thiên Quan hay Trường Yên ( Ninh Bình), chiêu binh mãi mã hòng kháng Minh, y mới tìm đến gia nhập.
“ Người bắc phương nuốt lời, lợi dụng đám quan chó quan lợn ở Đông Quan viết chiếu nhập nước Đại Việt thành một quận của chúng. Mỗ chỉ nghe mà cũng thấy sôi hết cả máu tiết. Thế há chẳng phải mỗ bỏ quê bỏ hương, bỏ nhà bỏ cửa chạy để giờ về mo à? ”
Lê Thận hay kể chuyện ngày xưa, quê cũ.
Trần Ngỗi không hứng thú nghe chuyện của kẻ khác, thành ra cứ dừng chân ăn uống là lão thường ngồi một mình một góc.
Lê Hổ vừa nghe chuyện của Lê Thận, vừa gợi chuyện cho Trần Ngỗi. Cậu hết hỏi ông ngày xưa sống trong vương phủ như thế nào, cảm thấy sao về nhà Hồ.
Đàn ông thích nói hơn là thích nghe. Mấy chục ngàn năm, ngàn đời vạn đời, nam giới cũng vẫn ưa thích dùng cái miệng hơn là đôi tai.
Trần Ngỗi thường nói rất nhiều về cuộc sống ngột ngạt năm xưa ở vương phủ, có hôm cả canh giờ không hết chuyện. Cuối ngày mỗi lần uống say khướt, y thường nói:
“ Quân Minh lá mặt lá trái, lòng lang dạ sói. Một mặt là mượn oai nhà Trần ta, mặt khác lại lùng giết đám con cháu như ta, âm mưu khiến hoàng gia tuyệt hậu.
Trần Ngỗi này vẫn lấy đó làm căm tức, những tưởng vùng lên đánh cho chúng một trận ra trò, nhưng bất lực. ”
Lại nói:
“ Hồ Quý Li ra tay giết hại hoàng thân, huynh trưởng ta Trần Ngạc cũng chịu chung phận hẩm hiu bạc mệnh của đấng anh hào. Nay y bị bắt lên phương Bắc, là đáng lắm. ”
Lê Hổ nghe cũng chỉ cười xoà, trong lòng lại ngấm ngầm lấy làm thất vọng.
[ Người này không phải bậc chân long mình nên theo hầu. ]
Cả quãng đường nếu không có Lê Hổ ngồi giữa, có lẽ chỉ nghe tiếng hai người Thận, Ngỗi thay nhau độc thoại suốt.
Cũng may, ba người đi ngựa chừng ba ngày là về đến Mô Độ.
Lê Thận dẫn hai người Lê, Trần đến một làng kia. Đồng lúa mênh mông bát ngát nay chỉ còn mấy cánh chim sẻ mổ đất, lích rích tiếng chuột bới gốc rạ.
Lê Hổ ngồi trên lưng ngựa đi trước, vừa mới thấy mái ngói đỏ au, ngọn tre xanh mướt ẩn ẩn hiện hiện cuối đường, thì hai bên đường đã có bà con chòm xóm đổ ra. Người kết hoa, kẻ đánh trống, ồn ã cả con đường làng vốn dĩ trước giờ đều phi thường yên ắng.
“ Cung nghênh Nhật Nam quận vương. ”
“ Cung nghênh Nhật Nam quận vương. ”
Lê Thận ngồi vắt vẻo trên yên, ngay sau lưng Trần Ngỗi. Lúc này y mới lên tiếng:
“ Hai vị thấy sao? Chủ công mỗ tiếp đón vương gia như thế này, không đến nỗi sơ sài chứ? ”
Trần Ngỗi tấm tắc:
“ Chủ nhân cậu đúng là tin tức linh thông. Một lát nữa Ngỗi ắt phải tự mình đến cảm ơn hậu đãi, luôn tiện hỏi thăm tin tức của Trần Triệu Cơ. ”
Lê Thận lấy tay áo chụp lên mặt, chẳng nói thêm lời nào.
Nói đoạn y chắp tay với bà con đứng đầy hai bên đường, nói to:
“ Được bà con chào đón nồng hậu, Ngỗi thật lấy làm vinh hạnh. ”
Ba người, hai con ngựa.
Ba loại tâm trạng bất đồng, nhưng đích đến thì tương đồng.
Chỉ thấy bà con dẫn ba người đến trước một trang viện rất lớn. Có lẽ nhân khí quá lớn, nên chó cũng không dám sủa.
Đứng trước cửa lớn có một người, xem tuổi hình như cũng cỡ Trần Ngỗi.
Dáng người y đậm đậm, hơi lùn. Nụ cười của y đặc biệt tươi, có thể so với ông Di Lặc, ông Địa. Chỉ cần nhìn y cười thôi mà cũng có cảm giác vui lây. Hai cánh tay y đang giang rộng, hướng về phía Trần Ngỗi.
“ Nhật Nam quận vương vất vả quá rồi. Mau, mau vào đây. Cỗ bàn tôi đã cho người nhà sửa soạn xong xuôi tươm tất, chỉ chờ ngài đến là khao thưởng cả làng thôi. ”
“ Thế thì… Ngỗi tôi không tiện từ chối tấm thịnh tình rồi. ”
Bá hộ nọ bá vai Trần Ngỗi, vừa cười cười nói nói vừa cùng nhau vào trong trang viên.
Lê Thận nhìn Lê Hổ, hỏi:
“ Cậu không định vào sao? ”
Lê Hổ nhún vai, nói:
“ Nhạt miệng lắm, nuốt không trôi. Còn anh?? Chắc chắn không phải ăn không vào rồi nhỉ?? ”
“ Mỗ đây còn phải đi buộc ngựa. Nhưng nói thực nhé, chỗ chuồng ngựa mỗ giấu rượu nếp, sao để đám hạ nhân trong phủ này táy máy được? ”
“ Ha ha. Anh đúng là một quái nhân. ”
“ Mỗ là sâu rượu, tính lại còn hẹp hòi kẹt xỉ. Thế nên xưa nay chỉ mời hai loại người uống rượu. Một là quái nhân, hai là người chết. ”
Lê Thận cười, vỗ vào vạt áo.
“ Còn tôi thì chưa muốn chết. ”
Lê Hổ cũng gõ vào vỏ đao một cái.
Hai người cười vang, hai con ngựa bên cạnh cũng chồm lên hí từng hồi dài.
Đường làng…
Rạ rơm tơi tả, khoác lên tấm áo giáp hoàng kim cho con đường đất. Khói cơm bắt đầu bốc lên. Cuối ngõ vọng lại tiếng chó sủa, trâu đen lười biếng cọ vào vách chuồng.
Bà con ra đón Trần Ngỗi xong, được nhà bá hộ chia cho mỗi người nửa cân thịt rồi đuổi về.
Lê Thận đã lấy được cái chai rượu nếp quý của hắn, lại bắt được mấy con rô làm đồ nhắm. Hai người chọn một cái quán dưới gốc đa, nhờ chủ quán kho cho một nồi cá mà chén thù chén tạc.
Trong cái thời đại này, có miếng cá kho để ăn cũng chẳng dễ dàng gì.
Cùng là ngồi nhậu, hai ông cụ bàn bên chỉ có vài củ khoai luộc, để lát rượu vào đỡ xót ruột.
Lê Hổ để ý thấy hai cụ cứ vừa cạn, vừa thở dài. Chén hạt mít cứ cụng nhau chan chát, lên xuống liền liền.
Lê Thận nói:
“ Sao rồi? Lại tò mò chuyện của người ta??? ”
“ Chẳng lẽ anh thì không? ”
Lê Hổ quay lại, hỏi.
“ Mỗ là người đơn giản, mình có rượu thì mình cứ say, người ta buồn vui gì cũng không đến lượt mình quản. ”
“ Nhưng anh vẫn muốn người ta vui nhiều hơn là buồn. ”
“ Không sai. Mỗ là quái nhân, quái nhân thì không suy nghĩ giống thường nhân các anh được. ”
“ Được! Hay! Để thường nhân kính quái nhân một li. ”
Hai người dốc cạn rượu trong chén. Men cay xộc lên mũi.
“ Nội cái chuyện anh lấy ám khí phóng chết cá, đã không giống người thường rồi. ”
Lê Thận lắc đầu, nói:
“ Thế thì anh nhầm to. Để Mỗ cho xem. ”
Y thảy hai loại ám khí khác nhau lên bàn.
Một là miếng thép mài mỏng như giấy, làm theo hình lá trầu, đuôi nhọn hoắt. Ấy cũng chính là thứ ám khí đã tước đi sinh mạng ba gã sát thủ.
Cái khác thì to cỡ đốt ngón cái, được mài nhẵn. Hai đầu thuôn thuôn, trông không khác gì quả cau.
Lê Thận vừa lấy ngón tay nghịch hai món ám khí, vừa nói:
“ Ám khí là thứ chuyên đánh sau lưng, lén lén lút lút. Còn vũ khí này của mỗ, cho dù đánh quang minh chính đại cũng chưa có mấy người cản nổi. Nên không thể gọi là ám khí được. Chính ra, nó lại hơi giống Quỷ Diện Phi Châu của Quận Gió. ”
“ Nhưng tài anh còn xa mới bằng vua trộm. ”
“ Cái này mỗ không phủ nhận. Sự thật rành rành ra đó, và mỗ biết mình là ai. ”
Hai người lại cạn một li. Vẫn là Lê Hổ nâng chén kính Lê Thận.
Niêu cá được chủ quán bưng ra.
Chưa cần mở nắp, người ta đã có thể thấy phang phảng mùi chanh, gừng, giềng…v.v… quện vào nhau nức lòng.
Lê Hổ lại cố tình xin thêm một cái bát con. Nói đoạn, cậu múc một bát cá kho bưng sang mời hai cụ già.
“ Con mời hai cụ xơi. ”
Hai cụ già mỗi người nhấp một chút, gật gù. Cá kho uống rượu chính ra hơi lệch vị, nhưng có còn hơn không.
Lê Hổ lại hỏi:
“ Chẳng là con có để ý, thấy hai cụ ngồi đánh chén mà cứ thở dài thườn thượt. Không biết là vì sao? ”
Một cụ vuốt chòm râu, lặng lẽ nuốt miếng thịt cá xuống, thở ra một tiếng dài:
“ Vui sao mà được hả các anh? Nhớ ngày trước quân Tàu cũng nói sẽ khôi phục nhà Trần, bỏ hết những luật lệ gay gắt của nhà Hồ.
Ấy, thế mà đùng một cái, nay mình thành quận thành huyện của người ta. Con trai lão bị bắt lên rừng săn chim quý cho chúng, mấy tháng không về. Cũng không biết còn sống không hay rũ xương chỗ nào rồi. ”
Cụ còn lại thấy bạn khóc nấc lên, bèn tiếp lời:
“ Đấy, các chú bảo cứ thế này thì dân biết tin vào ai? Như cái ông Trần Ngỗi hôm nay thôi, ai mà biết được ông ấy có thực lòng muốn cứu dân cứu nước, hay chỉ cần ngồi ấm trên ngai vàng là được.
Dân đen chúng tôi có cần gì đâu? Chỉ cần được yên thân thôi chú ạ. Chứ cứ nhắm mắt đưa chân thế này… ài… không biết còn được mấy lần nữa đây. ”
Ông rùng mình trước viễn cảnh không may hiện lên trong đầu.
Lê Hổ cũng lắc đầu, cảm thán:
“ Đúng là không dễ dàng gì. ”
Rồi lại quay sang Lê Thận:
“ Người đời chỉ biết minh quân nhất định sẽ xuất hiện, mà không hay trong thời loạn này, tìm được minh quân mà theo cũng là chuyện khó. Con người ta sống trên đời được bao lần, chọn sai được mấy hồi?? ”
Lê Thận nâng chén, nói lớn:
“ Đúng! Người ta sống ở đời được mấy lần?? Mỗ kính anh một li vì câu này. Rất hợp ý mỗ. ”
Chén hạt mít dốc ngược, rượu nồng chảy đầy khoang miệng, hương thơm xộc lên cay cay sống mũi.
Hôm đó, hai người uống tới nỗi say mèm, ngủ luôn lại quán.
Cũng trong buổi chiều đó, trang viên nhà họ Trần giết lợn, đồ xôi, bày mâm cao cỗ đầy đón Nhật Nam vương. Kể từ ngày quân Minh dày xéo Thăng Long, Trần Ngỗi chưa được bữa nào tươm tất thế này. Thành thử y cứ mặc sức đánh chén thả cửa.
Hỏi ra mới biết, bá hộ thết cỗ mời ăn chính là Trần Triệu Cơ mình đang tìm. Trần Ngỗi chỉ biết tặc lưỡi cảm thán sự đời vi diệu vô thường.
Y lại nhìn xuống từng mâm, thấy những người dự cỗ không phải hạng to cao khoẻ mạnh, thì cũng sáng láng linh xảo. Số lượng cũng không ít tí nào, đếm ra cũng gần trăm người. Bèn nói:
“ Bác Cơ đây đúng là người có mặt mũi trong đám hào kiệt Mô Độ. Vừa mới khai kim khẩu phất ngọn cờ thôi, mà trăm họ đã theo hầu minh chúa. Đúng là nhất hô bá ứng.
Cứ xem bá tánh bình dân quy tụ dưới trướng cứ ùn ùn lớp lớp, văn tài võ tướng nhìn qua đã thấy có mấy chục người có đại khí, sau này còn sợ gì mà không thành nghiệp lớn. ”
Trần Triệu Cơ nâng chén, nói:
“ Bác Ngỗi quá khen, chứ em biết mình thấp cổ bé họng. Làm thổ hào một phương thì được, nhưng để mà nên được cơ đồ, thì còn thiếu một thứ. ”
“ Không biết là thứ gì? Chỉ cần Ngỗi này giúp được, tất sẽ không chối từ. ”
“ Em cũng chỉ cần câu này của bác. ”
Trần Triệu Cơ cười khẽ.
Trần Ngỗi đang làm khách trong nhà người ta, thành thử khi chủ nhà ra chièu không muốn tiết lộ, y cũng không tiện hỏi nhiều.
Tác giả :
Nghịch Tử