Thư Tình - Iwai Shunji
Chương 5
Thể trạng tôi vẫn không khá hơn dù đã qua cơn nguy hiểm. “Bà chủ” sai tôi hết việc này đến việc kia trong khi tôi loạng choạng giúp cô ta dọn dẹp kho sách, không buồn xem tôi đồng ý hay không. Cảm cúm mà dai dẳng thì chẳng còn ai thông cảm với tôi nữa.
“Cảm ấy mà, cứ đổ mồ hôi là khỏi thôi. Giữ gìn quá mức thì chẳng bao giờ khỏi được đâu.”
“Thế này thì chằng cần khỏi làm gì.”
Tôi xẵng giọng trong lúc ôm đống sách nặng trịch.
“Trăm thứ bệnh của người đi làm đều do stress mà ra cả. Cảm cúm cũng vậy thôi. Tớ nghĩ thế đấy.”
“Thật thế à?”
“Cậu cũng đang stress đấy.”
Bất chợt trông sang, tôi lại thấy “bà chủ” đang xé sách.
“Xả stress thì cách này là nhất.”
“Tiếp diễn trò đó rồi sẽ có ngày cậu bị quả báo cho coi.”
“Đau quá!”
Vừa dứt lời tôi liền nghe tiếng “bà chủ” hét toáng lên. Cuốn sách cô ta cầm trên tay rơi bịch xuống sàn. Không biết đã xảy ra chuyện gì nhưng “bà chủ” thì đang giữ tay vẻ đau đớn.
“Thấy chưa, tớ đã bảo rồi mà!”
Song “bà chủ” vẫn giữ chặt tay, bất động.
“Cậu ổn chứ?”
“Không hiểu sao tớ đau quá…”
Nói đoạn, “bà chủ” nhìn xuống tay mình và chết lặng. Chẳng phải từ cổ tay trở đi không còn gì hết và máu tươi đang túa ra hay sao?
“Á!”
“Bà chủ” la hét thất thanh. Dưới sàn, cuốn sách cô ta làm rơi lúc nãy đang nhai rau ráu cái cổ tay vừa xé sách. Tôi tuyệt nhiên không hiểu chuyện gì đang diễn ra, chỉ đứng ngây ra đấy. “Bà chủ” tiếp tục kêu gào thống thiết. Chợt thấy có thứ gì ngọ nguậy ngay gần, tôi giật mình nhìn xuống tay. Tức thì, cuốn sách trên cùng của chồng sách nảy giờ tôi vẫn ôm há cái miệng to tướng toan ngoạm lấy cổ tay tôi. Bên trong cái miệng há ra là vô số chiếc răng sắc nhọn nối tiếp nhau. Tôi cuống cuồng toan hất chồng sách đi nhưng cơ thể giống như bị trói chặt, không sao cử động nổi. Vừa kịp nghĩ “thôi xong rồi” thì cuốn sách lao tới cánh tay tôi nhanh như một con rắn.
“Aaaaaaaaa!”
Dĩ nhiên đây là một giấc mơ. Tỉnh dậy người tôi ướt nhẹp mồ hôi. Dù biết là mơ song tôi vẫn thử kiểm tra cổ tay rõ ràng vừa bị xé toạc xong mới thở phào nhẹ nhõm.
Tôi đã ngủ mê mệt từ lúc được chở ở thư viện về đến giờ. Cứ ngỡ mới nửa ngày, nào ngờ đã một ngày rưỡi rồi.
Nghe tiếng tôi hét mẹ bèn chạy lên.
“Lạy giời, cả chứng mất ngủ của con cũng khỏi rồi thì phải.”
Nghe tôi nói lải nhải, mẹ hoảng hồn vỗ bộp bộp vào trán tôi.
“Mẹ làm gì với người bệnh thế này!”
“Nếu là người bệnh làm ơn đến bệnh viện.”
“Jean Jacques Rousseau(1) đã nói rồi mà mẹ. Sợ sệt bệnh tật rồi cuống cuồng tìm cách chữa chính là điểm xấu của con người đấy.”
“Có vẻ con vẫn chưa giảm sốt nhỉ.”
(1). Nhà triết học người Geneve (1712-1778), người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của các lý thuyết xã hội, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và cả lĩnh vực âm nhạc, văn học.
Mẹ áp chiếc khăn ẩm lên trán tôi, chỗ mẹ vừa vỗ, đoạn ra khỏi phòng.
“Mẹ chờ đã…”
Nước từ khăn rỏ xuống gáy nhưng tôi không còn đủ sức để làm gì với nó.
“Mẹ chờ đã… giọt nước… mẹ!”
Chiều hôm sau Ayako và Midori đến thăm tôi. Hai cô nàng chén sạch cái bánh ngọt mang đến trong lúc say sưa buôn chuyện mà không buồn đếm xỉa đến người bệnh. Bình thường ngửi thấy mùi tinh dầu vani chắc chắn tôi sẽ lao ngay đến nhưng hôm nay thì không buồn động. Ayako, vừa nhấp miệng bằng ngụm trà, quay lại như sực nhớ ra điều gì.
“À, nhắc mới nhớ, ‘bà chủ’ gửi lời hỏi thăm cậu đấy.”
“Thế hả.”
“Con bé đó hôm nay bị thương trong kho sách đấy.”
“Ở cổ tay à?”
“Ủa, sao cậu biết?”
Mặc dù nghĩ có lẽ đây cũng là mơ nhưng tôi không chắc lắm.
“‘Bà chủ’ quả là quái dị nhỉ. Hôm nay mọi người bàn xem mua gì đến thăm Itsuki, cậu nghĩ con bé đó gợi ý cái gì?”
“Gì thế?”
“Cậu thử đoán đi.”
“Tớ không biết.”
“Rượu rắn. Mà là loại ngâm hẳn một con rắn thật cuộn tròn cơ nhé.”
Cơn ớn lạnh chạy dọc toàn thân khiến tôi giật nảy trên giường.
“Con bé đấy quái dị thật.”
“Công nhận.”
Ayako và Midori cùng gật gù bảo quái dị, quái dị quá.
“Ơ cơ mà… Cái gì quái dị ấy nhỉ?”
Tôi nói đoạn ngoảnh lại đã không thấy bóng dáng hai người đâu. Dấu tích bánh ngọt còn đó nên xem ra không phải là mơ. Có lẽ tôi thiếp đi từ lúc nào nên bọn họ biết ý lặng lẽ ra về. Bóng tối nhờ nhờ bao trùm căn phòng. Tôi nhìn phía đầu giường định bụng uống nước thì thấy một bức thư được đặt cùng bình nước và lọ thuốc. Chiếc phong bì đã trở nên quá quen thuộc đó là từ Watanabe Hiroko.
Tôi đọc thư.
Thân gửi Fujii Itsuki,
Cảm ơn bức thư của bạn.
Tháng sau tôi sẽ tới Otaru.
Bạn có thời gian không?
Đã bao nhiêu năm rồi nhỉ. Sắp được gặp Itsuki rồi. Tôi háo hức lắm.
Không biết bạn có thay đổi kiểu tóc không nhỉ? Gần tới lúc đó tôi sẽ gọi điện.
Watanabe Hiroko
“Hiroko sẽ đến đây.”
Tôi vui vẻ viết thư trả lời cô ấy.
Thân gửi Watanabe Hiroko.
Đúng là lâu quá rồi nhỉ.
Bạn sẽ ở đây bao lâu vậy?
Nếu được hãy nghỉ lại nhà tôi đi. Tôi có hàng núi, hàng núi chuyện muốn nói.
Cảm giác một, hai đêm chẳng thể đủ được.
Viết đến đó tôi bỗng choàng tỉnh. Đã nửa đêm. Mồ hôi tôi vã ra như tắm. Rốt cuộc từ đoạn nào là mơ đây?
Cái này tôi cũng không chắc lắm.
Tôi ra khỏi giường và đi xuống nhà vệ sinh. Xong việc, đang chuẩn bị lên cầu thang thì thấy mẹ ló mặt ra.
“Con không sao chứ?”
“Vâng. Giờ con đang khỏe. Vòng cuối rồi ạ.”
“Con nói gì vậy. Mồ hôi túa ra kia kìa. Thay quần áo ngủ đi nhé.”
“Vâng.”
Tôi lảo đảo bước lên cầu thang trở về phòng. Đoạn mở tủ lấy bộ ngủ mới, toan xỏ tay vào ống tay áo song phòng tối om khiến tôi không biết đâu là ống tay. Trùm nguyên áo lên đầu, tôi bật đèn bàn. Chui được đầu xong, trong lúc đang tìm ống tay thì tôi trông thấy một thứ kỳ lạ trên bàn.
Đó là một bình rượu rắn. Bên trong ngâm một con rắn to tổ chảng.
Đến đó tôi lại bừng tỉnh lần nữa.
Tôi đón buổi sáng với cảm giác bồng bềnh giữa ranh giới hư hư thực thực, ngồi ở bàn ăn với bát cháo trước mặt nhưng vẫn trong tâm trạng mơ màng.
“Chào buổi sáng!”
Tôi nghe thấy giọng nói mới sáng ra đã sang sảng từ cửa ra vào.
“Chú Abe Kasu ạ?”
“Ừ. Chú đến để cùng mẹ đi xem chung cư mới.”
“Ôi, thật ạ. Con cũng muốn đi!”
“Nói linh tinh nào! Đang ốm mà còn bày đặt.”
“Chỉ xem nhà thôi thì con đi được mà.”
Mẹ phớt lờ tôi đoạn rời phòng, nhưng lập tức quay trở lại.
“Con chuẩn bị luôn được không?”
Tôi vội vã thay quần áo.
Chú Abe Kasu là chồng của em gái người bố đã qua đời của tôi và là nhân viên bất động sản. Xưa nay hễ nghe thấy ở đâu chuyển nhà là kiểu gì chú cũng có mặt. Nếu không có chuyện chuyển nhà thì không thể nào có đám cưới của cô chú. Mối lương duyên của hai người ấy cũng từ căn nhà này mà ra. Chính vì thế chú Abe Kasu không ngần ngại gọi việc chuyển nhà của nhà tôi là “sự nghiệp cuộc đời” chú. Khi ông trách rằng chú định phá đi ngôi nhà đã kết duyên cho chú hay sao thì chú bảo nếu phá ít nhất cũng muốn tự tay mình phá.
Vậy nên ông có định kiến với chàng rể này.
Thấy ba chúng tôi đi ra từ cửa chính, đang chăm sóc cây trước sân nhà, ông lườm ra với vẻ khó chịu.
Thằng phản bội này! Chắc chắn trong lòng ông đang nghĩ thế.
“Ông vẫn phản đối ạ?”
Chú Abe Kasu hỏi trong lúc lái xe.
“Từ sáng ông đã xới đất như thế rồi. Còn gieo cả hạt gì đó nữa. Chắc là sống lâu ở đó nên thấy vẫn vương, nuối tiếc chăng.”
“Chú Abe Kasu, chẳng thể nghĩ câu đó lại là của một nhân viên bất động sản bất lương đấy.”
“Cháu lại thế rồi, Itsuki à. Ai là nhân viên bất động sản bất lương cơ chứ.”
“Không thể chiều theo sự hoài cổ của người già được. Mà chính chú nói là năm năm nữa trần nhà sẽ sập còn gì.” Mẹ bảo.
“Thì đúng là như thế mà. Nói thẳng ra thì bây giờ đã trong tình trạng ‘sống được cũng giỏi đấy’ rồi ạ.”
“Chú không có quyền nói thẳng như thế.”
“À, không không, chỉ là giả dụ thôi mà… hí hí hí hí hí!”
Giọng cười như khỉ đầu chó vang vọng trong chiếc xe chật hẹp.
“Nhưng mà này nhé. Anh vợ em mà còn sống thì cũng muốn giữ lại căn nhà bằng mọi giá cho xem. Nhà ấy xây sáu mươi năm rồi nhỉ? Trước Thế chiến đúng không nhỉ? Nhà xây từ xưa nên kết cấu quá tốt. Đập đi xây lại rẻ hơn chán so với sửa sang.”
Chuyện này tôi đã nghe cả trăm lần rồi.
Dù thế chăng nữa thì hệ chống sưởi của chiếc xe này hoạt động tốt quá. Đã vậy tôi còn cuộn tròn trong chiếc chăn mang theo từ nhà, nên trông như biến thành con sâu bao.
“Cháu thấy hơi nóng.”
Tôi nói rồi toan gạt chăn ra nhưng từ ghế lái phụ, mẹ quay lại lườm tôi sắc lẻm.
“Đắp đàng hoàng đi nào.”
Bình thường tôi sẽ chẳng nghe theo mệnh lệnh kiểu đó nhưng vì chuyến thăm chung cư nên đành ngoan ngoãn nghe lời.
Chú Abe Kasu xen ngang.
“Itsuki này, không thể xem thường cảm cúm được đâu. Cháu biết cửa hàng điện Marimo chứ?”
“Ở đối diện siêu thị Marusho ấy ạ?”
“Phải phải. Ông chủ chỗ đó là khách hàng quen chỗ chú, đợt vừa rồi bị cảm cúm hành cho khổ sở. Bình thường ông ấy chưa bao giờ bị cảm cúm hay gì hết, cái này người ta gọi là ‘khỏe như vâm mà cũng đổ bệnh’, nhưng chính những người như thế lại rất nguy hiểm. Thế rồi chẳng hiểu sao bệnh tình chuyển biến nặng… nghe bảo bị viêm phổi.”
“Chết rồi ạ?”
“Làm gì có, mới viêm phổi thì chết sao được. Nằm viện khoảng một tháng thì phải.”
“Bố cháu chẳng mất vì bệnh đó còn gì.”
“Ồ? Anh vợ á? Thật vậy à?”
Mẹ ném cho chú cái nhìn lạnh lùng.
“Chú quên rồi sao?”
“Đâu có. Em không quên mà.”
“Chí ít thì đó cũng là anh trai của vợ chú đấy.”
“Em đã bảo không quên mà.”
“Đằng nào thì cũng là người đã khuất nên mọi người quên rồi nhỉ.”
“Chị à…”
Trông chú Abe Kasu bị dồn ép buồn cười đến lạ nên tôi phì cười. Nhưng chưa kịp cười xong thì mẹ chêm vào một câu nữa khiến điệu cười của tôi bị ngắt đúng chỗ khó hiểu.
“Bố mất vì cảm cúm mà con gái thì chẳng biết rút kinh nghiệm gì hết.”
“Phừ… ự”
Mẹ ngoảnh ỉại.
“Cái gì buồn cười hả?”
Cũng không đến mức phải giải thích nên tôi im lặng.
“Hí hí hí hí hí!”
Khỉ đầu chó mặt cứng đờ lấp đầy khoảng lặng đó.
Rõ ràng là đi xem chung cư nhưng điểm đến đầu tiên lại là Bệnh viện Chữ thập đỏ trong phố. Nói cho nhanh thì tôii đã mắc bẫy mẹ.
“Kẻ không biết điều là con đã bị loại.”
Bỏ lại câu nói đáng ghét xong, mẹ cùng chú Abe Kasu thực hiện chuyến tham quan chung cư.
Rốt cuộc đã mấy năm rồi tôi không đến viện nhỉ? Không chắc lắm nhưng hình như kể từ năm lớp Chín, tôi chưa đặt chân vào Bệnh viện Chữ thập đỏ.
Làm sao tôi quên được chứ. Nơi bố trút hơi thở cuối cùng chính là bệnh viện này. Nghĩ tới chuyện đó thì việc ở lại đây sau khi bị mẹ thản nhiên bỏ rơi hoàn toàn không phải là điều dễ dàng với tôi. Nơi đây chính là võ đài đối với kẻ được toàn thế giới công nhận mắc chứng ghét bệnh viện. Nhưng với mẹ thì cảm giác ấy đã rơi rụng sạch, dù chữa viêm xoang mẹ cũng thản nhiên chọn nơi này. Ấy thế mà chỉ cần xem những cảnh như qua đời vì bệnh trên phim truyền hình thôi là mẹ đã rưng rưng nước mắt và tắt ngay ti vi đi. Tôi thì không có được sự nhạy cảm đó.
Cái chết đột ngột của bố bấy giờ không khiến tôi đau buồn một cách rõ ràng. Thậm chí tôi còn không nhớ rằng mình đã khóc. Lần đầu tiên trong đời đối diện với sự ra đi của người thân, tôi có cảm giác như trong lúc còn đang mải nghĩ xem rốt cuộc điều này nghĩa là gì thì mọi thứ đã kết thúc. Ấn tượng đọng lại sau đó toàn là nặng nề, tăm tối và buồn man mác khó hiểu.
Mùi đặc trưng của bệnh viện cứ khơi lại ký ức dạo đó, khiến tâm trạng tôi trở nên nặng nề, tăm tối và buồn man mác. Tủ sách trong phòng chờ vẫn xếp một dọc truyện tranh Cô Sazae(2) hệt như hồi ấy. Tôi rút đại một cuốn trong đó ra và ngồi xuống ghế.
(2). Bộ truyện tranh của tác giả Hasegawa Machiko với nhân vật chính là cô vợ trẻ Sazae.
Số thứ tự nằm cuối bảng thông báo điện tử của tôi mãi vẫn chưa nhích lên, trong lúc đó tôi đã đọc hết veo năm cuốn Sazae-san. Chán ngấy cả Sazae-san, tôi chuyển sang đọc Tuần san Shincho nhưng trong lúc giở loạn lên vì không có mấy thứ để đọc tôi đã ngủ gà gật từ lúc nào.
Trong giấc mơ chốc lát đó có tôi của thời cấp II, có mẹ và ông. Giữa đường phát hiện ra vũng nước lớn bị đóng băng, tôi bèn chạy lấy đà rồi trượt thật mạnh lên chỗ đó.
“Nguy hiểm đấy!”
Mẹ hét lên từ đằng sau.
Chắc không thể gọi đây là giấc mơ. Bởi lẽ chuyện này thực tế đã xảy ra. Đó là cảnh trên đường từ bệnh viện về nhà vào hôm bố qua đời. Có thể chỉ do tôi nhớ lại trong lúc gà gật nửa tỉnh nửa mơ.
“Chị Fujii!”
Đột nhiên bị gọi tên, tôi choàng tỉnh.
“Chị Fujii Itsuki!”
“Có tôi!”
Tôi nghe thấy ai đó cùng đáp “Có tôi!” giữa cơn mơ màng.
(Ủa? Vừa nãy là…)
Trong đầu óc lúc này vẫn đang biêng biêng chợt hiện lên bóng dáng của một thiếu niên. Cậu bé mặc đồng phục học sinh đó liếc nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
***
Otaru là một thành phố cảng nhỏ ở phía Bắc. Dọc bên đường là những căn nhà cũ kỹ từ ngày xưa trong đó có một vài cửa hàng mỹ nghệ thủy tinh như lời Akiba nói.
Akiba đưa Hiroko đến thăm xưởng thủy tinh của người quen. Anh giải thích về việc so với xưởng của mình thì nội thất ở đây to và đẹp hơn như thế này:
“Vì ở đây người ta ý thức làm du lịch hơn mà.”
Đúng là ở đây còn có sẵn cả lối đi cho khách du lịch.
Người quen của Akiba là một nhân vật đô con, rất hợp với từ “đồ sộ”. Hiroko nghĩ người thế này mà làm kiểu công việc tinh xảo như chế tác thủy tinh thật chẳng hợp chúc nào.
“Đây là Yoshida.”
“Hân hạnh được gặp cô.”
Yoshida chìa bàn tay mập mạp, lông lá về phía Hiroko. Khi bắt tay, Hiroko cảm giác bàn tay Yoshida thô ráp, có phần giống bàn tay của Akiba. Chắc hẳn đây là bàn tay của nghệ nhân thủy tinh. Yoshida hỏi Akiba.
“Người yêu Akiba hả?”
“Cựu hôn thê của Fujii đấy.”
“Ồ? À, thế hả?”
Yoshida có chút ngạc nhiên.
“Anh biết anh ấy ạ?”
“Bọn anh cùng đại học mà.” Akiba nói.
“Vì trường anh bé tí nên mọi người ai cũng là bạn bè cả.”
“Vậy à.”
“Mà này Yoshida, buổi triển lãm của mày ở đâu hả?”
“Ha ha ha ha! Triển lãm ấy à, không có gì hoành tráng đâu.”
Thoạt đầu cô cứ ngỡ anh khiêm tốn song thực tế thì dù chân tình đón nhận sự khiêm tốn đó chăng nữa cũng vẫn chưa đủ. Hai người được hướng dẫn tham quan gian bán hàng ở tầng một. Đang nghĩ không biết triển lãm nằm ở đâu thì cô thấy chừng mười lọ hoa to nhỏ xếp trên một góc rộng khoảng một chiếu(3) , đó chính là triển lãm. Quả thực có một tấm bảng đề: “Triển lãm của năm tác giả xuất sắc mới của Otaru”.
(3). Một chiếu có kích thước 910cm x 1820cm.
“Là cái này hả.”
“Ha ha ha ha ha!”
“Mất công gọi tao từ Kobe đến đây chắc không chỉ mỗi thế này đúng không? Thế này là lừa đảo rồi, Yoshida ạ.”
“Ha ha ha! Từ đầu tao nói thật thì mày đâu chịu đến. Thôi đêm nay tao sẽ chiêu đãi rượu ngon nên mày bỏ qua đi.”
Yoshida nói rồi vỗ vai Akiba.
Hôm ấy, làm việc với Yoshida và bạn bè của anh xong, buổi tối mọi người mở tiệc ở một quán rượu trong vùng. Chủ đề toàn về thủy tinh nên Hiroko chỉ biết ngồi nghe.
“Fujii Itsuki à, tôi biết cậu ấy.”
Hiroko lơ đãng lắng nghe. Lúc nhận ra thì câu chuyện đã chuyển sang chủ đề này.
“Ồ, thật à?”
Akiba hỏi lại với vẻ phấn chấn.
“Ờ. Chúng tôi học cùng hổi cấp I. Hay chơi với nhau lắm.”
Người nói câu đó là bạn của Yoshida, một người đàn ông tên Otomo.
“Thị trấn này hẹp thật đấy nhỉ.”
Yoshida nói với vẻ khâm phục.
“Nhà hắn ở khu nào vậy?”
Akiba hỏi.
“Hả?”
“Có một khu tên là Zenibako đúng không? Có phải ở khu đó không?”
“Không phải Zenibako đâu. Chỗ hắn là Otamoi mà.”
“Otamoi?”
Địa danh nghe lạ hoắc đó lẽ nào lại là địa chỉ ngày xưa của anh? Hai người nhờ anh Otomo hôm sau dẫn đến đó.
Vừa đến nơi, Otomo bỗng kêu lên.
“Phải rồi. Nó đã bị phá đi để làm đường số 5 rồi.”
Trước mặt họ là đường quốc lộ số 5 chạy dài. Đúng như lời bà Ashiro nói. Dù biết vậy, ba người vẫn tìm vị trí nhà anh.
“Hẳn là ở chỗ này.”
Địa điểm mà Otomo vừa chỉ vừa đối chiếu quang cảnh xung quanh đúng là nằm ở giữa đường thật.
Xe cộ qua lại ngạc nhiên nhìn ba người đứng giữa đường, mắt dán xuống đất.
“Không có túp lều nào nhé.”
Akiba thì thầm với Hiroko. Đoạn quay sang Otomo:
“Anh có biết người nào trùng tên Fujii với hắn không?”
“Fujii? Chà, tôi không biết.”
“Anh Otomo cũng học trường cấp II Ironai à?”
“Không. Vì khác khu nên tôi học trường cấp II Nagahashi.”
“Vậy ạ.”
Trước mắt đã làm rõ được chuyện bà Ashiro kể là chính xác. Địa chỉ kia chắc chắn không phải địa chỉ nhà anh.
Akiba ngoảnh lại thì thấy Hiroko đang nhìn chăm chăm xuống chân.
“Em sao thế?”
Mắt vẫn nhìn xuống dưới, Hiroko cười gượng gạo.
“Em…”
“?”
“Bức thư đầu tiên ấy, em đã gửi đến đây nhỉ.” Hiroko chỉ tay xuống mặt đường.
“Cảm ấy mà, cứ đổ mồ hôi là khỏi thôi. Giữ gìn quá mức thì chẳng bao giờ khỏi được đâu.”
“Thế này thì chằng cần khỏi làm gì.”
Tôi xẵng giọng trong lúc ôm đống sách nặng trịch.
“Trăm thứ bệnh của người đi làm đều do stress mà ra cả. Cảm cúm cũng vậy thôi. Tớ nghĩ thế đấy.”
“Thật thế à?”
“Cậu cũng đang stress đấy.”
Bất chợt trông sang, tôi lại thấy “bà chủ” đang xé sách.
“Xả stress thì cách này là nhất.”
“Tiếp diễn trò đó rồi sẽ có ngày cậu bị quả báo cho coi.”
“Đau quá!”
Vừa dứt lời tôi liền nghe tiếng “bà chủ” hét toáng lên. Cuốn sách cô ta cầm trên tay rơi bịch xuống sàn. Không biết đã xảy ra chuyện gì nhưng “bà chủ” thì đang giữ tay vẻ đau đớn.
“Thấy chưa, tớ đã bảo rồi mà!”
Song “bà chủ” vẫn giữ chặt tay, bất động.
“Cậu ổn chứ?”
“Không hiểu sao tớ đau quá…”
Nói đoạn, “bà chủ” nhìn xuống tay mình và chết lặng. Chẳng phải từ cổ tay trở đi không còn gì hết và máu tươi đang túa ra hay sao?
“Á!”
“Bà chủ” la hét thất thanh. Dưới sàn, cuốn sách cô ta làm rơi lúc nãy đang nhai rau ráu cái cổ tay vừa xé sách. Tôi tuyệt nhiên không hiểu chuyện gì đang diễn ra, chỉ đứng ngây ra đấy. “Bà chủ” tiếp tục kêu gào thống thiết. Chợt thấy có thứ gì ngọ nguậy ngay gần, tôi giật mình nhìn xuống tay. Tức thì, cuốn sách trên cùng của chồng sách nảy giờ tôi vẫn ôm há cái miệng to tướng toan ngoạm lấy cổ tay tôi. Bên trong cái miệng há ra là vô số chiếc răng sắc nhọn nối tiếp nhau. Tôi cuống cuồng toan hất chồng sách đi nhưng cơ thể giống như bị trói chặt, không sao cử động nổi. Vừa kịp nghĩ “thôi xong rồi” thì cuốn sách lao tới cánh tay tôi nhanh như một con rắn.
“Aaaaaaaaa!”
Dĩ nhiên đây là một giấc mơ. Tỉnh dậy người tôi ướt nhẹp mồ hôi. Dù biết là mơ song tôi vẫn thử kiểm tra cổ tay rõ ràng vừa bị xé toạc xong mới thở phào nhẹ nhõm.
Tôi đã ngủ mê mệt từ lúc được chở ở thư viện về đến giờ. Cứ ngỡ mới nửa ngày, nào ngờ đã một ngày rưỡi rồi.
Nghe tiếng tôi hét mẹ bèn chạy lên.
“Lạy giời, cả chứng mất ngủ của con cũng khỏi rồi thì phải.”
Nghe tôi nói lải nhải, mẹ hoảng hồn vỗ bộp bộp vào trán tôi.
“Mẹ làm gì với người bệnh thế này!”
“Nếu là người bệnh làm ơn đến bệnh viện.”
“Jean Jacques Rousseau(1) đã nói rồi mà mẹ. Sợ sệt bệnh tật rồi cuống cuồng tìm cách chữa chính là điểm xấu của con người đấy.”
“Có vẻ con vẫn chưa giảm sốt nhỉ.”
(1). Nhà triết học người Geneve (1712-1778), người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của các lý thuyết xã hội, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và cả lĩnh vực âm nhạc, văn học.
Mẹ áp chiếc khăn ẩm lên trán tôi, chỗ mẹ vừa vỗ, đoạn ra khỏi phòng.
“Mẹ chờ đã…”
Nước từ khăn rỏ xuống gáy nhưng tôi không còn đủ sức để làm gì với nó.
“Mẹ chờ đã… giọt nước… mẹ!”
Chiều hôm sau Ayako và Midori đến thăm tôi. Hai cô nàng chén sạch cái bánh ngọt mang đến trong lúc say sưa buôn chuyện mà không buồn đếm xỉa đến người bệnh. Bình thường ngửi thấy mùi tinh dầu vani chắc chắn tôi sẽ lao ngay đến nhưng hôm nay thì không buồn động. Ayako, vừa nhấp miệng bằng ngụm trà, quay lại như sực nhớ ra điều gì.
“À, nhắc mới nhớ, ‘bà chủ’ gửi lời hỏi thăm cậu đấy.”
“Thế hả.”
“Con bé đó hôm nay bị thương trong kho sách đấy.”
“Ở cổ tay à?”
“Ủa, sao cậu biết?”
Mặc dù nghĩ có lẽ đây cũng là mơ nhưng tôi không chắc lắm.
“‘Bà chủ’ quả là quái dị nhỉ. Hôm nay mọi người bàn xem mua gì đến thăm Itsuki, cậu nghĩ con bé đó gợi ý cái gì?”
“Gì thế?”
“Cậu thử đoán đi.”
“Tớ không biết.”
“Rượu rắn. Mà là loại ngâm hẳn một con rắn thật cuộn tròn cơ nhé.”
Cơn ớn lạnh chạy dọc toàn thân khiến tôi giật nảy trên giường.
“Con bé đấy quái dị thật.”
“Công nhận.”
Ayako và Midori cùng gật gù bảo quái dị, quái dị quá.
“Ơ cơ mà… Cái gì quái dị ấy nhỉ?”
Tôi nói đoạn ngoảnh lại đã không thấy bóng dáng hai người đâu. Dấu tích bánh ngọt còn đó nên xem ra không phải là mơ. Có lẽ tôi thiếp đi từ lúc nào nên bọn họ biết ý lặng lẽ ra về. Bóng tối nhờ nhờ bao trùm căn phòng. Tôi nhìn phía đầu giường định bụng uống nước thì thấy một bức thư được đặt cùng bình nước và lọ thuốc. Chiếc phong bì đã trở nên quá quen thuộc đó là từ Watanabe Hiroko.
Tôi đọc thư.
Thân gửi Fujii Itsuki,
Cảm ơn bức thư của bạn.
Tháng sau tôi sẽ tới Otaru.
Bạn có thời gian không?
Đã bao nhiêu năm rồi nhỉ. Sắp được gặp Itsuki rồi. Tôi háo hức lắm.
Không biết bạn có thay đổi kiểu tóc không nhỉ? Gần tới lúc đó tôi sẽ gọi điện.
Watanabe Hiroko
“Hiroko sẽ đến đây.”
Tôi vui vẻ viết thư trả lời cô ấy.
Thân gửi Watanabe Hiroko.
Đúng là lâu quá rồi nhỉ.
Bạn sẽ ở đây bao lâu vậy?
Nếu được hãy nghỉ lại nhà tôi đi. Tôi có hàng núi, hàng núi chuyện muốn nói.
Cảm giác một, hai đêm chẳng thể đủ được.
Viết đến đó tôi bỗng choàng tỉnh. Đã nửa đêm. Mồ hôi tôi vã ra như tắm. Rốt cuộc từ đoạn nào là mơ đây?
Cái này tôi cũng không chắc lắm.
Tôi ra khỏi giường và đi xuống nhà vệ sinh. Xong việc, đang chuẩn bị lên cầu thang thì thấy mẹ ló mặt ra.
“Con không sao chứ?”
“Vâng. Giờ con đang khỏe. Vòng cuối rồi ạ.”
“Con nói gì vậy. Mồ hôi túa ra kia kìa. Thay quần áo ngủ đi nhé.”
“Vâng.”
Tôi lảo đảo bước lên cầu thang trở về phòng. Đoạn mở tủ lấy bộ ngủ mới, toan xỏ tay vào ống tay áo song phòng tối om khiến tôi không biết đâu là ống tay. Trùm nguyên áo lên đầu, tôi bật đèn bàn. Chui được đầu xong, trong lúc đang tìm ống tay thì tôi trông thấy một thứ kỳ lạ trên bàn.
Đó là một bình rượu rắn. Bên trong ngâm một con rắn to tổ chảng.
Đến đó tôi lại bừng tỉnh lần nữa.
Tôi đón buổi sáng với cảm giác bồng bềnh giữa ranh giới hư hư thực thực, ngồi ở bàn ăn với bát cháo trước mặt nhưng vẫn trong tâm trạng mơ màng.
“Chào buổi sáng!”
Tôi nghe thấy giọng nói mới sáng ra đã sang sảng từ cửa ra vào.
“Chú Abe Kasu ạ?”
“Ừ. Chú đến để cùng mẹ đi xem chung cư mới.”
“Ôi, thật ạ. Con cũng muốn đi!”
“Nói linh tinh nào! Đang ốm mà còn bày đặt.”
“Chỉ xem nhà thôi thì con đi được mà.”
Mẹ phớt lờ tôi đoạn rời phòng, nhưng lập tức quay trở lại.
“Con chuẩn bị luôn được không?”
Tôi vội vã thay quần áo.
Chú Abe Kasu là chồng của em gái người bố đã qua đời của tôi và là nhân viên bất động sản. Xưa nay hễ nghe thấy ở đâu chuyển nhà là kiểu gì chú cũng có mặt. Nếu không có chuyện chuyển nhà thì không thể nào có đám cưới của cô chú. Mối lương duyên của hai người ấy cũng từ căn nhà này mà ra. Chính vì thế chú Abe Kasu không ngần ngại gọi việc chuyển nhà của nhà tôi là “sự nghiệp cuộc đời” chú. Khi ông trách rằng chú định phá đi ngôi nhà đã kết duyên cho chú hay sao thì chú bảo nếu phá ít nhất cũng muốn tự tay mình phá.
Vậy nên ông có định kiến với chàng rể này.
Thấy ba chúng tôi đi ra từ cửa chính, đang chăm sóc cây trước sân nhà, ông lườm ra với vẻ khó chịu.
Thằng phản bội này! Chắc chắn trong lòng ông đang nghĩ thế.
“Ông vẫn phản đối ạ?”
Chú Abe Kasu hỏi trong lúc lái xe.
“Từ sáng ông đã xới đất như thế rồi. Còn gieo cả hạt gì đó nữa. Chắc là sống lâu ở đó nên thấy vẫn vương, nuối tiếc chăng.”
“Chú Abe Kasu, chẳng thể nghĩ câu đó lại là của một nhân viên bất động sản bất lương đấy.”
“Cháu lại thế rồi, Itsuki à. Ai là nhân viên bất động sản bất lương cơ chứ.”
“Không thể chiều theo sự hoài cổ của người già được. Mà chính chú nói là năm năm nữa trần nhà sẽ sập còn gì.” Mẹ bảo.
“Thì đúng là như thế mà. Nói thẳng ra thì bây giờ đã trong tình trạng ‘sống được cũng giỏi đấy’ rồi ạ.”
“Chú không có quyền nói thẳng như thế.”
“À, không không, chỉ là giả dụ thôi mà… hí hí hí hí hí!”
Giọng cười như khỉ đầu chó vang vọng trong chiếc xe chật hẹp.
“Nhưng mà này nhé. Anh vợ em mà còn sống thì cũng muốn giữ lại căn nhà bằng mọi giá cho xem. Nhà ấy xây sáu mươi năm rồi nhỉ? Trước Thế chiến đúng không nhỉ? Nhà xây từ xưa nên kết cấu quá tốt. Đập đi xây lại rẻ hơn chán so với sửa sang.”
Chuyện này tôi đã nghe cả trăm lần rồi.
Dù thế chăng nữa thì hệ chống sưởi của chiếc xe này hoạt động tốt quá. Đã vậy tôi còn cuộn tròn trong chiếc chăn mang theo từ nhà, nên trông như biến thành con sâu bao.
“Cháu thấy hơi nóng.”
Tôi nói rồi toan gạt chăn ra nhưng từ ghế lái phụ, mẹ quay lại lườm tôi sắc lẻm.
“Đắp đàng hoàng đi nào.”
Bình thường tôi sẽ chẳng nghe theo mệnh lệnh kiểu đó nhưng vì chuyến thăm chung cư nên đành ngoan ngoãn nghe lời.
Chú Abe Kasu xen ngang.
“Itsuki này, không thể xem thường cảm cúm được đâu. Cháu biết cửa hàng điện Marimo chứ?”
“Ở đối diện siêu thị Marusho ấy ạ?”
“Phải phải. Ông chủ chỗ đó là khách hàng quen chỗ chú, đợt vừa rồi bị cảm cúm hành cho khổ sở. Bình thường ông ấy chưa bao giờ bị cảm cúm hay gì hết, cái này người ta gọi là ‘khỏe như vâm mà cũng đổ bệnh’, nhưng chính những người như thế lại rất nguy hiểm. Thế rồi chẳng hiểu sao bệnh tình chuyển biến nặng… nghe bảo bị viêm phổi.”
“Chết rồi ạ?”
“Làm gì có, mới viêm phổi thì chết sao được. Nằm viện khoảng một tháng thì phải.”
“Bố cháu chẳng mất vì bệnh đó còn gì.”
“Ồ? Anh vợ á? Thật vậy à?”
Mẹ ném cho chú cái nhìn lạnh lùng.
“Chú quên rồi sao?”
“Đâu có. Em không quên mà.”
“Chí ít thì đó cũng là anh trai của vợ chú đấy.”
“Em đã bảo không quên mà.”
“Đằng nào thì cũng là người đã khuất nên mọi người quên rồi nhỉ.”
“Chị à…”
Trông chú Abe Kasu bị dồn ép buồn cười đến lạ nên tôi phì cười. Nhưng chưa kịp cười xong thì mẹ chêm vào một câu nữa khiến điệu cười của tôi bị ngắt đúng chỗ khó hiểu.
“Bố mất vì cảm cúm mà con gái thì chẳng biết rút kinh nghiệm gì hết.”
“Phừ… ự”
Mẹ ngoảnh ỉại.
“Cái gì buồn cười hả?”
Cũng không đến mức phải giải thích nên tôi im lặng.
“Hí hí hí hí hí!”
Khỉ đầu chó mặt cứng đờ lấp đầy khoảng lặng đó.
Rõ ràng là đi xem chung cư nhưng điểm đến đầu tiên lại là Bệnh viện Chữ thập đỏ trong phố. Nói cho nhanh thì tôii đã mắc bẫy mẹ.
“Kẻ không biết điều là con đã bị loại.”
Bỏ lại câu nói đáng ghét xong, mẹ cùng chú Abe Kasu thực hiện chuyến tham quan chung cư.
Rốt cuộc đã mấy năm rồi tôi không đến viện nhỉ? Không chắc lắm nhưng hình như kể từ năm lớp Chín, tôi chưa đặt chân vào Bệnh viện Chữ thập đỏ.
Làm sao tôi quên được chứ. Nơi bố trút hơi thở cuối cùng chính là bệnh viện này. Nghĩ tới chuyện đó thì việc ở lại đây sau khi bị mẹ thản nhiên bỏ rơi hoàn toàn không phải là điều dễ dàng với tôi. Nơi đây chính là võ đài đối với kẻ được toàn thế giới công nhận mắc chứng ghét bệnh viện. Nhưng với mẹ thì cảm giác ấy đã rơi rụng sạch, dù chữa viêm xoang mẹ cũng thản nhiên chọn nơi này. Ấy thế mà chỉ cần xem những cảnh như qua đời vì bệnh trên phim truyền hình thôi là mẹ đã rưng rưng nước mắt và tắt ngay ti vi đi. Tôi thì không có được sự nhạy cảm đó.
Cái chết đột ngột của bố bấy giờ không khiến tôi đau buồn một cách rõ ràng. Thậm chí tôi còn không nhớ rằng mình đã khóc. Lần đầu tiên trong đời đối diện với sự ra đi của người thân, tôi có cảm giác như trong lúc còn đang mải nghĩ xem rốt cuộc điều này nghĩa là gì thì mọi thứ đã kết thúc. Ấn tượng đọng lại sau đó toàn là nặng nề, tăm tối và buồn man mác khó hiểu.
Mùi đặc trưng của bệnh viện cứ khơi lại ký ức dạo đó, khiến tâm trạng tôi trở nên nặng nề, tăm tối và buồn man mác. Tủ sách trong phòng chờ vẫn xếp một dọc truyện tranh Cô Sazae(2) hệt như hồi ấy. Tôi rút đại một cuốn trong đó ra và ngồi xuống ghế.
(2). Bộ truyện tranh của tác giả Hasegawa Machiko với nhân vật chính là cô vợ trẻ Sazae.
Số thứ tự nằm cuối bảng thông báo điện tử của tôi mãi vẫn chưa nhích lên, trong lúc đó tôi đã đọc hết veo năm cuốn Sazae-san. Chán ngấy cả Sazae-san, tôi chuyển sang đọc Tuần san Shincho nhưng trong lúc giở loạn lên vì không có mấy thứ để đọc tôi đã ngủ gà gật từ lúc nào.
Trong giấc mơ chốc lát đó có tôi của thời cấp II, có mẹ và ông. Giữa đường phát hiện ra vũng nước lớn bị đóng băng, tôi bèn chạy lấy đà rồi trượt thật mạnh lên chỗ đó.
“Nguy hiểm đấy!”
Mẹ hét lên từ đằng sau.
Chắc không thể gọi đây là giấc mơ. Bởi lẽ chuyện này thực tế đã xảy ra. Đó là cảnh trên đường từ bệnh viện về nhà vào hôm bố qua đời. Có thể chỉ do tôi nhớ lại trong lúc gà gật nửa tỉnh nửa mơ.
“Chị Fujii!”
Đột nhiên bị gọi tên, tôi choàng tỉnh.
“Chị Fujii Itsuki!”
“Có tôi!”
Tôi nghe thấy ai đó cùng đáp “Có tôi!” giữa cơn mơ màng.
(Ủa? Vừa nãy là…)
Trong đầu óc lúc này vẫn đang biêng biêng chợt hiện lên bóng dáng của một thiếu niên. Cậu bé mặc đồng phục học sinh đó liếc nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
***
Otaru là một thành phố cảng nhỏ ở phía Bắc. Dọc bên đường là những căn nhà cũ kỹ từ ngày xưa trong đó có một vài cửa hàng mỹ nghệ thủy tinh như lời Akiba nói.
Akiba đưa Hiroko đến thăm xưởng thủy tinh của người quen. Anh giải thích về việc so với xưởng của mình thì nội thất ở đây to và đẹp hơn như thế này:
“Vì ở đây người ta ý thức làm du lịch hơn mà.”
Đúng là ở đây còn có sẵn cả lối đi cho khách du lịch.
Người quen của Akiba là một nhân vật đô con, rất hợp với từ “đồ sộ”. Hiroko nghĩ người thế này mà làm kiểu công việc tinh xảo như chế tác thủy tinh thật chẳng hợp chúc nào.
“Đây là Yoshida.”
“Hân hạnh được gặp cô.”
Yoshida chìa bàn tay mập mạp, lông lá về phía Hiroko. Khi bắt tay, Hiroko cảm giác bàn tay Yoshida thô ráp, có phần giống bàn tay của Akiba. Chắc hẳn đây là bàn tay của nghệ nhân thủy tinh. Yoshida hỏi Akiba.
“Người yêu Akiba hả?”
“Cựu hôn thê của Fujii đấy.”
“Ồ? À, thế hả?”
Yoshida có chút ngạc nhiên.
“Anh biết anh ấy ạ?”
“Bọn anh cùng đại học mà.” Akiba nói.
“Vì trường anh bé tí nên mọi người ai cũng là bạn bè cả.”
“Vậy à.”
“Mà này Yoshida, buổi triển lãm của mày ở đâu hả?”
“Ha ha ha ha! Triển lãm ấy à, không có gì hoành tráng đâu.”
Thoạt đầu cô cứ ngỡ anh khiêm tốn song thực tế thì dù chân tình đón nhận sự khiêm tốn đó chăng nữa cũng vẫn chưa đủ. Hai người được hướng dẫn tham quan gian bán hàng ở tầng một. Đang nghĩ không biết triển lãm nằm ở đâu thì cô thấy chừng mười lọ hoa to nhỏ xếp trên một góc rộng khoảng một chiếu(3) , đó chính là triển lãm. Quả thực có một tấm bảng đề: “Triển lãm của năm tác giả xuất sắc mới của Otaru”.
(3). Một chiếu có kích thước 910cm x 1820cm.
“Là cái này hả.”
“Ha ha ha ha ha!”
“Mất công gọi tao từ Kobe đến đây chắc không chỉ mỗi thế này đúng không? Thế này là lừa đảo rồi, Yoshida ạ.”
“Ha ha ha! Từ đầu tao nói thật thì mày đâu chịu đến. Thôi đêm nay tao sẽ chiêu đãi rượu ngon nên mày bỏ qua đi.”
Yoshida nói rồi vỗ vai Akiba.
Hôm ấy, làm việc với Yoshida và bạn bè của anh xong, buổi tối mọi người mở tiệc ở một quán rượu trong vùng. Chủ đề toàn về thủy tinh nên Hiroko chỉ biết ngồi nghe.
“Fujii Itsuki à, tôi biết cậu ấy.”
Hiroko lơ đãng lắng nghe. Lúc nhận ra thì câu chuyện đã chuyển sang chủ đề này.
“Ồ, thật à?”
Akiba hỏi lại với vẻ phấn chấn.
“Ờ. Chúng tôi học cùng hổi cấp I. Hay chơi với nhau lắm.”
Người nói câu đó là bạn của Yoshida, một người đàn ông tên Otomo.
“Thị trấn này hẹp thật đấy nhỉ.”
Yoshida nói với vẻ khâm phục.
“Nhà hắn ở khu nào vậy?”
Akiba hỏi.
“Hả?”
“Có một khu tên là Zenibako đúng không? Có phải ở khu đó không?”
“Không phải Zenibako đâu. Chỗ hắn là Otamoi mà.”
“Otamoi?”
Địa danh nghe lạ hoắc đó lẽ nào lại là địa chỉ ngày xưa của anh? Hai người nhờ anh Otomo hôm sau dẫn đến đó.
Vừa đến nơi, Otomo bỗng kêu lên.
“Phải rồi. Nó đã bị phá đi để làm đường số 5 rồi.”
Trước mặt họ là đường quốc lộ số 5 chạy dài. Đúng như lời bà Ashiro nói. Dù biết vậy, ba người vẫn tìm vị trí nhà anh.
“Hẳn là ở chỗ này.”
Địa điểm mà Otomo vừa chỉ vừa đối chiếu quang cảnh xung quanh đúng là nằm ở giữa đường thật.
Xe cộ qua lại ngạc nhiên nhìn ba người đứng giữa đường, mắt dán xuống đất.
“Không có túp lều nào nhé.”
Akiba thì thầm với Hiroko. Đoạn quay sang Otomo:
“Anh có biết người nào trùng tên Fujii với hắn không?”
“Fujii? Chà, tôi không biết.”
“Anh Otomo cũng học trường cấp II Ironai à?”
“Không. Vì khác khu nên tôi học trường cấp II Nagahashi.”
“Vậy ạ.”
Trước mắt đã làm rõ được chuyện bà Ashiro kể là chính xác. Địa chỉ kia chắc chắn không phải địa chỉ nhà anh.
Akiba ngoảnh lại thì thấy Hiroko đang nhìn chăm chăm xuống chân.
“Em sao thế?”
Mắt vẫn nhìn xuống dưới, Hiroko cười gượng gạo.
“Em…”
“?”
“Bức thư đầu tiên ấy, em đã gửi đến đây nhỉ.” Hiroko chỉ tay xuống mặt đường.
Tác giả :
Iwai Shunji