Thư Gửi Người Thi Sĩ Trẻ TuổI
Chương 7: Bức thư thứ bảy
Rome, ngày 14, tháng 5, năm 1904
Ông Kappus thân ái,
Từ lúc nhận được bức thư cuối cùng của ông cho tới hôm nay bao nhiêu thời gian biền biệt trôi qua. Việc sáng tác, những lo âu thường nhật bần thần khó chịu trong cơ thể đã làm trở ngại việc phúc đáp thư ông. Và tôi lại muốn việc hồi âm của tôi được đến ông từ những ngày bình thản và tươi đẹp. (Tiết lập xuân, với những chứng triệu thất thường khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm thức tôi ở đây). Ngày hôm nay tôi cảm thấy được đôi chút khỏe khoắn thảnh thơi, ông Kappus thân ái, tôi xin biên thư ngay để chào ông và nói hết tâm sự (nói tận lòng) nói bao nhiêu việc về bức thư cuối cùng của ông.
Như ông đã thấy đó, tôi đã chép bài thơ ngắn của ông vì tôi thấy bài thơ ấy đẹp và đơn giản và được khai sinh ra trong hình thức khả dĩ giúp cho bài thơ được chuyển dịch một cách thầm lặng chỉnh trang. Trong tất cả những vần điệu do ông sáng tác mà tôi đã đọc, đây mới chính là những vần thơ tuyệt tác của ông. Tôi gửi cho ông bài chép tay của tôi về bài thơ ông làm, vì tôi vẫn biết rõ rằng khi mình đọc lại tác phẩm của mình trong nét chữ xa lạ thì mình học được nhiều điều hay lắm. Ông hãy đọc những vần thơ này như là đọc những câu thơ của một kẻ khác, và lúc ấy ông mới cảm thấy tận lòng mình mức độ độc sáng của những vần điệu thuộc về mình.
Xin ông đừng để bị phiền muộn trong nỗi cô đơn vì ông tự cảm thấy có cái gì trong người mình nhoi nhoi nhất thời muốn đạp bỏ sự cô đơn để đi ra bên ngoài.Những sự lôi cuốn dụ hoặc này cũng có thể giúp đỡ ông nếu ông dùng chúng trong sự điềm đạm thanh thản và sự suy tư chín chắn, ông có thể dùng chúng như một dụng cụ để trải rộng nỗi cô đơn của ông đến một cõi vùng phong phú hơn và bao la hơn nữa. Người đời thường có những giải đáp dễ dãi đối với cuộc sống. Tuy thế, điều quá rõ ràng là chúng ta cần phải sống với sự khó khăn. Tất cả những gì đang sống phải vin vào sự khó khăn. Mỗi một sinh thể tự phát triển và tự vệ tùy theo thể cách của mình và rút tỉa từ bản thân mình dạng thức độc đáo riêng biệt của mình, với bất cứ giá nào, chống lại mọi trở ngại. Chúng ta đâu biết được, hiểu được bao nhiêu, song chúng ta cần phải đeo đuổi. Được cô độc là một điều tốt đẹp, vì sự cố đơn là một sự việc khó khăn. Nếu một sự việc gì quả thực là khó khăn thì đó là một lý do hơn nữa để cho chúng ta vin dựa đeo đuổi.
Yêu đương cũng là một điều tốt đẹp; vì tình yêu cũng khó khăn. Tình yêu của một con người đối với một con người khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi một người trong chúng ta, đó là sự tâm chứng cao cả nhất của bản thân chúng ta, sự nghiệp tối cao mà tất cả mọi sự nghiệp khác chỉ là những sự chuẩn bị mở đường. Cũng vì thế mà những con người trẻ tuổi, khi hãy còn mới non tinh khôi trong mọi việc, tất nhiên hãy còn chưa biết yêu đương; họ phải học yêu mới được. Họ học yêu, tập yêu, bằng tất cả sinh lực của con người họ, những sinh lực được tập trung trong lòng họ, trong nhịp đập tim xao xuyến và cô liêu. Tất cả mọi sự học tập đều là thời gian ẩn dật đóng cửa. Đối với kẻ yêu đương cũng thế, tình yêu từ bao giờ chỉ là cô đơn, cô đơn càng lúc càng nung nấu, càng mãnh liệt, càng sâu thẳm hơn nữa. Tình yêu, không phải từ thoạt đầu chỉ là dâng hiến, trao tặng, tự cho, tự kết hợp cới một người khác. (Kết hợp làm gí mới được chứ, khi đó chỉ là sự kết hợp của hai sinh thể hãy còn mập mờ, lở dở, chưa tự lập?). Tình yêu phải là dịp duy nhất để chín muồi, thánh thục, để kết nụ thành hình, để kết trái đơm bông, để chính mình trở nên một thế giới phụng hiến cho tình nồng đối với người mình yêu. Đó là một yêu sách cao cả quí phái, một cao vọng không giới hạn, chuyển hóa kẻ yêu đương trở thành một kẻ được tuyển định, một ý trung nhân mà trùng khơi đời sống lên tiếng gọi. Tong tình yêu, mỗi khi tình yêu hiện hình, đó chỉ là bổn phận tạo tác cho bản thân của chính những con người trẻ tuổi mà họ cần phải nhìn thấy. Tự đánh mất mình trong một người khác, tự dâng hiến mình cho một người khác, tất cả những cung cách giao hợp vẫn chưa dành sẵn cho họ. Trước hết, họ cần phải trữ tài thực lâu dài, tích lũy thực lâu dài. Sự tự hiến bản thân là một sự lạc thành hoàn tựu: con người có lẽ vẫn chưa có khả năng để làm được việc đó.
Đó là lỗi lầm thông thường trần trọng của bao nhiêu người trẻ tuổi. Họ xấn vào nhau, khi tình yêu vồ lấy họ, vì bản tính của họ vốn là không biết chờ đợi. Họ buông thả với nhau tràn lan lai láng, đang khi tâm hồn họ chỉ là mớ sơ thảo sờ soạng, ám dục, hỗn loạn. Nhưng vậy thì sao? Cuộc đời có thể làm gì được với mớ dây rối chằng chịt của những vật liệu bỏ phí này mà họ gọi là sự giao thoa, mà họ lại muốn gọi là hạnh phúc của họ? – Và ngày mai thì sao? Mỗi một người lại tự đánh mất mình vì tình yêu đối với kẻ khác, rồi lại đánh mất luôn kẻ khác và đánh mất luôn tất cả những kẻ nào sẽ đến sau đó. Mỗi một người đánh mất ý thức về trùng khơi sinh động bao la và những phương tiên để đạt tới đó, mỗi người đánh đổi sự vãng lai nhịp nhàng của những sự thể im lặng, đầy tràn bao hứa hẹn, để đổi lấy sự tạp nhạp khô cằn mà từ đó chỉ còn sót lại dư vị chán chường, nghèo nàn, vỡ mộng ê chề. Thế là kẻ ấy chỉ còn cách đi tìm cho được một nơi trú ẩn trong bao nhiêu công thức ước lệ hiện lên đầy dẫy khắp nơi, chìa sẵn những chỗ nương náu dọc suốt con đường gian nan hiển nghèo. Không có cõi vùng nào của con người chứa đầy công thức ước lệ như là ở đó. Những ghe xuồng, những chiếc phao, những đai cứu nịch, ồ, xã hội đã cung cấp bao nhiêu phương tiện để trốn thoát. Khi người đời có khuynh hướng chỉ coi tình yêu như một khoái lạc nhục thể thì họ đã làm cho tình yêu trở nên dẽ dãi, dễ bắt, rẻ tiền, thiếu mất liều lĩnh, nghĩa là không khác gì một cuộc vui ở hội chợ. Biết bao nhiêu chàng và nàng chỉ lao đến tình yêu trong giới hạn chật hẹp thông thường của người đời dung nhàn (tất nhiên, hạng người trung bình tà tà thì chỉ vẫn luôn luôn là thế thôi), rồi thì họ cũng khom trĩu dưới lỗi lầm của người thiên hạ! Họ cố gắng tìm đủ mọi cách riêng để hô hấp sinh khí phong nhiêu vào thảm trạng mà họ đang bị rơi vào. Rồi bản tính của họ cũng dạy họ biết rõ rằng những sự thể của tình yêu, khó hơn cả những sự thể khác không kém phần quan trọng, không thể nào được giải quyết rập theo nguyên tắc đại loại nào đó, loại nguyên tắc có giá trị trong đủ mọi trường hợp. Họ cảm thấy mãnh liệt rằng đó là một câu hỏi được đặt ra giữa một sinh thể này với một sinh thể khác, và đối với mỗi một trường hợp thì phải cần có một sự giải đáp độc đáo, hoàn toàn có tính cách cá nhân riêng biệt thôi. Nhưng làm thế nào khi mà họ đã lầm lẫn lộn xộn, trong lúc vồ xiết xấn chụp với nhau, khi mà họ đã đánh mất những gì trung thực thiết thân nhất của bản thể họ thì làm thế nào họ còn tìm thấy trong người họ một con đường thoát ra ngoài hố thẳm mà nỗi cô đơn của họ đã trầm một tiêu tán?
Cả hai người, chàng và nàng, đều hành động một cách mù lòa. Họ cố dùng ý lực để tránh những công ước đại loại như việc hôn nhân nhưng rồi lại rơi vào những công ước khác, dù ít lòe loẹt sơ thiển hơn, nhưng không hẳn kém phần khốc hại. Đói với sức hạn của họ thì đó chỉ là những công thức ước lệ, tất cả những gì thoát từ những cuốc giao thoa ngầu đục này, (ngầu đục hỗn loạn vì vội vã hấp tấp) thì chỉ có thể là những công thức ước lệ mà thôi. Những tương giao phát xuất tử những lỗi lầm như vậy chỉ chứa đựng một sự thỏa hiệp trong tự thể, dù sự thỏa hiệp ấy đứng bên ngoài thói thường đi nữa (trong ngôn ngữ thông dụng: phi luân). Rồi đến sự tuyệt tình ruồng bỏ nhau cũng chỉ là một cử chỉ có tính cách công thức ước lệ phi nhân, bình phàm, bất kỳ, bạc nhược, vô hiệu. Giống như trong sự chết, vì chết cũng là một sự khó khăn, trong tình yêu cũng khó khăn như thế, kẻ nào bước đi trang trọng trên lộ trình của tình yêu hoặc của sự chết thì sẽ không được ánh sáng nào dắt dẫn, sẽ không được một lới giải đáp nào chìa sẵn ra đó, không được một đường hướng nào đã được vạch trước. Cũng thế, đối với bổn phận này cũng như đối với bổn phận kia, những thế phận mà chúng ta cưu mang và được ẩn kín trong lòng, mà chúng ta trao truyền lại cho những kẻ khác và không thể nào giải minh được nổi, quả thực là chúng ta không thể nào đưa ra những nguyên tắc lề luật khái quát được. Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy cô độc thì lúc đó tình yêu và nỗi chết mới xê lại ấn nhau. Những yêu sách của cơ sự dễ sợ nàu, gọi là tính yêu, băng suốt đời sống chúng ta thực rõ là không thuộc trong kích thước của sinh hạn, và chúng ta không đủ tầm vóc để đáp ứng những yêu sách ấy từ ngay những bước chập chững đầu tiên. Nhưng nếu chúng ta vẫn thường tỏ ra kiên cố nhẫn nại, nếu chúng ta chịu thụ nhận tình yêu như là một sự tu học gian nan, thay vì tự đánh mất mình trong những ngón trò dễ dãi đú đởn khả dĩ khiến cho người đời trốn tránh sự nghiêm trọng của việc sinh hữu thì lúc ấy có lẽ đôi chút tiến bộ, đôi chút khinh khoái vơi nhẹ dịu bớt nào đó có thể sẽ hiện đến cho những kẻ nào nối gót theo chúng ta và kể sau suốt thời gian dài sau chúng ta. Đó cũng là nhiều lắm rồi còn gì.
Cho mãi đến ngày hôm nay chúng ta cũng khó lòng nhìn xét tương giao giữa một sinh thể này với một sinh thể khác mà không vướng phải những thành kiến. Những cố gắng nỗ lực để sống qua những tương giao như vậy vẫn còn thiếu những gương mẫu dìu dắt. tuy thế, quà khứ vẫn chứa đựng những phác thảo về đời sống và chỉ chực chờ hướng dẫn những bước đi lưỡng lự của chúng ta.
Người thiếu nữ và người đàn bà, trong sự phát triển cơ thể của riêng họ vẫn bắt chước nhất thời những chứng thói và cung cách nam tính, hành nghề đàn ông nhất thời thôi. Khi những giai đoạn chuyển thời vô định này đã trôi qua rồi thì người ta sẽ thấy rằng những người đàn bà thường khi chịu giả trang lố bịch như thế là chỉ để tống khứ ra khỏi bản chất họ những ảnh hưởng méo mó của nam phái. Người đàn bà chứa đựng trong người họ một đời sống bột phát tư nhiên hơn, phong nhiêu hơn, đầy tin tưởng hơn là người đàn ông, nhất định đàn bà chín muồi hơn, gần gũi với nhân tính hơn là đàn ông, – đàn ông kênh kiệu, náo nức, thiếu kiên nhẫn, bỏ quên giá trị của điều mình tin yêu, vì đàn ông không sống tận vùng sâu thẳm của đời sống như đàn bà qua trái kết trong lòng họ. Nhân loại tính mà người đàn bà đã làm chín muồi thành thục trong đau đớn và khuất phục, nhân loại tính ấy sẽ hiển lộ khi nào người đàn bà phá tan những xiềng xích về sinh phận xã hội của họ. Những người đàn ông nào không cảm thấy ngày hiển lộ ấy sẽ sửng sốt ngạc nhiên và trở thành chiến bại. Một ngày nào đó (những chứng triệu rõ ràng đã bắt đầu xuất hiện ở những xứ Bắc Âu), người thiếu phụ sẽ hiện diện; “thiếu nữ” “thiếu phụ”, không chỉ còn có ý nghĩa là trái ngược với nam tính mà một cái gì độc sáng, mang giá trị nơi tự thế; không còn là một sự bổ túc phụ thuộc mà là một hình thái hoàn bị của đời sống: người đàn bà với nhân loại tính thực thụ của mình.
Sự tiến bộ như thế sẽ chuyển hình đổi dạng đời sống yêu đương ngày nay, một đời sống đầy những sai lầm (và điều tiến bộ kia sẽ trái ý người đàn ông, họ phải chịu đi sau vậy). Tình yêu lúc ấy sẽ không còn là sự giao du qua lại giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà là sự giao thoa giữa một nhân tính này với một nhân tính khác. Khi tình yêu đến gần gũi hơn với nhân tính thì tình yêu sẽ tế nhị vô hạn và đầy sự tôn trọng, thiện hảo và minh mẫn trong tất cả mọi sự việc mà tình yêu thắt chặt hay tháo gỡ. Đó sẽ là tình yêu mà chúng ta chuẩn bị trong sự nỗ lực tranh đấu gian nan: hai nỗi cô đơn che chở đùm bọc nhau, bổ túc nhau, giới hạn nhau, cúc cung với nhau.
Còn một điều này nữa: đừng ngỡ rằng tình yêu mà ông được biết khi mới chớm lớn là đã mất rồi. Không phải tình yêu ấy đã gieo mầm mống trong người ông bao nhiêu hoài vọng phong phú và mãnh liệt, những dự thế mà cho mãi đến hôm nay ông hãy còn nuôi dưỡng? Tôi cho rằng sở dĩ tình yêu ấy đã sống còn một cách mạnh mẽ như thế, mãnh liệt như thế, trong hoài niệm của ông là vì tình yêu ban đầu ấy là một dịp đầu tiên cho ông được cô độc nơi tận lòng sâu thẳm nhất của hồn ông, sự cố gắng đầu tiên bên trong tâm hồn mà ông đã thể hiện thử thách trong đời sống của ông.
Xin ông nhận tất cả lời chúc tụng của tôi, ông Kappus thân ái.
Mến chào,
RAINER MARIA RILKE
Ông Kappus thân ái,
Từ lúc nhận được bức thư cuối cùng của ông cho tới hôm nay bao nhiêu thời gian biền biệt trôi qua. Việc sáng tác, những lo âu thường nhật bần thần khó chịu trong cơ thể đã làm trở ngại việc phúc đáp thư ông. Và tôi lại muốn việc hồi âm của tôi được đến ông từ những ngày bình thản và tươi đẹp. (Tiết lập xuân, với những chứng triệu thất thường khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm thức tôi ở đây). Ngày hôm nay tôi cảm thấy được đôi chút khỏe khoắn thảnh thơi, ông Kappus thân ái, tôi xin biên thư ngay để chào ông và nói hết tâm sự (nói tận lòng) nói bao nhiêu việc về bức thư cuối cùng của ông.
Như ông đã thấy đó, tôi đã chép bài thơ ngắn của ông vì tôi thấy bài thơ ấy đẹp và đơn giản và được khai sinh ra trong hình thức khả dĩ giúp cho bài thơ được chuyển dịch một cách thầm lặng chỉnh trang. Trong tất cả những vần điệu do ông sáng tác mà tôi đã đọc, đây mới chính là những vần thơ tuyệt tác của ông. Tôi gửi cho ông bài chép tay của tôi về bài thơ ông làm, vì tôi vẫn biết rõ rằng khi mình đọc lại tác phẩm của mình trong nét chữ xa lạ thì mình học được nhiều điều hay lắm. Ông hãy đọc những vần thơ này như là đọc những câu thơ của một kẻ khác, và lúc ấy ông mới cảm thấy tận lòng mình mức độ độc sáng của những vần điệu thuộc về mình.
Xin ông đừng để bị phiền muộn trong nỗi cô đơn vì ông tự cảm thấy có cái gì trong người mình nhoi nhoi nhất thời muốn đạp bỏ sự cô đơn để đi ra bên ngoài.Những sự lôi cuốn dụ hoặc này cũng có thể giúp đỡ ông nếu ông dùng chúng trong sự điềm đạm thanh thản và sự suy tư chín chắn, ông có thể dùng chúng như một dụng cụ để trải rộng nỗi cô đơn của ông đến một cõi vùng phong phú hơn và bao la hơn nữa. Người đời thường có những giải đáp dễ dãi đối với cuộc sống. Tuy thế, điều quá rõ ràng là chúng ta cần phải sống với sự khó khăn. Tất cả những gì đang sống phải vin vào sự khó khăn. Mỗi một sinh thể tự phát triển và tự vệ tùy theo thể cách của mình và rút tỉa từ bản thân mình dạng thức độc đáo riêng biệt của mình, với bất cứ giá nào, chống lại mọi trở ngại. Chúng ta đâu biết được, hiểu được bao nhiêu, song chúng ta cần phải đeo đuổi. Được cô độc là một điều tốt đẹp, vì sự cố đơn là một sự việc khó khăn. Nếu một sự việc gì quả thực là khó khăn thì đó là một lý do hơn nữa để cho chúng ta vin dựa đeo đuổi.
Yêu đương cũng là một điều tốt đẹp; vì tình yêu cũng khó khăn. Tình yêu của một con người đối với một con người khác, đó có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi một người trong chúng ta, đó là sự tâm chứng cao cả nhất của bản thân chúng ta, sự nghiệp tối cao mà tất cả mọi sự nghiệp khác chỉ là những sự chuẩn bị mở đường. Cũng vì thế mà những con người trẻ tuổi, khi hãy còn mới non tinh khôi trong mọi việc, tất nhiên hãy còn chưa biết yêu đương; họ phải học yêu mới được. Họ học yêu, tập yêu, bằng tất cả sinh lực của con người họ, những sinh lực được tập trung trong lòng họ, trong nhịp đập tim xao xuyến và cô liêu. Tất cả mọi sự học tập đều là thời gian ẩn dật đóng cửa. Đối với kẻ yêu đương cũng thế, tình yêu từ bao giờ chỉ là cô đơn, cô đơn càng lúc càng nung nấu, càng mãnh liệt, càng sâu thẳm hơn nữa. Tình yêu, không phải từ thoạt đầu chỉ là dâng hiến, trao tặng, tự cho, tự kết hợp cới một người khác. (Kết hợp làm gí mới được chứ, khi đó chỉ là sự kết hợp của hai sinh thể hãy còn mập mờ, lở dở, chưa tự lập?). Tình yêu phải là dịp duy nhất để chín muồi, thánh thục, để kết nụ thành hình, để kết trái đơm bông, để chính mình trở nên một thế giới phụng hiến cho tình nồng đối với người mình yêu. Đó là một yêu sách cao cả quí phái, một cao vọng không giới hạn, chuyển hóa kẻ yêu đương trở thành một kẻ được tuyển định, một ý trung nhân mà trùng khơi đời sống lên tiếng gọi. Tong tình yêu, mỗi khi tình yêu hiện hình, đó chỉ là bổn phận tạo tác cho bản thân của chính những con người trẻ tuổi mà họ cần phải nhìn thấy. Tự đánh mất mình trong một người khác, tự dâng hiến mình cho một người khác, tất cả những cung cách giao hợp vẫn chưa dành sẵn cho họ. Trước hết, họ cần phải trữ tài thực lâu dài, tích lũy thực lâu dài. Sự tự hiến bản thân là một sự lạc thành hoàn tựu: con người có lẽ vẫn chưa có khả năng để làm được việc đó.
Đó là lỗi lầm thông thường trần trọng của bao nhiêu người trẻ tuổi. Họ xấn vào nhau, khi tình yêu vồ lấy họ, vì bản tính của họ vốn là không biết chờ đợi. Họ buông thả với nhau tràn lan lai láng, đang khi tâm hồn họ chỉ là mớ sơ thảo sờ soạng, ám dục, hỗn loạn. Nhưng vậy thì sao? Cuộc đời có thể làm gì được với mớ dây rối chằng chịt của những vật liệu bỏ phí này mà họ gọi là sự giao thoa, mà họ lại muốn gọi là hạnh phúc của họ? – Và ngày mai thì sao? Mỗi một người lại tự đánh mất mình vì tình yêu đối với kẻ khác, rồi lại đánh mất luôn kẻ khác và đánh mất luôn tất cả những kẻ nào sẽ đến sau đó. Mỗi một người đánh mất ý thức về trùng khơi sinh động bao la và những phương tiên để đạt tới đó, mỗi người đánh đổi sự vãng lai nhịp nhàng của những sự thể im lặng, đầy tràn bao hứa hẹn, để đổi lấy sự tạp nhạp khô cằn mà từ đó chỉ còn sót lại dư vị chán chường, nghèo nàn, vỡ mộng ê chề. Thế là kẻ ấy chỉ còn cách đi tìm cho được một nơi trú ẩn trong bao nhiêu công thức ước lệ hiện lên đầy dẫy khắp nơi, chìa sẵn những chỗ nương náu dọc suốt con đường gian nan hiển nghèo. Không có cõi vùng nào của con người chứa đầy công thức ước lệ như là ở đó. Những ghe xuồng, những chiếc phao, những đai cứu nịch, ồ, xã hội đã cung cấp bao nhiêu phương tiện để trốn thoát. Khi người đời có khuynh hướng chỉ coi tình yêu như một khoái lạc nhục thể thì họ đã làm cho tình yêu trở nên dẽ dãi, dễ bắt, rẻ tiền, thiếu mất liều lĩnh, nghĩa là không khác gì một cuộc vui ở hội chợ. Biết bao nhiêu chàng và nàng chỉ lao đến tình yêu trong giới hạn chật hẹp thông thường của người đời dung nhàn (tất nhiên, hạng người trung bình tà tà thì chỉ vẫn luôn luôn là thế thôi), rồi thì họ cũng khom trĩu dưới lỗi lầm của người thiên hạ! Họ cố gắng tìm đủ mọi cách riêng để hô hấp sinh khí phong nhiêu vào thảm trạng mà họ đang bị rơi vào. Rồi bản tính của họ cũng dạy họ biết rõ rằng những sự thể của tình yêu, khó hơn cả những sự thể khác không kém phần quan trọng, không thể nào được giải quyết rập theo nguyên tắc đại loại nào đó, loại nguyên tắc có giá trị trong đủ mọi trường hợp. Họ cảm thấy mãnh liệt rằng đó là một câu hỏi được đặt ra giữa một sinh thể này với một sinh thể khác, và đối với mỗi một trường hợp thì phải cần có một sự giải đáp độc đáo, hoàn toàn có tính cách cá nhân riêng biệt thôi. Nhưng làm thế nào khi mà họ đã lầm lẫn lộn xộn, trong lúc vồ xiết xấn chụp với nhau, khi mà họ đã đánh mất những gì trung thực thiết thân nhất của bản thể họ thì làm thế nào họ còn tìm thấy trong người họ một con đường thoát ra ngoài hố thẳm mà nỗi cô đơn của họ đã trầm một tiêu tán?
Cả hai người, chàng và nàng, đều hành động một cách mù lòa. Họ cố dùng ý lực để tránh những công ước đại loại như việc hôn nhân nhưng rồi lại rơi vào những công ước khác, dù ít lòe loẹt sơ thiển hơn, nhưng không hẳn kém phần khốc hại. Đói với sức hạn của họ thì đó chỉ là những công thức ước lệ, tất cả những gì thoát từ những cuốc giao thoa ngầu đục này, (ngầu đục hỗn loạn vì vội vã hấp tấp) thì chỉ có thể là những công thức ước lệ mà thôi. Những tương giao phát xuất tử những lỗi lầm như vậy chỉ chứa đựng một sự thỏa hiệp trong tự thể, dù sự thỏa hiệp ấy đứng bên ngoài thói thường đi nữa (trong ngôn ngữ thông dụng: phi luân). Rồi đến sự tuyệt tình ruồng bỏ nhau cũng chỉ là một cử chỉ có tính cách công thức ước lệ phi nhân, bình phàm, bất kỳ, bạc nhược, vô hiệu. Giống như trong sự chết, vì chết cũng là một sự khó khăn, trong tình yêu cũng khó khăn như thế, kẻ nào bước đi trang trọng trên lộ trình của tình yêu hoặc của sự chết thì sẽ không được ánh sáng nào dắt dẫn, sẽ không được một lới giải đáp nào chìa sẵn ra đó, không được một đường hướng nào đã được vạch trước. Cũng thế, đối với bổn phận này cũng như đối với bổn phận kia, những thế phận mà chúng ta cưu mang và được ẩn kín trong lòng, mà chúng ta trao truyền lại cho những kẻ khác và không thể nào giải minh được nổi, quả thực là chúng ta không thể nào đưa ra những nguyên tắc lề luật khái quát được. Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy cô độc thì lúc đó tình yêu và nỗi chết mới xê lại ấn nhau. Những yêu sách của cơ sự dễ sợ nàu, gọi là tính yêu, băng suốt đời sống chúng ta thực rõ là không thuộc trong kích thước của sinh hạn, và chúng ta không đủ tầm vóc để đáp ứng những yêu sách ấy từ ngay những bước chập chững đầu tiên. Nhưng nếu chúng ta vẫn thường tỏ ra kiên cố nhẫn nại, nếu chúng ta chịu thụ nhận tình yêu như là một sự tu học gian nan, thay vì tự đánh mất mình trong những ngón trò dễ dãi đú đởn khả dĩ khiến cho người đời trốn tránh sự nghiêm trọng của việc sinh hữu thì lúc ấy có lẽ đôi chút tiến bộ, đôi chút khinh khoái vơi nhẹ dịu bớt nào đó có thể sẽ hiện đến cho những kẻ nào nối gót theo chúng ta và kể sau suốt thời gian dài sau chúng ta. Đó cũng là nhiều lắm rồi còn gì.
Cho mãi đến ngày hôm nay chúng ta cũng khó lòng nhìn xét tương giao giữa một sinh thể này với một sinh thể khác mà không vướng phải những thành kiến. Những cố gắng nỗ lực để sống qua những tương giao như vậy vẫn còn thiếu những gương mẫu dìu dắt. tuy thế, quà khứ vẫn chứa đựng những phác thảo về đời sống và chỉ chực chờ hướng dẫn những bước đi lưỡng lự của chúng ta.
Người thiếu nữ và người đàn bà, trong sự phát triển cơ thể của riêng họ vẫn bắt chước nhất thời những chứng thói và cung cách nam tính, hành nghề đàn ông nhất thời thôi. Khi những giai đoạn chuyển thời vô định này đã trôi qua rồi thì người ta sẽ thấy rằng những người đàn bà thường khi chịu giả trang lố bịch như thế là chỉ để tống khứ ra khỏi bản chất họ những ảnh hưởng méo mó của nam phái. Người đàn bà chứa đựng trong người họ một đời sống bột phát tư nhiên hơn, phong nhiêu hơn, đầy tin tưởng hơn là người đàn ông, nhất định đàn bà chín muồi hơn, gần gũi với nhân tính hơn là đàn ông, – đàn ông kênh kiệu, náo nức, thiếu kiên nhẫn, bỏ quên giá trị của điều mình tin yêu, vì đàn ông không sống tận vùng sâu thẳm của đời sống như đàn bà qua trái kết trong lòng họ. Nhân loại tính mà người đàn bà đã làm chín muồi thành thục trong đau đớn và khuất phục, nhân loại tính ấy sẽ hiển lộ khi nào người đàn bà phá tan những xiềng xích về sinh phận xã hội của họ. Những người đàn ông nào không cảm thấy ngày hiển lộ ấy sẽ sửng sốt ngạc nhiên và trở thành chiến bại. Một ngày nào đó (những chứng triệu rõ ràng đã bắt đầu xuất hiện ở những xứ Bắc Âu), người thiếu phụ sẽ hiện diện; “thiếu nữ” “thiếu phụ”, không chỉ còn có ý nghĩa là trái ngược với nam tính mà một cái gì độc sáng, mang giá trị nơi tự thế; không còn là một sự bổ túc phụ thuộc mà là một hình thái hoàn bị của đời sống: người đàn bà với nhân loại tính thực thụ của mình.
Sự tiến bộ như thế sẽ chuyển hình đổi dạng đời sống yêu đương ngày nay, một đời sống đầy những sai lầm (và điều tiến bộ kia sẽ trái ý người đàn ông, họ phải chịu đi sau vậy). Tình yêu lúc ấy sẽ không còn là sự giao du qua lại giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà là sự giao thoa giữa một nhân tính này với một nhân tính khác. Khi tình yêu đến gần gũi hơn với nhân tính thì tình yêu sẽ tế nhị vô hạn và đầy sự tôn trọng, thiện hảo và minh mẫn trong tất cả mọi sự việc mà tình yêu thắt chặt hay tháo gỡ. Đó sẽ là tình yêu mà chúng ta chuẩn bị trong sự nỗ lực tranh đấu gian nan: hai nỗi cô đơn che chở đùm bọc nhau, bổ túc nhau, giới hạn nhau, cúc cung với nhau.
Còn một điều này nữa: đừng ngỡ rằng tình yêu mà ông được biết khi mới chớm lớn là đã mất rồi. Không phải tình yêu ấy đã gieo mầm mống trong người ông bao nhiêu hoài vọng phong phú và mãnh liệt, những dự thế mà cho mãi đến hôm nay ông hãy còn nuôi dưỡng? Tôi cho rằng sở dĩ tình yêu ấy đã sống còn một cách mạnh mẽ như thế, mãnh liệt như thế, trong hoài niệm của ông là vì tình yêu ban đầu ấy là một dịp đầu tiên cho ông được cô độc nơi tận lòng sâu thẳm nhất của hồn ông, sự cố gắng đầu tiên bên trong tâm hồn mà ông đã thể hiện thử thách trong đời sống của ông.
Xin ông nhận tất cả lời chúc tụng của tôi, ông Kappus thân ái.
Mến chào,
RAINER MARIA RILKE
Tác giả :
Rainer Maria Rilke