Thời Niên Thiếu Của Anh Và Em
Chương 19
Trịnh Dịch sửng sốt. Sự thật thắng hùng biện.
Anh gật đầu: “Em hiểu rồi.”
“Trừ cái này ra, trong kẽ móng tay còn có sợi vải, chắc là đến từ vật như khẩu trang.” Pháp y Tiểu Chu nói xong, tiếp tục, “Trên người người chết chỉ có một vết đâm, là vết thương trí mạng, đâm trúng gan. Nhìn từ góc độ lưỡi dao đâm vào, hung thủ cao hơn người chết rất nhiều, chiều cao hẳn trong khoảng 178 đến 185cm.”
Đội trưởng khẽ gõ mặt bàn, nhắc nhở một câu: “Điểm này giữ lại. Cân nhắc đến việc có án cưỡng hiếp xảy ra, khi hung thủ giết người, người chết rất có thể là trạng thái nằm, do đó mà suy đoán chiều cao, chứng cứ không đủ.”
“Vâng.”
Trịnh Dịch lật báo cáo khám nghiệm tử thi, ảnh da, bộ phận của người chết Ngụy Lai hiện ra trước mắt. Cổ tay, vai, chân của cô ấy đều có vết bầm tím gây ra khi còn sống, là vết thương phòng vệ thường thấy, cũng là chứng cứ chứng minh cô ấy giãy giụa phản kháng.
Không có chút manh mối nào mà. Anh dùng sức xoa sống mũi.
Cuộc họp kết thúc, Trịnh Dịch kéo lão Dương đến văn phòng mình, rót cho ông ly nước nhấn ông ngồi xuống: “Nhức đầu thật. Vụ án này mà không phá nữa thì sẽ bị nước bọt phun chết.”
“Có một số vụ án không dùng cách truyền thống được.” Lão Dương uống một ngụm nước, “Phải dùng cách tôi nói trong cuộc họp lần trước ——”
“Phân tích tâm lý tội phạm.” Trịnh Dịch tiếp lời ông.
“Đúng.” Lão Dương nói, “Cứ lấy vụ án này nói nhé, tôi hỏi cậu, tại sao tội phạm cưỡng hiếp muốn cưỡng hiếp?”
Trịnh Dịch nhất thời không cho ra đáp án có hệ thống được.
Lão Dương: “Bốn nguyên nhân. Một, kiểu quyền lực, để thể hiện sức khống chế và ham muốn chinh phục của bản thân. Hai, kiểu tình cảm, khát khao thiết lập quan hệ cá nhân thân mật. Ba, kiểu phát tiết, phát tiết phẫn nộ và cảm giác bế tắc của bản thân. Bốn, kiểu tò mò, để thỏa mãn lòng hiếu kì trong phương diện tình dục, thường thấy ở trẻ vị thành niên, tội phạm độc thân.”
Trịnh Dịch gật đầu: “Em đã xem qua bản báo cáo anh viết trước đó, anh nói sau khi hỏi hai người bị hại trước, dựa vào miêu tả của họ, suy đoán người bị tình nghi này thuộc kiểu phát tiết.”
“Đúng. Kiểu quyền lực thường tuổi hơi lớn; kiểu tình cảm tinh tế và có nhu cầu, thậm chí sẽ chú ý cảm xúc của người bị hại, tiến hành giao lưu cùng cô ấy.”
“Một thanh thiếu niên kiểu phát tiết.” Trịnh Dịch như có điều suy nghĩ.
“Kiểu này phát triển thành giết người, tôi hoàn toàn không bất ngờ. Cậu nghĩ xem, hắn phẫn nộ, bế tắc, cần phát tiết ngay; nhưng người chết liều mạng chống cự, làm nhục hắn, mắng chửi hắn, hắn chịu thêm một tầng thất bại, đương nhiên sẽ giết người. Dùng dao dâm chết, bản thân động tác đâm này chính là một kiểu phát tiết mạnh mẽ.”
Trịnh Dịch lại gật đầu: “Vâng.” Lại nói, “Án cưỡng hiếp nhằm vào thanh thiếu niên nhóm người cố định, người gây án bình thường đều là thanh thiếu niên cùng lứa tuổi.”
“Đúng.” Lão Dương mở sổ tay của mình cho anh xem, “Phác họa người bị tình nghi tôi làm.”
Trịnh Dịch cầm lấy xem, thấy trên quyển sổ ghi mấy điểm.
“1. Tuổi trong khoảng từ mười bảy đến mười chín tuổi, trầm mặc hướng nội, cẩn thận thông minh, muốn hòa mình vào vòng tròn của bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng khó hòa nhập;
2. Ngoại hình khá (gần chỗ gây án không có người phản ánh từng thấy người đáng nghi, người lạ ngoại hình khá không dễ dẫn đến nghi ngờ);
3. Bỏ học, hoặc ở trường như trường dạy nghề hay trường đào tạo công nhân kĩ thuật có kỉ luật lỏng lẻo (người bị hại đều là học sinh đang học trung học chính quy);
4. Thường trốn học, đi lang thang gần các trường khác; (quan sát mục tiêu).
5. Vô cùng quen thuộc khu vực gây án, sống trong vùng lân cận, hoặc thường đi quan sát địa điểm, làm việc chu toàn, có kế hoạch, có thứ tự;
6. Gia đình không hòa thuận, quan hệ với mẹ đặc biệt không tốt thậm chí tồi tệ (trong quá trình bạo hành có hành vi nhục mạ, hành hạ phái nữ), có mấy khả năng dưới đây: 1. Bị mẹ ngược đãi, 2. Bị mẹ bỏ mặc hoặc vứt bỏ, 3. Mẹ có nhiều bạn tình hoặc là gái điếm.”
Trịnh Dịch than: “Khâm phục khâm phục, nhưng vẫn rất khó bắt được người đây.”
Lão Dương nói: “Không sao, vụ án Ngụy Lai này chúng ta cắt tỉa cẩn thận hơn, nhất định sẽ tìm được manh mối mấu chốt thu hẹp phạm vi.”
“Cũng phải.” Trịnh Dịch nói đoạn, đẩy quyển sổ sang, nói,
“Người bị tình nghi có phương tiện giao thông, cân nhắc đến tuổi của hắn, khả năng có xe hơi rất nhỏ, mà xe đạp không tiện vận chuyển người chết, cho nên rất có thể là xe mô tô.”
**
Hôm sau, hai người trẻ tuổi thức dậy rất sớm.
Họ đi tới đi lui trong nhà, mặc quần áo, chải đầu, nặn kem đánh răng, đánh răng rửa mặt.
Số lần cùng đi ra ngoài chơi quá ít.
Trần Niệm soi gương, gỡ đuôi ngựa mới vừa chải xong chải lại lần nữa, nhìn trái phải không có sợi nào rơi ra mới đi ra ngoài.
Tảng sáng, không nóng không lạnh, nhiệt độ vừa vặn. Bắc Dã và Trần Niệm ngồi ăn bánh chiên bên cạnh bàn, một bữa sáng yên lặng.
Căn phòng chật hẹp ấm dần, giống như một nồi áp suất chầm chậm tăng nhiệt độ. Họ xuất phát.
Khi Bắc Dã đóng cửa cuốn, Trần Niệm đứng một bên, không nhịn được nhẹ nhàng nhón chân lên.
Họ đi ra khỏi khu vực nhà xưởng, đi qua cánh đồng mênh mông, từ đầu đến cuối bước chân nhẹ nhàng, đi thẳng đến bên đường ray.
Bắc Dã không đi nữa, nhìn mặt trời một cái, ngồi dưới đất nằm xuống, chân gác lên đường ray. Qua mấy phút, nhìn Trần Niệm, vỗ vỗ bãi cỏ bên cạnh, ý bảo cô cũng nằm xuống.
Trần Niệm cũng không hỏi, nằm xuống bên cạnh cậu, gối lên cánh tay cậu.
Bầu trời vừa cao vừa xanh, chim chóc bay qua.
Cô cũng gác chân lên đường ray, hỏi: “Chúng ta tắm nắng sao?”
Bắc Dã lười biếng trả lời: “Chờ xe lửa.”
“Chờ xe lửa?”
“Hai mươi phút, xe lửa đi qua.”
“Chờ xe lửa tới rồi chỉ… nhìn à?”
Bắc Dã quay đầu nhìn cô, hơi buồn cười: “Đón xe lửa.”
“Nhưng chúng ta chưa mua vé.”
“Không sao.” Bắc Dã nói.
Anh ấy nói không sao thì không sao. Cô nhìn trời một lúc, nhắm mắt lại.
Gió đang thổi, thế giới yên lặng. Họ sắp ngủ mất, đường ray dưới chân chấn động. Họ mở mắt.
Bắc Dã kéo cô đứng dậy, cách đó không xa, chiếc xe lửa màu xanh lá chạy tới. Xe màu xanh lá đi về phía nông thôn, tốc độ chậm hơn chuyến tàu bình thường.
Trần Niệm nhìn không chớp mắt trong phút chốc, chờ một lúc, phát hiện không đúng: “Nó không chuẩn bị dừng?”
“Nó không dừng.” Bắc Dã nói.
“Vậy chúng ta lên xe thế nào?” Trần Niệm hỏi.
“Nó không dừng, chúng ta cũng phải lên xe.” Bắc Dã nói.
Nói xong, cậu vươn tay về phía cô. Tim Trần Niệm đập thình thịch, cô đưa tay tới, nắm tay cậu.
“Nhóc nói lắp.”
“Ừm?”
“Em có muốn chết không?”
Trần Niệm sửng sốt, nhìn gò má cậu, lại nhìn về phía đường ray rung động trước mặt, chậm rãi nói: “Từng muốn.”
“Tôi cũng vậy.” Bắc Dã nói.
Hai người trẻ tuổi không hẹn mà cùng khẽ run rẩy, tay nắm chặt hơn.
“Em có muốn chết vào lúc này không?”
“Có chút muốn, lại có chút không muốn.”
“Tôi cũng vậy.” Thiếu niên nói.
“Cùng với tôi thì sao?” Cậu hỏi.
“Cho nên em nói, có chút muốn.” Cô đáp, siết chặt tay cậu.
Tay họ nắm lấy nhau gắt gao, giống như muốn kết thành một sợi dây thừng. Họ run rẩy, nhìn đường ray chằm chằm.
Bắc Dã nói: “Chuẩn bị xong chưa?”
Trần Niệm gật đầu: “Xong rồi.”
Xe lửa ngày càng gần, lao vù qua trước mặt họ, gió nổi lên.
Bắc Dã la to: “Đuổi theo nào!”
Trần Niệm la to: “Đuổi theo nào!”
Họ nắm tay, ngược gió, chạy đuổi theo xe lửa xuống dốc núi, một cái thang sắt treo bên cạnh họ. Bắc Dã túm lấy Trần Niệm: “Nhảy!”
Trần Niệm không dám nhảy về phía tường đồng vách sắt ấy. Bắc Dã một tay nắm lấy cái thang, nhảy lên thành xe lửa, một tay vẫn kéo Trần Niệm. Thể lực Trần Niệm không chống đỡ nổi. Bắc Dã: “Nhảy lên nào!”
Trần Niệm lắc đầu, cô sợ.
“Tôi sẽ đỡ em.”
Trần Niệm nhào tới, Bắc Dã ôm lấy eo cô. Hai người trẻ tuổi cùng đụng vào thành xe lửa. Trần Niệm vội vàng nắm chặt cái thang, nhìn Bắc Dã một cái. Họ trừng đối phương thở hổn hển, trên khuôn mặt kinh ngạc không thừa bất kì cảm xúc nào, đột nhiên cười phá lên.
Họ leo lên nóc xe lửa.
Đồng cỏ hồ nước, ao sen ruộng lúa.
Trên mặt những người trẻ tuổi lấm tấm mồ hôi, trong chốc lát đã được gió trên nóc xe quét sạch.
Xe lửa đi qua một làng nhỏ, tạm thời dừng lại.
Bắc Dã và Trần Niệm len lén chuồn xuống xe lửa, nắm tay chạy đi.
Đó là một ngôi làng rất nhỏ, lác đác vài ngôi nhà ngói, từng ruộng lúa lớn.
Họ đi dạo lung tung không có mục đích ở bờ ruộng, đi qua một ao sen lớn.
Trần Niệm lay phiến lá một cái, giọt nước lấp lánh ở chính giữa lăn đi, đụng vỡ chia thành mấy mảnh rồi ngưng tụ lại.
Chủ của ao sen này là một người đàn ông cao lớn, chèo chiếc ghe nhỏ đi từ chỗ sâu trong ao ra, gạt lớp lớp lá sen; trên ghe, đài sen màu xanh và hoa sen màu hồng chất thành núi nhỏ.
Trần Niệm nhìn đài sen chằm chằm, Bắc Dã bèn hỏi: “Chú chuẩn bị đưa đến thành phố Hi bán sao ạ?”
Người đàn ông cao lớn nói: “Đúng vậy. Nếu không thì bán rẻ, một đồng một cây.”
Là quá rẻ.
Bắc Dã mua bảy cây, một tay cầm bảy thân cây, đài sen giống như bảy cái đầu chim, cổ vặn vẹo, lắc trái lắc phải.
Người đàn ông cao lớn nói sang sảng: “Tặng các cháu hai đóa sen.”
Trần Niệm ngồi xổm bên bờ, lấy một đóa trắng một đóa hồng từ trên ghe, ngửi ngửi, có mùi chát thoang thoảng.
Cậu và cô đi trên bờ ruộng ăn đài sen. Đài sen mới hái vừa mềm vừa tươi, ăn vào miệng giống như uống nước mùa xuân trong ao.
“Lát nữa nắng gắt rồi.” Bắc Dã nói. Cậu đi tới đi lui bên bờ, tỉ mỉ chọn, tìm một cái lá sen to nhất, bẻ gãy thân, kéo sợi màu trắng rất dài ra.
Cậu đưa lá sen cho cô làm dù.
Trần Niệm cầm lấy che nắng.
“Này, có củ ấu.” Bắc Dã ngồi xổm trên bờ ruộng, vươn tay vớt một cái, vớt một đống lá lên, cậu lục ra mấy củ, bóc ra;
Trần Niệm túm váy ngồi xổm bên cạnh cậu: “Nhỏ thế này.”
Cậu lột ra phần cơm trắng mịn từ trong lớp vỏ nho nhỏ, đưa đến bên miệng cô: “Nếm thử xem.”
Trần Niệm cúi đầu ngậm vào miệng, bờ môi mềm mại lướt qua ngón tay cậu. Bắc Dã ném lá lại vào ao, trái tim giống như hồ nước gợn sóng.
“Ngọt thật.” Trần Niệm nói. Ngọt lịm, dường như không phải cùng loại với thứ bán trên đường.
Đây là mùi vị mùa hè chân chính.
Họ che dù lá sen đi trong ruộng lúa, đi trong ruộng hái dưa leo và cà chua ăn, cởi giày đi vào ruộng, để bùn chà lòng bàn chân, để bùn chui vào kẽ ngón chân;
Họ ngủ trưa trong lán rơm, đến khi thức dậy, bùn trên chân kết thành khối, nhẹ nhàng cào một cái là rớt sạch sẽ;
Thế là tiếp tục đi về phía trước.
Đường hẹp, một dãy bờ ruộng, họ không có cách nào đi kề vai.
Bắc Dã lặng lẽ lùi ra sau một bước, để cô đi đằng trước, cậu ở đằng sau. Cậu cũng không đi lên trước nắm tay cô.
Đường phía sau đều là bờ ruộng, quá hẹp, bên cạnh cô không có vị trí của cậu. Cậu đếm dấu chân cô, nhìn bóng lưng cô.
Đã đi quãng đường rất xa, giống như sắp đi đến ngoài bầu trời, nhưng họ hoàn toàn không mệt.
Mặt trăng trắng mọc lên trên bầu trời ngày hôm ấy, hàng đàn đom đóm hiện lên trong bụi cỏ, họ đuổi theo xe lửa về nhà.
Xe vỏ sắt xuyên qua cánh đồng dưới bóng đêm, họ trèo lên nóc xe cao ngất,
Gió đêm rất lớn, hơi lạnh. Hai người trẻ tuổi ngồi trên nóc xe, bầu trời đầy sao, vỡ ra như kim cương mảnh.
“Có vẻ như sắp mưa.” Trần Niệm nói.
“Đúng vậy.”
“Sẽ có mưa sao?”
“Không biết nữa.”
“Nếu mưa thì sao đây?” Trần Niệm hỏi.
“Chúng ta sẽ dầm mưa ướt đẫm.” Bắc Dã nói.
“Nếu không có mưa thì làm sao?” Trần Niệm lại hỏi.
“Chúng ta sẽ ngắm sao.” Bắc Dã nói.
Trần Niệm liền nhìn mắt cậu.
Bắc Dã vươn tay vuốt ve mặt cô, hôn môi cô.
Trần Niệm nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
Nóc xe lửa cao như thế, vươn tay là có thể bắt được một, hai ngôi sao.
Ngắm nhìn bầu trời sao, là ý nghĩa hôm nay.
Anh gật đầu: “Em hiểu rồi.”
“Trừ cái này ra, trong kẽ móng tay còn có sợi vải, chắc là đến từ vật như khẩu trang.” Pháp y Tiểu Chu nói xong, tiếp tục, “Trên người người chết chỉ có một vết đâm, là vết thương trí mạng, đâm trúng gan. Nhìn từ góc độ lưỡi dao đâm vào, hung thủ cao hơn người chết rất nhiều, chiều cao hẳn trong khoảng 178 đến 185cm.”
Đội trưởng khẽ gõ mặt bàn, nhắc nhở một câu: “Điểm này giữ lại. Cân nhắc đến việc có án cưỡng hiếp xảy ra, khi hung thủ giết người, người chết rất có thể là trạng thái nằm, do đó mà suy đoán chiều cao, chứng cứ không đủ.”
“Vâng.”
Trịnh Dịch lật báo cáo khám nghiệm tử thi, ảnh da, bộ phận của người chết Ngụy Lai hiện ra trước mắt. Cổ tay, vai, chân của cô ấy đều có vết bầm tím gây ra khi còn sống, là vết thương phòng vệ thường thấy, cũng là chứng cứ chứng minh cô ấy giãy giụa phản kháng.
Không có chút manh mối nào mà. Anh dùng sức xoa sống mũi.
Cuộc họp kết thúc, Trịnh Dịch kéo lão Dương đến văn phòng mình, rót cho ông ly nước nhấn ông ngồi xuống: “Nhức đầu thật. Vụ án này mà không phá nữa thì sẽ bị nước bọt phun chết.”
“Có một số vụ án không dùng cách truyền thống được.” Lão Dương uống một ngụm nước, “Phải dùng cách tôi nói trong cuộc họp lần trước ——”
“Phân tích tâm lý tội phạm.” Trịnh Dịch tiếp lời ông.
“Đúng.” Lão Dương nói, “Cứ lấy vụ án này nói nhé, tôi hỏi cậu, tại sao tội phạm cưỡng hiếp muốn cưỡng hiếp?”
Trịnh Dịch nhất thời không cho ra đáp án có hệ thống được.
Lão Dương: “Bốn nguyên nhân. Một, kiểu quyền lực, để thể hiện sức khống chế và ham muốn chinh phục của bản thân. Hai, kiểu tình cảm, khát khao thiết lập quan hệ cá nhân thân mật. Ba, kiểu phát tiết, phát tiết phẫn nộ và cảm giác bế tắc của bản thân. Bốn, kiểu tò mò, để thỏa mãn lòng hiếu kì trong phương diện tình dục, thường thấy ở trẻ vị thành niên, tội phạm độc thân.”
Trịnh Dịch gật đầu: “Em đã xem qua bản báo cáo anh viết trước đó, anh nói sau khi hỏi hai người bị hại trước, dựa vào miêu tả của họ, suy đoán người bị tình nghi này thuộc kiểu phát tiết.”
“Đúng. Kiểu quyền lực thường tuổi hơi lớn; kiểu tình cảm tinh tế và có nhu cầu, thậm chí sẽ chú ý cảm xúc của người bị hại, tiến hành giao lưu cùng cô ấy.”
“Một thanh thiếu niên kiểu phát tiết.” Trịnh Dịch như có điều suy nghĩ.
“Kiểu này phát triển thành giết người, tôi hoàn toàn không bất ngờ. Cậu nghĩ xem, hắn phẫn nộ, bế tắc, cần phát tiết ngay; nhưng người chết liều mạng chống cự, làm nhục hắn, mắng chửi hắn, hắn chịu thêm một tầng thất bại, đương nhiên sẽ giết người. Dùng dao dâm chết, bản thân động tác đâm này chính là một kiểu phát tiết mạnh mẽ.”
Trịnh Dịch lại gật đầu: “Vâng.” Lại nói, “Án cưỡng hiếp nhằm vào thanh thiếu niên nhóm người cố định, người gây án bình thường đều là thanh thiếu niên cùng lứa tuổi.”
“Đúng.” Lão Dương mở sổ tay của mình cho anh xem, “Phác họa người bị tình nghi tôi làm.”
Trịnh Dịch cầm lấy xem, thấy trên quyển sổ ghi mấy điểm.
“1. Tuổi trong khoảng từ mười bảy đến mười chín tuổi, trầm mặc hướng nội, cẩn thận thông minh, muốn hòa mình vào vòng tròn của bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng khó hòa nhập;
2. Ngoại hình khá (gần chỗ gây án không có người phản ánh từng thấy người đáng nghi, người lạ ngoại hình khá không dễ dẫn đến nghi ngờ);
3. Bỏ học, hoặc ở trường như trường dạy nghề hay trường đào tạo công nhân kĩ thuật có kỉ luật lỏng lẻo (người bị hại đều là học sinh đang học trung học chính quy);
4. Thường trốn học, đi lang thang gần các trường khác; (quan sát mục tiêu).
5. Vô cùng quen thuộc khu vực gây án, sống trong vùng lân cận, hoặc thường đi quan sát địa điểm, làm việc chu toàn, có kế hoạch, có thứ tự;
6. Gia đình không hòa thuận, quan hệ với mẹ đặc biệt không tốt thậm chí tồi tệ (trong quá trình bạo hành có hành vi nhục mạ, hành hạ phái nữ), có mấy khả năng dưới đây: 1. Bị mẹ ngược đãi, 2. Bị mẹ bỏ mặc hoặc vứt bỏ, 3. Mẹ có nhiều bạn tình hoặc là gái điếm.”
Trịnh Dịch than: “Khâm phục khâm phục, nhưng vẫn rất khó bắt được người đây.”
Lão Dương nói: “Không sao, vụ án Ngụy Lai này chúng ta cắt tỉa cẩn thận hơn, nhất định sẽ tìm được manh mối mấu chốt thu hẹp phạm vi.”
“Cũng phải.” Trịnh Dịch nói đoạn, đẩy quyển sổ sang, nói,
“Người bị tình nghi có phương tiện giao thông, cân nhắc đến tuổi của hắn, khả năng có xe hơi rất nhỏ, mà xe đạp không tiện vận chuyển người chết, cho nên rất có thể là xe mô tô.”
**
Hôm sau, hai người trẻ tuổi thức dậy rất sớm.
Họ đi tới đi lui trong nhà, mặc quần áo, chải đầu, nặn kem đánh răng, đánh răng rửa mặt.
Số lần cùng đi ra ngoài chơi quá ít.
Trần Niệm soi gương, gỡ đuôi ngựa mới vừa chải xong chải lại lần nữa, nhìn trái phải không có sợi nào rơi ra mới đi ra ngoài.
Tảng sáng, không nóng không lạnh, nhiệt độ vừa vặn. Bắc Dã và Trần Niệm ngồi ăn bánh chiên bên cạnh bàn, một bữa sáng yên lặng.
Căn phòng chật hẹp ấm dần, giống như một nồi áp suất chầm chậm tăng nhiệt độ. Họ xuất phát.
Khi Bắc Dã đóng cửa cuốn, Trần Niệm đứng một bên, không nhịn được nhẹ nhàng nhón chân lên.
Họ đi ra khỏi khu vực nhà xưởng, đi qua cánh đồng mênh mông, từ đầu đến cuối bước chân nhẹ nhàng, đi thẳng đến bên đường ray.
Bắc Dã không đi nữa, nhìn mặt trời một cái, ngồi dưới đất nằm xuống, chân gác lên đường ray. Qua mấy phút, nhìn Trần Niệm, vỗ vỗ bãi cỏ bên cạnh, ý bảo cô cũng nằm xuống.
Trần Niệm cũng không hỏi, nằm xuống bên cạnh cậu, gối lên cánh tay cậu.
Bầu trời vừa cao vừa xanh, chim chóc bay qua.
Cô cũng gác chân lên đường ray, hỏi: “Chúng ta tắm nắng sao?”
Bắc Dã lười biếng trả lời: “Chờ xe lửa.”
“Chờ xe lửa?”
“Hai mươi phút, xe lửa đi qua.”
“Chờ xe lửa tới rồi chỉ… nhìn à?”
Bắc Dã quay đầu nhìn cô, hơi buồn cười: “Đón xe lửa.”
“Nhưng chúng ta chưa mua vé.”
“Không sao.” Bắc Dã nói.
Anh ấy nói không sao thì không sao. Cô nhìn trời một lúc, nhắm mắt lại.
Gió đang thổi, thế giới yên lặng. Họ sắp ngủ mất, đường ray dưới chân chấn động. Họ mở mắt.
Bắc Dã kéo cô đứng dậy, cách đó không xa, chiếc xe lửa màu xanh lá chạy tới. Xe màu xanh lá đi về phía nông thôn, tốc độ chậm hơn chuyến tàu bình thường.
Trần Niệm nhìn không chớp mắt trong phút chốc, chờ một lúc, phát hiện không đúng: “Nó không chuẩn bị dừng?”
“Nó không dừng.” Bắc Dã nói.
“Vậy chúng ta lên xe thế nào?” Trần Niệm hỏi.
“Nó không dừng, chúng ta cũng phải lên xe.” Bắc Dã nói.
Nói xong, cậu vươn tay về phía cô. Tim Trần Niệm đập thình thịch, cô đưa tay tới, nắm tay cậu.
“Nhóc nói lắp.”
“Ừm?”
“Em có muốn chết không?”
Trần Niệm sửng sốt, nhìn gò má cậu, lại nhìn về phía đường ray rung động trước mặt, chậm rãi nói: “Từng muốn.”
“Tôi cũng vậy.” Bắc Dã nói.
Hai người trẻ tuổi không hẹn mà cùng khẽ run rẩy, tay nắm chặt hơn.
“Em có muốn chết vào lúc này không?”
“Có chút muốn, lại có chút không muốn.”
“Tôi cũng vậy.” Thiếu niên nói.
“Cùng với tôi thì sao?” Cậu hỏi.
“Cho nên em nói, có chút muốn.” Cô đáp, siết chặt tay cậu.
Tay họ nắm lấy nhau gắt gao, giống như muốn kết thành một sợi dây thừng. Họ run rẩy, nhìn đường ray chằm chằm.
Bắc Dã nói: “Chuẩn bị xong chưa?”
Trần Niệm gật đầu: “Xong rồi.”
Xe lửa ngày càng gần, lao vù qua trước mặt họ, gió nổi lên.
Bắc Dã la to: “Đuổi theo nào!”
Trần Niệm la to: “Đuổi theo nào!”
Họ nắm tay, ngược gió, chạy đuổi theo xe lửa xuống dốc núi, một cái thang sắt treo bên cạnh họ. Bắc Dã túm lấy Trần Niệm: “Nhảy!”
Trần Niệm không dám nhảy về phía tường đồng vách sắt ấy. Bắc Dã một tay nắm lấy cái thang, nhảy lên thành xe lửa, một tay vẫn kéo Trần Niệm. Thể lực Trần Niệm không chống đỡ nổi. Bắc Dã: “Nhảy lên nào!”
Trần Niệm lắc đầu, cô sợ.
“Tôi sẽ đỡ em.”
Trần Niệm nhào tới, Bắc Dã ôm lấy eo cô. Hai người trẻ tuổi cùng đụng vào thành xe lửa. Trần Niệm vội vàng nắm chặt cái thang, nhìn Bắc Dã một cái. Họ trừng đối phương thở hổn hển, trên khuôn mặt kinh ngạc không thừa bất kì cảm xúc nào, đột nhiên cười phá lên.
Họ leo lên nóc xe lửa.
Đồng cỏ hồ nước, ao sen ruộng lúa.
Trên mặt những người trẻ tuổi lấm tấm mồ hôi, trong chốc lát đã được gió trên nóc xe quét sạch.
Xe lửa đi qua một làng nhỏ, tạm thời dừng lại.
Bắc Dã và Trần Niệm len lén chuồn xuống xe lửa, nắm tay chạy đi.
Đó là một ngôi làng rất nhỏ, lác đác vài ngôi nhà ngói, từng ruộng lúa lớn.
Họ đi dạo lung tung không có mục đích ở bờ ruộng, đi qua một ao sen lớn.
Trần Niệm lay phiến lá một cái, giọt nước lấp lánh ở chính giữa lăn đi, đụng vỡ chia thành mấy mảnh rồi ngưng tụ lại.
Chủ của ao sen này là một người đàn ông cao lớn, chèo chiếc ghe nhỏ đi từ chỗ sâu trong ao ra, gạt lớp lớp lá sen; trên ghe, đài sen màu xanh và hoa sen màu hồng chất thành núi nhỏ.
Trần Niệm nhìn đài sen chằm chằm, Bắc Dã bèn hỏi: “Chú chuẩn bị đưa đến thành phố Hi bán sao ạ?”
Người đàn ông cao lớn nói: “Đúng vậy. Nếu không thì bán rẻ, một đồng một cây.”
Là quá rẻ.
Bắc Dã mua bảy cây, một tay cầm bảy thân cây, đài sen giống như bảy cái đầu chim, cổ vặn vẹo, lắc trái lắc phải.
Người đàn ông cao lớn nói sang sảng: “Tặng các cháu hai đóa sen.”
Trần Niệm ngồi xổm bên bờ, lấy một đóa trắng một đóa hồng từ trên ghe, ngửi ngửi, có mùi chát thoang thoảng.
Cậu và cô đi trên bờ ruộng ăn đài sen. Đài sen mới hái vừa mềm vừa tươi, ăn vào miệng giống như uống nước mùa xuân trong ao.
“Lát nữa nắng gắt rồi.” Bắc Dã nói. Cậu đi tới đi lui bên bờ, tỉ mỉ chọn, tìm một cái lá sen to nhất, bẻ gãy thân, kéo sợi màu trắng rất dài ra.
Cậu đưa lá sen cho cô làm dù.
Trần Niệm cầm lấy che nắng.
“Này, có củ ấu.” Bắc Dã ngồi xổm trên bờ ruộng, vươn tay vớt một cái, vớt một đống lá lên, cậu lục ra mấy củ, bóc ra;
Trần Niệm túm váy ngồi xổm bên cạnh cậu: “Nhỏ thế này.”
Cậu lột ra phần cơm trắng mịn từ trong lớp vỏ nho nhỏ, đưa đến bên miệng cô: “Nếm thử xem.”
Trần Niệm cúi đầu ngậm vào miệng, bờ môi mềm mại lướt qua ngón tay cậu. Bắc Dã ném lá lại vào ao, trái tim giống như hồ nước gợn sóng.
“Ngọt thật.” Trần Niệm nói. Ngọt lịm, dường như không phải cùng loại với thứ bán trên đường.
Đây là mùi vị mùa hè chân chính.
Họ che dù lá sen đi trong ruộng lúa, đi trong ruộng hái dưa leo và cà chua ăn, cởi giày đi vào ruộng, để bùn chà lòng bàn chân, để bùn chui vào kẽ ngón chân;
Họ ngủ trưa trong lán rơm, đến khi thức dậy, bùn trên chân kết thành khối, nhẹ nhàng cào một cái là rớt sạch sẽ;
Thế là tiếp tục đi về phía trước.
Đường hẹp, một dãy bờ ruộng, họ không có cách nào đi kề vai.
Bắc Dã lặng lẽ lùi ra sau một bước, để cô đi đằng trước, cậu ở đằng sau. Cậu cũng không đi lên trước nắm tay cô.
Đường phía sau đều là bờ ruộng, quá hẹp, bên cạnh cô không có vị trí của cậu. Cậu đếm dấu chân cô, nhìn bóng lưng cô.
Đã đi quãng đường rất xa, giống như sắp đi đến ngoài bầu trời, nhưng họ hoàn toàn không mệt.
Mặt trăng trắng mọc lên trên bầu trời ngày hôm ấy, hàng đàn đom đóm hiện lên trong bụi cỏ, họ đuổi theo xe lửa về nhà.
Xe vỏ sắt xuyên qua cánh đồng dưới bóng đêm, họ trèo lên nóc xe cao ngất,
Gió đêm rất lớn, hơi lạnh. Hai người trẻ tuổi ngồi trên nóc xe, bầu trời đầy sao, vỡ ra như kim cương mảnh.
“Có vẻ như sắp mưa.” Trần Niệm nói.
“Đúng vậy.”
“Sẽ có mưa sao?”
“Không biết nữa.”
“Nếu mưa thì sao đây?” Trần Niệm hỏi.
“Chúng ta sẽ dầm mưa ướt đẫm.” Bắc Dã nói.
“Nếu không có mưa thì làm sao?” Trần Niệm lại hỏi.
“Chúng ta sẽ ngắm sao.” Bắc Dã nói.
Trần Niệm liền nhìn mắt cậu.
Bắc Dã vươn tay vuốt ve mặt cô, hôn môi cô.
Trần Niệm nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
Nóc xe lửa cao như thế, vươn tay là có thể bắt được một, hai ngôi sao.
Ngắm nhìn bầu trời sao, là ý nghĩa hôm nay.
Tác giả :
Cửu Nguyệt Hi