Thời Hoàng Kim
Chương 9: Hồng phất chạy trốn trong đêm
tựa
Cuốn sách này nói về sự thú vị. Thực ra cuốn sách nào cũng nên thú vị, có khi thú vị là lý do để viết, có khi thú vị là mục tiêu cần đạt được của cuốn sách. Tôi có thể nhớ cuốn sách thú vị mình đã đọc, còn sách không thú vị thì đọc rồi quên cả nội dung lẫn tên sách. Nhưng không chỉ tôi, mọi người sắp quên cả thú vị là gì rồi.
Tôi nghĩ thú vị giống như một giai đoạn lịch sử, nó đang bị vượt qua. Theo tôi hiểu, Herbert Macuse trong trước tác “Người đi một hướng” cũng nói như vậy. Tất nhiên tình cảnh của người Trung Quốc và ông ta không giống nhau. Nơi chúng ta đây, trí tuệ thành một thứ “mập mờ”, tình yêu thành một thứ “nhớ nhung vớ vẩn”, sự thú vị thành sự trì trệ trang nghiêm. Tâm hồn chúng ta được chưng cất, được nâng lên chứ không bị đắm chìm trong vật dục như Macuse nói. Sẽ có ngày, khi mở một cuốn sách ra, tôi không còn chờ đợi sự thú vị mà chờ đợi mình được giáo dục. Đồng thời tôi nhớ lại câu nói của nhân vật chính trong “Faust” khi cảm thấy cuộc sống của mình rời bỏ đi: ngươi đẹp quá, xin đợi một lát! Ta xót xa khi mất ngươi.
Trong một cuốn tiểu thuyết cần phải có phần hoàn toàn hư cấu. Bạn đọc hiểu các điển tích toán học sẽ biết câu chuyện thú vị về định lý Fermat ( [1] ) . Gần đây, một giáo sư của trường Đại học Harvard đã chứng minh được định lý Fermat. Điều cần nói là trong cuốn sách này Vương Nhị còn chứng minh sớm hơn.
Tác giả
Về cuốn sách này:
Năm 1993 Vương Nhị 41 tuổi, làm công tác nghiên cứu trong một trường đại học ở Bắc kinh. Hướng nghiên cứu là lịch sử toán học cổ đại Trung Quốc. Anh ta chưa từng lấy vợ, hiện đang sống chung với một người con gái tên Oanh tại một căn hộ chung cư. Cùng với việc bóp óc chứng minh định luật Fermat, anh ta đã viết cuốn sách có liên quan đến Lý Tịnh và Hồng Phất. Cuốn sách này cũng như chính anh ta, không tin cậy được, nhưng nó hàm chứa tính chân thực cao nhất. Bạn đọc quen lịch sử sẽ thấy văn phong của cuốn sách chịu ảnh hưởng của kiệt tác “Văn minh vật chất, kinh tế và chủ nghĩa tư bản thế kỷ 15 đến thế kỷ 18” của nhà sử học bậc thầy người Pháp Ferdinand Brunot và giống sách lịch sử hơn là tiểu thuyết. Đó chính là chủ ý của tác giả. Nếu trong cuốn sách có đôi chỗ quái đản thì không phải tác giả cố ý bịa ra mà lịch sử nó thế.
Chương 1
Cuốn sách luôn nhắc đến danh từ “lãnh đạo”. Trong tiểu thuyết lịch sử mà sử dụng từ đó thì có vẻ kỳ quặc, tác giả muốn nói là, giới “lãnh đạo” đã có từ xa xưa.
1
Lý Tịnh, Hồng Phất, Giao Nhiễm được thế gian gọi là ba hào kiệt, vào cuối đời nhà Tùy, họ đều ở Lạc Dương. Người thời Đại Tùy nói, Lạc Dương là ngôi thành vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Người thời Đường nói, Tràng An là ngôi thành vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Người thời Tống nói, Biện Lương là ngôi thành vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Cho nên chẳng biết cái nào là nhất. Thành Lạc Dương đắp bằng đất sét. Đất là đất vàng nguyên chất được chở từ xa đến. Loại đất này sau khi đun cho mềm, được trộn với cứt trẻ con (bọn này chỉ ăn miến đậu xanh, không ăn gì khác, không làm gì, chỉ ỉa, cho nên ỉa ra cứt nguyên chất) rồi đóng khuôn làm tường thành. Sau một trăm năm tường có màu xanh của đậu, hàng ngàn năm không đổ, qua một ngàn năm nữa thành màu đồng đỏ, qua hàng vạn năm không đổ, qua một vạn năm nữa thành màu đen, vĩnh viễn không bao giờ đổ. Sau khi xây xong, trên thành mọc đầy những cây dây leo trường xuân. Có kẻ hiếu sự kéo hết dây, trên tường thành chỉ còn lại những cây con trông như thằn lằn cụt đuôi. Những cây bị kéo xuống lại tiếp tục mọc và trông như những đống rác. Tường thành bị những khúc dây vụn chồng chất làm cho loang lổ như tấm vải nhuộm đang phơi, người ta lại sai buộc dao vào cây sào để cạo đi, nó lại loang lổ trắng như lang ben. Tôi không hiểu tại sao, tường được xây lên lại không để cho nó được yên – con người sinh ra phải chịu tội, tại sao ngôi thành cũng phải chịu tội.
Khi bọn Lý Tịnh ở đây thì khắp nơi lầy lội. Người ta chở đất sét vàng về trộn với đay gai để đắp thành nhà ở. Khi không còn đủ chỗ ở thì họ làm thêm gác, tạo nên những con ngõ tối om. Đường phố Lạc Dương là các dòng sông bùn. Mưa nhiều, đường đi bị bánh xe bọc sắt nghiền cho tơi tả không lúc nào khô. Bùn đất bị dồn thành những dãy núi, đỉnh núi bị nắng sấy khô nứt nẻ, chân núi vẫn lênh láng nước ngập đến đầu gối. Những dải bùn trên đường như sống lưng cá sấu, người đi đường phải dùng cà kheo. Ra khỏi nhà thì vác cà kheo lên vai, đến đường thì nhảy lên cà kheo mà đi. Hồi đó dân ở đây ai cũng biết ngón này, như bây giờ người ta đi xe đạp vậy. Không ai biết sau này dân nơi đây còn có mẹo gì nữa, biết đâu khi cần họ lại mọc ra sáu chân như loài côn trùng. Tất nhiên trình độ mỗi người một khác, có người đi cà kheo cỡ ba thước, có người đi cà kheo cỡ trượng tám, khi cần đi ngang qua con đường hẹp người ta còn đu cà kheo nhảy qua. Trên mặt bùn còn lều bều phân lợn, người và lợn tạo thành bức tranh lập thể trên đường phố. Thỉnh thoảng còn những chiếc xe, con trâu gầy lõm bõm kéo đi, bánh xe là tấm gỗ tròn khoan thủng ở giữa, khi lăn kêu cót ca cót két xiêu bên nọ vẹo bên kia, trên xe chở mấy người già yếu bệnh tật. Muốn đi từ đông sang tây khu thành, mất trọn nửa ngày. Mỗi lần chiếc xe kiệu tám ngựa, tất nhiên không phải của dân, hò hét lao qua là bùn bắn vọt vào tận trong nhà hai bên đường. Đó là một trong các nguyên nhân để cho dân hay ghét kẻ không phải là dân.
Những chiếc xe lao đi như quả ngư lôi như thế chỉ nên chạy trên bãi trống, không nên chạy trên phố. Nhưng chẳng ai dám nói thế. Người ta đi cà kheo còn đem theo cái dù bằng giấy dầu để che bùn từ những chiếc xe ngựa hắt lên, nhưng dù cẩn thận đến mấy vẫn có lúc bị dội bùn từ đầu đến chân. Do vậy khi cần còn phải đem theo túi vải dầu, đựng quần áo để thay. Còn phải rửa mặt, rửa chân tay, cần đến nước, giếng thì dễ tìm, mỗi góc phố đều có một ngôi nhà trắng nhỏ, trong đó là cái giếng. Nhưng trong nhà có người coi giếng, dùng nước phải trả tiền. Người muốn đỡ tiền thì đeo trên cổ hai cái bong bóng trâu đựng nước. Nhưng có quần áo thay lại phải có chỗ thay, đâu phải chỗ nào cũng cởi trần truồng ra được. Tìm được chỗ thay (hiện đại gọi là nhà vệ sinh có thu phí) cũng phải tiền. Người muốn đỡ tiền không mang một cái dù mà là hai cái để che trước che sau. Thế là ra đường mà không muốn mất tiền thì phải vác cà kheo, đeo hai túi nước, hai cái dù và bọc quần áo, luộm thuộm vô cùng. Thực ra chỉ phải dùng vài đồng bạc là thoải mái đi bất cứ đâu, biện pháp đó cũng như bây giờ, đó là đi taxi . Người ta bằng lòng sống luộm thuộm vì người ta muốn đỡ tiền, muốn đỡ tiền là vì không có tiền.
Taxi đời nhà Tùy không có bánh xe, đó là những người da đen nhẻm, sau ót để một bím tóc dài, thân trần, chỉ đóng cái khố, tay cầm một cái túi vải buồm lớn. Hỏi xong mọi việc, họ mở miệng túi cho bạn ngồi vào rồi cõng bạn đi, chẳng dây tí bùn nào. Một cây số mất khối tiền. Nhưng trước khi ngồi vào túi thì nhìn mặt cho kỹ, có đen thật không hay là bôi dầu. Bọn vô lại giả làm taxi cõng khách đi, đến chỗ lội dốc ngược khách xuống vũng nước làm trò đùa. Thực ra không đùa tí nào, vì người ta còn đang gãy cổ thì chúng đã lấy túi tiền của người ta đi rồi. Bạn đi taxi bây giờ cũng vậy, phải nhìn cho kỹ người lái và xe, ngồi nhầm bị đánh cho vỡ mặt. Ai cũng biết, taxi chỉ an toàn với người nước ngoài và người giàu thôi.
Ngồi taxi đắt quá lại có thể bị gãy cổ cho nên người Lạc Dương ra đường đành phải chịu luộm thuộm. Chỉ có đám gái điếm len lỏi trên phố là thoải mái, bọn này mặc áo váy siêu ngắn, dính bùn, đợi khô thì cạy đi, qua phố vẫy một cái là mấy chú nhọ vác qua, tiền cũng chẳng mất. Tất nhiên khi qua đường bàn tay của taxi cũng chẳng ngoan đâu, thế nào cũng kiếm chác tí chút. Mấy ả chẳng đem gì vì không cần đến, chỉ có một cái xắc nhỏ, trong có cái que tre cạy bùn, khăn giấy, gương, nhưng tiền thì không, có tiền thì bọn lưu manh sẽ lục lọi lấy mất. Nhưng không có hào nào cũng không được. Bọn lưu manh mặc áo dài đen, tóc chải bóng lộn, mồm nhai miếng da trâu ngâm mật (hồi đó đã có kẹo thơm bằng cao su Ả Rập, nhưng đắt, ít ai mua nổi). Nếu trong túi các ả gái điếm không có tiền thì bọn lưu manh sẽ phát điên và làm đủ mọi trò. Rất nhiều năm trước Lạc Dương là như vậy. Rất nhiều năm trước, Lý Tịnh là một gã lưu manh như vậy.
2
Khi tôi nói chuyện Lý Tịnh thì hắn đang đi như chiếc kim đồng hồ. Nhưng chiếc kim chạy lúc nhanh lúc chậm. Khi nói đến người khác cũng vậy. Thí dụ, bây giờ câu chuyện bắt đầu, kim chạy hơi chậm. Cũng không biết bao giờ thì nó đột ngột nhanh lên rồi chậm lại, cuối cùng dừng lại luôn. Tôi chẳng thể sai khiến được. Bởi vì chẳng phải chỉ Lý Tịnh, tôi cũng là chiếc kim đồng hồ. Chẳng biết lúc nào nhanh, lúc nào chậm, lúc nào dừng hẳn.
Bây giờ chúng ta biết Lý Vệ công là một nhà khoa học lớn, nhà quân sự lớn. Nhưng thực ra ông còn là nhà thơ lớn, triết gia lớn. Vì tài giỏi như vậy mà thời trẻ không tìm được việc làm, ở trong ngôi nhà của tổ tiên để lại ở Lạc Dương (ngôi nhà đất lợp tranh, mái đã thủng lẽ ra phải lợp lại từ lâu rồi). Đôi khi ông phải ra phố làm lưu manh kiếm ăn. Những lúc như thế ông phải cố gắng tỏ ra côn đồ nhưng thực ra ông có tư tưởng tiến bộ. Thời trẻ Lý Tịnh ở Lạc Dương, trong một cái ngõ nhỏ lát đá phiến, có khi ngày chỉ một bữa cơm, tối ngồi chong đèn thầu dầu. Hồi đó thầu dầu còn là thuốc tẩy, ngửi khói nhiều cũng ỉa chảy. Lúc đó ông chưa có dã tâm làm Vệ công đại Đường, chỉ muốn thi làm tiến sĩ toán học rồi làm việc ở bộ Công cho qua ngày. Nhưng việc như thế ông cũng không kiếm được.
Tôi biết Lý Vệ công tinh thông tiếng Ba Tư, dịch cuốn “Hình học cơ bản” từ tiếng Ba Tư, hiện tôi có một cuốn trên bàn nhưng đọc không hiểu, sách dịch là như vậy. Thí dụ câu văn Lý Vệ công phải dịch: “Khu tử viết: trực giả cận dã”. Bạn nghĩ đến nát óc mới biết đó là định lý số năm nổi tiếng của Euclide: Đường thẳng là đường ngắn nhất nối giữa hai điểm. Bởi vì nhuận bút tính theo số chữ cho nên ông thêm mấy chữ của mình vào: nào là không thẳng không gần, không gần thì xa, đường xa thì không thẳng vân vân, thật chẳng biết ra làm sao. Ngoài ra còn một số đoạn mang phong cách tiểu thuyết bí mật thời Victoria, lại có cả hình vẽ xen vào. Tất cả đều được nhà xuất bản đồng ý. Họ bảo nếu không thế thì ông lỗ vốn, họ nói thêm rằng, ông toàn dịch các sách khô khan, chẳng giàu lên được. Cho nên Lý Tịnh phải kết hợp toán học với tình dục. Vì ông giám đốc nhà xuất bản là bạn cũ, ông ta có nghĩa vụ không để cho bạn mình phá sản. Mỗi lần làm như vậy, ông ta cảm thấy rất bối rối, kêu lên một tiếng. Ông vốn tính thoải mái, kêu lên rồi thì hết bối rối.
Lý Vệ công đa tài đa nghệ, biết tiếng Ba Tư, biết viết tiểu thuyết dâm đãng, biết vẽ. Ông tự vẽ tranh minh họa trong sách của mình. Ông còn nung sắt cho đỏ tự khắc danh thiếp vào gỗ: “Dân thường Lý Tịnh” kiểu triện thư, viết xong rồi vẫn thấy chưa đã, thêm một dòng lệ thư: “Thế tôn mười sáu đời của Lão Tử”. Viết thế không phải chỉ để dọa người, bởi vì ai họ Lý đều có thể là hậu duệ của Lão tử, nhưng mười sáu đời thì chẳng có căn cứ gì. Sáng nào ông cũng tắm nước lạnh, bất kể xuân hạ thu đông. Khi lên phố ông đi cà kheo bằng cây bạch lạp có tính đàn hồi, phi nhanh hơn xe ngựa. Năm ấy khi gặp Hồng Phất, ông còn trẻ.
Người đời sau nói, cái khéo của Lý Vệ công chẳng ai bì được. Ngay từ khi còn trẻ ông đã phát minh ra các loại công cụ, máy móc, thí dụ máy khai căn bậc hai. Đó là một cái hộp gỗ, trên có chi chít những cần gỗ như cái xiên thịt, một bên có cái cán gỗ, hơi giống cái máy quay đĩa kiểu cổ. Bạn ấn cái cần thứ hai từ phải sang, tức là lấy căn của 2, lắc cái nữa một cái que thò lên, có nghĩa là 1, lắc cái nữa, bốn cái thò lên, có nghĩa là 1,4, lắc cái nữa một cái thò lên có nghĩa là 1,41. Đó là kết quả căn bậc hai của 2. Ông ta vác máy chạy khắp nơi xin tài trợ, nhưng những người có tiền bảo: tại sao tôi lại phải biết căn là gì? Thợ mộc thợ nề có thể cần đến căn nhưng họ không có tiền. Về già Lý Vệ công mới có điều kiện làm máy bằng sắt, năm sáu lực sĩ mới quay được cái cần dài một trượng. Cỗ máy chiếm cả gian phòng. Làm xong lập tức Hoàng đế Thái tông mua ngay dùng để đập lúa hoặc để đánh đòn rất tốt. Hoàng đế gọi nó là máy công thần, trang bị cho quân đội, đánh chết khối người, người chết ở căn hai, người chết ở căn ba, chết ở căn mấy cũng phòi óc, máu me be bét. Vệ công còn làm ra ống dập lửa, định bán cho đội cứu hỏa. Nhưng đội trưởng bảo, năm khỉ tháng ngựa ít cháy, dùng thùng gánh nước cũng được. Mãi hai mươi năm sau mới bán được cho Hoàng đế đại Đường. Tất nhiên ống dập lửa đúc bằng gang, không phun nước mà phun cứt nóng bỏng. Cái thứ đó không dập được lửa cũng chẳng tưới được hoa, nó dùng để tưới vào người. Ai bị tưới thì nếu may không chết cũng thối cả đời. Hoàng đế cho sản xuất hàng loạt, gọi là ống thần cơ Vệ công . Dân gây rối thì tưới cho một trận. Vệ công có vô số phát minh, bán cả đời không hết, cuối cùng bán cho Thái tông. Thái công cho sản xuất hàng loạt, đều gọi là “thần cơ”. Bây giờ chúng ta nghe hai chữ thần cơ là có thể hiểu nghĩa là ngược đãi, không thể hiểu là khai căn với cứu hỏa. Hồi trẻ ông nằm mơ cũng nghĩ bán phát minh để cứu đói nhưng không bán được. Đến khi già rồi những phát minh lại bán được rất nhiều tiền nhưng ông lại không thiếu tiền nữa.
Theo tôi biết, hồi trẻ ông chỉ bán được một phát minh, đó là một chiếc máy quạt gió quay tay. Ông bán cho hàng cơm bên cạnh nhà với giá hai mươi đồng. Bán được cái máy ông sướng lắm, nghĩ từ nay mình sẽ có kế sinh nhai tử tế, không phải làm lưu manh nữa – trước đó hàng cơm phải dùng ống thổi lửa bằng mồm, mỗi lò phải thuê năm người luân phiên nhau thổi, có người cả đời làm nghề này không cần ống thổi nữa, họ chỉ cần dẩu môi ra là thành cái ống thổi bằng thịt. Ai ngờ ba ngày sau họ trả lại cái máy bị cháy và đòi lại tiền, thậm chí còn đòi bồi thường thiệt hại do hỏa hoạn. Thực ra cái máy của Vệ công tốt không chê vào đâu được, chỉ có điều không được quay ngược. Nếu quay ngược thì không những không quạt gió vào lò mà lửa trong lò bị hút vào máy thiêu rụi cánh quạt gỗ. Điều này cho ta thấy rằng, máy tốt mà vào tay đứa ngu cũng vô tích sự. Nhưng tiếc rằng trên đời này nhiều đứa ngu lắm, mà làm sao tranh cãi với đứa ngu được. Người ta đòi tiền, ông thật thà bảo: tiêu hết rồi, không còn đâu mà trả, rồi giơ trán ra: đánh vài cái đi. Ông toàn đưa trán ra trả nợ cho nên trên trán bao giờ cũng có vài ba con dấu tím. Ai không biết cứ tưởng ông cạo gió chữa bách bệnh như mấy mụ già. Về chuyện này cần nói thêm, về sau cái quạt gió cũng bán được, lại bán cho hoàng đế đại Đường, hoàng đế đem ra trận thổi tro và cám vào mắt địch, còn nhà bếp của vua vẫn thổi lửa bằng mồm.
Chúng ta nói qua về việc khai căn của người thời xưa – thợ phải biết khai căn, bất kể thời vua nào. Làm việc đó phải có một cái gậy. Người xưa tính bằng que. Ngoài những nhà chuyên môn, chẳng ai đem que tính theo người, sợ người ta tưởng bán đũa. Cho nên nếu bạn đi trên phố đời nhà Tùy, bạn ăn chả xiên mà có người lấm lét theo sau thì đừng lạ, họ là đồ đệ của mấy ông thợ mộc, chỉ muốn nhặt que chả cho ông thợ cả. Có người đơn giản hơn, xăm luôn bảng khai căn trên người. Nhưng bảng biểu lớn, da tay da mặt không đủ, phải xăm trên đùi trên mông. Do đó đời nhà Tùy có quy định thợ nề phải mặc áo tơi để che người khi tra căn bậc hai.
Về già, Lý Vệ công là danh thần của triều đại Đường, cho nên không biết ông có còn nhớ hồi đi cà kheo ở phố Lạc Dương chăng? Ngày ấy những người đi phía dưới ông đều rất hận ông vì ông toàn bước qua đầu làm nhục người ta và vì dưới chiếc áo dài lụa đen, ông không mặc gì cả. Nếu đi dưới đất thì không sao, nhưng đi nghênh ngang trên cao thì thật đáng ghét. Các cô gái trẻ thấy thế thì ngồi thụp xuống nhắm mắt coi như không nhìn thấy gì, mấy mụ sề thì vác sào đuổi, nhưng ông đi rất nhanh và biến mất nơi đầu phố để lại chuỗi cười đểu. Mấy ả gái điếm đang đi vơ vẩn nhai kẹo da trâu và chèo kéo khách mới ngẩng lên nhìn Lý Tịnh – dưới áo ông là đôi chân đầy lông và thứ khác nữa, nhưng các ả đã quen rồi. Để gây sự chú ý với các ả, Lý Tịnh còn vẽ thêm các hình giật gân. Chuyện này cũng kỳ quặc: ở mặt đất, các ả phục tùng ông, làm đủ trò lôi kéo ông nhưng lên cao thì ngược lại. Một thằng lưu manh đi mà không có các ả gái điếm hò hét tán tụng thì khó sống ở Lạc Dương. Cho nên bọn lưu manh hay làm trò như trên sân khấu.
Lý Tịnh đi trên cao như con quạ bay qua, ông ta đi kiếm kế sinh nhai. Lúc xuống khỏi cà kheo là lúc phơi mặt ra xin xỏ hay lừa đảo. Cuộc sống của Lý Tịnh hồi trẻ là vậy, sau này ông trở thành Vệ công của đại Đường.
Lý Tịnh làm lưu manh ở Lạc Dương và là kẻ tồi tệ nhất trong đám lưu manh. Ông muốn ăn tiền bảo kê nhưng xấu hổ không muốn nói ra lời cũng không muốn ra tay, thế là làm vấn đề trở nên phức tạp. Nếu bạn mở quán ở Lạc Dương, một hôm thấy Lý Tịnh đi đến quán của bạn và tươi cười chào bạn thì bạn không thể ngờ ông sắp trấn lột bạn đó. Sau đó ông càng hay đến, rồi thấy vết vạch chéo bằng cứt chó trên khăn trải bàn, thấy con rắn chết trong thùng nước dùng. Nếu bạn đã quen và không thèm để ý thì lại thấy lũ bọ cạp nhảy vào quán bạn. Những chuyện như thế sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi bạn đặt trước quán một xâu tiền đồng và xâu tiền lặng lẽ trôi vào túi ông mới chấm dứt. Đằng nào cũng là vòi tiền nhưng không nói mới thật khó chịu. Ngay cả khi trấn tiền gái điếm ông cũng không ra mặt dữ dằn mà cười toe toét đến quấy rầy, thảo luận âm nhạc và hình học cho đến khi đối phương choáng váng đầu óc moi tiền ra mới thôi. Vì vậy tiểu chủ và gái điếm căm ông lắm, chỉ mong ông trúng dịch mà chết, sự căm ghét đó thể hiện ở chỗ khi gặp ông ai cũng lạnh nhạt và phớt lờ. Bộ mặt cười của ông biến nhanh như bọt xà phòng rơi xuống nước. Ông làm thế vì ông tự coi là người trí thức, cần giữ thể diện, không thể nói những câu khó nghe với mọi người. Tối về nhà, ông cởi áo dài lụa, mặc áo vải gai ngắn, lấy tro gội đầu. Để tóc xõa, đến quán rượu hay nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, gặp những người Thổ, người Ba Tư và các nhân vật khả nghi để thảo luận chiêm tinh học, thuật luyện đan, có lúc còn hút thuốc bằng chiếc điếu ống to tướng. Ở đó tụ tập một số người tự coi là người trí thức, trong đó có một số là người trí thức cuối cùng của thế giới. Họ hút thuốc bằng ống điếu, nói với nhau bằng tiếng Hy Lạp, yêu đồng giới. Ngoài ra ai cũng bị ghét như Lý Tịnh. Họ giống tôi, sống nhưng vẫn xấu hổ với một vài việc cho nên mọi người luôn thấy chúng tôi là những người xấu hổ.
Theo tôi biết từ những ngày đầu khai thiên lập địa, người trí thức đều bị coi thường, cho đến khi họ chế tạo ra bom nguyên tử làm cho cả thế giới kinh hoàng mới thôi. Lý Vệ công hồi trẻ cũng bị chửi bằng mọi lời lẽ tục tĩu nhưng ông chưa đểu giả đến nỗi chế ra bom nguyên tử để đe dọa loài người. Ông nằm trong nhà tắm hút điếu ống, lim dim mắt nghĩ cách chứng minh định lý Pythagore rồi reo lên “Ơ-rê-ka!” và trần truồng chạy về nhà như Archimède. Ông khắc bản gỗ tán phát đi và gửi cho lục bộ triều đình. Kết quả bị điệu vào cung đánh roi nhừ tử với tội dùng lời ma quỷ gây rối nhân tâm, còn chạy trần truồng làm hại thuần phong mỹ tục. Thực ra ông muốn các quan chú ý đến tài năng toán học của ông để đặc cách phong tiến sĩ toán học cho ông. Khi bị đánh ông đã chứng minh định lý Fermat, nhưng lần này thì ngoan rồi, không nói câu nào cả.
Hồi trẻ ở Lạc Dương, Lý Vệ công muốn thi tiến sĩ toán học rồi kiếm một chức quan, không phải làm lưu manh trên phố nữa. Đó là lối ra tử tế của một người trí thức, nhưng cứ trượt mãi, không phải ông không tinh thông toán học mà thi tiến sĩ không phải chỉ có toán mà còn “Chu dịch”, môn này uyên thâm lắm, lại hoàn toàn không thuộc phạm trù toán học (tôi coi là thuộc phạm trù ma thuật) cho nên ông không sao hiểu được. Cho nên ở bài thi Chu dịch ông chỉ viết: “Đại Tùy Hoàng đế vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế” và ghi tên mình nộp lên. Bài thi như thế không một ai dám cho điểm 0, mà là cho điểm cao nhất. Nhưng ông chủ khảo cảm thấy ông khôn vặt cho nên cho ông điểm 0 môn toán. Kết quả này hoàn toàn làm Lý Tịnh rối trí, ông làm sao tin được là bốn phép tính tiểu học làm sai tất, ông đau khổ muốn tự sát. Nếu biết được sự tình thì ông đã viết câu Hoàng đế vạn tuế vào bài thi toán và đỗ rồi. Nhưng điều đó không nói lên rằng ông ngốc, thực ra ông rất thông minh, khi bị đánh đòn vì chuyện Pythagore, ông đã lót một tấm sắt ở mông, khi bị đánh nó kêu coong coong đến nỗi ông quan tòa hỏi “đứa nào gõ chiêng”. Nhưng trò khôn vặt đó chỉ tránh được cho ông cái đau thể xác còn thì nó có làm ra cơm được đâu. Tất nhiên sự thông minh của ông không chỉ có thế. Sau trận đòn ông bị kéo đến phòng kiểm tra để thoa rượu thuốc – về hình thức đề phòng chỗ đau mưng mủ và để tỏ rõ sự quan tâm của lãnh đạo đối với kẻ bị trách, nhưng thực ra để xem trận đòn đã đủ nặng chưa, có cần thêm vài roi không. Khi đó Lý Tịnh đã kịp giấu miếng sắt đi, mông đít ông đã bôi sẵn nước màu từng mảng tím bầm. Khi bôi dầu, tay ông cũng xanh tím như bị đánh, cho nên ai cũng nghĩ bị đánh đau lắm. Bị trận đòn, Lý Tịnh đột nhiên tỉnh ngộ, không ra vẻ quan cách nữa mà làm thằng lưu manh tử tế. Ra đường gặp gái điếm là hai mắt giương tròn, xán đến, không nói chuyện hình học, chuyện âm nhạc mà chìa tay xin tiền. Còn cô này thì mắt trố lên như cái chuông đồng: Tiền à? Tiền gì? Người con gái ấy là Hồng Phất. Lý Tịnh nói chuyện như thế thì không còn là người trí thức nữa. Người trí thức không bao giờ nói huỵch toẹt ra, nói năng thế không được thanh tao cho lắm.
3
Trong phần này lần đầu tác giả dùng cụm từ “nghĩ vẩn vơ”. Không nên hiểu theo mặt chữ. Tác giả muốn chỉ tính cách bẩm sinh của một loại người. Ý nghĩa của nó gần như “tính dục” của Freud.
Khi Lý Tịnh đi cà kheo, ông không những nhìn thấy đường phố bẩn thỉu dưới chân mà còn thấy cảnh vật phía xa. Sương lam dâng lên phía chân trời, mờ mờ rặng liễu phủ kín tường thành, mái nhà lô nhô dưới vòm liễu, có chỗ thành Lạc Dương nhô cao đến hơn hai trượng chắn ngang tầm mắt. Người bên ngoài biết trong thành có một số người có máu mặt nhưng không biết là những ai, họ sống như thế nào. Lý Tịnh biết rằng nếu chở đến đây ít đất vàng, trộn với cứt trẻ con thì sẽ đắp được nhà lầu cao năm trượng – cao hơn nữa là đổ. Trên đó dựng một nhà lầu bằng gỗ cao năm trượng – không thể cao hơn. Trên lầu gỗ lại dựng lầu bằng tre và chiếu, ba tầng lầu xếp lên nhau sẽ cao trên mười trượng. Thực ra chẳng ai làm nhà tre trên độ cao như thế cả, một trận gió là bay sạch cả tre lẫn chiếu, chẳng thu lại được, hơn nữa nó chẳng đáng giá gì, nhặt được người ta cũng chẳng đưa lại cho. Nhưng Lý Tịnh không ngại, ông chỉ muốn trèo lên xem những gì bên trong thành, rồi nó đổ thì đổ. Từ ngày xuất hiện, thành thị đều chia ra hai phần, uptown và downtown. Lý Vệ công ở downtown muốn vào xem uptown , thế cũng gọi là nghĩ vẩn vơ . Tôi bây giờ khi rỗi rãi cùng vào khu giáo viên lượn một vài vòng, đỡ cơn nghiện suông. Đó là những ngôi nhà nhỏ hai tầng, cửa sổ rộng, khung nhôm, chỉ tiếc là bên trong có những ông già lụ khụ, ban công chất đầy thùng giấy. Tôi cũng muốn nhòm vào trong nhà. Lý Tịnh đi lênh khênh trên cao nhìn thấy Hồng Phất đang đi trên con đường lát gỗ dành cho người đi bộ, ả mặc bộ quần áo gái điếm. Lý Tịnh nhảy xuống, cắm cà kheo bên đường đến chặn ngang.
Lý Tịnh xuống cà kheo rất điệu nghệ, như con chim sà xuống, thu cánh lại, nhằm đúng nơi đặt chân, người qua đường định tán thưởng, nhưng rất tiếc vì hấp tấp ông đánh rơi tung tóe mấy thứ ôm trong lòng, trong đó có con rắn chết, mấy con bọ cạp sống – những thứ dành cho mấy chủ quán – họ không tán thưởng nữa mà cười ầm lên. Lộ tẩy hết ra trước ả gái điếm thật xấu hổ, nếu là tên lưu manh khác, nó sẽ bóp cổ chết ả gái điếm để chữa thẹn. Nhưng Lý Tịnh chỉ đỏ mặt, đưa tay sờ mũi, không hề định giết ai. Điều đó cho thấy Lý Tịnh quyết tâm làm lưu manh nhưng không làm được. Ông tức lắm định bắt ả nộp gấp đôi tiền bảo kê nhưng ả chẳng chịu moi ra xu nào. Hắn điên tiết tịch thu niêu cơm của các ả, đó là những cái bao tránh thai làm bằng bọng đái dê. Làm ăn mà không có của này thì lỗ to – tiền kiếm được vừa đủ đi nạo thai, mà mất tiền chưa chắc đã nạo được.
Tôi nghĩ nên có một loại huy chương để tặng thưởng cho người phát minh ra bao tránh thai vì anh ta đã tránh cho sự ra đời của một đứa trẻ không được thừa nhận, anh ta biến một chuyện chết người thành trò đùa. Nhưng nên trao cho người biến trò đùa thành chuyện chết người, nếu Lý Tịnh biết trước thì hồi trẻ không nghèo đến thế.
Theo Lý Tịnh thì Hồng Phất là ả bán hoa kỳ lạ, cô ta thon thả và người quá cao, nhìn xa như đầu nặng chân nhẹ vì cô ta chải tóc to xù, bằng cái nồi cỡ lớn. Da cô ta trắng bóc, có tí nắng là đỏ như tôm luộc. Cứ thế cô ta đứng trên phố nhìn trước ngó sau. Lý Tịnh đi đến giật cái xắc của cô ta và lục lọi. Cô ta đứng nhìn, vẻ mặt như rất muốn nói cái gì. Cuối cùng Lý Tịnh trả lại cái xắc và gào lên: Mày cất tiền ở đâu? Hồng Phất bảo: Tôi không có tiền. Lý Tịnh lại hỏi: Thế mày cất cái đó ở đâu? Hồng Phất hỏi: Cái đó là cái gì? Về sau Lý Tịnh bảo trong xắc của cô ta toàn các đồ ngoại như gương phấn, quần áo da của cô ta bằng da Marốc vừa mềm vừa thơm. Người cô ta tỏa mùi thơm ngào ngạt. Người như thế mà không có tiền ai tin được. Nếu gặp phải tên lưu manh khác thì không xong đâu, hắn sẽ quẳng cô xuống bùn hoặc ném lên nóc nhà. Nhưng Lý Tịnh không làm thế, ông ta trèo lên cà kheo loạng choạng đi. Việc này cho thấy Lý Tịnh thật thà ăn năn đã chấm dứt, lập tức nghĩ vẩn vơ : người con gái này ở đâu đến, đi đâu và bắt đầu thấy khoái cô ta.
Nếu Hồng Phất bị coi là gái điếm thì có nhiều cái phiền. May là quần áo mặc trên người chẳng nói lên điều gì, không những khách làng chơi không dám chọc ghẹo mà thằng lưu manh ngổ ngáo nhất cũng không dám liều lĩnh thu tiền bảo kê. Chỉ có Lý Tịnh lếu láo lục lọi túi xách của cô ta. Khi ông ta đi rồi, Hồng Phất mới nghe có người nói: Hay thật, hai đồ giẻ rách đụng nhau. Thực ra nói thế không đúng. Đồ giẻ rách không có quần áo da Marốc mà mặc. Nhưng bọn lưu manh đầu đường ở Lạc Dương chẳng đứa nào biết da Marốc nó thế nào, càng không biết giá trị của nó. Chỉ có Lý Vệ công thông kim bác cổ mới biết được, mà đầu óc thì đang mải nghĩ mấy chuyện cho nên nhìn thấy da Marốc cũng không lấy làm lạ, cho đến khi lên cà kheo bỏ đi, đến đầu phố mới kêu to: đ. mẹ nó, nhầm rồi! Ông định quay lại Hồng Phất nhưng người đánh xe lừa phía sau quát: đ. mẹ mày, đi đường hay là thế nào đây! Thế là đành thôi, sau gặp người bạn có nhà in sách mới nói chuyện gặp ả gái điếm mặc đồ da Marốc. Người bạn nói: Vớ vẩn, ai là đồ giẻ rách, cô ta mà tố giác mày láo xược đủ ngồi tù nửa năm. Lý Tịnh bảo, da Marốc hai mươi đồng một tấc vuông. Người bạn nói: Cô ấy là gái cao cấp đó. Lý Tịnh bảo: Thôi đi, cấp nào không cần biết, nói cho mày biết, tao đã chứng minh xong định lý Fermat. Nói chứng minh rồi mà không viết ra thì cũng như không, mà không biết có thật không. Lý Tịnh muốn bạn in hộ một cuốn sách nói về phát hiện lớn này. Bạn bảo: Tao xin mày, đòn chưa đủ ngấm hay sao. Anh ta nhờ Lý Tịnh vẽ tranh khiêu dâm, mỗi bức mười đồng. Vì vừa bị đòn cho nên Lý Tịnh đồng ý. Tiền ngay thóc thật sờ mó được vẫn hơn toán học vu vơ ở đâu. Sau lại nghĩ một bức tranh bằng nửa tấc vuông da Marốc, vô nghĩa quá. Cuối cùng ông viết định lý Fermat vào sách khiêu dâm. Xem ra cái nết chết không chừa, tiếp tục nghĩ vẩn vơ . Chuyện như thế cổ xưa đã có trong sách:
Tam nhân đồng hành cổ lai hy,
Lão thụ khai hoa niệm nhất chi.
Đó là cách giải phương trình bất định, gọi là Hàn Tín điểm binh – tôi không biết Hàn Tín và lão thụ (cây già) có dính dáng gì với nhau không, nhưng tôi biết thời cổ cũng nhiều người tính trẻ con như Lý Tịnh. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ Đường thi và Tống từ, thì ta có thể phát hiện ra toàn bộ các định lý toán học và vật lý hiện đại. Bây giờ tôi biết trong các lời thuyết minh tranh khiêu dâm của Lý Tịnh có chứng minh định lý Fermat nhưng tôi không đọc ra được – đó là vì chẳng ai biết chứng minh định lý Fermat phải như thế nào vì chưa ai chứng minh được. Vì thế tôi không thể giải thích được những lời thuyết minh đó. Giải thích đơn giản nhất là: mấy mẹo làm tình. Nhưng không nên giải thích như thế vì chúng ta có nhiệm vụ giải thích những mẹo đó bằng định lý toán học, tìm thuyết tương đối trong từ Tống, định luật Niu-tơn trong thơ Đường. Làm việc này mỗi tháng được lĩnh hai trăm đồng tiền công. Cho nên tôi hay nghĩ như Lý Vệ công: cuộc đời thế thì vô nghĩa quá.
Tâm tư của tôi và Lý Vệ công có chỗ giống nhau, có chỗ trái ngược, có chỗ chẳng giống nhưng cũng chẳng khác. Giống nhau ở chỗ hay bịa ra những thuật ngữ ma mãnh và lạm dụng ngôn từ, những ý nghĩ ấy khôn lường như bọn mất giống, nửa đêm lẻn vào nhà ăn cắp đồ lót của chị em. Khác nhau ở chỗ tôi chưa chứng minh được định lý Fermat, ông là thiên tài, tôi thì không. Chỗ chẳng giống chẳng khác là có lúc ông còn thiếu thiên tài, tôi không đủ đần độn. Nhưng sự khác nhau đó chỉ có tôi mới hiểu, người ngoài nhìn vào thì chúng tôi bí hiểm như nhau. Tôi có anh bạn dịch sách, nặn óc dịch chữ totalitarianism (chế độ cực quyền) thành chủ nghĩa toàn thể. Tôi còn có cô bạn tạo ra từ mới “chủ nghĩa nữ tính” từ chữ nữ quyền. Bây giờ không được dùng chữ “quyền”, tự đặt ra một từ quái dị, bản thân nó cũng là một sự ám thị. Bây giờ tôi viết chuyện nhà khoa học cổ xưa Lý Tịnh cũng phải xen vào những ẩn dụ, ám thị ánh xạ. Người đời nay có thể hiểu nhưng người đời sau có thể cảm thấy tôi đã để lại câu đố, nhưng không thế thì chúng ta sống vô ích quá.
Người ta bảo trí thức có tính chất đa nghĩa, tôi đồng ý. Theo tôi nó là thế này: một mặt chúng tôi có thể chứng minh định lý Fermat, tức là cũng có bản lĩnh, nhưng mặt khác chẳng ai biết chúng tôi có bản lĩnh hay không. Vệ công có bản lĩnh, chúng tôi thì không biết có hay không. Sự khác nhau đó người ngoài không biết, chỉ biết chúng tôi dở hơi như nhau.
Theo sử sách ghi lại, Vệ công người cao lớn, khoảng mét chín lăm, hai mét, mũi khoằm, mắt hơi vàng, rậm lông và mùi mồ hôi khét. Điều đó cho thấy ông không phải giống Đông Á da vàng. Chuyện tứ chiếng lang chạ cũng thường tình. Hồi đó Lạc Dương có đủ hạng người; có người Do Thái mũi to mắt bé bán những viên thủy tinh xanh nhưng khăng khăng bảo là ngọc; có người Cao Ly đội nón lá, mặc quần ống rộng đốt lò nướng cá mắm bán bên hè đường, bốc mùi vừa tanh vừa ngọt; có người Ấn Độ đen sạm bán thuốc bệnh nào cũng chữa theo cách nhang nhác như nhau, thí dụ ngà voi làm chắc răng, đuôi ngựa vằn chữa táo bón, móng lừa trị bệnh tê thấp, thực ra chẳng có ích gì. Chuyện tào lao nữa là sừng tê giác làm tráng dương – chẳng nên nghe, đối với con tê giác sừng không phải bộ phận sinh dục, húc nhau cũng không phải làm tình, ở đây có pha trộn chút khôi hài, nghĩ sâu mới hiểu. Họ cũng ở downtown như Lý Tịnh. Ông ở đây phát chán rồi, nằm mê cũng nghĩ chuyện dọn vào trong thành ở. Nhưng khi trở thành Vệ công nhà Đường, được nếm mùi vị ấy thấy cũng chẳng hay ho gì. Ông tiếc là không còn được mặc áo lụa đen dài đi chợ. Nếu ông làm như vậy thì là một gã lưu manh già nhất Tràng An.
Về điểm này tôi rất hiểu ông – thời trẻ, trước mắt ông đâu cũng là cơ hội, thí dụ thế giới chưa có máy khai căn, ống quạt gió. Những cỗ máy rất có ích mà chẳng ai nghĩ ra, ông chế ra dễ như bỡn. Tôi nghĩ thời trẻ Edison cũng nghĩ như thế, nhưng những gì Edison đã gặp không rơi vào Vệ công. Nếu ông có cơ hội như Edison thì Trung Quốc đã có công ty ngàn năm tuổi: Weigong Lee, International. Ít nhất cũng nổi tiếng hơn Bell Laboratory gì đó. Có cơ hội mà để tuột mất bao giờ cũng có cảm giác tiếc rẻ lắm.
4
Trong con mắt Lý Tịnh, Hồng Phất là cô gái điếm kỳ lạ, không phải thuộc downtown . Trong con mắt cô thì Lý Tịnh là một gã lưu manh kỳ quặc, thực ra cô chẳng biết lưu manh không kỳ quặc nó ra làm sao, chỉ thấy ông không giống những kẻ mặc quần áo đen lê la đầu đường xó chợ. Lý Vệ công cao lớn, có bộ râu dê, mắt vàng. Bọn lưu manh ở Lạc Dương đều có kiểu mặt người Mông Cổ, tướng ngũ đoản. Lý Vệ công giọng nói trầm bổng dễ nghe, bọn lưu manh nói lúng búng như không có mũi. Vì thế người ta bảo Lý Tịnh là “mìn”, có nghĩa là mật thám được cài, hoặc là người mối lái ăn lương. Hồi đó ở Lạc Dương loại người như thế nhiều lắm, nhiều hơn tất cả các gián điệp Đông Đức cộng lại. Vào quán ăn cơm, có người đi đến chìa thẻ ra đập lên bàn: Vừa rồi ông nói gì, nói lại xem nào! Người nghe chỉ biết giận mình đã mọc ra cái lưỡi. Ăn nói bậy bạ bị phạt năm đồng như bây giờ vượt đèn đỏ. Ở Lạc Dương đầu phố cũng có đèn xanh đỏ, đó là hai tấm biển đề “rẽ ngang” “quay lại” khi có quan chức đi qua thì sáng lên. Vượt qua là bị nhốt lại như bây giờ ăn nói bậy bạ.
Chuyện mọi người bảo Lý Tịnh là mìn, Hồng Phất không biết. Cô chỉ biết Lý Tịnh không giống bọn lưu manh khác chốc chốc lại lượn qua, vỗ mông một cái, đụng ngực một cái. Bọn họ làm vậy vì nghi ngờ cô là mìn, không phải gái điếm thứ thiệt. Nếu là gái điếm thì cô phải tru tréo lên: Đồ mất dạy! Muốn chết hả? Hoặc: Có đi không đưa tiền ra, định chấm mút à. Nhưng cô chẳng nói gì, chỉ giương mắt nhìn. Bởi vì cô không phải gái điếm thứ thiệt, cô là cô đầu, khác nhau lắm. Cho nên khi người ta đụng vào ngực, cô đuổi theo bảo: Thật đấy, không phải vú giả đâu. Trên phố Lạc Dương nói thế họ bảo là điên.
Cô nhớ mãi cảnh tượng đã nhìn thấy trên phố – bùn kẹt bánh xe, những vũng nước màu chì, người đi lại hấp tấp. Cảnh tượng này chỉ cách vườn hoa đá nơi cô ở một bức tường. Nếu không ra ngoài thì không sao mà thấy được cảnh tượng này, sẽ tưởng cả thế giới này đâu cũng giống như vườn hoa đá, cuộc sống thế này không hợp với cô.
Năm ấy Hồng Phất đứng bên đường phố ngập bùn, cô không sống ở đây. Thành Lạc Dương ngập bùn không phải là cả thành Lạc Dương. Còn một thành Lạc Dương lát đá. Khác nhau lắm. Lạc Dương bùn có gái điếm không có cô đầu, Lạc Dương đá có cô đầu không có gái điếm. Lúc đó Hồng Phất có việc phải ra ngoài, thấy người ta đi cà kheo lạ lắm. Ở Lạc Dương đá không có bùn cũng không có cà kheo. Lý Tịnh ở chỗ cô nhảy lên cà kheo như bay vào mây, loáng một cái không thấy đâu nữa. Trên đám bùn lõng bõng có cả người cả xe đi lại. Những chiếc xe bánh gỗ đi xiêu vẹo sang hai bên, những con lừa kéo xe nhỏ gặp nhau là kêu lên chào nhau. Có cả xe đạp như cái ghế băng lắp hai bánh xe, người ngồi gác hai chân lên cần lái, hai tay chống hai chiếc gậy đẩy xe lăn đi. Trong đám bùn không chỉ có người và xe, còn có cả xác mèo xác chó và ruồi nhặng. Ở Lạc Dương đá ruồi nhặng ít lắm, lãnh đạo phát cho các cô đầu, khách chơi, các bà nội trợ mỗi người một cái vỉ ruồi, tin rằng họ sẽ đập chết hết chúng.
Đã hai lần tôi dùng chữ “lãnh đạo” nhưng tôi không biết là danh từ hay động từ. Nó tương tự như “ông kễnh” trong tiếng lóng, nó là một hoặc một số người đàn ông. Chữ lãnh đạo làm cho tôi nghĩ đến một bộ mặt sắp sửa lên giọng quan cách, bộ mặt ấy cũng làm tôi liên tưởng tới cái mông của con trâu mộng. Bộ mặt ấy đến hội trường, nhấp một ngụm trà, dọn giọng, tôi thấy con trâu vểnh đuôi lên, lỗ đít lộ ra và lập tức đùn ra một đống, ví von như thế không có ý gì xấu, chẳng qua tôi nghe người Mỹ bảo những lời nói nhăng cuội là “cứt trâu”, vậy thôi.
Hồng Phất đến bốn mươi tuổi vẫn đẹp, tóc vẫn dài vẫn đen như hai mươi tuổi, nhưng cô bảo mình già rồi vì tóc cô đã chẻ ngọn đêm nghe lào xào như tằm ăn lá, thời trẻ không thế. Da cô vẫn trắng mịn nhưng mất đi vẻ trơn bóng vì đã có những nếp nhăn li ti, một giọt nước rớt xuống thấm đi ngay; sau khi tắm, người nặng thêm hai cân, mắt đã có màu ngà, lúc trẻ mắt cô đen và trong suốt. Bây giờ da thịt mềm, hồi trẻ căng như trái táo. Cô bảo bây giờ già rồi. Già và sắc đẹp chẳng dính dáng gì đến nhau.
Đến năm bốn mươi tuổi, Hồng Phất là phu nhân của Vệ công, là phu nhân danh giá của đại Đường. Hồi trẻ cô là con hát, điều này về sau bị người ta lên án. Thực ra con hát không phải gái điếm nhưng người ta cứ suy ra thế bởi vì cô đẹp mà chẳng thể phân trần với ai trong đám mệnh phụ nhà Đường. Trước khi cô là cô đầu hát trong nhà của thái úy Dương Tố đời nhà Tùy cho nên họ bảo cô và Dương Tố có quan hệ bất chính. Thực ra cô chưa hề gặp Dương Tố, hồi đó tóc cô dài đến ba trượng, gội đầu thả tóc kín thùng. Ở phủ thái úy chẳng có việc gì làm, rỗi rãi thì để tóc. Lãnh đạo bảo không có việc gì làm thì nuôi tóc, các cô người nuôi tóc, người nuôi móng tay, móng tay dài đến cả thước, hai tay chập lại trông như con nhím, có người bó eo cho thon, bó chân cho nhỏ. Nhưng việc đó như người nhà chơi hoa nhưng trả giá lớn hơn. Người nuôi móng tay phải tự trói để khỏi làm hỏng, người bó eo thì ăn cơm xong chờ cho tiêu hóa một chút thì uống nước xà phòng cho nôn hết ra. Cái dở của bó chân thì ta biết rồi. Nuôi tóc là ít hại nhất nhưng mỗi lần gội là phiền phức, bạn thử giặt cả đống vải thì biết.
Năm Hồng Phất làm con hát mới mười bảy tuổi. Rất xinh đẹp và trong trắng, có thể làm ngôi sao điện ảnh hay người mẫu, nhưng hồi đó chưa có những ngành này đành phải đi hát, sống trong vườn hoa đá, có nghĩa là hàng triển lãm bị cất vào kho. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, giá trị thưởng ngoạn là quan trọng nhất, cao hơn những người đàn bà “lấy giá trị sử dụng là chính”.
Sau khi rời khỏi phủ thái úy, Hồng Phất không còn để tóc dài ba trượng nữa, bây giờ chỉ còn ba thước, nhưng rất dày vì sợi tóc gốc có một nhưng ngọn chẻ ra mười bốn mười lăm, cô đi lại để nói với mọi người rằng cô không quấn tóc được vì nó tự nở ra, đứt hết dải buộc. Nhưng chẳng ai tin, người ta còn bảo cô làm tóc bồng lên và buông xõa để có vẻ phóng túng. Nhiều cô gái trẻ rất hâm mộ kiểu tóc đó đã học theo, các bà mẹ bảo con: tại sao không học cái tốt, lại học đòi theo con hát?
Chúng ta biết, tập quán đời Đường khác xa đời Tùy, các quan trong triều không nuôi con hát, chỉ nuôi người hầu ngoài ngũ tuần xấu xí như quỷ dạ xoa để chăm sóc mẹ già. Điều này cho thấy thời nhà Đường trọng nữ quyền hơn và cũng giải thích tại sao thời ấy các bố già hay tòm tem với con dâu. Thời nhà đại Đường, các cô gái không thấy con hát, nghe thấy từ này là ngứa ngáy. Các cháu đều rất hâm mộ cô Hồng Phất vì cô đã từng là con hát. Ngay cả các mệnh phụ nhà Đường cũng chưa từng thấy con hát vì nhà Tùy chuyển qua nhà Đường là một cuộc đổi đời, khi nhà Tùy trị vì thì các bà đều đang chân lấm tay bùn. Các bố già tòm tem con dâu cũng là vì thế. Các quan trong triều Đường đều đã từng là bọn khố rách áo ôm, cũng chưa thấy con hát bao giờ, trông thấy Hồng Phất thì đờ đẫn cả người. Thời nhà Tùy quan nào không có con hát thì như quan thời nay không có ô tô, không phải là quan. Nhưng con hát không giống như ô tô mà giống như tranh chữ, quan nọ đón tiếp quan kia đến nhà bảo: mời quan bác xem con hát đệ nuôi. Gõ một tiếng phách, các cô chạy ra cho khách xem, như bây giờ các quan khoe của. Tranh vẽ không biết chạy, con hát không treo được lên tường, khách xem xong, gõ một tiếng phách, các cô lại chạy vào buồng. Khi Hồng Phất gặp Lý Tịnh là lúc cô đang làm con hát ở nhà thái úy. Thời đó con hát đông lắm chia làm ba ca chạy ra cho khách xem. Khi không phải ca trực, Hồng Phất chạy ra ngoài chơi. Chuyện này có đứa nào mách lẻo với ông chủ thì chết. Vấn đề thuộc về sinh hoạt như thế, chỉ sợ bạn cùng nhà ở, lúc ấy ở cùng nhà với cô có Giao Nhiễm, một người đàn ông – kiểu cùng ở thế này gọi là sống chung. Bây giờ tôi cũng đang sống chung với người khác, đúng là hình thức sống chung này đã có từ cổ xưa – nói chung con trai không bao giờ mách lẻo chuyện con gái. Tôi cũng thế.
5
Khi gặp Lý Tịnh, Hồng Phất còn rất trẻ và rất buồn chán vì chẳng có việc gì để làm, cũng chẳng có ai để nói chuyện. Người duy nhất thường gặp là Giao Nhiễm mà ông này suốt ngày chỉ bện giày. Hồng Phất thấy ông thật đáng ghét.
Tôi biết Giao Nhiễm là một tay kiếm vĩ đại từ cổ chí kim, khi luyện kiếm, ông lấy cây lấy đá là mục tiêu, về sau chán rồi, ông đâm đom đóm, chém bướm, nhện nước, sau rồi cũng chán, ông đâm ánh trăng chém gió. Chán hết rồi ông vào thành Lạc Dương bện giày. Giày bện bằng dây thừng mềm mại và bền chắc, ông làm đến hai chục đôi trong đó một đôi ông làm cho Hồng Phất. Hai người quen nhau ở nhà ông thái úy, ông là môn khách, nàng là con hát, ở cùng chung một cái sân. Ông còn dạy nàng đánh kiếm, chém cụt đầu con ruồi đang bay. Phủ thái úy không có ruồi, phải đi bắt về.
Nhà ông thái úy Dương Tố có vườn hoa đá, trong vườn tất thảy đều bằng đá, mặt nước bằng đá xanh, hoa bằng đá vụn nhiều màu ghép lại, còn lại đều là đá hoa cương trắng, những hạt mi ca lấp lánh dưới ánh nắng.
Bên vườn hoa đá có ngôi nhà hai tầng bằng đá. Giao Nhiễm và Hồng Phất ở trong đó. Nàng mặc quần áo da có nghĩa là nàng đi đâu về. Đôi khi nàng mặc quần áo vải nền xanh hoa trắng in bằng sáp là nàng sắp học đánh kiếm với Giao Nhiễm. Nàng chưa bao giờ nói chuyện với Giao Nhiễm, nói cho đúng hơn là nàng chưa bao giờ dùng giọng nói của mình để nói chuyện với ông. Trong nhà thái úy các nàng được dạy nói cùng một giọng, nghe líu ríu như tiếng chim hoặc như tiếng gà bị bóp cổ, không thật chăm chú nghe thì không hiểu gì. Đó là vì những âm thanh đó có tần số rất cao, gần như siêu âm. Nghe thấy Hồng Phất nói thứ tiếng đó là ông chạy vào lấy kiếm ra để dạy Hồng Phất, ông dạy những đường kiếm cao siêu tuyệt đỉnh. Đó là điều tốt, hồi nhỏ tôi sống rất khổ, chịu sự huấn luyện vô cùng khắc nghiệt cho nên tôi bảo là tốt. Tất nhiên, nỗi khổ của tôi không phải ở chỗ mỗi bữa chỉ được ăn đúng nửa quả trứng gà, đầu mang bộ tóc dài ba trượng, sau khi gội, đầu nặng thêm hai trăm cân. Cái khổ của tôi là đi về nông thôn lao động tiếp thu cải tạo tư tưởng, vân vân. Tôi được rèn luyện không phải để chém cụt đầu ruồi mà là học thuộc tất cả lời dạy của Mao Chủ tịch. Bất kể sự cực khổ và rèn luyện kiểu gì đều là tốt cả. Chưa qua rèn luyện thì vừa không có nhận thức, vừa không có thực tế. Rèn luyện rồi thì có cả hai.
Giao Nhiễm bảo Hồng Phất là người đẹp tri kỷ của ông. Tội nghiệp cho ông là đến giọng nói của nàng ông cũng chưa được nghe, chỉ nghe thấy tiếng nàng líu ríu. Ông tưởng chỉ nàng như vậy, không biết rằng ở phủ thái úy ai cũng thế cả. Ông rất tận tình dạy nàng đánh kiếm, chém ruồi thạo rồi, học chém muỗi, chém dĩn. Mài kiếm là một việc cực nhọc, nhưng Hồng Phất không bao giờ làm đỡ. May mà nàng chỉ học chém ruồi, nếu không thì ông thành người mù mất. Sau nửa năm dạy ông bị cận thị nặng. Nhưng ông chém ruồi không cần nhìn, chỉ cần nghe là đủ.
Về sau ông thừa nhận rằng Hồng Phất không học kiếm được, nàng chỉ chém lung tung cho con ruồi làm hai mảnh. Con gái đâu có thể coi đánh kiếm là nghề, nghề của họ là giữ sắc đẹp, đẻ con. Nhưng ông vẫn tận tình dạy vì ngoài bện giày và đánh kiếm, ông không biết gì khác cả mà bện giày thì không chiếm được tình cảm đàn bà. Dạy kiếm thì ông lại phải cực kỳ nghiêm túc vì là nghiệp của ông. Ông ghép hai mảnh con ruồi lại bỏ vào hộp giấy chôn xuống đất, ông còn cắm một mảnh tre đề “mộ ruồi”. Ông giải thích cho Hồng Phất rằng tôn trọng đối thủ (cho dù đó là con ruồi) là đạo đức cần có của một kiếm khách, nhưng Hồng Phất chạy mất dép.
Hồng Phất không thể trở thành kiếm khách vì nàng không thấy niềm vui trong việc tinh thông kiếm thuật. Mỗi khi chém trúng con ruồi nàng kêu líu ríu: trúng rồi, và nàng ném kiếm chạy biến. Nàng không làm được như Giao Nhiễm, ông chúc mũi kiếm xuống nhìn đường rơi của con ruồi. Đầu con ruồi bay lên cao theo đường xoắn ốc và khi rơi xuống ông đã dùng hộp giấy đón lấy. Ông đã chém không biết bao nhiêu ruồi nhưng lần nào cũng cẩn thận, bất kể đó là ruồi con ruồi bố hay ruồi mẹ đang chửa. Giao Nhiễm còn biểu diễn chém muỗi cho nàng xem nhưng nàng ngáp dài và bảo không đẹp. Ông muốn biểu diễn chém dĩn, nàng bảo: Ông làm những trò quái quỉ ấy để làm gì? Thì ra nàng chẳng thiết xem chém bất cứ cái gì cả, chỉ muốn thay đồ đi dạo phố. Con gái có cái tật ấy.
6
Lý Tịnh gặp Hồng Phất lần đầu là lúc nàng đang đi chơi phố. Nàng mặc bộ quần áo của Dương phủ phát cho, trên áo chẽn da, dưới là váy da cực ngắn, chân đi xăng đan cao gót sáu tấc. Lãnh đạo dặn là mặc những đồ này là phải bôi quầng mắt sẫm, lắp mi giả, khi đi phải vặn vẹo, những đòi hỏi ấy giống như đối với người mẫu bây giờ. Các nàng mặc quần áo như thế biểu diễn cho vị quan nào đó xem, ông quan cười nôn ruột, bảo: Dương huynh, ông nghĩ ra giỏi thật, y như ở trên phố! Các nàng cứ thế chạy ra đường mà không biết rằng đó là cách ăn mặc của gái điếm. Hai tiếng gái điếm nàng chưa nghe bao giờ, nghe mà chẳng hiểu gì.
Hôm ấy cũng là lần đầu Hồng Phất ra phố. Sau này nàng còn ra mấy lần nữa, nàng muốn gặp lại người đàn ông mắt tím có giọng nói dễ nghe. Trong khi đó Lý Tịnh ở nhà mải vẽ tranh khiêu dâm không ra đường. Nàng chỉ gặp mấy gã mắt đen ăn nói khó nghe, chúng nó bảo nàng là mìn. Người ta hỏi nàng có phải là mìn không, nàng không biết trả lời thế nào, chỉ quay người bỏ đi. Nàng đi đâu cũng dễ dàng, vẫy tay là có taxi. Đám người đen thui còn tranh nhau: Cô ơi đi đâu tôi cõng đi. Chúng tôi không nợ thuế bao giờ, lên lưng rồi họ bảo, cô có quen ông béo coi đường không, chúng tôi cõng được nhưng chạy thì vất vả lắm. Hay là thế này: Tôi có thằng anh em người Somalia, cô có thể nói một câu với ông trông coi việc nhập cư không? Thì ra tay này muốn đi cổng sau.
Trên phố Lạc Dương, các ả gái điếm không khách sáo gì với Hồng Phất cả, trông thấy là quay ngoắt đi, tốc váy lên cho nàng xem cặp mông bóng nhẫy, thì ra các cô không mặc quần lót, cái mông cong lên đâu có đẹp. Thế rồi các ả quay lại bảo: muốn bắt à, về hỏi con mẹ mày xem vào cung mấy lần rồi! Thấy vậy Hồng Phất chỉ đứng xa xa nhìn người ta nhai kẹo da trâu. Có ông thợ mộc tay xách cái thùng con tay cầm các miếng da trâu tẩm mật đi đến, khom lưng: chào các cô, chúc các cô làm ăn phát tài, các ả nhổ miếng da trâu vào thùng và nhận lấy miếng mới. Thì ra keo da trâu nhai rồi tốt hơn keo nấu, gắn đồ rất chắc. Nhưng chẳng ai đến Hồng Phất lấy bã kẹo sao su cả vì không dán được ghế. Có nghĩa là Hồng Phất cũng chẳng có ích gì, kể cả cái kẹo trong miệng. Chẳng có việc gì làm thì nàng đi phố. Người ta đi phố mua hàng nhưng nàng không mua được gì cả vì chẳng có tiền. Ở Lạc Dương đá chẳng ai có tiền. Ăn uống thỏa thích, cần gì có nấy, nhưng không có tiền. Chữ tiền nàng chưa nghe bao giờ.
Hồng Phất không có việc gì để làm lại không gặp Lý Tịnh, nàng đi về. Nàng nghĩ mình chẳng quen biết ông béo coi đường, cũng chẳng quen ông trông coi người nhập cư thì không nên đi taxi miễn phí. Cho nên nàng đi xuyên qua ngõ nhỏ để về. Nhưng ngõ nhỏ chẳng dễ đi chút nào, khắp nơi người ta làm nhà, dựng dàn giáo, nhiều xe trâu chở đất đỏ, nhiều người trộn gai đưa lên dàn giáo, có người đi xe đạp vào ngõ nhỏ, nhiều người tranh cãi giành đường, có người ôn tồn bảo, đường hẹp người đông, ta nên đi xe điện ngầm. Đằng xa là một bãi đất rộng có một đôi cột đá, đó là quốc giới, phía trong lát đá không chút đất bụi. Ngoài ra có các đệ phủ quây bằng đá, mỗi phủ đệ lại có một đôi cột đá không có cửa và cũng không có người gác. Trong số đó chỉ có một nơi Hồng Phất có thể đến được.
Ở Lạc Dương, Lý Tịnh có căn nhà tổ tiên để lại, đắp bằng đất trộn cát. Qua nhiều năm tường đã nứt dần, hở khe trống huếch, phía khuất nắng mọc đầy rêu, tranh lợp trên mái xơ xác. Cả ngôi nhà cũng sắp đổ. Lý Tịnh cũng muốn làm cái gì đó nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Nên nhớ ông đa tài đa nghệ nhưng không phải thợ nề, mặc dù đào đất xúc bùn là việc sinh ra ai cũng biết làm, nhưng ông quên hết bản năng lương thiện trời cho rồi. Bây giờ ngoài việc làm lưu mạnh bắt nạt người, vẽ tranh khiêu dâm, phát minh bậy bạ, trong đầu bây giờ chỉ đầy toán học và hình học. Đầu tiên ông chứng minh định lý Pithagore và bị ăn đòn. Sau đó lại chứng minh định lý Fermat cho nên không sống nổi trong thành Lạc Dương, phải vọt ra ngoài. Câu chuyện sau rườm rà lắm. Trước hết phải nói một chút định lý Fermat là gì đã. Fermat nói thế này: Nếu x, y, z là ẩn số, N là số tự nhiên đã biết thì trong phương trình z N = x N + y N , x, y, z không thể là số chẵn với N > 2. Nhưng Lý Vệ công không thể diễn đạt như thế, bởi vì nói x, y, z thì đơn giản quá, người cổ xưa không nói thế, người ta nói toẹt ra: “ nhị nhân đối dịch, nhất hữu quan cục ” (hai người đánh cờ, một người ngồi xem.) Nhưng không có nghĩa là có Trương Tam đánh cờ với Lý Tứ, Vương Nhị mặt rỗ ngồi xem thật mà là có ba người x, y, z. Cách nói phức tạp hơn chút nữa là dùng các thuật ngữ thiên văn như kiểu tử vi thái ất, hoặc các nhân vật như Hoàng đế, Tố nữ, Đông Phương Sóc. Xét việc Lý Vệ công đưa chứng minh định lý vào tranh khiêu dâm thì khả năng thứ hai lớn hơn. Còn N thì người cổ xưa không nói “lớn hơn 2, 3, 4”, chắc chắn phải dùng cách nói kiểu như lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, thậm chí có thể bảo là thái cực đồ, hà lạc đồ, vân vân. Theo nguyên lý đó thì tranh khiêu dâm của Lý Vệ công vẽ Hoàng đế và Tố nữ đang cặm cụi làm việc trên giường, dưới giường có một chú lùn đứng xem, trên cao vẽ thái cực đồ. Đó là cách diễn đạt định lý F
Cuốn sách này nói về sự thú vị. Thực ra cuốn sách nào cũng nên thú vị, có khi thú vị là lý do để viết, có khi thú vị là mục tiêu cần đạt được của cuốn sách. Tôi có thể nhớ cuốn sách thú vị mình đã đọc, còn sách không thú vị thì đọc rồi quên cả nội dung lẫn tên sách. Nhưng không chỉ tôi, mọi người sắp quên cả thú vị là gì rồi.
Tôi nghĩ thú vị giống như một giai đoạn lịch sử, nó đang bị vượt qua. Theo tôi hiểu, Herbert Macuse trong trước tác “Người đi một hướng” cũng nói như vậy. Tất nhiên tình cảnh của người Trung Quốc và ông ta không giống nhau. Nơi chúng ta đây, trí tuệ thành một thứ “mập mờ”, tình yêu thành một thứ “nhớ nhung vớ vẩn”, sự thú vị thành sự trì trệ trang nghiêm. Tâm hồn chúng ta được chưng cất, được nâng lên chứ không bị đắm chìm trong vật dục như Macuse nói. Sẽ có ngày, khi mở một cuốn sách ra, tôi không còn chờ đợi sự thú vị mà chờ đợi mình được giáo dục. Đồng thời tôi nhớ lại câu nói của nhân vật chính trong “Faust” khi cảm thấy cuộc sống của mình rời bỏ đi: ngươi đẹp quá, xin đợi một lát! Ta xót xa khi mất ngươi.
Trong một cuốn tiểu thuyết cần phải có phần hoàn toàn hư cấu. Bạn đọc hiểu các điển tích toán học sẽ biết câu chuyện thú vị về định lý Fermat ( [1] ) . Gần đây, một giáo sư của trường Đại học Harvard đã chứng minh được định lý Fermat. Điều cần nói là trong cuốn sách này Vương Nhị còn chứng minh sớm hơn.
Tác giả
Về cuốn sách này:
Năm 1993 Vương Nhị 41 tuổi, làm công tác nghiên cứu trong một trường đại học ở Bắc kinh. Hướng nghiên cứu là lịch sử toán học cổ đại Trung Quốc. Anh ta chưa từng lấy vợ, hiện đang sống chung với một người con gái tên Oanh tại một căn hộ chung cư. Cùng với việc bóp óc chứng minh định luật Fermat, anh ta đã viết cuốn sách có liên quan đến Lý Tịnh và Hồng Phất. Cuốn sách này cũng như chính anh ta, không tin cậy được, nhưng nó hàm chứa tính chân thực cao nhất. Bạn đọc quen lịch sử sẽ thấy văn phong của cuốn sách chịu ảnh hưởng của kiệt tác “Văn minh vật chất, kinh tế và chủ nghĩa tư bản thế kỷ 15 đến thế kỷ 18” của nhà sử học bậc thầy người Pháp Ferdinand Brunot và giống sách lịch sử hơn là tiểu thuyết. Đó chính là chủ ý của tác giả. Nếu trong cuốn sách có đôi chỗ quái đản thì không phải tác giả cố ý bịa ra mà lịch sử nó thế.
Chương 1
Cuốn sách luôn nhắc đến danh từ “lãnh đạo”. Trong tiểu thuyết lịch sử mà sử dụng từ đó thì có vẻ kỳ quặc, tác giả muốn nói là, giới “lãnh đạo” đã có từ xa xưa.
1
Lý Tịnh, Hồng Phất, Giao Nhiễm được thế gian gọi là ba hào kiệt, vào cuối đời nhà Tùy, họ đều ở Lạc Dương. Người thời Đại Tùy nói, Lạc Dương là ngôi thành vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Người thời Đường nói, Tràng An là ngôi thành vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Người thời Tống nói, Biện Lương là ngôi thành vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Cho nên chẳng biết cái nào là nhất. Thành Lạc Dương đắp bằng đất sét. Đất là đất vàng nguyên chất được chở từ xa đến. Loại đất này sau khi đun cho mềm, được trộn với cứt trẻ con (bọn này chỉ ăn miến đậu xanh, không ăn gì khác, không làm gì, chỉ ỉa, cho nên ỉa ra cứt nguyên chất) rồi đóng khuôn làm tường thành. Sau một trăm năm tường có màu xanh của đậu, hàng ngàn năm không đổ, qua một ngàn năm nữa thành màu đồng đỏ, qua hàng vạn năm không đổ, qua một vạn năm nữa thành màu đen, vĩnh viễn không bao giờ đổ. Sau khi xây xong, trên thành mọc đầy những cây dây leo trường xuân. Có kẻ hiếu sự kéo hết dây, trên tường thành chỉ còn lại những cây con trông như thằn lằn cụt đuôi. Những cây bị kéo xuống lại tiếp tục mọc và trông như những đống rác. Tường thành bị những khúc dây vụn chồng chất làm cho loang lổ như tấm vải nhuộm đang phơi, người ta lại sai buộc dao vào cây sào để cạo đi, nó lại loang lổ trắng như lang ben. Tôi không hiểu tại sao, tường được xây lên lại không để cho nó được yên – con người sinh ra phải chịu tội, tại sao ngôi thành cũng phải chịu tội.
Khi bọn Lý Tịnh ở đây thì khắp nơi lầy lội. Người ta chở đất sét vàng về trộn với đay gai để đắp thành nhà ở. Khi không còn đủ chỗ ở thì họ làm thêm gác, tạo nên những con ngõ tối om. Đường phố Lạc Dương là các dòng sông bùn. Mưa nhiều, đường đi bị bánh xe bọc sắt nghiền cho tơi tả không lúc nào khô. Bùn đất bị dồn thành những dãy núi, đỉnh núi bị nắng sấy khô nứt nẻ, chân núi vẫn lênh láng nước ngập đến đầu gối. Những dải bùn trên đường như sống lưng cá sấu, người đi đường phải dùng cà kheo. Ra khỏi nhà thì vác cà kheo lên vai, đến đường thì nhảy lên cà kheo mà đi. Hồi đó dân ở đây ai cũng biết ngón này, như bây giờ người ta đi xe đạp vậy. Không ai biết sau này dân nơi đây còn có mẹo gì nữa, biết đâu khi cần họ lại mọc ra sáu chân như loài côn trùng. Tất nhiên trình độ mỗi người một khác, có người đi cà kheo cỡ ba thước, có người đi cà kheo cỡ trượng tám, khi cần đi ngang qua con đường hẹp người ta còn đu cà kheo nhảy qua. Trên mặt bùn còn lều bều phân lợn, người và lợn tạo thành bức tranh lập thể trên đường phố. Thỉnh thoảng còn những chiếc xe, con trâu gầy lõm bõm kéo đi, bánh xe là tấm gỗ tròn khoan thủng ở giữa, khi lăn kêu cót ca cót két xiêu bên nọ vẹo bên kia, trên xe chở mấy người già yếu bệnh tật. Muốn đi từ đông sang tây khu thành, mất trọn nửa ngày. Mỗi lần chiếc xe kiệu tám ngựa, tất nhiên không phải của dân, hò hét lao qua là bùn bắn vọt vào tận trong nhà hai bên đường. Đó là một trong các nguyên nhân để cho dân hay ghét kẻ không phải là dân.
Những chiếc xe lao đi như quả ngư lôi như thế chỉ nên chạy trên bãi trống, không nên chạy trên phố. Nhưng chẳng ai dám nói thế. Người ta đi cà kheo còn đem theo cái dù bằng giấy dầu để che bùn từ những chiếc xe ngựa hắt lên, nhưng dù cẩn thận đến mấy vẫn có lúc bị dội bùn từ đầu đến chân. Do vậy khi cần còn phải đem theo túi vải dầu, đựng quần áo để thay. Còn phải rửa mặt, rửa chân tay, cần đến nước, giếng thì dễ tìm, mỗi góc phố đều có một ngôi nhà trắng nhỏ, trong đó là cái giếng. Nhưng trong nhà có người coi giếng, dùng nước phải trả tiền. Người muốn đỡ tiền thì đeo trên cổ hai cái bong bóng trâu đựng nước. Nhưng có quần áo thay lại phải có chỗ thay, đâu phải chỗ nào cũng cởi trần truồng ra được. Tìm được chỗ thay (hiện đại gọi là nhà vệ sinh có thu phí) cũng phải tiền. Người muốn đỡ tiền không mang một cái dù mà là hai cái để che trước che sau. Thế là ra đường mà không muốn mất tiền thì phải vác cà kheo, đeo hai túi nước, hai cái dù và bọc quần áo, luộm thuộm vô cùng. Thực ra chỉ phải dùng vài đồng bạc là thoải mái đi bất cứ đâu, biện pháp đó cũng như bây giờ, đó là đi taxi . Người ta bằng lòng sống luộm thuộm vì người ta muốn đỡ tiền, muốn đỡ tiền là vì không có tiền.
Taxi đời nhà Tùy không có bánh xe, đó là những người da đen nhẻm, sau ót để một bím tóc dài, thân trần, chỉ đóng cái khố, tay cầm một cái túi vải buồm lớn. Hỏi xong mọi việc, họ mở miệng túi cho bạn ngồi vào rồi cõng bạn đi, chẳng dây tí bùn nào. Một cây số mất khối tiền. Nhưng trước khi ngồi vào túi thì nhìn mặt cho kỹ, có đen thật không hay là bôi dầu. Bọn vô lại giả làm taxi cõng khách đi, đến chỗ lội dốc ngược khách xuống vũng nước làm trò đùa. Thực ra không đùa tí nào, vì người ta còn đang gãy cổ thì chúng đã lấy túi tiền của người ta đi rồi. Bạn đi taxi bây giờ cũng vậy, phải nhìn cho kỹ người lái và xe, ngồi nhầm bị đánh cho vỡ mặt. Ai cũng biết, taxi chỉ an toàn với người nước ngoài và người giàu thôi.
Ngồi taxi đắt quá lại có thể bị gãy cổ cho nên người Lạc Dương ra đường đành phải chịu luộm thuộm. Chỉ có đám gái điếm len lỏi trên phố là thoải mái, bọn này mặc áo váy siêu ngắn, dính bùn, đợi khô thì cạy đi, qua phố vẫy một cái là mấy chú nhọ vác qua, tiền cũng chẳng mất. Tất nhiên khi qua đường bàn tay của taxi cũng chẳng ngoan đâu, thế nào cũng kiếm chác tí chút. Mấy ả chẳng đem gì vì không cần đến, chỉ có một cái xắc nhỏ, trong có cái que tre cạy bùn, khăn giấy, gương, nhưng tiền thì không, có tiền thì bọn lưu manh sẽ lục lọi lấy mất. Nhưng không có hào nào cũng không được. Bọn lưu manh mặc áo dài đen, tóc chải bóng lộn, mồm nhai miếng da trâu ngâm mật (hồi đó đã có kẹo thơm bằng cao su Ả Rập, nhưng đắt, ít ai mua nổi). Nếu trong túi các ả gái điếm không có tiền thì bọn lưu manh sẽ phát điên và làm đủ mọi trò. Rất nhiều năm trước Lạc Dương là như vậy. Rất nhiều năm trước, Lý Tịnh là một gã lưu manh như vậy.
2
Khi tôi nói chuyện Lý Tịnh thì hắn đang đi như chiếc kim đồng hồ. Nhưng chiếc kim chạy lúc nhanh lúc chậm. Khi nói đến người khác cũng vậy. Thí dụ, bây giờ câu chuyện bắt đầu, kim chạy hơi chậm. Cũng không biết bao giờ thì nó đột ngột nhanh lên rồi chậm lại, cuối cùng dừng lại luôn. Tôi chẳng thể sai khiến được. Bởi vì chẳng phải chỉ Lý Tịnh, tôi cũng là chiếc kim đồng hồ. Chẳng biết lúc nào nhanh, lúc nào chậm, lúc nào dừng hẳn.
Bây giờ chúng ta biết Lý Vệ công là một nhà khoa học lớn, nhà quân sự lớn. Nhưng thực ra ông còn là nhà thơ lớn, triết gia lớn. Vì tài giỏi như vậy mà thời trẻ không tìm được việc làm, ở trong ngôi nhà của tổ tiên để lại ở Lạc Dương (ngôi nhà đất lợp tranh, mái đã thủng lẽ ra phải lợp lại từ lâu rồi). Đôi khi ông phải ra phố làm lưu manh kiếm ăn. Những lúc như thế ông phải cố gắng tỏ ra côn đồ nhưng thực ra ông có tư tưởng tiến bộ. Thời trẻ Lý Tịnh ở Lạc Dương, trong một cái ngõ nhỏ lát đá phiến, có khi ngày chỉ một bữa cơm, tối ngồi chong đèn thầu dầu. Hồi đó thầu dầu còn là thuốc tẩy, ngửi khói nhiều cũng ỉa chảy. Lúc đó ông chưa có dã tâm làm Vệ công đại Đường, chỉ muốn thi làm tiến sĩ toán học rồi làm việc ở bộ Công cho qua ngày. Nhưng việc như thế ông cũng không kiếm được.
Tôi biết Lý Vệ công tinh thông tiếng Ba Tư, dịch cuốn “Hình học cơ bản” từ tiếng Ba Tư, hiện tôi có một cuốn trên bàn nhưng đọc không hiểu, sách dịch là như vậy. Thí dụ câu văn Lý Vệ công phải dịch: “Khu tử viết: trực giả cận dã”. Bạn nghĩ đến nát óc mới biết đó là định lý số năm nổi tiếng của Euclide: Đường thẳng là đường ngắn nhất nối giữa hai điểm. Bởi vì nhuận bút tính theo số chữ cho nên ông thêm mấy chữ của mình vào: nào là không thẳng không gần, không gần thì xa, đường xa thì không thẳng vân vân, thật chẳng biết ra làm sao. Ngoài ra còn một số đoạn mang phong cách tiểu thuyết bí mật thời Victoria, lại có cả hình vẽ xen vào. Tất cả đều được nhà xuất bản đồng ý. Họ bảo nếu không thế thì ông lỗ vốn, họ nói thêm rằng, ông toàn dịch các sách khô khan, chẳng giàu lên được. Cho nên Lý Tịnh phải kết hợp toán học với tình dục. Vì ông giám đốc nhà xuất bản là bạn cũ, ông ta có nghĩa vụ không để cho bạn mình phá sản. Mỗi lần làm như vậy, ông ta cảm thấy rất bối rối, kêu lên một tiếng. Ông vốn tính thoải mái, kêu lên rồi thì hết bối rối.
Lý Vệ công đa tài đa nghệ, biết tiếng Ba Tư, biết viết tiểu thuyết dâm đãng, biết vẽ. Ông tự vẽ tranh minh họa trong sách của mình. Ông còn nung sắt cho đỏ tự khắc danh thiếp vào gỗ: “Dân thường Lý Tịnh” kiểu triện thư, viết xong rồi vẫn thấy chưa đã, thêm một dòng lệ thư: “Thế tôn mười sáu đời của Lão Tử”. Viết thế không phải chỉ để dọa người, bởi vì ai họ Lý đều có thể là hậu duệ của Lão tử, nhưng mười sáu đời thì chẳng có căn cứ gì. Sáng nào ông cũng tắm nước lạnh, bất kể xuân hạ thu đông. Khi lên phố ông đi cà kheo bằng cây bạch lạp có tính đàn hồi, phi nhanh hơn xe ngựa. Năm ấy khi gặp Hồng Phất, ông còn trẻ.
Người đời sau nói, cái khéo của Lý Vệ công chẳng ai bì được. Ngay từ khi còn trẻ ông đã phát minh ra các loại công cụ, máy móc, thí dụ máy khai căn bậc hai. Đó là một cái hộp gỗ, trên có chi chít những cần gỗ như cái xiên thịt, một bên có cái cán gỗ, hơi giống cái máy quay đĩa kiểu cổ. Bạn ấn cái cần thứ hai từ phải sang, tức là lấy căn của 2, lắc cái nữa một cái que thò lên, có nghĩa là 1, lắc cái nữa, bốn cái thò lên, có nghĩa là 1,4, lắc cái nữa một cái thò lên có nghĩa là 1,41. Đó là kết quả căn bậc hai của 2. Ông ta vác máy chạy khắp nơi xin tài trợ, nhưng những người có tiền bảo: tại sao tôi lại phải biết căn là gì? Thợ mộc thợ nề có thể cần đến căn nhưng họ không có tiền. Về già Lý Vệ công mới có điều kiện làm máy bằng sắt, năm sáu lực sĩ mới quay được cái cần dài một trượng. Cỗ máy chiếm cả gian phòng. Làm xong lập tức Hoàng đế Thái tông mua ngay dùng để đập lúa hoặc để đánh đòn rất tốt. Hoàng đế gọi nó là máy công thần, trang bị cho quân đội, đánh chết khối người, người chết ở căn hai, người chết ở căn ba, chết ở căn mấy cũng phòi óc, máu me be bét. Vệ công còn làm ra ống dập lửa, định bán cho đội cứu hỏa. Nhưng đội trưởng bảo, năm khỉ tháng ngựa ít cháy, dùng thùng gánh nước cũng được. Mãi hai mươi năm sau mới bán được cho Hoàng đế đại Đường. Tất nhiên ống dập lửa đúc bằng gang, không phun nước mà phun cứt nóng bỏng. Cái thứ đó không dập được lửa cũng chẳng tưới được hoa, nó dùng để tưới vào người. Ai bị tưới thì nếu may không chết cũng thối cả đời. Hoàng đế cho sản xuất hàng loạt, gọi là ống thần cơ Vệ công . Dân gây rối thì tưới cho một trận. Vệ công có vô số phát minh, bán cả đời không hết, cuối cùng bán cho Thái tông. Thái công cho sản xuất hàng loạt, đều gọi là “thần cơ”. Bây giờ chúng ta nghe hai chữ thần cơ là có thể hiểu nghĩa là ngược đãi, không thể hiểu là khai căn với cứu hỏa. Hồi trẻ ông nằm mơ cũng nghĩ bán phát minh để cứu đói nhưng không bán được. Đến khi già rồi những phát minh lại bán được rất nhiều tiền nhưng ông lại không thiếu tiền nữa.
Theo tôi biết, hồi trẻ ông chỉ bán được một phát minh, đó là một chiếc máy quạt gió quay tay. Ông bán cho hàng cơm bên cạnh nhà với giá hai mươi đồng. Bán được cái máy ông sướng lắm, nghĩ từ nay mình sẽ có kế sinh nhai tử tế, không phải làm lưu manh nữa – trước đó hàng cơm phải dùng ống thổi lửa bằng mồm, mỗi lò phải thuê năm người luân phiên nhau thổi, có người cả đời làm nghề này không cần ống thổi nữa, họ chỉ cần dẩu môi ra là thành cái ống thổi bằng thịt. Ai ngờ ba ngày sau họ trả lại cái máy bị cháy và đòi lại tiền, thậm chí còn đòi bồi thường thiệt hại do hỏa hoạn. Thực ra cái máy của Vệ công tốt không chê vào đâu được, chỉ có điều không được quay ngược. Nếu quay ngược thì không những không quạt gió vào lò mà lửa trong lò bị hút vào máy thiêu rụi cánh quạt gỗ. Điều này cho ta thấy rằng, máy tốt mà vào tay đứa ngu cũng vô tích sự. Nhưng tiếc rằng trên đời này nhiều đứa ngu lắm, mà làm sao tranh cãi với đứa ngu được. Người ta đòi tiền, ông thật thà bảo: tiêu hết rồi, không còn đâu mà trả, rồi giơ trán ra: đánh vài cái đi. Ông toàn đưa trán ra trả nợ cho nên trên trán bao giờ cũng có vài ba con dấu tím. Ai không biết cứ tưởng ông cạo gió chữa bách bệnh như mấy mụ già. Về chuyện này cần nói thêm, về sau cái quạt gió cũng bán được, lại bán cho hoàng đế đại Đường, hoàng đế đem ra trận thổi tro và cám vào mắt địch, còn nhà bếp của vua vẫn thổi lửa bằng mồm.
Chúng ta nói qua về việc khai căn của người thời xưa – thợ phải biết khai căn, bất kể thời vua nào. Làm việc đó phải có một cái gậy. Người xưa tính bằng que. Ngoài những nhà chuyên môn, chẳng ai đem que tính theo người, sợ người ta tưởng bán đũa. Cho nên nếu bạn đi trên phố đời nhà Tùy, bạn ăn chả xiên mà có người lấm lét theo sau thì đừng lạ, họ là đồ đệ của mấy ông thợ mộc, chỉ muốn nhặt que chả cho ông thợ cả. Có người đơn giản hơn, xăm luôn bảng khai căn trên người. Nhưng bảng biểu lớn, da tay da mặt không đủ, phải xăm trên đùi trên mông. Do đó đời nhà Tùy có quy định thợ nề phải mặc áo tơi để che người khi tra căn bậc hai.
Về già, Lý Vệ công là danh thần của triều đại Đường, cho nên không biết ông có còn nhớ hồi đi cà kheo ở phố Lạc Dương chăng? Ngày ấy những người đi phía dưới ông đều rất hận ông vì ông toàn bước qua đầu làm nhục người ta và vì dưới chiếc áo dài lụa đen, ông không mặc gì cả. Nếu đi dưới đất thì không sao, nhưng đi nghênh ngang trên cao thì thật đáng ghét. Các cô gái trẻ thấy thế thì ngồi thụp xuống nhắm mắt coi như không nhìn thấy gì, mấy mụ sề thì vác sào đuổi, nhưng ông đi rất nhanh và biến mất nơi đầu phố để lại chuỗi cười đểu. Mấy ả gái điếm đang đi vơ vẩn nhai kẹo da trâu và chèo kéo khách mới ngẩng lên nhìn Lý Tịnh – dưới áo ông là đôi chân đầy lông và thứ khác nữa, nhưng các ả đã quen rồi. Để gây sự chú ý với các ả, Lý Tịnh còn vẽ thêm các hình giật gân. Chuyện này cũng kỳ quặc: ở mặt đất, các ả phục tùng ông, làm đủ trò lôi kéo ông nhưng lên cao thì ngược lại. Một thằng lưu manh đi mà không có các ả gái điếm hò hét tán tụng thì khó sống ở Lạc Dương. Cho nên bọn lưu manh hay làm trò như trên sân khấu.
Lý Tịnh đi trên cao như con quạ bay qua, ông ta đi kiếm kế sinh nhai. Lúc xuống khỏi cà kheo là lúc phơi mặt ra xin xỏ hay lừa đảo. Cuộc sống của Lý Tịnh hồi trẻ là vậy, sau này ông trở thành Vệ công của đại Đường.
Lý Tịnh làm lưu manh ở Lạc Dương và là kẻ tồi tệ nhất trong đám lưu manh. Ông muốn ăn tiền bảo kê nhưng xấu hổ không muốn nói ra lời cũng không muốn ra tay, thế là làm vấn đề trở nên phức tạp. Nếu bạn mở quán ở Lạc Dương, một hôm thấy Lý Tịnh đi đến quán của bạn và tươi cười chào bạn thì bạn không thể ngờ ông sắp trấn lột bạn đó. Sau đó ông càng hay đến, rồi thấy vết vạch chéo bằng cứt chó trên khăn trải bàn, thấy con rắn chết trong thùng nước dùng. Nếu bạn đã quen và không thèm để ý thì lại thấy lũ bọ cạp nhảy vào quán bạn. Những chuyện như thế sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi bạn đặt trước quán một xâu tiền đồng và xâu tiền lặng lẽ trôi vào túi ông mới chấm dứt. Đằng nào cũng là vòi tiền nhưng không nói mới thật khó chịu. Ngay cả khi trấn tiền gái điếm ông cũng không ra mặt dữ dằn mà cười toe toét đến quấy rầy, thảo luận âm nhạc và hình học cho đến khi đối phương choáng váng đầu óc moi tiền ra mới thôi. Vì vậy tiểu chủ và gái điếm căm ông lắm, chỉ mong ông trúng dịch mà chết, sự căm ghét đó thể hiện ở chỗ khi gặp ông ai cũng lạnh nhạt và phớt lờ. Bộ mặt cười của ông biến nhanh như bọt xà phòng rơi xuống nước. Ông làm thế vì ông tự coi là người trí thức, cần giữ thể diện, không thể nói những câu khó nghe với mọi người. Tối về nhà, ông cởi áo dài lụa, mặc áo vải gai ngắn, lấy tro gội đầu. Để tóc xõa, đến quán rượu hay nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, gặp những người Thổ, người Ba Tư và các nhân vật khả nghi để thảo luận chiêm tinh học, thuật luyện đan, có lúc còn hút thuốc bằng chiếc điếu ống to tướng. Ở đó tụ tập một số người tự coi là người trí thức, trong đó có một số là người trí thức cuối cùng của thế giới. Họ hút thuốc bằng ống điếu, nói với nhau bằng tiếng Hy Lạp, yêu đồng giới. Ngoài ra ai cũng bị ghét như Lý Tịnh. Họ giống tôi, sống nhưng vẫn xấu hổ với một vài việc cho nên mọi người luôn thấy chúng tôi là những người xấu hổ.
Theo tôi biết từ những ngày đầu khai thiên lập địa, người trí thức đều bị coi thường, cho đến khi họ chế tạo ra bom nguyên tử làm cho cả thế giới kinh hoàng mới thôi. Lý Vệ công hồi trẻ cũng bị chửi bằng mọi lời lẽ tục tĩu nhưng ông chưa đểu giả đến nỗi chế ra bom nguyên tử để đe dọa loài người. Ông nằm trong nhà tắm hút điếu ống, lim dim mắt nghĩ cách chứng minh định lý Pythagore rồi reo lên “Ơ-rê-ka!” và trần truồng chạy về nhà như Archimède. Ông khắc bản gỗ tán phát đi và gửi cho lục bộ triều đình. Kết quả bị điệu vào cung đánh roi nhừ tử với tội dùng lời ma quỷ gây rối nhân tâm, còn chạy trần truồng làm hại thuần phong mỹ tục. Thực ra ông muốn các quan chú ý đến tài năng toán học của ông để đặc cách phong tiến sĩ toán học cho ông. Khi bị đánh ông đã chứng minh định lý Fermat, nhưng lần này thì ngoan rồi, không nói câu nào cả.
Hồi trẻ ở Lạc Dương, Lý Vệ công muốn thi tiến sĩ toán học rồi kiếm một chức quan, không phải làm lưu manh trên phố nữa. Đó là lối ra tử tế của một người trí thức, nhưng cứ trượt mãi, không phải ông không tinh thông toán học mà thi tiến sĩ không phải chỉ có toán mà còn “Chu dịch”, môn này uyên thâm lắm, lại hoàn toàn không thuộc phạm trù toán học (tôi coi là thuộc phạm trù ma thuật) cho nên ông không sao hiểu được. Cho nên ở bài thi Chu dịch ông chỉ viết: “Đại Tùy Hoàng đế vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế” và ghi tên mình nộp lên. Bài thi như thế không một ai dám cho điểm 0, mà là cho điểm cao nhất. Nhưng ông chủ khảo cảm thấy ông khôn vặt cho nên cho ông điểm 0 môn toán. Kết quả này hoàn toàn làm Lý Tịnh rối trí, ông làm sao tin được là bốn phép tính tiểu học làm sai tất, ông đau khổ muốn tự sát. Nếu biết được sự tình thì ông đã viết câu Hoàng đế vạn tuế vào bài thi toán và đỗ rồi. Nhưng điều đó không nói lên rằng ông ngốc, thực ra ông rất thông minh, khi bị đánh đòn vì chuyện Pythagore, ông đã lót một tấm sắt ở mông, khi bị đánh nó kêu coong coong đến nỗi ông quan tòa hỏi “đứa nào gõ chiêng”. Nhưng trò khôn vặt đó chỉ tránh được cho ông cái đau thể xác còn thì nó có làm ra cơm được đâu. Tất nhiên sự thông minh của ông không chỉ có thế. Sau trận đòn ông bị kéo đến phòng kiểm tra để thoa rượu thuốc – về hình thức đề phòng chỗ đau mưng mủ và để tỏ rõ sự quan tâm của lãnh đạo đối với kẻ bị trách, nhưng thực ra để xem trận đòn đã đủ nặng chưa, có cần thêm vài roi không. Khi đó Lý Tịnh đã kịp giấu miếng sắt đi, mông đít ông đã bôi sẵn nước màu từng mảng tím bầm. Khi bôi dầu, tay ông cũng xanh tím như bị đánh, cho nên ai cũng nghĩ bị đánh đau lắm. Bị trận đòn, Lý Tịnh đột nhiên tỉnh ngộ, không ra vẻ quan cách nữa mà làm thằng lưu manh tử tế. Ra đường gặp gái điếm là hai mắt giương tròn, xán đến, không nói chuyện hình học, chuyện âm nhạc mà chìa tay xin tiền. Còn cô này thì mắt trố lên như cái chuông đồng: Tiền à? Tiền gì? Người con gái ấy là Hồng Phất. Lý Tịnh nói chuyện như thế thì không còn là người trí thức nữa. Người trí thức không bao giờ nói huỵch toẹt ra, nói năng thế không được thanh tao cho lắm.
3
Trong phần này lần đầu tác giả dùng cụm từ “nghĩ vẩn vơ”. Không nên hiểu theo mặt chữ. Tác giả muốn chỉ tính cách bẩm sinh của một loại người. Ý nghĩa của nó gần như “tính dục” của Freud.
Khi Lý Tịnh đi cà kheo, ông không những nhìn thấy đường phố bẩn thỉu dưới chân mà còn thấy cảnh vật phía xa. Sương lam dâng lên phía chân trời, mờ mờ rặng liễu phủ kín tường thành, mái nhà lô nhô dưới vòm liễu, có chỗ thành Lạc Dương nhô cao đến hơn hai trượng chắn ngang tầm mắt. Người bên ngoài biết trong thành có một số người có máu mặt nhưng không biết là những ai, họ sống như thế nào. Lý Tịnh biết rằng nếu chở đến đây ít đất vàng, trộn với cứt trẻ con thì sẽ đắp được nhà lầu cao năm trượng – cao hơn nữa là đổ. Trên đó dựng một nhà lầu bằng gỗ cao năm trượng – không thể cao hơn. Trên lầu gỗ lại dựng lầu bằng tre và chiếu, ba tầng lầu xếp lên nhau sẽ cao trên mười trượng. Thực ra chẳng ai làm nhà tre trên độ cao như thế cả, một trận gió là bay sạch cả tre lẫn chiếu, chẳng thu lại được, hơn nữa nó chẳng đáng giá gì, nhặt được người ta cũng chẳng đưa lại cho. Nhưng Lý Tịnh không ngại, ông chỉ muốn trèo lên xem những gì bên trong thành, rồi nó đổ thì đổ. Từ ngày xuất hiện, thành thị đều chia ra hai phần, uptown và downtown. Lý Vệ công ở downtown muốn vào xem uptown , thế cũng gọi là nghĩ vẩn vơ . Tôi bây giờ khi rỗi rãi cùng vào khu giáo viên lượn một vài vòng, đỡ cơn nghiện suông. Đó là những ngôi nhà nhỏ hai tầng, cửa sổ rộng, khung nhôm, chỉ tiếc là bên trong có những ông già lụ khụ, ban công chất đầy thùng giấy. Tôi cũng muốn nhòm vào trong nhà. Lý Tịnh đi lênh khênh trên cao nhìn thấy Hồng Phất đang đi trên con đường lát gỗ dành cho người đi bộ, ả mặc bộ quần áo gái điếm. Lý Tịnh nhảy xuống, cắm cà kheo bên đường đến chặn ngang.
Lý Tịnh xuống cà kheo rất điệu nghệ, như con chim sà xuống, thu cánh lại, nhằm đúng nơi đặt chân, người qua đường định tán thưởng, nhưng rất tiếc vì hấp tấp ông đánh rơi tung tóe mấy thứ ôm trong lòng, trong đó có con rắn chết, mấy con bọ cạp sống – những thứ dành cho mấy chủ quán – họ không tán thưởng nữa mà cười ầm lên. Lộ tẩy hết ra trước ả gái điếm thật xấu hổ, nếu là tên lưu manh khác, nó sẽ bóp cổ chết ả gái điếm để chữa thẹn. Nhưng Lý Tịnh chỉ đỏ mặt, đưa tay sờ mũi, không hề định giết ai. Điều đó cho thấy Lý Tịnh quyết tâm làm lưu manh nhưng không làm được. Ông tức lắm định bắt ả nộp gấp đôi tiền bảo kê nhưng ả chẳng chịu moi ra xu nào. Hắn điên tiết tịch thu niêu cơm của các ả, đó là những cái bao tránh thai làm bằng bọng đái dê. Làm ăn mà không có của này thì lỗ to – tiền kiếm được vừa đủ đi nạo thai, mà mất tiền chưa chắc đã nạo được.
Tôi nghĩ nên có một loại huy chương để tặng thưởng cho người phát minh ra bao tránh thai vì anh ta đã tránh cho sự ra đời của một đứa trẻ không được thừa nhận, anh ta biến một chuyện chết người thành trò đùa. Nhưng nên trao cho người biến trò đùa thành chuyện chết người, nếu Lý Tịnh biết trước thì hồi trẻ không nghèo đến thế.
Theo Lý Tịnh thì Hồng Phất là ả bán hoa kỳ lạ, cô ta thon thả và người quá cao, nhìn xa như đầu nặng chân nhẹ vì cô ta chải tóc to xù, bằng cái nồi cỡ lớn. Da cô ta trắng bóc, có tí nắng là đỏ như tôm luộc. Cứ thế cô ta đứng trên phố nhìn trước ngó sau. Lý Tịnh đi đến giật cái xắc của cô ta và lục lọi. Cô ta đứng nhìn, vẻ mặt như rất muốn nói cái gì. Cuối cùng Lý Tịnh trả lại cái xắc và gào lên: Mày cất tiền ở đâu? Hồng Phất bảo: Tôi không có tiền. Lý Tịnh lại hỏi: Thế mày cất cái đó ở đâu? Hồng Phất hỏi: Cái đó là cái gì? Về sau Lý Tịnh bảo trong xắc của cô ta toàn các đồ ngoại như gương phấn, quần áo da của cô ta bằng da Marốc vừa mềm vừa thơm. Người cô ta tỏa mùi thơm ngào ngạt. Người như thế mà không có tiền ai tin được. Nếu gặp phải tên lưu manh khác thì không xong đâu, hắn sẽ quẳng cô xuống bùn hoặc ném lên nóc nhà. Nhưng Lý Tịnh không làm thế, ông ta trèo lên cà kheo loạng choạng đi. Việc này cho thấy Lý Tịnh thật thà ăn năn đã chấm dứt, lập tức nghĩ vẩn vơ : người con gái này ở đâu đến, đi đâu và bắt đầu thấy khoái cô ta.
Nếu Hồng Phất bị coi là gái điếm thì có nhiều cái phiền. May là quần áo mặc trên người chẳng nói lên điều gì, không những khách làng chơi không dám chọc ghẹo mà thằng lưu manh ngổ ngáo nhất cũng không dám liều lĩnh thu tiền bảo kê. Chỉ có Lý Tịnh lếu láo lục lọi túi xách của cô ta. Khi ông ta đi rồi, Hồng Phất mới nghe có người nói: Hay thật, hai đồ giẻ rách đụng nhau. Thực ra nói thế không đúng. Đồ giẻ rách không có quần áo da Marốc mà mặc. Nhưng bọn lưu manh đầu đường ở Lạc Dương chẳng đứa nào biết da Marốc nó thế nào, càng không biết giá trị của nó. Chỉ có Lý Vệ công thông kim bác cổ mới biết được, mà đầu óc thì đang mải nghĩ mấy chuyện cho nên nhìn thấy da Marốc cũng không lấy làm lạ, cho đến khi lên cà kheo bỏ đi, đến đầu phố mới kêu to: đ. mẹ nó, nhầm rồi! Ông định quay lại Hồng Phất nhưng người đánh xe lừa phía sau quát: đ. mẹ mày, đi đường hay là thế nào đây! Thế là đành thôi, sau gặp người bạn có nhà in sách mới nói chuyện gặp ả gái điếm mặc đồ da Marốc. Người bạn nói: Vớ vẩn, ai là đồ giẻ rách, cô ta mà tố giác mày láo xược đủ ngồi tù nửa năm. Lý Tịnh bảo, da Marốc hai mươi đồng một tấc vuông. Người bạn nói: Cô ấy là gái cao cấp đó. Lý Tịnh bảo: Thôi đi, cấp nào không cần biết, nói cho mày biết, tao đã chứng minh xong định lý Fermat. Nói chứng minh rồi mà không viết ra thì cũng như không, mà không biết có thật không. Lý Tịnh muốn bạn in hộ một cuốn sách nói về phát hiện lớn này. Bạn bảo: Tao xin mày, đòn chưa đủ ngấm hay sao. Anh ta nhờ Lý Tịnh vẽ tranh khiêu dâm, mỗi bức mười đồng. Vì vừa bị đòn cho nên Lý Tịnh đồng ý. Tiền ngay thóc thật sờ mó được vẫn hơn toán học vu vơ ở đâu. Sau lại nghĩ một bức tranh bằng nửa tấc vuông da Marốc, vô nghĩa quá. Cuối cùng ông viết định lý Fermat vào sách khiêu dâm. Xem ra cái nết chết không chừa, tiếp tục nghĩ vẩn vơ . Chuyện như thế cổ xưa đã có trong sách:
Tam nhân đồng hành cổ lai hy,
Lão thụ khai hoa niệm nhất chi.
Đó là cách giải phương trình bất định, gọi là Hàn Tín điểm binh – tôi không biết Hàn Tín và lão thụ (cây già) có dính dáng gì với nhau không, nhưng tôi biết thời cổ cũng nhiều người tính trẻ con như Lý Tịnh. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ Đường thi và Tống từ, thì ta có thể phát hiện ra toàn bộ các định lý toán học và vật lý hiện đại. Bây giờ tôi biết trong các lời thuyết minh tranh khiêu dâm của Lý Tịnh có chứng minh định lý Fermat nhưng tôi không đọc ra được – đó là vì chẳng ai biết chứng minh định lý Fermat phải như thế nào vì chưa ai chứng minh được. Vì thế tôi không thể giải thích được những lời thuyết minh đó. Giải thích đơn giản nhất là: mấy mẹo làm tình. Nhưng không nên giải thích như thế vì chúng ta có nhiệm vụ giải thích những mẹo đó bằng định lý toán học, tìm thuyết tương đối trong từ Tống, định luật Niu-tơn trong thơ Đường. Làm việc này mỗi tháng được lĩnh hai trăm đồng tiền công. Cho nên tôi hay nghĩ như Lý Vệ công: cuộc đời thế thì vô nghĩa quá.
Tâm tư của tôi và Lý Vệ công có chỗ giống nhau, có chỗ trái ngược, có chỗ chẳng giống nhưng cũng chẳng khác. Giống nhau ở chỗ hay bịa ra những thuật ngữ ma mãnh và lạm dụng ngôn từ, những ý nghĩ ấy khôn lường như bọn mất giống, nửa đêm lẻn vào nhà ăn cắp đồ lót của chị em. Khác nhau ở chỗ tôi chưa chứng minh được định lý Fermat, ông là thiên tài, tôi thì không. Chỗ chẳng giống chẳng khác là có lúc ông còn thiếu thiên tài, tôi không đủ đần độn. Nhưng sự khác nhau đó chỉ có tôi mới hiểu, người ngoài nhìn vào thì chúng tôi bí hiểm như nhau. Tôi có anh bạn dịch sách, nặn óc dịch chữ totalitarianism (chế độ cực quyền) thành chủ nghĩa toàn thể. Tôi còn có cô bạn tạo ra từ mới “chủ nghĩa nữ tính” từ chữ nữ quyền. Bây giờ không được dùng chữ “quyền”, tự đặt ra một từ quái dị, bản thân nó cũng là một sự ám thị. Bây giờ tôi viết chuyện nhà khoa học cổ xưa Lý Tịnh cũng phải xen vào những ẩn dụ, ám thị ánh xạ. Người đời nay có thể hiểu nhưng người đời sau có thể cảm thấy tôi đã để lại câu đố, nhưng không thế thì chúng ta sống vô ích quá.
Người ta bảo trí thức có tính chất đa nghĩa, tôi đồng ý. Theo tôi nó là thế này: một mặt chúng tôi có thể chứng minh định lý Fermat, tức là cũng có bản lĩnh, nhưng mặt khác chẳng ai biết chúng tôi có bản lĩnh hay không. Vệ công có bản lĩnh, chúng tôi thì không biết có hay không. Sự khác nhau đó người ngoài không biết, chỉ biết chúng tôi dở hơi như nhau.
Theo sử sách ghi lại, Vệ công người cao lớn, khoảng mét chín lăm, hai mét, mũi khoằm, mắt hơi vàng, rậm lông và mùi mồ hôi khét. Điều đó cho thấy ông không phải giống Đông Á da vàng. Chuyện tứ chiếng lang chạ cũng thường tình. Hồi đó Lạc Dương có đủ hạng người; có người Do Thái mũi to mắt bé bán những viên thủy tinh xanh nhưng khăng khăng bảo là ngọc; có người Cao Ly đội nón lá, mặc quần ống rộng đốt lò nướng cá mắm bán bên hè đường, bốc mùi vừa tanh vừa ngọt; có người Ấn Độ đen sạm bán thuốc bệnh nào cũng chữa theo cách nhang nhác như nhau, thí dụ ngà voi làm chắc răng, đuôi ngựa vằn chữa táo bón, móng lừa trị bệnh tê thấp, thực ra chẳng có ích gì. Chuyện tào lao nữa là sừng tê giác làm tráng dương – chẳng nên nghe, đối với con tê giác sừng không phải bộ phận sinh dục, húc nhau cũng không phải làm tình, ở đây có pha trộn chút khôi hài, nghĩ sâu mới hiểu. Họ cũng ở downtown như Lý Tịnh. Ông ở đây phát chán rồi, nằm mê cũng nghĩ chuyện dọn vào trong thành ở. Nhưng khi trở thành Vệ công nhà Đường, được nếm mùi vị ấy thấy cũng chẳng hay ho gì. Ông tiếc là không còn được mặc áo lụa đen dài đi chợ. Nếu ông làm như vậy thì là một gã lưu manh già nhất Tràng An.
Về điểm này tôi rất hiểu ông – thời trẻ, trước mắt ông đâu cũng là cơ hội, thí dụ thế giới chưa có máy khai căn, ống quạt gió. Những cỗ máy rất có ích mà chẳng ai nghĩ ra, ông chế ra dễ như bỡn. Tôi nghĩ thời trẻ Edison cũng nghĩ như thế, nhưng những gì Edison đã gặp không rơi vào Vệ công. Nếu ông có cơ hội như Edison thì Trung Quốc đã có công ty ngàn năm tuổi: Weigong Lee, International. Ít nhất cũng nổi tiếng hơn Bell Laboratory gì đó. Có cơ hội mà để tuột mất bao giờ cũng có cảm giác tiếc rẻ lắm.
4
Trong con mắt Lý Tịnh, Hồng Phất là cô gái điếm kỳ lạ, không phải thuộc downtown . Trong con mắt cô thì Lý Tịnh là một gã lưu manh kỳ quặc, thực ra cô chẳng biết lưu manh không kỳ quặc nó ra làm sao, chỉ thấy ông không giống những kẻ mặc quần áo đen lê la đầu đường xó chợ. Lý Vệ công cao lớn, có bộ râu dê, mắt vàng. Bọn lưu manh ở Lạc Dương đều có kiểu mặt người Mông Cổ, tướng ngũ đoản. Lý Vệ công giọng nói trầm bổng dễ nghe, bọn lưu manh nói lúng búng như không có mũi. Vì thế người ta bảo Lý Tịnh là “mìn”, có nghĩa là mật thám được cài, hoặc là người mối lái ăn lương. Hồi đó ở Lạc Dương loại người như thế nhiều lắm, nhiều hơn tất cả các gián điệp Đông Đức cộng lại. Vào quán ăn cơm, có người đi đến chìa thẻ ra đập lên bàn: Vừa rồi ông nói gì, nói lại xem nào! Người nghe chỉ biết giận mình đã mọc ra cái lưỡi. Ăn nói bậy bạ bị phạt năm đồng như bây giờ vượt đèn đỏ. Ở Lạc Dương đầu phố cũng có đèn xanh đỏ, đó là hai tấm biển đề “rẽ ngang” “quay lại” khi có quan chức đi qua thì sáng lên. Vượt qua là bị nhốt lại như bây giờ ăn nói bậy bạ.
Chuyện mọi người bảo Lý Tịnh là mìn, Hồng Phất không biết. Cô chỉ biết Lý Tịnh không giống bọn lưu manh khác chốc chốc lại lượn qua, vỗ mông một cái, đụng ngực một cái. Bọn họ làm vậy vì nghi ngờ cô là mìn, không phải gái điếm thứ thiệt. Nếu là gái điếm thì cô phải tru tréo lên: Đồ mất dạy! Muốn chết hả? Hoặc: Có đi không đưa tiền ra, định chấm mút à. Nhưng cô chẳng nói gì, chỉ giương mắt nhìn. Bởi vì cô không phải gái điếm thứ thiệt, cô là cô đầu, khác nhau lắm. Cho nên khi người ta đụng vào ngực, cô đuổi theo bảo: Thật đấy, không phải vú giả đâu. Trên phố Lạc Dương nói thế họ bảo là điên.
Cô nhớ mãi cảnh tượng đã nhìn thấy trên phố – bùn kẹt bánh xe, những vũng nước màu chì, người đi lại hấp tấp. Cảnh tượng này chỉ cách vườn hoa đá nơi cô ở một bức tường. Nếu không ra ngoài thì không sao mà thấy được cảnh tượng này, sẽ tưởng cả thế giới này đâu cũng giống như vườn hoa đá, cuộc sống thế này không hợp với cô.
Năm ấy Hồng Phất đứng bên đường phố ngập bùn, cô không sống ở đây. Thành Lạc Dương ngập bùn không phải là cả thành Lạc Dương. Còn một thành Lạc Dương lát đá. Khác nhau lắm. Lạc Dương bùn có gái điếm không có cô đầu, Lạc Dương đá có cô đầu không có gái điếm. Lúc đó Hồng Phất có việc phải ra ngoài, thấy người ta đi cà kheo lạ lắm. Ở Lạc Dương đá không có bùn cũng không có cà kheo. Lý Tịnh ở chỗ cô nhảy lên cà kheo như bay vào mây, loáng một cái không thấy đâu nữa. Trên đám bùn lõng bõng có cả người cả xe đi lại. Những chiếc xe bánh gỗ đi xiêu vẹo sang hai bên, những con lừa kéo xe nhỏ gặp nhau là kêu lên chào nhau. Có cả xe đạp như cái ghế băng lắp hai bánh xe, người ngồi gác hai chân lên cần lái, hai tay chống hai chiếc gậy đẩy xe lăn đi. Trong đám bùn không chỉ có người và xe, còn có cả xác mèo xác chó và ruồi nhặng. Ở Lạc Dương đá ruồi nhặng ít lắm, lãnh đạo phát cho các cô đầu, khách chơi, các bà nội trợ mỗi người một cái vỉ ruồi, tin rằng họ sẽ đập chết hết chúng.
Đã hai lần tôi dùng chữ “lãnh đạo” nhưng tôi không biết là danh từ hay động từ. Nó tương tự như “ông kễnh” trong tiếng lóng, nó là một hoặc một số người đàn ông. Chữ lãnh đạo làm cho tôi nghĩ đến một bộ mặt sắp sửa lên giọng quan cách, bộ mặt ấy cũng làm tôi liên tưởng tới cái mông của con trâu mộng. Bộ mặt ấy đến hội trường, nhấp một ngụm trà, dọn giọng, tôi thấy con trâu vểnh đuôi lên, lỗ đít lộ ra và lập tức đùn ra một đống, ví von như thế không có ý gì xấu, chẳng qua tôi nghe người Mỹ bảo những lời nói nhăng cuội là “cứt trâu”, vậy thôi.
Hồng Phất đến bốn mươi tuổi vẫn đẹp, tóc vẫn dài vẫn đen như hai mươi tuổi, nhưng cô bảo mình già rồi vì tóc cô đã chẻ ngọn đêm nghe lào xào như tằm ăn lá, thời trẻ không thế. Da cô vẫn trắng mịn nhưng mất đi vẻ trơn bóng vì đã có những nếp nhăn li ti, một giọt nước rớt xuống thấm đi ngay; sau khi tắm, người nặng thêm hai cân, mắt đã có màu ngà, lúc trẻ mắt cô đen và trong suốt. Bây giờ da thịt mềm, hồi trẻ căng như trái táo. Cô bảo bây giờ già rồi. Già và sắc đẹp chẳng dính dáng gì đến nhau.
Đến năm bốn mươi tuổi, Hồng Phất là phu nhân của Vệ công, là phu nhân danh giá của đại Đường. Hồi trẻ cô là con hát, điều này về sau bị người ta lên án. Thực ra con hát không phải gái điếm nhưng người ta cứ suy ra thế bởi vì cô đẹp mà chẳng thể phân trần với ai trong đám mệnh phụ nhà Đường. Trước khi cô là cô đầu hát trong nhà của thái úy Dương Tố đời nhà Tùy cho nên họ bảo cô và Dương Tố có quan hệ bất chính. Thực ra cô chưa hề gặp Dương Tố, hồi đó tóc cô dài đến ba trượng, gội đầu thả tóc kín thùng. Ở phủ thái úy chẳng có việc gì làm, rỗi rãi thì để tóc. Lãnh đạo bảo không có việc gì làm thì nuôi tóc, các cô người nuôi tóc, người nuôi móng tay, móng tay dài đến cả thước, hai tay chập lại trông như con nhím, có người bó eo cho thon, bó chân cho nhỏ. Nhưng việc đó như người nhà chơi hoa nhưng trả giá lớn hơn. Người nuôi móng tay phải tự trói để khỏi làm hỏng, người bó eo thì ăn cơm xong chờ cho tiêu hóa một chút thì uống nước xà phòng cho nôn hết ra. Cái dở của bó chân thì ta biết rồi. Nuôi tóc là ít hại nhất nhưng mỗi lần gội là phiền phức, bạn thử giặt cả đống vải thì biết.
Năm Hồng Phất làm con hát mới mười bảy tuổi. Rất xinh đẹp và trong trắng, có thể làm ngôi sao điện ảnh hay người mẫu, nhưng hồi đó chưa có những ngành này đành phải đi hát, sống trong vườn hoa đá, có nghĩa là hàng triển lãm bị cất vào kho. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, giá trị thưởng ngoạn là quan trọng nhất, cao hơn những người đàn bà “lấy giá trị sử dụng là chính”.
Sau khi rời khỏi phủ thái úy, Hồng Phất không còn để tóc dài ba trượng nữa, bây giờ chỉ còn ba thước, nhưng rất dày vì sợi tóc gốc có một nhưng ngọn chẻ ra mười bốn mười lăm, cô đi lại để nói với mọi người rằng cô không quấn tóc được vì nó tự nở ra, đứt hết dải buộc. Nhưng chẳng ai tin, người ta còn bảo cô làm tóc bồng lên và buông xõa để có vẻ phóng túng. Nhiều cô gái trẻ rất hâm mộ kiểu tóc đó đã học theo, các bà mẹ bảo con: tại sao không học cái tốt, lại học đòi theo con hát?
Chúng ta biết, tập quán đời Đường khác xa đời Tùy, các quan trong triều không nuôi con hát, chỉ nuôi người hầu ngoài ngũ tuần xấu xí như quỷ dạ xoa để chăm sóc mẹ già. Điều này cho thấy thời nhà Đường trọng nữ quyền hơn và cũng giải thích tại sao thời ấy các bố già hay tòm tem với con dâu. Thời nhà đại Đường, các cô gái không thấy con hát, nghe thấy từ này là ngứa ngáy. Các cháu đều rất hâm mộ cô Hồng Phất vì cô đã từng là con hát. Ngay cả các mệnh phụ nhà Đường cũng chưa từng thấy con hát vì nhà Tùy chuyển qua nhà Đường là một cuộc đổi đời, khi nhà Tùy trị vì thì các bà đều đang chân lấm tay bùn. Các bố già tòm tem con dâu cũng là vì thế. Các quan trong triều Đường đều đã từng là bọn khố rách áo ôm, cũng chưa thấy con hát bao giờ, trông thấy Hồng Phất thì đờ đẫn cả người. Thời nhà Tùy quan nào không có con hát thì như quan thời nay không có ô tô, không phải là quan. Nhưng con hát không giống như ô tô mà giống như tranh chữ, quan nọ đón tiếp quan kia đến nhà bảo: mời quan bác xem con hát đệ nuôi. Gõ một tiếng phách, các cô chạy ra cho khách xem, như bây giờ các quan khoe của. Tranh vẽ không biết chạy, con hát không treo được lên tường, khách xem xong, gõ một tiếng phách, các cô lại chạy vào buồng. Khi Hồng Phất gặp Lý Tịnh là lúc cô đang làm con hát ở nhà thái úy. Thời đó con hát đông lắm chia làm ba ca chạy ra cho khách xem. Khi không phải ca trực, Hồng Phất chạy ra ngoài chơi. Chuyện này có đứa nào mách lẻo với ông chủ thì chết. Vấn đề thuộc về sinh hoạt như thế, chỉ sợ bạn cùng nhà ở, lúc ấy ở cùng nhà với cô có Giao Nhiễm, một người đàn ông – kiểu cùng ở thế này gọi là sống chung. Bây giờ tôi cũng đang sống chung với người khác, đúng là hình thức sống chung này đã có từ cổ xưa – nói chung con trai không bao giờ mách lẻo chuyện con gái. Tôi cũng thế.
5
Khi gặp Lý Tịnh, Hồng Phất còn rất trẻ và rất buồn chán vì chẳng có việc gì để làm, cũng chẳng có ai để nói chuyện. Người duy nhất thường gặp là Giao Nhiễm mà ông này suốt ngày chỉ bện giày. Hồng Phất thấy ông thật đáng ghét.
Tôi biết Giao Nhiễm là một tay kiếm vĩ đại từ cổ chí kim, khi luyện kiếm, ông lấy cây lấy đá là mục tiêu, về sau chán rồi, ông đâm đom đóm, chém bướm, nhện nước, sau rồi cũng chán, ông đâm ánh trăng chém gió. Chán hết rồi ông vào thành Lạc Dương bện giày. Giày bện bằng dây thừng mềm mại và bền chắc, ông làm đến hai chục đôi trong đó một đôi ông làm cho Hồng Phất. Hai người quen nhau ở nhà ông thái úy, ông là môn khách, nàng là con hát, ở cùng chung một cái sân. Ông còn dạy nàng đánh kiếm, chém cụt đầu con ruồi đang bay. Phủ thái úy không có ruồi, phải đi bắt về.
Nhà ông thái úy Dương Tố có vườn hoa đá, trong vườn tất thảy đều bằng đá, mặt nước bằng đá xanh, hoa bằng đá vụn nhiều màu ghép lại, còn lại đều là đá hoa cương trắng, những hạt mi ca lấp lánh dưới ánh nắng.
Bên vườn hoa đá có ngôi nhà hai tầng bằng đá. Giao Nhiễm và Hồng Phất ở trong đó. Nàng mặc quần áo da có nghĩa là nàng đi đâu về. Đôi khi nàng mặc quần áo vải nền xanh hoa trắng in bằng sáp là nàng sắp học đánh kiếm với Giao Nhiễm. Nàng chưa bao giờ nói chuyện với Giao Nhiễm, nói cho đúng hơn là nàng chưa bao giờ dùng giọng nói của mình để nói chuyện với ông. Trong nhà thái úy các nàng được dạy nói cùng một giọng, nghe líu ríu như tiếng chim hoặc như tiếng gà bị bóp cổ, không thật chăm chú nghe thì không hiểu gì. Đó là vì những âm thanh đó có tần số rất cao, gần như siêu âm. Nghe thấy Hồng Phất nói thứ tiếng đó là ông chạy vào lấy kiếm ra để dạy Hồng Phất, ông dạy những đường kiếm cao siêu tuyệt đỉnh. Đó là điều tốt, hồi nhỏ tôi sống rất khổ, chịu sự huấn luyện vô cùng khắc nghiệt cho nên tôi bảo là tốt. Tất nhiên, nỗi khổ của tôi không phải ở chỗ mỗi bữa chỉ được ăn đúng nửa quả trứng gà, đầu mang bộ tóc dài ba trượng, sau khi gội, đầu nặng thêm hai trăm cân. Cái khổ của tôi là đi về nông thôn lao động tiếp thu cải tạo tư tưởng, vân vân. Tôi được rèn luyện không phải để chém cụt đầu ruồi mà là học thuộc tất cả lời dạy của Mao Chủ tịch. Bất kể sự cực khổ và rèn luyện kiểu gì đều là tốt cả. Chưa qua rèn luyện thì vừa không có nhận thức, vừa không có thực tế. Rèn luyện rồi thì có cả hai.
Giao Nhiễm bảo Hồng Phất là người đẹp tri kỷ của ông. Tội nghiệp cho ông là đến giọng nói của nàng ông cũng chưa được nghe, chỉ nghe thấy tiếng nàng líu ríu. Ông tưởng chỉ nàng như vậy, không biết rằng ở phủ thái úy ai cũng thế cả. Ông rất tận tình dạy nàng đánh kiếm, chém ruồi thạo rồi, học chém muỗi, chém dĩn. Mài kiếm là một việc cực nhọc, nhưng Hồng Phất không bao giờ làm đỡ. May mà nàng chỉ học chém ruồi, nếu không thì ông thành người mù mất. Sau nửa năm dạy ông bị cận thị nặng. Nhưng ông chém ruồi không cần nhìn, chỉ cần nghe là đủ.
Về sau ông thừa nhận rằng Hồng Phất không học kiếm được, nàng chỉ chém lung tung cho con ruồi làm hai mảnh. Con gái đâu có thể coi đánh kiếm là nghề, nghề của họ là giữ sắc đẹp, đẻ con. Nhưng ông vẫn tận tình dạy vì ngoài bện giày và đánh kiếm, ông không biết gì khác cả mà bện giày thì không chiếm được tình cảm đàn bà. Dạy kiếm thì ông lại phải cực kỳ nghiêm túc vì là nghiệp của ông. Ông ghép hai mảnh con ruồi lại bỏ vào hộp giấy chôn xuống đất, ông còn cắm một mảnh tre đề “mộ ruồi”. Ông giải thích cho Hồng Phất rằng tôn trọng đối thủ (cho dù đó là con ruồi) là đạo đức cần có của một kiếm khách, nhưng Hồng Phất chạy mất dép.
Hồng Phất không thể trở thành kiếm khách vì nàng không thấy niềm vui trong việc tinh thông kiếm thuật. Mỗi khi chém trúng con ruồi nàng kêu líu ríu: trúng rồi, và nàng ném kiếm chạy biến. Nàng không làm được như Giao Nhiễm, ông chúc mũi kiếm xuống nhìn đường rơi của con ruồi. Đầu con ruồi bay lên cao theo đường xoắn ốc và khi rơi xuống ông đã dùng hộp giấy đón lấy. Ông đã chém không biết bao nhiêu ruồi nhưng lần nào cũng cẩn thận, bất kể đó là ruồi con ruồi bố hay ruồi mẹ đang chửa. Giao Nhiễm còn biểu diễn chém muỗi cho nàng xem nhưng nàng ngáp dài và bảo không đẹp. Ông muốn biểu diễn chém dĩn, nàng bảo: Ông làm những trò quái quỉ ấy để làm gì? Thì ra nàng chẳng thiết xem chém bất cứ cái gì cả, chỉ muốn thay đồ đi dạo phố. Con gái có cái tật ấy.
6
Lý Tịnh gặp Hồng Phất lần đầu là lúc nàng đang đi chơi phố. Nàng mặc bộ quần áo của Dương phủ phát cho, trên áo chẽn da, dưới là váy da cực ngắn, chân đi xăng đan cao gót sáu tấc. Lãnh đạo dặn là mặc những đồ này là phải bôi quầng mắt sẫm, lắp mi giả, khi đi phải vặn vẹo, những đòi hỏi ấy giống như đối với người mẫu bây giờ. Các nàng mặc quần áo như thế biểu diễn cho vị quan nào đó xem, ông quan cười nôn ruột, bảo: Dương huynh, ông nghĩ ra giỏi thật, y như ở trên phố! Các nàng cứ thế chạy ra đường mà không biết rằng đó là cách ăn mặc của gái điếm. Hai tiếng gái điếm nàng chưa nghe bao giờ, nghe mà chẳng hiểu gì.
Hôm ấy cũng là lần đầu Hồng Phất ra phố. Sau này nàng còn ra mấy lần nữa, nàng muốn gặp lại người đàn ông mắt tím có giọng nói dễ nghe. Trong khi đó Lý Tịnh ở nhà mải vẽ tranh khiêu dâm không ra đường. Nàng chỉ gặp mấy gã mắt đen ăn nói khó nghe, chúng nó bảo nàng là mìn. Người ta hỏi nàng có phải là mìn không, nàng không biết trả lời thế nào, chỉ quay người bỏ đi. Nàng đi đâu cũng dễ dàng, vẫy tay là có taxi. Đám người đen thui còn tranh nhau: Cô ơi đi đâu tôi cõng đi. Chúng tôi không nợ thuế bao giờ, lên lưng rồi họ bảo, cô có quen ông béo coi đường không, chúng tôi cõng được nhưng chạy thì vất vả lắm. Hay là thế này: Tôi có thằng anh em người Somalia, cô có thể nói một câu với ông trông coi việc nhập cư không? Thì ra tay này muốn đi cổng sau.
Trên phố Lạc Dương, các ả gái điếm không khách sáo gì với Hồng Phất cả, trông thấy là quay ngoắt đi, tốc váy lên cho nàng xem cặp mông bóng nhẫy, thì ra các cô không mặc quần lót, cái mông cong lên đâu có đẹp. Thế rồi các ả quay lại bảo: muốn bắt à, về hỏi con mẹ mày xem vào cung mấy lần rồi! Thấy vậy Hồng Phất chỉ đứng xa xa nhìn người ta nhai kẹo da trâu. Có ông thợ mộc tay xách cái thùng con tay cầm các miếng da trâu tẩm mật đi đến, khom lưng: chào các cô, chúc các cô làm ăn phát tài, các ả nhổ miếng da trâu vào thùng và nhận lấy miếng mới. Thì ra keo da trâu nhai rồi tốt hơn keo nấu, gắn đồ rất chắc. Nhưng chẳng ai đến Hồng Phất lấy bã kẹo sao su cả vì không dán được ghế. Có nghĩa là Hồng Phất cũng chẳng có ích gì, kể cả cái kẹo trong miệng. Chẳng có việc gì làm thì nàng đi phố. Người ta đi phố mua hàng nhưng nàng không mua được gì cả vì chẳng có tiền. Ở Lạc Dương đá chẳng ai có tiền. Ăn uống thỏa thích, cần gì có nấy, nhưng không có tiền. Chữ tiền nàng chưa nghe bao giờ.
Hồng Phất không có việc gì để làm lại không gặp Lý Tịnh, nàng đi về. Nàng nghĩ mình chẳng quen biết ông béo coi đường, cũng chẳng quen ông trông coi người nhập cư thì không nên đi taxi miễn phí. Cho nên nàng đi xuyên qua ngõ nhỏ để về. Nhưng ngõ nhỏ chẳng dễ đi chút nào, khắp nơi người ta làm nhà, dựng dàn giáo, nhiều xe trâu chở đất đỏ, nhiều người trộn gai đưa lên dàn giáo, có người đi xe đạp vào ngõ nhỏ, nhiều người tranh cãi giành đường, có người ôn tồn bảo, đường hẹp người đông, ta nên đi xe điện ngầm. Đằng xa là một bãi đất rộng có một đôi cột đá, đó là quốc giới, phía trong lát đá không chút đất bụi. Ngoài ra có các đệ phủ quây bằng đá, mỗi phủ đệ lại có một đôi cột đá không có cửa và cũng không có người gác. Trong số đó chỉ có một nơi Hồng Phất có thể đến được.
Ở Lạc Dương, Lý Tịnh có căn nhà tổ tiên để lại, đắp bằng đất trộn cát. Qua nhiều năm tường đã nứt dần, hở khe trống huếch, phía khuất nắng mọc đầy rêu, tranh lợp trên mái xơ xác. Cả ngôi nhà cũng sắp đổ. Lý Tịnh cũng muốn làm cái gì đó nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Nên nhớ ông đa tài đa nghệ nhưng không phải thợ nề, mặc dù đào đất xúc bùn là việc sinh ra ai cũng biết làm, nhưng ông quên hết bản năng lương thiện trời cho rồi. Bây giờ ngoài việc làm lưu mạnh bắt nạt người, vẽ tranh khiêu dâm, phát minh bậy bạ, trong đầu bây giờ chỉ đầy toán học và hình học. Đầu tiên ông chứng minh định lý Pithagore và bị ăn đòn. Sau đó lại chứng minh định lý Fermat cho nên không sống nổi trong thành Lạc Dương, phải vọt ra ngoài. Câu chuyện sau rườm rà lắm. Trước hết phải nói một chút định lý Fermat là gì đã. Fermat nói thế này: Nếu x, y, z là ẩn số, N là số tự nhiên đã biết thì trong phương trình z N = x N + y N , x, y, z không thể là số chẵn với N > 2. Nhưng Lý Vệ công không thể diễn đạt như thế, bởi vì nói x, y, z thì đơn giản quá, người cổ xưa không nói thế, người ta nói toẹt ra: “ nhị nhân đối dịch, nhất hữu quan cục ” (hai người đánh cờ, một người ngồi xem.) Nhưng không có nghĩa là có Trương Tam đánh cờ với Lý Tứ, Vương Nhị mặt rỗ ngồi xem thật mà là có ba người x, y, z. Cách nói phức tạp hơn chút nữa là dùng các thuật ngữ thiên văn như kiểu tử vi thái ất, hoặc các nhân vật như Hoàng đế, Tố nữ, Đông Phương Sóc. Xét việc Lý Vệ công đưa chứng minh định lý vào tranh khiêu dâm thì khả năng thứ hai lớn hơn. Còn N thì người cổ xưa không nói “lớn hơn 2, 3, 4”, chắc chắn phải dùng cách nói kiểu như lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, thậm chí có thể bảo là thái cực đồ, hà lạc đồ, vân vân. Theo nguyên lý đó thì tranh khiêu dâm của Lý Vệ công vẽ Hoàng đế và Tố nữ đang cặm cụi làm việc trên giường, dưới giường có một chú lùn đứng xem, trên cao vẽ thái cực đồ. Đó là cách diễn đạt định lý F
Tác giả :
Vương Tiểu Ba