Thiên Táng
Chương 3: Tôi không thể để anh ấy ở tây tạng trơ trọi một mình
Giấy báo tử
Chứng nhận Đồng chí Vương Khả Quân đã chết trong một sự cố ở Đông Tây Tạng vào ngày 24 tháng 3 năm 1958, ở tuổi 29.
Văn phòng Quân đội Tô Châu, tỉnh Giang Tô, ngày 2 tháng Sáu năm 1958
Văn đứng sững tại bậc cửa trước Sở chỉ huy quân đội, cơn gió vùng châu thổ sông Dương Tử mang theo mưa hạ làm ướt đẫm tóc và mặt cô.
Khả Quân chết rồi ư? Người chồng mới cưới chưa đầy một trăm ngày của cô chết rồi ư? Mật ngọt của những ngày đầu sau hôn lễ đó vẫn còn phảng phất trong trái tim cô. Cô vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của chúng. Cưới nhau gần được một trăm ngày, nhưng họ chỉ có ba tuần bên nhau. Anh ấy không thể chết được.
Khi lên đường đi Tây Tạng, anh ấy rất khoẻ mạnh, hay nói, tràn đầy nhựa sống. Bác sĩ quân y thường không phải trực tiếp tham chiến. Vậy “sự cố” ở đây nghĩa là gì? Anh ấy chết như thế nào? Tại sao không ai có thể cung cấp cho cô điều gì? Thậm chí họ không ghi thêm vài lời để chứng thực rằng anh ấy hy sinh vì cách mạng như họ vẫn thường làm đối với những người lính chết trận. Tại sao?
Trong vô vàn những “Báo cáo Chiến thắng từ Quân giải phóng Nhân dân ở Tây Tạng” tuôn về như thác lũ, chẳng thấy đề cập đến một sự cố nào mà trong đó Khả Quân có thể chết. Những cán bộ ở văn phòng quân đội chịu trách nhiệm an ủi vợ con những người lính đã chết nói riêng với Văn rằng họ không nhận được bất kỳ bản tin chiến trường thông thường nào từ Tây Tạng.
Văn đứng trên đường phố Tô Châu, không chú ý gì đến mưa. Nhịp sống sôi động của thành phố tiếp diễn xung quanh cô, nhưng cô chẳng nhận thấy gì. Một giờ trôi qua, rồi một giờ nữa. Cô đắm chìm trong đau đớn và hoang mang. Tiếng chuông Hàn Sơn Tự ngân nga lôi cô từ nỗi buồn đau trở lại. Quay về bệnh viện nơi cô làm việc, lần đầu tiên thực sự cô đơn, một ý nghĩ vụt qua tâm trí cô. Điều gì đã xảy ra nếu Khả Quân chỉ rời khỏi đơn vị, giống như tất cả những người lính bị báo tử nhầm trong khi thực ra họ đang trên đường về nhà? Có thể anh ấy đang gặp nguy hiểm, hay ngã bệnh. Cô không thể để anh ấy một thân một mình ở Tây Tạng được.
Ý nghĩ sẽ đi tìm Khả Quân loé lên trong cơn mưa buốt giá đó đã trở nên mãnh liệt đến độ, bất chấp mọi nỗ lực can ngăn cố gắng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Văn nhất quyết gia nhập vào trung đoàn của chồng cô để tới Tây Tạng. Cứ tìm thấy cơ quan chính quyền nào là cô lại lao tới, mắt đẫm lệ trình ra giấy đăng kí kết hôn, bức thư chia tay của Khả Quân, thậm chí cả vài món đồ cá nhân của anh - khăn tắm, khăn mùi xoa, cốc uống trà - cho những người cô gặp xem. “Chắc chắn chồng tôi còn sống,” cô khăng khăng nói. “Anh ấy không bỏ lại người vợ mới cưới và là mẹ tương lai của con anh ấy đâu.”
Ban đầu những cán bộ quân đội nghe cô nói chuyện đều cố gắng khuyên can cô không gia nhập quân đội, nhưng khi nghe nói cô là bác sĩ, họ không phản đối nữa. Quân đội thiếu bác sĩ trầm trọng và có rất nhiều lính ở Tây Tạng đang mắc bệnh do độ cao. Trình độ nghiệp vụ bác sĩ da liễu của cô thậm chí sẽ khiến cô hữu ích hơn nữa: có rất nhiều ca da cháy nắng vì độ cao. Người ta quyết định Văn sẽ đến thẳng Tây Tạng. Nhu cầu khẩn cấp về bác sĩ cùng nỗi bức thiết tìm chồng càng sớm càng tốt của chính cô khiến cho khoá huấn luyện dài ngày mà chồng cô đã phải trải qua trở nên hoàn toàn không cần thiết đối với cô.
Rồi cái ngày Văn rời Tô Châu đã đến. Chị gái cùng cha mẹ già tiễn cô một quãng xa tới tận bến xe khách bên sông. Không ai nói một lời. Không ai biết nói gì. Chị gái ấn vào tay Văn một chiếc túi đeo vai làm bằng lụa Tô Châu nhưng không nói có cái gì trong đó; cha cô lặng lẽ đặt một cuốn sách vào trong chiếc balô quân phục mới được phát của cô; mẹ cô giắt chiếc mùi xoa đẫm nước mắt vào nắp khóa đính trên chiếc áo choàng của Văn. Mắt đẫm lệ, Văn trao giấy đăng ký kết hôn của cô cho mẹ. Người ta chỉ có thể giao phó những thứ vô cùng quan trọng cho chính mẹ mình. Cô trao cốc uống trà cùng khăn tắm của Khả Quân cho cha vì biết ông yêu quý chàng rể biết chừng nào. Sau đó cô đưa cho chị gái - chị biết tất cả bí mật của Văn - một gói đồ chứa thư từ và tài liệu của Khả Quân, cùng với những lá thư tình yêu của hai người.
Mây tối đen mù mịt quyện với khói bếp từ những ngôi nhà mái xám tường trắng trong vùng bao trùm lên gia đình Văn khi họ nhìn cô leo lên xe khách. Qua khung cửa sổ rung lên bần bật, Văn thấy bóng dáng gia đình cô cứ nhỏ dần, cuối cùng biến khỏi tầm nhìn. Cô nhìn Tô Châu lần cuối: những ngôi nhà cùng những chiếc cầu nhỏ bắc qua dòng nước chảy; những đền chùa trên sườn đồi nhìn xuống mặt hồ; bãi rau xanh tốt của vùng châu thổ sông Dương Tử, khắp nơi là những lá cờ đỏ phất phơ trong gió nhẹ.
Khi Văn mở chiếc túi lụa đeo vào mà chị gái đưa cho, cô thấy có năm quả trứng luộc bằng nước trà vẫn còn ấm, hai miếng bánh vừng, một túi hạt bí ngô, một túi củ cải xắt lát chiên chua ngọt, một lọ trà và một bức thư nhỏ, chữ nhoè nhoẹt vì nước mắt:
Em gái bé bỏng yêu quý của chị,
Trái tim chị trĩu nặng không lời nào tả xiết.
Cha mẹ chúng ta không còn trẻ nên không thể chịu đựng thêm nhiều nỗi đau trong cuộc sống nữa, vì vậy em hãy sớm quay về. Dù em mất Khả Quân thì em vẫn còn cha mẹ và chị, mọi người không thể sống thiếu em.
Chúc em bình an vô sự, nhớ bảo trọng!
Chị đang đợi em.
Chị gái của em
Cuốn sách mà cha nhét vào túi cô hoá ra là Tuyển tập tiểu luận của Lương Thực Thu. Những bài tiểu luận này cha cô rất ưa thích, chúng có khả năng biến những chuyện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thành những hạt ngọc hiền minh. Ông viết một đoạn trên trang tiêu đề:
Văn bé bỏng của cha,
Giống như cuốn sách phải đọc từng chữ một, con đường cũng phải chinh phục từng bước một.
Ngay khi đọc xong cuốn sách này, con và Khả Quân sẽ lên đường về nhà.
Cha mẹ đợi các con quay về.
Văn gấp thư của chị gái lại thành một con sếu giấy, kẹp nó cùng với bức ảnh nhỏ của Khả Quân vào trong cuốn sách để đánh dấu, rồi dùng khăn mùi xoa của mẹ bọc ra ngoài. Cô nghe nói trong những cuộc hành quân không ai được phép mang theo tài sản riêng, mà mấy món đồ quý giá này lại là tất cả những gì cô có để giữ cho kỷ niệm của mình còn sống động.
Xe khách rời bến đi lên phía Bắc, dọc theo Đại Vận Hà nối Hàng Châu với Bắc Kinh, nhồi lắc hành khách liên tục, khiến cho sự hào hứng trước viễn cảnh của một chuyến đi, một sự kiện hiếm hoi trong đời họ, sớm bị thay thế bằng cảm giác mệt mỏi. Mắt dõi đăm đăm xuống mặt kênh phẳng lặng, đột nhiên Văn nhớ lại điều cha từng nói với cô: Con kênh 2.400 năm tuổi này nối thông sông Dương Tử, Hoàng Hà và nhiều con sông khác của Trung Quốc, và tất cả các con sông chính của Trung Quốc đều chảy từ Tây sang Đông và đều bắt nguồn từ Tây Tạng. Nếu con kênh sâu, lạnh giá này chính là sự kết nối đầu tiên của cô với Khả Quân, nước của nó bắt nguồn từ vùng sông băng và những đỉnh núi phủ tuyết đã nuốt gọn chồng cô. Cô nhớ lại niềm hạnh phúc dạt dào trong những ngày mới cưới. Mỗi sáng sớm, cô nhẹ nhàng đánh thức chồng khỏi giấc mơ bằng một tách trà xanh đặt cạnh gối. Hàng đêm, cô thư thái chìm vào giấc ngủ trong sự vuốt ve âu yếm của chồng. Xa nhau một chút cũng là khổ sở đối với họ. Khi đi làm, Văn luôn để bức thư của Khả Quân viết cho cô trong ngày hôm đó vào túi áo choàng bệnh viện:
“Hôm nay trời mưa. Nhớ mang theo ô và tình yêu của anh. Như thế anh sẽ không cần lo lắng, dù em ở đâu mưa cũng không làm ướt người em…”
“Hôm qua em ho hai lần, nên hôm nay em phải uống hai cốc nước, tối về anh sẽ pha nước thuốc làm sạch phổi cho em. Sức khoẻ của em là trái tim của tổ ấm chúng ta…”
“Văn, đừng lo lắng, tổ ấm mà tối hôm qua chúng ta nói đến sẽ trở thành hiện thực, đối với em anh sẽ là người chồng tốt, với cha mẹ em anh sẽ là đứa con hiếu thảo…”
“Này cô gái bé bỏng, nhớ ăn nhiều hơn một chút, em đang gầy đó! Anh không thể chịu nổi khi nhìn em biến mất!”
Nước mắt chảy ròng ròng trên mặt Văn. Người phụ nữ trung niên ngồi bên cạnh lấy chiếc khăn mùi xoa từ ngực áo choàng của bà đặt vào tay cô.
Cứ dừng nghĩ rồi lại lên đường trong suốt sáu ngày năm đêm, chiếc xe khách đi hết chặng đường theo hướng Tây Bắc, qua một dòng không ngớt xe cộ, súc vật, người đi đường, trước khi cuối cùng tới được Trịnh Châu, thành phố ven Hoàng Hà và là đầu mối xe lửa lớn nhất Trung Quốc. Văn được chỉ dẫn vào trình diện tại căn cứ quân sự ở đó, sau đấy tiếp tục hành trình bằng chuyến tàu hoả đi Thành Đô, cuối cùng vào Tây Tạng bằng đường chính Tứ Xuyên - Tây Tạng. Cô nghe nói đơn vị của Khả Quân cũng vào cao nguyên Tây Tạng theo tuyến đường phức tạp này.
Tới bến xe khách, có một người lính ở căn cứ quân sự gần đó đứng chờ Văn. Cô được chào đón nồng nhiệt rồi đưa về phòng. Mọi sắp xếp dường như rất chu đáo: cho dù giường trong phòng ngủ tập thể chỉ là những mảnh gỗ được xếp thăng bằng trên ghế đẩu dành cho sáu người ngủ, nhưng chăn và gối trông sạch sẽ. So với đường phố bẩn thỉu ngoài cửa sổ, gió lốc cuốn bụi mù mịt và rác chất thành đống thì trong này quả thật thiên đường. Người lính được cử đi đón Văn nói với cô rằng họ rất hiếm khi nhìn thấy nữ quân nhân - hầu hết phụ nữ mà họ sắp xếp ở tại căn cứ đều là thân nhân đến tìm con em. Lời giải thích của anh ta nhắc Văn rằng bây giờ cô là thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân chứ không phải dân thường nữa.
Nép sau tấm phên bằng rơm đệm, Văn tắm nước lạnh cho tỉnh người lại. Rồi cô thay bộ đồng phục dành sẵn cho mình. Khi sửa lại tóc, nhờ mẩu gương vỡ bé tí giắt trong tấm phên, Văn suy nghĩ về chuyện có vẻ như quân đội tổ chức rất tốt. Nếu quân đội có thể đánh bại thủ lĩnh phe Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, thì tại sao không thể cung cấp cho cô bất cứ tin tức nào về Khả Quân?
Mẩu gương quá nhỏ nên cô không biết mình trông thế nào trong bộ đồng phục mới. Cô tự hỏi liệu Khả Quân có nhận ra mình không. Sau đó, những mệt mỏi tích tụ lại qua sáu ngày nhồi lắc trên suốt chặng đường dài xâm chiếm cô, mặc dù chỉ mới năm giờ chiều, cô quăng mình lên giường và chìm vào giấc ngủ mê mệt.
Tiếng kèn đánh thức duy nhất của quân đội mà Văn nghe trong suốt cuộc đời kéo cô ra khỏi giấc ngủ sâu không mộng mị. Bên cạnh cô, năm người phụ nữ vẫn đang ngủ nằm ngổn ngang ra trên giường. Họ không mặc đồng phục. Văn nghĩ có thể họ là cán bộ hành chính, hoặc là những người đến tìm người thân. Khi cô ngồi dậy lập tức có người lăn vào chỗ cô vừa nằm. Ngoài cô ra tiếng kèn chẳng làm gián đoạn giấc ngủ của ai khác, cho dù nó kêu rất dài. Họ chắc còn mệt lử hơn cả cô. Dù có dội bom xuống họ cũng không tỉnh giấc, cô nghĩ.
Cảm thấy lại sức khá nhiều, Văn từ trên giường ván nằm chung bước xuống. Cô nhận ra bộ đồng phục mới mặc đã nhàu nát thành hàng nghìn nếp gấp rúm ró. Nếu Khả Quân có thể nhìn thấy cô lúc này, anh sẽ búng nhẹ lên mũi cô - hình phạt anh đưa ra mỗi khi anh hỏi mà Văn không trả lời được. Cô yêu “hình phạt” này biết bao. Mỗi lần chạm vào tay Khả Quân là thân thể cô lại nóng bừng lên. Cô thường cố ý không trả lời anh.
“Cô ngủ ngon chứ?” một người đàn ông đứng bên cửa mỉm cười chào hỏi, cắt ngang luồng suy nghĩ của cô. Ngay lập tức Văn có thể cảm thấy từ dáng điệu và lối trò chuyện bộc trực, rắn rỏi của anh toát lên phong thái của một cán bộ.
“Tôi… tôi ngủ rất ngon. Cảm ơn đồng chí,” cô lo lắng trả lời.
Người đàn ông tự giới thiệu mình là Vương Lượng rồi mời cô tới ăn sáng.
“Tôi có thể nghe thấy dạ dày cô đang réo ùng ục,” anh nhận xét. “Cậu lính đưa cô tới đây nói cô không ra khỏi phòng sau khi tắm. Sau đó một đồng chí nữ báo lại rằng cô ngủ nhanh quá nên chúng tôi không đánh thức cô dậy dùng bữa tối. Trong thời chiến, một giấc ngủ đêm ngon lành là vô cùng quý giá nên chúng tôi không thể quấy rầy.”
Ngay lập tức Văn có thiện cảm với Vương Lượng.
Lần đầu tiên cô ăn bữa sáng kiểu phương Bắc: một bát hồ lạt thang - cháo sền sệt làm từ bột mì trộn với rau dầm giấm xắt rối, phủ tạng lợn, và rất nhiều ớt bột; cũng có bánh bột ngô, cho lên miệng rất ráp; và một tảng dưa chua mặn gắt làm từ lá mù tạt, món này gọi là “ngật đáp”. Thông thường vị mạnh và mùi nồng của các món ăn sẽ là bài thuốc đắng đối với một cô gái sống ở phương Nam vốn quen ăn những đồ tinh chế hơn, nhưng dạ dày của Văn có vẻ đã tuân theo kỷ luật do cô mặc bộ đồng phục quân đội và do cơn đói cồn cào, trong giây lát cô ăn hết vèo suất ăn sáng được phát, và biết mình có thể dễ dàng ăn gọn hai suất nữa. Nhưng khi Vương Lượng hỏi cô muốn ăn thêm không thì Văn từ chối. Đã đọc những bản báo cáo về khẩu phần ăn uống nghiêm ngặt trong quân đội, cô biết rằng lượng thức ăn thêm cho cô sẽ lấy từ khẩu phần của những người khác.
Sau bữa sáng, Văn đi cùng Vương Lượng tới văn phòng của anh. Chân dung Mao Trạch Đông và Chu Đức mặc quân phục treo trên tường mang đến cho căn phòng tạm bợ một vẻ vô cùng long trọng. Sự hiện diện của một chiếc bàn và ba chiếc ghế cho biết chủ nhân của căn phòng có quyền triệu tập cuộc họp. Trên tường có dòng chữ “Ba Quy Định Lớn” và “Tám Nguyên Tắc” của Quân Giải phóng viết bằng chữ đỏ tươi. Văn đã quen với những câu khẩu hiệu quân đội này, kiểu như: “Tuân theo mọi mệnh lệnh,” “Không tơ hào dù chỉ một cây kim sợi chỉ của nhân dân,” “Không phá hoại mùa màng” và “Không đối xử thô bạo với tù nhân.”
Ngồi tại chiếc bàn đặt dưới chân dung những vị lãnh tụ vĩ đại, Vương Lượng có vẻ nghiêm trang và oai vệ. Một cách hết sức cương quyết, anh cố gắng thuyết phục Văn thay đổi ý định đi tìm Khả Quân. Anh nài nỉ cô dẹp nỗi xúc động về chồng sang một bên, hãy xét đến những khó khăn nguy hiểm mà cô sẽ phải đối mặt trên đường sang Tây Tạng: cô không biết nói tiếng Tây Tạng, cô có thể dễ dàng lạc đơn vị, địa thế và độ cao ở đó khiến người ta phát bệnh và chẳng ai lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Tỷ lệ tử vong cao, và với một người phụ nữ không được huấn luyện thì cơ hội sống sót thậm chí dù chỉ trong một tháng là rất thấp.
Văn nhìn vào mắt Vương Lượng. “Khi cưới Khả Quân tôi đã phó thác cuộc đời mình cho anh ấy,” cô nói.
Vương Lượng cắn môi dưới. Anh có thể nhận ra Văn sẽ không từ bỏ ý định tìm chồng.
“Cô có trái tim thật bướng bỉnh,” anh nói. “Ngày có một chuyến tàu quân sự đi Thành Đô. Cô có thể đáp tàu đến đó.”
Anh đưa cho cô một cuốn sách nhỏ trong đó có thông tin quân sự ở Tây Tạng và phong tục Tây Tạng.
Văn nhận lấy đầy biết ơn.
“Cảm ơn chỉ huy. Tôi sẽ nghiên cứu thật kỹ trên đường đi và cố thích nghi với những điều kiện ở đó.”
“Chiến tranh không cho cô thời gian nghiên cứu và cũng chẳng cho cô cơ hội thích nghi đâu,” Vương Lượng nhận xét dứt khoát, khi anh đứng lên đi vòng quanh bàn đến chỗ Văn. “Nó vạch ra các lằn ranh rõ ràng của tình yêu và lòng thù hận giữa con người. Tôi chưa bao giờ hiểu các bác sĩ sẽ xử lý thế nào khi phải lựa chọn giữa trách nhiệm nghề nghiệp và mệnh lệnh quân đội. Bất kể chuyện gì xảy ra chăng nữa, hãy nhớ một điều: Chỉ sống được thôi cũng là chiến thắng rồi.”
Văn cảm thấy Vương Lượng đang cố dọa dẫm cô. Cô gật đầu tỏ vẻ kính trọng, nhưng kỳ thực cô chẳng hiểu những điều anh muốn nói. Cô trao chiếc túi lụa của chị gái cho Vương Lượng: bên trong cô đã viết tên của Khả Quân, cha mẹ cùng chị gái và cả tên cô nữa. Cô nói với Vương Lượng là cô hy vọng mọi người trong chiếc túi này sẽ được đoàn tụ ở Tô Châu. Để đáp lại, Vương Lượng đưa cho Văn một cây bút và cuốn sổ nhật ký. “Viết lách có thể là nguồn sức mạnh,” anh nói.
Văn ngồi với Vương Lượng chưa tới một tiếng đồng hồ, nhưng những lời của anh in mãi trong tâm trí cô suốt cuộc đời.
○○○
Cái gọi là tàu vận tải quân sự hoá ra chẳng hơn gì tàu chở hàng hạng sang: mỗi toa hành khách chứa gần một trăm người ngồi cực kỳ gò bó. Cửa sổ bé tin hin, chỉ hai mươi xăngtimét vuông, nên có rất ít ánh sáng. Văn cùng với nữ hành khách duy nhất, một y tá, bị ép dúi dụi vào đám đàn ông. Trước khi họ lên tàu, một người đã giới thiệu cô y tá với Văn, cô ta là người Ôn Châu. Cô rất hay nói, nhưng không ai trên tàu, thậm chí cả Văn, có thể hiểu được cô nói gì bởi cái giọng Triết Giang đặc sệt. Cứ bốn giờ tàu lại dừng chân năm phút ở một vùng hoang vu hẻo lánh nào đấy để hành khách đi vệ sinh và vận động chân tay một chút. Thỉnh thoảng, vào ban đêm, tàu tạm nghỉ gần một kho lương quân đội và thế là mọi người được cấp một bữa no nê, nhưng bù lại, suốt ngày hôm sau nhưng người lính phải chặn đứng cơn đói giày vò bằng bánh quy và bánh bao hấp khô không khốc.
Đầu tiên, mấy người lính rất hào hứng với phong cảnh lướt vèo vèo qua ô cửa sổ tí hon, những lượng ô xy nhanh chóng bị thiếu hụt cùng với hơi nóng ngột ngạt trong toa hành khách đóng kín mít đã hút kiệt kết sinh lực họ. Nguồn giải trí duy nhất của họ là cố làm cho cô y tá quê Ôn Châu phát ra những âm thanh vô nghĩa. Vui đùa như thế chẳng được bao lâu thì ngay cả cô y tá cũng im bặt.
Văn chẳng còn bụng dạ nào trò chuyện. Mọi ý nghĩ của cô dồn hết vào chuyện tìm kiếm Khả Quân. Thậm chí cô còn không dám nhìn những người lính đồng hành để giới thiệu về mình, cô sợ ngay cả những câu hỏi bình thường nhất cũng có thể khiến tình cảm của cô rối bời. Thay vì trò chuyện, cô chăm chú đọc cuốn sách nhỏ mà Vương Lượng tặng.
Cuốn sách nói về những bộ tộc du cư và tầm quan trọng của tôn giáo trong văn hoá Tây Tạng. Tiếp nhận cả đống thông tin như thế thật vất vả nên đôi mắt mệt mỏi của Văn cứ nhắm lại.
Hai ngày đêm liền, con tàu cứ thế lắc lư các hành khách im lìm dọc suốt hành trình của họ.
Sớm tinh mơ con tàu tiến vào thành phố lớn Thành Đô. Văn nhẹ cả người vì đã đến nơi, từ đây chặng cuối chuyến hành trình của cô là đi theo con đường mới xây nối giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Cô háo hức nhìn con đường, nhớ lại khi thông đường vào năm 1954, các bản tin đã tuyên bố nó là một kỳ tích phi thường của khoa học kỹ thuật. Nối liền Thành Đô với Lhasa, dài gần hai nghìn năm trăm kilômét, nó là con đường dài nhất Trung Quốc và là con đường ra đường đầu tiên ở Tây Tạng. Trong bốn năm thi công, tính sơ sơ nó phải đi qua chừng mười bốn quả núi, và ít nhất cũng mười con sông. Những trận tuyết mịt mùng và gió lạnh thấu xương mà công nhân phải chịu đựng đã trở thành truyền thuyết.
Dù mùa thu tới sớm nhưng thời tiết ở Thành Đô vẫn còn ấm nóng ngột ngạt như mùa hè. Xuống tàu, Văn lau mặt bằng tay áo bộ đồng phục đẫm mồ hôi. Cô không tưởng tượng nổi mặt mình bẩn phát ngượng đến cỡ nào. Da mặt cô đỏ lựng và đau rát vì phải liên tục lau mồ hôi trong suốt chuyến đi.
Lính tập trung rất đông trên sân ga, nhưng nhà ga tĩnh lặng đến kì cục. Tình cảnh chen chúc như cá mòi đóng hộp lại còn thiếu dưỡng khí khiến ai nấy kiệt sức. Văn dò kiếm dọc hàng áp phích quân đội xếp ngay ngắn trên sân ga, tìm số đơn vị cô cần.
Cuối cùng cô tìm thấy một bảng thông báo mang số 560809 do một người lính có khuôn mặt trẻ đáng kinh ngạc cầm. Cô rút từ túi trong ra tập giấy tờ quân đội mà giờ đã khá ẩm trao vào tay cậu thanh niên có khuôn mặt đó. Khuôn mặt thoáng cười còn bàn tay vẫy vẫy ra hiệu. Chuyến đi hai tuần cùng những người lính, đã dạy Thư Văn ngôn ngữ cơ thể của lính tráng, kiểu như cử chỉ vừa rồi. Khi cô đi liêu xiêu theo sau cậu lính mặt non choẹt như trẻ con, cô nghĩ hồi còn là sinh viên cô chưa bao giờ tự hỏi năm mươi sáu nhóm dân tộc Trung Quốc với hàng ngàn chất giọng địa phương sẽ giải quyết vấn đề ngôn ngữ như thế nào khi họ gặp nhau. Bây giờ cô đã nhận ra tầm quan trọng của cử chỉ và ngôn ngữ cảm xúc chung của con người.
Văn cứ tưởng rằng tới được Thành Đô là cô có thể bắt đầu hỏi han về Khả Quân ngay lập tức, nhưng khi gia nhập vào đơn vị trước đây của Khả Quân, cô phát hiện ra rằng chỉ có số hiệu 560809 là không đổi: toàn bộ đơn vị đã thay đổi, từ sĩ quan chỉ huy đến những lính bộ binh, và không ai biết trước đây chính xác đơn vị từng chiến đấu ở vùng nào trên Tây Tạng, huống hồ là tiểu đội của Khả Quân. Một sĩ quan tham mưu nói với cô rằng, căn cứ theo đội hình dàn quân trước đây, có thể họ ở một nơi nào đó gần núi Bayan Har[1] vùng Đông Bắc Thanh Hải hoang vu. Tuy nhiên, tin tức rất hiếm hoi bởi vì chẳng còn mấy người sống sót mà những người này cũng bị điều chuyển đi nơi khác rồi. Trên bìa trong cuốn Tuyển tập tiểu luận của Lương Thực Thu, Văn viết “Núi Ba Nhan Khách Lạp”. Có lẽ cô sẽ tìm kiếm thêm được thông tin chi tiết về Khả Quân trên đường đến đó - mặc dù tim cô tê buốt khi nghĩ tới chuyện còn quá ít người sống sót. “Khả Quân còn sống,” cô nhắc đi nhắc lại với chính mình.
Có hai ngày dành cho nghỉ ngơi, hướng dẫn và tổ chức lại việc vào Tây Tạng. Văn và hai bác sĩ khác được dạy cách giải quyết vài vấn đề mà họ sẽ gặp phải, kể cả căn bệnh do độ cao. Mỗi người được phát một bình ôxy di động và nhiều xy lanh dự phòng. Có trời mới biết được mình sẽ mang theo những thứ này bằng cách nào, Văn nghĩ, nếu chính mình bắt đầu mắc căn bệnh núi cao. Hầu hết mọi người đều từng bị choáng do độ cao rồi - một cơn nhức đầu nhẹ, hơi khó thở, nhưng nó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi họ đến Tây Tạng. Độ cao trung bình của “mái nhà thế giới” vào cỡ 4.000 mét.
Cuối cùng Văn và người lính đồng hành trèo lên xe tải quân sự bắt đầu hành trình theo con đường nổi tiếng Tứ Xuyên - Tây Tạng. Trên lưng họ mang theo ít đồ đạc quấn trong chăn rồi lấy dây thừng nhỏ buộc vào balô. Đêm xuống họ chỉ việc trải chăn ra nằm ngủ dưới đất.
Đoàn xe thật đông đúc: vài tá xe tải chở gần một nghìn người. Văn bị choáng ngợp trước số lượng lính và vẻ tráng lệ của con đường. Thậm chí nó còn hoành tráng hơn cô hình dung. Rẽ chỗ nọ quặt chỗ kia liên tục, đoàn xe đưa họ qua hết rặng núi này đến rặng núi khác. Thời tiết thay đổi xoành xoạch. Vừa mới ấm áp như mùa xuân với muôn hoa đua nở đã lại bất chợt tuyết trắng rơi bốn bề. Cô cảm thấy như mình vừa bước vào chốn thần tiên, một ngày ở đây bằng nghìn năm dưới hạ giới.
Hầu hết đám lính tráng trên xe đều còn rất trẻ, độ tuổi hai mươi. Họ cười nói ầm ĩ và đấm nhau thùm thụp khi tranh cãi về những điều ít ỏi mà họ biết về Tây Tạng - những thầy tu, ẩn sĩ, dân du cư, sự tàn bạo trở thành truyền thuyết của dân vùng này. Văn có thể nói rằng, bên dưới vỏ bọc làm ra vẻ can đảm, họ đang lo lắng. Họ chẳng biết gì về cuộc xung đột mà mình đang dấn thân vào, trong khi những lời đồn đại về các đòn trừng phạt thân thể tàn khốc mà người Tây Tạng áp dụng cho kẻ thù thì đầy rẫy. Văn nhận thấy đa số đám lính trẻ này là nông dân ít học, hoàn toàn không thể hiểu một dân tộc khác lạ sống ở nơi xa xôi lạnh giá hẻo lánh đến thế. Cô nghĩ đến việc Khả Quân đã tận tâm nghiên cứu Tây Tạng ra sao, anh quyết tâm nắm vững ngôn ngữ xứ này đến nhường nào. Cô len vào một góc xe và suy ngẫm về mục đích của mình: tìm kiếm Khả Quân. Cô thu mình vào suy tư như con tằm thu mình trong kén, cô gần như không để ý đến tiếng nói chuyện liến thoắng của những người lính khác, không nhận ra những phiền phức của chuyến đi, những đêm dài lạnh cóng, những phong cảnh lạ thường. Cô chỉ bị khuấy động khi, sau nhiều ngày đi trên quốc lộ, đoàn xe ra khỏi con đường và bắt đầu chạy vào vùng đồng cỏ dường như trải ra vô tận theo mọi hướng. Văn không biết người ta đang đi đâu. Thậm chí cô cũng không biết là đang đi về phía Bắc hay phía Nam. Cô tự hỏi liệu họ có đi đến nơi nào gần núi Ba Nhan Khách Lạp không. Cô không lường trước tình huống sẽ gặp một quang cảnh chẳng có bất kỳ loại mốc ranh giới nào ở xung quanh để xác định vị trí như thế này. Vẫn chưa nhìn thấy dù chỉ một dấu hiệu nào chứng tỏ có người sống ở đây.
Đoàn xe cứ chạy một chặp thì lại phải dừng, và những ca choáng độ cao bắt đầu tăng lên. Vài người lính trong xe kêu đau đầu, vài người còn không thể thở bình thường, có người còn khó lòng đứng vững. Là một trong ba bác sĩ duy nhất trong đoàn quân hơn một nghìn lính, Văn phải chạy ngược chạy xuôi, lưng mang xy lanh ôxy di động, dạy đám lính cách thở trong khi truyền ôxy cho những người đã rơi vào trạng tháng nửa tỉnh nửa mê.
Vừa lúc mọi người bắt đầu thích nghi với khí hậu, Văn nhận thấy có gì đó tồi tệ đang xảy ra. Đoàn xe đang đi chậm lại và họ có thể nghe thấy tiếng súng nổ rải rác ở đằng xa. Thỉnh thoảng họ ngờ như mình nhìn thấy bóng người ẩn sau những tảng đá và bụi cây. Họ bắt đầu sợ bị phục kích. Trong vòng vài ngày, địa hình hiểm trở buộc đoàn xe phải chia ra thành vài nhóm nhỏ, xe của Văn được bố trí ở trong nhóm chỉ có bảy xe. Dù người ta cho rằng khu vực mà họ đang đi qua đã được Quân Giải phóng “giải phóng” nhưng hầu như chẳng thấy dân địa phương, không có đơn vị quân đội nào, không một tín hiệu nào tới được chỗ những người điều khiển đài phát thanh. Nỗi lo âu bắt đầu gặm nhấm dần đám lính trên xe, trong khi sự trống lộng của những ngọn núi, độ loãng của không khí và những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết bao bọc họ trong một thế giới đầy sợ hãi.
Vào ban ngày họ tìm thấy chút an ủi từ phong cảnh khác lạ và những sinh vật mà họ bất ngờ bắt gặp dọc đường như chim chóc hay động vật. Nhưng về đêm, nhiệt độ đột ngột giảm mạnh, những âm thanh của muông thú cùng tiếng gió rít ào ạt qua cây cối, Văn và những người đồng hành cảm thấy bị mắc kẹt nửa đường giữa thế giới này và thế giới kia. Không ai biết trong khoảnh khắc tiếp theo đây điều gì sẽ xảy ra. Họ chờ đợi cái chết đến bất cứ lúc nào. Họ túm tụm vào nhau quanh đống lửa trại và cố gắng hết sức để ngủ. Văn nằm thao thức lắng nghe tiếng gió. Dường như cô nghe tiếng giọng nói của Khả Quân trong cây cối, cảnh báo cô hãy cẩn thận, đừng để người ướt sương hay bị bỏng rộp lửa trại, đừng đi ra ngoài một mình.
Một buổi sáng, khi nhóm người thức dậy lúc rạng đông thì phát hiện ra xác chết cứng đơ của hai người lính, hai con dao Tây Tạng bóng loáng thòi ra từ ngực họ. Lính canh gác thì thầm xác nhận với nhau rằng trong suốt cả đêm dài họ không nghe thấy dù chỉ một tiếng động nào. Những con dao chắc đã được phóng cực kì chính xác.
Ngày tiếp theo, rồi lại ngày tiếp theo nữa, chuyện tương tự xảy ra đúng như vậy: bất kể có bao nhiêu lính gác, hay đốt bao nhiêu đống lửa đi nữa, cứ vào lúc rạng đông khi những người lính mệt lử thức giấc là lại nhìn thấy ngay hai xác chết bị đâm bằng dao Tây Tạng. Không còn nghi ngờ gì nữa: Họ đang bị săn đuổi.
Không ai có thể lý giải được tại sao mỗi lần chỉ có hai người lính bị giết. Người làm chuyện này không lựa chọn phương án tấn công toàn bộ đoàn xe, mà lại chơi một trò nham hiểm hơn.
Bởi vì hai trong số những người lính đã chết là lái xe và không có ai khác biết lái xe nên họ buộc phải bỏ lại hai xe và chen chúc vào những xe còn lại. Sự im lặng chết chóc bao trùm toàn đoàn xe. Văn biết mọi người đang ngẫm nghĩ về cái chết bất đắc kỳ tử có thể ập xuống đầu họ.
Văn không sợ chết. Cô cảm thấy mình đang tới gần Khả Quân hơn nữa. Thỉnh thoảng, thậm chí cô còn hy vọng mình đã đi vào ranh giới giữa cõi sống và cõi chết. Nếu Khả Quân ở phía bên kia rồi thì cô muốn nhìn thấy anh càng sớm càng tốt, bất kể anh đang ở trong cảnh địa ngục tối tăm cỡ nào đi nữa.
Vào một buổi chiều, có ai đó trên xe vừa chỉ về phía xa vừa la lên, “Nhìn kìa - có cái gì đang di chuyển!” Đúng vậy, theo hướng anh ta chỉ, có cái gì đang lê lết trên mặt đất. Văn thấy một người lính định bắn nên vội ngăn anh ta lại. “Nếu đó là một cái gì nguy hiểm thì nó đã tấn công chúng ta hoặc bỏ chạy rồi,” cô lập luận. Người chỉ huy của nhóm ở cùng xe với Văn tình cờ nghe thấy cô nói. Anh ta ra lệnh dừng xe rồi cử vài người lính đi điều tra. Họ nhanh chóng quay về mang theo vật gì đó trên lưng: đó là một người Tây Tạng bẩn đến không tưởng tượng được. Chẳng xác định nổi nam hay nữ, vàng bạc châu báu sáng rực kêu chói tai phủ khắp người.
Chứng nhận Đồng chí Vương Khả Quân đã chết trong một sự cố ở Đông Tây Tạng vào ngày 24 tháng 3 năm 1958, ở tuổi 29.
Văn phòng Quân đội Tô Châu, tỉnh Giang Tô, ngày 2 tháng Sáu năm 1958
Văn đứng sững tại bậc cửa trước Sở chỉ huy quân đội, cơn gió vùng châu thổ sông Dương Tử mang theo mưa hạ làm ướt đẫm tóc và mặt cô.
Khả Quân chết rồi ư? Người chồng mới cưới chưa đầy một trăm ngày của cô chết rồi ư? Mật ngọt của những ngày đầu sau hôn lễ đó vẫn còn phảng phất trong trái tim cô. Cô vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của chúng. Cưới nhau gần được một trăm ngày, nhưng họ chỉ có ba tuần bên nhau. Anh ấy không thể chết được.
Khi lên đường đi Tây Tạng, anh ấy rất khoẻ mạnh, hay nói, tràn đầy nhựa sống. Bác sĩ quân y thường không phải trực tiếp tham chiến. Vậy “sự cố” ở đây nghĩa là gì? Anh ấy chết như thế nào? Tại sao không ai có thể cung cấp cho cô điều gì? Thậm chí họ không ghi thêm vài lời để chứng thực rằng anh ấy hy sinh vì cách mạng như họ vẫn thường làm đối với những người lính chết trận. Tại sao?
Trong vô vàn những “Báo cáo Chiến thắng từ Quân giải phóng Nhân dân ở Tây Tạng” tuôn về như thác lũ, chẳng thấy đề cập đến một sự cố nào mà trong đó Khả Quân có thể chết. Những cán bộ ở văn phòng quân đội chịu trách nhiệm an ủi vợ con những người lính đã chết nói riêng với Văn rằng họ không nhận được bất kỳ bản tin chiến trường thông thường nào từ Tây Tạng.
Văn đứng trên đường phố Tô Châu, không chú ý gì đến mưa. Nhịp sống sôi động của thành phố tiếp diễn xung quanh cô, nhưng cô chẳng nhận thấy gì. Một giờ trôi qua, rồi một giờ nữa. Cô đắm chìm trong đau đớn và hoang mang. Tiếng chuông Hàn Sơn Tự ngân nga lôi cô từ nỗi buồn đau trở lại. Quay về bệnh viện nơi cô làm việc, lần đầu tiên thực sự cô đơn, một ý nghĩ vụt qua tâm trí cô. Điều gì đã xảy ra nếu Khả Quân chỉ rời khỏi đơn vị, giống như tất cả những người lính bị báo tử nhầm trong khi thực ra họ đang trên đường về nhà? Có thể anh ấy đang gặp nguy hiểm, hay ngã bệnh. Cô không thể để anh ấy một thân một mình ở Tây Tạng được.
Ý nghĩ sẽ đi tìm Khả Quân loé lên trong cơn mưa buốt giá đó đã trở nên mãnh liệt đến độ, bất chấp mọi nỗ lực can ngăn cố gắng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Văn nhất quyết gia nhập vào trung đoàn của chồng cô để tới Tây Tạng. Cứ tìm thấy cơ quan chính quyền nào là cô lại lao tới, mắt đẫm lệ trình ra giấy đăng kí kết hôn, bức thư chia tay của Khả Quân, thậm chí cả vài món đồ cá nhân của anh - khăn tắm, khăn mùi xoa, cốc uống trà - cho những người cô gặp xem. “Chắc chắn chồng tôi còn sống,” cô khăng khăng nói. “Anh ấy không bỏ lại người vợ mới cưới và là mẹ tương lai của con anh ấy đâu.”
Ban đầu những cán bộ quân đội nghe cô nói chuyện đều cố gắng khuyên can cô không gia nhập quân đội, nhưng khi nghe nói cô là bác sĩ, họ không phản đối nữa. Quân đội thiếu bác sĩ trầm trọng và có rất nhiều lính ở Tây Tạng đang mắc bệnh do độ cao. Trình độ nghiệp vụ bác sĩ da liễu của cô thậm chí sẽ khiến cô hữu ích hơn nữa: có rất nhiều ca da cháy nắng vì độ cao. Người ta quyết định Văn sẽ đến thẳng Tây Tạng. Nhu cầu khẩn cấp về bác sĩ cùng nỗi bức thiết tìm chồng càng sớm càng tốt của chính cô khiến cho khoá huấn luyện dài ngày mà chồng cô đã phải trải qua trở nên hoàn toàn không cần thiết đối với cô.
Rồi cái ngày Văn rời Tô Châu đã đến. Chị gái cùng cha mẹ già tiễn cô một quãng xa tới tận bến xe khách bên sông. Không ai nói một lời. Không ai biết nói gì. Chị gái ấn vào tay Văn một chiếc túi đeo vai làm bằng lụa Tô Châu nhưng không nói có cái gì trong đó; cha cô lặng lẽ đặt một cuốn sách vào trong chiếc balô quân phục mới được phát của cô; mẹ cô giắt chiếc mùi xoa đẫm nước mắt vào nắp khóa đính trên chiếc áo choàng của Văn. Mắt đẫm lệ, Văn trao giấy đăng ký kết hôn của cô cho mẹ. Người ta chỉ có thể giao phó những thứ vô cùng quan trọng cho chính mẹ mình. Cô trao cốc uống trà cùng khăn tắm của Khả Quân cho cha vì biết ông yêu quý chàng rể biết chừng nào. Sau đó cô đưa cho chị gái - chị biết tất cả bí mật của Văn - một gói đồ chứa thư từ và tài liệu của Khả Quân, cùng với những lá thư tình yêu của hai người.
Mây tối đen mù mịt quyện với khói bếp từ những ngôi nhà mái xám tường trắng trong vùng bao trùm lên gia đình Văn khi họ nhìn cô leo lên xe khách. Qua khung cửa sổ rung lên bần bật, Văn thấy bóng dáng gia đình cô cứ nhỏ dần, cuối cùng biến khỏi tầm nhìn. Cô nhìn Tô Châu lần cuối: những ngôi nhà cùng những chiếc cầu nhỏ bắc qua dòng nước chảy; những đền chùa trên sườn đồi nhìn xuống mặt hồ; bãi rau xanh tốt của vùng châu thổ sông Dương Tử, khắp nơi là những lá cờ đỏ phất phơ trong gió nhẹ.
Khi Văn mở chiếc túi lụa đeo vào mà chị gái đưa cho, cô thấy có năm quả trứng luộc bằng nước trà vẫn còn ấm, hai miếng bánh vừng, một túi hạt bí ngô, một túi củ cải xắt lát chiên chua ngọt, một lọ trà và một bức thư nhỏ, chữ nhoè nhoẹt vì nước mắt:
Em gái bé bỏng yêu quý của chị,
Trái tim chị trĩu nặng không lời nào tả xiết.
Cha mẹ chúng ta không còn trẻ nên không thể chịu đựng thêm nhiều nỗi đau trong cuộc sống nữa, vì vậy em hãy sớm quay về. Dù em mất Khả Quân thì em vẫn còn cha mẹ và chị, mọi người không thể sống thiếu em.
Chúc em bình an vô sự, nhớ bảo trọng!
Chị đang đợi em.
Chị gái của em
Cuốn sách mà cha nhét vào túi cô hoá ra là Tuyển tập tiểu luận của Lương Thực Thu. Những bài tiểu luận này cha cô rất ưa thích, chúng có khả năng biến những chuyện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thành những hạt ngọc hiền minh. Ông viết một đoạn trên trang tiêu đề:
Văn bé bỏng của cha,
Giống như cuốn sách phải đọc từng chữ một, con đường cũng phải chinh phục từng bước một.
Ngay khi đọc xong cuốn sách này, con và Khả Quân sẽ lên đường về nhà.
Cha mẹ đợi các con quay về.
Văn gấp thư của chị gái lại thành một con sếu giấy, kẹp nó cùng với bức ảnh nhỏ của Khả Quân vào trong cuốn sách để đánh dấu, rồi dùng khăn mùi xoa của mẹ bọc ra ngoài. Cô nghe nói trong những cuộc hành quân không ai được phép mang theo tài sản riêng, mà mấy món đồ quý giá này lại là tất cả những gì cô có để giữ cho kỷ niệm của mình còn sống động.
Xe khách rời bến đi lên phía Bắc, dọc theo Đại Vận Hà nối Hàng Châu với Bắc Kinh, nhồi lắc hành khách liên tục, khiến cho sự hào hứng trước viễn cảnh của một chuyến đi, một sự kiện hiếm hoi trong đời họ, sớm bị thay thế bằng cảm giác mệt mỏi. Mắt dõi đăm đăm xuống mặt kênh phẳng lặng, đột nhiên Văn nhớ lại điều cha từng nói với cô: Con kênh 2.400 năm tuổi này nối thông sông Dương Tử, Hoàng Hà và nhiều con sông khác của Trung Quốc, và tất cả các con sông chính của Trung Quốc đều chảy từ Tây sang Đông và đều bắt nguồn từ Tây Tạng. Nếu con kênh sâu, lạnh giá này chính là sự kết nối đầu tiên của cô với Khả Quân, nước của nó bắt nguồn từ vùng sông băng và những đỉnh núi phủ tuyết đã nuốt gọn chồng cô. Cô nhớ lại niềm hạnh phúc dạt dào trong những ngày mới cưới. Mỗi sáng sớm, cô nhẹ nhàng đánh thức chồng khỏi giấc mơ bằng một tách trà xanh đặt cạnh gối. Hàng đêm, cô thư thái chìm vào giấc ngủ trong sự vuốt ve âu yếm của chồng. Xa nhau một chút cũng là khổ sở đối với họ. Khi đi làm, Văn luôn để bức thư của Khả Quân viết cho cô trong ngày hôm đó vào túi áo choàng bệnh viện:
“Hôm nay trời mưa. Nhớ mang theo ô và tình yêu của anh. Như thế anh sẽ không cần lo lắng, dù em ở đâu mưa cũng không làm ướt người em…”
“Hôm qua em ho hai lần, nên hôm nay em phải uống hai cốc nước, tối về anh sẽ pha nước thuốc làm sạch phổi cho em. Sức khoẻ của em là trái tim của tổ ấm chúng ta…”
“Văn, đừng lo lắng, tổ ấm mà tối hôm qua chúng ta nói đến sẽ trở thành hiện thực, đối với em anh sẽ là người chồng tốt, với cha mẹ em anh sẽ là đứa con hiếu thảo…”
“Này cô gái bé bỏng, nhớ ăn nhiều hơn một chút, em đang gầy đó! Anh không thể chịu nổi khi nhìn em biến mất!”
Nước mắt chảy ròng ròng trên mặt Văn. Người phụ nữ trung niên ngồi bên cạnh lấy chiếc khăn mùi xoa từ ngực áo choàng của bà đặt vào tay cô.
Cứ dừng nghĩ rồi lại lên đường trong suốt sáu ngày năm đêm, chiếc xe khách đi hết chặng đường theo hướng Tây Bắc, qua một dòng không ngớt xe cộ, súc vật, người đi đường, trước khi cuối cùng tới được Trịnh Châu, thành phố ven Hoàng Hà và là đầu mối xe lửa lớn nhất Trung Quốc. Văn được chỉ dẫn vào trình diện tại căn cứ quân sự ở đó, sau đấy tiếp tục hành trình bằng chuyến tàu hoả đi Thành Đô, cuối cùng vào Tây Tạng bằng đường chính Tứ Xuyên - Tây Tạng. Cô nghe nói đơn vị của Khả Quân cũng vào cao nguyên Tây Tạng theo tuyến đường phức tạp này.
Tới bến xe khách, có một người lính ở căn cứ quân sự gần đó đứng chờ Văn. Cô được chào đón nồng nhiệt rồi đưa về phòng. Mọi sắp xếp dường như rất chu đáo: cho dù giường trong phòng ngủ tập thể chỉ là những mảnh gỗ được xếp thăng bằng trên ghế đẩu dành cho sáu người ngủ, nhưng chăn và gối trông sạch sẽ. So với đường phố bẩn thỉu ngoài cửa sổ, gió lốc cuốn bụi mù mịt và rác chất thành đống thì trong này quả thật thiên đường. Người lính được cử đi đón Văn nói với cô rằng họ rất hiếm khi nhìn thấy nữ quân nhân - hầu hết phụ nữ mà họ sắp xếp ở tại căn cứ đều là thân nhân đến tìm con em. Lời giải thích của anh ta nhắc Văn rằng bây giờ cô là thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân chứ không phải dân thường nữa.
Nép sau tấm phên bằng rơm đệm, Văn tắm nước lạnh cho tỉnh người lại. Rồi cô thay bộ đồng phục dành sẵn cho mình. Khi sửa lại tóc, nhờ mẩu gương vỡ bé tí giắt trong tấm phên, Văn suy nghĩ về chuyện có vẻ như quân đội tổ chức rất tốt. Nếu quân đội có thể đánh bại thủ lĩnh phe Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, thì tại sao không thể cung cấp cho cô bất cứ tin tức nào về Khả Quân?
Mẩu gương quá nhỏ nên cô không biết mình trông thế nào trong bộ đồng phục mới. Cô tự hỏi liệu Khả Quân có nhận ra mình không. Sau đó, những mệt mỏi tích tụ lại qua sáu ngày nhồi lắc trên suốt chặng đường dài xâm chiếm cô, mặc dù chỉ mới năm giờ chiều, cô quăng mình lên giường và chìm vào giấc ngủ mê mệt.
Tiếng kèn đánh thức duy nhất của quân đội mà Văn nghe trong suốt cuộc đời kéo cô ra khỏi giấc ngủ sâu không mộng mị. Bên cạnh cô, năm người phụ nữ vẫn đang ngủ nằm ngổn ngang ra trên giường. Họ không mặc đồng phục. Văn nghĩ có thể họ là cán bộ hành chính, hoặc là những người đến tìm người thân. Khi cô ngồi dậy lập tức có người lăn vào chỗ cô vừa nằm. Ngoài cô ra tiếng kèn chẳng làm gián đoạn giấc ngủ của ai khác, cho dù nó kêu rất dài. Họ chắc còn mệt lử hơn cả cô. Dù có dội bom xuống họ cũng không tỉnh giấc, cô nghĩ.
Cảm thấy lại sức khá nhiều, Văn từ trên giường ván nằm chung bước xuống. Cô nhận ra bộ đồng phục mới mặc đã nhàu nát thành hàng nghìn nếp gấp rúm ró. Nếu Khả Quân có thể nhìn thấy cô lúc này, anh sẽ búng nhẹ lên mũi cô - hình phạt anh đưa ra mỗi khi anh hỏi mà Văn không trả lời được. Cô yêu “hình phạt” này biết bao. Mỗi lần chạm vào tay Khả Quân là thân thể cô lại nóng bừng lên. Cô thường cố ý không trả lời anh.
“Cô ngủ ngon chứ?” một người đàn ông đứng bên cửa mỉm cười chào hỏi, cắt ngang luồng suy nghĩ của cô. Ngay lập tức Văn có thể cảm thấy từ dáng điệu và lối trò chuyện bộc trực, rắn rỏi của anh toát lên phong thái của một cán bộ.
“Tôi… tôi ngủ rất ngon. Cảm ơn đồng chí,” cô lo lắng trả lời.
Người đàn ông tự giới thiệu mình là Vương Lượng rồi mời cô tới ăn sáng.
“Tôi có thể nghe thấy dạ dày cô đang réo ùng ục,” anh nhận xét. “Cậu lính đưa cô tới đây nói cô không ra khỏi phòng sau khi tắm. Sau đó một đồng chí nữ báo lại rằng cô ngủ nhanh quá nên chúng tôi không đánh thức cô dậy dùng bữa tối. Trong thời chiến, một giấc ngủ đêm ngon lành là vô cùng quý giá nên chúng tôi không thể quấy rầy.”
Ngay lập tức Văn có thiện cảm với Vương Lượng.
Lần đầu tiên cô ăn bữa sáng kiểu phương Bắc: một bát hồ lạt thang - cháo sền sệt làm từ bột mì trộn với rau dầm giấm xắt rối, phủ tạng lợn, và rất nhiều ớt bột; cũng có bánh bột ngô, cho lên miệng rất ráp; và một tảng dưa chua mặn gắt làm từ lá mù tạt, món này gọi là “ngật đáp”. Thông thường vị mạnh và mùi nồng của các món ăn sẽ là bài thuốc đắng đối với một cô gái sống ở phương Nam vốn quen ăn những đồ tinh chế hơn, nhưng dạ dày của Văn có vẻ đã tuân theo kỷ luật do cô mặc bộ đồng phục quân đội và do cơn đói cồn cào, trong giây lát cô ăn hết vèo suất ăn sáng được phát, và biết mình có thể dễ dàng ăn gọn hai suất nữa. Nhưng khi Vương Lượng hỏi cô muốn ăn thêm không thì Văn từ chối. Đã đọc những bản báo cáo về khẩu phần ăn uống nghiêm ngặt trong quân đội, cô biết rằng lượng thức ăn thêm cho cô sẽ lấy từ khẩu phần của những người khác.
Sau bữa sáng, Văn đi cùng Vương Lượng tới văn phòng của anh. Chân dung Mao Trạch Đông và Chu Đức mặc quân phục treo trên tường mang đến cho căn phòng tạm bợ một vẻ vô cùng long trọng. Sự hiện diện của một chiếc bàn và ba chiếc ghế cho biết chủ nhân của căn phòng có quyền triệu tập cuộc họp. Trên tường có dòng chữ “Ba Quy Định Lớn” và “Tám Nguyên Tắc” của Quân Giải phóng viết bằng chữ đỏ tươi. Văn đã quen với những câu khẩu hiệu quân đội này, kiểu như: “Tuân theo mọi mệnh lệnh,” “Không tơ hào dù chỉ một cây kim sợi chỉ của nhân dân,” “Không phá hoại mùa màng” và “Không đối xử thô bạo với tù nhân.”
Ngồi tại chiếc bàn đặt dưới chân dung những vị lãnh tụ vĩ đại, Vương Lượng có vẻ nghiêm trang và oai vệ. Một cách hết sức cương quyết, anh cố gắng thuyết phục Văn thay đổi ý định đi tìm Khả Quân. Anh nài nỉ cô dẹp nỗi xúc động về chồng sang một bên, hãy xét đến những khó khăn nguy hiểm mà cô sẽ phải đối mặt trên đường sang Tây Tạng: cô không biết nói tiếng Tây Tạng, cô có thể dễ dàng lạc đơn vị, địa thế và độ cao ở đó khiến người ta phát bệnh và chẳng ai lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Tỷ lệ tử vong cao, và với một người phụ nữ không được huấn luyện thì cơ hội sống sót thậm chí dù chỉ trong một tháng là rất thấp.
Văn nhìn vào mắt Vương Lượng. “Khi cưới Khả Quân tôi đã phó thác cuộc đời mình cho anh ấy,” cô nói.
Vương Lượng cắn môi dưới. Anh có thể nhận ra Văn sẽ không từ bỏ ý định tìm chồng.
“Cô có trái tim thật bướng bỉnh,” anh nói. “Ngày có một chuyến tàu quân sự đi Thành Đô. Cô có thể đáp tàu đến đó.”
Anh đưa cho cô một cuốn sách nhỏ trong đó có thông tin quân sự ở Tây Tạng và phong tục Tây Tạng.
Văn nhận lấy đầy biết ơn.
“Cảm ơn chỉ huy. Tôi sẽ nghiên cứu thật kỹ trên đường đi và cố thích nghi với những điều kiện ở đó.”
“Chiến tranh không cho cô thời gian nghiên cứu và cũng chẳng cho cô cơ hội thích nghi đâu,” Vương Lượng nhận xét dứt khoát, khi anh đứng lên đi vòng quanh bàn đến chỗ Văn. “Nó vạch ra các lằn ranh rõ ràng của tình yêu và lòng thù hận giữa con người. Tôi chưa bao giờ hiểu các bác sĩ sẽ xử lý thế nào khi phải lựa chọn giữa trách nhiệm nghề nghiệp và mệnh lệnh quân đội. Bất kể chuyện gì xảy ra chăng nữa, hãy nhớ một điều: Chỉ sống được thôi cũng là chiến thắng rồi.”
Văn cảm thấy Vương Lượng đang cố dọa dẫm cô. Cô gật đầu tỏ vẻ kính trọng, nhưng kỳ thực cô chẳng hiểu những điều anh muốn nói. Cô trao chiếc túi lụa của chị gái cho Vương Lượng: bên trong cô đã viết tên của Khả Quân, cha mẹ cùng chị gái và cả tên cô nữa. Cô nói với Vương Lượng là cô hy vọng mọi người trong chiếc túi này sẽ được đoàn tụ ở Tô Châu. Để đáp lại, Vương Lượng đưa cho Văn một cây bút và cuốn sổ nhật ký. “Viết lách có thể là nguồn sức mạnh,” anh nói.
Văn ngồi với Vương Lượng chưa tới một tiếng đồng hồ, nhưng những lời của anh in mãi trong tâm trí cô suốt cuộc đời.
○○○
Cái gọi là tàu vận tải quân sự hoá ra chẳng hơn gì tàu chở hàng hạng sang: mỗi toa hành khách chứa gần một trăm người ngồi cực kỳ gò bó. Cửa sổ bé tin hin, chỉ hai mươi xăngtimét vuông, nên có rất ít ánh sáng. Văn cùng với nữ hành khách duy nhất, một y tá, bị ép dúi dụi vào đám đàn ông. Trước khi họ lên tàu, một người đã giới thiệu cô y tá với Văn, cô ta là người Ôn Châu. Cô rất hay nói, nhưng không ai trên tàu, thậm chí cả Văn, có thể hiểu được cô nói gì bởi cái giọng Triết Giang đặc sệt. Cứ bốn giờ tàu lại dừng chân năm phút ở một vùng hoang vu hẻo lánh nào đấy để hành khách đi vệ sinh và vận động chân tay một chút. Thỉnh thoảng, vào ban đêm, tàu tạm nghỉ gần một kho lương quân đội và thế là mọi người được cấp một bữa no nê, nhưng bù lại, suốt ngày hôm sau nhưng người lính phải chặn đứng cơn đói giày vò bằng bánh quy và bánh bao hấp khô không khốc.
Đầu tiên, mấy người lính rất hào hứng với phong cảnh lướt vèo vèo qua ô cửa sổ tí hon, những lượng ô xy nhanh chóng bị thiếu hụt cùng với hơi nóng ngột ngạt trong toa hành khách đóng kín mít đã hút kiệt kết sinh lực họ. Nguồn giải trí duy nhất của họ là cố làm cho cô y tá quê Ôn Châu phát ra những âm thanh vô nghĩa. Vui đùa như thế chẳng được bao lâu thì ngay cả cô y tá cũng im bặt.
Văn chẳng còn bụng dạ nào trò chuyện. Mọi ý nghĩ của cô dồn hết vào chuyện tìm kiếm Khả Quân. Thậm chí cô còn không dám nhìn những người lính đồng hành để giới thiệu về mình, cô sợ ngay cả những câu hỏi bình thường nhất cũng có thể khiến tình cảm của cô rối bời. Thay vì trò chuyện, cô chăm chú đọc cuốn sách nhỏ mà Vương Lượng tặng.
Cuốn sách nói về những bộ tộc du cư và tầm quan trọng của tôn giáo trong văn hoá Tây Tạng. Tiếp nhận cả đống thông tin như thế thật vất vả nên đôi mắt mệt mỏi của Văn cứ nhắm lại.
Hai ngày đêm liền, con tàu cứ thế lắc lư các hành khách im lìm dọc suốt hành trình của họ.
Sớm tinh mơ con tàu tiến vào thành phố lớn Thành Đô. Văn nhẹ cả người vì đã đến nơi, từ đây chặng cuối chuyến hành trình của cô là đi theo con đường mới xây nối giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Cô háo hức nhìn con đường, nhớ lại khi thông đường vào năm 1954, các bản tin đã tuyên bố nó là một kỳ tích phi thường của khoa học kỹ thuật. Nối liền Thành Đô với Lhasa, dài gần hai nghìn năm trăm kilômét, nó là con đường dài nhất Trung Quốc và là con đường ra đường đầu tiên ở Tây Tạng. Trong bốn năm thi công, tính sơ sơ nó phải đi qua chừng mười bốn quả núi, và ít nhất cũng mười con sông. Những trận tuyết mịt mùng và gió lạnh thấu xương mà công nhân phải chịu đựng đã trở thành truyền thuyết.
Dù mùa thu tới sớm nhưng thời tiết ở Thành Đô vẫn còn ấm nóng ngột ngạt như mùa hè. Xuống tàu, Văn lau mặt bằng tay áo bộ đồng phục đẫm mồ hôi. Cô không tưởng tượng nổi mặt mình bẩn phát ngượng đến cỡ nào. Da mặt cô đỏ lựng và đau rát vì phải liên tục lau mồ hôi trong suốt chuyến đi.
Lính tập trung rất đông trên sân ga, nhưng nhà ga tĩnh lặng đến kì cục. Tình cảnh chen chúc như cá mòi đóng hộp lại còn thiếu dưỡng khí khiến ai nấy kiệt sức. Văn dò kiếm dọc hàng áp phích quân đội xếp ngay ngắn trên sân ga, tìm số đơn vị cô cần.
Cuối cùng cô tìm thấy một bảng thông báo mang số 560809 do một người lính có khuôn mặt trẻ đáng kinh ngạc cầm. Cô rút từ túi trong ra tập giấy tờ quân đội mà giờ đã khá ẩm trao vào tay cậu thanh niên có khuôn mặt đó. Khuôn mặt thoáng cười còn bàn tay vẫy vẫy ra hiệu. Chuyến đi hai tuần cùng những người lính, đã dạy Thư Văn ngôn ngữ cơ thể của lính tráng, kiểu như cử chỉ vừa rồi. Khi cô đi liêu xiêu theo sau cậu lính mặt non choẹt như trẻ con, cô nghĩ hồi còn là sinh viên cô chưa bao giờ tự hỏi năm mươi sáu nhóm dân tộc Trung Quốc với hàng ngàn chất giọng địa phương sẽ giải quyết vấn đề ngôn ngữ như thế nào khi họ gặp nhau. Bây giờ cô đã nhận ra tầm quan trọng của cử chỉ và ngôn ngữ cảm xúc chung của con người.
Văn cứ tưởng rằng tới được Thành Đô là cô có thể bắt đầu hỏi han về Khả Quân ngay lập tức, nhưng khi gia nhập vào đơn vị trước đây của Khả Quân, cô phát hiện ra rằng chỉ có số hiệu 560809 là không đổi: toàn bộ đơn vị đã thay đổi, từ sĩ quan chỉ huy đến những lính bộ binh, và không ai biết trước đây chính xác đơn vị từng chiến đấu ở vùng nào trên Tây Tạng, huống hồ là tiểu đội của Khả Quân. Một sĩ quan tham mưu nói với cô rằng, căn cứ theo đội hình dàn quân trước đây, có thể họ ở một nơi nào đó gần núi Bayan Har[1] vùng Đông Bắc Thanh Hải hoang vu. Tuy nhiên, tin tức rất hiếm hoi bởi vì chẳng còn mấy người sống sót mà những người này cũng bị điều chuyển đi nơi khác rồi. Trên bìa trong cuốn Tuyển tập tiểu luận của Lương Thực Thu, Văn viết “Núi Ba Nhan Khách Lạp”. Có lẽ cô sẽ tìm kiếm thêm được thông tin chi tiết về Khả Quân trên đường đến đó - mặc dù tim cô tê buốt khi nghĩ tới chuyện còn quá ít người sống sót. “Khả Quân còn sống,” cô nhắc đi nhắc lại với chính mình.
Có hai ngày dành cho nghỉ ngơi, hướng dẫn và tổ chức lại việc vào Tây Tạng. Văn và hai bác sĩ khác được dạy cách giải quyết vài vấn đề mà họ sẽ gặp phải, kể cả căn bệnh do độ cao. Mỗi người được phát một bình ôxy di động và nhiều xy lanh dự phòng. Có trời mới biết được mình sẽ mang theo những thứ này bằng cách nào, Văn nghĩ, nếu chính mình bắt đầu mắc căn bệnh núi cao. Hầu hết mọi người đều từng bị choáng do độ cao rồi - một cơn nhức đầu nhẹ, hơi khó thở, nhưng nó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi họ đến Tây Tạng. Độ cao trung bình của “mái nhà thế giới” vào cỡ 4.000 mét.
Cuối cùng Văn và người lính đồng hành trèo lên xe tải quân sự bắt đầu hành trình theo con đường nổi tiếng Tứ Xuyên - Tây Tạng. Trên lưng họ mang theo ít đồ đạc quấn trong chăn rồi lấy dây thừng nhỏ buộc vào balô. Đêm xuống họ chỉ việc trải chăn ra nằm ngủ dưới đất.
Đoàn xe thật đông đúc: vài tá xe tải chở gần một nghìn người. Văn bị choáng ngợp trước số lượng lính và vẻ tráng lệ của con đường. Thậm chí nó còn hoành tráng hơn cô hình dung. Rẽ chỗ nọ quặt chỗ kia liên tục, đoàn xe đưa họ qua hết rặng núi này đến rặng núi khác. Thời tiết thay đổi xoành xoạch. Vừa mới ấm áp như mùa xuân với muôn hoa đua nở đã lại bất chợt tuyết trắng rơi bốn bề. Cô cảm thấy như mình vừa bước vào chốn thần tiên, một ngày ở đây bằng nghìn năm dưới hạ giới.
Hầu hết đám lính tráng trên xe đều còn rất trẻ, độ tuổi hai mươi. Họ cười nói ầm ĩ và đấm nhau thùm thụp khi tranh cãi về những điều ít ỏi mà họ biết về Tây Tạng - những thầy tu, ẩn sĩ, dân du cư, sự tàn bạo trở thành truyền thuyết của dân vùng này. Văn có thể nói rằng, bên dưới vỏ bọc làm ra vẻ can đảm, họ đang lo lắng. Họ chẳng biết gì về cuộc xung đột mà mình đang dấn thân vào, trong khi những lời đồn đại về các đòn trừng phạt thân thể tàn khốc mà người Tây Tạng áp dụng cho kẻ thù thì đầy rẫy. Văn nhận thấy đa số đám lính trẻ này là nông dân ít học, hoàn toàn không thể hiểu một dân tộc khác lạ sống ở nơi xa xôi lạnh giá hẻo lánh đến thế. Cô nghĩ đến việc Khả Quân đã tận tâm nghiên cứu Tây Tạng ra sao, anh quyết tâm nắm vững ngôn ngữ xứ này đến nhường nào. Cô len vào một góc xe và suy ngẫm về mục đích của mình: tìm kiếm Khả Quân. Cô thu mình vào suy tư như con tằm thu mình trong kén, cô gần như không để ý đến tiếng nói chuyện liến thoắng của những người lính khác, không nhận ra những phiền phức của chuyến đi, những đêm dài lạnh cóng, những phong cảnh lạ thường. Cô chỉ bị khuấy động khi, sau nhiều ngày đi trên quốc lộ, đoàn xe ra khỏi con đường và bắt đầu chạy vào vùng đồng cỏ dường như trải ra vô tận theo mọi hướng. Văn không biết người ta đang đi đâu. Thậm chí cô cũng không biết là đang đi về phía Bắc hay phía Nam. Cô tự hỏi liệu họ có đi đến nơi nào gần núi Ba Nhan Khách Lạp không. Cô không lường trước tình huống sẽ gặp một quang cảnh chẳng có bất kỳ loại mốc ranh giới nào ở xung quanh để xác định vị trí như thế này. Vẫn chưa nhìn thấy dù chỉ một dấu hiệu nào chứng tỏ có người sống ở đây.
Đoàn xe cứ chạy một chặp thì lại phải dừng, và những ca choáng độ cao bắt đầu tăng lên. Vài người lính trong xe kêu đau đầu, vài người còn không thể thở bình thường, có người còn khó lòng đứng vững. Là một trong ba bác sĩ duy nhất trong đoàn quân hơn một nghìn lính, Văn phải chạy ngược chạy xuôi, lưng mang xy lanh ôxy di động, dạy đám lính cách thở trong khi truyền ôxy cho những người đã rơi vào trạng tháng nửa tỉnh nửa mê.
Vừa lúc mọi người bắt đầu thích nghi với khí hậu, Văn nhận thấy có gì đó tồi tệ đang xảy ra. Đoàn xe đang đi chậm lại và họ có thể nghe thấy tiếng súng nổ rải rác ở đằng xa. Thỉnh thoảng họ ngờ như mình nhìn thấy bóng người ẩn sau những tảng đá và bụi cây. Họ bắt đầu sợ bị phục kích. Trong vòng vài ngày, địa hình hiểm trở buộc đoàn xe phải chia ra thành vài nhóm nhỏ, xe của Văn được bố trí ở trong nhóm chỉ có bảy xe. Dù người ta cho rằng khu vực mà họ đang đi qua đã được Quân Giải phóng “giải phóng” nhưng hầu như chẳng thấy dân địa phương, không có đơn vị quân đội nào, không một tín hiệu nào tới được chỗ những người điều khiển đài phát thanh. Nỗi lo âu bắt đầu gặm nhấm dần đám lính trên xe, trong khi sự trống lộng của những ngọn núi, độ loãng của không khí và những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết bao bọc họ trong một thế giới đầy sợ hãi.
Vào ban ngày họ tìm thấy chút an ủi từ phong cảnh khác lạ và những sinh vật mà họ bất ngờ bắt gặp dọc đường như chim chóc hay động vật. Nhưng về đêm, nhiệt độ đột ngột giảm mạnh, những âm thanh của muông thú cùng tiếng gió rít ào ạt qua cây cối, Văn và những người đồng hành cảm thấy bị mắc kẹt nửa đường giữa thế giới này và thế giới kia. Không ai biết trong khoảnh khắc tiếp theo đây điều gì sẽ xảy ra. Họ chờ đợi cái chết đến bất cứ lúc nào. Họ túm tụm vào nhau quanh đống lửa trại và cố gắng hết sức để ngủ. Văn nằm thao thức lắng nghe tiếng gió. Dường như cô nghe tiếng giọng nói của Khả Quân trong cây cối, cảnh báo cô hãy cẩn thận, đừng để người ướt sương hay bị bỏng rộp lửa trại, đừng đi ra ngoài một mình.
Một buổi sáng, khi nhóm người thức dậy lúc rạng đông thì phát hiện ra xác chết cứng đơ của hai người lính, hai con dao Tây Tạng bóng loáng thòi ra từ ngực họ. Lính canh gác thì thầm xác nhận với nhau rằng trong suốt cả đêm dài họ không nghe thấy dù chỉ một tiếng động nào. Những con dao chắc đã được phóng cực kì chính xác.
Ngày tiếp theo, rồi lại ngày tiếp theo nữa, chuyện tương tự xảy ra đúng như vậy: bất kể có bao nhiêu lính gác, hay đốt bao nhiêu đống lửa đi nữa, cứ vào lúc rạng đông khi những người lính mệt lử thức giấc là lại nhìn thấy ngay hai xác chết bị đâm bằng dao Tây Tạng. Không còn nghi ngờ gì nữa: Họ đang bị săn đuổi.
Không ai có thể lý giải được tại sao mỗi lần chỉ có hai người lính bị giết. Người làm chuyện này không lựa chọn phương án tấn công toàn bộ đoàn xe, mà lại chơi một trò nham hiểm hơn.
Bởi vì hai trong số những người lính đã chết là lái xe và không có ai khác biết lái xe nên họ buộc phải bỏ lại hai xe và chen chúc vào những xe còn lại. Sự im lặng chết chóc bao trùm toàn đoàn xe. Văn biết mọi người đang ngẫm nghĩ về cái chết bất đắc kỳ tử có thể ập xuống đầu họ.
Văn không sợ chết. Cô cảm thấy mình đang tới gần Khả Quân hơn nữa. Thỉnh thoảng, thậm chí cô còn hy vọng mình đã đi vào ranh giới giữa cõi sống và cõi chết. Nếu Khả Quân ở phía bên kia rồi thì cô muốn nhìn thấy anh càng sớm càng tốt, bất kể anh đang ở trong cảnh địa ngục tối tăm cỡ nào đi nữa.
Vào một buổi chiều, có ai đó trên xe vừa chỉ về phía xa vừa la lên, “Nhìn kìa - có cái gì đang di chuyển!” Đúng vậy, theo hướng anh ta chỉ, có cái gì đang lê lết trên mặt đất. Văn thấy một người lính định bắn nên vội ngăn anh ta lại. “Nếu đó là một cái gì nguy hiểm thì nó đã tấn công chúng ta hoặc bỏ chạy rồi,” cô lập luận. Người chỉ huy của nhóm ở cùng xe với Văn tình cờ nghe thấy cô nói. Anh ta ra lệnh dừng xe rồi cử vài người lính đi điều tra. Họ nhanh chóng quay về mang theo vật gì đó trên lưng: đó là một người Tây Tạng bẩn đến không tưởng tượng được. Chẳng xác định nổi nam hay nữ, vàng bạc châu báu sáng rực kêu chói tai phủ khắp người.
Tác giả :
Hân Nhiên