Thiên Mệnh Khả Biến
Chương 558: Thiên Mệnh sắp tròn 2 tuổi rồi, nên đây sẽ là vài lời ta muốn nói
Giật tít vậy thôi, thực ra cũng chả có gì muốn nói.
Mùa đông này là gần tròn 2 năm từ cái ngày ta mở file word trắng lên và viết những dòng đầu tiên của câu chuyện này. Lúc đó, chả biết nên bắt đầu từ cái gì, nên rốt cuộc chọn một câu bâng quơ "gió núi thổi vào cửa sổ lồng lộng". Ta thật sự chẳng nhớ chính xác ngày đó là ngày nào, có thể là một ngày cuối năm 2017, có thể là một ngày đầu năm dương lịch 2018. Chỉ nhớ lúc ấy đã gần tới nửa đêm, và ngoài trời không những tối mà còn lạnh. Và gió thổi vào cửa sổ nhà ta cũng chả phải gió núi, mà là gió chung cư. Phóng mắt ra ngoài cửa sổ, chỉ thấy một thành phố im lìm buổi đêm lác đác vài bóng điện.
Đêm đó ta đã viết 1 mạch 10 chương liền. Đúng thế! 10 chương, tức là tới hết chương đánh số 10. Nếu ai theo đọc Thiên Mệnh từ thời còn đăng trên YY, sẽ biết chương đầu tiên của truyện không đánh số 1, mà là Tựa. Như 1 lời tựa vậy thôi, vì Chương 1 là chương 2 bây giờ đó. Lời Tựa bắt đầu với những hình ảnh rất thuần Việt, có chút cổ điển, lại có chút lạ lẫm. Từ cái đồng hồ quả lắc, tủ quần áo, từ bộ áo dài, lại thêm những yếu tố hiện đại như máy tính cầm tay, thiên văn, toán học. Câu chuyện bắt đầu từ một thứ khái niệm, mà người không biết thì coi là mê tín, người biết rồi thì lại thấy nó xa vời.
Thiên Mệnh là gì? Hay như các bạn đã học qua Triết học ở Đại học, câu hỏi ấy sẽ là: Ý thức là gì? Ý thức là khái niệm tồn tại trong mối tương quan với Vật chất. Các bạn đi học, giảng viên sẽ dạy Vật chất là thứ có trước, còn Ý thức là cái tới sau. Tức là phải sinh ra con người (vật chất) rồi mới sinh ra suy nghĩ của người đó (ý thức). Nhưng, có thể ở trường sẽ không ai nói tới (do họ không muốn nói tới hoặc họ cũng không biết để nói tới) về một thứ khái niệm mà trong thế kỉ 20, 2 nhà Vật lý vĩ đại là Einstein và Niels Bohr đã tranh luận với nhau: "Liệu Chúa có tồn tại? Và liệu Chúa có đang không ngừng gieo những con súc sắc vận mệnh?".
Chúa, Thiên, hay thứ Thần thánh tối cao trong thế giới của Thiên Mệnh, hẳn tác giả cũng đã nhắc tới nhiều lần. Ta gọi nó là Xác suất Vũ trụ. Xác suất quyết định mọi thứ. Từ vụ nổ Big Bang, cho tới sự hình thành của các hành tinh, tới sự ra đời của loài người. Có thể điều này vẫn còn là một lý thuyết chưa được kiểm chứng, cũng còn nhiều học thuyết phản bác, nhưng nó là thứ học thuyết mà bằng tri giác khoa học của bản thân ta cảm thấy hợp lý nhất, thì ta chọn thôi.
Như vậy, nền tảng thế giới trong Thiên Mệnh Khả Biến là nền tảng Khoa học (tạm cho là vậy) khi Xác suất sinh ra mọi thứ, nhưng không có nghĩa là thế giới ấy không có Tâm linh, không có Thánh thần. Lại tới từ một câu nói của Tạ Chí Đại Trường, một sử học gia mà theo ta đánh giá là thông tuệ và "dũng cảm" nhất Việt Nam: "nơi đâu có người, nơi đó có thần". Thần thánh là sản phẩm của trí tưởng tượng, rồi lại từ trí tưởng tượng ấy mà bước ra ngoài đời mà tác động những ảnh hưởng vô hình vào đời sống loài người. Khi một hình tượng được số đông đưa vào tâm thức chung và được rộng rãi chấp nhận, hình tượng ấy sẽ trở thành Thần thánh. (Tất nhiên, vẫn chỉ là 1 loại lý thuyết, các bạn theo Đạo hay tín Thần tín Thánh thì hoàn toàn có thể không coi là đúng, chả sao cả). Nhưng, bước vào thế giới Thiên Mệnh, thứ tâm thức ấy lại mạnh mẽ hơn nữa, tới độ có thể hình thành nên những thực thể hùng mạnh hoàn toàn có thể tác động hữu hình vào thực tại. Và thế là, chúng ta có Tâm Linh Sư.
Có thể nói, thế giới trong truyện là một thế giới "siêu thực", tức là mọi yếu tố từ đời thực được đưa vào truyện sẽ trở nên "siêu" hơn, được cường hóa hơn theo một cách nào đó. Đoạn trên đã nói tới tâm thức con người, giờ lại nói về những khả năng khác. Ngoài đời thực, người ta có thể rèn luyện để chạy nhanh hơn, nâng được tạ nặng hơn, thì vào trong truyện, người ta còn có thể chạy nhanh hơn ô tô, bay nhanh hơn máy bay, và có thể đấm vỡ một ngọn núi. Ngoài đời thực, người ta có thể đấm vỡ những viên gạch, thì vào trong truyện, người ta còn có thể đấm xuyên không khí. Nói vậy, để mọi người hiểu rằng Thiên Mệnh cũng có hệ thống logic của nó đó, chỉ có điều những logic ấy sẽ "ảo ma" hơn rất nhiều lần so với logic đời thực.
Trở lại cái khái niệm Thiên Mệnh, thì thực ra nó là gì? Ta không biết. Nó có ý chí của riêng nó không? Ta không biết. Liệu mọi sự việc xảy ra trên đời là hoàn toàn ngẫu nhiên, như cách mà Chúa gieo súc sắc vậy, hay những sự ngẫu nhiên lại dẫn tới một vận mệnh được sắp đặt trước? Tức là, không bằng cách này thì bằng cách khác, mọi chuyện sẽ xảy ra để đáp ứng lại những sự kiện xảy ra trước đó, theo một quy luật vô hình? Nói có vẻ lằng nhằng bí hiểm, nhưng ví dụ thế này cho đơn giản đi. A là 1 thằng đi xe máy ẩu, chuyên vượt đèn đỏ, không đội mũ, lấn làn... Một lần, đang đi trên đường, A gặp 1 chốt cơ động thình lình đứng bắt xe ở đoạn đường mà bình thường không hề bắt. Đó là sự ngẫu nhiên. Lại tình cờ hơn, A được những người xe ôm bên đường nhắc trước về việc có chốt cơ động, A quay đầu chạy thoát. Vậy là A đã thoát được vận mệnh ngẫu nhiên đang tới với mình. Nhưng rồi, một lần khác, A lại bị một chốt cơ động khác bắt. Vấn đề đặt ra ở đây, là vì A chuyên chạy xe ẩu, nên sớm hay muộn, A cũng sẽ phải bị tuýt còi. Việc chốt cơ động xuất hiện ở đâu, chỉ là ngẫu nhiên, nhưng việc A bị bắt, lại là tất nhiên. Cái ngẫu nhiên nằm trong tất nhiên ấy, ta gọi nó là Thiên Mệnh.
Trên đây chỉ là một cái ví dụ đơn giản ta nghĩ ra để các ngươi dễ hình dung. Ta không phải Khoa học gia, điều ta nói cũng không đại biểu cho bất kì trường phái học thuật nào. Ta cũng không phải Triết gia, nên lời ta nói cũng không coi là Triết lý. Truyện là do ta viết, phép tắc thế giới là do ta đặt ra. Điều ta đặt ra, đúng hay sai cũng sẽ nằm trong thế giới của ta, nên ta hoàn toàn yên tâm mà viết. Nên tiện cũng nói luôn, những thứ được gọi là "tri thức" trong truyện, cũng chỉ là lấy cảm hứng từ tri thức khoa học ngoài đời, có chỗ giống, có chỗ không giống, có chỗ là cố ý sửa đổi cho phù hợp với truyện, có chỗ là do thiếu hiểu biết nên không giống, nhưng như đã nói, đường này ta xây, cây này ta trồng:). Thiên Mệnh Khả Biến không phải là sách giáo khoa, nên tác giả cũng không có trách nhiệm phải chuẩn chỉ về mặt kiến thức trong truyện. Nếu các ngươi đọc Thiên Mệnh mà bỗng thấy hứng thú với việc học, ta rất vui. Còn nếu không, chả sao hết, vì đọc truyện là để giải trí.
Giờ lại nói tới câu chuyện giải trí. Vì sao ta không ra đều truyện như ngày trước ư? Vì phải lo cơm áo gạo tiền. Vì nếu cả ngày chỉ ngồi viết truyện, hẳn sẽ sớm hoàn thành bộ này mà lại còn rất hay ho nữa, vì đầu tư 100% thời gian và công sức mà. Nhưng ở thời điểm hiện tại, truyện Việt chưa thể nuôi sống tác giả Việt, đây là sự thực cần nhìn thẳng. Có người sẽ nói, cứ viết đi, cứ cống hiến đi, rồi một ngày các tác giả sẽ được trả ơn xứng đáng mà. Ta hỏi thật, kẻ nào hỏi câu đó mà không biết ngượng hay sao? Tác giả không có gì đút vào mồm thì sống bằng niềm tin à? Ai nuôi? Chả có phụ huynh nào vui vẻ nuôi một thằng con để nó tối ngày làm những thứ mà không ra tiền cũng chả thấy tương lai đâu. Thỏa hiệp để kiếm tiền? Nếu viết Sắc hiệp, viết truyện phong trào, viết truyện đú theo phong cách Trung Quốc, truyện đồng nhân ăn theo các bộ nổi tiếng, hoặc viết truyện nhồi nhét dăm ba yếu tố lịch sử nửa đúng nửa sai, ta tin chắc ta có thể kiếm được nhiều. Nhưng rồi, cái gì còn lại? Thứ truyện mà ta để lại cũng sẽ chỉ là một đống chắp vá không rõ hình hài, ăn cắp chỗ này một ít, bắt chước chỗ kia một ít, đầu voi đuôi chuột, lộn xà lộn xộn, mà cuối cùng cái "bản tâm", cái "nguyên bản" của ta, lại biến mất chẳng còn thấy đâu.
Nói vậy không có nghĩa là ta đả kích những người viết truyện theo những cách kể trên. Họ làm gì đó là quyền của họ. Nhưng nếu họ thật sự quan tâm tới cái "nguyên bản" của mình, thì hãy nhìn lại xem tác phẩm của họ đã có được bao nhiêu phần của cái thứ "nguyên bản" ấy?
Nói tới đây lại thấy mình bao biện cũng đủ nhiều. Kì thực 2 năm qua, ra được có hơn 550 chương, tự ta cũng thấy không hài lòng. Theo ước tính ban đầu thì giờ đã phải hơn ngàn chương rồi, cũng có khi đã kết truyện được rồi, nhưng rốt cuộc lại vẫn lầy lội như vậy, cũng là đáng xấu hổ với bản thân. Thú thực, để theo đuổi một công việc không mang lại cho mình tiền bạc, lại mịt mù không thấy tương lai, lại đơn thương độc mã một mình khai phá một hướng đi mới, nó cần nhiều dũng khí và bản lĩnh lắm. Mà ta lại chẳng có cả hai. Nếu được hỏi thứ gì khiến ta kiên trì tới bây giờ, hẳn ta sẽ trả lời là từ những comment của độc giả. Dù ta đặt ngón tay viết ra câu chuyện này là vì bản thân ta trước nhất, nhưng để có thể tiếp tục nó mà không bỏ dở, lại là vì các ngươi.
Thiên Mệnh còn viết tiếp chứ? Còn. Có event gì mừng sinh nhật chứ? Maybe.
Nhưng để tri ân độc giả, có lẽ ta sẽ làm một sự kiện nhỏ thế này. Cứ comment tên thật (hoặc tên mà các ngươi thích) xuống dưới, kèm Học vị, tính cách, chuyên môn, năng lực đặc biệt mà các ngươi thích. Ta sẽ chọn vài tên may mắn để đưa nhân vật ấy vào truyện. Vậy đó.
Mùa đông này là gần tròn 2 năm từ cái ngày ta mở file word trắng lên và viết những dòng đầu tiên của câu chuyện này. Lúc đó, chả biết nên bắt đầu từ cái gì, nên rốt cuộc chọn một câu bâng quơ "gió núi thổi vào cửa sổ lồng lộng". Ta thật sự chẳng nhớ chính xác ngày đó là ngày nào, có thể là một ngày cuối năm 2017, có thể là một ngày đầu năm dương lịch 2018. Chỉ nhớ lúc ấy đã gần tới nửa đêm, và ngoài trời không những tối mà còn lạnh. Và gió thổi vào cửa sổ nhà ta cũng chả phải gió núi, mà là gió chung cư. Phóng mắt ra ngoài cửa sổ, chỉ thấy một thành phố im lìm buổi đêm lác đác vài bóng điện.
Đêm đó ta đã viết 1 mạch 10 chương liền. Đúng thế! 10 chương, tức là tới hết chương đánh số 10. Nếu ai theo đọc Thiên Mệnh từ thời còn đăng trên YY, sẽ biết chương đầu tiên của truyện không đánh số 1, mà là Tựa. Như 1 lời tựa vậy thôi, vì Chương 1 là chương 2 bây giờ đó. Lời Tựa bắt đầu với những hình ảnh rất thuần Việt, có chút cổ điển, lại có chút lạ lẫm. Từ cái đồng hồ quả lắc, tủ quần áo, từ bộ áo dài, lại thêm những yếu tố hiện đại như máy tính cầm tay, thiên văn, toán học. Câu chuyện bắt đầu từ một thứ khái niệm, mà người không biết thì coi là mê tín, người biết rồi thì lại thấy nó xa vời.
Thiên Mệnh là gì? Hay như các bạn đã học qua Triết học ở Đại học, câu hỏi ấy sẽ là: Ý thức là gì? Ý thức là khái niệm tồn tại trong mối tương quan với Vật chất. Các bạn đi học, giảng viên sẽ dạy Vật chất là thứ có trước, còn Ý thức là cái tới sau. Tức là phải sinh ra con người (vật chất) rồi mới sinh ra suy nghĩ của người đó (ý thức). Nhưng, có thể ở trường sẽ không ai nói tới (do họ không muốn nói tới hoặc họ cũng không biết để nói tới) về một thứ khái niệm mà trong thế kỉ 20, 2 nhà Vật lý vĩ đại là Einstein và Niels Bohr đã tranh luận với nhau: "Liệu Chúa có tồn tại? Và liệu Chúa có đang không ngừng gieo những con súc sắc vận mệnh?".
Chúa, Thiên, hay thứ Thần thánh tối cao trong thế giới của Thiên Mệnh, hẳn tác giả cũng đã nhắc tới nhiều lần. Ta gọi nó là Xác suất Vũ trụ. Xác suất quyết định mọi thứ. Từ vụ nổ Big Bang, cho tới sự hình thành của các hành tinh, tới sự ra đời của loài người. Có thể điều này vẫn còn là một lý thuyết chưa được kiểm chứng, cũng còn nhiều học thuyết phản bác, nhưng nó là thứ học thuyết mà bằng tri giác khoa học của bản thân ta cảm thấy hợp lý nhất, thì ta chọn thôi.
Như vậy, nền tảng thế giới trong Thiên Mệnh Khả Biến là nền tảng Khoa học (tạm cho là vậy) khi Xác suất sinh ra mọi thứ, nhưng không có nghĩa là thế giới ấy không có Tâm linh, không có Thánh thần. Lại tới từ một câu nói của Tạ Chí Đại Trường, một sử học gia mà theo ta đánh giá là thông tuệ và "dũng cảm" nhất Việt Nam: "nơi đâu có người, nơi đó có thần". Thần thánh là sản phẩm của trí tưởng tượng, rồi lại từ trí tưởng tượng ấy mà bước ra ngoài đời mà tác động những ảnh hưởng vô hình vào đời sống loài người. Khi một hình tượng được số đông đưa vào tâm thức chung và được rộng rãi chấp nhận, hình tượng ấy sẽ trở thành Thần thánh. (Tất nhiên, vẫn chỉ là 1 loại lý thuyết, các bạn theo Đạo hay tín Thần tín Thánh thì hoàn toàn có thể không coi là đúng, chả sao cả). Nhưng, bước vào thế giới Thiên Mệnh, thứ tâm thức ấy lại mạnh mẽ hơn nữa, tới độ có thể hình thành nên những thực thể hùng mạnh hoàn toàn có thể tác động hữu hình vào thực tại. Và thế là, chúng ta có Tâm Linh Sư.
Có thể nói, thế giới trong truyện là một thế giới "siêu thực", tức là mọi yếu tố từ đời thực được đưa vào truyện sẽ trở nên "siêu" hơn, được cường hóa hơn theo một cách nào đó. Đoạn trên đã nói tới tâm thức con người, giờ lại nói về những khả năng khác. Ngoài đời thực, người ta có thể rèn luyện để chạy nhanh hơn, nâng được tạ nặng hơn, thì vào trong truyện, người ta còn có thể chạy nhanh hơn ô tô, bay nhanh hơn máy bay, và có thể đấm vỡ một ngọn núi. Ngoài đời thực, người ta có thể đấm vỡ những viên gạch, thì vào trong truyện, người ta còn có thể đấm xuyên không khí. Nói vậy, để mọi người hiểu rằng Thiên Mệnh cũng có hệ thống logic của nó đó, chỉ có điều những logic ấy sẽ "ảo ma" hơn rất nhiều lần so với logic đời thực.
Trở lại cái khái niệm Thiên Mệnh, thì thực ra nó là gì? Ta không biết. Nó có ý chí của riêng nó không? Ta không biết. Liệu mọi sự việc xảy ra trên đời là hoàn toàn ngẫu nhiên, như cách mà Chúa gieo súc sắc vậy, hay những sự ngẫu nhiên lại dẫn tới một vận mệnh được sắp đặt trước? Tức là, không bằng cách này thì bằng cách khác, mọi chuyện sẽ xảy ra để đáp ứng lại những sự kiện xảy ra trước đó, theo một quy luật vô hình? Nói có vẻ lằng nhằng bí hiểm, nhưng ví dụ thế này cho đơn giản đi. A là 1 thằng đi xe máy ẩu, chuyên vượt đèn đỏ, không đội mũ, lấn làn... Một lần, đang đi trên đường, A gặp 1 chốt cơ động thình lình đứng bắt xe ở đoạn đường mà bình thường không hề bắt. Đó là sự ngẫu nhiên. Lại tình cờ hơn, A được những người xe ôm bên đường nhắc trước về việc có chốt cơ động, A quay đầu chạy thoát. Vậy là A đã thoát được vận mệnh ngẫu nhiên đang tới với mình. Nhưng rồi, một lần khác, A lại bị một chốt cơ động khác bắt. Vấn đề đặt ra ở đây, là vì A chuyên chạy xe ẩu, nên sớm hay muộn, A cũng sẽ phải bị tuýt còi. Việc chốt cơ động xuất hiện ở đâu, chỉ là ngẫu nhiên, nhưng việc A bị bắt, lại là tất nhiên. Cái ngẫu nhiên nằm trong tất nhiên ấy, ta gọi nó là Thiên Mệnh.
Trên đây chỉ là một cái ví dụ đơn giản ta nghĩ ra để các ngươi dễ hình dung. Ta không phải Khoa học gia, điều ta nói cũng không đại biểu cho bất kì trường phái học thuật nào. Ta cũng không phải Triết gia, nên lời ta nói cũng không coi là Triết lý. Truyện là do ta viết, phép tắc thế giới là do ta đặt ra. Điều ta đặt ra, đúng hay sai cũng sẽ nằm trong thế giới của ta, nên ta hoàn toàn yên tâm mà viết. Nên tiện cũng nói luôn, những thứ được gọi là "tri thức" trong truyện, cũng chỉ là lấy cảm hứng từ tri thức khoa học ngoài đời, có chỗ giống, có chỗ không giống, có chỗ là cố ý sửa đổi cho phù hợp với truyện, có chỗ là do thiếu hiểu biết nên không giống, nhưng như đã nói, đường này ta xây, cây này ta trồng:). Thiên Mệnh Khả Biến không phải là sách giáo khoa, nên tác giả cũng không có trách nhiệm phải chuẩn chỉ về mặt kiến thức trong truyện. Nếu các ngươi đọc Thiên Mệnh mà bỗng thấy hứng thú với việc học, ta rất vui. Còn nếu không, chả sao hết, vì đọc truyện là để giải trí.
Giờ lại nói tới câu chuyện giải trí. Vì sao ta không ra đều truyện như ngày trước ư? Vì phải lo cơm áo gạo tiền. Vì nếu cả ngày chỉ ngồi viết truyện, hẳn sẽ sớm hoàn thành bộ này mà lại còn rất hay ho nữa, vì đầu tư 100% thời gian và công sức mà. Nhưng ở thời điểm hiện tại, truyện Việt chưa thể nuôi sống tác giả Việt, đây là sự thực cần nhìn thẳng. Có người sẽ nói, cứ viết đi, cứ cống hiến đi, rồi một ngày các tác giả sẽ được trả ơn xứng đáng mà. Ta hỏi thật, kẻ nào hỏi câu đó mà không biết ngượng hay sao? Tác giả không có gì đút vào mồm thì sống bằng niềm tin à? Ai nuôi? Chả có phụ huynh nào vui vẻ nuôi một thằng con để nó tối ngày làm những thứ mà không ra tiền cũng chả thấy tương lai đâu. Thỏa hiệp để kiếm tiền? Nếu viết Sắc hiệp, viết truyện phong trào, viết truyện đú theo phong cách Trung Quốc, truyện đồng nhân ăn theo các bộ nổi tiếng, hoặc viết truyện nhồi nhét dăm ba yếu tố lịch sử nửa đúng nửa sai, ta tin chắc ta có thể kiếm được nhiều. Nhưng rồi, cái gì còn lại? Thứ truyện mà ta để lại cũng sẽ chỉ là một đống chắp vá không rõ hình hài, ăn cắp chỗ này một ít, bắt chước chỗ kia một ít, đầu voi đuôi chuột, lộn xà lộn xộn, mà cuối cùng cái "bản tâm", cái "nguyên bản" của ta, lại biến mất chẳng còn thấy đâu.
Nói vậy không có nghĩa là ta đả kích những người viết truyện theo những cách kể trên. Họ làm gì đó là quyền của họ. Nhưng nếu họ thật sự quan tâm tới cái "nguyên bản" của mình, thì hãy nhìn lại xem tác phẩm của họ đã có được bao nhiêu phần của cái thứ "nguyên bản" ấy?
Nói tới đây lại thấy mình bao biện cũng đủ nhiều. Kì thực 2 năm qua, ra được có hơn 550 chương, tự ta cũng thấy không hài lòng. Theo ước tính ban đầu thì giờ đã phải hơn ngàn chương rồi, cũng có khi đã kết truyện được rồi, nhưng rốt cuộc lại vẫn lầy lội như vậy, cũng là đáng xấu hổ với bản thân. Thú thực, để theo đuổi một công việc không mang lại cho mình tiền bạc, lại mịt mù không thấy tương lai, lại đơn thương độc mã một mình khai phá một hướng đi mới, nó cần nhiều dũng khí và bản lĩnh lắm. Mà ta lại chẳng có cả hai. Nếu được hỏi thứ gì khiến ta kiên trì tới bây giờ, hẳn ta sẽ trả lời là từ những comment của độc giả. Dù ta đặt ngón tay viết ra câu chuyện này là vì bản thân ta trước nhất, nhưng để có thể tiếp tục nó mà không bỏ dở, lại là vì các ngươi.
Thiên Mệnh còn viết tiếp chứ? Còn. Có event gì mừng sinh nhật chứ? Maybe.
Nhưng để tri ân độc giả, có lẽ ta sẽ làm một sự kiện nhỏ thế này. Cứ comment tên thật (hoặc tên mà các ngươi thích) xuống dưới, kèm Học vị, tính cách, chuyên môn, năng lực đặc biệt mà các ngươi thích. Ta sẽ chọn vài tên may mắn để đưa nhân vật ấy vào truyện. Vậy đó.
Tác giả :
Hắc Long