Thiên Mệnh Khả Biến
Chương 37: Thiên Mệnh
- Hôm nay bác ấy không tới chơi ạ?
Thằng Văn tiu nghỉu. Mẹ nó nhìn thấy mặt nó như vậy, chỉ nhẹ lắc đầu. Chị lấy trong túi ra một cái bánh sinh nhật nhỏ.
Chị lấy 11 cây nến, cắm chen chúc lên cái bánh. Chị đốt cho nó thổi. Chị bảo nó hãy ước gì đi.
Văn nói nó muốn ước ngày mai có thể tốt nghiệp. Nó muốn tốt nghiệp cả Sơ trung, Cao trung rồi trở thành Viên chức, như thế nó sẽ kiếm được tiền cho mẹ. Chị cười. Nó thổi nến cái phụp.
Hai mẹ con cắt bánh ra ăn.
Cái bánh mua ở đầu chợ, từ ban chiều. Chỉ có chút gato phủ bởi lớp kem trắng. Cả bánh lẫn kem đều chẳng phải loại hảo hạng gì. Nhưng thằng Văn ăn rất ngon lành. Nó xơi đến ¾ cái bánh. Đêm đã khuya rồi. Mẹ nó đã lên giường ngủ. Nó nhìn mẹ. Nó đã ước hôm nay bác ấy có thể tới. Nó muốn nhìn thấy mẹ tươi cười như ngày nọ. Nó cũng muốn mời cả Linh và anh Thiên Anh tới chơi nữa. Trong thế giới rộng lớn này, chỉ có vài người nọ là toàn bộ nhân sinh quan bé nhỏ của nó.
Nhưng, như mọi năm, mẹ nó vẫn một mình. Một mình mẹ tổ chức sinh nhật cho nó. Một mình mẹ lắng nghe lời ước của nó. Nó tự hỏi, ngày này 11 năm về trước, khi sinh nó ra đời, liệu mẹ cũng chỉ có một mình hay không. Đêm mùa hè. Biển xào xạc. Trăng cuối tháng đã tàn. Thằng Văn nằm dài trên bờ đá. Sóng đánh vào nó man mát. Hôm nay là ngày cuối cùng của đợt Khuyết Nguyệt Triều.
Nó nhìn lên bầu trời. Bầu trời trong, và cao. Và hằng hà sa số những ngôi sao. Nó giơ tay lên đếm. 14 chòm sao. Mẹ nó từng kể có tất cả 60 chòm sao trên trời, nhưng tại Hải Thành, chỉ có thể nhìn thấy nhiều nhất là 14 chòm mà thôi.
Mẹ nó kể mỗi chòm sao đều có 1 sinh mạng, mang theo một ý nghĩa. Và mỗi người lại ứng với 1 chòm sao. Chòm sao ấy sẽ quyết định vận mệnh người đó.
Nhưng nó đã nghe ở đâu đó, có thể là từ vài đứa bạn cùng lớp, lâu rồi, rằng những ngôi sao chỉ là những quả cầu khổng lồ bay trên trời. Có khi chúng còn xa xôi hơn cả mặt trời nữa. Và thứ gọi là “chòm sao” cũng chỉ là tưởng tượng mà thôi, vì mỗi ngôi sao trong một chòm sao lại cách nhau rất xa, xa hơn cả khoảng cách giữa chúng với quả đất nữa. Vậy thì chúng đâu có liên quan gì tới nhau, và đâu có liên quan gì tới vận mệnh con người?
“Thay vì những ngôi sao xa xôi như vậy, sao con người không gắn sinh mạng của mình với mặt trời và mặt trăng nhỉ? Ít ra thì, mặt trời cho ta nắng ấm, còn mặt trăng có thể điều khiển sóng biển”.
11 tuổi, có rất nhiều điều nó thấy khó hiểu về loài người.
- Bởi vì sao à? Vì con người nhìn thấy bản thân mình trên bầu trời. Giống như khi cháu soi mình vào mặt nước vậy.
- A!!
Nó giật mình. Nó lại nói ra suy nghĩ của bản thân rồi. Nó ngồi dậy, quay đầu lại.
Là ông chú bán tò he trong phố. Ông đeo một cái kính đen. Ông đã ngồi cạnh nó từ bao giờ, quầy hàng tò he vẫn đặt trên mặt đất.
- Ra là chú à? Đã tối muộn rồi sao chú vẫn còn bán tò he?
- À. Sáng hay tối đối với chú không quan trọng. Vì chú bị mù.
- A... Chú bị mù mà vẫn nặn được tò he ạ? À... mà không phải, đó không phải là điều cháu quan tâm. Cháu thường không bắt kịp suy nghĩ của bản thân. Điều cháu muốn nói là... có thể sáng với tối không quan trọng với chú, nhưng lại quan trọng với người khác đó ạ.
- Vậy sao?
- Vâng, chú bị mù, nên chú không quan tâm tới sáng hay tối. Nhưng những người khác không bị mù, họ cần có ánh sáng để tỉnh táo, để làm việc. Buổi tối họ đều đi ngủ hết. Nên giờ này chả ai ra ngoài mua tò he cho chú nữa đâu.
- Vậy sao? Chú thấy vẫn có một người mà?
- Ai hả chú?
- Cháu.
Ớ. Cũng đúng.
- Nhưng cháu không có tiền để mua tò he của chú đâu.
- Đâu phải cứ có tiền mới mua được thứ gì đó.
- Vậy chú muốn thứ gì?
- Cháu có thể bán cho ta “tầm nhìn”.
-!!
…
- Chú định móc mắt cháu đấy à!
- Bậy nào. Ta muốn nhìn thấy vận mệnh của cháu. Cháu đưa tay trái cho chú.
Thằng Văn vừa e dè vừa tò mò đưa tay trái ra. Ông chú mù chộp ngay lấy cánh tay nó, như thể ông ta chả mù chút nào. Tay ông sờ dọc theo bàn tay nó.
- Quả nhiên là Thiên mệnh.
- Cái gì là Thiên mệnh hả chú?
- Chú cũng không biết. Nói đúng ra là chú biết nhưng chú lại không cách nào diễn tả cho cháu biết.
Thằng Văn gật đầu. Câu này mẹ nó hay nói. Ông bác cũng từng nói. Cô Vân mỗi lần bị nó hỏi cũng đều nói. Thật kì lạ. Nó bị gặp khó khăn khi diễn đạt ý nghĩ của mình. Nhưng hoá ra người lớn cũng vậy. Có rất nhiều điều họ không diễn tả được.
- Nếu chú nói cháu là thiên tài nghìn năm, không, cả vạn năm mới có một, cháu có tin không?
Lần này nó phì cười.
- Ha ha, sao cháu tin được. Làm thiên tài đâu có dễ như thế. Và cháu không việc gì phải mong mình thành thiên tài cả. Mẹ cháu nói ấy, làm người bình thường đã là điều rất tốt rồi. Ngày bé cháu cũng từng nghĩ rằng biết đâu mình là thiên tài. Mà cả đám trẻ con trong xóm cháu cũng đều nghĩ thế. Nhưng đâu dễ gì để cả xóm đều là thiên tài đâu đúng không? Mà mơ ước mình là thiên tài cũng không thay đổi được tình hình của cháu. Ngày mai cháu phải cố gắng tốt nghiệp được Tiểu học, và đánh một trận với một thằng to con. Mơ ước viển vông không có giúp được gì, vì cháu mơ ước nhiều rồi. Chỉ có nỗ lực của bản thân mới giúp được mình mà thôi.
- À hà. Đúng vậy. Chú chỉ hỏi đùa cháu như vậy mà thôi. Nỗ lực, đôi lúc cũng có thể thắng cả Thiên mệnh. Đây, chú bán cho cháu con tò he này.
Ông chú rút một con tò he đưa cho nó. Hai mảnh trắng đen quện vào với nhau. Giống như là... Âm Dương.
- Cái này là Âm Dương hả chú?
- Đúng vậy. Ngày mai, cháu nhớ quan sát thật kĩ Âm Dương nhé. À, cái này làm từ bột mì, cháu hơ lên lửa là ăn được đó. Thôi chú đi đây.
- Cháu nghĩ chú nên về ngủ, ngày mai đi bán hàng sớm. Những người bán hàng sớm thường được nhiều người mua.
- À hà. Ngày mai chú không bán hàng nữa đâu.
- Sao thế hả chú?
- Chú đã bán hàng ở đây 10 năm rồi. Cũng đã nhìn thấy những gì cần thấy. Chú muốn đi tới những nơi khác, ngắm nhìn những bầu trời khác.
- Cháu vẫn chưa biết tên chú.
Người đàn ông giương cặp kính đen nhìn lên trời. Nó không biết ông ta có nhìn thấy gì không nữa.
- Thiên.
…
- Nếu có duyên sẽ gặp lại.
Ông chú ấy đã đi rồi, xách theo đống tò he theo. Thằng Văn cầm cây tò he Âm Dương, lại nằm xuống bờ đá.
Nó tự hỏi tại sao mỗi lần ra biển suy ngẫm, lại có người ra bắt chuyện với nó. Có lẽ, bọn họ cũng thích buôn chuyện sao. Giống như những bà hàng xóm hay ngồi lê đôi mách với nhau.
Nó nhìn lên bầu trời sao. Hình ảnh phản chiếu sao. Là vì khi ta ngắm sao, ta không nhìn vào bầu trời, mà là nhìn vào chính nội tâm của mình sao? Nó nghĩ tới mẹ.
“Mình không biết, chòm sao của mẹ ở đâu. Có cô đơn, có vất vả như mẹ hay không?”
7h38 phút sáng ngày 1/7, thằng Văn bắt đầu câu đầu tiên của bài Luận như thế.
Thằng Văn tiu nghỉu. Mẹ nó nhìn thấy mặt nó như vậy, chỉ nhẹ lắc đầu. Chị lấy trong túi ra một cái bánh sinh nhật nhỏ.
Chị lấy 11 cây nến, cắm chen chúc lên cái bánh. Chị đốt cho nó thổi. Chị bảo nó hãy ước gì đi.
Văn nói nó muốn ước ngày mai có thể tốt nghiệp. Nó muốn tốt nghiệp cả Sơ trung, Cao trung rồi trở thành Viên chức, như thế nó sẽ kiếm được tiền cho mẹ. Chị cười. Nó thổi nến cái phụp.
Hai mẹ con cắt bánh ra ăn.
Cái bánh mua ở đầu chợ, từ ban chiều. Chỉ có chút gato phủ bởi lớp kem trắng. Cả bánh lẫn kem đều chẳng phải loại hảo hạng gì. Nhưng thằng Văn ăn rất ngon lành. Nó xơi đến ¾ cái bánh. Đêm đã khuya rồi. Mẹ nó đã lên giường ngủ. Nó nhìn mẹ. Nó đã ước hôm nay bác ấy có thể tới. Nó muốn nhìn thấy mẹ tươi cười như ngày nọ. Nó cũng muốn mời cả Linh và anh Thiên Anh tới chơi nữa. Trong thế giới rộng lớn này, chỉ có vài người nọ là toàn bộ nhân sinh quan bé nhỏ của nó.
Nhưng, như mọi năm, mẹ nó vẫn một mình. Một mình mẹ tổ chức sinh nhật cho nó. Một mình mẹ lắng nghe lời ước của nó. Nó tự hỏi, ngày này 11 năm về trước, khi sinh nó ra đời, liệu mẹ cũng chỉ có một mình hay không. Đêm mùa hè. Biển xào xạc. Trăng cuối tháng đã tàn. Thằng Văn nằm dài trên bờ đá. Sóng đánh vào nó man mát. Hôm nay là ngày cuối cùng của đợt Khuyết Nguyệt Triều.
Nó nhìn lên bầu trời. Bầu trời trong, và cao. Và hằng hà sa số những ngôi sao. Nó giơ tay lên đếm. 14 chòm sao. Mẹ nó từng kể có tất cả 60 chòm sao trên trời, nhưng tại Hải Thành, chỉ có thể nhìn thấy nhiều nhất là 14 chòm mà thôi.
Mẹ nó kể mỗi chòm sao đều có 1 sinh mạng, mang theo một ý nghĩa. Và mỗi người lại ứng với 1 chòm sao. Chòm sao ấy sẽ quyết định vận mệnh người đó.
Nhưng nó đã nghe ở đâu đó, có thể là từ vài đứa bạn cùng lớp, lâu rồi, rằng những ngôi sao chỉ là những quả cầu khổng lồ bay trên trời. Có khi chúng còn xa xôi hơn cả mặt trời nữa. Và thứ gọi là “chòm sao” cũng chỉ là tưởng tượng mà thôi, vì mỗi ngôi sao trong một chòm sao lại cách nhau rất xa, xa hơn cả khoảng cách giữa chúng với quả đất nữa. Vậy thì chúng đâu có liên quan gì tới nhau, và đâu có liên quan gì tới vận mệnh con người?
“Thay vì những ngôi sao xa xôi như vậy, sao con người không gắn sinh mạng của mình với mặt trời và mặt trăng nhỉ? Ít ra thì, mặt trời cho ta nắng ấm, còn mặt trăng có thể điều khiển sóng biển”.
11 tuổi, có rất nhiều điều nó thấy khó hiểu về loài người.
- Bởi vì sao à? Vì con người nhìn thấy bản thân mình trên bầu trời. Giống như khi cháu soi mình vào mặt nước vậy.
- A!!
Nó giật mình. Nó lại nói ra suy nghĩ của bản thân rồi. Nó ngồi dậy, quay đầu lại.
Là ông chú bán tò he trong phố. Ông đeo một cái kính đen. Ông đã ngồi cạnh nó từ bao giờ, quầy hàng tò he vẫn đặt trên mặt đất.
- Ra là chú à? Đã tối muộn rồi sao chú vẫn còn bán tò he?
- À. Sáng hay tối đối với chú không quan trọng. Vì chú bị mù.
- A... Chú bị mù mà vẫn nặn được tò he ạ? À... mà không phải, đó không phải là điều cháu quan tâm. Cháu thường không bắt kịp suy nghĩ của bản thân. Điều cháu muốn nói là... có thể sáng với tối không quan trọng với chú, nhưng lại quan trọng với người khác đó ạ.
- Vậy sao?
- Vâng, chú bị mù, nên chú không quan tâm tới sáng hay tối. Nhưng những người khác không bị mù, họ cần có ánh sáng để tỉnh táo, để làm việc. Buổi tối họ đều đi ngủ hết. Nên giờ này chả ai ra ngoài mua tò he cho chú nữa đâu.
- Vậy sao? Chú thấy vẫn có một người mà?
- Ai hả chú?
- Cháu.
Ớ. Cũng đúng.
- Nhưng cháu không có tiền để mua tò he của chú đâu.
- Đâu phải cứ có tiền mới mua được thứ gì đó.
- Vậy chú muốn thứ gì?
- Cháu có thể bán cho ta “tầm nhìn”.
-!!
…
- Chú định móc mắt cháu đấy à!
- Bậy nào. Ta muốn nhìn thấy vận mệnh của cháu. Cháu đưa tay trái cho chú.
Thằng Văn vừa e dè vừa tò mò đưa tay trái ra. Ông chú mù chộp ngay lấy cánh tay nó, như thể ông ta chả mù chút nào. Tay ông sờ dọc theo bàn tay nó.
- Quả nhiên là Thiên mệnh.
- Cái gì là Thiên mệnh hả chú?
- Chú cũng không biết. Nói đúng ra là chú biết nhưng chú lại không cách nào diễn tả cho cháu biết.
Thằng Văn gật đầu. Câu này mẹ nó hay nói. Ông bác cũng từng nói. Cô Vân mỗi lần bị nó hỏi cũng đều nói. Thật kì lạ. Nó bị gặp khó khăn khi diễn đạt ý nghĩ của mình. Nhưng hoá ra người lớn cũng vậy. Có rất nhiều điều họ không diễn tả được.
- Nếu chú nói cháu là thiên tài nghìn năm, không, cả vạn năm mới có một, cháu có tin không?
Lần này nó phì cười.
- Ha ha, sao cháu tin được. Làm thiên tài đâu có dễ như thế. Và cháu không việc gì phải mong mình thành thiên tài cả. Mẹ cháu nói ấy, làm người bình thường đã là điều rất tốt rồi. Ngày bé cháu cũng từng nghĩ rằng biết đâu mình là thiên tài. Mà cả đám trẻ con trong xóm cháu cũng đều nghĩ thế. Nhưng đâu dễ gì để cả xóm đều là thiên tài đâu đúng không? Mà mơ ước mình là thiên tài cũng không thay đổi được tình hình của cháu. Ngày mai cháu phải cố gắng tốt nghiệp được Tiểu học, và đánh một trận với một thằng to con. Mơ ước viển vông không có giúp được gì, vì cháu mơ ước nhiều rồi. Chỉ có nỗ lực của bản thân mới giúp được mình mà thôi.
- À hà. Đúng vậy. Chú chỉ hỏi đùa cháu như vậy mà thôi. Nỗ lực, đôi lúc cũng có thể thắng cả Thiên mệnh. Đây, chú bán cho cháu con tò he này.
Ông chú rút một con tò he đưa cho nó. Hai mảnh trắng đen quện vào với nhau. Giống như là... Âm Dương.
- Cái này là Âm Dương hả chú?
- Đúng vậy. Ngày mai, cháu nhớ quan sát thật kĩ Âm Dương nhé. À, cái này làm từ bột mì, cháu hơ lên lửa là ăn được đó. Thôi chú đi đây.
- Cháu nghĩ chú nên về ngủ, ngày mai đi bán hàng sớm. Những người bán hàng sớm thường được nhiều người mua.
- À hà. Ngày mai chú không bán hàng nữa đâu.
- Sao thế hả chú?
- Chú đã bán hàng ở đây 10 năm rồi. Cũng đã nhìn thấy những gì cần thấy. Chú muốn đi tới những nơi khác, ngắm nhìn những bầu trời khác.
- Cháu vẫn chưa biết tên chú.
Người đàn ông giương cặp kính đen nhìn lên trời. Nó không biết ông ta có nhìn thấy gì không nữa.
- Thiên.
…
- Nếu có duyên sẽ gặp lại.
Ông chú ấy đã đi rồi, xách theo đống tò he theo. Thằng Văn cầm cây tò he Âm Dương, lại nằm xuống bờ đá.
Nó tự hỏi tại sao mỗi lần ra biển suy ngẫm, lại có người ra bắt chuyện với nó. Có lẽ, bọn họ cũng thích buôn chuyện sao. Giống như những bà hàng xóm hay ngồi lê đôi mách với nhau.
Nó nhìn lên bầu trời sao. Hình ảnh phản chiếu sao. Là vì khi ta ngắm sao, ta không nhìn vào bầu trời, mà là nhìn vào chính nội tâm của mình sao? Nó nghĩ tới mẹ.
“Mình không biết, chòm sao của mẹ ở đâu. Có cô đơn, có vất vả như mẹ hay không?”
7h38 phút sáng ngày 1/7, thằng Văn bắt đầu câu đầu tiên của bài Luận như thế.
Tác giả :
Hắc Long