Thiên Kiếm Tuyệt Ðao
Chương 6: Đồng minh kể ba người
Không hiểu hai người lạ đánh nhau bao nhiêu lâu rồi, bốn bàn chân đều đã lún sâu vào trong mặt cỏ nhưng vẫn giữ cuộc diện bất phân thắng bại.
Thiếu Bạch nhìn kỹ hai người lạ một cái nữa, chàng phát giác ra trán hai người đều đã vã ra mồ hôi đầm đìa, nhỏ giọt theo thành đường chảy xuống cổ, trong khi hơi thở của cả hai cũng đều mệt nhọc, hổn hển. Hiển nhiên trông thấy cả hai người họ đã dùng tận sức của gân cốt, không còn hơi sức đâu mà giao đấu thêm được, chỉ bởi ở vào cái thế không thể dừng tay được mà thôi.
Nên biết hai người đều đã vận tụ hết toàn thân công lực lên cả hai bàn tay để dồn công đối phương, bất luận người nào cũng không thể thâu thế về được, chỉ cần lực đạo hơi giảm sút một chút tức thời đã cho ngay bên đối phương một cơ hội có thể lợi dụng tức khắc, thế nào cũng sẽ bị luồng kình lực mạnh mẽ có sức lật biển xô non của đối phương ập sang, không chết cũng bị thương nặng, bởi vậy không người nào dám sinh lòng thối chí được, cứ phải kiệt tận bản lãnh ra mà tử đấu, gắng gượng đợi cho tới lúc đối phương lăn đùng ra chết vì hoàn toàn cạn lực.
Thiếu Bạch tra xét kỹ lưỡng một hồi, quả thấy rõ ràng cả hai thật sự đã mang hết toàn lực ra rồi, chàng bèn nghĩ bụng :
- “Nếu cứ để cho hai người lạ này tiếp tục giao đấu theo cái lối tốn sức này thì trước khi trời sáng chỉ sợ hai người đều kiệt sức mà chết cả. Tả Thiếu Bạch không gặp thì thôi chứ đã gặp thảm cảnh này, lẽ nào bỏ qua? Lẽ nào đứng nhìn họ chết mà không cứu?”
Nghĩ vậy rồi Thiếu Bạch vẫn không hiểu mình có thể kéo họ giang ra khỏi cái kết cục chết thảm không? Lúc bấy giờ chàng bèn vận toàn thân công lực ra chia đều lên hai cánh tay, quát lớn một tiếng vang động cả đất trời, song chưởng nhanh nhẹn cực kỳ, đẩy xuyên ngay vào giữa chỗ bốn bàn tay chập vào nhau của hai người họ, chàng tiếp lấy lực đạo của họ, đẩy ra sau.
Hai người lạ đã giao đấu đến hơi tàn kiệt lực rồi, nhưng chỉ vì cái thế không dám và không thể dừng tay, nay hai cánh tay Thiếu Bạch lại vận sức lên, ngang nhau cho tẽ ra, tức thời hai người lạ đều ngã bổ chảng lại phía sau. Hai người họ ngã lăn xuống đất, người run lên bần bật như con dế một lúc rồi mới vươn mình ngồi dậy, nhắm nghiền hai mắt, vận khí điều tức, không để ý tới Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch thầm hiểu rằng nếu họ không kịp thời điều tức thì sợ bị phế hết cả võ công, tức thời chàng cất tiếng nói :
- Công lực của nhị vị bên tám lạng bên nửa cân, có giao đấu thêm nữa cũng mắc phải cái cảnh cùng mang thương tích mà thôi. Tốt nhất là hai vị đừng có đấu với nhau nữa làm gì!
Tuy miệng nói vậy nhưng trong lòng Thiếu Bạch cũng hiểu thừa đi rằng trong tình cảnh hiện nay hai người nọ sẽ không tiện trả lời chàng, mà thật sự chàng cũng không cần họ trả lời làm gì. Nói xong chàng xoay người bước nhanh đi.
Nào dè sự tình lại xảy ra đột ngột ngoài sự tính toán của Thiếu Bạch, chàng chưa bước đi được quá mười bước bổng nghe một giọng nói yếu ớt vẳng lại nói :
- Đứng lại!
Giọng nói này tuy yếu ớt nhưng chất chứa đầy phẫn nộ giận dữ. Thiếu Bạch ngẩn người, đứng dừng ngay lại.
Lại nghe một giọng nói yếu ớt khác vẳng lại nói :
- Nếu như nhà ngươi can đảm thì hãy đợi chúng ta một giờ.
Thiếu Bạch ngửa mặt nhìn sắt trời rồi nói :
- Được lắm, tại hạ chờ hai vị một giờ vậy.
Nói rồi, Thiếu Bạch ở nguyên tại chỗ, ngồi phệt ngay xuống đất.
Quả nhiên, một giờ đồng hồ sau, hắc y nhân ngồi quay mặt về hướng nam đứng thẳng người dậy trước. Thấy thế, hắc y nhân ngồi quay mặt về hướng bắc đâu chịu để kém, cũng đứng ngay dậy theo liền.
Hai hắc y nhân ngó nhau một cái rồi cùng một lượt đi lại phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch thấy hai người lạ bước tới với ý không tốt, vội vàng đứng dậy nói :
- Nhị vị đòi tại hạ ở lại, không hiểu có điều chi muốn chỉ giáo?
Hắc y nhân đứng bên tay trái lạnh lùng nói :
- Ai cần nhà ngươi can thiệp vào việc người khác?
Hắc y nhân đứng bên mặt đỡ lời :
- Phải đấy, bọn ta đánh nhau có can dự gì đến nhà ngươi?
Thiếu Bạch nói :
- Tại hạ vốn có hảo ý, cả hai vị đều đã sức cùng, lực kiệt, mệt mỏi rã rời rồi, nếu như đánh tới thì nhất định thế nào cũng xảy ra việc cùng chết cả, nếu như không làm sao phân được kẻ thua người thắng thì còn đánh làm gì cho mệt?
Hắc y nhân bên tay trái nói :
- Các hạ nói tuy không sai nhưng đã phá lời thề giữa hai chúng tôi mà lại còn làm hỏng công phu từ trước tới nay của bọn này.
Người ở bên tay mặt cười nhạt đỡ lời :
- Bọn ta ở chỗ này đánh nhau cả ba tháng trời nay rồi, trước sau cũng có người thắng kẻ bại. Tối hôm qua cũng đã thề với nhau không chết thì không thôi, chẳng thể ngờ được rằng đang mấp mé ở giữa chỗ sống chết lại bị các hạ nhúng tay vào phá đám. Thôi thì giờ đây mối hận này phải đổ cả lên đầu nhà ngươi mới được.
Thiếu Bạch nhìn kỹ hai người lạ thêm một cái nữa, thấy hai người đều có niên kỷ không quá 23, 24, bất giác trong lòng lấy làm lạ lắm, không nhịn được hỏi :
- Nhị vị tuổi chưa bao nhiêu, vì lẽ gì lại thắt mối thâm cừu đại hận như hiện tại, không phân sống chết thì chưa chịu. Đánh nhau đã ba bốn tháng rồi, thắng bại khó phân, đủ đã thấy võ công của nhị vị ngang bằng nhau, đánh nhau thêm nữa có lợi gì đâu?
Hắc y nhân tay trái nói :
- Đúng vậy, bọn ta vốn không thù nhưng việc đánh nhau này không thể không đánh.
Ngươi bên mặt nói :
- Bọn ta không những không thù oán, mà đối với nhau còn có lòng thương tưởng. Thế nhưng ta bị lời thề chế ngự, trong hai người bọn ta ắt phải có một người chết.
Thiếu Bạch giật mình sực nhớ tới hoàn cảnh đau thương của chàng, không dừng được hỏi :
- Nhị vị vốn không thù oán, thế thì mối thù oán ấy chắc là kết từ đời trước. Phải chăng là thù giết cha?
Người bên tay trái lạnh lùng đỡ lời :
- Tuy không phải là thù giết cha, nhưng là thù giết thầy. Thầy trò như cha con, có gì là không giống nhau đâu? Đấy cũng kể là mối thù không đội trời chung rồi.
Ngươi bên tay mặt nói :
- Mỗi người chúng ta đều đứng trước vị ân sư mà thề rằng quyết trả cho được mối thù này, bởi vậy nên không thể nào sống chung trên đời.
Thiếu Bạch gật đầu nói :
- Nhị vị nói đều có lý, nhưng không hiểu ân sư của nhị vị vì lẽ gì thù oán nhau? Phần lỗi về ai?
Người bên tay mặt cướp lời nói :
- Đầu dây mối nhợ của việc ân oán đời trước đã rõ ràng ra sao, chúng tôi là phận đệ tử, dẫu có biết đi chăng nữa cũng không thích cho người ngoài hay hoặc nhắc tới, nhưng quả thật rõ ràng ân sư đã chết dưới tay sư phụ y, mối thù ấy lẽ nào không trả?
Người bên trái lạnh lùng nói :
- Gia sư cũng chết trong tay của lệnh sư. Những nhân vật đời trước đều đã mất, chỉ còn lại có chúng ta là đệ tử phải thanh toán cho mau món nợ máu này.
Thiếu Bạch nói :
- Thế nào? Sao? Sư phụ của nhị vị cùng đả thương nhau rồi cùng chết?
Người bên phải gật đầu nói :
- Mỗi người trúng một chưởng, rốt cuộc cùng chết.
Thiếu Bạch thở ra nói :
- Nếu như hai vị cứ găng mà đánh tới nữa thì rồi cũng sẽ giẫm lên vết xe lún của đời trước, đều nát ngọc cả. Chẳng bằng hãy nghe lời tại hạ khuyến cáo, người nọ nắm tay người kia nói lời dịu ngọt với nhau, đừng có tỉ thí nữa.
Người bên trái than :
- Các hạ nói không sai, nhưng huynh đệ không thể nghe theo được.
Thiếu Bạch nói :
- Đã biết lời tại hạ nói không sai thì tại sao không chịu nghe theo?
Người bên tay mặt đỡ lời :
- Tại hạ cũng không thể theo, trừ phi là...
Thiếu Bạch hỏi dồn :
- Trừ phi sao?
Người bên tay trái nói :
- Hai người chúng tôi ở trước linh tiền ân sư có lời thề là nếu không trả được thù thì chết mới thôi. Trừ phi có một người có thể đánh bại được cái thế hai người chúng tôi liên thủ với nhau. Khi ấy chúng tôi mới có thể buông tay thôi đánh nhau được.
Thiếu Bạch lấy làm lạ hỏi :
- Tại sao phải ước với nhau như thế để làm gì?
Người bên tay mặt đỡ lời :
- Người ấy nếu như có thể đánh bại cả hai chúng tôi hợp lực lại cùng tiến lên thì đủ làm chứng rằng người ấy còn mạnh hơn chúng tôi rất nhiều. Nếu như không nghe theo cách giảng hòa của người đó thì việc kẻ ấy sẽ giết một người trong chúng tôi dễ như trở bàn tay và cuộc giao đấu sinh tử của chúng tôi như hiện nay làm sao có thể tiếp tục được nữa.
Thiếu Bạch nói :
- Chỗ thêm thắt gượng ép ấy cũng có thể cho là có lý được vì nếu không có điều ấy thì hai người tất có một người tử thương.
Người bên trái nói :
- Các hạ giàn hòa trường quyết đấu của chúng tôi là tự rước lấy phiền lụy vào mình, không trách chúng tôi được.
Thiếu Bạch nói :
- Tại hạ rất mong được thử cao chiêu của nhị vị. Nhưng trước khi vào việc tại hạ cũng cần nói rõ một điều. Ấy là tại hạ tuyệt đối không có lòng cậy háo thắng mà toàn chỉ vì việc giàn hòa trường quyết đấu sinh tử giữa nhị vị. Giờ đây xin nhị vị xuất thủ đi.
Người bên tay mặt hỏi :
- Hai người bọn ta đánh một mình các hạ, sự thực không được công bình lắm. Vậy giờ đây đấu với nhau bằng quyền cước hay binh khí là do các hạ chọn.
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Mấy năm nay tuy cũng có luyện quyền chưởng, nhưng chung quy vẫn chưa có được kỳ chiêu, chẳng bằng dùng binh đao thì hay hơn. Ân sư thường nói tuyệt nghệ Vương đạo cửu kiếm có thể đương cự với số đông cao thủ vây đánh. Ngày hôm nay phải thử xem sao”.
Nghĩ thế, “soạt” một tiếng, chàng rút phắt trường kiếm nói :
- Được! Bọn ta sẽ dùng binh khí thử với nhau vài chiêu.
Người bên trái xoay người nhảy vèo đi lượm thanh trường kiếm rớt nằm trên mặt cỏ. Người bên phải cũng đã nhặt ở dưới đất lên đôi Phán Quan bút.
Hai người nọ tức thời chia ra làm hai bên xông lên tấn công Thiếu Bạch.
Hắc y nhân sử dụng kiếm nói :
- Đề phòng!
Dứt lời “véo” một tiếng, chiêu “Giả Hỏa Thiêu Thiên” được đâm xéo tới. Thiếu Bạch lắc mình sang bên nhường một kiếm.
Hắc y nhân cầm Phán Quan bút đột nhiên tung mình nhảy ra phía sau, song bút cùng lúc phóng ra theo chiêu “Dã Mã Phân Tông” chia ra nhắm điểm vào hai huyệt đạo trên người Thiếu Bạch.
Hắc y nhân sử kiếm đâm không trúng, tức thời một kiếm thứ hai theo chiêu “Bình Sa Lạc Nhạn” được đâm véo ngay ra liền. Thiếu Bạch bây giờ mới vũ lộng thần oai, một kiếm Tường vân liễu nhuyễn nhoáng lên một làn kiếm khí, song bút và trường kiếm đều bị đánh vẹt ra.
Hai thiếu niên mặc đồ đen cũng bị dồn đánh phải thối lui ngay một bước, nhưng vừa lùi lại tiến lên ngay, động tác mau lẹ dị thường. Cả kiếm lẫn bút hợp sức với nhau cùng tấn công tới. Chiêu số tàn độc, lợi hại quá đỗi. Mỗi một nhát mỗi một đường đều nhắm thọc vào yếu huyệt trên người Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch thi triển Đại Bi kiếm pháp để đón đỡ chưởng bút, mũi kiếm của đối phương. Chàng đỡ được hết những chiêu thuật tàn độc của cường địch một cách thong dong nhàn nhã, mượn thế của đối phương rồi phản kích lại, trong công có thủ mà trong thủ cũng có công.
Nên biết Đại Bi kiếm pháp là cái học tinh bậc nhất ở trong kiếm pháp, lúc thi triển ra tức thời quyện lên một màn kiếm quang vây bọc lấy toàn thân, mỗi chiêu đều chiếm lấy nước tiên của kẻ địch. Hai hắc y nhân mỗi người đều đã tấn công liên tiếp hai mươi mấy chiêu thế mà vẫn không thể xán lại gần người Thiếu Bạch được một bước.
Thiếu Bạch lần đầu tiên động thủ với địch nhân, trong lòng vẫn còn e dè nên đánh không được hết sức. Nhưng mấy chiêu chàng đã dạn ra kiếm chiêu do đó cũng thuần thục dần. Cái ý sợ địch cũng dần dần tiêu tan mất đi. Thế thủ của chàng càng lúc càng tăng thêm phần nghiêm mật.
Ba người lại đấu thêm hơn mười hiệp, hắc y nhân sử dụng kiếm đột nhiên thâu kiếm nhảy lùi ra sau vòng tay làm lễ nói :
- Huynh đài kiếm pháp tinh kỳ, tại hạ tự biết không phải là đối thủ, xin vui lòng chịu thua.
“Véo” một tiếng, y đã ném trường kiếm trong tay đi.
Hắc y nhân sử Phán Quan bút cũng liền thâu ngay Phán Quan bút bùi ngùi nói :
- Rất đội ơn lưỡi kiếm lưu tình.
Rồi y cũng ném Phán Quan bút cắm phập xuống đất. Thiếu Bạch thâu trường kiếm về vòng tay cười nói :
- Đội ơn nhị vị nhường nhịn.
Trong lòng chàng lấy làm lạ vô cùng, nghĩ bụng :
- “Hai người này không có vẻ thua một chút nào cả, có đánh thêm mấy chục hiệp nữa cũng còn cầm cự được, chẳng hiểu vì lẽ gì họ lại chịu vứt bỏ binh khí vui lòng nhận thua như thế?”
Chỉ thấy hắc y nhân sử kiếm vòng tay nói :
- Huynh đệ là Hoàng Vĩnh, xin hỏi thượng tánh danh của huynh đài?
Thiếu Bạch đáp :
- Tại hạ là Tả Thiếu Bạch.
Thanh niên sử Phán Quan bút nghiêng mình nói :
- Huynh đệ là Cao Quang.
Thiếu Bạch nói :
- Nhị vị đã khoanh tay nói chuyện hòa hoãn với nhau cho tại hạ còn được chút thể diện thực khiến tại hạ rất cảm kích. Bọn ta là người đi lại trên chốn giang hồ, thế nào sau này cũng có ngày gặp mặt, tại hạ xin cáo biệt nơi đây.
Tra gươm vào vỏ, vòng tay chào, quay người bước nhanh đi.
Đi độ chừng bốn năm dặm đường, bổng nghe ở đằng sau vọng lại tiếng chân người chạy gấp. Thiếu Bạch vội quay đầu lại nhìn chỉ thấy Hoàng Vĩnh, Cao Quang sóng vai nhau chạy thật nhanh tới.
Thiếu Bạch đi chậm lại, đợi cho hai người nọ đuổi kịp, chàng mỉm cười nói :
- Hoàng huynh đuổi theo huynh đệ, không hiểu có điều gì chỉ giáo?
Hoàng Vĩnh nói :
- Hai người chúng tôi trong lòng rất bái phục võ công của Tả huynh, cũng còn cảm phục tình đại nhân đại nghĩa của người, chúng tôi vô cùng kính ngưỡng, đặc biệt chạy theo đây, dám mong Tả huynh không bỏ rơi kẻ hạ ngu, chấp thuận cho bọn chúng tôi được kết bạn tùy hành, thỉnh thoảng được dịp học hỏi thêm.
Cao Quang nói :
- Tại hạ và Hoàng huynh đều là những cô nhi được ân sư đem về nuôi dạy, cho nên đối với sư môn có một tình cảm rất thâm sâu, mười năm trời nay chúng tôi canh cánh trong lòng không quên được việc báo thù cho sư phụ, vừa rồi đây được Tả huynh giải hòa khiến chúng tôi đang là thù trở thành bạn, nhưng rồi chúng tôi bổng cảm thấy trời đất mênh mông, không có nhà đâu mà về. Hoàng huynh rất khâm phục tư cách nghĩa hiệp của Tả huynh, còn huynh đệ cũng cúi đầu trước lòng nhân nghĩa của Tả huynh, anh em chúng tôi tuy biết rằng mối ân oán đời trước chẳng qua chỉ vì chuyện tranh giành hư danh mà thôi. Hai vị lão nhân trước khi mất không có ý muốn cho chúng tôi, đệ tử đời sau mở một trận quyết đấu nữa, chỉ bởi thương thế của hai vị quá nặng, chưa nói hết lời di ngôn thì đã quy tiên rồi. Tại hạ và Hoàng huynh đã động thủ với nhau nhiều trận, đều cảm phục nhau. Cứ sau mỗi trận, ngồi điều tức đối diện nhau giữa cảnh gió mát trăng thanh mà vui miệng đàm luận về thân thế mới hay rằng cũng đều là cô nhi phụ mẫu bỏ không nuôi.
Thiếu Bạch hốt nhiên thở dài nói :
- Tại hạ không nói được mình là người cha mẹ bỏ không nuôi, nhưng trường khổ đã trải, thảm cảnh mắt đã thấy, chỉ sợ còn nhiều hơn nhị vị...
Nói đến đây bỗng sực nhớ rằng mình không nên ngắt lời người ta đang nói dỡ dang như thế, cho nên Thiếu Bạch vội vã đổi câu chuyện nói :
- Nhị vị đã cảm phục lẫn nhau, tại sao lại không nắm tay nhau nói lời dịu ngọt mà lại tiếp tục đánh nhau mãi để làm gì?
Cao Quang thở dài nói :
- Chúng tôi đã tỉ thí với nhau ba tháng trời liền, thắng bại chưa phân rõ nhưng tình nghĩa mỗi ngày một tăng thêm. Nhắc đến tình hình lúc hai vị lão nhân gia chết thì đều quá ngắn ngủi như nhau, kiểm điểm lại những điều được hay biết thì hai vị lão gia quả thật không có ý muốn hàng đệ tử đời sau như anh em chúng tôi đây báo thù gì hết. Biết vậy cả hai chúng tôi đều hối hận, cái hào khí phục thù cho sư phụ đã sớm tiêu tan rồi, nhưng bởi trước khi động thủ lần đầu, chúng tôi ở trước phần mộ sư phụ đã thề nếu không phân thắng bại thì chưa ngưng tay, trừ phi có một người đánh bại được hai chúng tôi hiệp sức liên thủ tấn công...
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Cái lý do này không khỏi quá gượng ép, các người tỉ võ công vì lẽ gì lại cộng thêm một điều ước chẳng có quan hệ gì thế?”
Giữa khi ấy nghe Hoàng Vĩnh nói :
- Tả huynh trong lòng đối với điều ước ấy chắc cũng có chỗ nghi ngờ, chỉ sợ lại còn hiểu lầm cho chúng tôi là kiếm chuyện bịa đặt...
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Thì vậy chứ sao, việc các người tỉ thí võ công với cái điều ước ấy có quan hệ gì nhau đâu, dĩ nhiên là các ngươi ngụy tạo rồi còn gì”.
Nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chàng vẫn làm thinh không nói gì cả. Hoàng Vĩnh than :
- Chẳng trách Tả huynh đa nghi được, bởi vì chính chúng tôi đây, trước khi động thủ với nhau cũng thấy rằng nó lạ lùng kỳ quái vô cùng. Vừa rồi bị Tả huynh đánh cho tơi bời, phải buông kiếm chịu thua chúng tôi mới chợt hiểu ra ân sư có lòng rộng rãi đặc biệt để lại cho chúng tôi một sinh lộ.
Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi :
- Sao? Điều ước ngôn ấy là do lệnh sư trăn trối lại lập ra?
Hoàng Vĩnh nói :
- Đúng thế, trước khi hai vị lão nhân mất thời cơ rất là ngắn ngủi, dĩ nhiên người không thể nói năng gì nhiều, nhưng rồi lại biết thân chúng tôi chịu ơn nặng về công đức nuôi nấng dạy dỗ, ngày sau thế nào cũng phải báo thù cho họ. Nhưng nếu mà cản ngăn ngay thì lại chỉ càng làm cho chúng tôi thêm kiên quyết với chí báo thù hơn. Trong giây khắc ngắn ngủi ân sư còn tại thế, chúng tôi lên tiếng thề để tỏ rõ tấm lòng. Lão nhân gia tự biết mình mất đến nơi, có ý nói thật vắn tắt, để lại hai câu điều ước ngôn khó thi hành, bảo rằng ngày sau, lúc báo thù cho người, nếu như gặp được người giải hòa thì chúng tôi phải hiệp lực nhau lại đánh một người đó, nếu như không thắng được người đó thì mối thù kia hủy bỏ, không phải báo nữa. Nói xong cả hai nhắm mắt qua đời, tình cảnh ấy, lời lẽ ấy, tại hạ và Cao huynh so đối lại không trệch chút nào, vậy không thể có sự sai lầm, dụng tâm của hai vị lão nhân thật sâu xa, quá sức tưởng tượng, chúng tôi không thể nào suy luận mà hiểu rõ ra được. Nhưng khi anh em chúng tôi bị thua dưới tay Tả huynh thì lúc bấy giờ bao nhiêu chỗ không rõ đều chợt vỡ lẽ ra cả.
Cao Quang đỡ lời :
- Khi trước đối với di ngôn ấy, hai chúng tôi không để ý suy nghĩ gì lắm. Đến khi đã đánh nhau mấy trận với Hoàng huynh rồi, sinh lòng thương tưởng với nhau mới nghĩ ra ý trong lời di ngôn của hai vị lão nhân gia. Ấy cũng nhờ trong khi trò chuyện sau mỗi lần đánh nhau chí tử, lúc ấy chúng tôi cũng làm ra vẻ ta đây thông minh tìm ra ngay một lý do để giải thích và nghĩ rằng nếu như người hòa giải ấy muốn giết một người trong chúng tôi chỉ là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong võ lâm thiếu gì những bậc tiền bối đại hiệp có ý nghĩ ấy, giết một người cứu một người kể cũng tốt hơn để cho cả hai cùng chết chung, bất luận vị ấy giết một người nào trong chúng tôi thì trường tử đấu này cũng tự nhiên sẽ không tồn tại nữa.
Thiếu Bạch nói :
- Lý do đem ra giải thích lời di ngôn của hai vị lão nhân gia như vậy tuy không sai, nhưng cũng quá đơn giản, tại hạ thiết nghĩ ý của hai vị lão nhân gia không đến nỗi nào như vậy đâu.
Hoàng Vĩnh nói :
- Đúng thế, lời di ngôn của hai vị lão nhân gia hàm ý rất sâu rộng, không phải là việc trong nhất thời chúng tôi có thể hiểu ra được. Nhưng sau khi động thủ với Tả huynh rồi, tại hạ mới phát giác ra trong lời di ngôn của hai vị nhân gia có một điều bí mật giấu kín, ấy là võ công của tại hạ và Hoàng huynh tuy mỗi người đều có một tông phái riêng nhưng lại như thể cùng một nguồn mà ra, mỗi khi gặp lúc hiểm ác mang tuyệt chiêu ra bảo toàn tính mạng tựa hồ như cùng chung một thủ pháp. Tình hình ấy khiến cho cuộc giao đấu quyết tử của chúng tôi chỉ có độc một kết cục, ấy là cả hai đều chết hết.
Thiếu Bạch nói :
- Bất kể rằng trong lời di ngôn của hai vị lão nhân gia còn có chỗ bí ẩn chưa phát giác ra được, bất kể thế nào đi chăng nữa mà thấy Hoàng huynh và Cao huynh giũ bỏ hiềm oán, tại hạ rất vui trong lòng. Cổ nhân có nói, ấy chưa đánh thì biết nhau đâu, nhưng xin rằng hai vị trải qua một trường tử đấu rồi thì đổi tử địch thành ra tri kỷ, đừng tạo nên một thảm cảnh ở chốn nhân gian nữa, thê là đẹp rồi. Việc này kể như xong, tại hạ đang còn việc gấp bên mình, không tiện hầu tiếp, thôi ta chia tay nơi đây...
Cao Quang hấp tấp nói :
- Tả huynh xin dừng chân một chốc nữa, nghe chúng tôi nói đôi lời.
Hoàng Vĩnh tiếp lời bạn :
- Hai chúng tôi bảo toàn được tánh mạng toàn trông vào công đức của Tả huynh ban cho, xin nguyện được đi theo hầu.
Thiếu Bạch gượng cười nói :
- Lòng tốt của nhị vị, tại hạ cảm kích bất tận, chỉ hiềm tại hạ hiện đang bên mình một mối trầm oan, đâu đâu cũng có kẻ thù với gót sắt theo đuổi. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra ác chiến. Nếu như kết bạn đồng hành với nhị vị có phải là làm liên lụy đến hai vị không? Bọn ta là những cánh bèo gặp nhau trên mắt nước, thấy nhau là được rồi. Ngày sau còn dài thế nào cũng có lúc gặp mặt, nhị vị xin trân trọng mình vàng.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang đưa mắt nhìn nhau rồi cùng lên tiếng :
- Tả huynh xin nghe thêm đôi lời của anh em chúng tôi, nếu không phải anh em chúng tôi thấy được Tả huynh đi đứng vội vã, tâm sự trùng trùng thì cũng không dám mạo muội chạy theo.
Thiếu Bạch nghĩ ngợi giây lâu nói :
- Không phải tại hạ là người kiêu hãnh cô độc, song quả thực tình cảnh của tại hạ hiện giờ vô cùng hiểm ác. Hiện tại phút này đây tuy có thể tạm thời bình tĩnh vô sự nhưng đấy chẳng qua hành tung của tại hạ chưa bại lộ trong võ lâm đấy thôi...
Hoàng Vĩnh đỡ lời :
- Kẻ sĩ chết với bạn tri kỷ, cốt cách hào hiệp tuyệt luân của Tả huynh, tại hạ thật sự khâm phục rồi, xin cho theo ở bên mình để được bắt chước trong muôn một, chuyện sống chết có nghĩa gì.
Cao Quang cũng nói :
- Mạng sống của anh em chúng tôi được Tả huynh ra tay cứu, lẽ nào chúng tôi không đền đáp cho xứng đáng? Cho đào thì phải trả mận, cổ nhân vẫn hay dạy.
Thiếu Bạch đỡ lời :
- Thạnh tình của nhị vị tại hạ rất cảm kích, nhưng tại hạ...
Hoàng Vĩnh buông tiếng cười dài, tiếng cười của y đầy vẻ bi tráng hào hùng, phá vỡ đêm trường, cười rồi y mới chậm rãi nói :
- Nếu như Tả huynh đã chê anh em chúng tôi bất tài để bận tới người thì bọn tại hạ xin cáo biệt nơi đây vậy.
Nói xong y vòng tay vái chào, quay người bước đi. Cao Quang thở dài nói :
- Anh em chúng tôi có lòng thành, không ngờ bị Tả huynh từ chối phăng như thế.
Dứt lời y cũng chậm rãi đi theo Hoàng Vĩnh.
Thiếu Bạch thấy hai người họ xấu hổ buồn bực mà quay đi như thế, bất giác cũng thấy ái ngại trong lòng. Chàng thở dài rồi cao giọng gọi :
- Nhị vị! Xin nghe tại hạ một lời có được không?
Hoàng Vĩnh quay lại gượng cười nói :
- Bọn anh em chúng tôi tự biết tài nghệ không đi đến đâu, khó có thể chơi trèo với Tả huynh.
Thiếu Bạch than :
- Thạnh tình của nhị vị khiến tại hạ rất cảm kích, nhưng tại hạ lại đang có điều khổ ải bên mình, nếu như nhị vị không sợ bị liên lụy tới thân thì tại hạ xin tạ lãnh tấm thạnh tình của nhị vị vậy.
Hoàng Vĩnh tươi tỉnh ngay nét mắt, y ha hả cười lớn nhanh nhẹn nói :
- Tả huynh không bỏ rơi, bọn anh em chúng tôi xin mang hết sở năng trợ giúp huynh một tay rửa sạch mối trầm oan đang mang trên người.
Thiếu Bạch cười buồn nói :
- Nhị vị khả dĩ biết được kẻ thù của tại hạ là ai không?
Cao Quang nói :
- Điều này huynh đệ không được biết.
Thiếu Bạch sang sảng giọng nói :
- Kẻ thù của tại hạ bao gồm hết tất cả các nhân vật trong võ lâm hiện nay, cả Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang nghe nói đều đứng thừ người ra, lâu lắm không nói năng được gì. Thiếu Bạch tiếp lời :
- Nhị vị phải nên biết rõ như thế! Cho nên nếu như thân thế của tại hạ mà bất trắc do một điều sơ sót đáng tiếc nào mà bị bại lộ thì toàn thể người trong võ lâm sẽ rầm rộ truy sát tại hạ ngay tức khắc. Nhị vị không nên vì một mình tại hạ mà đối đầu với tất cả mọi người trong võ lâm.
Hoàng Vĩnh đỡ lời :
- Tả huynh bất quá chỉ khoảng hai mươi tuổi, vì lẽ gì Tả huynh lại mua thù chuốc oán với Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang?
Thiếu Bạch đáp :
- Nói ra chuyện này dài lắm, một lời không thể nào nói hết được. Mối thù oán của tại hạ kết trên mình của người đời trước. Tại hạ có mối thù cha bị giết, có môn phái bị tiêu diệt!
Cao Quang đỡ lời :
- Tả huynh lại không thể giết hết nhân vật võ lâm trong thiên hạ để báo thù cho lệnh tôn?
Thiếu Bạch nói :
- Oan có đầu, nợ có chủ. Nhân vật võ lâm trong thiên hạ tuy người nào cũng muốn giết cho được tại hạ mới vui lòng hả dạ, nhưng riêng phần tại hạ lại không thể coi nhân vật võ lâm trong thiên hạ người nào cũng có thâm cừu đại địch được. Tại hạ sẽ mang hết sức bình sinh của cả một đời mình ra để tìm cho ra cho kỳ được nguyên nhân ở bên trong khiến cho chân tướng của sự việc sáng tỏ như ban ngày, cho đời nhìn vào rõ rệt. Tại hạ sẽ tru diệt kẻ nguyên hung thủ ác để an ủi vong linh phụ mẫu, công bố chân tướng cho cả bàn dân thiên hạ hay biết để rửa sạch mối trầm oan mà gia phụ phải gánh chịu.
Hoàng Vĩnh vẻ mặt nghiêm túc chậm rãi nói :
- Đệ có mấy câu không phải, nói ra rồi mong Tả huynh đừng có trách.
Thiếu Bạch nói :
- Xin cứ chỉ giáo, tại hạ rửa tai lắng nghe.
Hoàng Vĩnh nói :
- Thiên phu sở chỉ, ngàn người đều trỏ tay vào, tất cả nhân vật trong võ lâm ai cũng bảo phải giết, vậy thiết nghĩ bên trong tất cũng phải có một cái lý gì, nếu như Tả huynh tra rõ chân tướng sự việc và biết rõ phần sai quấy về phía lệnh tôn, thì khi ấy huynh nghĩ sao?
Thiếu Bạch nói :
- Nếu quả đúng như vậy, tại hạ sẽ phải chịu tội thay cho phụ thân, mang một bầu nhiệt huyết này tạ tội trước võ lâm.
Hoàng Vĩnh giơ ngón tay trái lên nói :
- Chỉ bằng vào một câu nói này của Tả huynh, đệ xin nguyện đi theo bên mình huynh, cam nguyện nghe theo mạng lệnh của huynh.
Cao Quang cũng nói :
- Đệ cũng có ý đó.
Thiếu Bạch thở dài một tiếng nói :
- Nhị huynh thương tưởng đến đệ như vậy thực đệ cảm kích bất tận, thạnh tình của nhị huynh đệ phải khắc ghi trong lòng. Không có nhị huynh, đệ một mình cũng cảm thấy trơ trọi, sức quả khó bề làm được chuyện gì. Chúng ta chỉ là những cánh bèo gặp nhau trên mặt nước thế mà đệ lại được nhị huynh khẳng khái trợ giúp, hoặc giả đây là thân phụ ở trên trời linh thiêng đã ngầm giun giũi phù hộ cho đây. Nhị huynh ở trên, xin nhận một lạy của đệ.
Nói xong, Thiếu Bạch nhanh nhẹn vái hai người họ một vái. Hoàng Vĩnh, Cao Quang vội vàng sụp lạy dưới đất nói :
- Chúng đệ thế này thì sao dám nhận?
Ba người lạy lẫn nhau mấy lạy rồi cùng đỡ nhau dậy. Hoàng Vĩnh mỉm cười nói :
- Từ giờ phút này trở đi, bọn đệ chỉ tuân theo mạng lệnh của một mình Tả huynh mà thôi. Trong võ lâm vốn không có chuyện phân biệt trưởng ấu, nhiều tuổi, ít tuổi mà sắp thứ bậc, Tả huynh võ công giỏi hơn bọn đệ rất nhiều, vậy khỏi cần phải lấy tuổi tác xếp bậc, nói chuyện lớn nhỏ làm gì, bọn đệ xin tôn người làm anh.
Thiếu Bạch nói :
- Khách được, bọn ta chơi với nhau ngang hàng, lẽ nào không theo tuổi tác...
Cao Quang đỡ lời :
- Rắn không có đầu đâu có được, chim không có cánh hết bay, bọn chúng ta kết minh ngày hôm nay nguyên là do hai người bọn tại hạ cảm phục tư cách hào hùng và võ công của Tả huynh, nếu như Tả huynh muốn tra xét cho rõ để rửa sạch mối trầm oan thì cũng không phải sức của ba người chúng ta họp nhau lại mà hoàn thành được. Ý của đệ là, mượn đêm nay sáng lập một cái minh hiệu. Tả huynh đảm nhận chức Minh chủ, ngày sau có thể thâu dụng một số người có tâm huyết hiệp nghĩa để làm nên sự nghiệp, vừa đã có thể rửa sạch mối hàm oan Tả huynh phải mang trên người, mà cũng còn có thể quét sạch được những yêu khí, trồng lên cho võ lâm một ngọn cờ chính nghĩa.
Hoàng Vĩnh phụ họa theo :
- Cao luận, cao luận, vậy danh hiệu thì khỏi cần nghĩ ngợi gì lâu lắc. Chúng ta đã muốn mở ra một cái gì quang minh lỗi lạc, vậy thì lấy tên Chính Nghĩa bang có được không?
Thiếu Bạch nói :
- Khẩu khí ấy không có điều gì to tát quá, hiện giờ thiết tưởng đừng quyết định việc gì khác hơn. Nếu như vạn nhất mà sau khi điều tra được rõ chân tướng, phần sai quấy nằm về phía gia phụ thì chẳng phải là làm nhục hai chữ chính nghĩa đấy sao?
Hoàng Vĩnh thở dài nói :
- Cốt cách phong độ củ Tả huynh thực người thường không thể nào bì kịp, vì vậy cứ theo ý nghĩa củ Tả huynh, hội của chúng ta không mang tên, nhưng đệ bầu người lên làm chủ.
Cao Quang nhanh nhẩu hỏi liền :
- Không hiểu hiện giờ hành tung của Minh chủ định đi về đâu?
Thiếu Bạch nói :
- Trước khi gia phụ mất có cho biết nơi ở của một người bạn cũ, người có gởi rất nhiều món đồ. Đệ nghĩ rằng món vật gởi ấy phải vô cùng trọng yếu, tất trước tiên phải tới đó lấy đã, rồi sau đó mới có thể cầu chứng chân tướng.
Hoàng Vĩnh nói :
- Nếu đã như thế thì việc gấp không gì hay cho bằng phải mau chân, vậy bọn ta lên đường đi ngay bây giờ.
Thiếu Bạch nói :
- Trước khi biết rõ được chân tướng, cách hay nhất là đệ phải chôn giấu tên họ, hành tung phải giữ bí mật để thoạt đầu khỏi bị cường địch truy sát.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang đồng thanh nói :
- Ấy là điều dĩ nhiên.
Ba người bàn định với nhau xong tức thời lên đường.
Vào giữa trưa một ngày kia, ba người đi tới được Du Thọ Loan ở về phía thành Nam Lạc Dương.
Du Thọ Loan chẳng qua chỉ là một thôn trang nhỏ với mấy chục nóc nhà, người trong thôn phần đông sinh sống bằng nghề nông, mặt trời mọc thì ra đồng làm lụng, mặt trời lặn thì về nghỉ ngơi, họ giữ được một đời sống mộc mạc chất phác.
Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh và Cao Quang vì để tránh con mắt dòm ngó của người trong võ lâm nên đều ăn mặc theo lối người dân quê, mang bố hài, cả đến binh khí cũng phải lấy vải bao lại. Thoạt đầu ba người nhẩn nha đi một vòng quanh thôn Du Thọ Loan rồi mới chậm bước đi vào trong thôn.
Chỉ thấy một ông lão tay cầm quạt nang phe phẩy, ngồi dưới gốc cây hóng mát. Thiếu Bạch tiến tới trước, vòng tay chào nói :
- Xin hỏi lão trượng một câu, đây có phải là Du Thọ Loan không?
Lão nhân đáp :
- Phải, ba vị khách quan kiếm nhà nào?
Thiếu Bạch nói :
- Có một người mù họ Lưu không biết có sống ở đây không?
Lão nhân đưa mắt nhìn Thiếu Bạch từ đầu tới chân một lượt nói :
- Người mù họ Lưu, Lưu hạt tử à? Ở trong một gian nhà tranh đằng đầu thôn tây, cái nhà đứng trơ trọi, giang ra một chỗ ấy, dễ kiếm lắm.
Thiếu Bạch nói :
- Đa tạ lão trượng.
Nói xong chàng và hai bạn đi về phía Tây.
Chỉ nghe lão nhân ấy lắc đầu nói lẩm bẩm một mình :
- Lạ quá, cái người mù họ Lưu, Lưu hạt tử ấy bốn năm năm nay không có một người ngoài nào lại kiếm cả, thế mà mấy ngày nay không hiểu sao khách khứa ở xa kéo tới đầy cửa, ra vào tấp nập.
Thiếu Bạch nghe lọt vào tai được lời nói của lão nhân nên hoang mang trong lòng, bước nhanh thêm đi tới. Ở đầu thôn sau những ruộng trồng hành, quả nhiên có một nhà tranh đứng chơ vơ chênh vênh, sừng sững đứng trong một vùng trúc xanh.
Hoàng Vĩnh thấp giọng nói :
- Chắc cái nhà tranh kia đây, bọn ta hãy lại xem coi sao.
Khi nhìn thấy ngôi nhà tranh rồi, Thiếu Bạch bổng cảm thấy bước chân mình nặng chình chịch, chàng khắc khoải trong lòng, không hiểu di vật của phụ thân gửi có còn hay không và món di vật ấy có quan hệ gì tới mối trầm oan mà người phải gánh chịu? Và rồi nữa, vị mù họ Lưu ấy là một nhân vật như thế nào, tại sao phụ thân chàng lại mang món di vật đưa cho người ấy cầm giữ? Bao nhiêu câu hỏi dồn dập đè nặng lên tâm hồn và bước chân của Thiếu Bạch. Trong khi mãi suy nghĩ ấy, chàng đã đi tới trước mặt ngôi nhà tranh.
Chỉ thấy cửa gỗ khép nhẹ, ở phía trên có một tấm mộc bài, trên ấy viết :
- Lưu hạt tử, rờ xương coi tướng.
Thiếu Bạch giơ tay gõ nhẹ vào cánh cửa hai cái, đánh tiếng :
- Có ai ở trong nhà đấy không?
Chỉ nghe thấy một giọng nói khàn khàn ở bên trong vọng ra, nói :
- Có phải rờ xương đấy không? Mời vào đi!
Thiếu Bạch tức thời đẩy cửa, chàng thấy trong nhà cỏ mọc hoang, đầy những lá cây khô, chả có ai quét tước, nghĩ rằng chắc lại chỉ có một mình người mù ấy sống trong căn nhà này, ngoài ra không còn có ai.
Cao Quang nhanh chân bước ngay vào bên trong trước, chỉ thấy một ông già hai mắt mù hết, quần áo lam lũ, tóc tai dài luợt thượt và rối bù, lão nhân ngồi ở sau chiếc bàn gỗ. Thấy vậy, Cao Quang nghĩ bụng :
- Không hiểu vì lẽ gì lúc sinh tiền Tả lão tiền bối lại trao món di vật cho một nhân vật người ngợm như thế kia cầm giữ?
Trong khi ấy, ông già mù họ Lưu hình như cũng biết có người đã bước vào trong nhà nên đứng dậy nói :
- Xin mời ngồi trên chiếc ghế tre trước mặt.
Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh vào nhanh theo.
Lưu hạt tử hai mắt tuy mù nhưng tai rất thính, chỉ nghe tiếng bước chân đi cũng đoán biết được ngay số người đi vào nhiều ít. Lúc bấy giờ, Lưu hạt tử cất tiếng nói :
- Xin mời ba vị cứ tự tiện ngồi, lão hủ hai mắt đã lòa cả không tiện đứng lên đón khách.
Thiếu Bạch nói :
- Tại hạ tới làm mất sự thanh tịnh của lão tiền bối, dám mong người mở lượng hải hà tha thứ.
Lưu hạt tử nói :
- Lão hủ lấy chút hiểu biết về bói toán gắng gượng độ qua ngày, tự nhiên rất hoan nghênh khách tới nhà. Thêm nữa, càng nhiều càng tốt, như nếu không một ai tới thì lão hủ đến chết đói nhăn răng chứ chẳng sai.
Thiếu Bạch ngầm dò xét vẻ mặt, cử động của người mù thấy không có chỗ nào khả nghi, khi ấy chàng mới chậm rãi nói :
- Bọn vãn bối tới đây để dọ hỏi một việc, nếu như nhà ông thực thà cho biết thì chúng tôi sẽ biếu ông nhiều tiền, từ sau trở đi ông khỏi cần phải lấy cái nghề bói toán này mà sống qua ngày nữa.
Lưu hạt tử nói :
- Lão hủ tuy hai mắt mù lòa cả, nhưng cũng còn có một môn kỹ thuật sở trường dùng để sống qua năm tháng ấy, miễn cưỡng cũng đủ dùng, những món bổng lộc gì khác không phải nghề của lão hủ thì lão quyết không dám nhận.
Thiếu Bạch nói :
- Lão tiền bối là bậc cao nhân ở chốn phong trần, vãn bối vô cùng kính ngưỡng.
Lưu hạt tử hấp tấp nói :
- Lão hủ bán nghề bói, đoán số mạng kiếm tiền bỏ vào miệng, mấy vị khỏi cần phải tâng bốc, đội cho lão hủ cái mũ cao như thế làm gì?
Thiếu Bạch nhẹ thở dài nói :
- Vãn bối nhắc đến một người, chắc lão tiền bối phải biết ngay?
Lưu hạt tử đáp :
- Không biết, không biết, trừ những người tới đây coi bói ra, xưa nay lão hủ không hề hay biết ai cả.
Thiếu Bạch thấy lão nhân ăn nói kín miệng, thận trọng thì lại càng yên tâm, tức thời chàng thấp giọng nói :
- Món vật mà người bạn cũ của Bạch Hạc môn gửi có còn không?
Lưu hạt tử như bỗng đột nhiên bị ai đánh một quyền, toàn thân lão run lên bần bật, nói :
- Bây giờ là giờ gì?
Thiếu Bạch đáp :
- Nhật mộ hoàng hôn tịch dương hồng.
Lưu hạt tử lại run bắn lên, nói rõ từng câu từng chữ :
- Hoàng tuyền lộ thượng vô túc xứ.
Tả Thiếu Bạch nói tiếp :
- Khách tòng tây vực Phật tâm lai...
Nghe đến đây, Lưu hạt tử đột nhiên thò nhanh tay ra chụp lấy cây gậy trúc để dựa bất ngờ ghế, gằn giọng hỏi :
- Ngươi là ai?
Thiếu Bạch bình tĩnh đáp :
- Vãn bối Tả Thiếu Bạch.
Lưu hạt tử đột nhiên nhắc hữu thủ, cây gậy trúc trong tay lão nhanh như chớp điểm vào ngực Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch kinh hãi nói :
- Lưu lão tiền bối!
Quát to một tiếng và nhanh nhẹn cùng cực, chàng tung mình nhảy tránh né sang bên. Cao Quang hất song thủ, một đôi Phán Quan bút đã gọn ghẽ nằm trong hai tay. Cây gậy trúc trong tay Lưu hạt tử tấn công mau lẹ dị thường, Thiếu Bạch vừa mới nhảy tránh, một trượng thứ hai đã liên tiếp điểm tói.
Thiếu Bạch thấy lão nhân điểm trượng khiến gió rít lên ào ào, ở bên trong ngầm giấu cực nhiều biến hóa, bất giác trong lòng phải khen thầm, chàng nghĩ bụng :
- “Người này võ công không những cao cường mà nội công lại cũng là tay ghê gớm”.
Nghĩ vậy nhưng chàng cũng phải nhảy tránh sang bên thần tốc.
Cao Quang đột nhiên hoành thân, hai cây Phán Quan bút trong tay đã nhất tề tung ra, chận ngay lấy cây gậy trúc của Lưu hạt tử, cao giọng nói nhanh :
- Xin lão trượng tạm dừng tay.
Lưu hạt tử nói :
- Lão phu cũng chả sợ các ngươi chạy trốn.
Dứt lời lão thu cây gậy trúc về, lui sang một bên. Thiếu Bạch vòng tay nói :
- Vãn bối Tả Thiếu Bạch, còn gia phụ chính là Tả Giám Bạch ở trong Bạch Hạc môn...
Lưu hạt tử cười nhạt nói :
- Có phải nhà ngươi khinh ta mù mắt, không trông thấy nhà ngươi?
Thiếu Bạch ngạc nhiên nói :
- Trước khi gia phụ ngộ nạn, người từng dạy vãn bối rằng nếu như may mắn mà sống sót thì tới tìm Lưu lão tiền bối lấy lại món di vật mà người đã gửi. Vãn bối ngày nay may mắn chưa chết, theo như lời dạy tới đây...
Lưu hạt tử trợn ngược hai con mắt đã kéo màn trắng nói :
- Thế thì cũng lạ thật. Chẳng phải ám ngữ ngày hôm qua vừa mới tới đây sao?
Thiếu Bạch giật nảy mình, ngạc nhiên hỏi lại :
- Sao?
Lưu hạt tử nói :
- Ngày hôm qua có một người trẻ tuổi hậu sinh tới đây, nói là con mồ côi của Tả Giám Bạch để lại, y cũng dùng ám ngữ để liên lạc không sai một chữ. Ta nghĩ rằng những ám ngữ ấy chỉ có lão phu và lệnh tôn ước định với nhau chứ ngoài ra người khác không sao biết được. Người trẻ tuổi hậu sinh ấy nói không sai một chữ thì tất nhiên không phải là mạo nhận rồi.
Thiếu Bạch vô cùng sửng sốt, chàng giậm chân thình thịch nói :
- Người ấy là ai? Tại sao lại biết được những ám ngữ của sự ước định bí mật ấy?
Cao Quang bỗng lạnh lùng chêm vào một câu, nói :
- Lão tiền bối, hai con mắt của người mù thật hay là mù giả đấy?
Lưu hạt tử nói :
- Chẳng giấu gì ba vị, con mắt của lão phu không phải hoàn toàn mù, nhưng bất quá cũng chỉ có thể nhìn thấy đường ở trong vòng bốn năm thước thôi, mà sự nhìn được này cũng mờ mờ chứ không hoàn toàn được thật rõ.
Hoàng Vĩnh nói :
- Lão tiền bối đã có thể nhìn thấy đường trong vòng bốn năm thước, thiết tưởng rằng thiếu niên tới đây ngày hôm qua tất nhiên còn lưu lại một ấn tượng rất rõ trong đầu óc lão tiền bối. Vậy không hiểu lão tiền bối có thể nói rõ cho chúng tôi biết được.
- Nếu người ấy mà giả mạo để tới đây thì lão phu làm sao có thể tin được các vị không giả mạo?
Thiếu Bạch phập phồng hỏi :
- Ẩn ngữ dùng để ước định với nhau vãn bối nói có lầm lẫn không?
Lưu hạt tử đáp :
- Không sai một chữ.
Thiếu Bạch bèn nói :
- Ẩn ngữ ấy vãn bối nói đã không sai thì vì lẽ gì lão tiền bối còn không tin vãn bối?
Lưu hạt tử chưa kịp trả lời thì Cao Quang tánh tình thẳng thắn đã nhanh miệng chen vào nói :
- Người trong thiên hạ đều có thể giả mạo được hết, nhưng không ai lại đi giả mạo con của người khác bao giờ!
Lưu hạt tử đỡ lời :
- Nhưng ẩn ngữ người đó nói lại không sai một chữ, trong khi ẩn ngữ ấy chỉ có Tả Giám Bạch và lão phu là biết với nhau mà thôi, nếu như không phải chính cửa miệng Tả Giám Bạch nói ra thì người ngoài làm sao mà biết được?
Thiếu Bạch thở dài nói :
- Xin lão tiền bối nhớ kỹ một chút cho, ẩn ngữ người ấy nói có phải quả thật là không sai một chữ không?
Lưu hạt tử đáp :
- Vỏn vẹn có mấy câu, lão phu đã nhẩm đi nhẩm lại trong trí cả mười mấy năm trời, đừng nói là sai mà chỉ hơi do dự một chút, lão phu đã phải tức cười, hỏi lại ngay rồi.
Thiếu Bạch hỏi :
- Lão tiền bối có hỏi tên họ người ấy không?
Lưu hạt tử đáp :
- Năm xưa lão phu và cố hữu Tả Giám Bạch khi ước định mật ngữ với nhau cũng đã có thỏa thuận với nhau rằng sẽ không truy hỏi thân thế, tánh danh của người đến. Lão phu nghĩ đó là dụng tâm rất chu đáo của lệnh tôn, vì lệnh tôn là người nghĩ xa, mưu cao, gót chân của người đi cùng khắp, chỉ cần sự việc và người nào có quan hệ với người thì tự khắc đúng dịp sẽ có người ngầm theo dõi, lão phu nếu như hỏi thân thế lai lịch của người đó thì biết đâu chẳng tiết lộ việc mật? Lão phu được người gửi cứ phải theo đúng như việc của người, do đấy không tiện làm trái với lời ước mà hỏi han thân thế và tên tuổi của người lạ.
Thiếu Bạch thở dài nói :
- Vãn bối ngàn dặm xa xôi tới đây, chẳng ngờ sai trễ có một ngày mà thành ra gặp một trường đại hận.
Lưu hạt tử chậm rãi ngồi xuống nói :
- Hài tử, ngươi thật đúng là cốt nhục của cố hữu Tả Giám Bạch sao?
Thiếu Bạch đáp :
- Lão tiền bối nếu như không tin, vãn bối vẫn còn ký ức có thể tả lại tướng mạo của gia phụ.
Lưu hạt tử nói :
- Việc năm xưa tuy lão phu không được biết rõ ràng, nhưng cũng có biết qua loa, chỉ cần lão phu chắc chắn ngươi là con của cố hữu thật thì khi ấy lão phu rất vui lòng mang hết những gì lão phu biết kể lại cho nhà ngươi nghe.
Thiếu Bạch nói :
- Lão tiền bối muốn như thế nào mới đủ cho người tin?
Lưu hạt tử đáp :
- Ngày lệnh tôn còn tại thế, danh tiếng người lẫy lừng, trên giang hồ không ai là không biết, không còn một ai là không rõ, có thể tả được tướng mạo của người thực không đử để cho lão phu tin.
Thiếu Bạch nói :
- Xin nghe cao kiến.
Lưu hạt tử nói :
- Trong môn phái Bạch Hạc có ba chiêu tuyệt học dùng để cứu mạng, lão phu lấy cây gậy trong tay so chiêu với nhà ngươi, hai con mắt lão phu tuy không nhìn rõ, nhưng ngươi cứ thi triển ra lão phu tự khắc sẽ cảm mà biết ngay.
Nói rồi, đưa tay ra nắm lấy cây gậy trúc, nói tiếp :
- Bọn mình bây giờ thử chứ?
Thiếu Bạch bấn loạn trong lòng, nhưng ngoài miệng chàng cũng phải nói :
- Cách ấy của lão tiền bối tuy hay, nhưng vãn bối lại không biết võ công của Bạch Hạc môn, không biết lấy gì hầu tiếp lão tiền bối.
Lưu hạt tử giơ gậy nói :
- Nói bậy, lão phu muốn bị nhà ngươi gạt đây.
Vừa nói, cây gậy trong tay lão đã nhanh nhẹn sử ra ngay một chiêu Hoành tảo thiên quân, phạt ngang lưng Thiếu Bạch. Trong gian nhà đất đai không được rộng, một gậy của lão phạt ra cơ hồ đã chiếm gần hết chiều rộng của gian nhà rồi. Nếu Thiếu Bạch không đón đỡ thẳng một gậy của đối phương thì chỉ còn cách nhảy lùi ra ngoài nhà.
Cao Quang giận dữ quát :
- Lão đầu nhi mù không biết điều kia, đại ca của nhà ta chỉ bất quá không thích động thủ với lão mà thôi cho nên người mới nhún nhường như thế, tưởng sợ nhà ngươi sao?
Đồng thời với tiếng quát của Cao Quang, Thiếu Bạch đã vút người ra ngoài, còn Cao Quang tránh vào trong một góc để thoát khỏi đường trượng nặng nề của lão nhân. Mục lực của Lưu hạt tử tuy không còn trông thấy đường, nhưng lão rất thính tai, về phương diện này người thường không sao bì kịp, bởi vậy lão biết ngay còn có một người chưa lui ra, tức thời một trượng lại đánh ra điểm ngay về phía Cao Quang theo chiêu “Kim Long Thảm Trảo”.
Lúc bấy giờ Cao Quang đã cầm chắc trong tay cặp Phán Quan bút, cây gậy trúc thọc ra rút về liên tu kỳ trận, trong chớp mắt Lưu hạt tử đã tấn công liên tiếp bốn chiêu. Bốn chiêu này không những chiêu thuật quỷ dị, huyền ảo khó lường mà lực đạo lại thập phần trầm mãnh. Hai cây Phán Quan bút của Cao Quang cùng vung ra một lượt, tả phong hữu đột, vừa mới rảnh tay định đánh trả lại hốt nhiên đã thấy Lưu hạt tử thu ngay cây gậy về tung mình lui nhanh, đồng thời gậy trúc hất nhẹ bức rèm mềm, người đã nhanh nhẹn cực cùng khuất vào nhà trong. Cao Quang cau mày nói to :
- Hoàng huynh may cản lấy đường, đứng chắn ở cửa sổ sau, đừng để lão mù trốn thoát.
Hoàng Vĩnh soạt một tiếng, rút phắt trường kiếm, lao người vút đi. Thiếu Bạch tuy ngoài miệng chưa nói gì nhưng trong lòng chàng đã động mối nghi ngờ, nghĩ bụng :
- “Một người trên mình mang một thân võ công cao cường như thế mà lại chịu ở chốn hoang vắng này, ở luôn mười mấy năm làm nghề bói toán, đoán số mạng cho người để sống qua ngày. Chà đáng tiếc phụ thân lúc sinh tiền khi nhắc đến vị Lưu hạt tử này lại chưa từng nói rằng ông ta có một thân võ công cũng rất lợi hại”.
Chỉ thấy Cao Quang để hai cây Phán Quan bút hộ thủ lấy ngực, cao giọng nói :
- Lưu lão nhi, lão có điều khổ ải và khó khăn gì? Cứ nói hết ra đi, bọn ta quyết không làm khó lão đâu. Còn nếu như định trốn không ra, ta sẽ cho một mồi lửa, phóng hỏa đốt căn nhà này của lão đấy.
Chỉ thấy bức rèm mềm được vén nhanh lên, Lưu hạt tử chậm rãi ở bên trong bước ra, ở hữu thủ đã có thêm ngọn chủy thủ. Lão lạnh lùng nói :
- Nào ai thèm trốn mặt các ngươi đâu? Hừ! Lưu hạt tử ta cũng là trang hán tử đầu đội trời, chân đạp đất, chỉ tiếc hai mắt ta bị mù không có cách gì báo thù rửa hận được cho Tả đại ca, phải nhẫn nhục để giữ gìn di vật của cố hữu. Tuy rằng ta không biết đó là món vật gì, nhưng xem ra nó còn trọng yếu dị thường. Bởi vậy ta không thể chết nhưng giờ khắc này không còn giống như trước nữa. Món vật Tả đại ca gửi đã có người kế thừa y bát của Tả đại ca lấy đi rồi. Lưu hạt tử này chết không lấy gì làm tiếc, ngày hôm nay ta lại cần thi sức với các ngươi. Liều mạng được với hai người các ngươi thôi đã cũng tạm đủ cho ta báo thù cho Tả đại ca của ta...
Nói đến đây, lão ngừng lại giây lát rồi mới tiếp lời :
- Bất luận các ngươi dùng phương cách nào cũng đừng hòng khiến ta nói ra một điều bí mật cỏn con nào. Lưu hạt tử ta mắt tối chứ lòng không tối đâu. Trước khi xuất thủ ta phải nói rõ, ngọn chủy thủ này chỗ nào cũng có chất kịch độc, gặp máu là phát tác liền. Nó đã phát tác thì hết thuốc chữa, cũng đủ cho thấy nó lợi hại vô cùng. Vốn ra ta đến gõ cửa thì lại càng tốt, nếu như ta không đánh lại các ngươi thì với ngọn đao này ta sẽ tự lo cho thân mình.
Thiếu Bạch nói :
- Xin lão tiền bối để binh khí xuống, chúng ta nói chuyện một cách thành thật với nhau.
Lưu hạt tử gằn giọng nói :
- Chẳng chuyện trò gì hết nữa, ta đã biết nhà ngươi là ai rồi.
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Người này hai mắt không thấy đường, mà trong đầu óc lại cứ nằng nặc theo như ý mình, không xét trước sau gì cả, cứ nhất định chọn con đường chết”.
Nghĩ vậy, nhưng Thiếu Bạch cũng dịu giọng hỏi :
- Lão tiền bối nhận ra vãn bối là người nào?
Lưu hạt tử đáp :
- Ta tuy không biết họ tên nhà ngươi, nhưng lại biết chắc rằng các ngươi là họ nhà cáo ở chốn tha ma mộ địa hay ở chỗ gò đống. Ha ha, tưởng nhờ cửa miệng Lưu hạt tử này để biết được một tin tức gì hả? Ha ha... chỉ uổng phí tâm cơ mà thôi.
Cao Quang giơ cặp Phán Quan bút, giận dữ nói :
- Được lắm! Lưu lão nhi kia, xưa nay ta chưa từng gặp một người nào hồ đồ như lão cả.
Đương chực xuất thủ bỗng chợt nghe Thiếu Bạch thở dài một tiếng nói :
- Cao huynh, việc này không thể trách người được, đừng có ép người ta quá, bọn ta đi thôi!
Lưu hạt tử cười nhạt nói :
- Các ngươi đi gọi thêm cao thủ tới đi, dẫu cho có thêm một trăm hay một ngàn người, Lưu hạt tử ta cũng chẳng coi đâu vào đâu. Hừ hừ, quá lắm thì cũng chết một lần.
Cao Quang cố nhịn lui ra, gọi luôn Hoàng Vĩnh, cùng dời khỏi ngôi nhà tranh hoang vắng. Cao Quang hậm hực nói :
- Lão đầu tử ấy hồ đồ hết chỗ nói, cứ nằng nặc không chịu tin thân thế của Minh chủ, lão không chịu nghĩ kỹ, thiên hạ làm gì có kẻ đóng giả con của người khác bao giờ?
Thiếu Bạch nói :
- Vừa rồi nghe Lưu hạt tử nói tựa hồ như lão giao tình rất thâm hậu với tiên phụ. Lão nhận sự gửi gấm của người, một lòng một dạ với việc mình đã nhận. Không biết võ công của Bạch Hạc môn thì không trách được việc Lưu hạt tử phải hoài nghi.
Cao Quang nói :
- Chẳng lẽ bọn ta phải bỏ qua như thế này?
Thiếu Bạch nói :
- Hừ! Hiện tại Hạt Tử đã coi chúng ta như kẻ thù bất cộng đái thiên, nếu muốn để cho người tin thực là chuyện khó khăn vô cùng, đừng nói người là bạn cũ của tiên phụ đi nữa, bọn ta cũng không thể vô duyên vô cớ bức người vào chỗ chết. Hà huống trong việc này phần quấy không phải tại người. Không thể ngờ được rằng sai chạy có một ngày mà bị chuyện đáng tiếc lớn lao như thế này.
Hoàng Vĩnh nói :
- Trông vẻ phẫn khích của lão quyết không giống kiểu cách giả đò ngụy tạo, phải nghĩ ra cách khác...
Cao Quang bỗng xen lời :
- Đệ xem Hạt lão đầu là phường gian giảo ghê gớm lắm đấy, mười phần hết tám phần là giả trang.
Thiếu Bạch nói :
- Giang hồ là chỗ hiểm trá, dĩ nhiên chúng ta không thể không đề phòng, nhưng người Lưu hạt tử ấy lại không phải là người hiểm trá.
Thiếu Bạch tự nhỏ đã trải quá nhiều cảnh gian nan, nguy khốn, cuộc sống lưu vong đã khiến cho trái tim nhỏ bé của chàng chịu hết những bi hoan ly hợp cay đắng ngọt bùi. Bao nhiêu những ma chiết khổ nạn ấy khiến chàng có con mắt xét đoán, phân biệt thiện ác tinh vi hơn người thường.
Cao Quang là người hộc tuệch, nóng nảy, không giầu tâm cơ nhưng là người có lòng tốt. Y lắc đầu nói :
- Cứ đi sai một bước thì hỏng hết cả bàn, món di vật ấy đã trọng yếu vô tỷ đối với Minh chủ lẽ nào lại buông tay mà quay đi thế này cho được. Thôi thì chẳng bằng chúng ta hãy ẩn nấp ở quanh quất đây để ngầm dò xét cử động của tên Lưu hạt tử rồi sau sẽ quyết định, vậy được không?
Hoàng Vĩnh từ nãy giờ nghĩ ngợi mãi, bây giờ mới đỡ lời :
- Kế ấy tuy hay nhưng mất nhiều thời giờ lắm. Theo ngu kiến của đệ chẳng bằng trước tiên ta hãy làm mất khả năng kháng cự của lão đi, bắt sống lão, rồi sau đó sẽ bàn cách ép cho lão phải nói ra những gì lão biết. Khi ấy, dẫu cho lão có muốn chết cũng có điều khôn
Thiếu Bạch nhìn kỹ hai người lạ một cái nữa, chàng phát giác ra trán hai người đều đã vã ra mồ hôi đầm đìa, nhỏ giọt theo thành đường chảy xuống cổ, trong khi hơi thở của cả hai cũng đều mệt nhọc, hổn hển. Hiển nhiên trông thấy cả hai người họ đã dùng tận sức của gân cốt, không còn hơi sức đâu mà giao đấu thêm được, chỉ bởi ở vào cái thế không thể dừng tay được mà thôi.
Nên biết hai người đều đã vận tụ hết toàn thân công lực lên cả hai bàn tay để dồn công đối phương, bất luận người nào cũng không thể thâu thế về được, chỉ cần lực đạo hơi giảm sút một chút tức thời đã cho ngay bên đối phương một cơ hội có thể lợi dụng tức khắc, thế nào cũng sẽ bị luồng kình lực mạnh mẽ có sức lật biển xô non của đối phương ập sang, không chết cũng bị thương nặng, bởi vậy không người nào dám sinh lòng thối chí được, cứ phải kiệt tận bản lãnh ra mà tử đấu, gắng gượng đợi cho tới lúc đối phương lăn đùng ra chết vì hoàn toàn cạn lực.
Thiếu Bạch tra xét kỹ lưỡng một hồi, quả thấy rõ ràng cả hai thật sự đã mang hết toàn lực ra rồi, chàng bèn nghĩ bụng :
- “Nếu cứ để cho hai người lạ này tiếp tục giao đấu theo cái lối tốn sức này thì trước khi trời sáng chỉ sợ hai người đều kiệt sức mà chết cả. Tả Thiếu Bạch không gặp thì thôi chứ đã gặp thảm cảnh này, lẽ nào bỏ qua? Lẽ nào đứng nhìn họ chết mà không cứu?”
Nghĩ vậy rồi Thiếu Bạch vẫn không hiểu mình có thể kéo họ giang ra khỏi cái kết cục chết thảm không? Lúc bấy giờ chàng bèn vận toàn thân công lực ra chia đều lên hai cánh tay, quát lớn một tiếng vang động cả đất trời, song chưởng nhanh nhẹn cực kỳ, đẩy xuyên ngay vào giữa chỗ bốn bàn tay chập vào nhau của hai người họ, chàng tiếp lấy lực đạo của họ, đẩy ra sau.
Hai người lạ đã giao đấu đến hơi tàn kiệt lực rồi, nhưng chỉ vì cái thế không dám và không thể dừng tay, nay hai cánh tay Thiếu Bạch lại vận sức lên, ngang nhau cho tẽ ra, tức thời hai người lạ đều ngã bổ chảng lại phía sau. Hai người họ ngã lăn xuống đất, người run lên bần bật như con dế một lúc rồi mới vươn mình ngồi dậy, nhắm nghiền hai mắt, vận khí điều tức, không để ý tới Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch thầm hiểu rằng nếu họ không kịp thời điều tức thì sợ bị phế hết cả võ công, tức thời chàng cất tiếng nói :
- Công lực của nhị vị bên tám lạng bên nửa cân, có giao đấu thêm nữa cũng mắc phải cái cảnh cùng mang thương tích mà thôi. Tốt nhất là hai vị đừng có đấu với nhau nữa làm gì!
Tuy miệng nói vậy nhưng trong lòng Thiếu Bạch cũng hiểu thừa đi rằng trong tình cảnh hiện nay hai người nọ sẽ không tiện trả lời chàng, mà thật sự chàng cũng không cần họ trả lời làm gì. Nói xong chàng xoay người bước nhanh đi.
Nào dè sự tình lại xảy ra đột ngột ngoài sự tính toán của Thiếu Bạch, chàng chưa bước đi được quá mười bước bổng nghe một giọng nói yếu ớt vẳng lại nói :
- Đứng lại!
Giọng nói này tuy yếu ớt nhưng chất chứa đầy phẫn nộ giận dữ. Thiếu Bạch ngẩn người, đứng dừng ngay lại.
Lại nghe một giọng nói yếu ớt khác vẳng lại nói :
- Nếu như nhà ngươi can đảm thì hãy đợi chúng ta một giờ.
Thiếu Bạch ngửa mặt nhìn sắt trời rồi nói :
- Được lắm, tại hạ chờ hai vị một giờ vậy.
Nói rồi, Thiếu Bạch ở nguyên tại chỗ, ngồi phệt ngay xuống đất.
Quả nhiên, một giờ đồng hồ sau, hắc y nhân ngồi quay mặt về hướng nam đứng thẳng người dậy trước. Thấy thế, hắc y nhân ngồi quay mặt về hướng bắc đâu chịu để kém, cũng đứng ngay dậy theo liền.
Hai hắc y nhân ngó nhau một cái rồi cùng một lượt đi lại phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch thấy hai người lạ bước tới với ý không tốt, vội vàng đứng dậy nói :
- Nhị vị đòi tại hạ ở lại, không hiểu có điều chi muốn chỉ giáo?
Hắc y nhân đứng bên tay trái lạnh lùng nói :
- Ai cần nhà ngươi can thiệp vào việc người khác?
Hắc y nhân đứng bên mặt đỡ lời :
- Phải đấy, bọn ta đánh nhau có can dự gì đến nhà ngươi?
Thiếu Bạch nói :
- Tại hạ vốn có hảo ý, cả hai vị đều đã sức cùng, lực kiệt, mệt mỏi rã rời rồi, nếu như đánh tới thì nhất định thế nào cũng xảy ra việc cùng chết cả, nếu như không làm sao phân được kẻ thua người thắng thì còn đánh làm gì cho mệt?
Hắc y nhân bên tay trái nói :
- Các hạ nói tuy không sai nhưng đã phá lời thề giữa hai chúng tôi mà lại còn làm hỏng công phu từ trước tới nay của bọn này.
Người ở bên tay mặt cười nhạt đỡ lời :
- Bọn ta ở chỗ này đánh nhau cả ba tháng trời nay rồi, trước sau cũng có người thắng kẻ bại. Tối hôm qua cũng đã thề với nhau không chết thì không thôi, chẳng thể ngờ được rằng đang mấp mé ở giữa chỗ sống chết lại bị các hạ nhúng tay vào phá đám. Thôi thì giờ đây mối hận này phải đổ cả lên đầu nhà ngươi mới được.
Thiếu Bạch nhìn kỹ hai người lạ thêm một cái nữa, thấy hai người đều có niên kỷ không quá 23, 24, bất giác trong lòng lấy làm lạ lắm, không nhịn được hỏi :
- Nhị vị tuổi chưa bao nhiêu, vì lẽ gì lại thắt mối thâm cừu đại hận như hiện tại, không phân sống chết thì chưa chịu. Đánh nhau đã ba bốn tháng rồi, thắng bại khó phân, đủ đã thấy võ công của nhị vị ngang bằng nhau, đánh nhau thêm nữa có lợi gì đâu?
Hắc y nhân tay trái nói :
- Đúng vậy, bọn ta vốn không thù nhưng việc đánh nhau này không thể không đánh.
Ngươi bên mặt nói :
- Bọn ta không những không thù oán, mà đối với nhau còn có lòng thương tưởng. Thế nhưng ta bị lời thề chế ngự, trong hai người bọn ta ắt phải có một người chết.
Thiếu Bạch giật mình sực nhớ tới hoàn cảnh đau thương của chàng, không dừng được hỏi :
- Nhị vị vốn không thù oán, thế thì mối thù oán ấy chắc là kết từ đời trước. Phải chăng là thù giết cha?
Người bên tay trái lạnh lùng đỡ lời :
- Tuy không phải là thù giết cha, nhưng là thù giết thầy. Thầy trò như cha con, có gì là không giống nhau đâu? Đấy cũng kể là mối thù không đội trời chung rồi.
Ngươi bên tay mặt nói :
- Mỗi người chúng ta đều đứng trước vị ân sư mà thề rằng quyết trả cho được mối thù này, bởi vậy nên không thể nào sống chung trên đời.
Thiếu Bạch gật đầu nói :
- Nhị vị nói đều có lý, nhưng không hiểu ân sư của nhị vị vì lẽ gì thù oán nhau? Phần lỗi về ai?
Người bên tay mặt cướp lời nói :
- Đầu dây mối nhợ của việc ân oán đời trước đã rõ ràng ra sao, chúng tôi là phận đệ tử, dẫu có biết đi chăng nữa cũng không thích cho người ngoài hay hoặc nhắc tới, nhưng quả thật rõ ràng ân sư đã chết dưới tay sư phụ y, mối thù ấy lẽ nào không trả?
Người bên trái lạnh lùng nói :
- Gia sư cũng chết trong tay của lệnh sư. Những nhân vật đời trước đều đã mất, chỉ còn lại có chúng ta là đệ tử phải thanh toán cho mau món nợ máu này.
Thiếu Bạch nói :
- Thế nào? Sao? Sư phụ của nhị vị cùng đả thương nhau rồi cùng chết?
Người bên phải gật đầu nói :
- Mỗi người trúng một chưởng, rốt cuộc cùng chết.
Thiếu Bạch thở ra nói :
- Nếu như hai vị cứ găng mà đánh tới nữa thì rồi cũng sẽ giẫm lên vết xe lún của đời trước, đều nát ngọc cả. Chẳng bằng hãy nghe lời tại hạ khuyến cáo, người nọ nắm tay người kia nói lời dịu ngọt với nhau, đừng có tỉ thí nữa.
Người bên trái than :
- Các hạ nói không sai, nhưng huynh đệ không thể nghe theo được.
Thiếu Bạch nói :
- Đã biết lời tại hạ nói không sai thì tại sao không chịu nghe theo?
Người bên tay mặt đỡ lời :
- Tại hạ cũng không thể theo, trừ phi là...
Thiếu Bạch hỏi dồn :
- Trừ phi sao?
Người bên tay trái nói :
- Hai người chúng tôi ở trước linh tiền ân sư có lời thề là nếu không trả được thù thì chết mới thôi. Trừ phi có một người có thể đánh bại được cái thế hai người chúng tôi liên thủ với nhau. Khi ấy chúng tôi mới có thể buông tay thôi đánh nhau được.
Thiếu Bạch lấy làm lạ hỏi :
- Tại sao phải ước với nhau như thế để làm gì?
Người bên tay mặt đỡ lời :
- Người ấy nếu như có thể đánh bại cả hai chúng tôi hợp lực lại cùng tiến lên thì đủ làm chứng rằng người ấy còn mạnh hơn chúng tôi rất nhiều. Nếu như không nghe theo cách giảng hòa của người đó thì việc kẻ ấy sẽ giết một người trong chúng tôi dễ như trở bàn tay và cuộc giao đấu sinh tử của chúng tôi như hiện nay làm sao có thể tiếp tục được nữa.
Thiếu Bạch nói :
- Chỗ thêm thắt gượng ép ấy cũng có thể cho là có lý được vì nếu không có điều ấy thì hai người tất có một người tử thương.
Người bên trái nói :
- Các hạ giàn hòa trường quyết đấu của chúng tôi là tự rước lấy phiền lụy vào mình, không trách chúng tôi được.
Thiếu Bạch nói :
- Tại hạ rất mong được thử cao chiêu của nhị vị. Nhưng trước khi vào việc tại hạ cũng cần nói rõ một điều. Ấy là tại hạ tuyệt đối không có lòng cậy háo thắng mà toàn chỉ vì việc giàn hòa trường quyết đấu sinh tử giữa nhị vị. Giờ đây xin nhị vị xuất thủ đi.
Người bên tay mặt hỏi :
- Hai người bọn ta đánh một mình các hạ, sự thực không được công bình lắm. Vậy giờ đây đấu với nhau bằng quyền cước hay binh khí là do các hạ chọn.
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Mấy năm nay tuy cũng có luyện quyền chưởng, nhưng chung quy vẫn chưa có được kỳ chiêu, chẳng bằng dùng binh đao thì hay hơn. Ân sư thường nói tuyệt nghệ Vương đạo cửu kiếm có thể đương cự với số đông cao thủ vây đánh. Ngày hôm nay phải thử xem sao”.
Nghĩ thế, “soạt” một tiếng, chàng rút phắt trường kiếm nói :
- Được! Bọn ta sẽ dùng binh khí thử với nhau vài chiêu.
Người bên trái xoay người nhảy vèo đi lượm thanh trường kiếm rớt nằm trên mặt cỏ. Người bên phải cũng đã nhặt ở dưới đất lên đôi Phán Quan bút.
Hai người nọ tức thời chia ra làm hai bên xông lên tấn công Thiếu Bạch.
Hắc y nhân sử dụng kiếm nói :
- Đề phòng!
Dứt lời “véo” một tiếng, chiêu “Giả Hỏa Thiêu Thiên” được đâm xéo tới. Thiếu Bạch lắc mình sang bên nhường một kiếm.
Hắc y nhân cầm Phán Quan bút đột nhiên tung mình nhảy ra phía sau, song bút cùng lúc phóng ra theo chiêu “Dã Mã Phân Tông” chia ra nhắm điểm vào hai huyệt đạo trên người Thiếu Bạch.
Hắc y nhân sử kiếm đâm không trúng, tức thời một kiếm thứ hai theo chiêu “Bình Sa Lạc Nhạn” được đâm véo ngay ra liền. Thiếu Bạch bây giờ mới vũ lộng thần oai, một kiếm Tường vân liễu nhuyễn nhoáng lên một làn kiếm khí, song bút và trường kiếm đều bị đánh vẹt ra.
Hai thiếu niên mặc đồ đen cũng bị dồn đánh phải thối lui ngay một bước, nhưng vừa lùi lại tiến lên ngay, động tác mau lẹ dị thường. Cả kiếm lẫn bút hợp sức với nhau cùng tấn công tới. Chiêu số tàn độc, lợi hại quá đỗi. Mỗi một nhát mỗi một đường đều nhắm thọc vào yếu huyệt trên người Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch thi triển Đại Bi kiếm pháp để đón đỡ chưởng bút, mũi kiếm của đối phương. Chàng đỡ được hết những chiêu thuật tàn độc của cường địch một cách thong dong nhàn nhã, mượn thế của đối phương rồi phản kích lại, trong công có thủ mà trong thủ cũng có công.
Nên biết Đại Bi kiếm pháp là cái học tinh bậc nhất ở trong kiếm pháp, lúc thi triển ra tức thời quyện lên một màn kiếm quang vây bọc lấy toàn thân, mỗi chiêu đều chiếm lấy nước tiên của kẻ địch. Hai hắc y nhân mỗi người đều đã tấn công liên tiếp hai mươi mấy chiêu thế mà vẫn không thể xán lại gần người Thiếu Bạch được một bước.
Thiếu Bạch lần đầu tiên động thủ với địch nhân, trong lòng vẫn còn e dè nên đánh không được hết sức. Nhưng mấy chiêu chàng đã dạn ra kiếm chiêu do đó cũng thuần thục dần. Cái ý sợ địch cũng dần dần tiêu tan mất đi. Thế thủ của chàng càng lúc càng tăng thêm phần nghiêm mật.
Ba người lại đấu thêm hơn mười hiệp, hắc y nhân sử dụng kiếm đột nhiên thâu kiếm nhảy lùi ra sau vòng tay làm lễ nói :
- Huynh đài kiếm pháp tinh kỳ, tại hạ tự biết không phải là đối thủ, xin vui lòng chịu thua.
“Véo” một tiếng, y đã ném trường kiếm trong tay đi.
Hắc y nhân sử Phán Quan bút cũng liền thâu ngay Phán Quan bút bùi ngùi nói :
- Rất đội ơn lưỡi kiếm lưu tình.
Rồi y cũng ném Phán Quan bút cắm phập xuống đất. Thiếu Bạch thâu trường kiếm về vòng tay cười nói :
- Đội ơn nhị vị nhường nhịn.
Trong lòng chàng lấy làm lạ vô cùng, nghĩ bụng :
- “Hai người này không có vẻ thua một chút nào cả, có đánh thêm mấy chục hiệp nữa cũng còn cầm cự được, chẳng hiểu vì lẽ gì họ lại chịu vứt bỏ binh khí vui lòng nhận thua như thế?”
Chỉ thấy hắc y nhân sử kiếm vòng tay nói :
- Huynh đệ là Hoàng Vĩnh, xin hỏi thượng tánh danh của huynh đài?
Thiếu Bạch đáp :
- Tại hạ là Tả Thiếu Bạch.
Thanh niên sử Phán Quan bút nghiêng mình nói :
- Huynh đệ là Cao Quang.
Thiếu Bạch nói :
- Nhị vị đã khoanh tay nói chuyện hòa hoãn với nhau cho tại hạ còn được chút thể diện thực khiến tại hạ rất cảm kích. Bọn ta là người đi lại trên chốn giang hồ, thế nào sau này cũng có ngày gặp mặt, tại hạ xin cáo biệt nơi đây.
Tra gươm vào vỏ, vòng tay chào, quay người bước nhanh đi.
Đi độ chừng bốn năm dặm đường, bổng nghe ở đằng sau vọng lại tiếng chân người chạy gấp. Thiếu Bạch vội quay đầu lại nhìn chỉ thấy Hoàng Vĩnh, Cao Quang sóng vai nhau chạy thật nhanh tới.
Thiếu Bạch đi chậm lại, đợi cho hai người nọ đuổi kịp, chàng mỉm cười nói :
- Hoàng huynh đuổi theo huynh đệ, không hiểu có điều gì chỉ giáo?
Hoàng Vĩnh nói :
- Hai người chúng tôi trong lòng rất bái phục võ công của Tả huynh, cũng còn cảm phục tình đại nhân đại nghĩa của người, chúng tôi vô cùng kính ngưỡng, đặc biệt chạy theo đây, dám mong Tả huynh không bỏ rơi kẻ hạ ngu, chấp thuận cho bọn chúng tôi được kết bạn tùy hành, thỉnh thoảng được dịp học hỏi thêm.
Cao Quang nói :
- Tại hạ và Hoàng huynh đều là những cô nhi được ân sư đem về nuôi dạy, cho nên đối với sư môn có một tình cảm rất thâm sâu, mười năm trời nay chúng tôi canh cánh trong lòng không quên được việc báo thù cho sư phụ, vừa rồi đây được Tả huynh giải hòa khiến chúng tôi đang là thù trở thành bạn, nhưng rồi chúng tôi bổng cảm thấy trời đất mênh mông, không có nhà đâu mà về. Hoàng huynh rất khâm phục tư cách nghĩa hiệp của Tả huynh, còn huynh đệ cũng cúi đầu trước lòng nhân nghĩa của Tả huynh, anh em chúng tôi tuy biết rằng mối ân oán đời trước chẳng qua chỉ vì chuyện tranh giành hư danh mà thôi. Hai vị lão nhân trước khi mất không có ý muốn cho chúng tôi, đệ tử đời sau mở một trận quyết đấu nữa, chỉ bởi thương thế của hai vị quá nặng, chưa nói hết lời di ngôn thì đã quy tiên rồi. Tại hạ và Hoàng huynh đã động thủ với nhau nhiều trận, đều cảm phục nhau. Cứ sau mỗi trận, ngồi điều tức đối diện nhau giữa cảnh gió mát trăng thanh mà vui miệng đàm luận về thân thế mới hay rằng cũng đều là cô nhi phụ mẫu bỏ không nuôi.
Thiếu Bạch hốt nhiên thở dài nói :
- Tại hạ không nói được mình là người cha mẹ bỏ không nuôi, nhưng trường khổ đã trải, thảm cảnh mắt đã thấy, chỉ sợ còn nhiều hơn nhị vị...
Nói đến đây bỗng sực nhớ rằng mình không nên ngắt lời người ta đang nói dỡ dang như thế, cho nên Thiếu Bạch vội vã đổi câu chuyện nói :
- Nhị vị đã cảm phục lẫn nhau, tại sao lại không nắm tay nhau nói lời dịu ngọt mà lại tiếp tục đánh nhau mãi để làm gì?
Cao Quang thở dài nói :
- Chúng tôi đã tỉ thí với nhau ba tháng trời liền, thắng bại chưa phân rõ nhưng tình nghĩa mỗi ngày một tăng thêm. Nhắc đến tình hình lúc hai vị lão nhân gia chết thì đều quá ngắn ngủi như nhau, kiểm điểm lại những điều được hay biết thì hai vị lão gia quả thật không có ý muốn hàng đệ tử đời sau như anh em chúng tôi đây báo thù gì hết. Biết vậy cả hai chúng tôi đều hối hận, cái hào khí phục thù cho sư phụ đã sớm tiêu tan rồi, nhưng bởi trước khi động thủ lần đầu, chúng tôi ở trước phần mộ sư phụ đã thề nếu không phân thắng bại thì chưa ngưng tay, trừ phi có một người đánh bại được hai chúng tôi hiệp sức liên thủ tấn công...
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Cái lý do này không khỏi quá gượng ép, các người tỉ võ công vì lẽ gì lại cộng thêm một điều ước chẳng có quan hệ gì thế?”
Giữa khi ấy nghe Hoàng Vĩnh nói :
- Tả huynh trong lòng đối với điều ước ấy chắc cũng có chỗ nghi ngờ, chỉ sợ lại còn hiểu lầm cho chúng tôi là kiếm chuyện bịa đặt...
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Thì vậy chứ sao, việc các người tỉ thí võ công với cái điều ước ấy có quan hệ gì nhau đâu, dĩ nhiên là các ngươi ngụy tạo rồi còn gì”.
Nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chàng vẫn làm thinh không nói gì cả. Hoàng Vĩnh than :
- Chẳng trách Tả huynh đa nghi được, bởi vì chính chúng tôi đây, trước khi động thủ với nhau cũng thấy rằng nó lạ lùng kỳ quái vô cùng. Vừa rồi bị Tả huynh đánh cho tơi bời, phải buông kiếm chịu thua chúng tôi mới chợt hiểu ra ân sư có lòng rộng rãi đặc biệt để lại cho chúng tôi một sinh lộ.
Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi :
- Sao? Điều ước ngôn ấy là do lệnh sư trăn trối lại lập ra?
Hoàng Vĩnh nói :
- Đúng thế, trước khi hai vị lão nhân mất thời cơ rất là ngắn ngủi, dĩ nhiên người không thể nói năng gì nhiều, nhưng rồi lại biết thân chúng tôi chịu ơn nặng về công đức nuôi nấng dạy dỗ, ngày sau thế nào cũng phải báo thù cho họ. Nhưng nếu mà cản ngăn ngay thì lại chỉ càng làm cho chúng tôi thêm kiên quyết với chí báo thù hơn. Trong giây khắc ngắn ngủi ân sư còn tại thế, chúng tôi lên tiếng thề để tỏ rõ tấm lòng. Lão nhân gia tự biết mình mất đến nơi, có ý nói thật vắn tắt, để lại hai câu điều ước ngôn khó thi hành, bảo rằng ngày sau, lúc báo thù cho người, nếu như gặp được người giải hòa thì chúng tôi phải hiệp lực nhau lại đánh một người đó, nếu như không thắng được người đó thì mối thù kia hủy bỏ, không phải báo nữa. Nói xong cả hai nhắm mắt qua đời, tình cảnh ấy, lời lẽ ấy, tại hạ và Cao huynh so đối lại không trệch chút nào, vậy không thể có sự sai lầm, dụng tâm của hai vị lão nhân thật sâu xa, quá sức tưởng tượng, chúng tôi không thể nào suy luận mà hiểu rõ ra được. Nhưng khi anh em chúng tôi bị thua dưới tay Tả huynh thì lúc bấy giờ bao nhiêu chỗ không rõ đều chợt vỡ lẽ ra cả.
Cao Quang đỡ lời :
- Khi trước đối với di ngôn ấy, hai chúng tôi không để ý suy nghĩ gì lắm. Đến khi đã đánh nhau mấy trận với Hoàng huynh rồi, sinh lòng thương tưởng với nhau mới nghĩ ra ý trong lời di ngôn của hai vị lão nhân gia. Ấy cũng nhờ trong khi trò chuyện sau mỗi lần đánh nhau chí tử, lúc ấy chúng tôi cũng làm ra vẻ ta đây thông minh tìm ra ngay một lý do để giải thích và nghĩ rằng nếu như người hòa giải ấy muốn giết một người trong chúng tôi chỉ là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong võ lâm thiếu gì những bậc tiền bối đại hiệp có ý nghĩ ấy, giết một người cứu một người kể cũng tốt hơn để cho cả hai cùng chết chung, bất luận vị ấy giết một người nào trong chúng tôi thì trường tử đấu này cũng tự nhiên sẽ không tồn tại nữa.
Thiếu Bạch nói :
- Lý do đem ra giải thích lời di ngôn của hai vị lão nhân gia như vậy tuy không sai, nhưng cũng quá đơn giản, tại hạ thiết nghĩ ý của hai vị lão nhân gia không đến nỗi nào như vậy đâu.
Hoàng Vĩnh nói :
- Đúng thế, lời di ngôn của hai vị lão nhân gia hàm ý rất sâu rộng, không phải là việc trong nhất thời chúng tôi có thể hiểu ra được. Nhưng sau khi động thủ với Tả huynh rồi, tại hạ mới phát giác ra trong lời di ngôn của hai vị nhân gia có một điều bí mật giấu kín, ấy là võ công của tại hạ và Hoàng huynh tuy mỗi người đều có một tông phái riêng nhưng lại như thể cùng một nguồn mà ra, mỗi khi gặp lúc hiểm ác mang tuyệt chiêu ra bảo toàn tính mạng tựa hồ như cùng chung một thủ pháp. Tình hình ấy khiến cho cuộc giao đấu quyết tử của chúng tôi chỉ có độc một kết cục, ấy là cả hai đều chết hết.
Thiếu Bạch nói :
- Bất kể rằng trong lời di ngôn của hai vị lão nhân gia còn có chỗ bí ẩn chưa phát giác ra được, bất kể thế nào đi chăng nữa mà thấy Hoàng huynh và Cao huynh giũ bỏ hiềm oán, tại hạ rất vui trong lòng. Cổ nhân có nói, ấy chưa đánh thì biết nhau đâu, nhưng xin rằng hai vị trải qua một trường tử đấu rồi thì đổi tử địch thành ra tri kỷ, đừng tạo nên một thảm cảnh ở chốn nhân gian nữa, thê là đẹp rồi. Việc này kể như xong, tại hạ đang còn việc gấp bên mình, không tiện hầu tiếp, thôi ta chia tay nơi đây...
Cao Quang hấp tấp nói :
- Tả huynh xin dừng chân một chốc nữa, nghe chúng tôi nói đôi lời.
Hoàng Vĩnh tiếp lời bạn :
- Hai chúng tôi bảo toàn được tánh mạng toàn trông vào công đức của Tả huynh ban cho, xin nguyện được đi theo hầu.
Thiếu Bạch gượng cười nói :
- Lòng tốt của nhị vị, tại hạ cảm kích bất tận, chỉ hiềm tại hạ hiện đang bên mình một mối trầm oan, đâu đâu cũng có kẻ thù với gót sắt theo đuổi. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra ác chiến. Nếu như kết bạn đồng hành với nhị vị có phải là làm liên lụy đến hai vị không? Bọn ta là những cánh bèo gặp nhau trên mắt nước, thấy nhau là được rồi. Ngày sau còn dài thế nào cũng có lúc gặp mặt, nhị vị xin trân trọng mình vàng.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang đưa mắt nhìn nhau rồi cùng lên tiếng :
- Tả huynh xin nghe thêm đôi lời của anh em chúng tôi, nếu không phải anh em chúng tôi thấy được Tả huynh đi đứng vội vã, tâm sự trùng trùng thì cũng không dám mạo muội chạy theo.
Thiếu Bạch nghĩ ngợi giây lâu nói :
- Không phải tại hạ là người kiêu hãnh cô độc, song quả thực tình cảnh của tại hạ hiện giờ vô cùng hiểm ác. Hiện tại phút này đây tuy có thể tạm thời bình tĩnh vô sự nhưng đấy chẳng qua hành tung của tại hạ chưa bại lộ trong võ lâm đấy thôi...
Hoàng Vĩnh đỡ lời :
- Kẻ sĩ chết với bạn tri kỷ, cốt cách hào hiệp tuyệt luân của Tả huynh, tại hạ thật sự khâm phục rồi, xin cho theo ở bên mình để được bắt chước trong muôn một, chuyện sống chết có nghĩa gì.
Cao Quang cũng nói :
- Mạng sống của anh em chúng tôi được Tả huynh ra tay cứu, lẽ nào chúng tôi không đền đáp cho xứng đáng? Cho đào thì phải trả mận, cổ nhân vẫn hay dạy.
Thiếu Bạch đỡ lời :
- Thạnh tình của nhị vị tại hạ rất cảm kích, nhưng tại hạ...
Hoàng Vĩnh buông tiếng cười dài, tiếng cười của y đầy vẻ bi tráng hào hùng, phá vỡ đêm trường, cười rồi y mới chậm rãi nói :
- Nếu như Tả huynh đã chê anh em chúng tôi bất tài để bận tới người thì bọn tại hạ xin cáo biệt nơi đây vậy.
Nói xong y vòng tay vái chào, quay người bước đi. Cao Quang thở dài nói :
- Anh em chúng tôi có lòng thành, không ngờ bị Tả huynh từ chối phăng như thế.
Dứt lời y cũng chậm rãi đi theo Hoàng Vĩnh.
Thiếu Bạch thấy hai người họ xấu hổ buồn bực mà quay đi như thế, bất giác cũng thấy ái ngại trong lòng. Chàng thở dài rồi cao giọng gọi :
- Nhị vị! Xin nghe tại hạ một lời có được không?
Hoàng Vĩnh quay lại gượng cười nói :
- Bọn anh em chúng tôi tự biết tài nghệ không đi đến đâu, khó có thể chơi trèo với Tả huynh.
Thiếu Bạch than :
- Thạnh tình của nhị vị khiến tại hạ rất cảm kích, nhưng tại hạ lại đang có điều khổ ải bên mình, nếu như nhị vị không sợ bị liên lụy tới thân thì tại hạ xin tạ lãnh tấm thạnh tình của nhị vị vậy.
Hoàng Vĩnh tươi tỉnh ngay nét mắt, y ha hả cười lớn nhanh nhẹn nói :
- Tả huynh không bỏ rơi, bọn anh em chúng tôi xin mang hết sở năng trợ giúp huynh một tay rửa sạch mối trầm oan đang mang trên người.
Thiếu Bạch cười buồn nói :
- Nhị vị khả dĩ biết được kẻ thù của tại hạ là ai không?
Cao Quang nói :
- Điều này huynh đệ không được biết.
Thiếu Bạch sang sảng giọng nói :
- Kẻ thù của tại hạ bao gồm hết tất cả các nhân vật trong võ lâm hiện nay, cả Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang nghe nói đều đứng thừ người ra, lâu lắm không nói năng được gì. Thiếu Bạch tiếp lời :
- Nhị vị phải nên biết rõ như thế! Cho nên nếu như thân thế của tại hạ mà bất trắc do một điều sơ sót đáng tiếc nào mà bị bại lộ thì toàn thể người trong võ lâm sẽ rầm rộ truy sát tại hạ ngay tức khắc. Nhị vị không nên vì một mình tại hạ mà đối đầu với tất cả mọi người trong võ lâm.
Hoàng Vĩnh đỡ lời :
- Tả huynh bất quá chỉ khoảng hai mươi tuổi, vì lẽ gì Tả huynh lại mua thù chuốc oán với Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang?
Thiếu Bạch đáp :
- Nói ra chuyện này dài lắm, một lời không thể nào nói hết được. Mối thù oán của tại hạ kết trên mình của người đời trước. Tại hạ có mối thù cha bị giết, có môn phái bị tiêu diệt!
Cao Quang đỡ lời :
- Tả huynh lại không thể giết hết nhân vật võ lâm trong thiên hạ để báo thù cho lệnh tôn?
Thiếu Bạch nói :
- Oan có đầu, nợ có chủ. Nhân vật võ lâm trong thiên hạ tuy người nào cũng muốn giết cho được tại hạ mới vui lòng hả dạ, nhưng riêng phần tại hạ lại không thể coi nhân vật võ lâm trong thiên hạ người nào cũng có thâm cừu đại địch được. Tại hạ sẽ mang hết sức bình sinh của cả một đời mình ra để tìm cho ra cho kỳ được nguyên nhân ở bên trong khiến cho chân tướng của sự việc sáng tỏ như ban ngày, cho đời nhìn vào rõ rệt. Tại hạ sẽ tru diệt kẻ nguyên hung thủ ác để an ủi vong linh phụ mẫu, công bố chân tướng cho cả bàn dân thiên hạ hay biết để rửa sạch mối trầm oan mà gia phụ phải gánh chịu.
Hoàng Vĩnh vẻ mặt nghiêm túc chậm rãi nói :
- Đệ có mấy câu không phải, nói ra rồi mong Tả huynh đừng có trách.
Thiếu Bạch nói :
- Xin cứ chỉ giáo, tại hạ rửa tai lắng nghe.
Hoàng Vĩnh nói :
- Thiên phu sở chỉ, ngàn người đều trỏ tay vào, tất cả nhân vật trong võ lâm ai cũng bảo phải giết, vậy thiết nghĩ bên trong tất cũng phải có một cái lý gì, nếu như Tả huynh tra rõ chân tướng sự việc và biết rõ phần sai quấy về phía lệnh tôn, thì khi ấy huynh nghĩ sao?
Thiếu Bạch nói :
- Nếu quả đúng như vậy, tại hạ sẽ phải chịu tội thay cho phụ thân, mang một bầu nhiệt huyết này tạ tội trước võ lâm.
Hoàng Vĩnh giơ ngón tay trái lên nói :
- Chỉ bằng vào một câu nói này của Tả huynh, đệ xin nguyện đi theo bên mình huynh, cam nguyện nghe theo mạng lệnh của huynh.
Cao Quang cũng nói :
- Đệ cũng có ý đó.
Thiếu Bạch thở dài một tiếng nói :
- Nhị huynh thương tưởng đến đệ như vậy thực đệ cảm kích bất tận, thạnh tình của nhị huynh đệ phải khắc ghi trong lòng. Không có nhị huynh, đệ một mình cũng cảm thấy trơ trọi, sức quả khó bề làm được chuyện gì. Chúng ta chỉ là những cánh bèo gặp nhau trên mặt nước thế mà đệ lại được nhị huynh khẳng khái trợ giúp, hoặc giả đây là thân phụ ở trên trời linh thiêng đã ngầm giun giũi phù hộ cho đây. Nhị huynh ở trên, xin nhận một lạy của đệ.
Nói xong, Thiếu Bạch nhanh nhẹn vái hai người họ một vái. Hoàng Vĩnh, Cao Quang vội vàng sụp lạy dưới đất nói :
- Chúng đệ thế này thì sao dám nhận?
Ba người lạy lẫn nhau mấy lạy rồi cùng đỡ nhau dậy. Hoàng Vĩnh mỉm cười nói :
- Từ giờ phút này trở đi, bọn đệ chỉ tuân theo mạng lệnh của một mình Tả huynh mà thôi. Trong võ lâm vốn không có chuyện phân biệt trưởng ấu, nhiều tuổi, ít tuổi mà sắp thứ bậc, Tả huynh võ công giỏi hơn bọn đệ rất nhiều, vậy khỏi cần phải lấy tuổi tác xếp bậc, nói chuyện lớn nhỏ làm gì, bọn đệ xin tôn người làm anh.
Thiếu Bạch nói :
- Khách được, bọn ta chơi với nhau ngang hàng, lẽ nào không theo tuổi tác...
Cao Quang đỡ lời :
- Rắn không có đầu đâu có được, chim không có cánh hết bay, bọn chúng ta kết minh ngày hôm nay nguyên là do hai người bọn tại hạ cảm phục tư cách hào hùng và võ công của Tả huynh, nếu như Tả huynh muốn tra xét cho rõ để rửa sạch mối trầm oan thì cũng không phải sức của ba người chúng ta họp nhau lại mà hoàn thành được. Ý của đệ là, mượn đêm nay sáng lập một cái minh hiệu. Tả huynh đảm nhận chức Minh chủ, ngày sau có thể thâu dụng một số người có tâm huyết hiệp nghĩa để làm nên sự nghiệp, vừa đã có thể rửa sạch mối hàm oan Tả huynh phải mang trên người, mà cũng còn có thể quét sạch được những yêu khí, trồng lên cho võ lâm một ngọn cờ chính nghĩa.
Hoàng Vĩnh phụ họa theo :
- Cao luận, cao luận, vậy danh hiệu thì khỏi cần nghĩ ngợi gì lâu lắc. Chúng ta đã muốn mở ra một cái gì quang minh lỗi lạc, vậy thì lấy tên Chính Nghĩa bang có được không?
Thiếu Bạch nói :
- Khẩu khí ấy không có điều gì to tát quá, hiện giờ thiết tưởng đừng quyết định việc gì khác hơn. Nếu như vạn nhất mà sau khi điều tra được rõ chân tướng, phần sai quấy nằm về phía gia phụ thì chẳng phải là làm nhục hai chữ chính nghĩa đấy sao?
Hoàng Vĩnh thở dài nói :
- Cốt cách phong độ củ Tả huynh thực người thường không thể nào bì kịp, vì vậy cứ theo ý nghĩa củ Tả huynh, hội của chúng ta không mang tên, nhưng đệ bầu người lên làm chủ.
Cao Quang nhanh nhẩu hỏi liền :
- Không hiểu hiện giờ hành tung của Minh chủ định đi về đâu?
Thiếu Bạch nói :
- Trước khi gia phụ mất có cho biết nơi ở của một người bạn cũ, người có gởi rất nhiều món đồ. Đệ nghĩ rằng món vật gởi ấy phải vô cùng trọng yếu, tất trước tiên phải tới đó lấy đã, rồi sau đó mới có thể cầu chứng chân tướng.
Hoàng Vĩnh nói :
- Nếu đã như thế thì việc gấp không gì hay cho bằng phải mau chân, vậy bọn ta lên đường đi ngay bây giờ.
Thiếu Bạch nói :
- Trước khi biết rõ được chân tướng, cách hay nhất là đệ phải chôn giấu tên họ, hành tung phải giữ bí mật để thoạt đầu khỏi bị cường địch truy sát.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang đồng thanh nói :
- Ấy là điều dĩ nhiên.
Ba người bàn định với nhau xong tức thời lên đường.
Vào giữa trưa một ngày kia, ba người đi tới được Du Thọ Loan ở về phía thành Nam Lạc Dương.
Du Thọ Loan chẳng qua chỉ là một thôn trang nhỏ với mấy chục nóc nhà, người trong thôn phần đông sinh sống bằng nghề nông, mặt trời mọc thì ra đồng làm lụng, mặt trời lặn thì về nghỉ ngơi, họ giữ được một đời sống mộc mạc chất phác.
Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh và Cao Quang vì để tránh con mắt dòm ngó của người trong võ lâm nên đều ăn mặc theo lối người dân quê, mang bố hài, cả đến binh khí cũng phải lấy vải bao lại. Thoạt đầu ba người nhẩn nha đi một vòng quanh thôn Du Thọ Loan rồi mới chậm bước đi vào trong thôn.
Chỉ thấy một ông lão tay cầm quạt nang phe phẩy, ngồi dưới gốc cây hóng mát. Thiếu Bạch tiến tới trước, vòng tay chào nói :
- Xin hỏi lão trượng một câu, đây có phải là Du Thọ Loan không?
Lão nhân đáp :
- Phải, ba vị khách quan kiếm nhà nào?
Thiếu Bạch nói :
- Có một người mù họ Lưu không biết có sống ở đây không?
Lão nhân đưa mắt nhìn Thiếu Bạch từ đầu tới chân một lượt nói :
- Người mù họ Lưu, Lưu hạt tử à? Ở trong một gian nhà tranh đằng đầu thôn tây, cái nhà đứng trơ trọi, giang ra một chỗ ấy, dễ kiếm lắm.
Thiếu Bạch nói :
- Đa tạ lão trượng.
Nói xong chàng và hai bạn đi về phía Tây.
Chỉ nghe lão nhân ấy lắc đầu nói lẩm bẩm một mình :
- Lạ quá, cái người mù họ Lưu, Lưu hạt tử ấy bốn năm năm nay không có một người ngoài nào lại kiếm cả, thế mà mấy ngày nay không hiểu sao khách khứa ở xa kéo tới đầy cửa, ra vào tấp nập.
Thiếu Bạch nghe lọt vào tai được lời nói của lão nhân nên hoang mang trong lòng, bước nhanh thêm đi tới. Ở đầu thôn sau những ruộng trồng hành, quả nhiên có một nhà tranh đứng chơ vơ chênh vênh, sừng sững đứng trong một vùng trúc xanh.
Hoàng Vĩnh thấp giọng nói :
- Chắc cái nhà tranh kia đây, bọn ta hãy lại xem coi sao.
Khi nhìn thấy ngôi nhà tranh rồi, Thiếu Bạch bổng cảm thấy bước chân mình nặng chình chịch, chàng khắc khoải trong lòng, không hiểu di vật của phụ thân gửi có còn hay không và món di vật ấy có quan hệ gì tới mối trầm oan mà người phải gánh chịu? Và rồi nữa, vị mù họ Lưu ấy là một nhân vật như thế nào, tại sao phụ thân chàng lại mang món di vật đưa cho người ấy cầm giữ? Bao nhiêu câu hỏi dồn dập đè nặng lên tâm hồn và bước chân của Thiếu Bạch. Trong khi mãi suy nghĩ ấy, chàng đã đi tới trước mặt ngôi nhà tranh.
Chỉ thấy cửa gỗ khép nhẹ, ở phía trên có một tấm mộc bài, trên ấy viết :
- Lưu hạt tử, rờ xương coi tướng.
Thiếu Bạch giơ tay gõ nhẹ vào cánh cửa hai cái, đánh tiếng :
- Có ai ở trong nhà đấy không?
Chỉ nghe thấy một giọng nói khàn khàn ở bên trong vọng ra, nói :
- Có phải rờ xương đấy không? Mời vào đi!
Thiếu Bạch tức thời đẩy cửa, chàng thấy trong nhà cỏ mọc hoang, đầy những lá cây khô, chả có ai quét tước, nghĩ rằng chắc lại chỉ có một mình người mù ấy sống trong căn nhà này, ngoài ra không còn có ai.
Cao Quang nhanh chân bước ngay vào bên trong trước, chỉ thấy một ông già hai mắt mù hết, quần áo lam lũ, tóc tai dài luợt thượt và rối bù, lão nhân ngồi ở sau chiếc bàn gỗ. Thấy vậy, Cao Quang nghĩ bụng :
- Không hiểu vì lẽ gì lúc sinh tiền Tả lão tiền bối lại trao món di vật cho một nhân vật người ngợm như thế kia cầm giữ?
Trong khi ấy, ông già mù họ Lưu hình như cũng biết có người đã bước vào trong nhà nên đứng dậy nói :
- Xin mời ngồi trên chiếc ghế tre trước mặt.
Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh vào nhanh theo.
Lưu hạt tử hai mắt tuy mù nhưng tai rất thính, chỉ nghe tiếng bước chân đi cũng đoán biết được ngay số người đi vào nhiều ít. Lúc bấy giờ, Lưu hạt tử cất tiếng nói :
- Xin mời ba vị cứ tự tiện ngồi, lão hủ hai mắt đã lòa cả không tiện đứng lên đón khách.
Thiếu Bạch nói :
- Tại hạ tới làm mất sự thanh tịnh của lão tiền bối, dám mong người mở lượng hải hà tha thứ.
Lưu hạt tử nói :
- Lão hủ lấy chút hiểu biết về bói toán gắng gượng độ qua ngày, tự nhiên rất hoan nghênh khách tới nhà. Thêm nữa, càng nhiều càng tốt, như nếu không một ai tới thì lão hủ đến chết đói nhăn răng chứ chẳng sai.
Thiếu Bạch ngầm dò xét vẻ mặt, cử động của người mù thấy không có chỗ nào khả nghi, khi ấy chàng mới chậm rãi nói :
- Bọn vãn bối tới đây để dọ hỏi một việc, nếu như nhà ông thực thà cho biết thì chúng tôi sẽ biếu ông nhiều tiền, từ sau trở đi ông khỏi cần phải lấy cái nghề bói toán này mà sống qua ngày nữa.
Lưu hạt tử nói :
- Lão hủ tuy hai mắt mù lòa cả, nhưng cũng còn có một môn kỹ thuật sở trường dùng để sống qua năm tháng ấy, miễn cưỡng cũng đủ dùng, những món bổng lộc gì khác không phải nghề của lão hủ thì lão quyết không dám nhận.
Thiếu Bạch nói :
- Lão tiền bối là bậc cao nhân ở chốn phong trần, vãn bối vô cùng kính ngưỡng.
Lưu hạt tử hấp tấp nói :
- Lão hủ bán nghề bói, đoán số mạng kiếm tiền bỏ vào miệng, mấy vị khỏi cần phải tâng bốc, đội cho lão hủ cái mũ cao như thế làm gì?
Thiếu Bạch nhẹ thở dài nói :
- Vãn bối nhắc đến một người, chắc lão tiền bối phải biết ngay?
Lưu hạt tử đáp :
- Không biết, không biết, trừ những người tới đây coi bói ra, xưa nay lão hủ không hề hay biết ai cả.
Thiếu Bạch thấy lão nhân ăn nói kín miệng, thận trọng thì lại càng yên tâm, tức thời chàng thấp giọng nói :
- Món vật mà người bạn cũ của Bạch Hạc môn gửi có còn không?
Lưu hạt tử như bỗng đột nhiên bị ai đánh một quyền, toàn thân lão run lên bần bật, nói :
- Bây giờ là giờ gì?
Thiếu Bạch đáp :
- Nhật mộ hoàng hôn tịch dương hồng.
Lưu hạt tử lại run bắn lên, nói rõ từng câu từng chữ :
- Hoàng tuyền lộ thượng vô túc xứ.
Tả Thiếu Bạch nói tiếp :
- Khách tòng tây vực Phật tâm lai...
Nghe đến đây, Lưu hạt tử đột nhiên thò nhanh tay ra chụp lấy cây gậy trúc để dựa bất ngờ ghế, gằn giọng hỏi :
- Ngươi là ai?
Thiếu Bạch bình tĩnh đáp :
- Vãn bối Tả Thiếu Bạch.
Lưu hạt tử đột nhiên nhắc hữu thủ, cây gậy trúc trong tay lão nhanh như chớp điểm vào ngực Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch kinh hãi nói :
- Lưu lão tiền bối!
Quát to một tiếng và nhanh nhẹn cùng cực, chàng tung mình nhảy tránh né sang bên. Cao Quang hất song thủ, một đôi Phán Quan bút đã gọn ghẽ nằm trong hai tay. Cây gậy trúc trong tay Lưu hạt tử tấn công mau lẹ dị thường, Thiếu Bạch vừa mới nhảy tránh, một trượng thứ hai đã liên tiếp điểm tói.
Thiếu Bạch thấy lão nhân điểm trượng khiến gió rít lên ào ào, ở bên trong ngầm giấu cực nhiều biến hóa, bất giác trong lòng phải khen thầm, chàng nghĩ bụng :
- “Người này võ công không những cao cường mà nội công lại cũng là tay ghê gớm”.
Nghĩ vậy nhưng chàng cũng phải nhảy tránh sang bên thần tốc.
Cao Quang đột nhiên hoành thân, hai cây Phán Quan bút trong tay đã nhất tề tung ra, chận ngay lấy cây gậy trúc của Lưu hạt tử, cao giọng nói nhanh :
- Xin lão trượng tạm dừng tay.
Lưu hạt tử nói :
- Lão phu cũng chả sợ các ngươi chạy trốn.
Dứt lời lão thu cây gậy trúc về, lui sang một bên. Thiếu Bạch vòng tay nói :
- Vãn bối Tả Thiếu Bạch, còn gia phụ chính là Tả Giám Bạch ở trong Bạch Hạc môn...
Lưu hạt tử cười nhạt nói :
- Có phải nhà ngươi khinh ta mù mắt, không trông thấy nhà ngươi?
Thiếu Bạch ngạc nhiên nói :
- Trước khi gia phụ ngộ nạn, người từng dạy vãn bối rằng nếu như may mắn mà sống sót thì tới tìm Lưu lão tiền bối lấy lại món di vật mà người đã gửi. Vãn bối ngày nay may mắn chưa chết, theo như lời dạy tới đây...
Lưu hạt tử trợn ngược hai con mắt đã kéo màn trắng nói :
- Thế thì cũng lạ thật. Chẳng phải ám ngữ ngày hôm qua vừa mới tới đây sao?
Thiếu Bạch giật nảy mình, ngạc nhiên hỏi lại :
- Sao?
Lưu hạt tử nói :
- Ngày hôm qua có một người trẻ tuổi hậu sinh tới đây, nói là con mồ côi của Tả Giám Bạch để lại, y cũng dùng ám ngữ để liên lạc không sai một chữ. Ta nghĩ rằng những ám ngữ ấy chỉ có lão phu và lệnh tôn ước định với nhau chứ ngoài ra người khác không sao biết được. Người trẻ tuổi hậu sinh ấy nói không sai một chữ thì tất nhiên không phải là mạo nhận rồi.
Thiếu Bạch vô cùng sửng sốt, chàng giậm chân thình thịch nói :
- Người ấy là ai? Tại sao lại biết được những ám ngữ của sự ước định bí mật ấy?
Cao Quang bỗng lạnh lùng chêm vào một câu, nói :
- Lão tiền bối, hai con mắt của người mù thật hay là mù giả đấy?
Lưu hạt tử nói :
- Chẳng giấu gì ba vị, con mắt của lão phu không phải hoàn toàn mù, nhưng bất quá cũng chỉ có thể nhìn thấy đường ở trong vòng bốn năm thước thôi, mà sự nhìn được này cũng mờ mờ chứ không hoàn toàn được thật rõ.
Hoàng Vĩnh nói :
- Lão tiền bối đã có thể nhìn thấy đường trong vòng bốn năm thước, thiết tưởng rằng thiếu niên tới đây ngày hôm qua tất nhiên còn lưu lại một ấn tượng rất rõ trong đầu óc lão tiền bối. Vậy không hiểu lão tiền bối có thể nói rõ cho chúng tôi biết được.
- Nếu người ấy mà giả mạo để tới đây thì lão phu làm sao có thể tin được các vị không giả mạo?
Thiếu Bạch phập phồng hỏi :
- Ẩn ngữ dùng để ước định với nhau vãn bối nói có lầm lẫn không?
Lưu hạt tử đáp :
- Không sai một chữ.
Thiếu Bạch bèn nói :
- Ẩn ngữ ấy vãn bối nói đã không sai thì vì lẽ gì lão tiền bối còn không tin vãn bối?
Lưu hạt tử chưa kịp trả lời thì Cao Quang tánh tình thẳng thắn đã nhanh miệng chen vào nói :
- Người trong thiên hạ đều có thể giả mạo được hết, nhưng không ai lại đi giả mạo con của người khác bao giờ!
Lưu hạt tử đỡ lời :
- Nhưng ẩn ngữ người đó nói lại không sai một chữ, trong khi ẩn ngữ ấy chỉ có Tả Giám Bạch và lão phu là biết với nhau mà thôi, nếu như không phải chính cửa miệng Tả Giám Bạch nói ra thì người ngoài làm sao mà biết được?
Thiếu Bạch thở dài nói :
- Xin lão tiền bối nhớ kỹ một chút cho, ẩn ngữ người ấy nói có phải quả thật là không sai một chữ không?
Lưu hạt tử đáp :
- Vỏn vẹn có mấy câu, lão phu đã nhẩm đi nhẩm lại trong trí cả mười mấy năm trời, đừng nói là sai mà chỉ hơi do dự một chút, lão phu đã phải tức cười, hỏi lại ngay rồi.
Thiếu Bạch hỏi :
- Lão tiền bối có hỏi tên họ người ấy không?
Lưu hạt tử đáp :
- Năm xưa lão phu và cố hữu Tả Giám Bạch khi ước định mật ngữ với nhau cũng đã có thỏa thuận với nhau rằng sẽ không truy hỏi thân thế, tánh danh của người đến. Lão phu nghĩ đó là dụng tâm rất chu đáo của lệnh tôn, vì lệnh tôn là người nghĩ xa, mưu cao, gót chân của người đi cùng khắp, chỉ cần sự việc và người nào có quan hệ với người thì tự khắc đúng dịp sẽ có người ngầm theo dõi, lão phu nếu như hỏi thân thế lai lịch của người đó thì biết đâu chẳng tiết lộ việc mật? Lão phu được người gửi cứ phải theo đúng như việc của người, do đấy không tiện làm trái với lời ước mà hỏi han thân thế và tên tuổi của người lạ.
Thiếu Bạch thở dài nói :
- Vãn bối ngàn dặm xa xôi tới đây, chẳng ngờ sai trễ có một ngày mà thành ra gặp một trường đại hận.
Lưu hạt tử chậm rãi ngồi xuống nói :
- Hài tử, ngươi thật đúng là cốt nhục của cố hữu Tả Giám Bạch sao?
Thiếu Bạch đáp :
- Lão tiền bối nếu như không tin, vãn bối vẫn còn ký ức có thể tả lại tướng mạo của gia phụ.
Lưu hạt tử nói :
- Việc năm xưa tuy lão phu không được biết rõ ràng, nhưng cũng có biết qua loa, chỉ cần lão phu chắc chắn ngươi là con của cố hữu thật thì khi ấy lão phu rất vui lòng mang hết những gì lão phu biết kể lại cho nhà ngươi nghe.
Thiếu Bạch nói :
- Lão tiền bối muốn như thế nào mới đủ cho người tin?
Lưu hạt tử đáp :
- Ngày lệnh tôn còn tại thế, danh tiếng người lẫy lừng, trên giang hồ không ai là không biết, không còn một ai là không rõ, có thể tả được tướng mạo của người thực không đử để cho lão phu tin.
Thiếu Bạch nói :
- Xin nghe cao kiến.
Lưu hạt tử nói :
- Trong môn phái Bạch Hạc có ba chiêu tuyệt học dùng để cứu mạng, lão phu lấy cây gậy trong tay so chiêu với nhà ngươi, hai con mắt lão phu tuy không nhìn rõ, nhưng ngươi cứ thi triển ra lão phu tự khắc sẽ cảm mà biết ngay.
Nói rồi, đưa tay ra nắm lấy cây gậy trúc, nói tiếp :
- Bọn mình bây giờ thử chứ?
Thiếu Bạch bấn loạn trong lòng, nhưng ngoài miệng chàng cũng phải nói :
- Cách ấy của lão tiền bối tuy hay, nhưng vãn bối lại không biết võ công của Bạch Hạc môn, không biết lấy gì hầu tiếp lão tiền bối.
Lưu hạt tử giơ gậy nói :
- Nói bậy, lão phu muốn bị nhà ngươi gạt đây.
Vừa nói, cây gậy trong tay lão đã nhanh nhẹn sử ra ngay một chiêu Hoành tảo thiên quân, phạt ngang lưng Thiếu Bạch. Trong gian nhà đất đai không được rộng, một gậy của lão phạt ra cơ hồ đã chiếm gần hết chiều rộng của gian nhà rồi. Nếu Thiếu Bạch không đón đỡ thẳng một gậy của đối phương thì chỉ còn cách nhảy lùi ra ngoài nhà.
Cao Quang giận dữ quát :
- Lão đầu nhi mù không biết điều kia, đại ca của nhà ta chỉ bất quá không thích động thủ với lão mà thôi cho nên người mới nhún nhường như thế, tưởng sợ nhà ngươi sao?
Đồng thời với tiếng quát của Cao Quang, Thiếu Bạch đã vút người ra ngoài, còn Cao Quang tránh vào trong một góc để thoát khỏi đường trượng nặng nề của lão nhân. Mục lực của Lưu hạt tử tuy không còn trông thấy đường, nhưng lão rất thính tai, về phương diện này người thường không sao bì kịp, bởi vậy lão biết ngay còn có một người chưa lui ra, tức thời một trượng lại đánh ra điểm ngay về phía Cao Quang theo chiêu “Kim Long Thảm Trảo”.
Lúc bấy giờ Cao Quang đã cầm chắc trong tay cặp Phán Quan bút, cây gậy trúc thọc ra rút về liên tu kỳ trận, trong chớp mắt Lưu hạt tử đã tấn công liên tiếp bốn chiêu. Bốn chiêu này không những chiêu thuật quỷ dị, huyền ảo khó lường mà lực đạo lại thập phần trầm mãnh. Hai cây Phán Quan bút của Cao Quang cùng vung ra một lượt, tả phong hữu đột, vừa mới rảnh tay định đánh trả lại hốt nhiên đã thấy Lưu hạt tử thu ngay cây gậy về tung mình lui nhanh, đồng thời gậy trúc hất nhẹ bức rèm mềm, người đã nhanh nhẹn cực cùng khuất vào nhà trong. Cao Quang cau mày nói to :
- Hoàng huynh may cản lấy đường, đứng chắn ở cửa sổ sau, đừng để lão mù trốn thoát.
Hoàng Vĩnh soạt một tiếng, rút phắt trường kiếm, lao người vút đi. Thiếu Bạch tuy ngoài miệng chưa nói gì nhưng trong lòng chàng đã động mối nghi ngờ, nghĩ bụng :
- “Một người trên mình mang một thân võ công cao cường như thế mà lại chịu ở chốn hoang vắng này, ở luôn mười mấy năm làm nghề bói toán, đoán số mạng cho người để sống qua ngày. Chà đáng tiếc phụ thân lúc sinh tiền khi nhắc đến vị Lưu hạt tử này lại chưa từng nói rằng ông ta có một thân võ công cũng rất lợi hại”.
Chỉ thấy Cao Quang để hai cây Phán Quan bút hộ thủ lấy ngực, cao giọng nói :
- Lưu lão nhi, lão có điều khổ ải và khó khăn gì? Cứ nói hết ra đi, bọn ta quyết không làm khó lão đâu. Còn nếu như định trốn không ra, ta sẽ cho một mồi lửa, phóng hỏa đốt căn nhà này của lão đấy.
Chỉ thấy bức rèm mềm được vén nhanh lên, Lưu hạt tử chậm rãi ở bên trong bước ra, ở hữu thủ đã có thêm ngọn chủy thủ. Lão lạnh lùng nói :
- Nào ai thèm trốn mặt các ngươi đâu? Hừ! Lưu hạt tử ta cũng là trang hán tử đầu đội trời, chân đạp đất, chỉ tiếc hai mắt ta bị mù không có cách gì báo thù rửa hận được cho Tả đại ca, phải nhẫn nhục để giữ gìn di vật của cố hữu. Tuy rằng ta không biết đó là món vật gì, nhưng xem ra nó còn trọng yếu dị thường. Bởi vậy ta không thể chết nhưng giờ khắc này không còn giống như trước nữa. Món vật Tả đại ca gửi đã có người kế thừa y bát của Tả đại ca lấy đi rồi. Lưu hạt tử này chết không lấy gì làm tiếc, ngày hôm nay ta lại cần thi sức với các ngươi. Liều mạng được với hai người các ngươi thôi đã cũng tạm đủ cho ta báo thù cho Tả đại ca của ta...
Nói đến đây, lão ngừng lại giây lát rồi mới tiếp lời :
- Bất luận các ngươi dùng phương cách nào cũng đừng hòng khiến ta nói ra một điều bí mật cỏn con nào. Lưu hạt tử ta mắt tối chứ lòng không tối đâu. Trước khi xuất thủ ta phải nói rõ, ngọn chủy thủ này chỗ nào cũng có chất kịch độc, gặp máu là phát tác liền. Nó đã phát tác thì hết thuốc chữa, cũng đủ cho thấy nó lợi hại vô cùng. Vốn ra ta đến gõ cửa thì lại càng tốt, nếu như ta không đánh lại các ngươi thì với ngọn đao này ta sẽ tự lo cho thân mình.
Thiếu Bạch nói :
- Xin lão tiền bối để binh khí xuống, chúng ta nói chuyện một cách thành thật với nhau.
Lưu hạt tử gằn giọng nói :
- Chẳng chuyện trò gì hết nữa, ta đã biết nhà ngươi là ai rồi.
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- “Người này hai mắt không thấy đường, mà trong đầu óc lại cứ nằng nặc theo như ý mình, không xét trước sau gì cả, cứ nhất định chọn con đường chết”.
Nghĩ vậy, nhưng Thiếu Bạch cũng dịu giọng hỏi :
- Lão tiền bối nhận ra vãn bối là người nào?
Lưu hạt tử đáp :
- Ta tuy không biết họ tên nhà ngươi, nhưng lại biết chắc rằng các ngươi là họ nhà cáo ở chốn tha ma mộ địa hay ở chỗ gò đống. Ha ha, tưởng nhờ cửa miệng Lưu hạt tử này để biết được một tin tức gì hả? Ha ha... chỉ uổng phí tâm cơ mà thôi.
Cao Quang giơ cặp Phán Quan bút, giận dữ nói :
- Được lắm! Lưu lão nhi kia, xưa nay ta chưa từng gặp một người nào hồ đồ như lão cả.
Đương chực xuất thủ bỗng chợt nghe Thiếu Bạch thở dài một tiếng nói :
- Cao huynh, việc này không thể trách người được, đừng có ép người ta quá, bọn ta đi thôi!
Lưu hạt tử cười nhạt nói :
- Các ngươi đi gọi thêm cao thủ tới đi, dẫu cho có thêm một trăm hay một ngàn người, Lưu hạt tử ta cũng chẳng coi đâu vào đâu. Hừ hừ, quá lắm thì cũng chết một lần.
Cao Quang cố nhịn lui ra, gọi luôn Hoàng Vĩnh, cùng dời khỏi ngôi nhà tranh hoang vắng. Cao Quang hậm hực nói :
- Lão đầu tử ấy hồ đồ hết chỗ nói, cứ nằng nặc không chịu tin thân thế của Minh chủ, lão không chịu nghĩ kỹ, thiên hạ làm gì có kẻ đóng giả con của người khác bao giờ?
Thiếu Bạch nói :
- Vừa rồi nghe Lưu hạt tử nói tựa hồ như lão giao tình rất thâm hậu với tiên phụ. Lão nhận sự gửi gấm của người, một lòng một dạ với việc mình đã nhận. Không biết võ công của Bạch Hạc môn thì không trách được việc Lưu hạt tử phải hoài nghi.
Cao Quang nói :
- Chẳng lẽ bọn ta phải bỏ qua như thế này?
Thiếu Bạch nói :
- Hừ! Hiện tại Hạt Tử đã coi chúng ta như kẻ thù bất cộng đái thiên, nếu muốn để cho người tin thực là chuyện khó khăn vô cùng, đừng nói người là bạn cũ của tiên phụ đi nữa, bọn ta cũng không thể vô duyên vô cớ bức người vào chỗ chết. Hà huống trong việc này phần quấy không phải tại người. Không thể ngờ được rằng sai chạy có một ngày mà bị chuyện đáng tiếc lớn lao như thế này.
Hoàng Vĩnh nói :
- Trông vẻ phẫn khích của lão quyết không giống kiểu cách giả đò ngụy tạo, phải nghĩ ra cách khác...
Cao Quang bỗng xen lời :
- Đệ xem Hạt lão đầu là phường gian giảo ghê gớm lắm đấy, mười phần hết tám phần là giả trang.
Thiếu Bạch nói :
- Giang hồ là chỗ hiểm trá, dĩ nhiên chúng ta không thể không đề phòng, nhưng người Lưu hạt tử ấy lại không phải là người hiểm trá.
Thiếu Bạch tự nhỏ đã trải quá nhiều cảnh gian nan, nguy khốn, cuộc sống lưu vong đã khiến cho trái tim nhỏ bé của chàng chịu hết những bi hoan ly hợp cay đắng ngọt bùi. Bao nhiêu những ma chiết khổ nạn ấy khiến chàng có con mắt xét đoán, phân biệt thiện ác tinh vi hơn người thường.
Cao Quang là người hộc tuệch, nóng nảy, không giầu tâm cơ nhưng là người có lòng tốt. Y lắc đầu nói :
- Cứ đi sai một bước thì hỏng hết cả bàn, món di vật ấy đã trọng yếu vô tỷ đối với Minh chủ lẽ nào lại buông tay mà quay đi thế này cho được. Thôi thì chẳng bằng chúng ta hãy ẩn nấp ở quanh quất đây để ngầm dò xét cử động của tên Lưu hạt tử rồi sau sẽ quyết định, vậy được không?
Hoàng Vĩnh từ nãy giờ nghĩ ngợi mãi, bây giờ mới đỡ lời :
- Kế ấy tuy hay nhưng mất nhiều thời giờ lắm. Theo ngu kiến của đệ chẳng bằng trước tiên ta hãy làm mất khả năng kháng cự của lão đi, bắt sống lão, rồi sau đó sẽ bàn cách ép cho lão phải nói ra những gì lão biết. Khi ấy, dẫu cho lão có muốn chết cũng có điều khôn
Tác giả :
Cổ Long