Thiên Hạ Kiêu Hùng
Chương 217: Thư nhà từ kinh thành
Đã đến tháng sáu năm Đại Nghiệp thứ hai, Dương Nguyên Khánh đảm nhiệm chức Thứ sử Phong Châu đã một năm. Lúc này, kinh thành Lạc Dương mới đã xây dựng xong, vương triều Đại Tùy dời đến Lạc Dương, đổi tên Tây Kinh thành Trường An, đồng thời, thiên hạ sửa châu thành quận, Phong Châu cũng vì thế đổi tên thành quận Ngũ Nguyên.
Sau trận chiến thành Đại Lợi, vương triều Tùy đã tăng thêm sự khai thác, phát triển đối với quận Ngũ Nguyên. Quân số đóng quân tăng từ mười nghìn lên đến hai mươi nghìn và cho người thân của binh lính cùng di cư đến đó luôn để bọn họ có thể an tâm ở đó, lại tiếp tục di dân đến Hà Sáo, khai khẩn ruộng đồng, khởi công xây dựng thủy lợi, tiến hành tập quân. Hòn ngọc sáng nơi biên cương dần hiện lên.
Đã đến mùa hè, mùa hè của Ngũ Nguyên cũng là nóng bức vô cùng, bầu trời dường như đổ lửa, ở trên đường phía ngoài huyện Cửu Nguyên bị bao phủ bởi một cái lồng không khí nóng nực trong suốt, đi một bước thì nóng hập vào mặt, ai nấy đi trên đường thì mồ hôi nhễ nhại, nóng bức thật khó chịu.
Huyện Cửu Nguyên hay chính là tên gọi cũ Ngũ Nguyên đổi thành, thành Cửu Nguyên ở phía bắc cũng vì thế mà đổi tên thành thành Ô Hải, mô phỏng lối kiến trúc xây dựng của thành Đại Lợi.
Chiều hôm đó, một quan quân nhà Tùy cao to béo đi trên con đường ngoài huyện Cửu Nguyên. Anh ta dắt một con lạc đà, áo giáp và binh khí của anh ta đều để trên con lạc đà, chật vật bước từng bước tiến vào huyện Cửu Nguyên. Nhìn dáng dấp của anh ta thì cứ như là đi thêm một bước nữa là sẽ ngã ra trên đường vậy.
Người này chính là Dương Nguy. Anh ta hiện tại đã được thăng chức lên làm thủ chủ thành Đại Lợi, phụ trách tuần phòng xung quanh thành Đại Lợi, cũng chính là chức vụ cũ của Mã Thiệu. Mã Thiệu đã đảm nhiệm chức vụ trấn tướng thành Ô Hải, còn trấn tướng thành Đại Lợi thì do Dương Tư Ân đảm nhiệm. Trong số mấy người bọn họ, thay đổi nhiều nhất chính là Bàn Ngư. Anh ta đã bỏ võ theo văn, đảm nhiệm chức Giao Thị Phó Giám, đảm nhiệm việc tra xét buôn lậu trốn thuế của bên biên giới.
Dương Nguy lần này đến Cửu Nguyên là muốn thúc giục phải có một loạt quân phụ mùa hè, đồng thời cũng có một việc vô cùng quan trọng cần tìm Dương Nguyên Khánh. Nửa tháng trước anh ta nhận được một bức thư nhà mà cha gửi cho, ông nội Dương Tố bệnh nặng, anh ta muốn xin nghỉ về kinh thành thăm ông.
Sau nửa canh giờ, Dương Nguy rốt cục cũng đã gian nan đi vào được thị trấn. Trong động cửa thành râm mát, anh ta dựa người vào một vách đá lạnh lẽo, thở hổn hển từng hơi, trước mắt như tối sầm, dường như muốn té xỉu.
Binh lính giữ cổng quen anh ta, liền vội vàng cầm túi nước chạy ra:
- Dương tam tướng quân, ngài mau uống nước đi. Nước này mới lấy từ dưới giếng lên đó, còn lạnh đó.
Quận Ngũ Nguyên có ba Dương tướng quân. Dương Tư Ân được gọi là Dương nhị tướng quân, Dương Nguy được gọi là Dương tam tướng quân. Thật sự mọi người ở sau lưng đều gọi anh ta là Béo Tam Lang, đây cũng là tên cúng cơm từ nhỏ của anh ta.
Dương Nguy lấy cái túi nước, uống ùng ục ùng ục mấy ngụm. Nước giếng lạnh khiến cho anh ta cảm thấy lạnh từ đầu tới chân. Anh ta thở hắt ra một hơi dài, nguyên khí lập tức khôi phục lại, sau đó lại uống mấy ngụm nước nữa rồi mới đưa túi nước cho người binh lính đó rồi cười nói:
- Các ngươi thực sự quá là may mắn rồi. Không ngờ còn có thể được uống nước giếng. Mùa hè ta cũng xin đến chỗ các ngươi làm người hầu, thà làm một binh nhỏ giữ giếng.
Binh lính đều cười ha hả. Dương Nguy vỗ vỗ vào vai người binh lính đưa nước cho anh ta, bước lớn dẫn con lạc đà vào thành. Người khác cưỡi ngựa, anh ta cưỡi lạc đà. Với cân nặng một trăm ba mươi lăm cân có thừa của anh ta, lại thêm cái chùy lớn nặng bốn chục cân thì cưỡi ngựa quả thật là một sự tra tấn đối với con ngựa.
Dương Nguy thường xuyên đến huyện Cửu Nguyên, đã rất thân quen. Anh ta rất nhanh liền đã đi đến phủ tổng quản Phong Châu. Tuy Phong Châu về chính vụ thì được đổi thành quận Ngũ Nguyên, nhưng quân sự vẫn là giữ chức năng tổng quản phủ Phong Châu.
Cọc buộc ngựa phía trước phủ tổng quản buộc một đám lạc đà, trên lưng lạc đà chất đầy những hòm da tròn. Những hòm da nặng trịch trong rương dường như chất đầy của báu. Mấy thương nhân trẻ người Túc Đặc người mặc áo dài trắng, đầu đội mũ vòng tròn xếp đang chải những hạt cát mắc trên lông dài của nhưng con con lạc đà.
- Các anh là từ đâu ở Túc Đặc đến?
Dương Nguy đã học một năm nhưng vẫn không quen thuộc với tiếng Đột Quyết và cách xưng hô chào đón của những thương nhân Túc Đặc trẻ tuổi.
- Đến từ nước Tiểu Sử, ngài có biết không?
- Ồ, quê hương của đá quý, tôi biết.
Dương Nguy cũng buộc lạc đà của mình lên cọc, cười nói:
- Đến đây nộp thuế sao? Nộp thuế là muốn đến thành Đại Lợi sao?
- Không chút tôi đến đây là muốn mua một ít lá trà.
- Lá trà?
Dương Nguy mỉm cười, lấy từ trong túi đeo trên lưng lạc đà ra một cái túi nhỏ khoảng chừng nửa cân, đưa cho thương nhân trẻ người Túc Đặc:
- Cho ngươi này!
- Cảm ơn vị tướng quân!
Thương nhân Túc Đặc nhận lấy lá trà, ngửi ngửi một chút rồi lại lấy ra một lá bỏ vào miệng nhai kỹ một chút rồi ngẩng đầu lên tính toán giá tiền của nửa cân lá trà này. Đương nhiên anh ta không thể lấy không được. Đối phương đâu có nói là tặng cho anh ta. Nghĩ ngợi hồi lâu anh ta lấy ra từ trong túi một hòn ngọc bích lớn bằng ngón út đưa cho Dương Nguy.
Dương Nguy cũng không khách khí, nhận lấy viên ngọc bích rồi để vào trong người. Bây giờ lá trà đắt vô cùng. Nửa cân lá trà đó của anh ta ở thảo nguyên có thể đổi được hai mươi tấm da dê nhỏ, vốn không quen biết, anh ta đương nhiên sẽ không tặng nó cho người thương nhân Túc Đặc này.
Từ cách đây hơn một năm, Dương Nguyên Khánh đã đẩy mạnh việc tiêu thụ lá trà ở Đột Quyết, kết quả thành công rực rỡ. Lá trà trở thành đồ xa xỉ của Đột Quyết. Tháng tư năm trước ở Mã Thị, mấy nghìn gánh lá trà hạng kém của Dương Nguyên Khánh bị người Đột Quyết mua sạch, khiến cho hắn đột nhiên có được món tiền lớn.
Khi trà dần dần thịnh hành trên thảo nguyên, thương nhân Túc Đặc cũng thấy có cơ hội kinh doanh liền bắt đầu đến Trung Nguyên buôn lá trà nhưng lại không thuận lợi. Lá trà của Trường An và Lạc Dương về cơ bản đều bị Phong Châu lấy danh nghĩa quân đội để mua sạch, chỉ có thể đến Giang Đô xa xôi hơn mà thôi.
Nhưng lá trà mua ở Giang Đô không thể giữ được lâu, vận chuyển đến biên cương thì liền sẽ bị mốc, người thảo nguyên cũng không nhận. Không ít thương nhân Túc Đặc đã lỗ vốn. Bọn họ bây giờ mới phát hiện ra lá trà của Phong Châu không giống với lá trà mua từ Giang Đô, dường như trải qua sự xử lý đặc biệt nào đó mà khi pha trà thì có màu đỏ đồng. Kỹ thuật này bọn họ chưa học được. Bất đắc dĩ, thương nhân Túc Đặc chỉ có thể mua giá cao từ Phong Châu rồi vận chuyển đến thảo nguyên để bán, cố gắng kiếm lấy cái lợi nhỏ, chứ chẳng phải là cái lợi gấp trăm lần như trong mơ của họ.
Dương Nguy đi vào phủ tổng quản, gặp ngay Trưởng sử Vi Tự Vân. Vi Tự Vân là tổng quản phủ Trưởng sử đồng thời cũng là Thứ sử quận Ngũ Nguyên. Tổng quản phủ và Thứ sử phủ biên chế thuộc cùng một bộ máy, hai tấm biển nhưng chính quyền và quân sự thì hợp làm một.
Vi Tự Vân xuất thân danh môn họ Vi ở kinh thành, tuổi chừng ba mươi, dáng người không cao, làn da trắng nõn, để râu dài. Anh ta là một quan văn rất có tài kinh doanh quản lý tài sản. Nhậm chức một năm, hỗ trợ Dương Nguyên Khánh cai quản rất gọn gàng quận Ngũ Nguyên.
Từ vài năm trước, Vi Tự Vân đã quen Dương Nguy ở kinh thành, hai người đều là con cháu nhà danh môn, mối quan hệ cũng không tồi. Thấy Dương Nguy mồ hôi đầy đầu, anh ta không khỏi cười nói:
- Trời nóng như thế này mà đến, anh không sợ giữa đường bị cháy nắng thành thịt sao?
- Chỉ cần còn hơi thở thì phơi nắng thành thịt tôi cũng muốn.
Dương Nguy vỗ vỗ bụng, phát sầu vì sự mập mạp của mình. Anh ta lại thăm dò nhìn về phía phòng tổng quản thấp giọng hỏi:
- Anh ấy có đó không?
- Có đó.
Vi Tự Vân vỗ vỗ cánh tay.
- Anh đợi tướng quân đi, tôi có việc phải đi trước rồi.
Vi Tự Vân bước nhanh đi rồi, Dương Nguy chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong sân, hiện tại anh ta đang rất lo lắng. Cha gửi thư đến nói bệnh của ông nội rất nghiêm trọng, không chịu uống thuốc, cũng không chịu cho mời thấy thuốc, chắc là không sống được bao lâu, bảo anh ta phải về nhà gặp ông lần cuối.
Dương Nguy không biết lát nữa nên nói với Dương Nguyên Khánh thế nào. Chuyện này anh ta vẫn luôn giấu. Thư của cha gửi đến nhắc nhở anh ta tuyệt đối không được nói với Dương Nguyên Khánh, nhưng anh ta cảm thấy mình nên nói. Anh ta đã nghĩ từ lâu rồi nhưng trong lòng vẫn do dự, nên anh ta cứ nấn ná mãi đến nửa tháng.
Phía sau truyền đến tiếng bước chân, theo đó là tiếng cầu xin khe khẽ của thương nhân Túc Đặc:
- Bán thêm một chút nữa cho chúng tôi đi mà. Đi một chuyến lên thảo nguyên không dễ. Một nghìn cân lá trà thực sự chẳng kiếm được bao nhiêu cả.
- Lá trà mới năm nay vẫn chưa vận chuyển đến, ở đây vẫn còn chút hàng tồn năm ngoái. Thực ra là không nhiều, hai tháng nữa các anh hãy đến, tôi có thể bán cho các anh ba trăm gánh.
Dương Nguyên Khánh đưa tiễn mấy thương nhân Túc Đặc ra khỏi phòng, vừa quay đầu lại thì đã thấy Dương Nguy ở trong sân. Hắn liền mỉm cười nói:
- Trời nóng thế này đến làm gì đó?
- Nguyên Khánh, có chuyện này đệ muốn nói với huynh. Nhưng huynh đừng mắng đệ đó.
Dương Nguy có chút yếu hơi.
- Đi vào nói đi, ở bên ngoài nóng quá.
Dương Nguyên Khánh dẫn Dương Nguy vào phòng tổng quản. Đây vốn là phòng làm việc cũ của Ngư Câu La. Bây giờ phòng này do Dương Nguyên Khánh dùng thì bố trí rất đơn giản, một giá sách, một cái ghế dài, trên đó có hai cái bàn nhỏ, một trong hai cái bàn đó chất đầy văn thư.
Trong phòng ánh sáng sáng ngời, ở chính giữa treo một bức tranh chữ chỉ có bốn chữ “ Tắc thượng Minh Châu”, chữ viết rất cứng cáp, có vết sâu trên giấy. Bức tranh chữ này được dán rất tinh xảo. Đó là năm Khai Hoàng thứ hai mươi, Thái tử Dương Quảng đã đề tự khi đảm nhiệm chức Chinh Tây Đại nguyên soái và nó vẫn luôn được treo ở đây.
Dương Nguyên Khánh đi vào phòng cười nói:
- Vừa lúc đệ có một bức thư nhà, ta còn chuẩn bị hai ngày nữa sẽ gửi sang cho ta, hình như là do cha đệ gửi đến đó.
Dương Nguy mặt tự nhiên trắng bệch, toàn thân run rẩy. Anh ta lập tức bám đỡ vào tường, dường như đứng không vững. Anh ta đã đoán được nội dưng bức thư này rồi.
- Đệ làm sao vậy?
Dương Nguyên Khánh thấy anh ta vẻ mặt khác thường, không khỏi ngạc nhiên hỏi.
Dương Nguy “phụp” một cái quỳ rạp xuống đất, đánh vào mặt mình liên hồi, lên tiếng khóc lớn:
- Đệ là thằng khốn nạn, đệ không nên giấu huynh, chứ không thì vẫn còn kịp.
Dương Nguyên Khánh cầm lấy tay anh ta, nhìn vào mắt anh ta hỏi:
- Đệ nói đi, rốt cuộc có chuyện gì?
Dương Nguy khóc ngã xuống đất:
- Ông nội của chúng ta.... không hay rồi.
Câu nói này hệt như sấm dội bên tai khiến Dương Nguyên Khánh đờ cả người ra. Hắn kéo mạnh vạt áo của Dương Nguy, hung hăng hỏi:
- Rốt cuộc là có còn sống không?
Dương Nguy mặt đầy nước mặt:
- Huynh xem thư này đi, xem rồi sẽ biết.
Dương Nguyên Khánh lau nước mắt, xé bức thư ra. Hắn nhanh chóng đọc bức thư một lần, hắn liền như biến thành pho tượng vậy, bức thư từ trên tay hắn bay xuống đất.
……………..
Chập tối, Vi Tự Vân trong lòng lo lắng, lại vội vàng quay trở về phủ tổng quản. Anh ta thấy Dương Nguyên Khánh hệt như buổi trưa đang ngồi bất động trên một tảng đá lớn. Dương Nguyên Khánh đã ngồi đó gần hai canh giờ rồi.
Vi Tự Vân thở dài, tiến đến khuyên hắn:
- Người chết không sống lại được, người đã mất rồi, tướng quân xin đừng quá đau thương.
Một lúc lâu sau, Dương Nguyên Khánh nói:
- Vi trưởng sử, ta có chuyện muốn nhờ.
- Dương tướng quân cứ nói đi, chỉ cần việc tôi làm được thì tôi nhất định sẽ làm.
- Ngươi thay ta xử lý công việc trong hai tháng, ta muốn về kinh một chuyến để đưa tang ông nội ta.
Vi Tự Vân yên lặng gật đầu:
- Ngài yên tâm đi, tôi sẽ làm tốt công việc.
Dừng lại một chút, anh ta lại hỏi:
- Vậy tướng quân lúc nào sẽ quay về?
Dương Nguyên Khánh lại trầm mặc một lát.
- Ngày mai ta sẽ sắp xếp việc quân một chút rồi sáng ngày kia đi.
Sau trận chiến thành Đại Lợi, vương triều Tùy đã tăng thêm sự khai thác, phát triển đối với quận Ngũ Nguyên. Quân số đóng quân tăng từ mười nghìn lên đến hai mươi nghìn và cho người thân của binh lính cùng di cư đến đó luôn để bọn họ có thể an tâm ở đó, lại tiếp tục di dân đến Hà Sáo, khai khẩn ruộng đồng, khởi công xây dựng thủy lợi, tiến hành tập quân. Hòn ngọc sáng nơi biên cương dần hiện lên.
Đã đến mùa hè, mùa hè của Ngũ Nguyên cũng là nóng bức vô cùng, bầu trời dường như đổ lửa, ở trên đường phía ngoài huyện Cửu Nguyên bị bao phủ bởi một cái lồng không khí nóng nực trong suốt, đi một bước thì nóng hập vào mặt, ai nấy đi trên đường thì mồ hôi nhễ nhại, nóng bức thật khó chịu.
Huyện Cửu Nguyên hay chính là tên gọi cũ Ngũ Nguyên đổi thành, thành Cửu Nguyên ở phía bắc cũng vì thế mà đổi tên thành thành Ô Hải, mô phỏng lối kiến trúc xây dựng của thành Đại Lợi.
Chiều hôm đó, một quan quân nhà Tùy cao to béo đi trên con đường ngoài huyện Cửu Nguyên. Anh ta dắt một con lạc đà, áo giáp và binh khí của anh ta đều để trên con lạc đà, chật vật bước từng bước tiến vào huyện Cửu Nguyên. Nhìn dáng dấp của anh ta thì cứ như là đi thêm một bước nữa là sẽ ngã ra trên đường vậy.
Người này chính là Dương Nguy. Anh ta hiện tại đã được thăng chức lên làm thủ chủ thành Đại Lợi, phụ trách tuần phòng xung quanh thành Đại Lợi, cũng chính là chức vụ cũ của Mã Thiệu. Mã Thiệu đã đảm nhiệm chức vụ trấn tướng thành Ô Hải, còn trấn tướng thành Đại Lợi thì do Dương Tư Ân đảm nhiệm. Trong số mấy người bọn họ, thay đổi nhiều nhất chính là Bàn Ngư. Anh ta đã bỏ võ theo văn, đảm nhiệm chức Giao Thị Phó Giám, đảm nhiệm việc tra xét buôn lậu trốn thuế của bên biên giới.
Dương Nguy lần này đến Cửu Nguyên là muốn thúc giục phải có một loạt quân phụ mùa hè, đồng thời cũng có một việc vô cùng quan trọng cần tìm Dương Nguyên Khánh. Nửa tháng trước anh ta nhận được một bức thư nhà mà cha gửi cho, ông nội Dương Tố bệnh nặng, anh ta muốn xin nghỉ về kinh thành thăm ông.
Sau nửa canh giờ, Dương Nguy rốt cục cũng đã gian nan đi vào được thị trấn. Trong động cửa thành râm mát, anh ta dựa người vào một vách đá lạnh lẽo, thở hổn hển từng hơi, trước mắt như tối sầm, dường như muốn té xỉu.
Binh lính giữ cổng quen anh ta, liền vội vàng cầm túi nước chạy ra:
- Dương tam tướng quân, ngài mau uống nước đi. Nước này mới lấy từ dưới giếng lên đó, còn lạnh đó.
Quận Ngũ Nguyên có ba Dương tướng quân. Dương Tư Ân được gọi là Dương nhị tướng quân, Dương Nguy được gọi là Dương tam tướng quân. Thật sự mọi người ở sau lưng đều gọi anh ta là Béo Tam Lang, đây cũng là tên cúng cơm từ nhỏ của anh ta.
Dương Nguy lấy cái túi nước, uống ùng ục ùng ục mấy ngụm. Nước giếng lạnh khiến cho anh ta cảm thấy lạnh từ đầu tới chân. Anh ta thở hắt ra một hơi dài, nguyên khí lập tức khôi phục lại, sau đó lại uống mấy ngụm nước nữa rồi mới đưa túi nước cho người binh lính đó rồi cười nói:
- Các ngươi thực sự quá là may mắn rồi. Không ngờ còn có thể được uống nước giếng. Mùa hè ta cũng xin đến chỗ các ngươi làm người hầu, thà làm một binh nhỏ giữ giếng.
Binh lính đều cười ha hả. Dương Nguy vỗ vỗ vào vai người binh lính đưa nước cho anh ta, bước lớn dẫn con lạc đà vào thành. Người khác cưỡi ngựa, anh ta cưỡi lạc đà. Với cân nặng một trăm ba mươi lăm cân có thừa của anh ta, lại thêm cái chùy lớn nặng bốn chục cân thì cưỡi ngựa quả thật là một sự tra tấn đối với con ngựa.
Dương Nguy thường xuyên đến huyện Cửu Nguyên, đã rất thân quen. Anh ta rất nhanh liền đã đi đến phủ tổng quản Phong Châu. Tuy Phong Châu về chính vụ thì được đổi thành quận Ngũ Nguyên, nhưng quân sự vẫn là giữ chức năng tổng quản phủ Phong Châu.
Cọc buộc ngựa phía trước phủ tổng quản buộc một đám lạc đà, trên lưng lạc đà chất đầy những hòm da tròn. Những hòm da nặng trịch trong rương dường như chất đầy của báu. Mấy thương nhân trẻ người Túc Đặc người mặc áo dài trắng, đầu đội mũ vòng tròn xếp đang chải những hạt cát mắc trên lông dài của nhưng con con lạc đà.
- Các anh là từ đâu ở Túc Đặc đến?
Dương Nguy đã học một năm nhưng vẫn không quen thuộc với tiếng Đột Quyết và cách xưng hô chào đón của những thương nhân Túc Đặc trẻ tuổi.
- Đến từ nước Tiểu Sử, ngài có biết không?
- Ồ, quê hương của đá quý, tôi biết.
Dương Nguy cũng buộc lạc đà của mình lên cọc, cười nói:
- Đến đây nộp thuế sao? Nộp thuế là muốn đến thành Đại Lợi sao?
- Không chút tôi đến đây là muốn mua một ít lá trà.
- Lá trà?
Dương Nguy mỉm cười, lấy từ trong túi đeo trên lưng lạc đà ra một cái túi nhỏ khoảng chừng nửa cân, đưa cho thương nhân trẻ người Túc Đặc:
- Cho ngươi này!
- Cảm ơn vị tướng quân!
Thương nhân Túc Đặc nhận lấy lá trà, ngửi ngửi một chút rồi lại lấy ra một lá bỏ vào miệng nhai kỹ một chút rồi ngẩng đầu lên tính toán giá tiền của nửa cân lá trà này. Đương nhiên anh ta không thể lấy không được. Đối phương đâu có nói là tặng cho anh ta. Nghĩ ngợi hồi lâu anh ta lấy ra từ trong túi một hòn ngọc bích lớn bằng ngón út đưa cho Dương Nguy.
Dương Nguy cũng không khách khí, nhận lấy viên ngọc bích rồi để vào trong người. Bây giờ lá trà đắt vô cùng. Nửa cân lá trà đó của anh ta ở thảo nguyên có thể đổi được hai mươi tấm da dê nhỏ, vốn không quen biết, anh ta đương nhiên sẽ không tặng nó cho người thương nhân Túc Đặc này.
Từ cách đây hơn một năm, Dương Nguyên Khánh đã đẩy mạnh việc tiêu thụ lá trà ở Đột Quyết, kết quả thành công rực rỡ. Lá trà trở thành đồ xa xỉ của Đột Quyết. Tháng tư năm trước ở Mã Thị, mấy nghìn gánh lá trà hạng kém của Dương Nguyên Khánh bị người Đột Quyết mua sạch, khiến cho hắn đột nhiên có được món tiền lớn.
Khi trà dần dần thịnh hành trên thảo nguyên, thương nhân Túc Đặc cũng thấy có cơ hội kinh doanh liền bắt đầu đến Trung Nguyên buôn lá trà nhưng lại không thuận lợi. Lá trà của Trường An và Lạc Dương về cơ bản đều bị Phong Châu lấy danh nghĩa quân đội để mua sạch, chỉ có thể đến Giang Đô xa xôi hơn mà thôi.
Nhưng lá trà mua ở Giang Đô không thể giữ được lâu, vận chuyển đến biên cương thì liền sẽ bị mốc, người thảo nguyên cũng không nhận. Không ít thương nhân Túc Đặc đã lỗ vốn. Bọn họ bây giờ mới phát hiện ra lá trà của Phong Châu không giống với lá trà mua từ Giang Đô, dường như trải qua sự xử lý đặc biệt nào đó mà khi pha trà thì có màu đỏ đồng. Kỹ thuật này bọn họ chưa học được. Bất đắc dĩ, thương nhân Túc Đặc chỉ có thể mua giá cao từ Phong Châu rồi vận chuyển đến thảo nguyên để bán, cố gắng kiếm lấy cái lợi nhỏ, chứ chẳng phải là cái lợi gấp trăm lần như trong mơ của họ.
Dương Nguy đi vào phủ tổng quản, gặp ngay Trưởng sử Vi Tự Vân. Vi Tự Vân là tổng quản phủ Trưởng sử đồng thời cũng là Thứ sử quận Ngũ Nguyên. Tổng quản phủ và Thứ sử phủ biên chế thuộc cùng một bộ máy, hai tấm biển nhưng chính quyền và quân sự thì hợp làm một.
Vi Tự Vân xuất thân danh môn họ Vi ở kinh thành, tuổi chừng ba mươi, dáng người không cao, làn da trắng nõn, để râu dài. Anh ta là một quan văn rất có tài kinh doanh quản lý tài sản. Nhậm chức một năm, hỗ trợ Dương Nguyên Khánh cai quản rất gọn gàng quận Ngũ Nguyên.
Từ vài năm trước, Vi Tự Vân đã quen Dương Nguy ở kinh thành, hai người đều là con cháu nhà danh môn, mối quan hệ cũng không tồi. Thấy Dương Nguy mồ hôi đầy đầu, anh ta không khỏi cười nói:
- Trời nóng như thế này mà đến, anh không sợ giữa đường bị cháy nắng thành thịt sao?
- Chỉ cần còn hơi thở thì phơi nắng thành thịt tôi cũng muốn.
Dương Nguy vỗ vỗ bụng, phát sầu vì sự mập mạp của mình. Anh ta lại thăm dò nhìn về phía phòng tổng quản thấp giọng hỏi:
- Anh ấy có đó không?
- Có đó.
Vi Tự Vân vỗ vỗ cánh tay.
- Anh đợi tướng quân đi, tôi có việc phải đi trước rồi.
Vi Tự Vân bước nhanh đi rồi, Dương Nguy chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong sân, hiện tại anh ta đang rất lo lắng. Cha gửi thư đến nói bệnh của ông nội rất nghiêm trọng, không chịu uống thuốc, cũng không chịu cho mời thấy thuốc, chắc là không sống được bao lâu, bảo anh ta phải về nhà gặp ông lần cuối.
Dương Nguy không biết lát nữa nên nói với Dương Nguyên Khánh thế nào. Chuyện này anh ta vẫn luôn giấu. Thư của cha gửi đến nhắc nhở anh ta tuyệt đối không được nói với Dương Nguyên Khánh, nhưng anh ta cảm thấy mình nên nói. Anh ta đã nghĩ từ lâu rồi nhưng trong lòng vẫn do dự, nên anh ta cứ nấn ná mãi đến nửa tháng.
Phía sau truyền đến tiếng bước chân, theo đó là tiếng cầu xin khe khẽ của thương nhân Túc Đặc:
- Bán thêm một chút nữa cho chúng tôi đi mà. Đi một chuyến lên thảo nguyên không dễ. Một nghìn cân lá trà thực sự chẳng kiếm được bao nhiêu cả.
- Lá trà mới năm nay vẫn chưa vận chuyển đến, ở đây vẫn còn chút hàng tồn năm ngoái. Thực ra là không nhiều, hai tháng nữa các anh hãy đến, tôi có thể bán cho các anh ba trăm gánh.
Dương Nguyên Khánh đưa tiễn mấy thương nhân Túc Đặc ra khỏi phòng, vừa quay đầu lại thì đã thấy Dương Nguy ở trong sân. Hắn liền mỉm cười nói:
- Trời nóng thế này đến làm gì đó?
- Nguyên Khánh, có chuyện này đệ muốn nói với huynh. Nhưng huynh đừng mắng đệ đó.
Dương Nguy có chút yếu hơi.
- Đi vào nói đi, ở bên ngoài nóng quá.
Dương Nguyên Khánh dẫn Dương Nguy vào phòng tổng quản. Đây vốn là phòng làm việc cũ của Ngư Câu La. Bây giờ phòng này do Dương Nguyên Khánh dùng thì bố trí rất đơn giản, một giá sách, một cái ghế dài, trên đó có hai cái bàn nhỏ, một trong hai cái bàn đó chất đầy văn thư.
Trong phòng ánh sáng sáng ngời, ở chính giữa treo một bức tranh chữ chỉ có bốn chữ “ Tắc thượng Minh Châu”, chữ viết rất cứng cáp, có vết sâu trên giấy. Bức tranh chữ này được dán rất tinh xảo. Đó là năm Khai Hoàng thứ hai mươi, Thái tử Dương Quảng đã đề tự khi đảm nhiệm chức Chinh Tây Đại nguyên soái và nó vẫn luôn được treo ở đây.
Dương Nguyên Khánh đi vào phòng cười nói:
- Vừa lúc đệ có một bức thư nhà, ta còn chuẩn bị hai ngày nữa sẽ gửi sang cho ta, hình như là do cha đệ gửi đến đó.
Dương Nguy mặt tự nhiên trắng bệch, toàn thân run rẩy. Anh ta lập tức bám đỡ vào tường, dường như đứng không vững. Anh ta đã đoán được nội dưng bức thư này rồi.
- Đệ làm sao vậy?
Dương Nguyên Khánh thấy anh ta vẻ mặt khác thường, không khỏi ngạc nhiên hỏi.
Dương Nguy “phụp” một cái quỳ rạp xuống đất, đánh vào mặt mình liên hồi, lên tiếng khóc lớn:
- Đệ là thằng khốn nạn, đệ không nên giấu huynh, chứ không thì vẫn còn kịp.
Dương Nguyên Khánh cầm lấy tay anh ta, nhìn vào mắt anh ta hỏi:
- Đệ nói đi, rốt cuộc có chuyện gì?
Dương Nguy khóc ngã xuống đất:
- Ông nội của chúng ta.... không hay rồi.
Câu nói này hệt như sấm dội bên tai khiến Dương Nguyên Khánh đờ cả người ra. Hắn kéo mạnh vạt áo của Dương Nguy, hung hăng hỏi:
- Rốt cuộc là có còn sống không?
Dương Nguy mặt đầy nước mặt:
- Huynh xem thư này đi, xem rồi sẽ biết.
Dương Nguyên Khánh lau nước mắt, xé bức thư ra. Hắn nhanh chóng đọc bức thư một lần, hắn liền như biến thành pho tượng vậy, bức thư từ trên tay hắn bay xuống đất.
……………..
Chập tối, Vi Tự Vân trong lòng lo lắng, lại vội vàng quay trở về phủ tổng quản. Anh ta thấy Dương Nguyên Khánh hệt như buổi trưa đang ngồi bất động trên một tảng đá lớn. Dương Nguyên Khánh đã ngồi đó gần hai canh giờ rồi.
Vi Tự Vân thở dài, tiến đến khuyên hắn:
- Người chết không sống lại được, người đã mất rồi, tướng quân xin đừng quá đau thương.
Một lúc lâu sau, Dương Nguyên Khánh nói:
- Vi trưởng sử, ta có chuyện muốn nhờ.
- Dương tướng quân cứ nói đi, chỉ cần việc tôi làm được thì tôi nhất định sẽ làm.
- Ngươi thay ta xử lý công việc trong hai tháng, ta muốn về kinh một chuyến để đưa tang ông nội ta.
Vi Tự Vân yên lặng gật đầu:
- Ngài yên tâm đi, tôi sẽ làm tốt công việc.
Dừng lại một chút, anh ta lại hỏi:
- Vậy tướng quân lúc nào sẽ quay về?
Dương Nguyên Khánh lại trầm mặc một lát.
- Ngày mai ta sẽ sắp xếp việc quân một chút rồi sáng ngày kia đi.
Tác giả :
Cao Nguyệt