Thiền Của Tôi
Chương 15
Tại chùa Pháp Vũ Bạn không thể nhìn thấu con người thực của bạn. Những gì bạn có thể nhìn thấy chỉ là cái bóng của chính mình.
- Rabindranath Tagore -
Núi vắng không thấy người, chỉ nghe thấy tiếng người.
- Vương Duy -
Sau một đêm dập dềnh trên biển, con tàu mang tên "Hải Thiên" đã chậm rãi tiếng vào bến. Sau khi cảm nhận thấy một đợt rung nhẹ, mô tơ dần tắt lửa, chân vịt được hạ xuống. Hành khách bắt đầu lục tục xách hành lý xuống tàu.
Vừa mưa xong, mặt đất vẫn còn ướt. Nhưng trời đang dần sáng rõ, ánh nắng luồn lách qua những lớp mây, vãi xuống đất. Tôi hít một hơi không khí tươi tắn, phát hiện thấy mình đang bị một dãy núi nhỏ xanh biếc bao quanh. Thấp thoáng những mái ngói màu đỏ thẫm hoặc vàng chóe ẩn hiện giữa màu xanh miên man dàn trải, y hệt mấy quả cherry điểm xuyết trong đĩa salad mơn mởn.
Sau khi hỏi đường hồi lâu, tôi chen lên một chiếc xe buýt chật cứng. Chùa Pháp Vũ là bến cuối cùng.
Trên đường, cảnh vật khiến tôi có phần hoảng hốt. Trong hơn hai mươi năm sau khi được sinh thành, tôi từng theo cha mẹ tới đây vài lần. Song những lần đó, tôi đều không tự nguyện, hầu hết đều bị ép đến. Sau khi thắp nhang bái Phật, lúc tắm nắng trên bãi cát trắng tinh khôi, tôi thấy mọi thứ đã trở nên thú vị hơn.
Mặt biển xanh thẳm dập dờn, bãi cát trắng, những sườn núi, cánh rừng đậm nhạt với những màu xanh lá cây và màu nâu đan xen, còn có cả cỏ, cây và đá ven đường nữa. Chúng như đều mỉm cười reo vang: "Xin chào". Mọi thứ nhìn thấy thật thân quen xiết bao.
Một cơn gió biển mang theo cả hương vị mặn chát ùa xuống mặt, thổi tung đám tóc dài rối bời. Các lỗ chân lông trên người như nở to, mang theo cả nỗi khiếp sợ và niềm vui sướng, khiến mắt tôi ướt đẫm và nóng bỏng.
Xe dừng lại ở bến cách chùa Pháp Vũ không xa. Tôi là người xuống cuối cùng.
Thoáng một cái có thể thấy ngay tấm biển cao sừng sững làm bằng đá xanh, bên trên khắc ba chữ "Pháp Vũ Tự" màu đỏ sậm. Phía sau nó chỉ có một cây cầu được trang trí bằng một dãy các con sư tử đá. Cả ngôi chùa giấu mình trong một rừng cây um tùm cao lớn.
Chỉ có xuyên qua cây cầu nhỏ, đi sâu mãi vào con đường nhỏ đầy đá cuội và rêu xanh mới có thể cảm nhận hết sự u tịnh và nghiêm trang của ngôi chùa.
Tôi quyết định đi tìm nhà nghỉ trước.
Bằng kí ức của lần cuối cùng tới đây, trên sườn núi nhỏ bên chùa ắt phải có một căn nhà nghỉ do ngư dân dựng nên. Khi thử tìm kiếm nơi đó, tôi vô cùng mừng rỡ khi phát hiện nó vẫn còn đó. Trông nó cũ mèm và tang thương, giống hệt một người bạn lâu năm không gặp.
Thủ tục lấy phòng thật đơn giản, giá phòng cũng rẻ bất ngờ. Giờ đây nhớ lại hồi sống ở Mahattan, cuộc sống đó chẳng khác nào đốt tiền mỗi ngày.
Một cô gái trẻ má rám đỏ vì gió biển xách một bình nước nóng, bước rất mạnh tới trước mặt tôi, dẫn tôi về phòng. Một căn phòng phía Nam có thể nhìn thấy cảnh biển.
Cô gái đặt bình nước nóng lên bàn, nói cho tôi rõ giờ ăn ngày ba bữa và cấp nước nóng để tắm. Rồi cô tháo lui với nụ cười bẽn lẽn.
Tôi đổ ụp người xuống giường, mơ màng thiếp đi giữa tiếng gió thổi qua cánh rừng rì rào và tiếng sóng dạt dào. Tôi mặc một chiếc váy ngủ rộng thùng thình màu trắng, đi đôi dép lê rộng rãi, xuống nhà ăn nho nhỏ ở tầng trệt, ăn một bát mỳ hải sản tươi ngon.
Tôi đi một mình. Không ai quen biết tôi, cũng không ai trò chuyện với tôi. Nhưng tôi không thấy cô độc.
Nơi đây như thể là một nơi không chút liên quan tới bất kỳ bộ phận nào trên trái đất. Nó như xuất hiện giữa không trung, trôi dạt trên mặt biển hùng vĩ dập dờn. Nó hầu như không quan tâm tới quá khứ, cũng không lo lắng tới tương lai. Nó vĩnh viễn chỉ để tâm tới sự tồn tại của chính mình từng khắc từng giây. Nó như một cái hang động thuần khiết 100%. Bất kỳ kí ức đen tối nào ở đây cũng bị tiêu tan không còn chút dấu vết.
Lúc này, mặt trời đã nhô lên cao, rọi chiếu xuống cơ thể tôi. Trong bầu không khí mùa thu có mùi cháy, khô nhưng ấm áp. Tôi chỉ mất mười phút đã đứng trước tấm biển bằng đá xanh của chùa Pháp Vũ, xuyên qua cái cửa cao cao hình vòng cung, bước qua cây cầu nhỏ, đi trên con đường mòn yên tĩnh.
Phải mất chừng năm phút, trước mặt mới xuất hiện một dãy tường trắng thấp tì và cánh cửa gỗ bị mưa gió tàn phai. Cánh cửa khép hờ, tôi bước qua ngưỡng cửa làm bằng đá xanh.
Cũng đúng vào giây phút tôi đang bước qua ngưỡng cửa nhà chùa, một cảm giác như thể nằm mơ giữa ban ngày úp chụp lên tôi. Phảng phất như tôi đã từng bước qua cái ngưỡng cửa này rất nhiều lần. Và lần nào cứ mỗi lần nhấc chân định bước qua đều phải tập trung tinh thần. Vì trong giấc mơ lặp đi lặp lại đó, tôi vẫn là một đứa trẻ hai, ba tuổi. Và đối với tôi, cái bậc cửa có hai mươi xăng ti mét cũng là quá cao. Trong giấc mơ, bốn bề tĩnh mịch như tờ, không một bóng người, chỉ có một đứa trẻ giơ cao cái chân ngắn ngủn và gầy gò, ra sức bước qua bậc cửa. Mọi thứ đầy bí ẩn như bức tranh của họa sĩ người Ý De Chireco. Song thứ ánh sáng tĩnh lặng và sáng rỡ đó rọi chiếu lên cả bức tranh, khiến mọi thứ không còn đáng sợ nữa.
Tôi xọc hai tay vào túi, chậm rãi đi vào chùa. Phía trước là dãy điện thờ các tượng Phật như Như Lai, Quan Âm... Bên trái và bên phải đều có những điện thờ thấp và đơn giản, thờ những vị Phật có địa vị thấp hơn như La Hán... Ngoài ra còn có phòng khách để tiếp khách vãng lai, có gian cho Hòa thượng ngồi thiền và tụng kinh, có trai đường để Hòa thượng dùng bữa.
Sau khi lễ bái các chư Phật, tôi mạnh dạn đi ra khu vườn âm u và sâu hút sau chùa. Ánh mắt tôi bị thu hút bởi mấy cây Bồ đề cổ có tuổi thọ năm, sáu trăm năm.
Tuy luôn bị chìm đắm trong rừng bê tông cốt thép ở thành phố và rất hiếm hoi được tiếp xúc với thiên nhiên, nhưng vài lần ngẫu nhiên nhìn thấy những cây cổ thụ to lớn, tôi lại không khỏi rung động bởi cái đẹp như ma pháp của năm tháng thời gian. Nghĩ tới mấy trăm năm, thậm chí thời gian trên ngàn năm đã tạo nên và may mắn lưu giữ lại vẻ đẹp của cái cây...
Đám rễ lòa xòa của cây Bồ đề im lặng và ra sức cắm sâu vào lòng đất. Những cành cây to lớn, bừng bừng sức sống, vươn thẳng lên trời cao. Ngẩng đầu ngước lên, không liên tưởng tới sự ngắn ngủi của đời người. Đó không phải là nỗi đau thương hư cấu của vạn vật. Thực tế là những cây cổ thụ hàng trăm năm, hàng ngàn năm có thể đem lại cho bạn một sức mạnh đặc biệt điều trị vết thương. Sức mạnh đó thông qua sự lưu chuyển bừng bừng của nhựa cây, chảy thẳng vào tim bạn.
Tôi hít thật sâu mùi thơm mới mẽ tỏa ra từ các cây cổ thụ, rồi đi vào đám người đang đứng xúm xít quanh một cây trong số đó. Họ đang xem hai vị tu hành một già một trẻ đánh cờ.
Tôi không hiểu gì về cờ, nhưng hai thầy chùa mặc đồ vải bố màu xám, như ông và cháu đang ngồi chơi, nom thật thú vị. Vị Hòa thượng già có gương mặt gày gò, nên nom cái mũi rõ to, sống mũi hơi đỏ, nhìn không đoán được tuổi. Gương mặt ông luôn có vẻ cười không ra cười, ngủ không ra ngủ. Trên người ông tỏa ra một sức mạnh kì lạ như nam châm. Chú tiểu trẻ có khuôn mặt sáng sủa, thanh tú, mắt đen láy, nom rất thông minh, nhìn khoảng mười bốn, mười lăm tuổi.
Tôi quyết định đứng một bên xem.
Họ im lặng chăm chú nhìn bàn cờ. Những giọt sương mai còn đọng lại trên cành, lá bởi trận mưa hồi sáng chốc chốc lại rớt xuống bàn cờ bằng gỗ, phát lên những tiếng "tách, tách" rất vang.
Những người đứng xem cứ đi đi lại lại, nhưng tôi cứ đứng im một chỗ để xem. Dù sao trên hòn đảo này, tôi có dư thời gian nhàn rỗi, đứng mệt rồi lại ngồi xuống một cái ghế đá bên cạnh.
Trời tối dần. Ở trên hòn đảo nhỏ này dường như chỉ nhìn sắc trời để đoán thời gian. Nhưng trời ở đây sáng và tối đều nhanh hơn ở thành phố.
Hòa thượng già thở dài, đập một viên cờ đen xuống, "Được rồi, con thắng rồi đấy", ông nói với chú tiểu.
Chú tiểu mỉm cười, trên gương mặt sáng sủa lộ rõ vẻ ngây thơ. Đây là lần duy nhất cậu thắng cờ.
Tôi cũng khẽ vỗ tay cổ vũ và mỉm cười.
Hòa thượng già nhìn tôi, khẽ đáp lễ. Tôi vội vàng chắp tay đáp lại. "Xem ra nữ thí chủ cũng không còn trẻ nữa. Xin hỏi đây là lần đầu tiên tới đây?".
Tôi vội vã lắc đầu, "Không phải, trước đây con đã tới vài lần. Thực ra con sinh ra ở đây".
Nghe xong, Hòa thượng già nheo mắt, khẽ vuốt chòm râu, im lặng hồi lâu, như thể đang cố hồi tưởng lại điều gì.
Lúc này, chú tiểu đã thu dọn xong bàn cờ. Cậu ngước đôi mắt đen láy hiếu kỳ nhìn tôi, rồi lại chuyển sang nhìn sư phụ. Sư phụ chỉ khẽ gật đầu. "Ừ, hình như có chuyện này. Pháp Vũ Tự từng đón một đứa bé gái chào đời của một nữ thí chủ sinh sớm".
Tôi rùng mình, tim đập thình thịch. Những gì ông kể hệt như bố mẹ tôi từng kể. "Sư phụ còn nhớ chuyện đó không?".
Ông ngồi xuống trước mặt tôi, thong thả vuốt râu, ánh mắt hiền từ nhìn ngắm tôi. Dường như chỉ cần vài phút giây đã có thể nhìn thấu mọi chuyện xảy ra trên người tôi từ hai mươi năm về trước. Những chuyện vui, buồn, tốt, xấu, bình lặng, dữ dội.
Ánh mắt ông nhìn tôi như ngọn lửa lò mùa đông, như ánh mặt trời vàng thắm, ấm áp và nhân hậu xiết bao, khiến tôi suýt xúc động tới phát khóc.
"Có phải con chính là đứa bé gái có pháp danh là Trí Tuệ?", cuối cùng ông cũng hỏi tôi.
Đột nhiên, nước mắt tôi không ngừng tuôn.
- Rabindranath Tagore -
Núi vắng không thấy người, chỉ nghe thấy tiếng người.
- Vương Duy -
Sau một đêm dập dềnh trên biển, con tàu mang tên "Hải Thiên" đã chậm rãi tiếng vào bến. Sau khi cảm nhận thấy một đợt rung nhẹ, mô tơ dần tắt lửa, chân vịt được hạ xuống. Hành khách bắt đầu lục tục xách hành lý xuống tàu.
Vừa mưa xong, mặt đất vẫn còn ướt. Nhưng trời đang dần sáng rõ, ánh nắng luồn lách qua những lớp mây, vãi xuống đất. Tôi hít một hơi không khí tươi tắn, phát hiện thấy mình đang bị một dãy núi nhỏ xanh biếc bao quanh. Thấp thoáng những mái ngói màu đỏ thẫm hoặc vàng chóe ẩn hiện giữa màu xanh miên man dàn trải, y hệt mấy quả cherry điểm xuyết trong đĩa salad mơn mởn.
Sau khi hỏi đường hồi lâu, tôi chen lên một chiếc xe buýt chật cứng. Chùa Pháp Vũ là bến cuối cùng.
Trên đường, cảnh vật khiến tôi có phần hoảng hốt. Trong hơn hai mươi năm sau khi được sinh thành, tôi từng theo cha mẹ tới đây vài lần. Song những lần đó, tôi đều không tự nguyện, hầu hết đều bị ép đến. Sau khi thắp nhang bái Phật, lúc tắm nắng trên bãi cát trắng tinh khôi, tôi thấy mọi thứ đã trở nên thú vị hơn.
Mặt biển xanh thẳm dập dờn, bãi cát trắng, những sườn núi, cánh rừng đậm nhạt với những màu xanh lá cây và màu nâu đan xen, còn có cả cỏ, cây và đá ven đường nữa. Chúng như đều mỉm cười reo vang: "Xin chào". Mọi thứ nhìn thấy thật thân quen xiết bao.
Một cơn gió biển mang theo cả hương vị mặn chát ùa xuống mặt, thổi tung đám tóc dài rối bời. Các lỗ chân lông trên người như nở to, mang theo cả nỗi khiếp sợ và niềm vui sướng, khiến mắt tôi ướt đẫm và nóng bỏng.
Xe dừng lại ở bến cách chùa Pháp Vũ không xa. Tôi là người xuống cuối cùng.
Thoáng một cái có thể thấy ngay tấm biển cao sừng sững làm bằng đá xanh, bên trên khắc ba chữ "Pháp Vũ Tự" màu đỏ sậm. Phía sau nó chỉ có một cây cầu được trang trí bằng một dãy các con sư tử đá. Cả ngôi chùa giấu mình trong một rừng cây um tùm cao lớn.
Chỉ có xuyên qua cây cầu nhỏ, đi sâu mãi vào con đường nhỏ đầy đá cuội và rêu xanh mới có thể cảm nhận hết sự u tịnh và nghiêm trang của ngôi chùa.
Tôi quyết định đi tìm nhà nghỉ trước.
Bằng kí ức của lần cuối cùng tới đây, trên sườn núi nhỏ bên chùa ắt phải có một căn nhà nghỉ do ngư dân dựng nên. Khi thử tìm kiếm nơi đó, tôi vô cùng mừng rỡ khi phát hiện nó vẫn còn đó. Trông nó cũ mèm và tang thương, giống hệt một người bạn lâu năm không gặp.
Thủ tục lấy phòng thật đơn giản, giá phòng cũng rẻ bất ngờ. Giờ đây nhớ lại hồi sống ở Mahattan, cuộc sống đó chẳng khác nào đốt tiền mỗi ngày.
Một cô gái trẻ má rám đỏ vì gió biển xách một bình nước nóng, bước rất mạnh tới trước mặt tôi, dẫn tôi về phòng. Một căn phòng phía Nam có thể nhìn thấy cảnh biển.
Cô gái đặt bình nước nóng lên bàn, nói cho tôi rõ giờ ăn ngày ba bữa và cấp nước nóng để tắm. Rồi cô tháo lui với nụ cười bẽn lẽn.
Tôi đổ ụp người xuống giường, mơ màng thiếp đi giữa tiếng gió thổi qua cánh rừng rì rào và tiếng sóng dạt dào. Tôi mặc một chiếc váy ngủ rộng thùng thình màu trắng, đi đôi dép lê rộng rãi, xuống nhà ăn nho nhỏ ở tầng trệt, ăn một bát mỳ hải sản tươi ngon.
Tôi đi một mình. Không ai quen biết tôi, cũng không ai trò chuyện với tôi. Nhưng tôi không thấy cô độc.
Nơi đây như thể là một nơi không chút liên quan tới bất kỳ bộ phận nào trên trái đất. Nó như xuất hiện giữa không trung, trôi dạt trên mặt biển hùng vĩ dập dờn. Nó hầu như không quan tâm tới quá khứ, cũng không lo lắng tới tương lai. Nó vĩnh viễn chỉ để tâm tới sự tồn tại của chính mình từng khắc từng giây. Nó như một cái hang động thuần khiết 100%. Bất kỳ kí ức đen tối nào ở đây cũng bị tiêu tan không còn chút dấu vết.
Lúc này, mặt trời đã nhô lên cao, rọi chiếu xuống cơ thể tôi. Trong bầu không khí mùa thu có mùi cháy, khô nhưng ấm áp. Tôi chỉ mất mười phút đã đứng trước tấm biển bằng đá xanh của chùa Pháp Vũ, xuyên qua cái cửa cao cao hình vòng cung, bước qua cây cầu nhỏ, đi trên con đường mòn yên tĩnh.
Phải mất chừng năm phút, trước mặt mới xuất hiện một dãy tường trắng thấp tì và cánh cửa gỗ bị mưa gió tàn phai. Cánh cửa khép hờ, tôi bước qua ngưỡng cửa làm bằng đá xanh.
Cũng đúng vào giây phút tôi đang bước qua ngưỡng cửa nhà chùa, một cảm giác như thể nằm mơ giữa ban ngày úp chụp lên tôi. Phảng phất như tôi đã từng bước qua cái ngưỡng cửa này rất nhiều lần. Và lần nào cứ mỗi lần nhấc chân định bước qua đều phải tập trung tinh thần. Vì trong giấc mơ lặp đi lặp lại đó, tôi vẫn là một đứa trẻ hai, ba tuổi. Và đối với tôi, cái bậc cửa có hai mươi xăng ti mét cũng là quá cao. Trong giấc mơ, bốn bề tĩnh mịch như tờ, không một bóng người, chỉ có một đứa trẻ giơ cao cái chân ngắn ngủn và gầy gò, ra sức bước qua bậc cửa. Mọi thứ đầy bí ẩn như bức tranh của họa sĩ người Ý De Chireco. Song thứ ánh sáng tĩnh lặng và sáng rỡ đó rọi chiếu lên cả bức tranh, khiến mọi thứ không còn đáng sợ nữa.
Tôi xọc hai tay vào túi, chậm rãi đi vào chùa. Phía trước là dãy điện thờ các tượng Phật như Như Lai, Quan Âm... Bên trái và bên phải đều có những điện thờ thấp và đơn giản, thờ những vị Phật có địa vị thấp hơn như La Hán... Ngoài ra còn có phòng khách để tiếp khách vãng lai, có gian cho Hòa thượng ngồi thiền và tụng kinh, có trai đường để Hòa thượng dùng bữa.
Sau khi lễ bái các chư Phật, tôi mạnh dạn đi ra khu vườn âm u và sâu hút sau chùa. Ánh mắt tôi bị thu hút bởi mấy cây Bồ đề cổ có tuổi thọ năm, sáu trăm năm.
Tuy luôn bị chìm đắm trong rừng bê tông cốt thép ở thành phố và rất hiếm hoi được tiếp xúc với thiên nhiên, nhưng vài lần ngẫu nhiên nhìn thấy những cây cổ thụ to lớn, tôi lại không khỏi rung động bởi cái đẹp như ma pháp của năm tháng thời gian. Nghĩ tới mấy trăm năm, thậm chí thời gian trên ngàn năm đã tạo nên và may mắn lưu giữ lại vẻ đẹp của cái cây...
Đám rễ lòa xòa của cây Bồ đề im lặng và ra sức cắm sâu vào lòng đất. Những cành cây to lớn, bừng bừng sức sống, vươn thẳng lên trời cao. Ngẩng đầu ngước lên, không liên tưởng tới sự ngắn ngủi của đời người. Đó không phải là nỗi đau thương hư cấu của vạn vật. Thực tế là những cây cổ thụ hàng trăm năm, hàng ngàn năm có thể đem lại cho bạn một sức mạnh đặc biệt điều trị vết thương. Sức mạnh đó thông qua sự lưu chuyển bừng bừng của nhựa cây, chảy thẳng vào tim bạn.
Tôi hít thật sâu mùi thơm mới mẽ tỏa ra từ các cây cổ thụ, rồi đi vào đám người đang đứng xúm xít quanh một cây trong số đó. Họ đang xem hai vị tu hành một già một trẻ đánh cờ.
Tôi không hiểu gì về cờ, nhưng hai thầy chùa mặc đồ vải bố màu xám, như ông và cháu đang ngồi chơi, nom thật thú vị. Vị Hòa thượng già có gương mặt gày gò, nên nom cái mũi rõ to, sống mũi hơi đỏ, nhìn không đoán được tuổi. Gương mặt ông luôn có vẻ cười không ra cười, ngủ không ra ngủ. Trên người ông tỏa ra một sức mạnh kì lạ như nam châm. Chú tiểu trẻ có khuôn mặt sáng sủa, thanh tú, mắt đen láy, nom rất thông minh, nhìn khoảng mười bốn, mười lăm tuổi.
Tôi quyết định đứng một bên xem.
Họ im lặng chăm chú nhìn bàn cờ. Những giọt sương mai còn đọng lại trên cành, lá bởi trận mưa hồi sáng chốc chốc lại rớt xuống bàn cờ bằng gỗ, phát lên những tiếng "tách, tách" rất vang.
Những người đứng xem cứ đi đi lại lại, nhưng tôi cứ đứng im một chỗ để xem. Dù sao trên hòn đảo này, tôi có dư thời gian nhàn rỗi, đứng mệt rồi lại ngồi xuống một cái ghế đá bên cạnh.
Trời tối dần. Ở trên hòn đảo nhỏ này dường như chỉ nhìn sắc trời để đoán thời gian. Nhưng trời ở đây sáng và tối đều nhanh hơn ở thành phố.
Hòa thượng già thở dài, đập một viên cờ đen xuống, "Được rồi, con thắng rồi đấy", ông nói với chú tiểu.
Chú tiểu mỉm cười, trên gương mặt sáng sủa lộ rõ vẻ ngây thơ. Đây là lần duy nhất cậu thắng cờ.
Tôi cũng khẽ vỗ tay cổ vũ và mỉm cười.
Hòa thượng già nhìn tôi, khẽ đáp lễ. Tôi vội vàng chắp tay đáp lại. "Xem ra nữ thí chủ cũng không còn trẻ nữa. Xin hỏi đây là lần đầu tiên tới đây?".
Tôi vội vã lắc đầu, "Không phải, trước đây con đã tới vài lần. Thực ra con sinh ra ở đây".
Nghe xong, Hòa thượng già nheo mắt, khẽ vuốt chòm râu, im lặng hồi lâu, như thể đang cố hồi tưởng lại điều gì.
Lúc này, chú tiểu đã thu dọn xong bàn cờ. Cậu ngước đôi mắt đen láy hiếu kỳ nhìn tôi, rồi lại chuyển sang nhìn sư phụ. Sư phụ chỉ khẽ gật đầu. "Ừ, hình như có chuyện này. Pháp Vũ Tự từng đón một đứa bé gái chào đời của một nữ thí chủ sinh sớm".
Tôi rùng mình, tim đập thình thịch. Những gì ông kể hệt như bố mẹ tôi từng kể. "Sư phụ còn nhớ chuyện đó không?".
Ông ngồi xuống trước mặt tôi, thong thả vuốt râu, ánh mắt hiền từ nhìn ngắm tôi. Dường như chỉ cần vài phút giây đã có thể nhìn thấu mọi chuyện xảy ra trên người tôi từ hai mươi năm về trước. Những chuyện vui, buồn, tốt, xấu, bình lặng, dữ dội.
Ánh mắt ông nhìn tôi như ngọn lửa lò mùa đông, như ánh mặt trời vàng thắm, ấm áp và nhân hậu xiết bao, khiến tôi suýt xúc động tới phát khóc.
"Có phải con chính là đứa bé gái có pháp danh là Trí Tuệ?", cuối cùng ông cũng hỏi tôi.
Đột nhiên, nước mắt tôi không ngừng tuôn.
Tác giả :
Vệ Tuệ