Thích Khách - Thẩm Nhạn
Chương 2
Trong mơ màng, tiếng quạ kinh động giấc chiêm bao dặm trường.
Tiết A Ất ưỡn người, đột ngột ngồi bật dậy trên giường. Hắn thở dốc từng hơi, mồ hôi lạnh thấm ướt áo trong, chất vải đay thô nhớp nháp dính vào lưng. Loáng một cái, ác mộng đã quên mất gần hết, chỉ còn nhớ mang máng làn nước gợn sóng mênh mông, mưa dầm tí tách, và con thuyền ô bồng1 chập chờn trên mặt hồ.
1 Một loại thuyền con đặc trưng của vùng Giang Nam, Trung Quốc, trên thuyền dựng lều lán sơn đen nên có tên như vậy.
Có người đàn ông mặt mũi mơ hồ đứng trên mép thuyền, ăn mặc kiểu đầy tớ, cung kính nói với người phụ nữ đứng trên bờ: “Tạ phu nhân, phải đi rồi.”
Người phụ nữ rất trẻ, khoác tấm áo bào mới tinh màu tử đằng.
Nàng ta cười yêu kiều: “Đi đây.”
Tiết A Ất đưa tay chống trán, nhắm mắt, hít sâu một hơi. Lau mồ hôi lạnh, châm sáng nến trắng, xỏ giày, xuống giường đi tới bên cửa sổ. Giấc mộng mới rồi như giọng Ngô Nông mềm mại của người con gái trong màn hồng, mưa tản mây tan.
Trong đầu hỗn loạn, rờ tới vỏ đao lạnh lẽo, hơi lạnh xộc thẳng từ lòng bàn tay ra khắp toàn thân, bấy giờ Tiết A Ất mới tỉnh táo lại.
Đêm qua đổ cơn mưa, gió mới và hương cỏ phả vào mặt.
Ngoài phòng, hải đường vẫn rung rinh như cũ.
Trời hửng sáng.
Xuống lầu hỏi chưởng quỹ già đồ ăn lót dạ, bưng lên là thịt ướp ớt đỏ, thịt đỏ rực màu ớt, tươi ngon óng ánh. Tiết A Ất không ăn cay nhưng cũng chẳng để tâm, nuốt thẳng xuống bụng rồi vớ lấy ấm trà bên cạnh, rót vào vào miệng ừng ực. Nhất thời lơ là, bị vụn trà làm sặc ho sù sụ, mặt đỏ gay.
Vị cay như người già nhổ ống giác xua khí lạnh, thoạt đầu chẳng cảm thấy có gì ghê gớm, nhưng càng lâu càng cay, càng cay càng tê dại, cứ thế lột tươi lớp da cũ toàn thân.
Trước khi ra cửa, bị chưởng quỹ già gọi lại: “Sát khách sáng sinh chiều chết, là hạng người thù dai nhất, đàn bà lại thêm tật xấu tính toán nhỏ nhen, hoặc là chớ chọc, hoặc là chọc rồi thì một đao giết ngay, giữ mạng cho con ả kia là thả hổ về rừng đấy.”
Thịt ướp ớt đỏ là món ăn đất Tương1. Võ nhân Tương Tây thế hệ trước có quan hệ với Hoài lão gia tử, sử dụng một bàn tính vàng, bẻ ngón tay đếm chỉ có đúng một người – Kim Hồng Phi từng danh chấn giang hồ, sau thua dưới kiếm của Hoài Vô Nhai, người giang hồ gọi là “Quỷ Thủ Kim Toán Tử”. Sau khi bị đánh bại, Kim Hồng Phi mai danh ẩn tích, không còn tin tức gì nữa.
1 Tương là tên gọi khác của vùng Hồ Nam, Trung Quốc
Cô ả đêm qua đã để lộ sát khí, người từng trải liếc mắt là có thể nhìn thấu thân phận.
Tiết A Ất không đáp lời, lấy từ trong túi tay áo ra một cuộn giấy lớn, trải lên bàn dài: “Chưởng quỹ từng thấy người này bao giờ chưa?”
Đó là một bức chân dung, vẽ một người đàn ông râu quai nón, mặt mày bặm trợn, mày rậm mắt lồi, rất có vốn liếng giả làm quỷ dạ xoa dọa khóc được trẻ con.
Tướng mạo vô cùng nổi bật, rất khó quên.
Kim Hồng Phi quan sát Tiết A Ất lên xuống mấy lượt, dọn bát đũa, dùng cái giẻ cũ mèm cẩn thận lau sạch bàn rồi quay trở lại trước quầy, mở sổ sách, quay mặt ra cửa sổ lách cách tính toán: “Lão phu nhìn lầm rồi, hóa ra là một bảo tiêu.”
“Tư tiêu1.” Tiết A Ất lau miệng, “Tiện tay nhận thêm việc làm thôi.”
1 Theo mình hiểu, bảo tiêu là vận chuyển hàng hóa, như nghề chuyển phát thời nay vậy, nhưng bảo tiêu có thể nhận vận chuyển nhiều món hàng cho nhiều người trong một chuyến, còn tư tiêu thì chỉ vận chuyển riêng một chuyến cho một người.
Tiếng hạt tính vang lách tách.
Kim Hồng Phi nói: “Tôi từng thấy người này, họ Trần. Vừa tới trấn Bạch Thủy hai tháng trước, dẫn vợ và hai con gái theo, sống trong căn nhà thứ năm đi từ cầu đá vào.” Ông ta hất cằm ra ngoài nhà, “Đấy, đi dọc con đường này lên hướng bắc mấy bước là cầu đá.”
Tiếng hạt tính va vào nhau dừng lại.
Kim Hồng Phi móc thuốc lá sợi trong hà bao giặt bợt cả màu ra, vo thành cục, ném vào tẩu thuốc. Châm thuốc lá bằng đốm lửa đốt từ đêm qua nay còn âm ỉ, ghé vào miệng tẩu thuốc rít một hơi: “Chết rồi.”
Giấy quận Kính châu Tuyên sản xuất mềm mại trắng ngần, bền lâu không đổi, hợp làm giấy vẽ nhất. Bức tranh hơi ngả vàng, đã vẽ được một khoảng thời gian. Người thuê là phụ nữ, nghe ngóng được tình nhân cũ dẫn người nhà chuyển đến trấn Bạch Thủy, sinh lòng không cam, tìm mối lái nhờ người đi một chuyến tư tiêu, trả lại bức họa cho nguyên chủ.
Mối lái nói, người phụ nữ này chi thêm năm lượng bạc muốn tiêu sư dừng chân ở trấn Bạch Thủy ba ngày. Trong ba ngày ấy, nếu người đàn ông trong bức họa có lời nhờ chuyển thì nhất định phải mang về. Lòng dạ đàn bà rất mềm song cũng rất cứng, lúc mềm y như một vũng nước, mặc người xoa tròn bóp dẹt, lúc cứng giống hệt bằng sắt đá, ai cũng không cạy được.
Tiết A Ất vuốt phẳng nếp nhăn trên giấy Tuyên: “Chết thế nào?”
Tiếng gảy bàn tính lại vang lên.
“Cậu tới muộn rồi, hôm trước vừa chết xong.” Kim Hồng Phi lật sổ nghe roạt một tiếng, “Một nhà bốn người chết sạch, một đuốc đốt trụi, nha môn nói là bị thổ phỉ trong núi mưu tài hại mệnh.”
“Thổ phỉ chỉ giết đúng nhà đó?”
Kim Hồng Phi giơ sổ sách lên soi trước nắng nhạt, híp mắt gí sát mặt vào chữ mực trong sổ: “Người đã chết rồi thì ai còn so đo chết thế nào làm gì.”
***
Nhà họ Trần rất gần, qua cầu đá đi thêm chừng mươi bước là tới nơi. Căn nhà không lớn, thổ phỉ châm đuốc đốt không chừa một mảnh, bên trong tối om, chỉ còn lại xác nhà trần trụi cháy đen, nom như quỷ dạ xoa há ngoác cái miệng to như chậu máu.
Quan phủ dán giấy niêm phong, Tiết A Ất không đi vào.
Hắn đứng trước căn nhà đổ nát, lấy đá lửa và diêm ra, đốt bức họa kia đi. Còn chưa qua thất đầu, coi như đốt vàng mã sớm cho nhà họ Trần vậy.
Nếu người đã chết rồi thì ngày mai hắn sẽ đi luôn, chỉ tiếc đã lỡ trả nhiều một ngày tiền trọ.
Bữa sáng chẳng ăn được bao nhiêu, bát thịt ướp ớt đỏ kia cay đến rát cả lưỡi, mới đi qua đi lại hai đầu cầu đá mà bụng đã kêu rột rột. Tiết A Ất bèn tìm đại một quán mì, bỏ ba đồng ra gọi một bát mì suông.
Gương mặt bà chủ bị hơi nóng hun cho đỏ rực, miệng cười lên là mắt híp lại chỉ để chừa cái khe: “Thêm hai xu là được thêm đĩa lạc đấy, khách quan có lấy không?”
Tiết A Ất ngồi xuống một ghế dài, xua tay.
“Vâng, ngài chờ xíu nhé!”
Sợi mì thô nhai mà cộm miệng, được cái nước dùng đầy đặn, lượng mì nhiều nên đủ no. Đương kì ngày mùa, thực khách mình trần húp mì nghe xì xụp, “cạch” một tiếng đặt bát xuống, xách cuốc lên tất tả ra ngoài.
Lúc bát mì suông thấy đáy, trước sạp có ba bốn người đàn ông cơ bắp vạm vỡ, hông buộc đai đỏ đi tới, võ giả trung niên dẫn đầu đeo một thanh đao chín khuyên dài ba thước, ném “keng” xuống đất, khuyên sắt đinh đinh vang dội.
Võ giả trung niên cau mày quắc mắt nhìn nửa vòng, một tay chống nạnh, một tay nắm chuôi đao, dải lụa đỏ buộc ở đầu khuyên bay phần phật theo đất cát tung lên. Mặt mày gã nghiêm nghị, lưng thẳng tắp, sau lưng có tiểu đệ chắp tay cung kính, nom như một đại tướng quân oai vệ vừa đánh thắng trở về.
Đại đao chín khuyên ngang ngược phách lối, thực khách đầy sạp bỏ chạy tán loạn như chim muông.
Bà chủ hét lên, co rúm sau sạp.
Một trốn một náu vô cùng quen thuộc, hẳn đã quen bị cướp, một người nguyện đánh đòn một người nguyện chịu đòn, động tác hai bên đều rất lưu loát.
Tiết A Ất bưng bát lên nuốt ngụm nước mì cuối cùng rồi xoay người định đi, chậm mất nửa bước, bị đao chín khuyên chặn đường.
Lưỡi đao rộng cản ngang trước hông, hắn ngẩng lên.
Ánh mắt bình tĩnh, ung dung thản nhiên, võ giả trung niên không dưng thấy bực bội, vung đao lên bổ vào hai chân thẳng như cột trụ của đối phương, chín khuyên sắt đeo trên sống đao cái hất lên cái rơi xuống, réo rắt leng keng.
Tiết A Ất nhảy lên bàn, đao phong chém hụt, hắn vững vàng đứng trước bát mì không. Võ giả trung niên nổi giận, hai tay nắm chặt chuôi đao, vung đao chặt chém ba ngang bốn dọc. Lưỡi đao rất sắc, bát đĩa vỡ vụn, chân bàn chân ghế gãy đứt văng khắp đất, sạp hàng vốn chật hẹp nay lại thêm hỗn độn.
Người này vung đao không có lề lối gì, được mỗi lực mạnh, Tiết A Ất tránh né đao phong, thừa lúc chiêu thức của gã đi vào lối mòn, hạ bàn không vững, tức thì quét chân ngáng đổ.
Đại đao rời tay, cắm xuống mặt đất cách bà chủ ba tấc đánh “keng” một tiếng, mặt đao chiếu sáng gương mặt tái xanh của mụ.
Võ giả trung niên ngã dập mặt, được tiểu đệ dìu đi, bỏ quên thanh đao chín khuyên, Tiết A Ất không đuổi theo.
Tướng quân tháo chạy, đao vẫn ở lại.
Lụa đỏ buộc trên đầu khuyên phấp phới theo gió, uy phong hãy còn nguyên.
Tiết A Ất đi tới, bà chủ cuộn mình co quắp, ánh mắt sợ hãi.
Hắn rất quen với ánh mắt này, trong sợ hãi chất chứa giận dữ và oán hận, nhưng chân vẫn bất động chẳng có nửa ý muốn đứng lên phản kháng, hèn nhát đến mức khiến người ta chẳng có hứng thú mà đồng cảm.
Tiết A Ất không nhìn mụ, cúi người rút thanh đao chín khuyên lên, gập ngón tay búng khẽ mặt đao, tiếng nghe lanh lảnh. Nơi núi hoang đồng vắng lại có thanh đao tốt thất lạc, thành viên ngọc bị bỏ sót giữa biển cả mênh mông, rơi vào tay thổ phỉ cáo mượn oai hùm, đích xác kiếp minh châu lận đận.
Hắn xách đao ra khỏi sạp hàng.
Trấn Bạch Thủy sống dựa vào núi Bắc, núi cao ngày ngắn, mới giờ Thân một khắc mặt trời đã ngả Tây, mây đỏ như lửa thiêu đốt nửa khoảng trời trên đầu. Dưới lầu rộ tiếng huyên náo, nông dân vác cuốc về nhà, đằng sau có đàn trẻ nhỏ ba bốn tuổi chạy theo. Chuông trên cổ trâu lắc lư, leng keng văng vẳng.
Lúc ăn cơm tối thì gặp lại cô ả, nàng ta đã thay sang áo gai xanh sẫm, tóc đen vấn thành búi tròn, cài cây trâm thân xoắn, chẳng khác nào nông phụ bình thường, diễm lệ rực rỡ hôm qua đã biến mất rốt ráo. Hệt như hoa đán trên đài diễn đổi mặt, thủy tụ khi hé khi che, dưới làn áo ẩn giấu muôn vàn khuôn mặt.
Kim Hồng Phi xách hai vò rượu đặt lên bàn đánh “thùng” một tiếng vang dội.
Rượu này là hầu nhi nhưỡng cất giữ mười lăm năm, trước khi rửa tay gác kiếm được một vị cố nhân trên giang hồ tặng, ngày đầu tiên đến trấn Bạch Thủy, Kim Hồng Phi đã chôn nó dưới cây hòe già trước nhà. Trấn Bạch Thủy vốn không có quán trọ, chỉ có một quán trà lụp xụp và một quán rượu lụp xụp, ông ta bèn xây quán trọ chẳng to chẳng nhỏ này, mười lăm năm trôi qua cũng thành ra một quán trọ lụp xụp. Hôm nay chợt nổi hứng, cầm xẻng đào hai vò hầu nhi nhưỡng dưới đất lên, thế mà vẫn chưa bị sâu đục nút.
Trấn Bạch Thủy vào đêm sớm, chung quanh yên ắng vắng vẻ.
Một già một trai một gái ngồi quanh một mặt bàn, ánh nến to chừng hạt đậu, nhấp nháy nhún nhảy.
Tiết A Ất tóm cổ vò, rót cho Kim Hồng Phi bát rượu rồi đến cô ả, cuối cùng là mình. Hắn bưng bát sứ trắng lên, cách mặt bàn gỗ rộng sáu thước giơ về phía Kim Hồng Phi: “Vãn bối kính Kim lão tiền bối.”
Cô ả liếc hắn, cũng bưng bát lên, ống tay áo trượt xuống khuỷu tay, lộ ra cánh tay nhỏ như ngó sen.
Kim Hồng Phi ngẩn người, lấy làm vui vẻ, không phủ nhận.
“Đinh!”
Ba bát rượu chạm vào nhau lanh lảnh.
Tiết A Ất và cô ả chỉ uống một bát rượu, Kim Hồng Phi cũng chẳng buồn để bụng, vỗ một chưởng bật nút bùn đỏ thắm ra, ôm vò rượu rót ùng ục nốc vào. Người giang hồ gặp nhau ngõ hẹp, không hỏi chốn đi, chẳng hỏi tiền đồ, đó là quy củ.
Ba đấu rượu xuống bụng, Kim Hồng Phi vẫn rất tỉnh táo, thu dọn canh thừa thịt nguội, phất tay đuổi hai hậu bối lên lầu.
Tiết A Ất ưỡn người, đột ngột ngồi bật dậy trên giường. Hắn thở dốc từng hơi, mồ hôi lạnh thấm ướt áo trong, chất vải đay thô nhớp nháp dính vào lưng. Loáng một cái, ác mộng đã quên mất gần hết, chỉ còn nhớ mang máng làn nước gợn sóng mênh mông, mưa dầm tí tách, và con thuyền ô bồng1 chập chờn trên mặt hồ.
1 Một loại thuyền con đặc trưng của vùng Giang Nam, Trung Quốc, trên thuyền dựng lều lán sơn đen nên có tên như vậy.
Có người đàn ông mặt mũi mơ hồ đứng trên mép thuyền, ăn mặc kiểu đầy tớ, cung kính nói với người phụ nữ đứng trên bờ: “Tạ phu nhân, phải đi rồi.”
Người phụ nữ rất trẻ, khoác tấm áo bào mới tinh màu tử đằng.
Nàng ta cười yêu kiều: “Đi đây.”
Tiết A Ất đưa tay chống trán, nhắm mắt, hít sâu một hơi. Lau mồ hôi lạnh, châm sáng nến trắng, xỏ giày, xuống giường đi tới bên cửa sổ. Giấc mộng mới rồi như giọng Ngô Nông mềm mại của người con gái trong màn hồng, mưa tản mây tan.
Trong đầu hỗn loạn, rờ tới vỏ đao lạnh lẽo, hơi lạnh xộc thẳng từ lòng bàn tay ra khắp toàn thân, bấy giờ Tiết A Ất mới tỉnh táo lại.
Đêm qua đổ cơn mưa, gió mới và hương cỏ phả vào mặt.
Ngoài phòng, hải đường vẫn rung rinh như cũ.
Trời hửng sáng.
Xuống lầu hỏi chưởng quỹ già đồ ăn lót dạ, bưng lên là thịt ướp ớt đỏ, thịt đỏ rực màu ớt, tươi ngon óng ánh. Tiết A Ất không ăn cay nhưng cũng chẳng để tâm, nuốt thẳng xuống bụng rồi vớ lấy ấm trà bên cạnh, rót vào vào miệng ừng ực. Nhất thời lơ là, bị vụn trà làm sặc ho sù sụ, mặt đỏ gay.
Vị cay như người già nhổ ống giác xua khí lạnh, thoạt đầu chẳng cảm thấy có gì ghê gớm, nhưng càng lâu càng cay, càng cay càng tê dại, cứ thế lột tươi lớp da cũ toàn thân.
Trước khi ra cửa, bị chưởng quỹ già gọi lại: “Sát khách sáng sinh chiều chết, là hạng người thù dai nhất, đàn bà lại thêm tật xấu tính toán nhỏ nhen, hoặc là chớ chọc, hoặc là chọc rồi thì một đao giết ngay, giữ mạng cho con ả kia là thả hổ về rừng đấy.”
Thịt ướp ớt đỏ là món ăn đất Tương1. Võ nhân Tương Tây thế hệ trước có quan hệ với Hoài lão gia tử, sử dụng một bàn tính vàng, bẻ ngón tay đếm chỉ có đúng một người – Kim Hồng Phi từng danh chấn giang hồ, sau thua dưới kiếm của Hoài Vô Nhai, người giang hồ gọi là “Quỷ Thủ Kim Toán Tử”. Sau khi bị đánh bại, Kim Hồng Phi mai danh ẩn tích, không còn tin tức gì nữa.
1 Tương là tên gọi khác của vùng Hồ Nam, Trung Quốc
Cô ả đêm qua đã để lộ sát khí, người từng trải liếc mắt là có thể nhìn thấu thân phận.
Tiết A Ất không đáp lời, lấy từ trong túi tay áo ra một cuộn giấy lớn, trải lên bàn dài: “Chưởng quỹ từng thấy người này bao giờ chưa?”
Đó là một bức chân dung, vẽ một người đàn ông râu quai nón, mặt mày bặm trợn, mày rậm mắt lồi, rất có vốn liếng giả làm quỷ dạ xoa dọa khóc được trẻ con.
Tướng mạo vô cùng nổi bật, rất khó quên.
Kim Hồng Phi quan sát Tiết A Ất lên xuống mấy lượt, dọn bát đũa, dùng cái giẻ cũ mèm cẩn thận lau sạch bàn rồi quay trở lại trước quầy, mở sổ sách, quay mặt ra cửa sổ lách cách tính toán: “Lão phu nhìn lầm rồi, hóa ra là một bảo tiêu.”
“Tư tiêu1.” Tiết A Ất lau miệng, “Tiện tay nhận thêm việc làm thôi.”
1 Theo mình hiểu, bảo tiêu là vận chuyển hàng hóa, như nghề chuyển phát thời nay vậy, nhưng bảo tiêu có thể nhận vận chuyển nhiều món hàng cho nhiều người trong một chuyến, còn tư tiêu thì chỉ vận chuyển riêng một chuyến cho một người.
Tiếng hạt tính vang lách tách.
Kim Hồng Phi nói: “Tôi từng thấy người này, họ Trần. Vừa tới trấn Bạch Thủy hai tháng trước, dẫn vợ và hai con gái theo, sống trong căn nhà thứ năm đi từ cầu đá vào.” Ông ta hất cằm ra ngoài nhà, “Đấy, đi dọc con đường này lên hướng bắc mấy bước là cầu đá.”
Tiếng hạt tính va vào nhau dừng lại.
Kim Hồng Phi móc thuốc lá sợi trong hà bao giặt bợt cả màu ra, vo thành cục, ném vào tẩu thuốc. Châm thuốc lá bằng đốm lửa đốt từ đêm qua nay còn âm ỉ, ghé vào miệng tẩu thuốc rít một hơi: “Chết rồi.”
Giấy quận Kính châu Tuyên sản xuất mềm mại trắng ngần, bền lâu không đổi, hợp làm giấy vẽ nhất. Bức tranh hơi ngả vàng, đã vẽ được một khoảng thời gian. Người thuê là phụ nữ, nghe ngóng được tình nhân cũ dẫn người nhà chuyển đến trấn Bạch Thủy, sinh lòng không cam, tìm mối lái nhờ người đi một chuyến tư tiêu, trả lại bức họa cho nguyên chủ.
Mối lái nói, người phụ nữ này chi thêm năm lượng bạc muốn tiêu sư dừng chân ở trấn Bạch Thủy ba ngày. Trong ba ngày ấy, nếu người đàn ông trong bức họa có lời nhờ chuyển thì nhất định phải mang về. Lòng dạ đàn bà rất mềm song cũng rất cứng, lúc mềm y như một vũng nước, mặc người xoa tròn bóp dẹt, lúc cứng giống hệt bằng sắt đá, ai cũng không cạy được.
Tiết A Ất vuốt phẳng nếp nhăn trên giấy Tuyên: “Chết thế nào?”
Tiếng gảy bàn tính lại vang lên.
“Cậu tới muộn rồi, hôm trước vừa chết xong.” Kim Hồng Phi lật sổ nghe roạt một tiếng, “Một nhà bốn người chết sạch, một đuốc đốt trụi, nha môn nói là bị thổ phỉ trong núi mưu tài hại mệnh.”
“Thổ phỉ chỉ giết đúng nhà đó?”
Kim Hồng Phi giơ sổ sách lên soi trước nắng nhạt, híp mắt gí sát mặt vào chữ mực trong sổ: “Người đã chết rồi thì ai còn so đo chết thế nào làm gì.”
***
Nhà họ Trần rất gần, qua cầu đá đi thêm chừng mươi bước là tới nơi. Căn nhà không lớn, thổ phỉ châm đuốc đốt không chừa một mảnh, bên trong tối om, chỉ còn lại xác nhà trần trụi cháy đen, nom như quỷ dạ xoa há ngoác cái miệng to như chậu máu.
Quan phủ dán giấy niêm phong, Tiết A Ất không đi vào.
Hắn đứng trước căn nhà đổ nát, lấy đá lửa và diêm ra, đốt bức họa kia đi. Còn chưa qua thất đầu, coi như đốt vàng mã sớm cho nhà họ Trần vậy.
Nếu người đã chết rồi thì ngày mai hắn sẽ đi luôn, chỉ tiếc đã lỡ trả nhiều một ngày tiền trọ.
Bữa sáng chẳng ăn được bao nhiêu, bát thịt ướp ớt đỏ kia cay đến rát cả lưỡi, mới đi qua đi lại hai đầu cầu đá mà bụng đã kêu rột rột. Tiết A Ất bèn tìm đại một quán mì, bỏ ba đồng ra gọi một bát mì suông.
Gương mặt bà chủ bị hơi nóng hun cho đỏ rực, miệng cười lên là mắt híp lại chỉ để chừa cái khe: “Thêm hai xu là được thêm đĩa lạc đấy, khách quan có lấy không?”
Tiết A Ất ngồi xuống một ghế dài, xua tay.
“Vâng, ngài chờ xíu nhé!”
Sợi mì thô nhai mà cộm miệng, được cái nước dùng đầy đặn, lượng mì nhiều nên đủ no. Đương kì ngày mùa, thực khách mình trần húp mì nghe xì xụp, “cạch” một tiếng đặt bát xuống, xách cuốc lên tất tả ra ngoài.
Lúc bát mì suông thấy đáy, trước sạp có ba bốn người đàn ông cơ bắp vạm vỡ, hông buộc đai đỏ đi tới, võ giả trung niên dẫn đầu đeo một thanh đao chín khuyên dài ba thước, ném “keng” xuống đất, khuyên sắt đinh đinh vang dội.
Võ giả trung niên cau mày quắc mắt nhìn nửa vòng, một tay chống nạnh, một tay nắm chuôi đao, dải lụa đỏ buộc ở đầu khuyên bay phần phật theo đất cát tung lên. Mặt mày gã nghiêm nghị, lưng thẳng tắp, sau lưng có tiểu đệ chắp tay cung kính, nom như một đại tướng quân oai vệ vừa đánh thắng trở về.
Đại đao chín khuyên ngang ngược phách lối, thực khách đầy sạp bỏ chạy tán loạn như chim muông.
Bà chủ hét lên, co rúm sau sạp.
Một trốn một náu vô cùng quen thuộc, hẳn đã quen bị cướp, một người nguyện đánh đòn một người nguyện chịu đòn, động tác hai bên đều rất lưu loát.
Tiết A Ất bưng bát lên nuốt ngụm nước mì cuối cùng rồi xoay người định đi, chậm mất nửa bước, bị đao chín khuyên chặn đường.
Lưỡi đao rộng cản ngang trước hông, hắn ngẩng lên.
Ánh mắt bình tĩnh, ung dung thản nhiên, võ giả trung niên không dưng thấy bực bội, vung đao lên bổ vào hai chân thẳng như cột trụ của đối phương, chín khuyên sắt đeo trên sống đao cái hất lên cái rơi xuống, réo rắt leng keng.
Tiết A Ất nhảy lên bàn, đao phong chém hụt, hắn vững vàng đứng trước bát mì không. Võ giả trung niên nổi giận, hai tay nắm chặt chuôi đao, vung đao chặt chém ba ngang bốn dọc. Lưỡi đao rất sắc, bát đĩa vỡ vụn, chân bàn chân ghế gãy đứt văng khắp đất, sạp hàng vốn chật hẹp nay lại thêm hỗn độn.
Người này vung đao không có lề lối gì, được mỗi lực mạnh, Tiết A Ất tránh né đao phong, thừa lúc chiêu thức của gã đi vào lối mòn, hạ bàn không vững, tức thì quét chân ngáng đổ.
Đại đao rời tay, cắm xuống mặt đất cách bà chủ ba tấc đánh “keng” một tiếng, mặt đao chiếu sáng gương mặt tái xanh của mụ.
Võ giả trung niên ngã dập mặt, được tiểu đệ dìu đi, bỏ quên thanh đao chín khuyên, Tiết A Ất không đuổi theo.
Tướng quân tháo chạy, đao vẫn ở lại.
Lụa đỏ buộc trên đầu khuyên phấp phới theo gió, uy phong hãy còn nguyên.
Tiết A Ất đi tới, bà chủ cuộn mình co quắp, ánh mắt sợ hãi.
Hắn rất quen với ánh mắt này, trong sợ hãi chất chứa giận dữ và oán hận, nhưng chân vẫn bất động chẳng có nửa ý muốn đứng lên phản kháng, hèn nhát đến mức khiến người ta chẳng có hứng thú mà đồng cảm.
Tiết A Ất không nhìn mụ, cúi người rút thanh đao chín khuyên lên, gập ngón tay búng khẽ mặt đao, tiếng nghe lanh lảnh. Nơi núi hoang đồng vắng lại có thanh đao tốt thất lạc, thành viên ngọc bị bỏ sót giữa biển cả mênh mông, rơi vào tay thổ phỉ cáo mượn oai hùm, đích xác kiếp minh châu lận đận.
Hắn xách đao ra khỏi sạp hàng.
Trấn Bạch Thủy sống dựa vào núi Bắc, núi cao ngày ngắn, mới giờ Thân một khắc mặt trời đã ngả Tây, mây đỏ như lửa thiêu đốt nửa khoảng trời trên đầu. Dưới lầu rộ tiếng huyên náo, nông dân vác cuốc về nhà, đằng sau có đàn trẻ nhỏ ba bốn tuổi chạy theo. Chuông trên cổ trâu lắc lư, leng keng văng vẳng.
Lúc ăn cơm tối thì gặp lại cô ả, nàng ta đã thay sang áo gai xanh sẫm, tóc đen vấn thành búi tròn, cài cây trâm thân xoắn, chẳng khác nào nông phụ bình thường, diễm lệ rực rỡ hôm qua đã biến mất rốt ráo. Hệt như hoa đán trên đài diễn đổi mặt, thủy tụ khi hé khi che, dưới làn áo ẩn giấu muôn vàn khuôn mặt.
Kim Hồng Phi xách hai vò rượu đặt lên bàn đánh “thùng” một tiếng vang dội.
Rượu này là hầu nhi nhưỡng cất giữ mười lăm năm, trước khi rửa tay gác kiếm được một vị cố nhân trên giang hồ tặng, ngày đầu tiên đến trấn Bạch Thủy, Kim Hồng Phi đã chôn nó dưới cây hòe già trước nhà. Trấn Bạch Thủy vốn không có quán trọ, chỉ có một quán trà lụp xụp và một quán rượu lụp xụp, ông ta bèn xây quán trọ chẳng to chẳng nhỏ này, mười lăm năm trôi qua cũng thành ra một quán trọ lụp xụp. Hôm nay chợt nổi hứng, cầm xẻng đào hai vò hầu nhi nhưỡng dưới đất lên, thế mà vẫn chưa bị sâu đục nút.
Trấn Bạch Thủy vào đêm sớm, chung quanh yên ắng vắng vẻ.
Một già một trai một gái ngồi quanh một mặt bàn, ánh nến to chừng hạt đậu, nhấp nháy nhún nhảy.
Tiết A Ất tóm cổ vò, rót cho Kim Hồng Phi bát rượu rồi đến cô ả, cuối cùng là mình. Hắn bưng bát sứ trắng lên, cách mặt bàn gỗ rộng sáu thước giơ về phía Kim Hồng Phi: “Vãn bối kính Kim lão tiền bối.”
Cô ả liếc hắn, cũng bưng bát lên, ống tay áo trượt xuống khuỷu tay, lộ ra cánh tay nhỏ như ngó sen.
Kim Hồng Phi ngẩn người, lấy làm vui vẻ, không phủ nhận.
“Đinh!”
Ba bát rượu chạm vào nhau lanh lảnh.
Tiết A Ất và cô ả chỉ uống một bát rượu, Kim Hồng Phi cũng chẳng buồn để bụng, vỗ một chưởng bật nút bùn đỏ thắm ra, ôm vò rượu rót ùng ục nốc vào. Người giang hồ gặp nhau ngõ hẹp, không hỏi chốn đi, chẳng hỏi tiền đồ, đó là quy củ.
Ba đấu rượu xuống bụng, Kim Hồng Phi vẫn rất tỉnh táo, thu dọn canh thừa thịt nguội, phất tay đuổi hai hậu bối lên lầu.
Tác giả :
Thẩm Nhạn