Thi Quan Kinh Niên
Chương 2: Trói thi thăng linh
Edit: Yunchan
Vào nửa đêm canh ba, dưới ánh mắt dõi theo của mọi người Lâm trạch, Kinh Niên dẫn Thi công tử lên đường tới bãi tha ma trên núi, phù tự trên trán thi công tử đã đổi từ “Phong” sang “Cân”(*), và cũng hệt như Thi Ngũ gia, nhảy tưng tưng theo sau Kinh Niên.
(*) Đi theo.
Đêm nay gió lạnh một cách lạ lùng, mây đen che trăng, mỗi ngã phố đều vắng tanh im ắng, tối đen như mực, thỉnh thoảng vẳng tới vài tiếng mèo kêu, nghe thê lương vô cùng. Người trong thành đại khái đều biết chuyện dẫn thi lên núi này, thế nên nhà nhà đều đóng cửa tắt đèn sớm, ngay cả đồng la điểm canh cũng vắng tiếng.
Kinh Niên xách theo chiếc đèn lồng mờ nhạt mở đường phía trước, vừa đón gió lạnh vừa hát ngâm nga, cũng do Lâm lão gia đã thanh toán trước một nửa tiền đặt cọc, nên mới khiến cho tâm trạng Kinh Niên phấn khởi thế này.
“Ôi chao, Ngũ gia, đại công tử, chúng ta sắp ra khỏi thành rồi, sức đi của Kinh Niên cũng cừ ghê!” Kinh Niên chạy vài bước tới cổng thành, vẫy tay với phía sau, vừa nghĩ sau khi xong việc là có thể nhét được một khoản thù lao kha khá vào hầu bao là cô đã vui vẻ không đừng được.
Ra khỏi cổng thành đi chưa đầy hai dặm chính là đường núi dốc dẫn lên bãi tha ma, hai bên con đường hẹp là rừng cây yên tĩnh, liếc qua chỉ thấy sâu hút như cái hang đen ngòm không đáy. Đừng nói người bình thường không dám qua lại vào đêm khuya, mà phần lớn người dẫn thi lo tang ma cũng phải thủ sẵn một cây đuốc sáng rực mới có gan công tác. Người xách đèn lồng lên núi một mình như Kinh Niên, e là mấy thập niên cũng chẳng gặp được một.
Song người khác là người khác, còn Kinh Niên là Kinh Niên, đi đêm nhiều, thấy cương thi nhiều, lá gan cũng tự nhiên to ra thôi.
“Ngũ gia, Ngũ gia, lâu rồi chúng ta không đi đường rừng hẹp kiểu này nhỉ.” Kinh Niên xoay vòng tròn, có vẻ hưng phấn lắm, sau đó lại chạy về giữa Thi Ngũ gia và Thi công tử, đi dàn hàng tới trước, hoàn toàn không quan tâm tiếng kêu oang oang dội vào rừng cây tạo nên từng đợt hồi âm hù chết người qua đường, vẫn thoải mái cao giọng cười nói như cũ.
Cứ người đi kẻ nhảy như vậy ước chừng nửa canh giờ, rốt cuộc cũng leo lên đỉnh sườn núi, chỉ liếc mắt đã nhìn thấy một biển mộ bia đen nghìn nghịt nối liền san sát, mùi hôi thối ẩm mốc tự động xộc vào mũi người.
Kinh Niên cảm thán: “Bãi tha ma ở đây trông cũng đồ sộ ghê ~”
Từ xa nhìn lại, trước hàng dãy mộ bia là một căn nhà cỏ nho nhỏ, nếu không phải thị lực của cô vô cùng tốt, thì sợ là khó phát hiện ra căn nhà nhỏ cũ nát như hòa làm một với bóng tối này. Cô cong khóe miệng, thả bước đều đều về hướng căn nhà nhỏ.
Căn nhà cỏ không có cửa sổ, chỉ có lỗ hổng đủ một người ra vào, nhìn từ ngoài vào chỉ thấy được một màu đen kịt, chẳng còn gì khác. Nhưng Kinh Niên xít lại gần, liếc vài cái vào trong nhà, rồi bỗng dưng toét miệng cười: “Đây là chỗ của sư phụ thủ sơn(*) sao? Vất vả vất vả, chúng ta đưa công tử của đại trạch Lâm gia tới đây.”
(*) Giữ núi.
Sau khi cô nói xong câu này thì là một khoảng im ắng, tiếp đó trong nhà vọng ra một giọng ồm ồm, cười như không cười, khóc như không khóc, còn âm u thấu xương hơn cả gió lạnh nơi đây: “Hừ hừ… còn có kẻ nhớ ta là Hồn Nhân giữ núi ở đây à, đã bao nhiêu năm nay… mấy tên ngu xuẩn chỉ biết la hét ầm ĩ kia đều đui mù hết, từng tên từng tên đi ngang qua trước mắt ta, tới bắt chuyện cũng không, hừ hừ… hừ hừ…”
“Sư phụ ngài đừng tức giận, Kinh Niên thay mấy tên mắt lệch đó bồi tội với ngài.” Nói rồi hai tay Kinh Niên chắp lại bái một bái về hướng căn nhà.
“Đứa nhỏ ngươi phải bồi tội gì? Mấy tên ngu xuẩn này chỉ biết bới đồ, chứ không biết mấy cái hố đó ta phải phí bao nhiêu sức để lấp lại!”
Kinh Niên nghe mà nghẹn cười, cảm thấy sư phụ thủ sơn này tính trẻ con quá thể, khuyên nhủ: “Người ngu xuẩn đương nhiên chỉ biết làm chuyện ngu xuẩn rồi, sư phụ còn tính toán với chúng làm gì?”
“Ha, bé con, câu này của ngươi xuôi tai đấy…”
Có lẽ sư phụ thủ sơn rất lâu rồi mới giao tiếp với con người, nên vừa mở miệng thì nói như nã pháo, thao thao bất tuyệt không ngừng không nghỉ. Kinh Niên cũng hàn huyên với lão một trận đã nghiền, cứ thế ngươi một câu ta một lời, tán dóc tới nửa canh giờ.
Sư phụ thủ sơn đại khái cũng nói đủ rồi, mới nhớ ra bé gái bên ngoài tới đây là để lo chính sự, bèn bắt lấy vấn đề này hỏi: “Bé con, ngươi dám một thân một mình dẫn thi lên núi vào đêm khuya thế này, chắc cũng chẳng phải cô nương tầm thường gì nhỉ?”
“Tầm thường thôi tầm thường thôi, Kinh Niên cùng lắm chỉ là một Thi quan, vả lại, Kinh Niên không đi một mình.” Nói đoạn cô kéo Thi Ngũ gia tới trước người: “Còn Ngũ gia nhà ta đi chung nữa!”
Trong nhà vẳng ra tiếng chặc lưỡi tấm tắc, sau đó là tiếng thở dài: “Bé con à, mỗi hành đầu này của ngươi cũng đủ rồi, tuy ta thấy nhiều, nhưng chưa thấy loại nào tốt như của ngươi đâu.”
Được khen nên tâm tình Kinh Niên rất tốt, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, không nói gì thêm mà chỉ tựa đầu vào cánh tay Thi Ngũ gia, cọ qua cọ lại mấy cái để bày tỏ mình hài lòng với hành đầu này bao nhiêu.
Người trong nhà ho khan hai tiếng, nói tiếp: “Không còn sớm nữa, bé con đi đi, đừng trách Hồn Nhân không nhắc nhở ngươi, tuy trước đây những thứ đó đều là hạng hèn nhát, nhưng ít ra những thứ hèn nhát đó đều chôn cái mạng hèn ở… bãi tha ma này… Không lửa khó đi, dễ vào khó ra…”
Kinh Niên ngẩn người, một khắc sau mới ngộ ra hàm ý của câu này, bèn kề mặt tới gần căn nhà, miệng cười ngọt ngào: “Đa tạ sư phụ nhắc nhở, theo ta thấy, sư phụ ngài cũng không đơn giản ~”
Nói rồi xách đèn lồng quay gót chạy về hướng bãi tha ma, Thi Ngũ gia và Thi công tử cũng nhảy theo như thường lệ. Lúc ba cái bóng đã bước vào trong màn thi khí dầy đặc, trong lỗ hổng của căn nhà cỏ mới bay ra một luồng khói nhẹ, bỗng nghe giọng nói âm u đó vang lên lần nữa: “Haizz… xem ra Hồn Nhân lo lắng vô ích rồi…”
Theo phu nhân của Lâm gia nói, bia mộ và quan tài chôn cùng đã gọi người khiêng lên vào ban ngày, đặt ngay bên cạnh hố. Nhưng trước mặt không chỉ có một cái bia hay một cái hố, Kinh Niên chẳng thể làm gì hơn là cúi người kề đèn lồng lên bia mộ để đọc chữ viết trên đó, tìm từng cái một.
“Lâm… Lâm… Lâm…” Kinh Niên lẩm bẩm, nhìn từng cái bia thật cẩn thận —- nếu chôn sai hố, lập sai bia thì đúng là to chuyện, to tới mức có thể đập bể bảng hiệu Thi quan của cô luôn, nên không cẩn thận mà được à?
Ngay lúc cô đi ngang qua cái hố thứ tư, thì ở chỗ sâu bên trong bãi tha ma chợt vọng lại tiếng xới đất, tiếp đó hai tiếng… ba tiếng… cuối cùng lọt vào tai như thể cả vùng đất đều bị lật hết lên.
“Rõ thật là… không thể cho ta tìm được hố trước sao hả?”
Kinh Niên đành phải ưỡn thẳng eo lên, nhìn thấy đằng sau dãy bia mộ trước mặt đứng lên liên tiếp hơn mười cái bóng đen, cô nhắm mắt lại thở dài, lôi từ bên hông ra một lá bùa chữ “Thủ”(*) thay cho chữ “Cân” trên mặt Thi công tử, sau đó moi cây bút đỏ vẽ vài nét lên lá bùa của Thi Ngũ gia. Đột nhiên hai tay đang giơ lên của Thi Ngũ gia dần hạ xuống đặt bên người, xoay gót chân hướng mặt về phía đám bóng đen đang nhảy từ từ tới gần.
(*) Phòng thủ.
“Ngũ gia, trông cả vào ngài.” Kinh Niên lui ra sau vài bước, giương mắt nhìn một đống thi thể đang nhảy ra khỏi bóng tối âm u.
Không giống với Thi công tử còn tươi sống, những thứ kia đều là loại hàng đã xuống mồ lâu năm, nhìn mức độ thối rữa của mũi miệng, tám phần không phải là cương thi thuần chủng. Có vài tử hồn dù đã rời khỏi thân thể nhưng không cách nào thăng thiên, là do vào lúc mai táng không làm nghi thức siêu độ đuổi hồn, cho nên những tử hồn này luôn quanh quẩn trên xác chết quanh năm suốt tháng. Ở đây nhiều thi thể như vậy, lâu dần sao phân biệt được ai với ai, thế nên vào được thì cứ vào, quản chi chuyện đó có phải cơ thể của mình hay không. Huống hồ, một khi đã rời khỏi cơ thể của mình, thì hồn phách không thể bám vào cơ thể lâu như cương thi, ngay khi mặt trời ló dạng thì nhất định phải thoát khỏi cơ thể núp vào chỗ tối, sợ lửa sợ sáng là bản tính của linh hồn người chết, tuy nói ánh mặt trời có thể siêu độ cho chúng thăng thiên, nhưng hồn phách lại không có ý thức rõ ràng như con người, hoàn toàn coi thăng thiên và tan biến là ngang nhau.
“Thôi kệ! Gặp phải loại ý thức rõ ràng còn cứng đầu ở lỳ không chịu đi thì mới là phiền!” Kinh Niên đếm số thi thể lúc đàn thi đã cách rất gần, đoạn móc ra vài lá bùa, vỗ vỗ vào lưng Thi Ngũ gia, hất cằm tới trước, nhỏ giọng nói: “Ngũ gia, đi thôi.”
Giọng vừa dứt, Thi Ngũ gia đã lao vút về phía đàn thi hệt như mũi tên rời cung. Kinh Niên chớp đúng thời cơ, ném một lá bùa tới trước ngực của con cương thi gần Thi Ngũ gia nhất, nhắc tới cũng thần kỳ, trang giấy mỏng vừa tuột khỏi tay đã bắn thẳng đi như một luồng sáng trắng.
Khi còn cách ngực chưa đầy hai tấc, Thi Ngũ gia chợt giơ hai ngón tay lên kẹp phắt lấy lá bùa, đầu ngón tay đâm xuống ngực trái của cương thi, ngón tay chọc sâu vào tim, khi rút tay về thì lá bùa cũng đã chôn vào, con cương thi bị dính bùa cụp đầu xụi tay, đứng thẳng tại chỗ vùng vẫy như bị trói.
Lúc này, Kinh Niên lại phóng một lá bùa nữa tới con cương thi bên phải, tay phải của Thi Ngũ gia bắt lấy bùa, tay trái tung một quyền, thụi ngay vào giữa mặt con cương thi đang há mồm nhào tới, đánh bay nó ra ngoài, tay kia cũng chẳng ngừng nghỉ, thoắt cái đã chôn bùa xong.
“Ngũ gia! Ngài dũng mãnh như thần! Ngũ gia! Ngài khỏe quá đi!” Kinh Niên nhảy nhót reo hò ngay tại chỗ, còn không quên tặng tiếp ba bốn lá bùa.
Nhưng số lượng của đàn cương thi này rất đông, một nhóm quần nhau với Thi Ngũ gia không biết thời gian, một nhóm khác thì búng thẳng về hướng Kinh Niên bên này.
“Úi! Tới rồi tới rồi!” Kinh Niên ôm tim, nhìn một bầy nhỏ đang ngày càng ép sát, lập tức quay lưng bỏ chạy, lấy Thi Ngũ gia làm tâm bắt đầu chạy vòng tròn, tiểu đoàn cương thi vẫn bất khuất nhảy theo sát gót.
Trong đó có mấy con dừng lại bao vây Thi công tử, có lẽ Thi công tử mới chết chưa được bao lâu, dương khí trong cơ thể chưa tan hết, cho nên mấy tên này muốn gây nên thảm cảnh đồng loại tương tàn, nhắm thẳng vào cổ của Thi công tử mà gặm.
“Tưởng đẹp! Coi chừng mẻ mấy cái răng đó!” Kinh Niên vừa chạy vừa phóng bùa, miệng vẫn không quên bép xép.
Quả nhiên, ngay khoảnh khắc mấy cái răng vàng khè sứt sẹo ngoạm vào cổ của Thi công tử, thì trên lá bùa “Thủ” chợt tỏa ra ánh sáng vàng rực, mấy tên ăn quịt kia thoắt cái bị hất văng ra, Kinh Niên ngó thấy thì cười ha ha.
Mà Thi Ngũ gia cũng hoàn thành xuất sắc công tác, bắt bùa chôn bùa liền mạch trôi chảy, chẳng dừng lại lấy nửa khắc, còn có thể giữ mình không bị thương, ngay cả y phục trên người cũng không rách một mảnh, có điều lúc chôn bùa thì bị dính không ít máu đen với thịt nát. Ngay khi Kinh Niên chạy hết vòng thứ năm, Thi Ngũ gia cũng xử xong đám kia, nhanh chóng quay qua bầy lũ đang nhảy sau lưng Kinh Niên.
Có lẽ vì không phải loài cương thi thuần chủng, cho nên hồn phách trong bầy thi thể này ít nhiều cũng có tính tự giác. Khi thấy Thi Ngũ gia xông lại thì lập tức hùa nhau quay đầu chạy về hướng ngược lại, nhưng tốc độ của Thi Ngũ gia vẫn nhanh hơn nhiều, trong chớp mắt đã vọt tới trước chặn đường.
“Ngũ gia! Chừng mười một con, một đòn xử hết đi!” Kinh Niên gân cổ hét, phóng lần lượt mấy là bùa còn dư.
“Vút, vút, vút…” Âm thanh như muốn xé toạc gió đêm.
Thi Ngũ gia thình lình đạp mạnh xuống đất bay vút lên, tiếp được một lá bùa liền chôn ngay vào cơ thể của con cương thi gần nhất. Sau đó hết bắt lại chôn, dùng cả hai tay, vút qua vút lại trong đàn thi. Chừng mười một con cương thi này cuối cùng chẳng còn giương nanh múa vuốt như lúc nãy nữa, không biết do hồn phách trong cơ thể đang sợ hãi hay là do tốc độ của Thi Ngũ gia quá thần sầu, nói chung là đứa nào đứa nấy đều ngoan ngoãn chờ xử lý.
Sau khi chôn xong lá bùa cuối cùng, Thi Ngũ gia lại nhảy về bên cạnh Kinh Niên. Kinh Niên nhìn qua bầy cương thi bị dính bùa trói ngấu tại chỗ uốn tới ẹo lui, sau đó móc một chiếc khăn trong tay áo ra, cầm tay của Thi Ngũ gia lên, nhẹ nhàng lau chỗ máu bị dính vào.
“Vất vả cho ngài, Ngũ gia, sáng mai cầm được bạc sẽ đổi cho ngài bộ đồ mới.”
Lau tay xong cô lại cầm khăn lau tới y phục của Thi Ngũ gia, vừa lau vừa nhíu mày, bởi máu chẳng những chùi không hết mà còn tỏa ra cái mùi phiền lòng. Vì vậy cô vỗ vỗ vai Thi Ngũ gia như dỗ dành, ý bảo hắn đừng để ý, sau đó tiếp tục công tác đang làm dở —- tìm hố!
Sau khi mò xong cái bia thứ mười sáu, thì rốt cuộc ở cái bia thứ mười bảy cô đã nhìn thấy bốn chữ “Trưởng tử Lâm gia”. Để cho chắc ăn, cô còn dí cái đèn lồng tới chiếu qua chiếu lại để nhìn thêm mấy lần, bấy giờ mới dám khẳng định cái hố này, cái bia này chính là nơi cư trú của Thi công tử.
Kinh Niên hóng mắt vào hố nhìn vật bồi táng bên trong —- Woa!! Lâm gia quả nhiên có tiền, quan tài thượng hạng chưa bàn, bên trong còn chất đầy ngọc ngà châu bảo, cô có nên thừa gió bẻ măng, hốt một nắm đút túi riêng không đây?
Kinh Niên ngồi xổm trước hố suy tư cả buổi, cuối cùng vẫn phải từ bỏ ý nghĩ tội ác này —- cô là một Thi quan có tôn nghiêm!!
Nghĩ tới số thù lao kết xù sắp tới tay, trái tim bé nhỏ của Kinh Niên lại đập hiền hòa trở lại, cô ngoắc ngoắc tay với Thi Ngũ gia, nói: “Ngũ gia, làm phiền ngài đưa đại công tử tới đây được không? Kinh Niên không có sức.”
Thi Ngũ gia nghe cô nói vậy, bèn xoay người nhảy tới thi thể của Thi công tử, nhấc bổng hắn lên hệt như đang khiêng túi bông, rồi nhảy bịch bịch bịch tới trước hố, ném thẳng Thi công tử vào trong quan tài, tiếng va chạm của châu bảo khiến Kinh Niên hơi híp mắt lại.
“Ngũ gia, sao ngài lại thô lỗ như thế? Mặc dù đại công tử không phải cô nương, nhưng dù sao cũng là da mỏng thịt mềm, ném hư tiếc lắm!” Kinh Niên dẫu môi oán giận với Thi Ngũ gia bên cạnh, sau đó ngẩng đầu ngó sắc trời.
Trải qua một trận quần nhau tơi tả, lúc này chẳng còn bao lâu nữa là gà gáy, tuy mở nắp quan tài ra, đợi tới khi trời sáng thì hồn phách của Thi công tử sẽ tự động thăng thiên, nhưng mà:
“Cho ngươi đi chung với mấy tên cô hồn dã quỷ tới bản thân mình là ai cũng quên mất thì đúng là ức thật.”
Nói đoạn cô lấy từ trong ngực ra một cái bao bố tròn tròn dẹt dẹt, nghiêng đầu nói với Thi Ngũ gia: “Ngũ gia, ngài đứng xa một tý, đừng để món đồ chơi này chạm tới.”
Thi Ngũ gia nghe lời nhảy mấy bước, đợi hắn đứng vững xong, Kinh Niên mới moi ra một cuộn vải trắng, mở ra đắp lên thi thể của Thi công tử, rồi lấy cây bút đỏ viết hai chữ “Thăng linh” lên mảnh vải.
Lúc này đây, chữ viết không thấm vào vải, mà từ từ bốc cháy. Cùng lúc đó, Kinh Niên mở bao bố ra, để lộ vật bên trong, nó chính là cái kính Bạch Hổ bảy cạnh. Cô rọi mặt kính về phía Thi công tử, cắn ngón tay trích máu viết lên đó hai chữ “An hồn”. Lửa cháy ngày càng đượm, chữ trên mặt kính cũng ngày càng sáng, phóng ra kim quang rực rỡ lóa mắt, kim quang kia khắc lên mảnh vải trắng, dần lan tỏa ra cho tới khi trói buộc toàn bộ thi thể.
Đột nhiên mảnh vải trắng vừa cháy rực vừa phồng lên, ánh sáng bao quanh Thi công tử cũng rời khỏi thân thể theo miếng vải ấy, mãi tới khi miếng vải trắng cháy rụi rồi hóa thành khói xanh tản đi theo gió, mặt kính cũng từ từ biến đen như bị mực đặc bôi qua, trong khi nét chữ bằng máu đã sớm biến mất theo ánh sáng đang tắt lịm dần.
Kinh Niên đóng túi lại cột thật chắc, nhét lại trong lòng, rồi đưa tay gỡ lá bùa trên mặt Thi công tử. Lúc này sắc mặt của Thi công tử đã chuyển từ xanh đen sang hồng hào, tựa như đang ngủ say.
“Ai bảo lòng ta mềm quá làm chi?” Kinh Niên chậm rãi đẩy nắp quan tài, trước khi khép lại còn tăm tia bên trong một hồi mới chịu đẩy chặt.
“Ngũ gia, ngài nói xem lòng ta có mềm không? Xem ra Kinh Niên đúng là một người tốt!”
Cô đi tới cạnh Thi Ngũ gia, ngoái đầu lại nhìn mấy con cương thi còn đang giãy dụa không ngừng, cười nhạt, lấy ngón tay còn đang chảy máu vẽ vài đường lên lá bùa của Thi Ngũ gia, để vết máu thấm vào rồi, cô mới đút ngón tay vào miệng cầm máu.
“Đi thôi, Ngũ gia.” Kinh Niên duỗi người, đi ra khỏi bãi tha ma mà không quay đầu lại lấy một lần, nói nào ngay mấy thứ kia cũng không nhúc nhích được, tới hừng đông là có thể nhẹ nhõm rồi.
Lúc đi ngang qua căn nhà cỏ, Kinh Niên cao giọng nói với cái lỗ hổng: “Sư phụ thủ sơn, Kinh Niên thay mặt người toàn thành nói một tiếng cảm tạ với ngài!”
Không những cảm tạ việc mất công đào hố lấp hố, mà quan trọng hơn là ông đã luôn trông giữ nơi này.
Sau đó…
“Ngũ gia, chúng ta có thể đi về lĩnh tiền công rồi ~ ngài có vui không? Ha ha ha…”
Tiếng độc thoại ngày một đi xa, trong lỗ hổng của căn nhà cỏ lại bay ra một luồng khói trắng, chợt nghe giọng ồm ồm vẳng ra: “Lương bổng cũng chẳng phải lãnh suông…”
Vào nửa đêm canh ba, dưới ánh mắt dõi theo của mọi người Lâm trạch, Kinh Niên dẫn Thi công tử lên đường tới bãi tha ma trên núi, phù tự trên trán thi công tử đã đổi từ “Phong” sang “Cân”(*), và cũng hệt như Thi Ngũ gia, nhảy tưng tưng theo sau Kinh Niên.
(*) Đi theo.
Đêm nay gió lạnh một cách lạ lùng, mây đen che trăng, mỗi ngã phố đều vắng tanh im ắng, tối đen như mực, thỉnh thoảng vẳng tới vài tiếng mèo kêu, nghe thê lương vô cùng. Người trong thành đại khái đều biết chuyện dẫn thi lên núi này, thế nên nhà nhà đều đóng cửa tắt đèn sớm, ngay cả đồng la điểm canh cũng vắng tiếng.
Kinh Niên xách theo chiếc đèn lồng mờ nhạt mở đường phía trước, vừa đón gió lạnh vừa hát ngâm nga, cũng do Lâm lão gia đã thanh toán trước một nửa tiền đặt cọc, nên mới khiến cho tâm trạng Kinh Niên phấn khởi thế này.
“Ôi chao, Ngũ gia, đại công tử, chúng ta sắp ra khỏi thành rồi, sức đi của Kinh Niên cũng cừ ghê!” Kinh Niên chạy vài bước tới cổng thành, vẫy tay với phía sau, vừa nghĩ sau khi xong việc là có thể nhét được một khoản thù lao kha khá vào hầu bao là cô đã vui vẻ không đừng được.
Ra khỏi cổng thành đi chưa đầy hai dặm chính là đường núi dốc dẫn lên bãi tha ma, hai bên con đường hẹp là rừng cây yên tĩnh, liếc qua chỉ thấy sâu hút như cái hang đen ngòm không đáy. Đừng nói người bình thường không dám qua lại vào đêm khuya, mà phần lớn người dẫn thi lo tang ma cũng phải thủ sẵn một cây đuốc sáng rực mới có gan công tác. Người xách đèn lồng lên núi một mình như Kinh Niên, e là mấy thập niên cũng chẳng gặp được một.
Song người khác là người khác, còn Kinh Niên là Kinh Niên, đi đêm nhiều, thấy cương thi nhiều, lá gan cũng tự nhiên to ra thôi.
“Ngũ gia, Ngũ gia, lâu rồi chúng ta không đi đường rừng hẹp kiểu này nhỉ.” Kinh Niên xoay vòng tròn, có vẻ hưng phấn lắm, sau đó lại chạy về giữa Thi Ngũ gia và Thi công tử, đi dàn hàng tới trước, hoàn toàn không quan tâm tiếng kêu oang oang dội vào rừng cây tạo nên từng đợt hồi âm hù chết người qua đường, vẫn thoải mái cao giọng cười nói như cũ.
Cứ người đi kẻ nhảy như vậy ước chừng nửa canh giờ, rốt cuộc cũng leo lên đỉnh sườn núi, chỉ liếc mắt đã nhìn thấy một biển mộ bia đen nghìn nghịt nối liền san sát, mùi hôi thối ẩm mốc tự động xộc vào mũi người.
Kinh Niên cảm thán: “Bãi tha ma ở đây trông cũng đồ sộ ghê ~”
Từ xa nhìn lại, trước hàng dãy mộ bia là một căn nhà cỏ nho nhỏ, nếu không phải thị lực của cô vô cùng tốt, thì sợ là khó phát hiện ra căn nhà nhỏ cũ nát như hòa làm một với bóng tối này. Cô cong khóe miệng, thả bước đều đều về hướng căn nhà nhỏ.
Căn nhà cỏ không có cửa sổ, chỉ có lỗ hổng đủ một người ra vào, nhìn từ ngoài vào chỉ thấy được một màu đen kịt, chẳng còn gì khác. Nhưng Kinh Niên xít lại gần, liếc vài cái vào trong nhà, rồi bỗng dưng toét miệng cười: “Đây là chỗ của sư phụ thủ sơn(*) sao? Vất vả vất vả, chúng ta đưa công tử của đại trạch Lâm gia tới đây.”
(*) Giữ núi.
Sau khi cô nói xong câu này thì là một khoảng im ắng, tiếp đó trong nhà vọng ra một giọng ồm ồm, cười như không cười, khóc như không khóc, còn âm u thấu xương hơn cả gió lạnh nơi đây: “Hừ hừ… còn có kẻ nhớ ta là Hồn Nhân giữ núi ở đây à, đã bao nhiêu năm nay… mấy tên ngu xuẩn chỉ biết la hét ầm ĩ kia đều đui mù hết, từng tên từng tên đi ngang qua trước mắt ta, tới bắt chuyện cũng không, hừ hừ… hừ hừ…”
“Sư phụ ngài đừng tức giận, Kinh Niên thay mấy tên mắt lệch đó bồi tội với ngài.” Nói rồi hai tay Kinh Niên chắp lại bái một bái về hướng căn nhà.
“Đứa nhỏ ngươi phải bồi tội gì? Mấy tên ngu xuẩn này chỉ biết bới đồ, chứ không biết mấy cái hố đó ta phải phí bao nhiêu sức để lấp lại!”
Kinh Niên nghe mà nghẹn cười, cảm thấy sư phụ thủ sơn này tính trẻ con quá thể, khuyên nhủ: “Người ngu xuẩn đương nhiên chỉ biết làm chuyện ngu xuẩn rồi, sư phụ còn tính toán với chúng làm gì?”
“Ha, bé con, câu này của ngươi xuôi tai đấy…”
Có lẽ sư phụ thủ sơn rất lâu rồi mới giao tiếp với con người, nên vừa mở miệng thì nói như nã pháo, thao thao bất tuyệt không ngừng không nghỉ. Kinh Niên cũng hàn huyên với lão một trận đã nghiền, cứ thế ngươi một câu ta một lời, tán dóc tới nửa canh giờ.
Sư phụ thủ sơn đại khái cũng nói đủ rồi, mới nhớ ra bé gái bên ngoài tới đây là để lo chính sự, bèn bắt lấy vấn đề này hỏi: “Bé con, ngươi dám một thân một mình dẫn thi lên núi vào đêm khuya thế này, chắc cũng chẳng phải cô nương tầm thường gì nhỉ?”
“Tầm thường thôi tầm thường thôi, Kinh Niên cùng lắm chỉ là một Thi quan, vả lại, Kinh Niên không đi một mình.” Nói đoạn cô kéo Thi Ngũ gia tới trước người: “Còn Ngũ gia nhà ta đi chung nữa!”
Trong nhà vẳng ra tiếng chặc lưỡi tấm tắc, sau đó là tiếng thở dài: “Bé con à, mỗi hành đầu này của ngươi cũng đủ rồi, tuy ta thấy nhiều, nhưng chưa thấy loại nào tốt như của ngươi đâu.”
Được khen nên tâm tình Kinh Niên rất tốt, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, không nói gì thêm mà chỉ tựa đầu vào cánh tay Thi Ngũ gia, cọ qua cọ lại mấy cái để bày tỏ mình hài lòng với hành đầu này bao nhiêu.
Người trong nhà ho khan hai tiếng, nói tiếp: “Không còn sớm nữa, bé con đi đi, đừng trách Hồn Nhân không nhắc nhở ngươi, tuy trước đây những thứ đó đều là hạng hèn nhát, nhưng ít ra những thứ hèn nhát đó đều chôn cái mạng hèn ở… bãi tha ma này… Không lửa khó đi, dễ vào khó ra…”
Kinh Niên ngẩn người, một khắc sau mới ngộ ra hàm ý của câu này, bèn kề mặt tới gần căn nhà, miệng cười ngọt ngào: “Đa tạ sư phụ nhắc nhở, theo ta thấy, sư phụ ngài cũng không đơn giản ~”
Nói rồi xách đèn lồng quay gót chạy về hướng bãi tha ma, Thi Ngũ gia và Thi công tử cũng nhảy theo như thường lệ. Lúc ba cái bóng đã bước vào trong màn thi khí dầy đặc, trong lỗ hổng của căn nhà cỏ mới bay ra một luồng khói nhẹ, bỗng nghe giọng nói âm u đó vang lên lần nữa: “Haizz… xem ra Hồn Nhân lo lắng vô ích rồi…”
Theo phu nhân của Lâm gia nói, bia mộ và quan tài chôn cùng đã gọi người khiêng lên vào ban ngày, đặt ngay bên cạnh hố. Nhưng trước mặt không chỉ có một cái bia hay một cái hố, Kinh Niên chẳng thể làm gì hơn là cúi người kề đèn lồng lên bia mộ để đọc chữ viết trên đó, tìm từng cái một.
“Lâm… Lâm… Lâm…” Kinh Niên lẩm bẩm, nhìn từng cái bia thật cẩn thận —- nếu chôn sai hố, lập sai bia thì đúng là to chuyện, to tới mức có thể đập bể bảng hiệu Thi quan của cô luôn, nên không cẩn thận mà được à?
Ngay lúc cô đi ngang qua cái hố thứ tư, thì ở chỗ sâu bên trong bãi tha ma chợt vọng lại tiếng xới đất, tiếp đó hai tiếng… ba tiếng… cuối cùng lọt vào tai như thể cả vùng đất đều bị lật hết lên.
“Rõ thật là… không thể cho ta tìm được hố trước sao hả?”
Kinh Niên đành phải ưỡn thẳng eo lên, nhìn thấy đằng sau dãy bia mộ trước mặt đứng lên liên tiếp hơn mười cái bóng đen, cô nhắm mắt lại thở dài, lôi từ bên hông ra một lá bùa chữ “Thủ”(*) thay cho chữ “Cân” trên mặt Thi công tử, sau đó moi cây bút đỏ vẽ vài nét lên lá bùa của Thi Ngũ gia. Đột nhiên hai tay đang giơ lên của Thi Ngũ gia dần hạ xuống đặt bên người, xoay gót chân hướng mặt về phía đám bóng đen đang nhảy từ từ tới gần.
(*) Phòng thủ.
“Ngũ gia, trông cả vào ngài.” Kinh Niên lui ra sau vài bước, giương mắt nhìn một đống thi thể đang nhảy ra khỏi bóng tối âm u.
Không giống với Thi công tử còn tươi sống, những thứ kia đều là loại hàng đã xuống mồ lâu năm, nhìn mức độ thối rữa của mũi miệng, tám phần không phải là cương thi thuần chủng. Có vài tử hồn dù đã rời khỏi thân thể nhưng không cách nào thăng thiên, là do vào lúc mai táng không làm nghi thức siêu độ đuổi hồn, cho nên những tử hồn này luôn quanh quẩn trên xác chết quanh năm suốt tháng. Ở đây nhiều thi thể như vậy, lâu dần sao phân biệt được ai với ai, thế nên vào được thì cứ vào, quản chi chuyện đó có phải cơ thể của mình hay không. Huống hồ, một khi đã rời khỏi cơ thể của mình, thì hồn phách không thể bám vào cơ thể lâu như cương thi, ngay khi mặt trời ló dạng thì nhất định phải thoát khỏi cơ thể núp vào chỗ tối, sợ lửa sợ sáng là bản tính của linh hồn người chết, tuy nói ánh mặt trời có thể siêu độ cho chúng thăng thiên, nhưng hồn phách lại không có ý thức rõ ràng như con người, hoàn toàn coi thăng thiên và tan biến là ngang nhau.
“Thôi kệ! Gặp phải loại ý thức rõ ràng còn cứng đầu ở lỳ không chịu đi thì mới là phiền!” Kinh Niên đếm số thi thể lúc đàn thi đã cách rất gần, đoạn móc ra vài lá bùa, vỗ vỗ vào lưng Thi Ngũ gia, hất cằm tới trước, nhỏ giọng nói: “Ngũ gia, đi thôi.”
Giọng vừa dứt, Thi Ngũ gia đã lao vút về phía đàn thi hệt như mũi tên rời cung. Kinh Niên chớp đúng thời cơ, ném một lá bùa tới trước ngực của con cương thi gần Thi Ngũ gia nhất, nhắc tới cũng thần kỳ, trang giấy mỏng vừa tuột khỏi tay đã bắn thẳng đi như một luồng sáng trắng.
Khi còn cách ngực chưa đầy hai tấc, Thi Ngũ gia chợt giơ hai ngón tay lên kẹp phắt lấy lá bùa, đầu ngón tay đâm xuống ngực trái của cương thi, ngón tay chọc sâu vào tim, khi rút tay về thì lá bùa cũng đã chôn vào, con cương thi bị dính bùa cụp đầu xụi tay, đứng thẳng tại chỗ vùng vẫy như bị trói.
Lúc này, Kinh Niên lại phóng một lá bùa nữa tới con cương thi bên phải, tay phải của Thi Ngũ gia bắt lấy bùa, tay trái tung một quyền, thụi ngay vào giữa mặt con cương thi đang há mồm nhào tới, đánh bay nó ra ngoài, tay kia cũng chẳng ngừng nghỉ, thoắt cái đã chôn bùa xong.
“Ngũ gia! Ngài dũng mãnh như thần! Ngũ gia! Ngài khỏe quá đi!” Kinh Niên nhảy nhót reo hò ngay tại chỗ, còn không quên tặng tiếp ba bốn lá bùa.
Nhưng số lượng của đàn cương thi này rất đông, một nhóm quần nhau với Thi Ngũ gia không biết thời gian, một nhóm khác thì búng thẳng về hướng Kinh Niên bên này.
“Úi! Tới rồi tới rồi!” Kinh Niên ôm tim, nhìn một bầy nhỏ đang ngày càng ép sát, lập tức quay lưng bỏ chạy, lấy Thi Ngũ gia làm tâm bắt đầu chạy vòng tròn, tiểu đoàn cương thi vẫn bất khuất nhảy theo sát gót.
Trong đó có mấy con dừng lại bao vây Thi công tử, có lẽ Thi công tử mới chết chưa được bao lâu, dương khí trong cơ thể chưa tan hết, cho nên mấy tên này muốn gây nên thảm cảnh đồng loại tương tàn, nhắm thẳng vào cổ của Thi công tử mà gặm.
“Tưởng đẹp! Coi chừng mẻ mấy cái răng đó!” Kinh Niên vừa chạy vừa phóng bùa, miệng vẫn không quên bép xép.
Quả nhiên, ngay khoảnh khắc mấy cái răng vàng khè sứt sẹo ngoạm vào cổ của Thi công tử, thì trên lá bùa “Thủ” chợt tỏa ra ánh sáng vàng rực, mấy tên ăn quịt kia thoắt cái bị hất văng ra, Kinh Niên ngó thấy thì cười ha ha.
Mà Thi Ngũ gia cũng hoàn thành xuất sắc công tác, bắt bùa chôn bùa liền mạch trôi chảy, chẳng dừng lại lấy nửa khắc, còn có thể giữ mình không bị thương, ngay cả y phục trên người cũng không rách một mảnh, có điều lúc chôn bùa thì bị dính không ít máu đen với thịt nát. Ngay khi Kinh Niên chạy hết vòng thứ năm, Thi Ngũ gia cũng xử xong đám kia, nhanh chóng quay qua bầy lũ đang nhảy sau lưng Kinh Niên.
Có lẽ vì không phải loài cương thi thuần chủng, cho nên hồn phách trong bầy thi thể này ít nhiều cũng có tính tự giác. Khi thấy Thi Ngũ gia xông lại thì lập tức hùa nhau quay đầu chạy về hướng ngược lại, nhưng tốc độ của Thi Ngũ gia vẫn nhanh hơn nhiều, trong chớp mắt đã vọt tới trước chặn đường.
“Ngũ gia! Chừng mười một con, một đòn xử hết đi!” Kinh Niên gân cổ hét, phóng lần lượt mấy là bùa còn dư.
“Vút, vút, vút…” Âm thanh như muốn xé toạc gió đêm.
Thi Ngũ gia thình lình đạp mạnh xuống đất bay vút lên, tiếp được một lá bùa liền chôn ngay vào cơ thể của con cương thi gần nhất. Sau đó hết bắt lại chôn, dùng cả hai tay, vút qua vút lại trong đàn thi. Chừng mười một con cương thi này cuối cùng chẳng còn giương nanh múa vuốt như lúc nãy nữa, không biết do hồn phách trong cơ thể đang sợ hãi hay là do tốc độ của Thi Ngũ gia quá thần sầu, nói chung là đứa nào đứa nấy đều ngoan ngoãn chờ xử lý.
Sau khi chôn xong lá bùa cuối cùng, Thi Ngũ gia lại nhảy về bên cạnh Kinh Niên. Kinh Niên nhìn qua bầy cương thi bị dính bùa trói ngấu tại chỗ uốn tới ẹo lui, sau đó móc một chiếc khăn trong tay áo ra, cầm tay của Thi Ngũ gia lên, nhẹ nhàng lau chỗ máu bị dính vào.
“Vất vả cho ngài, Ngũ gia, sáng mai cầm được bạc sẽ đổi cho ngài bộ đồ mới.”
Lau tay xong cô lại cầm khăn lau tới y phục của Thi Ngũ gia, vừa lau vừa nhíu mày, bởi máu chẳng những chùi không hết mà còn tỏa ra cái mùi phiền lòng. Vì vậy cô vỗ vỗ vai Thi Ngũ gia như dỗ dành, ý bảo hắn đừng để ý, sau đó tiếp tục công tác đang làm dở —- tìm hố!
Sau khi mò xong cái bia thứ mười sáu, thì rốt cuộc ở cái bia thứ mười bảy cô đã nhìn thấy bốn chữ “Trưởng tử Lâm gia”. Để cho chắc ăn, cô còn dí cái đèn lồng tới chiếu qua chiếu lại để nhìn thêm mấy lần, bấy giờ mới dám khẳng định cái hố này, cái bia này chính là nơi cư trú của Thi công tử.
Kinh Niên hóng mắt vào hố nhìn vật bồi táng bên trong —- Woa!! Lâm gia quả nhiên có tiền, quan tài thượng hạng chưa bàn, bên trong còn chất đầy ngọc ngà châu bảo, cô có nên thừa gió bẻ măng, hốt một nắm đút túi riêng không đây?
Kinh Niên ngồi xổm trước hố suy tư cả buổi, cuối cùng vẫn phải từ bỏ ý nghĩ tội ác này —- cô là một Thi quan có tôn nghiêm!!
Nghĩ tới số thù lao kết xù sắp tới tay, trái tim bé nhỏ của Kinh Niên lại đập hiền hòa trở lại, cô ngoắc ngoắc tay với Thi Ngũ gia, nói: “Ngũ gia, làm phiền ngài đưa đại công tử tới đây được không? Kinh Niên không có sức.”
Thi Ngũ gia nghe cô nói vậy, bèn xoay người nhảy tới thi thể của Thi công tử, nhấc bổng hắn lên hệt như đang khiêng túi bông, rồi nhảy bịch bịch bịch tới trước hố, ném thẳng Thi công tử vào trong quan tài, tiếng va chạm của châu bảo khiến Kinh Niên hơi híp mắt lại.
“Ngũ gia, sao ngài lại thô lỗ như thế? Mặc dù đại công tử không phải cô nương, nhưng dù sao cũng là da mỏng thịt mềm, ném hư tiếc lắm!” Kinh Niên dẫu môi oán giận với Thi Ngũ gia bên cạnh, sau đó ngẩng đầu ngó sắc trời.
Trải qua một trận quần nhau tơi tả, lúc này chẳng còn bao lâu nữa là gà gáy, tuy mở nắp quan tài ra, đợi tới khi trời sáng thì hồn phách của Thi công tử sẽ tự động thăng thiên, nhưng mà:
“Cho ngươi đi chung với mấy tên cô hồn dã quỷ tới bản thân mình là ai cũng quên mất thì đúng là ức thật.”
Nói đoạn cô lấy từ trong ngực ra một cái bao bố tròn tròn dẹt dẹt, nghiêng đầu nói với Thi Ngũ gia: “Ngũ gia, ngài đứng xa một tý, đừng để món đồ chơi này chạm tới.”
Thi Ngũ gia nghe lời nhảy mấy bước, đợi hắn đứng vững xong, Kinh Niên mới moi ra một cuộn vải trắng, mở ra đắp lên thi thể của Thi công tử, rồi lấy cây bút đỏ viết hai chữ “Thăng linh” lên mảnh vải.
Lúc này đây, chữ viết không thấm vào vải, mà từ từ bốc cháy. Cùng lúc đó, Kinh Niên mở bao bố ra, để lộ vật bên trong, nó chính là cái kính Bạch Hổ bảy cạnh. Cô rọi mặt kính về phía Thi công tử, cắn ngón tay trích máu viết lên đó hai chữ “An hồn”. Lửa cháy ngày càng đượm, chữ trên mặt kính cũng ngày càng sáng, phóng ra kim quang rực rỡ lóa mắt, kim quang kia khắc lên mảnh vải trắng, dần lan tỏa ra cho tới khi trói buộc toàn bộ thi thể.
Đột nhiên mảnh vải trắng vừa cháy rực vừa phồng lên, ánh sáng bao quanh Thi công tử cũng rời khỏi thân thể theo miếng vải ấy, mãi tới khi miếng vải trắng cháy rụi rồi hóa thành khói xanh tản đi theo gió, mặt kính cũng từ từ biến đen như bị mực đặc bôi qua, trong khi nét chữ bằng máu đã sớm biến mất theo ánh sáng đang tắt lịm dần.
Kinh Niên đóng túi lại cột thật chắc, nhét lại trong lòng, rồi đưa tay gỡ lá bùa trên mặt Thi công tử. Lúc này sắc mặt của Thi công tử đã chuyển từ xanh đen sang hồng hào, tựa như đang ngủ say.
“Ai bảo lòng ta mềm quá làm chi?” Kinh Niên chậm rãi đẩy nắp quan tài, trước khi khép lại còn tăm tia bên trong một hồi mới chịu đẩy chặt.
“Ngũ gia, ngài nói xem lòng ta có mềm không? Xem ra Kinh Niên đúng là một người tốt!”
Cô đi tới cạnh Thi Ngũ gia, ngoái đầu lại nhìn mấy con cương thi còn đang giãy dụa không ngừng, cười nhạt, lấy ngón tay còn đang chảy máu vẽ vài đường lên lá bùa của Thi Ngũ gia, để vết máu thấm vào rồi, cô mới đút ngón tay vào miệng cầm máu.
“Đi thôi, Ngũ gia.” Kinh Niên duỗi người, đi ra khỏi bãi tha ma mà không quay đầu lại lấy một lần, nói nào ngay mấy thứ kia cũng không nhúc nhích được, tới hừng đông là có thể nhẹ nhõm rồi.
Lúc đi ngang qua căn nhà cỏ, Kinh Niên cao giọng nói với cái lỗ hổng: “Sư phụ thủ sơn, Kinh Niên thay mặt người toàn thành nói một tiếng cảm tạ với ngài!”
Không những cảm tạ việc mất công đào hố lấp hố, mà quan trọng hơn là ông đã luôn trông giữ nơi này.
Sau đó…
“Ngũ gia, chúng ta có thể đi về lĩnh tiền công rồi ~ ngài có vui không? Ha ha ha…”
Tiếng độc thoại ngày một đi xa, trong lỗ hổng của căn nhà cỏ lại bay ra một luồng khói trắng, chợt nghe giọng ồm ồm vẳng ra: “Lương bổng cũng chẳng phải lãnh suông…”
Tác giả :
Thác Ẩn