Thí Chủ Mau Tỉnh Lại
Chương 42
Hai người cúi đầu ăn cơm không nói gì, Bùi Lãm gắp rau cho tôi không ngừng, khiến cho bát tôi chất đống như ngọn núi nhỏ.
"Nghe nói hôm nay Hoàng hậu đến làm phiền nàng, đây là sơ suất của ta, không nghĩ rằng nàng ta tùy tay lấy lệnh bài của ta". Hắn nhìn tôi từ trên xuống dưới một hồi, áy náy nói: "Nàng ta không làm nàng bị thương chứ?"
Tôi ngẩng đầu đón ánh mắt hắn, nói: "Hoàng thượng sợ nàng ta giở trò cũ sao?"
"Ta...". Hắn cúi đầu, cắn môi im lặng.
"Hoàng thượng biết rõ ta bị Hoàng hậu vu hại, sao lại không cứu ta? Sao trơ mắt nhìn ta chịu một trăm trượng? Sao lại để cho ta lưng mang vết thương đi núi Thanh Thành cầu phù thủy?"
Tình cảnh máu chảy đầm đìa kia bây giờ rõ ràng trong trước mắt. Hình như trong mắt Bùi Lãm từng ẩn chứa đau đớn, nhưng, khi tôi tuyệt vọng vươn tay về phía hắn, luôn miệng kêu: "Bùi Lang cứu thiếp!". Khi ấy, hắn không đáp lại tôi.
Đồng tử Bùi Lãm nháy mắt co lại thành hình cây kim, đáy mắt tối đen thoáng chốc nổi lên phong ba bão táp.
"Mai Nhi, trước đây ta không tốt, đau xót này vốn không nên để nàng chịu đựng, nhưng ta cũng có sự bất đắc dĩ của riêng ta. Bất luận như thế nào, từ nay về sau ta sẽ đền bù cho nàng thật tốt, ta..."
Lúc đó Bùi Lãm là cánh chim chưa vững, cần có sự ủng hộ to lớn của Liễu thừa tướng. Nếu hắn vì tôi mà trở mặt với Liễu Giai Âm, tất nhiên sẽ đối địch trực tiếp với Liễu thừa tướng. Nhìn sao cũng là một vụ mua bán lỗ vốn, tất nhiên Bùi Lãm không ngu ngốc đến mức tự chặt cánh tay của mình.
Không đề cập đến chuyện rốt cuộc hắn thật tình hay giả dối với tôi, mặc dù hắn yêu tôi như vậy, nhưng khi đó giữa tôi và ngôi vị hoàng đế, hắn vẫn không do dự chọn ngôi vị hoàng đế.
Tôi ngắt lời hắn, nói: "Hoàng thượng tính đền bù cho ta như thế nào? Hoàng thượng có thể cho ta vương miện Hoàng hậu sao?"
Bùi Lãm hạ mắt, vốn sắc mặt ảm đạm càng thêm tái nhớt, khóe môi nở nụ cười chua xót, nói: "Ngoại trừ vị trí Hoàng hậu, cái gì ta cũng có thể cho nàng".
Tôi lắc đầu, nói: "Trước kia Hoàng thượng tận lực an bài sự nghị luận của mọi người nạp ta làm trắc phi, thời điểm ta cần Hoàng thượng nhất thì người lại lựa chọn gạt bỏ. Sau đó, người nhiều lần rời kinh ngàn dặm xa xôi tìm ta, muốn ta tin tưởng người, cho người cơ hội. Mà hiện tại, người giam lỏng ta trong cung, có kêu trời trời cũng không biết, kêu đất đất cũng chẳng hay. Rốt cuộc người vì cái gì mà làm như vậy?"
Hắn im lặng nhìn tôi, trong mắt lờ mờ có vài điểm tôi không hiểu. Một lúc lâu sau, tình ý chân thật nói: "Tất nhiên bởi vì yêu nàng, ta đã nói muốn dùng cả quãng đời còn lại bồi thường cho nàng, ta không muốn nàng bị thêm thương tổn gì nữa. Hiện giờ quốc sự mới chỉ bắt đầu, có hàng trăm hàng ngàn chuyện, đợi ta làm xong những chuyện này, nhất định sẽ thực hiện nó".
Tôi cười cười từ chối cho ý kiến, cúi đầu ăn canh. Hơi nóng bốc lên, khiến cho bóng dáng của Bùi Lãm càng mơ hồ trong mắt tôi. Lòng tôi nghĩ, người có thể ngồi ở vị trí này tất nhiên là người phi thường, diễn xuất rất tốt.
Bùi Lãm cứ chằm chằm nhìn tôi, như là dò xét vẻ mặt tôi. Sau một lúc lâu, thử nói: "Có phải hôm nay Hoàng hậu đã nói gì với nàng không?"
"Không có". Tôi phủ nhận, nói: "Chẳng qua Hoàng hậu răn dạy ta vài câu thôi, cũng không nói gì thêm". Tuy rằng hành động của tôi làm hắn không vui, trong lòng cũng không chắc chắn ý tứ sâu xa của hắn, nhưng tôi vẫn biết đạo lý khi nói dối phải bình tĩnh. Tôi bèn đón ánh mắt hắn, thản nhiên nhìn thẳng hắn.
Bùi Lãm mỉm cười thoải mái, nói: "Nàng đừng suy nghĩ linh tinh, chuyện trong lòng nàng chẳng phải sẽ lộ ra hết sao? Mai Nhi, ta định chính thức công bố với thiên hạ lập nàng làm phi. Ngày mai ta sẽ sai Tiểu Hỉ đưa sách điển* đến cho nàng, nàng xem thử thích phong hiệu nào".
*sách lễ nghi
Tôi lạnh nhạt nói: "Ta cũng biết tâm tư của Hoàng thượng".
Bùi Lãm ngừng lại một chút, khẽ nhíu mày, trầm giọng nói: "Mai Nhi, nàng đừng tư tưởng gì đến Cửu thúc nữa".
Tôi cười: "Vì sao?"
"Đã nhiều ngày Cửu thúc túc trực tại kinh thành, rõ ràng thúc ấy biết hiện giờ nàng ở trong cung, sao lại không đề cập vài câu với ta. Nếu thúc ấy thật sự thích nàng, sao lại không có chút xúc động nào? Thúc ấy hao tổn tâm cơ để trở thành hòa thượng tiếp cận nàng, chỉ vì muốn lấy danh sách trên người nàng. Chỉ cần có danh sách kia, thúc ấy có thể lật đổ ta mà không tốn chút sức nào, đoạt đế vị".
Chiếc thìa trong tay bỗng nhiên run lên, nước canh đổ lên người, làm loang ra một mảng thật rộng.
Tôi đè nén cho giọng nói không run rẩy, hỏi: "Danh sách gì?"
Bùi Lãm nói: "Chuyện đó không quan trọng. Hiện giờ nàng đã ở bên cạnh ta, chi bằng cứ xem như ba tháng kia chỉ là giấc mơ, tỉnh giấc hãy xem nó như quá khứ. Mai Nhi, hãy quên Cửu thúc đi".
Quên?
Ba tháng này, tôi và Hi Âm như hình với bóng cả ngày, tình yêu và sự ỷ lại vào chàng đã sớm nảy sinh trong lòng, hợp thành một thể với tim tôi. Nếu muốn tôi từ bỏ, chỉ sợ tim cũng trở thành cát bụi.
Một người không có tim, thì tồn tại có nghĩa lý gì nữa?
...
"Tiểu Mai, ta thấy rất may mắn vì nàng đã trở về, cũng rất may mắn vì nàng lại yêu ta một lần nữa. Nàng có đồng ý để ta ở bên nàng cả đời không?"
"Nha đầu ngốc, sao ta lại để nàng một mình trên thế gian này chứ? Ta đã nói ta sẽ chịu trách nhiệm với nàng, ta không phải là người thất hứa, lời thề còn chưa thực hiện, ta tuyệt đối không bỏ lỡ nửa chừng".
"Nàng ở núi Thanh Thành đợi ta, đợi khi xong gia sự, nhất định ra sẽ trở về đón nàng ngay lập tức. Lúc đó nàng muốn đi đâu, ta sẽ đưa nàng đến đó".
...
Một ý nghĩ mà ba nghìn nghiệp chướng. Nhưng, hàng ngàn hàng vạn nói nói chẳng qua chỉ ở một chữ 'nhưng', rõ ràng liên quan đến nhau, khắc sâu vào trong lòng. Lời nói dịu dàng nhỏ nhẹ này, lời thề mỗi ngày ở bên tai này...bây giờ tôi mới biết chẳng qua đó chỉ là hoa trong gương trăng trong nước, chỉ là hư vô mà thôi.
Tôi không tin, cũng không thể quên được!
Sau khi ăn xong, Bùi Lãm ngồi lại một lát, không lâu sau quay về ngự thư phòng phê duyệt tấu chương. An An thất vọng, cả tối đều mở miệng nói nhảm, khi thì than khổ, khi thì âm thầm rơi lệ, cho đến khi thấy Tiểu Hỉ đưa sách điển đến, cuối cùng cô mới cười toe toét.
"Nguyên phi, Thù phi, Hiền phi, Thần phi, Lệ phi, Thục phi, Đức phi, Chiêu phi, Nhu phi...". Cô ta vui mừng cầm sách điển đến, nhìn tôi nóng bỏng: "Nương nương, người thích phong hiệu nào?"
Tôi đau đầu xoa xoa trán, nói: "An An, ta muốn yên tĩnh một lát".
An An chống tay lên má suy nghĩ, nói: "Nương nương muốn chờ đến ngày mai bàn bạc với Hoàng thượng sao?"
Cô nương này có trí tưởng tượng bay xa quá. Tôi bất đắc dĩ nói: "Đúng vậy".
Cô ta vui mừng, che miệng cười trộm, quay người định lui ra, tôi lại gọi cô ta lại, cân nhắc nói: "An An, có một việc...ta có một chuyện muốn nhờ cô làm".
Thông qua một thời gian quan sát, tôi phát hiện ra tuy rằng An An luôn cố gắng tác hợp cho tôi và Bùi Lãm, nhưng cô vẫn là nha hoàn hồi môn Hoa cô tặng cho tôi, tuyệt đối trung thành với tôi, là người duy nhất có thể tin được trong cung.
"Có chuyện gì nương nương cứ dặn dò".
Tôi quyết định lấy tình cảm để lay động trước, bèn nói: "Cô xem, ta bị Hoàng hậu đuổi giết, vô ý rơi xuống núi Thanh Thành, cũng may có Hi...ặc, Thục vương điện hạ cứu ta một mạng, huống chi thời gian lưu lạc bên ngoài này, điện hạ cũng không ngừng chiếu cố ta. Nếu không có người, giờ phút này ta sẽ không bình an ngồi ở đây nói chuyện với cô".
An An khó hiểu trong chớp mắt, chần chừ gật đầu.
Thấy vậy tôi liền nói chuyện chính: "Lần trước vội vàng từ biệt ở Lan Lăng, ngay cả một câu ta cũng chưa kịp nói với điện hạ, vậy nên ta không yên lòng. Ta nghe nói mấy ngày gần đây Thục vương điện hạ đang ở kinh thành, ngày thường cô ra vào cung tự do, ta muốn cô thay ta truyền lời với Thục vương".
Hình như cô ta đoán được ý đồ của tôi, sắc mặt biến dạng có chút khó coi, nói: "Nương nương muốn nô...nô tỳ nói gì?"
Tôi cười tủm tỉm vỗ vai cô, thân thiết nói: "Cô đừng khẩn trương, tất nhiên ta biết đã vào cung thì trở thành người của Hoàng thượng, sẽ không hoài niệm gì nữa. Chẳng qua ta muốn cô nói một câu tạ ơn Thục vương điện hạ giúp ta, đây là một chút tâm ý nhỏ nhoi". Tôi cầm một cái túi gấm thêu 'song điệp diễn hoa'* nhét vào tay cô, thành khẩn nói: "Dù sao cũng là ơn cứu mạng".
*hai con bướm vờn hoa
An An suy nghĩ một hồi, sau một lúc lâu trịnh trọng đáp 'Vâng', quay người lui ra.
Đêm, tôi nằm trằn trọc trên giường, thức trắng.
Thánh tăng à, ta dùng tính mạng bản thân đặt cược, ngàn vạn lần chàng đừng làm ta thất vọng.
***
Quả thật Bùi Lãm là người nói được làm được.
Sáng sớm ngày thứ hai, tôi vừa rửa mặt xong, Vu Bân liền đến trình diện đúng giờ, nói: "Tiểu nhân phụng mệnh hộ tống nương nương đến điện Kinh Luân để chọn sách".
Bùi Lãm này thật là 'đao to búa lớn', từ điện Ngọc Phù đến điện Kinh Luân chẳng qua chỉ mất thời gian uống một chén trà nhỏ, nhưng hắn lại phái Vu Bân dẫn theo bốn tên thị vệ đi theo tôi, chỉ sợ đi ra cửa cũng không phô trương như vậy. Đi theo một đường, cung nhân qua lại đều đứng nép ngay tại chỗ, ngay cả thở mạnh cũng không dám.
Tôi không khỏi ngửa mặt hỏi ông trời, bộ dạng tôi như vậy khiến người ta không dám nhìn thẳng sao?
Điện Kinh Luân là nơi chứa sách của hoàng gia, toàn sách là sách, tập hợp trăm vạn quyển sách, hơn nữa đa số là độc bản thời cổ. Nhưng, quan trọng nhất là, nếu muốn biết chuyện cũ mà không ai biết, ví dụ như bí sử tiền triều, thì điện Kinh Luận tuyệt đối là nơi lý tưởng.
Sau khi Hoàng hậu rời đi, tôi từng nói bóng gió hỏi qua vài cung nhân lớn tuổi, nhưng mà khi nghe đến chữ 'Mai' thì mặt ai cũng biến sắc, không giải thích gì nhiều, hình như đó là đề tài cấm kị không thể nói. Chỉ khẳng định được, khi tiên đế tại vị, từng có một vị thừa tướng 'hiền lương chưa từng có' - Mai Hiền. Vị thừa tướng này thanh chính liêm khiết, văn định quốc, võ an bang, từng là người cầm đầu mười vạn địa quân đánh lui nước Yến, có danh tiếng khá cao trong dân gian. Nhưng sau không biết vì sao, lại mai danh ẩn tích trong một đêm.
Rất hiển nhiên, một đoạn lịch sử về Mai gia này đã bị người ta cố ý che giấu.
Hôm qua rõ ràng Hoàng hậu nói tôi là 'dư nghiệt Mai gia', có thể dùng từ 'dư nghiệt', nếu cô ta không nói dối, chỉ e tôi có quan hệ mật thiết với Mai Hiền đã mất tích. Tôi nhớ mang máng có người muốn tôi cầm trâm hoa mai tìm danh sách, vì người nhà sửa lại án sai. Nếu Mai Hiền thật sự có oan khuất gì, thân là đời sau của Mai gia, tất nhiên muốn rửa sạch nỗi oan của người.
Về chuyện Mai gia, nếu tôi hỏi người sống không được, thì đành phải nhờ sử sách giúp đỡ.
Vu Bân dặn dò quan thủ thư giữ điện rồi ra ngoài điện chờ tôi. Vừa bước vào cổng, một làn hương mực bay vào mũi. Bên trong ánh sáng mờ mịt, dưới ánh nến, có thể lờ mờ thấy bụi nhỏ bay trong không trung. Dẫm lên phiến gỗ ở hành lang điện kêu cọt kẹt, như là kí ức thê lương tỉnh lại sau giấc ngủ say, khiến cho người ta lâm vào trong buổi chiều hoảng hốt.
Thủ thư của điện tên thật là Thôi Tư Miểu, mặt mũi hiền lành, tóc bạc phơ, nhìn dáng vẻ đã hơn bảy mươi tuổi. Ông ta rót cho tôi chén trà nóng, cung kính nói: "Nương nương, người muốn xem sách gì thì nói trực tiếp với hạ quan, hạ quan sẽ đem đến cho người".
"Thôi đại nhân, ngài đừng vội, ta tùy tiện nhìn thử, cần sách gì ta sẽ tự mình tìm". Tôi vòng vo, như nói chuyện phiếm với ông ta: "Đại nhân ở điện Kinh Luân bao lâu rồi?"
Ông ta cười hiền lành, nói: "Hồi bẩm nương nương, đã được mười bảy năm".
Mười bảy năm...Tiên đế tại vị mười sáu năm, Thế Tông* tại vị mười tám năm, cứ tính theo đó, quả nhiên ông ta là cựu thần của Thế Tông, chắc ông ta có biết chuyện của Mai gia.
*theo thứ tự các đời vua trong truyện: Thế Tổ - Thế Tông – tiên đế - Bùi Lãm
Tôi tùy tiện chọn mấy cuốn thoại bản, lúc quay người đi vô ý làm rơi một bộ sách xuống. Lúc tôi nhặt lên, chính là bản ghi chép 'Lịch đại hoàng cung tu thiện', trong đó kể lại tổng thể kết cấu hoàng gia và phân bố kiến trúc.
Tôi lờ mờ cảm thấy có lẽ đồ vật này sẽ có ngày hữu dụng, liền cố ý nhớ kỹ.
Tôi không muốn bị nghi ngờ, bèn nhanh chóng đem bản ghi chép trả lại chỗ cũ, cố tình bước thong thả qua chỗ giá đựng sách sử. Hình như rất lâu rồi chưa có ai đọc đến, không ít sách đóng một lớp bụi dày. Tôi cẩn thận lấy xuống mấy cuốn sách sử thời Thế Tông lật xem, không tìm ra được ghi chép có liên quan đến Mai Hiền.
Thân là đế vương tất nhiên muốn sử sách ghi lại công danh của mình truyền cho đời sau, để được vạn dân kính ngưỡng, đây chính là cuốn sách ca tụng việc công đức là chủ yếu, trước hết đề cập đến chuyện cai trị, cứu trợ lũ lụt thiên tai linh tinh, chỉ có năm Nhân Đức thứ mười bảy, thiếu hụt bạc do vận chuyển đường thủy là có đề cập sơ qua.
Chiếu theo đó, ngay lúc đó quan viên liên quan đến vụ án này có hơn hai mươi chín người, là một vụ án lớn chấn động triều đình và dân chúng, nhưng ngay cả tính danh của chủ mưu đều không được ghi lại, thật là kì lạ.
Tôi tiếp tục lật xem một lúc lâu, rốt cuộc có một quyển tên là 'Hàn lâm quan lục' ghi chép về các vị quan, tìm thấy tên của Mai Hiền. Thế Tổ truyền ngôi cho Thế Tông, Mai Hiền là trạng nguyên thời Thế Tổ, khi mười bảy tuổi làm quan trong Hàn lâm viện điện Sùng Văn, đảm nhiệm chức Giáo lý Bí các*. Mặc dù các quan viên trong Bí các này không có thực quyền nhưng có thể trực tiếp liên hệ với Hoàng thượng, là vị trí mà vô số người muốn tranh lấy. Mai Hiền có thể nhận chức này, chắc là do được Thể Tổ rất coi trọng.
*ghi chép sửa sang lại tàng thư ở trong cung
"Không thể tưởng tượng nương nương lại có hứng thú với chuyện tiền triều". Không biết từ khi nào Thôi Tư Miểu đi đến bên cạnh tôi, ánh mắt đảo qua cuốn sách trong tay tôi, như là thở dài nói: "Sách sử đó rất lâu rồi chưa có ai hỏi mượn..."
Lòng tôi hơi kinh hãi, trên mặt vẫn bình tĩnh cười nói: "Tùy tiện lấy đọc qua thôi, trong sách chép mười cuốn như một, đại để là khen ngợi hoàng đế chuyên cần yêu dân như thế nào, gần người hiền tài xa kẻ tiểu nhân như thế nào, thật có chút không thú vị".
Trong đôi mắt đục của ông ta lờ mờ có một tia dao động, vuốt chòm râu bạc nói: "Quan sử nhận bổng lộc triều đình, tất nhiên nên làm chuyện vì Hoàng thượng. Mặc dù quan sử có lòng, cũng không thể viết lại chuyện đúng sai phải trái. Có khi đen không hẳn là đen, trắng không hẳn là trắng, cái gọi là thắng làm vua thua làm giặc, là trắng hay đen chẳng qua chỉ là một câu của người thắng mà thôi".
Tôi nhận ra có vài ý tứ trái ngược sâu xa trong lời nói của ông ta, không khỏi âm thầm đánh giá viên quan này, nói: "Thôi đại nhân nói có lí. Trước khi đại nhân đến điện Kinh Luân, từng đảm nhiệm chức vụ ở đâu?"
Ông ta cười nói: "Đều là chuyện cũ năm xưa, không cần đề cập đến".
Không muốn nói? Bình thường tình huống này chỉ có hai khả năng. Một là, ông ta là người phạm sai lầm nên bị giáng chức đến đây, khi Thế Tông băng hà, sau khi tiên đế đăng cơ, chắc đã quên ông ta đi, quên hẳn mười bảy năm. Hai là, ông ta đã đắc tội với một vị quý tộc nào đó, vì thế mất đi con đường làm quan phía trước.
Tôi cầm cuốn sách sử và bản chép quan lại đặt cùng với thoại bản, thử hỏi: "Thôi đại nhân vào triều nhiều năm, đã quen xem chuyện phong ba sóng gió trong triều, không biết đại nhân từng nghe qua cái tên này chưa?"
"Mong nương nương chỉ điểm?"
"Mai Hiền".
Thôi Tư Miểu biến sắc, đầu vai xương xương run rẩy không ngừng, nhanh chóng khôi phục lại bình tĩnh: "Vì sao nương nương lại hỏi chuyện này?"
Tôi nói: "Nghe nói Mai Hiền là người có thể so được với Quản Trọng* lưu danh thiên cổ, phò tá hai vị hoàng đế là Thế Tổ và Thế Tông. Nhưng vừa rồi khi xem sách sử, không thấy có ghi chép nào về ông ấy, nên trong lòng nảy sinh nghi ngờ".
*Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.
Ông ta cúi đầu, giọng nói có hơi bối rối: "Không có, hạ quan chưa từng nghe qua tên này".
Trước khi đi, ông ta bỗng nhiên gọi tôi lại, lấy một cuốn sách từ trên bàn đưa cho tôi, ý tứ sâu xa nói: "Nếu nương nương muốn đọc chuyện cũ, không ngại đọc bản ghi chép bằng tay này đi, có lẽ sẽ thấy đáp án người cần".
"Nghe nói hôm nay Hoàng hậu đến làm phiền nàng, đây là sơ suất của ta, không nghĩ rằng nàng ta tùy tay lấy lệnh bài của ta". Hắn nhìn tôi từ trên xuống dưới một hồi, áy náy nói: "Nàng ta không làm nàng bị thương chứ?"
Tôi ngẩng đầu đón ánh mắt hắn, nói: "Hoàng thượng sợ nàng ta giở trò cũ sao?"
"Ta...". Hắn cúi đầu, cắn môi im lặng.
"Hoàng thượng biết rõ ta bị Hoàng hậu vu hại, sao lại không cứu ta? Sao trơ mắt nhìn ta chịu một trăm trượng? Sao lại để cho ta lưng mang vết thương đi núi Thanh Thành cầu phù thủy?"
Tình cảnh máu chảy đầm đìa kia bây giờ rõ ràng trong trước mắt. Hình như trong mắt Bùi Lãm từng ẩn chứa đau đớn, nhưng, khi tôi tuyệt vọng vươn tay về phía hắn, luôn miệng kêu: "Bùi Lang cứu thiếp!". Khi ấy, hắn không đáp lại tôi.
Đồng tử Bùi Lãm nháy mắt co lại thành hình cây kim, đáy mắt tối đen thoáng chốc nổi lên phong ba bão táp.
"Mai Nhi, trước đây ta không tốt, đau xót này vốn không nên để nàng chịu đựng, nhưng ta cũng có sự bất đắc dĩ của riêng ta. Bất luận như thế nào, từ nay về sau ta sẽ đền bù cho nàng thật tốt, ta..."
Lúc đó Bùi Lãm là cánh chim chưa vững, cần có sự ủng hộ to lớn của Liễu thừa tướng. Nếu hắn vì tôi mà trở mặt với Liễu Giai Âm, tất nhiên sẽ đối địch trực tiếp với Liễu thừa tướng. Nhìn sao cũng là một vụ mua bán lỗ vốn, tất nhiên Bùi Lãm không ngu ngốc đến mức tự chặt cánh tay của mình.
Không đề cập đến chuyện rốt cuộc hắn thật tình hay giả dối với tôi, mặc dù hắn yêu tôi như vậy, nhưng khi đó giữa tôi và ngôi vị hoàng đế, hắn vẫn không do dự chọn ngôi vị hoàng đế.
Tôi ngắt lời hắn, nói: "Hoàng thượng tính đền bù cho ta như thế nào? Hoàng thượng có thể cho ta vương miện Hoàng hậu sao?"
Bùi Lãm hạ mắt, vốn sắc mặt ảm đạm càng thêm tái nhớt, khóe môi nở nụ cười chua xót, nói: "Ngoại trừ vị trí Hoàng hậu, cái gì ta cũng có thể cho nàng".
Tôi lắc đầu, nói: "Trước kia Hoàng thượng tận lực an bài sự nghị luận của mọi người nạp ta làm trắc phi, thời điểm ta cần Hoàng thượng nhất thì người lại lựa chọn gạt bỏ. Sau đó, người nhiều lần rời kinh ngàn dặm xa xôi tìm ta, muốn ta tin tưởng người, cho người cơ hội. Mà hiện tại, người giam lỏng ta trong cung, có kêu trời trời cũng không biết, kêu đất đất cũng chẳng hay. Rốt cuộc người vì cái gì mà làm như vậy?"
Hắn im lặng nhìn tôi, trong mắt lờ mờ có vài điểm tôi không hiểu. Một lúc lâu sau, tình ý chân thật nói: "Tất nhiên bởi vì yêu nàng, ta đã nói muốn dùng cả quãng đời còn lại bồi thường cho nàng, ta không muốn nàng bị thêm thương tổn gì nữa. Hiện giờ quốc sự mới chỉ bắt đầu, có hàng trăm hàng ngàn chuyện, đợi ta làm xong những chuyện này, nhất định sẽ thực hiện nó".
Tôi cười cười từ chối cho ý kiến, cúi đầu ăn canh. Hơi nóng bốc lên, khiến cho bóng dáng của Bùi Lãm càng mơ hồ trong mắt tôi. Lòng tôi nghĩ, người có thể ngồi ở vị trí này tất nhiên là người phi thường, diễn xuất rất tốt.
Bùi Lãm cứ chằm chằm nhìn tôi, như là dò xét vẻ mặt tôi. Sau một lúc lâu, thử nói: "Có phải hôm nay Hoàng hậu đã nói gì với nàng không?"
"Không có". Tôi phủ nhận, nói: "Chẳng qua Hoàng hậu răn dạy ta vài câu thôi, cũng không nói gì thêm". Tuy rằng hành động của tôi làm hắn không vui, trong lòng cũng không chắc chắn ý tứ sâu xa của hắn, nhưng tôi vẫn biết đạo lý khi nói dối phải bình tĩnh. Tôi bèn đón ánh mắt hắn, thản nhiên nhìn thẳng hắn.
Bùi Lãm mỉm cười thoải mái, nói: "Nàng đừng suy nghĩ linh tinh, chuyện trong lòng nàng chẳng phải sẽ lộ ra hết sao? Mai Nhi, ta định chính thức công bố với thiên hạ lập nàng làm phi. Ngày mai ta sẽ sai Tiểu Hỉ đưa sách điển* đến cho nàng, nàng xem thử thích phong hiệu nào".
*sách lễ nghi
Tôi lạnh nhạt nói: "Ta cũng biết tâm tư của Hoàng thượng".
Bùi Lãm ngừng lại một chút, khẽ nhíu mày, trầm giọng nói: "Mai Nhi, nàng đừng tư tưởng gì đến Cửu thúc nữa".
Tôi cười: "Vì sao?"
"Đã nhiều ngày Cửu thúc túc trực tại kinh thành, rõ ràng thúc ấy biết hiện giờ nàng ở trong cung, sao lại không đề cập vài câu với ta. Nếu thúc ấy thật sự thích nàng, sao lại không có chút xúc động nào? Thúc ấy hao tổn tâm cơ để trở thành hòa thượng tiếp cận nàng, chỉ vì muốn lấy danh sách trên người nàng. Chỉ cần có danh sách kia, thúc ấy có thể lật đổ ta mà không tốn chút sức nào, đoạt đế vị".
Chiếc thìa trong tay bỗng nhiên run lên, nước canh đổ lên người, làm loang ra một mảng thật rộng.
Tôi đè nén cho giọng nói không run rẩy, hỏi: "Danh sách gì?"
Bùi Lãm nói: "Chuyện đó không quan trọng. Hiện giờ nàng đã ở bên cạnh ta, chi bằng cứ xem như ba tháng kia chỉ là giấc mơ, tỉnh giấc hãy xem nó như quá khứ. Mai Nhi, hãy quên Cửu thúc đi".
Quên?
Ba tháng này, tôi và Hi Âm như hình với bóng cả ngày, tình yêu và sự ỷ lại vào chàng đã sớm nảy sinh trong lòng, hợp thành một thể với tim tôi. Nếu muốn tôi từ bỏ, chỉ sợ tim cũng trở thành cát bụi.
Một người không có tim, thì tồn tại có nghĩa lý gì nữa?
...
"Tiểu Mai, ta thấy rất may mắn vì nàng đã trở về, cũng rất may mắn vì nàng lại yêu ta một lần nữa. Nàng có đồng ý để ta ở bên nàng cả đời không?"
"Nha đầu ngốc, sao ta lại để nàng một mình trên thế gian này chứ? Ta đã nói ta sẽ chịu trách nhiệm với nàng, ta không phải là người thất hứa, lời thề còn chưa thực hiện, ta tuyệt đối không bỏ lỡ nửa chừng".
"Nàng ở núi Thanh Thành đợi ta, đợi khi xong gia sự, nhất định ra sẽ trở về đón nàng ngay lập tức. Lúc đó nàng muốn đi đâu, ta sẽ đưa nàng đến đó".
...
Một ý nghĩ mà ba nghìn nghiệp chướng. Nhưng, hàng ngàn hàng vạn nói nói chẳng qua chỉ ở một chữ 'nhưng', rõ ràng liên quan đến nhau, khắc sâu vào trong lòng. Lời nói dịu dàng nhỏ nhẹ này, lời thề mỗi ngày ở bên tai này...bây giờ tôi mới biết chẳng qua đó chỉ là hoa trong gương trăng trong nước, chỉ là hư vô mà thôi.
Tôi không tin, cũng không thể quên được!
Sau khi ăn xong, Bùi Lãm ngồi lại một lát, không lâu sau quay về ngự thư phòng phê duyệt tấu chương. An An thất vọng, cả tối đều mở miệng nói nhảm, khi thì than khổ, khi thì âm thầm rơi lệ, cho đến khi thấy Tiểu Hỉ đưa sách điển đến, cuối cùng cô mới cười toe toét.
"Nguyên phi, Thù phi, Hiền phi, Thần phi, Lệ phi, Thục phi, Đức phi, Chiêu phi, Nhu phi...". Cô ta vui mừng cầm sách điển đến, nhìn tôi nóng bỏng: "Nương nương, người thích phong hiệu nào?"
Tôi đau đầu xoa xoa trán, nói: "An An, ta muốn yên tĩnh một lát".
An An chống tay lên má suy nghĩ, nói: "Nương nương muốn chờ đến ngày mai bàn bạc với Hoàng thượng sao?"
Cô nương này có trí tưởng tượng bay xa quá. Tôi bất đắc dĩ nói: "Đúng vậy".
Cô ta vui mừng, che miệng cười trộm, quay người định lui ra, tôi lại gọi cô ta lại, cân nhắc nói: "An An, có một việc...ta có một chuyện muốn nhờ cô làm".
Thông qua một thời gian quan sát, tôi phát hiện ra tuy rằng An An luôn cố gắng tác hợp cho tôi và Bùi Lãm, nhưng cô vẫn là nha hoàn hồi môn Hoa cô tặng cho tôi, tuyệt đối trung thành với tôi, là người duy nhất có thể tin được trong cung.
"Có chuyện gì nương nương cứ dặn dò".
Tôi quyết định lấy tình cảm để lay động trước, bèn nói: "Cô xem, ta bị Hoàng hậu đuổi giết, vô ý rơi xuống núi Thanh Thành, cũng may có Hi...ặc, Thục vương điện hạ cứu ta một mạng, huống chi thời gian lưu lạc bên ngoài này, điện hạ cũng không ngừng chiếu cố ta. Nếu không có người, giờ phút này ta sẽ không bình an ngồi ở đây nói chuyện với cô".
An An khó hiểu trong chớp mắt, chần chừ gật đầu.
Thấy vậy tôi liền nói chuyện chính: "Lần trước vội vàng từ biệt ở Lan Lăng, ngay cả một câu ta cũng chưa kịp nói với điện hạ, vậy nên ta không yên lòng. Ta nghe nói mấy ngày gần đây Thục vương điện hạ đang ở kinh thành, ngày thường cô ra vào cung tự do, ta muốn cô thay ta truyền lời với Thục vương".
Hình như cô ta đoán được ý đồ của tôi, sắc mặt biến dạng có chút khó coi, nói: "Nương nương muốn nô...nô tỳ nói gì?"
Tôi cười tủm tỉm vỗ vai cô, thân thiết nói: "Cô đừng khẩn trương, tất nhiên ta biết đã vào cung thì trở thành người của Hoàng thượng, sẽ không hoài niệm gì nữa. Chẳng qua ta muốn cô nói một câu tạ ơn Thục vương điện hạ giúp ta, đây là một chút tâm ý nhỏ nhoi". Tôi cầm một cái túi gấm thêu 'song điệp diễn hoa'* nhét vào tay cô, thành khẩn nói: "Dù sao cũng là ơn cứu mạng".
*hai con bướm vờn hoa
An An suy nghĩ một hồi, sau một lúc lâu trịnh trọng đáp 'Vâng', quay người lui ra.
Đêm, tôi nằm trằn trọc trên giường, thức trắng.
Thánh tăng à, ta dùng tính mạng bản thân đặt cược, ngàn vạn lần chàng đừng làm ta thất vọng.
***
Quả thật Bùi Lãm là người nói được làm được.
Sáng sớm ngày thứ hai, tôi vừa rửa mặt xong, Vu Bân liền đến trình diện đúng giờ, nói: "Tiểu nhân phụng mệnh hộ tống nương nương đến điện Kinh Luân để chọn sách".
Bùi Lãm này thật là 'đao to búa lớn', từ điện Ngọc Phù đến điện Kinh Luân chẳng qua chỉ mất thời gian uống một chén trà nhỏ, nhưng hắn lại phái Vu Bân dẫn theo bốn tên thị vệ đi theo tôi, chỉ sợ đi ra cửa cũng không phô trương như vậy. Đi theo một đường, cung nhân qua lại đều đứng nép ngay tại chỗ, ngay cả thở mạnh cũng không dám.
Tôi không khỏi ngửa mặt hỏi ông trời, bộ dạng tôi như vậy khiến người ta không dám nhìn thẳng sao?
Điện Kinh Luân là nơi chứa sách của hoàng gia, toàn sách là sách, tập hợp trăm vạn quyển sách, hơn nữa đa số là độc bản thời cổ. Nhưng, quan trọng nhất là, nếu muốn biết chuyện cũ mà không ai biết, ví dụ như bí sử tiền triều, thì điện Kinh Luận tuyệt đối là nơi lý tưởng.
Sau khi Hoàng hậu rời đi, tôi từng nói bóng gió hỏi qua vài cung nhân lớn tuổi, nhưng mà khi nghe đến chữ 'Mai' thì mặt ai cũng biến sắc, không giải thích gì nhiều, hình như đó là đề tài cấm kị không thể nói. Chỉ khẳng định được, khi tiên đế tại vị, từng có một vị thừa tướng 'hiền lương chưa từng có' - Mai Hiền. Vị thừa tướng này thanh chính liêm khiết, văn định quốc, võ an bang, từng là người cầm đầu mười vạn địa quân đánh lui nước Yến, có danh tiếng khá cao trong dân gian. Nhưng sau không biết vì sao, lại mai danh ẩn tích trong một đêm.
Rất hiển nhiên, một đoạn lịch sử về Mai gia này đã bị người ta cố ý che giấu.
Hôm qua rõ ràng Hoàng hậu nói tôi là 'dư nghiệt Mai gia', có thể dùng từ 'dư nghiệt', nếu cô ta không nói dối, chỉ e tôi có quan hệ mật thiết với Mai Hiền đã mất tích. Tôi nhớ mang máng có người muốn tôi cầm trâm hoa mai tìm danh sách, vì người nhà sửa lại án sai. Nếu Mai Hiền thật sự có oan khuất gì, thân là đời sau của Mai gia, tất nhiên muốn rửa sạch nỗi oan của người.
Về chuyện Mai gia, nếu tôi hỏi người sống không được, thì đành phải nhờ sử sách giúp đỡ.
Vu Bân dặn dò quan thủ thư giữ điện rồi ra ngoài điện chờ tôi. Vừa bước vào cổng, một làn hương mực bay vào mũi. Bên trong ánh sáng mờ mịt, dưới ánh nến, có thể lờ mờ thấy bụi nhỏ bay trong không trung. Dẫm lên phiến gỗ ở hành lang điện kêu cọt kẹt, như là kí ức thê lương tỉnh lại sau giấc ngủ say, khiến cho người ta lâm vào trong buổi chiều hoảng hốt.
Thủ thư của điện tên thật là Thôi Tư Miểu, mặt mũi hiền lành, tóc bạc phơ, nhìn dáng vẻ đã hơn bảy mươi tuổi. Ông ta rót cho tôi chén trà nóng, cung kính nói: "Nương nương, người muốn xem sách gì thì nói trực tiếp với hạ quan, hạ quan sẽ đem đến cho người".
"Thôi đại nhân, ngài đừng vội, ta tùy tiện nhìn thử, cần sách gì ta sẽ tự mình tìm". Tôi vòng vo, như nói chuyện phiếm với ông ta: "Đại nhân ở điện Kinh Luân bao lâu rồi?"
Ông ta cười hiền lành, nói: "Hồi bẩm nương nương, đã được mười bảy năm".
Mười bảy năm...Tiên đế tại vị mười sáu năm, Thế Tông* tại vị mười tám năm, cứ tính theo đó, quả nhiên ông ta là cựu thần của Thế Tông, chắc ông ta có biết chuyện của Mai gia.
*theo thứ tự các đời vua trong truyện: Thế Tổ - Thế Tông – tiên đế - Bùi Lãm
Tôi tùy tiện chọn mấy cuốn thoại bản, lúc quay người đi vô ý làm rơi một bộ sách xuống. Lúc tôi nhặt lên, chính là bản ghi chép 'Lịch đại hoàng cung tu thiện', trong đó kể lại tổng thể kết cấu hoàng gia và phân bố kiến trúc.
Tôi lờ mờ cảm thấy có lẽ đồ vật này sẽ có ngày hữu dụng, liền cố ý nhớ kỹ.
Tôi không muốn bị nghi ngờ, bèn nhanh chóng đem bản ghi chép trả lại chỗ cũ, cố tình bước thong thả qua chỗ giá đựng sách sử. Hình như rất lâu rồi chưa có ai đọc đến, không ít sách đóng một lớp bụi dày. Tôi cẩn thận lấy xuống mấy cuốn sách sử thời Thế Tông lật xem, không tìm ra được ghi chép có liên quan đến Mai Hiền.
Thân là đế vương tất nhiên muốn sử sách ghi lại công danh của mình truyền cho đời sau, để được vạn dân kính ngưỡng, đây chính là cuốn sách ca tụng việc công đức là chủ yếu, trước hết đề cập đến chuyện cai trị, cứu trợ lũ lụt thiên tai linh tinh, chỉ có năm Nhân Đức thứ mười bảy, thiếu hụt bạc do vận chuyển đường thủy là có đề cập sơ qua.
Chiếu theo đó, ngay lúc đó quan viên liên quan đến vụ án này có hơn hai mươi chín người, là một vụ án lớn chấn động triều đình và dân chúng, nhưng ngay cả tính danh của chủ mưu đều không được ghi lại, thật là kì lạ.
Tôi tiếp tục lật xem một lúc lâu, rốt cuộc có một quyển tên là 'Hàn lâm quan lục' ghi chép về các vị quan, tìm thấy tên của Mai Hiền. Thế Tổ truyền ngôi cho Thế Tông, Mai Hiền là trạng nguyên thời Thế Tổ, khi mười bảy tuổi làm quan trong Hàn lâm viện điện Sùng Văn, đảm nhiệm chức Giáo lý Bí các*. Mặc dù các quan viên trong Bí các này không có thực quyền nhưng có thể trực tiếp liên hệ với Hoàng thượng, là vị trí mà vô số người muốn tranh lấy. Mai Hiền có thể nhận chức này, chắc là do được Thể Tổ rất coi trọng.
*ghi chép sửa sang lại tàng thư ở trong cung
"Không thể tưởng tượng nương nương lại có hứng thú với chuyện tiền triều". Không biết từ khi nào Thôi Tư Miểu đi đến bên cạnh tôi, ánh mắt đảo qua cuốn sách trong tay tôi, như là thở dài nói: "Sách sử đó rất lâu rồi chưa có ai hỏi mượn..."
Lòng tôi hơi kinh hãi, trên mặt vẫn bình tĩnh cười nói: "Tùy tiện lấy đọc qua thôi, trong sách chép mười cuốn như một, đại để là khen ngợi hoàng đế chuyên cần yêu dân như thế nào, gần người hiền tài xa kẻ tiểu nhân như thế nào, thật có chút không thú vị".
Trong đôi mắt đục của ông ta lờ mờ có một tia dao động, vuốt chòm râu bạc nói: "Quan sử nhận bổng lộc triều đình, tất nhiên nên làm chuyện vì Hoàng thượng. Mặc dù quan sử có lòng, cũng không thể viết lại chuyện đúng sai phải trái. Có khi đen không hẳn là đen, trắng không hẳn là trắng, cái gọi là thắng làm vua thua làm giặc, là trắng hay đen chẳng qua chỉ là một câu của người thắng mà thôi".
Tôi nhận ra có vài ý tứ trái ngược sâu xa trong lời nói của ông ta, không khỏi âm thầm đánh giá viên quan này, nói: "Thôi đại nhân nói có lí. Trước khi đại nhân đến điện Kinh Luân, từng đảm nhiệm chức vụ ở đâu?"
Ông ta cười nói: "Đều là chuyện cũ năm xưa, không cần đề cập đến".
Không muốn nói? Bình thường tình huống này chỉ có hai khả năng. Một là, ông ta là người phạm sai lầm nên bị giáng chức đến đây, khi Thế Tông băng hà, sau khi tiên đế đăng cơ, chắc đã quên ông ta đi, quên hẳn mười bảy năm. Hai là, ông ta đã đắc tội với một vị quý tộc nào đó, vì thế mất đi con đường làm quan phía trước.
Tôi cầm cuốn sách sử và bản chép quan lại đặt cùng với thoại bản, thử hỏi: "Thôi đại nhân vào triều nhiều năm, đã quen xem chuyện phong ba sóng gió trong triều, không biết đại nhân từng nghe qua cái tên này chưa?"
"Mong nương nương chỉ điểm?"
"Mai Hiền".
Thôi Tư Miểu biến sắc, đầu vai xương xương run rẩy không ngừng, nhanh chóng khôi phục lại bình tĩnh: "Vì sao nương nương lại hỏi chuyện này?"
Tôi nói: "Nghe nói Mai Hiền là người có thể so được với Quản Trọng* lưu danh thiên cổ, phò tá hai vị hoàng đế là Thế Tổ và Thế Tông. Nhưng vừa rồi khi xem sách sử, không thấy có ghi chép nào về ông ấy, nên trong lòng nảy sinh nghi ngờ".
*Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.
Ông ta cúi đầu, giọng nói có hơi bối rối: "Không có, hạ quan chưa từng nghe qua tên này".
Trước khi đi, ông ta bỗng nhiên gọi tôi lại, lấy một cuốn sách từ trên bàn đưa cho tôi, ý tứ sâu xa nói: "Nếu nương nương muốn đọc chuyện cũ, không ngại đọc bản ghi chép bằng tay này đi, có lẽ sẽ thấy đáp án người cần".
Tác giả :
Bích Tình