Thê Tử Của Chàng Câm
Chương 91: Truy kích, đến huyện Thiệu Tây
Thám tử nói xong, Vi Sương và Khổng Chu nghe liền hiểu, một chiếc là “phạm đêm”, một chiếc là “gây chuyện” nên quan viên bến Thanh Y mới bảo là đáng ngờ.
Phạm đêm nghĩa là con thuyền kia giờ Tý cập bến thì sáng sớm hôm sau mới được đi, không thể đi ngay trong đêm đó, chắc là họ đã hối lộ quan viên bến Thanh Y nhưng dù là hối lộ thì thám tử được phái đi cũng sẽ điều tra rõ ràng.
- Ta cần toàn bộ văn tư về con thuyền đêm qua! Khổng Chu, ông lập tức phái ra mười tám người chia thành ba đội, đi về ba hướng Tây, Nam, Bắc gần bến thuyền điều tra rõ tuyến đường, ngoài ra, ngươi.
Tang Vi Sương nhìn thám tử kia:
- Ngươi dẫn theo vài thám tử đi điều tra xem con thuyền kia lúc cập bến Thanh Y rốt cục đã làm gì! Có người nào xuống thuyền, sau khi xuống thuyền đã làm gì, tiếp xúc với ai, những thứ này ta đều muốn biết!
Khổng Chu nghe những căn dặn liên tiếp của Tang Vi Sương cũng không có dị nghị gì, trong hai chiếc thuyền kia, chiếc cập bến tối qua đúng là khả nghi hơn.
Khổng Chu và Tang Vi Sương suy nghĩ giống nhau, con thuyền đêm trước cập bến Thanh Y cùng quan viên bến thuyền phát sinh cãi vã? Đây là chuyện mà bất kỳ phạm nhân nào đang chạy trốn cũng sẽ không làm nhỉ?
Hoặc là chiếc thuyền đêm trước cố ý làm như vậy để phân tán sự chú ý của họ? Cũng có khả năng này.
- Chiếc thuyền khả nghi đêm trước, thuộc hạ cũng sẽ dẫn người đi điều tra tỉ mỉ, Tang đương gia, thuộc hạ đi đây.
Khổng Chu nói rồi đi ra khỏi phòng bí mật.
Tang Vi Sương ngồi chờ thám tử tới báo tin, sớm đã không còn bứt rứt nữa, nàng dạo bước trong phòng, càng nghĩ càng cảm thấy đúng! Chính là con thuyền đó, nàng có cảm giác này!
Trong phòng có người hầu dâng trà, người hầu thấy nàng đi lung tung khắp phòng, mặc kệ nàng cũng không ổn mà gọi nàng ngồi xuống uống trà cũng không ổn.
Nàng đợi khoảng hai canh giờ mới đợi được hai thám tử đến.
- Nói.
Vẻ mặt nàng căng thẳng, tựa như đang nín thở nhìn hai người nọ.
- Hai thám tử thuộc hạ phái đi tra được, trên chiếc thuyền khả nghi đêm qua quả thực có người lên bờ, theo người tiết lộ nói thì người lên bờ là một tiểu cô nương mười hai mười ba tuổi đội mũ có lụa trắng, sau khi xuống thuyền đã ghé một y quán, một tiệm tạp hóa và một tiệm y phục.
Thám tử thứ hai từ trong ngực lấy ra mấy tờ giấy, đưa cho Tang Vi Sương:
- Đây là đơn thuốc mà tiểu cô nương kia mua, tờ cuối cùng ghi lại loại gạo mì và số lượng mà cô ấy mua ở tiệm tạp hóa.
Dù Tang Vi Sương đợi các thám tử này rất sốt ruột nhưng nàng không hề vội xem tờ giấy, ngược lại nàng nhìn thám tử kia nói:
- Ghé tiệm y phục mua y phục kích thước thế nào?
Thám tử kia bị Tang Vi Sương hỏi thì lập tức đỏ tai, thầm nhủ người này quá lợi hại, hèn gì Bạc chủ tử giao họ cho người này sai bảo, cứ tưởng trong lòng đang gấp gáp muốn nghe được đại khái, nào ngờ đối phương lại nhanh chóng suy xét vấn đề, đưa ra câu hỏi chuẩn như vậy.
Thám tử cười nhẹ, trong lòng càng kính trọng hơn:
- Tang đương gia anh minh, chúng tiểu nhân có hỏi nhưng bà chủ tiệm y phục đó nói tiểu cô nương kia không biết kích thước, chỉ tùy tiện lấy vài bộ nữ trang...
Gương mặt Tang Vi Sương nghiêm lại, giữa chân mày như có hơi lạnh, nàng cong môi:
- Nói tới nữ trang là các ngươi không hỏi tiếp à?
Thám tử ngẩn người, hiển nhiên là bị Tang Vi Sương nói trúng tâm tư, nhưng may mà hắn làm nghề thám tử, dù tin tức nghe được có đáng tin hay không cũng nghe rõ từ đầu đến cuối để về báo cáo với chủ nhân.
Thám tử nói:
- Bốn món xiêm y đều là y phục nữ, trong đó hai món là của tiểu cô nương mặc, bà chủ chọn giúp cô ấy y phục vừa người, còn có mấy món...
- Đợi đã, nói vậy là nha đầu này và bà chủ có trao đổi? Nàng ta nói gì?
Sự sắc bén ẩn trong mắt Tang Vi Sương mơ hồ lộ ra ngoài, khiến hai thám tử không khỏi cảm thấy kinh sợ.
- Phải, bà chủ giúp tiểu cô nương chọn hai món y phục, tiểu cô nương chỉ nói một câu “tôi còn một đại tỷ tỷ cần hai bộ xiêm y”, cho đến khi trả tiền rời đi cũng không nói thêm câu nào nữa, chúng tiểu nhân còn nghe ngóng được tiểu cô nương đó ở y quán và tiệm tạp hóa đều không nói gì cả, chỉ đưa giấy rồi lấy những thứ cần mua rời đi.
Thám tử còn lại nói:
- Theo bà chủ phân tích thì tiểu cô nương có khẩu âm vùng Thiệu Nam vì chỉ có người vùng Thiệu Nam mới đọc chữ “y” trong “xiêm y” thành ba âm, người vùng Hoài Châu không như vậy.
Người vùng Thiệu Nam? Điều này lại khiến Tang Vi Sương rơi vào tình trạng bế tắc, không phải người Tây Tần?
Nhưng nàng luôn cảm thấy không đúng, một tiểu cô nương mới mười hai tuổi nhất định chỉ là “ngụy trang” của “hung thủ” mà thôi. Một kẻ “ngụy trang” thì để ý nàng ta đến từ đâu làm gì?
Nàng lúc này mới nhìn đơn thuốc và hóa đơn của tiểu cô nương do thám tử chép ra đang ở trong tay mình.
Ánh mắt nàng hơi sắc bén, tay rũ xuống, nhàn nhạt nói:
- Là đơn thuốc chữa say sóng, trên thuyền có người bị say sóng.
Vậy càng không thể nào là Thiệu Nam, sông ngòi Thiệu Nam chằng chịt, người biết chèo thuyền bơi lội rất nhiều, ít nhất thì người Thiệu Nam cũng ít bị say sóng nhỉ? Vùng Hoài Châu lắm cá nhiều gạo càng ít bị say sóng hơn, người trên thuyền nọ không phải người Thiệu Nam, thậm chí không phải người Diêu Nam?
Mở đơn thuốc kia ra rồi lại nhìn đơn hàng, ánh mắt vội vã quét qua, trong đôi mắt đen như mực có ánh sáng lóe lên, nàng như nghe thấy tiếng chuông gõ sớm chiều, lại như nghe thấy tiếng nước tuôn thẳng xuống, kinh ngạc nhìn chữ đen trên nền giấy trắng, chỉ trong chớp mắt liền hiểu rõ.
Tay siết chặt mấy tờ giấy kia, đôi môi mỏng mà duyên dáng của nàng cử động:
- Chuẩn bị ngựa, tất cả thám tử, cao thủ ngựa và võ sĩ còn lại theo ta đến bến Tân Giả!
____Bến Tân Giả phía Tây, nối thẳng phía Tây Nam Diêu quốc với huyện Thiệu Tây tiếp giáp Tây Tần.
- Thiệu Tây?
Vừa nghe cái tên này, thám tử không khỏi sắc mặt trắng bệch, người từng được huấn luyện như hắn còn thất thần kêu ra tiếng, đủ thấy kinh ngạc cỡ nào.
- Thiệu Tây đang là nơi quân Tần tử thủ, trăm dặm xung quanh Thiệu Tây hầu như đều nằm trong sự khống chế của hai quân, tiểu nhân khuyên Tang đương gia...
Hắn nói chưa dứt câu đã bị Tang đương gia nắm cổ áo kéo lên:
- Ta bảo ngươi đi chuẩn bị thì đi ngay lập tức! Còn dài dòng cái gì?!
Tang Vi Sương buông tay, thám tử mặt trắng bệch chạy ra ngoài.
Thiệu Tây hiện nay là đề tài thảo luận vô cùng nhạy cảm, chính vì vậy mà vừa nhắc tới Thiệu Tây, rất nhiều người sẽ thất thố, đặc biệt là thuộc hạ của Bạc Ngạn hiểu rõ tình hình ở Thiệu Tây.
Ba ngày nay mưa xuân mờ mịt, mưa rả rích mấy ngày liền, cả người đều không thoải mái, nàng kéo y phục nửa khô nửa ướt đi đường liên tục suốt hai đêm.
Bọn họ cải trang thành nông phu, vừa tới bến Tân Giả, Tang Vi Sương liền sai thám tử đi nghe ngóng.
Thám tử vội vàng trở lại:
- Không ngoài Tang đương gia dự liệu, con thuyền kia sáng sớm hôm nay đã đến bến Tân Giả!
- Chúng tôi đã liên hệ với người ở gần đây đuổi theo con thuyền kia rồi!
Cuối cùng thì manh mối cũng dần rõ ràng, chắc chắn là con thuyền đó! Mọi người đều khen Tang đương gia giỏi mưu lược, trong chốc lát đã đoán đúng được con thuyền đó đi bến Tân Giả.
Tang Vi Sương cũng không ngờ mình đoán chuẩn như thế, nếu không phải từ khi bắt đầu nàng đã nghĩ người bắt Lâu Kiêm Gia sẽ đi Tây Tần thì cũng không nghĩ đến “bến Tân Giả” và “huyện Thiệu Tây”.
Giờ đây khi có dấu vết để tra, nàng càng tỏ ra thận trọng hơn:
- Đừng kinh động đến đại quân và quan phủ địa phương.
Không hiểu tại sao nàng cảm thấy người bắt Lâu Kiêm Gia chắc chắn sẽ không để nàng tra được dễ dàng như vậy, dù nàng đã dẫn người đuổi theo đến bến Tân Giả...
Trực giác bất an của nàng khi màn đêm buông xuống đã được chứng thực.
Phạm đêm nghĩa là con thuyền kia giờ Tý cập bến thì sáng sớm hôm sau mới được đi, không thể đi ngay trong đêm đó, chắc là họ đã hối lộ quan viên bến Thanh Y nhưng dù là hối lộ thì thám tử được phái đi cũng sẽ điều tra rõ ràng.
- Ta cần toàn bộ văn tư về con thuyền đêm qua! Khổng Chu, ông lập tức phái ra mười tám người chia thành ba đội, đi về ba hướng Tây, Nam, Bắc gần bến thuyền điều tra rõ tuyến đường, ngoài ra, ngươi.
Tang Vi Sương nhìn thám tử kia:
- Ngươi dẫn theo vài thám tử đi điều tra xem con thuyền kia lúc cập bến Thanh Y rốt cục đã làm gì! Có người nào xuống thuyền, sau khi xuống thuyền đã làm gì, tiếp xúc với ai, những thứ này ta đều muốn biết!
Khổng Chu nghe những căn dặn liên tiếp của Tang Vi Sương cũng không có dị nghị gì, trong hai chiếc thuyền kia, chiếc cập bến tối qua đúng là khả nghi hơn.
Khổng Chu và Tang Vi Sương suy nghĩ giống nhau, con thuyền đêm trước cập bến Thanh Y cùng quan viên bến thuyền phát sinh cãi vã? Đây là chuyện mà bất kỳ phạm nhân nào đang chạy trốn cũng sẽ không làm nhỉ?
Hoặc là chiếc thuyền đêm trước cố ý làm như vậy để phân tán sự chú ý của họ? Cũng có khả năng này.
- Chiếc thuyền khả nghi đêm trước, thuộc hạ cũng sẽ dẫn người đi điều tra tỉ mỉ, Tang đương gia, thuộc hạ đi đây.
Khổng Chu nói rồi đi ra khỏi phòng bí mật.
Tang Vi Sương ngồi chờ thám tử tới báo tin, sớm đã không còn bứt rứt nữa, nàng dạo bước trong phòng, càng nghĩ càng cảm thấy đúng! Chính là con thuyền đó, nàng có cảm giác này!
Trong phòng có người hầu dâng trà, người hầu thấy nàng đi lung tung khắp phòng, mặc kệ nàng cũng không ổn mà gọi nàng ngồi xuống uống trà cũng không ổn.
Nàng đợi khoảng hai canh giờ mới đợi được hai thám tử đến.
- Nói.
Vẻ mặt nàng căng thẳng, tựa như đang nín thở nhìn hai người nọ.
- Hai thám tử thuộc hạ phái đi tra được, trên chiếc thuyền khả nghi đêm qua quả thực có người lên bờ, theo người tiết lộ nói thì người lên bờ là một tiểu cô nương mười hai mười ba tuổi đội mũ có lụa trắng, sau khi xuống thuyền đã ghé một y quán, một tiệm tạp hóa và một tiệm y phục.
Thám tử thứ hai từ trong ngực lấy ra mấy tờ giấy, đưa cho Tang Vi Sương:
- Đây là đơn thuốc mà tiểu cô nương kia mua, tờ cuối cùng ghi lại loại gạo mì và số lượng mà cô ấy mua ở tiệm tạp hóa.
Dù Tang Vi Sương đợi các thám tử này rất sốt ruột nhưng nàng không hề vội xem tờ giấy, ngược lại nàng nhìn thám tử kia nói:
- Ghé tiệm y phục mua y phục kích thước thế nào?
Thám tử kia bị Tang Vi Sương hỏi thì lập tức đỏ tai, thầm nhủ người này quá lợi hại, hèn gì Bạc chủ tử giao họ cho người này sai bảo, cứ tưởng trong lòng đang gấp gáp muốn nghe được đại khái, nào ngờ đối phương lại nhanh chóng suy xét vấn đề, đưa ra câu hỏi chuẩn như vậy.
Thám tử cười nhẹ, trong lòng càng kính trọng hơn:
- Tang đương gia anh minh, chúng tiểu nhân có hỏi nhưng bà chủ tiệm y phục đó nói tiểu cô nương kia không biết kích thước, chỉ tùy tiện lấy vài bộ nữ trang...
Gương mặt Tang Vi Sương nghiêm lại, giữa chân mày như có hơi lạnh, nàng cong môi:
- Nói tới nữ trang là các ngươi không hỏi tiếp à?
Thám tử ngẩn người, hiển nhiên là bị Tang Vi Sương nói trúng tâm tư, nhưng may mà hắn làm nghề thám tử, dù tin tức nghe được có đáng tin hay không cũng nghe rõ từ đầu đến cuối để về báo cáo với chủ nhân.
Thám tử nói:
- Bốn món xiêm y đều là y phục nữ, trong đó hai món là của tiểu cô nương mặc, bà chủ chọn giúp cô ấy y phục vừa người, còn có mấy món...
- Đợi đã, nói vậy là nha đầu này và bà chủ có trao đổi? Nàng ta nói gì?
Sự sắc bén ẩn trong mắt Tang Vi Sương mơ hồ lộ ra ngoài, khiến hai thám tử không khỏi cảm thấy kinh sợ.
- Phải, bà chủ giúp tiểu cô nương chọn hai món y phục, tiểu cô nương chỉ nói một câu “tôi còn một đại tỷ tỷ cần hai bộ xiêm y”, cho đến khi trả tiền rời đi cũng không nói thêm câu nào nữa, chúng tiểu nhân còn nghe ngóng được tiểu cô nương đó ở y quán và tiệm tạp hóa đều không nói gì cả, chỉ đưa giấy rồi lấy những thứ cần mua rời đi.
Thám tử còn lại nói:
- Theo bà chủ phân tích thì tiểu cô nương có khẩu âm vùng Thiệu Nam vì chỉ có người vùng Thiệu Nam mới đọc chữ “y” trong “xiêm y” thành ba âm, người vùng Hoài Châu không như vậy.
Người vùng Thiệu Nam? Điều này lại khiến Tang Vi Sương rơi vào tình trạng bế tắc, không phải người Tây Tần?
Nhưng nàng luôn cảm thấy không đúng, một tiểu cô nương mới mười hai tuổi nhất định chỉ là “ngụy trang” của “hung thủ” mà thôi. Một kẻ “ngụy trang” thì để ý nàng ta đến từ đâu làm gì?
Nàng lúc này mới nhìn đơn thuốc và hóa đơn của tiểu cô nương do thám tử chép ra đang ở trong tay mình.
Ánh mắt nàng hơi sắc bén, tay rũ xuống, nhàn nhạt nói:
- Là đơn thuốc chữa say sóng, trên thuyền có người bị say sóng.
Vậy càng không thể nào là Thiệu Nam, sông ngòi Thiệu Nam chằng chịt, người biết chèo thuyền bơi lội rất nhiều, ít nhất thì người Thiệu Nam cũng ít bị say sóng nhỉ? Vùng Hoài Châu lắm cá nhiều gạo càng ít bị say sóng hơn, người trên thuyền nọ không phải người Thiệu Nam, thậm chí không phải người Diêu Nam?
Mở đơn thuốc kia ra rồi lại nhìn đơn hàng, ánh mắt vội vã quét qua, trong đôi mắt đen như mực có ánh sáng lóe lên, nàng như nghe thấy tiếng chuông gõ sớm chiều, lại như nghe thấy tiếng nước tuôn thẳng xuống, kinh ngạc nhìn chữ đen trên nền giấy trắng, chỉ trong chớp mắt liền hiểu rõ.
Tay siết chặt mấy tờ giấy kia, đôi môi mỏng mà duyên dáng của nàng cử động:
- Chuẩn bị ngựa, tất cả thám tử, cao thủ ngựa và võ sĩ còn lại theo ta đến bến Tân Giả!
____Bến Tân Giả phía Tây, nối thẳng phía Tây Nam Diêu quốc với huyện Thiệu Tây tiếp giáp Tây Tần.
- Thiệu Tây?
Vừa nghe cái tên này, thám tử không khỏi sắc mặt trắng bệch, người từng được huấn luyện như hắn còn thất thần kêu ra tiếng, đủ thấy kinh ngạc cỡ nào.
- Thiệu Tây đang là nơi quân Tần tử thủ, trăm dặm xung quanh Thiệu Tây hầu như đều nằm trong sự khống chế của hai quân, tiểu nhân khuyên Tang đương gia...
Hắn nói chưa dứt câu đã bị Tang đương gia nắm cổ áo kéo lên:
- Ta bảo ngươi đi chuẩn bị thì đi ngay lập tức! Còn dài dòng cái gì?!
Tang Vi Sương buông tay, thám tử mặt trắng bệch chạy ra ngoài.
Thiệu Tây hiện nay là đề tài thảo luận vô cùng nhạy cảm, chính vì vậy mà vừa nhắc tới Thiệu Tây, rất nhiều người sẽ thất thố, đặc biệt là thuộc hạ của Bạc Ngạn hiểu rõ tình hình ở Thiệu Tây.
Ba ngày nay mưa xuân mờ mịt, mưa rả rích mấy ngày liền, cả người đều không thoải mái, nàng kéo y phục nửa khô nửa ướt đi đường liên tục suốt hai đêm.
Bọn họ cải trang thành nông phu, vừa tới bến Tân Giả, Tang Vi Sương liền sai thám tử đi nghe ngóng.
Thám tử vội vàng trở lại:
- Không ngoài Tang đương gia dự liệu, con thuyền kia sáng sớm hôm nay đã đến bến Tân Giả!
- Chúng tôi đã liên hệ với người ở gần đây đuổi theo con thuyền kia rồi!
Cuối cùng thì manh mối cũng dần rõ ràng, chắc chắn là con thuyền đó! Mọi người đều khen Tang đương gia giỏi mưu lược, trong chốc lát đã đoán đúng được con thuyền đó đi bến Tân Giả.
Tang Vi Sương cũng không ngờ mình đoán chuẩn như thế, nếu không phải từ khi bắt đầu nàng đã nghĩ người bắt Lâu Kiêm Gia sẽ đi Tây Tần thì cũng không nghĩ đến “bến Tân Giả” và “huyện Thiệu Tây”.
Giờ đây khi có dấu vết để tra, nàng càng tỏ ra thận trọng hơn:
- Đừng kinh động đến đại quân và quan phủ địa phương.
Không hiểu tại sao nàng cảm thấy người bắt Lâu Kiêm Gia chắc chắn sẽ không để nàng tra được dễ dàng như vậy, dù nàng đã dẫn người đuổi theo đến bến Tân Giả...
Trực giác bất an của nàng khi màn đêm buông xuống đã được chứng thực.
Tác giả :
Đam Quân