Thế Giới Kì Bí Của Ngài Benedict - Tập 1: Bút Chì, Tẩy Và Người Thắng Cuộc
Chương 1: Bút chì, tẩy và vòng thi loại
Tại một thành phố bị lãng quên có tên Thành phố Đá, gần một bến cảng được gọi là Bến cảng Thành phố Đá, cậu bé tên Reynie Muldoon đang chuẩn bị cho một vòng thi quan trọng. Đây là vòng thi thứ hai trong ngày - vòng thi đầu đã diễn ra tại một tòa nhà phía bên kia thành phố. Sau vòng thi đầu tiên đó, người ta bảo cậu đến tòa nhà Thầy Tu trên Đường thứ Ba, cậu sẽ không được đến muộn quá một giờ trưa và không được mang theo bất cứ thứ gì ngoài một chiếc bút chì và một cục tẩy. Nếu chẳng may Reynie đến muộn, hoặc giả cậu mang theo hai chiếc bút chì, hay quên cục tẩy, hay không làm đúng theo những chỉ dẫn này, cậu sẽ không được thi nữa, chắc chắn là như vậy.
Reynie muốn được tham dự kỳ thi này vô cùng thế nên cậu đã chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận. Lạ một điều là người ta chẳng dặn dò gì thêm. Chẳng hạn như họ chẳng hề chỉ cho cậu cách đi đến Tòa nhà Thầy Tu như thế nào. Tự Reynie phải hỏi đường đến trạm xe buýt gần nhất, trải qua cuộc hành trình với một người lái xe xấu bụng cứ cố tìm cách lừa tiền cậu, trước khi cuốc bộ qua rất nhiều tòa nhà để bắt được chuyến xe buýt đến Đường thứ Ba. Thế nhưng những thử thách này chẳng là gì đối với Reynie, bởi dù mới chỉ 11 tuổi, nhưng cậu có thể tự tìm ra cách giải quyết cho mọi việc.
Đâu đó bên kia thành phố vang lên tiếng chuông nhà thờ. Mới 12 giờ 30. Reynie sẽ phải đợi thêm một lúc nữa. Lúc nãy, cậu đã kiểm tra và phát hiện tất cả các cánh cửa vào Tòa nhà Thầy Tu đều đóng vào buổi trưa. Vì thế Reynie quyết định ngồi xuống một chiếc ghế trong công viên, thưởng thức chiếc bánh sandwich cậu vừa mới mua. Một tòa nhà cao ngất trời tọa lạc trong một khu đông đúc nhất của Thành phố Đá chắc chắn sẽ có vô số văn phòng ở bên trong, thế nên việc những cánh cửa đóng im ỉm vào giờ nghỉ trưa thế kia quả là hết sức kỳ dị. Nhưng rốt cuộc, trong toàn bộ chuyện này, có gì là không kỳ dị đâu cơ chứ.
Đầu tiên là mẩu tin quảng cáo buổi sáng hôm đó. Vài ngày trước đây, tại nhà tế bần Thành phố Đá, sau bữa sáng, Reynie đang đọc báo và thỉnh thoảng chia sẻ những mẩu tin thú vị với cô giáo Perumal của mình. (Vì Reynie đã tự học tất cả các cuốn sách giáo khoa, ngay cả những cuốn dành cho học sinh cấp ba nên giám đốc nhà tế bần đã cử một giáo viên dạy riêng cho cậu. Ban đầu, ngay cả cô Peramal cũng chưa biết sẽ phải làm gì với Reynie, nhưng may mắn thay vì cô Peramal là người thông minh và tốt bụng cực kỳ. Hai cô trò đã rất thích thú mỗi khi tranh luận với nhau tin tức trong các tờ báo mới vào mỗi bữa sáng.)
Số báo buổi sáng hôm ấy đầy ắp những cái tít chẳng có gì mới mẻ, trong đó họ nhắc nhiều đến cái được gọi là Khẩn cấp: Sự việc đã vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát; rồi thì hệ thống trường học, ngân sách, dân số; tội phạm, thời tiết... tại sao mọi thứ đều hỗn độn như vậy, và dân chúng khắp nơi đang mong mỏi một sự thay đổi trọng đại - không, thực ra phải gọi là ấn tượng - từ chính phủ. “Cần phải thay đổi mọi thứ NGAY BY GIỜ!” là khẩu hiệu được dán đầy trên các bảng thông báo trong khắp thành phố (dù câu khẩu hiệu này đã được đưa ra từ đời tám hoánh nào rồi). Mặc dù chẳng mấy khi xem tivi nhưng Reynie cũng thừa biết cái vấn đề được gọi là Khẩn cấp kia thực ra đã là chủ đề chính cho các chương trình tin tức hằng ngày trong nhiều năm rồi. Vì thế mà trong lần gặp đầu tiên, cô Perumal và Reynie đã thảo luận khá nhiều về cái vấn đề Khẩn cấp ấy, để rồi chẳng mấy chốc họ nhận ra chủ đề này rõ là chán ngắt mặc dù cả hai có quan điểm chính trị khá tương đồng. Sau đó, hai cô trò chuyển sang bàn luận về những tin tức khác trong ngày, trước khi cả hai cùng bị thu hút vào các mẩu quảng cáo. Đó là những gì đã diễn ra trong buổi sáng ngày hôm ấy, buổi sáng đặc biệt đã khiến cho cuộc sống của Reynie đột ngột thay đổi.
“Em có muốn thêm chút mật ong vào trà không Reynie?”, cô Perumal hỏi Reynie bằng tiếng Tamil mà cô đang dạy cậu học trò nhỏ của mình. Nhưng trước khi Reynie kịp trả lời, một mẩu quảng cáo đập vào mắt cô Perumal khiến cô thích thú thốt lên: “Reynie, nhìn này! Cái này có vẻ thú vị đây!”
Vốn chẳng bao giờ gặp khó khăn với việc đọc ngược nên dù ngồi đối diện với cô giáo ở bên kia bàn, Reynie vẫn có thể đọc lướt qua rất nhanh dòng chữ in đậm của mẩu quảng cáo:
“CÓ PHẢI BẠN THÔNG MINH TUYỆT ĐỈNH
VÀ ĐANG TÌM KIẾM NHỮNG CƠ HỘI ĐẶC BIỆT?”
“Lạ thật,” Reynie tự nhủ. Câu hỏi nhắm thẳng đến các cô bé, cậu bé chứ không phải bố mẹ của chúng. Reynie chưa bao giờ được gặp bố mẹ mình, họ đã mất từ khi cậu còn rất nhỏ, do đó cậu thấy hài lòng với những thông báo kiểu này. Nhưng dù sao thì nó cũng thật lạ. Rốt cuộc có bao nhiêu đứa trẻ đọc tờ báo này cơ chứ? Reynie có đọc, nhưng ngoài cậu ra thì chẳng có đứa trẻ nào làm thế cả, mà Reynie thì vốn đã được coi là lập dị rồi.
“Em thấy nó thú vị đấy cô ạ, nhưng cô có nghĩ là em làm được không?, cậu bé phân vân.
Cô giáo Perumal nhăn mặt nhìn cậu học trò của mình. “Em đang trêu cô hả Reynie Muldoon? Nếu em không phải là đứa trẻ thông minh nhất mà cô từng được biết, thì chắc là cô chưa gặp trẻ con bao giờ mất”.
Sẽ có vài vòng thi diễn ra vào cuối tuần, và hai cô trò đã lên kế hoạch cho buổi thi đầu tiên. Thật không may, mẹ cô Perumal bất ngờ bị ốm vào ngày thứ Bảy nên cô không thể đưa Reynie đi thi được. Reynie đã thực sự thất vọng, vì cậu lúc nào cũng mong cô giáo ở bên cạnh mình, mong nụ cười của cô, cái cách cô nhăn mặt khi nhìn cậu, những câu chuyện cô kể (thường là bằng tiếng Tamil) về thời thơ ấu của cô ở Ấn Độ, và cả những cái thở dài lén lút của cô nữa. Đó là những tiếng thở dài dịu dàng, du dương mà Reynie rất thích nghe, mặc dù trong đó chất chứa những nỗi sầu muộn. Reynie biết cô Perumal thường thở dài mỗi khi cảm thấy buồn cho cậu học trò nhỏ của mình, hay những lúc cậu bị trêu chọc, hoặc thương cho cậu bé tội nghiệp đã mất cả cha lẫn mẹ. Reynie ước gì cô Perumal không phải lo lắng về cậu nữa, nhưng lại thấy vui khi biết mình được cô giáo quan tâm. Cô Perumal là người duy nhất dành cho cậu sự quan tâm như vậy (không kể đến Seymore, chú mèo mồ côi luôn ở lỳ bên cạnh cậu cả ngày trong phòng đọc để được vuốt ve). Ngoài cảm giác háo hức trước kỳ thi đặc biệt; đơn giản là Reynie đang nhớ cô giáo của mình thôi; nhớ lắm.
Tối muộn hôm ấy, sự hy vọng bắt đầu lớn dần lên trong Reynie khi thầy Rutger, giám đốc nhà tế bần, báo cho cậu biết rằng mẹ cô Perumal đã hồi phục đáng kể. Lúc này Reynie đang ngồi trong phòng đọc, nơi duy nhất trong nhà tế bần này có thể mang đến cho cậu cảm giác hoàn toàn yên tĩnh (vì chẳng ai mạo hiểm bước vào đây cả) và bảo vệ cậu khỏi bị trêu chọc. Suốt bữa trưa, một cậu bé tên Vie Morgeroff đã không để Reynie được yên khi nghe Reynie dùng từ “thú vị” để miêu tả cuốn sách cậu đang đọc. Vie cho rằng dùng từ đó để nói về một cuốn sách thì chẳng thích hợp chút nào, và đầu trò để tất cả những đứa khác cùng bàn ăn vừa cười vừa nhại lại từ “thú vị” một cách mỉa mai cho đến tận khi Reynie phải bỏ món tráng miệng và trốn vào trong phòng đọc này.
“Bà ấy khỏe hơn nhiều rồi,” thầy Rutger trả lời với cái miệng nhồm nhoàm dính đầy bánh kem. Thầy Rutger gầy lắm, khuôn mặt xương xương, và mỗi khi thầy nhai thì hai bên má thầy lại phình ra hết cỡ. “Cô Perumal vừa gọi cho thầy. Cô ấy muốn nói chuyện với em, nhưng vì em không có trong phòng ăn, và thầy thì đang ăn dở bữa trưa nên đã bảo cô Perumal là thầy sẽ nhắn lại với em.”
“Cảm ơn thầy ạ”. Reynie trả lời, trong lòng lẫn lộn cảm giác nhẹ nhõm và thất vọng. Bánh kem là món tráng miệng cậu yêu thích nhất. “Em rất vui khi biết tin này”.
“Thực sự thì sức khỏe là thứ quan trọng hơn hết, chẳng gì có thể so sánh bằng”. Nói đến đây, thầy Rutger bất ngờ ngừng nhai; vẻ mặt đầy lo lắng và khó chịu, chắc có con côn trùng nào đó trong miếng bánh thầy đang ăn. Cuối cùng, thầy nuốt miếng bánh, phủi những mảnh vụn vương trên chiếc áo gilê và tiếp tục: “Nhưng mà Reynie này,cô Perumal có nhắc đến một kỳ thi nào đó, đại loại nó là “một cơ hội đặc biệt”, cô ấy đã dùng cụm từ này đấy. Nó là gì thế Reynie? Không phải là em dự định chuyển đến một ngôi trường nào khác đấy chứ?”
Trước đây, Reynie đã từng nhiều lần xin phép được học ở một nơi khác, nhưng thầy Rutger không đồng ý. Thầy khăng khăng rằng Reynie nên tiếp tục học ở đây; cùng với một gia sư, thì sẽ tốt hơn là chuyển đến một trường khác.
Nhiều lần thầy Rutger nói với Reynie: “Ở đây em thấy thoải mái rồi mà”. Và cái suy nghĩ Ở đây mình lẻ loi thì có cũng hơn một lần thoáng hiện lên trong đầu Reynie. Nhưng thầy Rutger đã có cách, đó là thuê cô Perumal. Cuối cùng đó lại là một sự may mắn, và Reynie chẳng bao giờ phải phàn nàn gì về cô Perumal cả. Dù thế, đôi khi cậu bé cũng cố tưởng tượng xem cuộc sống tại một ngôi trường mà những học sinh khác không coi cậu là người thừa sẽ như thế nào.
“Em cũng không rõ thưa thầy”, Reynie trả lời. Cảm giác hy vọng giờ đã biến đâu mất, nhường chỗ chọ sự chán nản. Cậu đã mong cô Perumal sẽ không nói với thầy Rutger về kỳ thi, mặc dù Reynie biết cô Perumal có nghĩa vụ phải làm như vậy. “Cô Perumal và em cũng chỉ muốn tìm hiểu xem bài thi đó như thế nào thôi.”
Suy nghĩ một hồi, thầy Rutger nói: “Ồ thầy nghĩ việc đó không có hại gì cả. Và thầy cũng muốn biết kỳ thi đó là về cái gì. Thật ra thì... sao em không viết một bản báo cáo và gửi cho thầy nhỉ? Thế nào nhỉ, mười trang nhé? Không cần phải vội đâu, em có thể nộp báo cáo cho thầy vào tối mai.”
“Tối mai ạ? Vậy có nghĩa là em được tham dự kỳ thi?”
“Thầy nghĩ thầy đã nói cho em biết rồi chứ nhỉ”, thầy Rutger nhăn mặt.
“Sáng sớm mai cô Perumal sẽ tới đón em đấy”. Nói xong, thầy Rutger rút ra một chiếc khăn thêu, đưa khăn lên mũi xì thật mạnh. “Và giờ thì, Reynie, thầy nghĩ thầy nên để em tiếp tục đọc sách. Căn phòng đầy bụi này quả là một thử thách với chứng viêm xoang của thầy. Em sẽ là một cậu bé ngoan và dùng chiếc chổi lông quét qua một lượt các giá sách trước khi rời khỏi căn phòng này chứ?”
Nghe xong tin này, Reynie chẳng thể đọc tiếp được nữa.Cậu khua chiếc chổi lông loạn xạ xung quanh căn phòng rồi lao thẳng về giường. Cứ như là nếu làm thế thì buổi sáng hôm sau sẽ đến nhanh hơn vậy. Ngược lại, buổi tối dường như dài đằng đẵng, vì quá hào hứng và lo lắng nên Reynie không tài nào ngủ được. Cậu cứ nghĩ đi nghĩ lại về Những cơ hội đặc biệt. Kể cả những cơ hội ấy có cũ mèm và chẳng có gì đặc biệt cũng khiến cậu thấy hồi hộp rồi.
Gần sáng, Reynie nhẹ nhàng trở dậy, mò mẫm chuẩn bị trong bóng tối để không làm phiền các bạn cùng phòng (họ thường càu nhàu vì Reynie hay đọc sách trên giường vào buổi tối, dù cậu đã rúc dưới chăn và chỉ dùng một chiếc đèn bút nhỏ xíu) rồi chạy vội xuống bếp. Cô Perumal đã đợi sẵn ở đó, cả cô giáo cũng quá hào hứng và không thể ngủ được, nên đã đến từ rất sớm. Ấm nước bắt đầu réo trên bếp, và cô Perumal, khi đó đứng quay lưng lại phía cậu, đang bày biện cốc đĩa.
“Chào buổi sáng cô Perumal”. Vừa súc miệng, Reynie vừa cất tiếng với giọng ùng ục như một chú ếch. “Em rất vui khi biết mẹ cô đã khỏe lại”.
“Cảm ơn em, Reynie, em sẽ... “, cô Peramal quay lại nhìn cậu bé “Em sẽ không thể tạo được ấn tượng tốt khi ăn mặc kiểu đấy đâu Reynie ạ. Không có ai kết hợp một chiếc quần sọc với một chiếc áo sơ mi kẻ ca rô đâu. Thực ra, cô tin rằng bộ quần áo em đang mặc là của bạn cùng phòng - vì ít nhất chúng rộng hơn một cỡ. Còn nữa, có vẻ như một chiếc tất em đang đi là màu xanh, còn chiếc kia màu tím thì phải”.
Reynie ngạc nhiên nhìn xuống bộ quần áo mình đang mặc. Bình thường, cậu là đứa ít nổi bật nhất: cỡ người trung bình, làn da nhợt nhạt không có gì nổi bật, mái tóc nâu có độ dài trung bình, và quần áo cậu mặc cũng thuộc dạng xoàng. Tuy nhiên, sáng nay cậu chắc chắn sẽ nổi bật, trừ khi xung quanh cậu là những chú hề. Reynie nhăn nhở nói với cô Perumal: “Em mặc thế này để may mắn hơn ấy mà”.
“Thật tốt là em lại không cần đến mấy chữ may mắn đâu Reynie ạ,” vừa nói cô Perumal vừa nhấc ấm nước đã sôi ra khỏi bếp. “Bây giờ thì làm ơn thay bộ quần áo em đang mặc đi nhé, và lần này nhớ bật đèn đấy - đừng bao giờ để ý đến lời phàn nàn của mấy bạn cùng phòng - để ít nhất là em sẽ may mắn hơn khi chọn đồ.”
Khi Reynie trở lại, cô Perumal nói mình có việc phải làm ngay. Mẹ cô mới được kê thêm loại thuốc mới và một chế độ ăn kiêng đặc biệt nên cô phải đi mua đồ cho mẹ. Bởi thế, hai cô trò thống nhất là cô Perumal sẽ đưa Reynie đến địa điểm thi và đón cậu vào cuối buổi. Sau bữa sáng , trước khi những người khác ở nhà tế bần kịp tỉnh dậy, cô Perumal lái xe đưa Reynie xuyên qua thành phố vẫn còn chìm trong giấc ngủ tới một cao ốc văn phòng gần vịnh Thành phố Đá. Các thí sinh khác đã kịp xếp thành hàng dài trước cửa ở đó, ai cũng có bố mẹ đi cùng, và ai cũng có vẻ bồn chồn, căng thẳng.
Khi cô Perumal chuẩn bị bước ra khỏi xe, Reynie ngạc nhiên hỏi: “Em tưởng cô chỉ đưa em đến đây thôi chứ ạ?”
“Em nghĩ là cô sẽ để em ở lại đây mà không xem xét nó thế nào trước sao? Mẩu tin trên báo thậm chí còn không có một số điện thoại để mọi người gọi khi có thắc mắc. Nó hơi khác thường một chút, em không thấy thế à?” cô Perumal trả lời Reynie bằng một loạt những câu hỏi.
Reynie đứng vào cuối hàng trong khi cô Perumal đi vào trong tòa nhà nói chuyện với ai đó. Đó là một hàng dài và Reynie tự hỏi liệu có bao nhiêu cơ hội đặc biệt nhỉ. Có thể chỉ một số rất ít thôi, cũng có thể những cơ hội ít ỏi đó đã có người sở hữu hết rồi trước khi đến lượt cậu tiến đến cánh cửa kia. Nghĩ đến đây, Reynie càng thấy căng thẳng hơn. Nhưng một người đàn ông có vẻ khá thân thiện đứng ngay trước cậu quay lại và nói “Đừng lo lắng, con trai, con sẽ không phải đợi lâu đâu. Vì vài phút nữa thôi tất cả những đứa trẻ ở đây sẽ cùng đi vào trong kia. Họ vừa thông báo như thế trước khi con đến.”
Reynie cảm ơn ông ta với thái độ chân thành, cậu cũng nhận thấy ánh nhìn gắt gỏng từ những vị phụ huynh khác đang nhìn người đàn ông tốt bụng, rõ ràng là họ không thích sự thân thiện dành cho các đối thủ rồi. Người đàn ông có vẻ bối rối, quay đi và không nói thêm điều gì nữa.
“Tốt rồi, cô đã sắp xếp mọi thứ ổn thỏa.” Cô Perumal nói khi quay trở lại, “Em có thể sử dụng điện thoại của họ để gọi cho cô khi em làm bài thi xong. Đây là số điện thoại. Nếu khi đó cô không quay lại kịp để đón em, em hãy bắt taxi về nhà tế bần và thầy Rutger sẽ trả tiền. Và em sẽ kể cho cô về bài thi vào buổi chiều nhé.”
“Cảm ơn cô vì tất cả, cô Perumal,” Reynie nói, tha thiết cầm bàn tay cô giáo.
“Ôi Reynie, cậu bé khờ khạo này, cậu không cần phải biết ơn tôi đến thế đâu.” Cô Perumal nói, và Reynie ngạc nhiên biết bao khi nhìn thấy những giọt nước mắt trên má cô giáo mình. “Không có gì đâu Reynie ạ. Bây giờ thì hãy ôm cô giáo đáng thương của em một cái nào. Cô đang tưởng tượng đến lúc em sẽ không cần đến sự giúp đỡ của cô nữa, sau kỳ thi này.”
“Cô, em còn chưa vượt qua kỳ thi mà!”
“Đừng tỏ ra khờ khạo nữa Reynie,” cô Perumal nói, và sau khi siết chặt Reynie, cô chấm chấm chiếc khăn tay vào mắt rồi quả quyết bước về phía xe ô tô và lái đi ngay khi lũ trẻ vừa ùa vào tòa nhà.
Đấy quả là một bài thi kỳ lạ. Phần đầu khá giống với những gì Reynie đã dự đoán - có một hoặc hai cầu hỏi về hình bát giác và lục giác, một câu khác liên quan đến tính số giạ của cái này, số kilogam của cái kia, và một câu hỏi yêu cầu tính số thời gian trôi qua trước khi hai đoàn tàu lao vào nhau. (Reynie không hài lòng lắm với câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng này. Cậu đã chú thích ở bên lề của tờ giấy rằng bởi vì hai đoàn tàu đang chạy ngược chiều nhau trên một đoạn đường ray vắng, nên rất có thể các kỹ sư sẽ nhìn thấy tai họa khủng khiếp sắp xảy đến để kịp hãm phanh, tránh được vụ va chạm.)
Reynie nhanh chóng hoàn thành những câu hỏi này và rất nhiều những câu tương tự khác nữa. Phần thứ hai của bài thi bắt đầu bằng câu hỏi:
“Bạn có thích xem tivi không?”
Một câu hỏi về sở thích. Chắc chắn đây không phải dạng câu hỏi mà Reynie có thể nghĩ đến trước đó. Dĩ nhiên là Reynie thích xem ti vi rồi - ai mà chẳng thích cơ chứ. Tuy nhiên, ngay khi chuẩn bị viết câu trả lời, Reynie chợt lưỡng lự. Ồ, có thật là mình thích xem tivi không? Càng nghĩ nhiều, Reynie càng nhận thấy thật ra mình chẳng thích xem ti vi chút nào. “Mình đúng là kẻ lập dị”, cậu chán nản nghĩ. Dù thế, Reynie vẫn quyết định trả lời một cách chân thật: KHÔNG.
Câu hỏi tiếp theo: “Bạn có thích nghe đài không?”
Thêm một lần nữa, Reynie nhận ra mình không thích nghe đài, mặc dù cậu tin chắc rằng những người khác đều thích nó. Với cảm giác cô lập đang càng lúc càng lớn dần, Reynie viết: KHÔNG.
Câu thứ ba, thật may mắn, không hỏi về cảm xúc như hai câu hỏi trước đó. “Có gì không đúng trong nhận định này?” Thú vị đấy chứ, Reynie nghĩ thầm, và cậu khoái chí viết câu trả lời: “Đây không phải là một nhận định. Nó là một câu hỏi”.
Trang tiếp theo in hình một bàn cờ, trên đó tất cả các quân cờ đều đang được đặt ở vị trí xuất phát, trừ một quân tốt đen đã được di chuyển về phía trước hai ô. Câu hỏi ở đây là: “Nước đi này có đúng theo luật cờ vua không?” Reynie xem xét bàn cờ, vò đầu bứt tai, và cuối cùng quyết định trả lời: CÓ.
Tiếp đó là vài trang những câu hỏi mà Reynie tự tin rằng mình đã trả lời đúng. Đến câu hỏi cuối cùng của bài thi: “Bạn có phải là người can đảm không”, chỉ mới đọc lướt qua thôi mà Reynie đã cảm thấy tim mình đập thình thịch. “Mình có can đảm không? Từ trước đến nay, chưa có tình huống nào đòi hỏi mình phải can đảm, nên làm thế nào để biết được đây?”
Cô Perumal sẽ nói là có, Reynie là người can đảm: cô sẽ lấy ví dụ rằng Reynie đã cố gắng tỏ ra vui vẻ thế nào ngay cả khi cậu cảm thấy cô đơn, hay việc Reynie kiên nhẫn chịu đựng mấy trò trêu chọc của các bạn ra sao, và cả sự hào hứng của cậu khi đối mặt với mỗi thử thách nữa. Nhưng tất cả những điều này chỉ chứng tỏ được rằng Reynie là một cậu bé hiền lành, lễ phép và thường xuyên buồn bã thôi. Chúng có thực sự thể hiện được sự can đảm của Reynie không? Cậu không nghĩ vậy. Cuối cùng, cậu thôi không cố gắng quyết định giữa CÓ và KHÔNG nữa, câu trả lời đơn giản là: “Em mong là có”.
Reynie đặt bút xuống bàn và nhìn xung quanh phòng thi. Hầu hết các bạn khác cũng đang hoàn thành bài thi của mình. Phía trên, cô giám thị vừa nhai tóp tép một quả táo vừa quan sát rất kỹ các thí sinh của mình để chắc chắn rằng không ai có thể gian lận được. Đó là một người phụ nữ có thân hình gầy gò giấu trong bộ đồ màu vàng mù tạt, làn da hơi vàng, mái tóc cắt ngắn màu đỏ và điệu bộ thì cứng đơ đơ. Cô làm Reynie liên tưởng đến một chiếc bút chì khổng lồ biết đi lại.
“Bút chì!”, cô bất chợt gọi to, cứ như là cô đọc được suy nghĩ của Reynie vậy.
Lũ trẻ nhảy dựng lên trên ghế.
“Bỏ bút xuống nào,” cô Bút Chì nói. “Hết thời gian làm bài rồi.”
“Nhưng em chưa làm xong bài mà”, một đứa hét lên. “Chẳng công bằng tí nào! Em cần thêm thời gian”, một đứa khác thêm vào.
“Cô rất tiếc vì các em chưa làm xong bài, nhưng hết giờ rồi. Nộp bài làm của các em cho cô. Và làm ơn ngồi trật tự tại chỗ trong khi mọi người chấm bài nhé. Đừng lo lắng, sẽ không lâu đâu.”
Khi các bài thi đang được chuyển lên cho cô Bút Chì, Reynie nghe thấy cậu bạn ngồi ngay sau lưng mình cười khúc khích và nói với đứa bên cạnh: “Nếu các bạn ấy thậm chí không thể làm hết bài thi thì tốt nhất là đừng nên đến đây. Như câu hỏi về cờ vua ấy, ai có thể trả lời sai được chứ?”
Cậu bé bên cạnh, cất giọng nói bảnh chọe, tiếp lời: “Người ta cố tình lừa bọn mình đấy. Quân tốt chỉ được đi một ô mỗi lần thôi, nên tất nhiên nước đi đó là không đúng rồi. Tớ cá là vài đứa ngớ ngẩn không biết điều này đâu.”
“Ha! Bạn thật may vì không trả lời sai câu này đấy! Quân tốt có thể tiến hai ô trong lần di chuyển đầu tiên, có thể đấy. Nhưng việc nó di chuyển một hay hai ô không phải là vấn đề ở đây. Bạn không biết quân trắng luôn là quân đi trước đúng không? Do đó tốt đen chưa thể di chuyển lên vị trí đó được. Đơn giản mà. Bài kiểm tra này phải dành cho bọn trẻ con mới đúng.”
“Không phải bạn đang gọi tớ là trẻ con đấy chứ”, đứa còn lại làu bàu.
“Này, mấy cậu kia. Không nói chuyện nữa!” cô Bút Chì cắt ngang.
Bỗng nhiên Reynie thấy căng thẳng. Liệu mình có trả lời sai câu hỏi đó không nhỉ? Các câu khác thì sao? Ngoại trừ mấy câu vớ vẩn về ti vi và sự can đảm, những câu hỏi còn lại có vẻ khá dễ. Nhưng lỡ mình lại là một đứa khác người và hiểu sai mọi thứ thì sao? Reynie lắc lắc đầu, cố không nghĩ đến điều đó nữa. Nếu muốn chứng minh mình can đảm, mình nên ngừng lo lắng đi thôi. Nếu sau cuộc thi này, Reynie phải quay trở lại với cuộc sống tại nhà tế bần, ít nhất cậu còn có cô Perumal. Có vấn đề gì đâu khi cậu không giống với những đứa khác? Ai cũng có lúc bị trêu chọc, và ở điểm này thì Reynie chẳng khác biệt mấy với bạn bè. Tự trấn an mình như thế, nhưng Reynie vẫn không bớt lo lắng.
Sau khi đã thu đủ các bài thi, cô Bút Chì đi ra khỏi phòng, để lại lũ trẻ vừa cắn móng tay vừa căng thẳng nhìn đồng hồ. Chỉ vài phút sau, cô Bút Chì quay lại và thông báo: “Bây giờ cô sẽ đọc tên những bạn được vào vòng hai!”
Tiếng rì rầm trao đổi lan nhanh khắp phòng. Vòng hai ư? Mẩu tin quảng cáo đã không hề nhắc đến vòng thi thứ hai nào cả.
Cô Bút Chì tiếp tục: “Nếu cô gọi tên bạn nào, bạn đó sẽ phải có mặt tại Tòa nhà Thầy Tu trên Đường thứ Ba trước 1 giờ. Đến đấy, các em sẽ gặp một số bạn khác, các bạn ấy cũng đã vượt qua vòng thi thứ nhất ở các ca thi khác”. Sau đó, cô nói về các quy định liên quan đến những chiếc bút chì, những cục tẩy và các trường hợp không được dự thi. Nói xong, cô thả một nắm lạc vào miệng và nhai ngấu nghiến như thể cô sắp chết đói đến nơi rồi.
“Ừm, sao em?”, cô Bút Chì nuốt vội và hỏi khi thấy Reynie giơ cánh tay lên.
“Thưa cô, cô nói chỉ được mang duy nhất một chiếc bút chì, nhưng nếu chẳng may ngòi bút bị gãy thì sao ạ? Ở đó có sẵn cái gọt bút chì không ạ?”
Lại một lần nữa cậu bé phía sau Reynie cười khúc khích và thì thầm với đứa ngồi bên cạnh: “Điều gì làm nó chắc chắn là nó sẽ vào vòng hai thế nhỉ, cô thậm chí còn chưa gọi tên ai mà!”
Cũng đúng, đáng lẽ Reynie nên đợi cho đến khi cô Bút Chì gọi tên những người qua vòng thi thứ nhất. Reynie có vẻ đã quá tự tin, hai má đỏ bừng, cậu vội vàng cúi gằm mặt.
Cô Bút Chì trả lời: “Sẽ có một chiếc gọt bút chì nếu em cần nó. Nhưng không ai được mang gọt bút chì theo, các em hiểu chứ?” Những cái đầu gật gật. Cô Bút Chì phủi phủi ít bụi lạc còn dính ở tay, sau đó lấy ra một tờ giấy và nói: “Rất tốt, nếu như không còn câu hỏi nào nữa, cô sẽ đọc danh sách các bạn được vào vòng hai”.
Căn phòng đột ngột trở nên im ắng.
“Reynard Muldoon!”, cô Bút Chì vừa đọc dứt lời, Reynie thấy tim mình đập loạn xạ.
Có tiếng làu bàu bất mãn từ cậu bạn phía sau, nhưng ngay sau đó căn phòng lại trở về trạng thái im ắng. Lũ trẻ dường như đang cố thở nhẹ hơn để không bỏ lỡ những cái tên sẽ được gọi tiếp theo.
“Hết rồi”, cô Bút Chì liếc qua tờ giấy trước khi lạnh lùng cất giọng, gấp tờ giấy lại và cất vào trong túi. “Tất cả các bạn khác đều bị loại”.
Căn phòng bất chợt nổ tung với những tiếng kêu gào khóc lóc. “Bị loại?” cậu bạn ngồi sau Reynie lẩm bẩm. “Bị loại?”
Khi bọn trẻ lần lượt đi ra khỏi phòng, một số vẫn khóc lóc, một số choáng váng, còn một số khác thì không ngừng than thở. Reynie đi về phía cô Bút Chì. Vì một số lí do nào đó, cô Bút Chì đang vội vã đi quanh căn phòng kiểm tra các cửa sổ.
“Thưa cô. Em có thể mượn điện thoại của cô một lúc được không ạ? Cô giáo của em nói... “
“Cô xin lỗi, Reynard”, cô Bút Chì xen ngang trong khi tay vẫn bận rộn với những chiếc cửa sổ. “Cô e rằng ở đây không có chiếc điện thoại nào cả”.
“Nhưng cô Perumal...”
Cô Bút Chì mỉm cười: “Reynard, cô chắc là em có thể tự xoay sở được ngay cả khi không có điện thoại, phải không nào? Giờ thì cho cô đi nhé, chắc sẽ phải lén lút ra ngoài bằng cửa sau thôi. Có vẻ như tất cả các cửa sổ đều đã được đóng rồi”.
“Lén lút? Sao lại phải thế ạ?”
“Cô có kinh nghiệm trong việc này rồi. Bất cứ lúc nào cũng có thể có vài vị phụ huynh chạy tới yêu cầu cô giải thích, mà cô thì chẳng có lời giải thích nào cả. Vì thế mà cô phải lén lút đây. Gặp lại em chiều nay nhé. Đừng đến muộn đấy!”
Nói xong, cô Bút Chì bỏ đi, không đợi Reynie kịp phản ứng gì.
Mọi việc thật quá kỳ dị, và Reynie ngờ rằng sẽ còn có thêm những việc kỳ dị hơn nữa đang đợi mình ở phía trước. 1 giờ kém 15, khi tiếng chuông đồng hồ vọng lại từ xa, cũng là lúc Reynie ăn xong chiếc bánh sandwich. Nếu các cửa tòa nhà Thầy Tu vẫn chưa mở, Reynie sẽ tìm cách khác để vào được bên trong. Lúc này, cậu chắc hẳn sẽ ngạc nhiên lắm nếu biết rằng một lúc nữa mình sẽ phải chui qua cửa sổ tầng hầm để vào được tòa nhà.
Bước trên những bậc cầu thang dẫn lên khu quảng trường rộng lớn phía trước tòa nhà Thầy Tu, Reynie nhìn thấy hai cô bạn cũng đang đi về phía cửa trước tòa nhà. Cậu đoán là các thí sinh khác. Cô bạn thứ nhất, người có mái tóc màu xanh - mặc dù có thể đây chỉ là trò nghịch ngợm của ánh sáng, của những chùm nắng chói chang ngày hôm đó - đang bất cẩn chơi trò tung hứng với chiếc bút chì duy nhất của mình. Đó không phải là ý kiến hay, Reynie thầm nghĩ. Điều Reynie dự đoán đã xảy ra, cô bé không đỡ được chiếc bút chì và đành đứng nhìn nó rơi qua nắp cống thoát nước ngay dưới chân mình.
Thấy vậy, cô bạn còn lại do dự, có vẻ như đang định giúp người bạn của mình. Nhưng rồi cô bé liếc nhìn đồng hồ. Chỉ vài phút nữa là tới 1 giờ. “Tớ rất tiếc về chiếc bút chì” cô bé nói, nhưng ánh mắt cảm thán dành cho cô bạn đang dần biến mất. Có vẻ như cô bé nhận ra rằng cô bạn tóc xanh kia không thể tham dự vòng thi được nữa, có nghĩa là sẽ bớt đi một người cạnh tranh. Nụ cười mãn nguyện thoáng hiện trên môi, cô bé băng qua quảng trường, chạy vội về phía cửa trước tòa nhà Thầy Tu đang rộng mở.
Ống thoát nước chạy ngầm ngay dưới quảng trường, khi Reynie lại gần thì cô bé tội nghiệp đang cố nhòm qua các khe hở tối om của khung kim loại đậy trên miệng cống. Cô bé có vẻ ngoài nổi bật, thật ra phải nói là ấn tượng cực kỳ. Nước da ngăm đen, mái tóc dài đến nỗi cô có thể quấn quanh eo (mái tóc ấy đúng là có màu xanh thật); còn bộ váy trắng thì bồng bềnh đến lạ thường khiến cô bé như đang lọt giữa một đám mây vậy.
“Quả thật là xui xẻo khi đánh rơi bút chì xuống dưới này chứ không phải chỗ nào khác”, Reynie nói.
Cô bạn nhìn Reynie với ánh mắt hi vọng. “Không phải cậu có dư một chiếc bút chì đấy chứ?”
“Không, tớ rất tiếc, người ta bảo tớ chỉ được mang...”
“Tớ biết, tớ biết rồi”, cô bé cắt ngang. “Chỉ được mang duy nhất một chiếc bút chì. Trời ơi, đó là chiếc bút chì duy nhất của tớ, và giờ thì nó đang nằm ở dưới kia”. Cô bé buồn bã nhìn chiếc nắp cống lần nữa, rồi ngạc nhiên khi thấy Reynie vẫn còn đứng đó. “Cậu còn đợi gì nữa? Bài thi sắp bắt đầu rồi đấy”.
“Tớ sẽ không để mặc bạn đâu. Tớ thấy ngạc nhiên khi bạn của cậu làm thế”, Reynie trả lời.
“Bạn tớ ư? Cô bạn khi nãy ấy hả? Không phải bạn tớ đâu, bọn tớ chỉ mới gặp nhau ở dưới kia, và tớ thậm chí còn chưa biết cậu ấy tên gì mà. À, mà tớ cũng chưa biết tên cậu đâu đấy”.
“Reynard Muldoon, cậu có thể gọi tớ là Reynie.”
“Reynie, rất vui được quen cậu. Tớ là Rhonda Kazembe. Giờ chúng ta là bạn bè rồi, cậu định làm gì để lấy chiếc bút chì của tớ lên? Phải nhanh lên, vì chỉ cần muộn một phút thôi là tớ và cậu bị loại ngay”.
Reynie lấy ra chiếc bút chì của mình, một chiếc bút mới màu vàng đã được gọt thật nhọn.
“Bọn mình dùng chung nhé”. Reynie bẻ đôi chiếc bút và đưa cho cô bạn đầu đã được gọt sẵn. “Tớ sẽ gọt thêm đầu này nữa và cả hai bọn mình đều có bút chì. Cậu có tẩy rồi chứ?”
Rhonda Kazembe nhìn nửa chiếc bút chì Reynie đưa với vẻ mặt trộn lẫn sự ngạc nhiên và cảm kích. “Nếu là mình, mình đã chẳng nghĩ ra cách này. Bạn vừa nói gì ấy nhỉ? À, có chứ, dĩ nhiên là mình có mang theo cục tẩy ở đây”.
“Giờ thì đi nào, chỉ còn một phút nữa thôi đấy”, Reynie giục.
Rhonda giữ Reynie lại. “Khoan đã Reynie. Tớ chưa cảm ơn bạn một cách thỏa đáng”.
“Không có gì đâu. Giờ thì đi nào!” Reynie sốt ruột đáp lại. Nhưng cô bạn vẫn khăng khăng: “Không, tớ thật lòng muốn trả ơn cậu. Nếu không có cậu, tớ đã không được tham dự kỳ thi rồi. Cậu có muốn biết điều gì đó không?” Ngó ra xung quanh để chắc chắn rằng không ai khác sẽ nghe thấy những điều mình sắp nói; Rhonda thì thầm “Mình biết đáp án đấy. Mình sẽ đạt điểm tuyệt đối trong vòng thi này”.
“Gì cơ? Sao lại thế được?”
“Không có thời gian để giải thích đâu. Nhưng nếu cậu ngồi ngay phía sau tớ, tớ sẽ cầm bài thi cao hơn một chút để cậu có thể nhìn đáp án qua vai tớ”.
Reynie thật sự choáng váng. Bằng cách nào mà bạn ấy lại có thể “chạm vào” đáp án được nhỉ? Và bây giờ thì bạn ấy đang ngỏ ý giúp mình gian lận! Trong thoáng chốc Reynie đã bị cám dỗ bởi đề nghị ấy, vì cậu mong muốn khủng khiếp được khám phá những cơ hội đặc biệt kia. Nhưng khi nghĩ đến lúc thông báo cho cô Perumal về thành công của mình; giấu nhẹm đi việc gian lận, Reynie biết mình không thể làm được điều đó.
“Không đâu. Cảm ơn cậu nhé. Tớ sẽ không làm thế đâu”.
Rhonda Kazembe sửng sốt, còn Reynie lại một lần nữa cảm thấy sức nặng của sự cô độc đang đè nặng lên vai. Nếu việc cảm thấy mình khác biệt so với các bạn khác tại nhà tế bần Thành phố Đá là một cảm giác khó chịu, thì sẽ còn tồi tệ hơn biết bao nhiêu khi bị một cô bạn tóc xanh trong bộ đồ sương mù coi là một kẻ lập dị?
“Được thôi, tùy cậu vậy”, Rhonda nói và cả hai bắt đầu chạy về phía cửa. “Tớ hy vọng cậu hiểu rõ mình đến đây vì mục đích gì”
Reynie đang quá vội để đáp lại. Dĩ nhiên là cậu không biết những gì đang đợi mình ở kỳ thi này, nhưng chắc chắn là cậu muốn tự mình khám phá ra điều đó.
Bên trong tòa nhà Thầy Tu, các bảng chỉ dẫn được đặt dọc hành lang, qua một căn phòng nơi các ông bố, bà mẹ đang căng thẳng chờ đợi. Cuối cùng là một căn phòng chật ních các bạn khác đã ngồi sẵn ở bàn. Nếu không kể đến sự im lặng khác thường, thì căn phòng này cũng giống như tất cả các phòng học khác, có bảng đen, có bàn giáo viên, nơi để một cái gọt bút chì, một cái thước kẻ, và tấm bảng ghi: KHÔNG AI ĐƯỢC NÓI. NÓI CŨNG BỊ COI NHƯ GIAN LẬN. Chỉ còn duy nhất hai chỗ trống. Để chắc chắn mình sẽ không bị dụ dỗ; Reynie chọn chỗ ngồi phía trên. Chiếc đồng hồ treo trên tường điểm đúng 1 giờ vừa lúc Rhonda Kazembe ngồi xuống chỗ trống duy nhất còn lại; ngay phía sau Reynie.
“Gần quá nhỉ”, cô bạn nói.
Kéo sập cánh cửa, cô Bút Chì bước vào phòng và cất giọng oang oang: “Không ai được nói chuyện riêng!” Cô khệ nệ bê một chồng giấy cao, thêm một hũ hoa quả dầm. “Bạn nào bị phát hiện đang gian lận, bạn đó sẽ bị xử tử”.
Lũ trẻ tròn mắt ngạc nhiên.
“Ồ, cô xin lỗi. Cô vừa nói là “xử tử” à? Ý cô là “hộ tống”. Bất kỳ em nào, nếu bị phát hiện đang quay cóp, sẽ bị hộ tống ra khỏi tòa nhà này ngay lập tức. Giờ thì các thí sinh của chúng ta đã thấy bớt căng thẳng chưa nhỉ? Điều quan trọng là phải cảm thấy thoải mái trước một bài thi rất khó như thế này, đặc biệt khi các câu hỏi thì rất dài và các em lại chỉ có ít thời gian để hoàn thành thôi.”
Phía cuối phòng chợt có tiếng làu bàu. “Em kia”, cô Bút Chì cáu kỉnh quát. Lũ trẻ đồng loạt quay đầu theo hướng cô bút chì vừa chỉ. Đó chính là cô bạn đã bỏ mặc Rhonda Kazembe ở quảng trường. Trước ánh nhìn giận dữ cùa cô Bút Chì, khuôn mặt cô bạn dần biến sắc, tái nhợt. “Cô đã bảo không ai được nói kia mà. Em có muốn ra khỏi phòng ngay bây giờ không?”
“Nhưng em chỉ nói thầm thôi ạ”, cô bé cãi lại.
“Ý em là câu “Nhưng em chỉ nói thầm thôi ạ” vừa rồi của em không được tính là NÓI hả?” cô Bút Chì cau mày khó chịu.
Cô bé sợ hãi đến mức chẳng thể lắc đầu phản đối.
“Được rồi, coi như đây là lời cảnh cáo dành cho em và cho tất cả các bạn khác nữa. Từ giờ phút này trở đi, không ai được nói. Có ai có thắc mắc nào không nhỉ?”
Reynie giơ tay.
“Reynard Muldoon, câu hỏi của em là gì?”
Reynie giơ nửa chiếc bút chì của mình lên và làm động tác như đang gọt bút chì.
“Cô hiểu rồi. Em có thể sử dụng chiếc gọt bút chì trên bàn cô”.
Reynie vội vàng chạy lên, tỉ mẩn với nửa chiếc bút chì duy nhất, và cảm nhận mọi ánh nhìn đang đổ dồn vào mình. Khi trở lại chỗ ngồi, Reynie thấy Rhonda Kazembe đang lén lút lôi ra một mẩu giấy nhỏ từ cổ tay của chiếc váy mây cô bé đang mặc. Đáp án. Cô bạn đang khá liều lĩnh; nhưng Reynie không có cơ hội để nói ra suy nghĩ của mình, vì cô Bút Chì đã tiếp tục với những hướng dẫn cho vòng thi.
“Các em có một tiếng để trả lời tất cả các câu hỏi, và nhớ là làm theo chính xác những gì cô sắp nói nhé. Thứ nhất, viết tên của mình vào góc trên của tờ giấy thi. Thứ hai, đọc câu hỏi và nghĩ câu trả lời thật cẩn thận. Thứ ba, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà các em lựa chọn. Thứ năm là nộp lại cho cô sau khi đã làm xong bài. Thứ sáu, trở về chỗ ngồi và chờ cho đến khi các bài thi được chấm xong. Khi đó, cô sẽ đọc tên các bạn được chọn”.
Lũ trẻ bắt đầu lo lắng, nhấp nhổm. Thế còn bước thứ tư thì sao? Cô Bút Chì chuyển luôn sang bước thứ năm sau khi nói xong bước thứ ba. Lỡ đây lại là bước quan trọng thì sao? Reynie hồi hộp chờ đợi, mong một bạn nào đó sẽ thắc mắc về vấn đề này, vì khi nãy cậu đã hỏi về cái gọt bút chì rồi. Cuối cùng, không có ai đủ can đảm, và Reynie rụt rè giơ tay.
“Reynard?”
Reynie chỉ chỉ vào miệng mình.
“Em có thể nói, câu hỏi của em là gì?”
“Thưa cô, còn bước thứ tư thì sao ạ?”
“Không có bước thứ tư”, cô Bút Chì trả lời. “Còn câu hỏi nào khác không?”
Sự im lặng bao trùm căn phòng
Cô Bút Chì tiếp tục: “Để vượt qua vòng thi này, các em sẽ phải trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Nếu bỏ qua hay trả lời sai chỉ cần một câu hỏi thôi, các em sẽ bị trượt”.
“Không vấn đề”, từ phía sau Reynie, Rhonda Kazembe thì thầm.
Cô Bút Chì ném ánh mắt về phía đôi bạn. Cô gay gắt nhìn Reynie. Sao mà Rhonda không im lặng đi nhỉ? Có phải bạn ấy đang cố tình để cả hai cùng bị đuổi không?
Rời ánh mắt khỏi Reynie, cô Bút Chì nói tiếp: “Các em có thể bắt đầu làm bài ngay khi nhận được đề bài”. Reynie phải cố gắng lắm để không thở dài nhẹ nhõm, cậu sợ rằng ngay cả một tiếng thở dài nhẹ, vào thời điểm này cũng có thể khiến cậu bị loại.
Thêm nữa là cảm giác nhẹ nhõm cũng chẳng kéo dài được bao lâu, cô Bút Chì đã bắt đầu phát đề.
Người nhận được đề thi đầu tiên là một cậu bé gân guốc đội một chiếc mũ bóng chày. Cậu bé háo hức chộp lấy tờ giấy từ cô Bút Chì, lướt qua câu hỏi đầu tiên, và bất ngờ bật khóc. Cô bạn ngồi phía sau thì dụi dụi mắt như thể không tin vào những gì mình đang nhìn thấy trên tờ giấy vừa nhận được. Khi đã chắc chắn mình không nhìn nhầm, cô bé lắc đầu liên tục.
“Nếu chóng mặt, hãy kẹp đầu vào giữa hai đầu gối và thở sâu. Nếu thấy buồn nôn, hãy đi lên phía trên kia để người ta đưa cho em một thùng rác nhé”, cô Bút Chì nói với thí sinh tiếp theo.
Cô Bút Chì tiếp tục phát đề bài cho những dãy bàn bên dưới. Cậu bé đầu tiên bật khóc bắt đầu lật giở từng trang của đề thi - có vẻ có khá nhiều trang - và với mỗi trang được lật, tiếng thổn thức của cậu càng to hơn và tuyệt vọng hơn. Giờ đến trang cuối cùng, cậu bé bắt đầu khóc to hơn.
“Cô e rằng khóc lóc cũng không được chấp nhận ở trong phòng thi này. Em đi ra khỏi phòng hộ cô”, cô Bút Chì nói.
Như được giải thoát, cậu bé đứng bật dậy, chạy nhanh ra phía cửa. Theo ngay sau là hai cậu bạn khác, quá sợ hãi dù chưa kịp nhìn xem đề thi nó thế nào. Cô Bút Chì chạy lại đóng cửa và nghiêm khắc nói: “Nếu có thêm bạn nào chạy trốn khỏi phòng thi trong sợ hãi, hãy nhớ là phải đóng cửa nhé. Tiếng nấc của các em có thể làm ảnh hưởng đến các bạn khác đấy”.
Vừa nói, cô vừa tiếp tục phát đề thi. Lần lượt từng bạn đưa bàn tay run rẩy ra nhận đề, để rồi sau khi lướt qua những câu hỏi, khuôn mặt bạn này tái đi, mặt bạn kia đỏ lựng, hoặc xanh lét. Vào khoảnh khắc cô Bút Chì đặt đề thi xuống trước mặt Reynie, nỗi sợ hãi khiến tinh thần của cậu bé rơi tõm. Thật may là những câu hỏi không rơi được như thế. Câu hỏi đầu tiên:
Lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Naxcivan và khu vực Nagomo- Karabakh đang là đối tượng tranh chấp của hai quốc gia nào?
A. Vương quốc Bhutan, quốc gia đã nhượng lại vùng biên giới cho Anh để đổi lấy khoản tiền trợ cấp hằng năm, theo Hiệp ước Sinchulu 1865. Cũng dưới sự ảnh hưởng của Anh, chế độ quân chủ của Bhutan đã được thành lập năm 1907.
B. Cộng hòa Azerbaijan, quốc gia có lãnh thổ bị chia đôi cho Nga và Ba Tư bởi Hiệp ưởc Turkmenchay vào năm 1828; và Cộng hòa Armenia, quốc gia được thành lập sau sự sụp đổ của Vương quốc Seleukos vào khoảng 2000 năm trước đây, và sau đó cũng bị sáp nhập vào Nga bởi chính Hiệp ước Turkmenchay.
C. Cộng hòa Vanuatu, quốc gia dưới quyền cai trị của quân đội Anh và Pháp trước khi giành được độc lập. Hiện tại, tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn là 2 ngôn ngữ chính thức (bên cạnh tiếng Bislama hay còn gọi là Bichelama) của Vanuatu; và Bồ Đào Nha, quê hương của nhà thám hiểm Pedro Femandez de Quiros, người châu Âu đẩu tiên phát hiện ra các đảo của Vanuatu vào năm 1606.
Còn hai lựa chọn đáp án nữa, nhưng Reynie chẳng buồn đọc. Nếu câu hỏi nào cũng giống thế này, có nghĩa là Reynie hoàn toàn không có cơ hội đỗ. Lướt qua các câu hỏi khác, cậu nhận thấy chẳng có gì để hi vọng cả. Mà đây mới chỉ là trang đầu tiên của đề thi thôi đấy. Xung quanh Reynie, các bạn khác cũng đang hoặc là run rẩy, thở dài sườn sượt, hoặc là nghiến răng ken két. Reynie cảm thấy mình cũng chẳng khá khẩm hơn.
Có quá nhiều thử thách phải vượt qua để chạm được tay tới những cơ hội đặc biệt kia. Chắc là Reynie sẽ lại quay trở về nhà tế bần, nơi mà không một ai, kể cả cô Perumal tốt bụng, biết nên làm gì với cậu. Tham dự kỳ thi này, đó là một ý tưởng hay, nhưng rõ ràng là Reynie không có những tố chất người ta đang tìm kiếm.
Dù thế, cậu cũng không định bỏ cuộc ngay. Cậu còn chưa làm theo hướng dẫn, và còn bởi Reynie đã quyết tâm sẽ không bỏ cuộc khi chưa cố gắng. Giờ thì Reynie sẽ làm theo các hướng dẫn của cô Bút Chì. Reynie cẩn thận viết tên mình lên góc trên của trang đầu tiên - đây là bước thứ nhất “Hoàn thành bước đầu tiên rồi đấy”, Reynie thầm nghĩ. Bước tiếp theo sẽ là đọc qua một lượt các câu hỏi, và trả lời thật cẩn thận. Reynie hít một hơi thật sâu.
Có tất cả 40 câu hỏi. Chỉ đọc hết một lượt chắc cũng phải mất nửa giờ. Cô Bút Chì khi đó đang vừa ăn những miếng hoa quả dầm giòn tan, vừa trông chừng lũ trẻ vật lộn với những câu hỏi.
Câu hỏi thứ hai có nội dung về nguồn gốc và họ sinh học của một thứ có tên là “common vetch”. Reynie chẳng biết “common vetch” là gì, và những lựa chọn đáp án được đưa ra cũng chẳng có chút gợi ý nào. “Common vetch” có thể là một loại linh dương, một loại chim, một con thuộc bộ gặm nhấm, hoặc cũng có khi lại là một loại cây dây leo.
Reynie đọc tiếp câu hỏi số ba về các hạt ferinion (một loại hạt hạ nguyên tử) và một nhà vật lý người Ấn Độ có tên Satyendranath Bose. Câu hỏi thứ 4 là về tên của nhà thờ được Hoàng đế Justinian xây dựng để thể hiện sức mạnh của mình trước các hậu duệ của Theodoric Đại đế. Cậu lần lượt đọc qua từng câu hỏi một. Thú thực, Reynie cũng nhận ra tên của một vài địa điểm được nhắc tới, biết một vài công thức toán học, nhớ tên của một hoặc hai nhân vật lịch sử quan trọng, nhưng cũng chẳng có tác dụng gì. May mắn lắm thì Reynie sẽ trả lời chính xác được một câu, quá ít so với tổng số câu hỏi.
Khi đọc được nửa đề thi (chính xác thì cậu đang dừng lại ở câu số 20, câu hỏi về sự khác nhau giữa câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ), Reynie thấy Rhonda Kazembe đứng lên. Bạn ấy đã làm xong rồi à? Ồ, tất nhiên rồi! Bạn ấy có đáp án mà. Reynie bực tức nhăn nhó. Và khi Rhonda đi lên nộp bài, lũ trẻ tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng cô Bút Chì lại chẳng tỏ thái độ gì; ít nhất là nghi ngờ. Cô đang mải mê với vẻ ngoài đặc biệt của Rhonda nên thậm chí chẳng thèm liếc qua bài làm của cô bé.
Bất chợt Reynie tìm ra lời giải thích: Rhonda đang cố tình lôi kéo sự chú ý về mình. Đây chính xác là một mánh lới, sẽ không ai nghi ngờ cô bé bởi chẳng ai lại đi làm cho mình nổi bật thế nếu có ý định gian lận. Mái tóc màu xanh (chắc chắn đó là tóc giả), cái váy bồng bềnh, tiếng thì thầm - tất cả đều là phương tiện nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ của người khác. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nếu một đứa trẻ dự định gian lận, nó sẽ tìm cách để càng ít người chú ý đến mình càng tốt, có nghĩa là nó sẽ im lặng và ít nổi bật. Đấy chính là kế hoạch của Rhonda.
Cô bé có thể không đủ thông minh để thi đỗ, nhưng cô đủ khéo léo để quay cóp mà không bị phát hiện. Reynie bất giác thấy dằn vặt bởi cảm giác ghen tị. Rồi Rhonda sẽ được trải nghiệm tất cả những cơ hội đặc biệt đó, trong khi Reynie phải quay về với nhà tế bần như một kẻ thất bại.
Lướt qua Reynie trên đường quay trở lại chỗ ngồi của mình, Rhonda nháy mắt ra hiệu và thả xuống một mẩu giấy nhỏ. Mẩu giấy nhẹ nhàng rơi ngay xuống bàn của Reynie. Đáp án. Reynie lén nhìn cô Bút Chì, nhưng cô không nhận ra vì còn đang mãi chấm điểm cho bài làm của Rhonda. Cô Bút Chì gật đầu tỏ vẻ hài lòng trong khi đang tích đúng lên hết câu này đến câu khác. Có nghĩa là các câu trả lời của Rhonda là chính xác. Và giờ, các câu trả lời đó đang ở ngay đây, trên bàn của Reynie.
Cảm giác bị cám dỗ lúc trước, khi Reynie chưa hề có khái niệm về độ khó của các câu hỏi, không thể so sánh được với sự cám dỗ mà Reynie đang nếm trải lúc này. Không cần biết cậu đã cố gắng như thế nào để cưỡng lại sự cám dỗ ấy, cũng chẳng quan trọng việc Reynie đã cố tình chọn chỗ ngồi phía trên để tránh đưa mình vào tình huống hiện tại. Lúc này đây, Reynie đang nhìn chằm chằm vào mẩu giấy trước mặt, mẩu giấy chứa đựng chìa khóa đưa cậu đến gần hơn với ước mơ của mình. Tất cả những gì Reynie phải làm giờ đây là lật ngược mẩu giấy và đọc đáp án. Các bạn khác đang mải sụt sịt hay cắn móng tay, nên sẽ chẳng ai nhận ra. Và nếu xoay sở nhanh nhẹn, Reynie còn có thể viết toàn bộ các câu trả lời trước khi cô Bút Chì ngẩng lên. Cô đã chấm xong bài làm của Rhonda, và giờ thì đang tập trung vào hũ hoa quả dầm đã gần hết nhẵn, cố gắng lấy những miếng cuối cùng ra khỏi hũ. Reynie chăm chăm nhìn mẩu giấy một lúc lâu và hoàn toàn bị cám dỗ.
Cuối cùng, cậu nhoài người búng nhẹ mẩu giấy xuống sàn.
Những cơ hội đặc biệt ấy sẽ có ích gì nếu cậu chẳng đủ khả năng để nhận chúng? Rồi gian lận có gì là thú vị? Nếu không đỗ một cách đường hoàng, Reynie cũng không muốn mình thi đỗ. Nghĩ thế, gần như là tin tưởng như thế, Reynie cảm thấy khí thế dâng cao nhờ vào quyết định này. Nhưng cũng phải mất vài giây sau Reynie mới có thể hoàn toàn dời mắt khỏi mẩu giấy đang rơi dưới sàn. Reynie tự nhủ: “Tốt rồi, giờ thì quay lại với bài thi thôi. Cố lên, không được nhìn lại. Không có thời gian đâu.”
Reynie liếc nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường. Chỉ còn không đến nửa giờ nữa, và Reynie thậm chí còn chưa đọc qua nửa số câu hỏi còn lại. Reynie đọc tiếp câu hỏi về câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ (chúng có gì đó liên quan đến hoặc là viết lách, hoặc là đến phương tiện vận tải trong tương lai, nhưng Reynie không chắc chắn là cái nào), trước khi đến với câu hỏi số 21.
Sau khi Đế quốc Nga sụp đổ, sau khi ý định thành lập Nước Cộng hòa Xô viết Zakavkaz gồm Georgia và Armenia không thành dẫn tới sự ra đời của nước Azerbaijan (quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Naxcivan và khu vực Nagomo-Karabakh với Cộng hòa Armenia).
Reynie khựng lại. Có gì đó ở câu hỏi này quen khủng khiếp, quen đến mức cậu cảm thấy bị thúc giục phải nghĩ về nó. Chẳng phải là mình đã nhìn thấy những cái tên này ở đâu đó sao?
Lật ngược trở lại trang đầu tiên của bài thi, Reynie đọc lại câu hỏi đầu tiên. “Lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Naxcivan và khu vực Nagomo-Karabakh đang là đối tượng tranh chấp của hai quốc gia nào?” Reynie chớp chớp mắt, dường như không tin vào những gì mắt mình đang nhìn thấy. Armenia và Azerbaijan. Câu trả lời cho câu hỏi số 1 được bao hàm ngay trong câu hỏi số 21. Hóa ra đây chẳng phải là bài kiểm tra kiến thức, mà là một câu đố!
Reynie đọc câu hỏi số 22, bắt đầu bằng: “Mặc dù có nguồn gốc từ châu Âu, loại cây dây leo được biết đến với cái tên đậu răng ngựa nhỏ (thuộc họ đậu), được…” Đây rồi. Đây chính xác là đáp án cho câu hỏi số 2. Với niềm hứng khởi dâng cao, Reynie đọc ngay câu hỏi tiếp theo. Mặc dù bản thân câu hỏi không nhắc đến các hạt hạ nguyên tử hay nhà vật lý người Ấn Độ, nhưng có một đoạn thảo luận dài về những vấn đề này trong lựa chọn đáp án D. Reynie phát hiện ra rằng các câu trả lời không chỉ đơn giản được giấu ngay trong đề thi, mà chúng được sắp xếp theo nguyên tắc. Cụ thể, đáp án cho câu hỏi số 1 được tìm thấy trong câu hỏi số 21 (và ngược lại), câu trả lời cho câu hỏi số 2 nằm trong câu hỏi số 22, và cứ như thế đến câu hỏi số 40 nơi Reynie tìm thấy đáp án cho câu hỏi số 20 về câu ghép đẳng lập và chính phụ.
Reynie vui sướng với phát hiện của mình đến mức cậu suýt đứng bật dậy khỏi ghế để ăn mừng. Nhưng, Reynie không muốn bỏ ra dù chỉ là một khoảnh khắc để chúc mừng chính mình, bởi chỉ còn rất ít thời gian nữa thôi. Giờ đây, nhiệm vụ của Reynie đơn giản là tìm ra câu trả lời chính xác. Việc này cũng mất chút thời gian, vì Reynie phải lật đi lật lại các trang giấy và đọc một số lượng lớn những chữ là chữ. Cuối cùng, Reynie mất tổng cộng chính xác một tiếng để hoàn thành bài thi của mình. Reynie chỉ vừa kịp khoanh nốt lựa chọn cho câu hỏi cuối cùng, đặt bài làm của mình lên bàn của cô Bút Chì; và nhìn một lượt các bạn khác (một số đang vội vã khoanh các đáp án, hi vọng vào sự may mắn; một số thậm chí không còn có mặt trong phòng, các bạn ấy đã lẻn ra khỏi phòng với nỗi thất vọng ghê gớm) khi cô Bút Chì hô to:
“Bút chì. Hết giờ rồi. Đặt bút xuống nào.”
Sau một hồi khóc lóc, lũ trẻ lần lượt đặt bài làm của mình lên phía trên bài của Reynie và trở về chỗ ngồi.
Mệt mỏi, lũ trẻ ngồi im lặng chờ đợi trong khi cô Bút Chì lướt qua các bài thi. Cô Bút Chì chỉ mất khoảng một phút để làm việc này, vì cô chỉ phải nhìn đáp án cho câu hỏi đầu tiên. Khi chấm đến bài của Reynie, cô Bút Chì giở từng trang một, tích đáp án đúng và gật đầu hài lòng.
“Làm tốt đấy”, Rhonda thì thầm “Bạn tự mình trả lời tất cả các câu hỏi”. Cô bạn có vẻ hài lòng thật sự bởi Reynie đã không hề gian lận, ngay cả khi cô bé đã khuyến khích Reynie làm thế. Rhonda rõ ràng cư xử khá lạ lùng.
“Giờ cô sẽ công bố tên các bạn vượt qua kỳ thi. Nếu tên của bạn nào được gọi, bạn đó sẽ được vào vòng thi thứ ba và hãy kiên nhẫn ngồi tại chỗ chờ nghe cô hướng dẫn cụ thể. Những bạn khác có thể ra về”.
Reynie cố dỏng tai lên để nghe rõ hơn. Có vòng thi thứ 3 ư?
Cô Bút Chì hắng giọng, và thậm chí không cần nhìn vào tờ giấy đang cầm trên tay, cô đọc to: “Reynard Muldoon!”
Rồi vừa đi ra khỏi phòng, cô vừa nói: “Hết rồi.”
Reynie muốn được tham dự kỳ thi này vô cùng thế nên cậu đã chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận. Lạ một điều là người ta chẳng dặn dò gì thêm. Chẳng hạn như họ chẳng hề chỉ cho cậu cách đi đến Tòa nhà Thầy Tu như thế nào. Tự Reynie phải hỏi đường đến trạm xe buýt gần nhất, trải qua cuộc hành trình với một người lái xe xấu bụng cứ cố tìm cách lừa tiền cậu, trước khi cuốc bộ qua rất nhiều tòa nhà để bắt được chuyến xe buýt đến Đường thứ Ba. Thế nhưng những thử thách này chẳng là gì đối với Reynie, bởi dù mới chỉ 11 tuổi, nhưng cậu có thể tự tìm ra cách giải quyết cho mọi việc.
Đâu đó bên kia thành phố vang lên tiếng chuông nhà thờ. Mới 12 giờ 30. Reynie sẽ phải đợi thêm một lúc nữa. Lúc nãy, cậu đã kiểm tra và phát hiện tất cả các cánh cửa vào Tòa nhà Thầy Tu đều đóng vào buổi trưa. Vì thế Reynie quyết định ngồi xuống một chiếc ghế trong công viên, thưởng thức chiếc bánh sandwich cậu vừa mới mua. Một tòa nhà cao ngất trời tọa lạc trong một khu đông đúc nhất của Thành phố Đá chắc chắn sẽ có vô số văn phòng ở bên trong, thế nên việc những cánh cửa đóng im ỉm vào giờ nghỉ trưa thế kia quả là hết sức kỳ dị. Nhưng rốt cuộc, trong toàn bộ chuyện này, có gì là không kỳ dị đâu cơ chứ.
Đầu tiên là mẩu tin quảng cáo buổi sáng hôm đó. Vài ngày trước đây, tại nhà tế bần Thành phố Đá, sau bữa sáng, Reynie đang đọc báo và thỉnh thoảng chia sẻ những mẩu tin thú vị với cô giáo Perumal của mình. (Vì Reynie đã tự học tất cả các cuốn sách giáo khoa, ngay cả những cuốn dành cho học sinh cấp ba nên giám đốc nhà tế bần đã cử một giáo viên dạy riêng cho cậu. Ban đầu, ngay cả cô Peramal cũng chưa biết sẽ phải làm gì với Reynie, nhưng may mắn thay vì cô Peramal là người thông minh và tốt bụng cực kỳ. Hai cô trò đã rất thích thú mỗi khi tranh luận với nhau tin tức trong các tờ báo mới vào mỗi bữa sáng.)
Số báo buổi sáng hôm ấy đầy ắp những cái tít chẳng có gì mới mẻ, trong đó họ nhắc nhiều đến cái được gọi là Khẩn cấp: Sự việc đã vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát; rồi thì hệ thống trường học, ngân sách, dân số; tội phạm, thời tiết... tại sao mọi thứ đều hỗn độn như vậy, và dân chúng khắp nơi đang mong mỏi một sự thay đổi trọng đại - không, thực ra phải gọi là ấn tượng - từ chính phủ. “Cần phải thay đổi mọi thứ NGAY BY GIỜ!” là khẩu hiệu được dán đầy trên các bảng thông báo trong khắp thành phố (dù câu khẩu hiệu này đã được đưa ra từ đời tám hoánh nào rồi). Mặc dù chẳng mấy khi xem tivi nhưng Reynie cũng thừa biết cái vấn đề được gọi là Khẩn cấp kia thực ra đã là chủ đề chính cho các chương trình tin tức hằng ngày trong nhiều năm rồi. Vì thế mà trong lần gặp đầu tiên, cô Perumal và Reynie đã thảo luận khá nhiều về cái vấn đề Khẩn cấp ấy, để rồi chẳng mấy chốc họ nhận ra chủ đề này rõ là chán ngắt mặc dù cả hai có quan điểm chính trị khá tương đồng. Sau đó, hai cô trò chuyển sang bàn luận về những tin tức khác trong ngày, trước khi cả hai cùng bị thu hút vào các mẩu quảng cáo. Đó là những gì đã diễn ra trong buổi sáng ngày hôm ấy, buổi sáng đặc biệt đã khiến cho cuộc sống của Reynie đột ngột thay đổi.
“Em có muốn thêm chút mật ong vào trà không Reynie?”, cô Perumal hỏi Reynie bằng tiếng Tamil mà cô đang dạy cậu học trò nhỏ của mình. Nhưng trước khi Reynie kịp trả lời, một mẩu quảng cáo đập vào mắt cô Perumal khiến cô thích thú thốt lên: “Reynie, nhìn này! Cái này có vẻ thú vị đây!”
Vốn chẳng bao giờ gặp khó khăn với việc đọc ngược nên dù ngồi đối diện với cô giáo ở bên kia bàn, Reynie vẫn có thể đọc lướt qua rất nhanh dòng chữ in đậm của mẩu quảng cáo:
“CÓ PHẢI BẠN THÔNG MINH TUYỆT ĐỈNH
VÀ ĐANG TÌM KIẾM NHỮNG CƠ HỘI ĐẶC BIỆT?”
“Lạ thật,” Reynie tự nhủ. Câu hỏi nhắm thẳng đến các cô bé, cậu bé chứ không phải bố mẹ của chúng. Reynie chưa bao giờ được gặp bố mẹ mình, họ đã mất từ khi cậu còn rất nhỏ, do đó cậu thấy hài lòng với những thông báo kiểu này. Nhưng dù sao thì nó cũng thật lạ. Rốt cuộc có bao nhiêu đứa trẻ đọc tờ báo này cơ chứ? Reynie có đọc, nhưng ngoài cậu ra thì chẳng có đứa trẻ nào làm thế cả, mà Reynie thì vốn đã được coi là lập dị rồi.
“Em thấy nó thú vị đấy cô ạ, nhưng cô có nghĩ là em làm được không?, cậu bé phân vân.
Cô giáo Perumal nhăn mặt nhìn cậu học trò của mình. “Em đang trêu cô hả Reynie Muldoon? Nếu em không phải là đứa trẻ thông minh nhất mà cô từng được biết, thì chắc là cô chưa gặp trẻ con bao giờ mất”.
Sẽ có vài vòng thi diễn ra vào cuối tuần, và hai cô trò đã lên kế hoạch cho buổi thi đầu tiên. Thật không may, mẹ cô Perumal bất ngờ bị ốm vào ngày thứ Bảy nên cô không thể đưa Reynie đi thi được. Reynie đã thực sự thất vọng, vì cậu lúc nào cũng mong cô giáo ở bên cạnh mình, mong nụ cười của cô, cái cách cô nhăn mặt khi nhìn cậu, những câu chuyện cô kể (thường là bằng tiếng Tamil) về thời thơ ấu của cô ở Ấn Độ, và cả những cái thở dài lén lút của cô nữa. Đó là những tiếng thở dài dịu dàng, du dương mà Reynie rất thích nghe, mặc dù trong đó chất chứa những nỗi sầu muộn. Reynie biết cô Perumal thường thở dài mỗi khi cảm thấy buồn cho cậu học trò nhỏ của mình, hay những lúc cậu bị trêu chọc, hoặc thương cho cậu bé tội nghiệp đã mất cả cha lẫn mẹ. Reynie ước gì cô Perumal không phải lo lắng về cậu nữa, nhưng lại thấy vui khi biết mình được cô giáo quan tâm. Cô Perumal là người duy nhất dành cho cậu sự quan tâm như vậy (không kể đến Seymore, chú mèo mồ côi luôn ở lỳ bên cạnh cậu cả ngày trong phòng đọc để được vuốt ve). Ngoài cảm giác háo hức trước kỳ thi đặc biệt; đơn giản là Reynie đang nhớ cô giáo của mình thôi; nhớ lắm.
Tối muộn hôm ấy, sự hy vọng bắt đầu lớn dần lên trong Reynie khi thầy Rutger, giám đốc nhà tế bần, báo cho cậu biết rằng mẹ cô Perumal đã hồi phục đáng kể. Lúc này Reynie đang ngồi trong phòng đọc, nơi duy nhất trong nhà tế bần này có thể mang đến cho cậu cảm giác hoàn toàn yên tĩnh (vì chẳng ai mạo hiểm bước vào đây cả) và bảo vệ cậu khỏi bị trêu chọc. Suốt bữa trưa, một cậu bé tên Vie Morgeroff đã không để Reynie được yên khi nghe Reynie dùng từ “thú vị” để miêu tả cuốn sách cậu đang đọc. Vie cho rằng dùng từ đó để nói về một cuốn sách thì chẳng thích hợp chút nào, và đầu trò để tất cả những đứa khác cùng bàn ăn vừa cười vừa nhại lại từ “thú vị” một cách mỉa mai cho đến tận khi Reynie phải bỏ món tráng miệng và trốn vào trong phòng đọc này.
“Bà ấy khỏe hơn nhiều rồi,” thầy Rutger trả lời với cái miệng nhồm nhoàm dính đầy bánh kem. Thầy Rutger gầy lắm, khuôn mặt xương xương, và mỗi khi thầy nhai thì hai bên má thầy lại phình ra hết cỡ. “Cô Perumal vừa gọi cho thầy. Cô ấy muốn nói chuyện với em, nhưng vì em không có trong phòng ăn, và thầy thì đang ăn dở bữa trưa nên đã bảo cô Perumal là thầy sẽ nhắn lại với em.”
“Cảm ơn thầy ạ”. Reynie trả lời, trong lòng lẫn lộn cảm giác nhẹ nhõm và thất vọng. Bánh kem là món tráng miệng cậu yêu thích nhất. “Em rất vui khi biết tin này”.
“Thực sự thì sức khỏe là thứ quan trọng hơn hết, chẳng gì có thể so sánh bằng”. Nói đến đây, thầy Rutger bất ngờ ngừng nhai; vẻ mặt đầy lo lắng và khó chịu, chắc có con côn trùng nào đó trong miếng bánh thầy đang ăn. Cuối cùng, thầy nuốt miếng bánh, phủi những mảnh vụn vương trên chiếc áo gilê và tiếp tục: “Nhưng mà Reynie này,cô Perumal có nhắc đến một kỳ thi nào đó, đại loại nó là “một cơ hội đặc biệt”, cô ấy đã dùng cụm từ này đấy. Nó là gì thế Reynie? Không phải là em dự định chuyển đến một ngôi trường nào khác đấy chứ?”
Trước đây, Reynie đã từng nhiều lần xin phép được học ở một nơi khác, nhưng thầy Rutger không đồng ý. Thầy khăng khăng rằng Reynie nên tiếp tục học ở đây; cùng với một gia sư, thì sẽ tốt hơn là chuyển đến một trường khác.
Nhiều lần thầy Rutger nói với Reynie: “Ở đây em thấy thoải mái rồi mà”. Và cái suy nghĩ Ở đây mình lẻ loi thì có cũng hơn một lần thoáng hiện lên trong đầu Reynie. Nhưng thầy Rutger đã có cách, đó là thuê cô Perumal. Cuối cùng đó lại là một sự may mắn, và Reynie chẳng bao giờ phải phàn nàn gì về cô Perumal cả. Dù thế, đôi khi cậu bé cũng cố tưởng tượng xem cuộc sống tại một ngôi trường mà những học sinh khác không coi cậu là người thừa sẽ như thế nào.
“Em cũng không rõ thưa thầy”, Reynie trả lời. Cảm giác hy vọng giờ đã biến đâu mất, nhường chỗ chọ sự chán nản. Cậu đã mong cô Perumal sẽ không nói với thầy Rutger về kỳ thi, mặc dù Reynie biết cô Perumal có nghĩa vụ phải làm như vậy. “Cô Perumal và em cũng chỉ muốn tìm hiểu xem bài thi đó như thế nào thôi.”
Suy nghĩ một hồi, thầy Rutger nói: “Ồ thầy nghĩ việc đó không có hại gì cả. Và thầy cũng muốn biết kỳ thi đó là về cái gì. Thật ra thì... sao em không viết một bản báo cáo và gửi cho thầy nhỉ? Thế nào nhỉ, mười trang nhé? Không cần phải vội đâu, em có thể nộp báo cáo cho thầy vào tối mai.”
“Tối mai ạ? Vậy có nghĩa là em được tham dự kỳ thi?”
“Thầy nghĩ thầy đã nói cho em biết rồi chứ nhỉ”, thầy Rutger nhăn mặt.
“Sáng sớm mai cô Perumal sẽ tới đón em đấy”. Nói xong, thầy Rutger rút ra một chiếc khăn thêu, đưa khăn lên mũi xì thật mạnh. “Và giờ thì, Reynie, thầy nghĩ thầy nên để em tiếp tục đọc sách. Căn phòng đầy bụi này quả là một thử thách với chứng viêm xoang của thầy. Em sẽ là một cậu bé ngoan và dùng chiếc chổi lông quét qua một lượt các giá sách trước khi rời khỏi căn phòng này chứ?”
Nghe xong tin này, Reynie chẳng thể đọc tiếp được nữa.Cậu khua chiếc chổi lông loạn xạ xung quanh căn phòng rồi lao thẳng về giường. Cứ như là nếu làm thế thì buổi sáng hôm sau sẽ đến nhanh hơn vậy. Ngược lại, buổi tối dường như dài đằng đẵng, vì quá hào hứng và lo lắng nên Reynie không tài nào ngủ được. Cậu cứ nghĩ đi nghĩ lại về Những cơ hội đặc biệt. Kể cả những cơ hội ấy có cũ mèm và chẳng có gì đặc biệt cũng khiến cậu thấy hồi hộp rồi.
Gần sáng, Reynie nhẹ nhàng trở dậy, mò mẫm chuẩn bị trong bóng tối để không làm phiền các bạn cùng phòng (họ thường càu nhàu vì Reynie hay đọc sách trên giường vào buổi tối, dù cậu đã rúc dưới chăn và chỉ dùng một chiếc đèn bút nhỏ xíu) rồi chạy vội xuống bếp. Cô Perumal đã đợi sẵn ở đó, cả cô giáo cũng quá hào hứng và không thể ngủ được, nên đã đến từ rất sớm. Ấm nước bắt đầu réo trên bếp, và cô Perumal, khi đó đứng quay lưng lại phía cậu, đang bày biện cốc đĩa.
“Chào buổi sáng cô Perumal”. Vừa súc miệng, Reynie vừa cất tiếng với giọng ùng ục như một chú ếch. “Em rất vui khi biết mẹ cô đã khỏe lại”.
“Cảm ơn em, Reynie, em sẽ... “, cô Peramal quay lại nhìn cậu bé “Em sẽ không thể tạo được ấn tượng tốt khi ăn mặc kiểu đấy đâu Reynie ạ. Không có ai kết hợp một chiếc quần sọc với một chiếc áo sơ mi kẻ ca rô đâu. Thực ra, cô tin rằng bộ quần áo em đang mặc là của bạn cùng phòng - vì ít nhất chúng rộng hơn một cỡ. Còn nữa, có vẻ như một chiếc tất em đang đi là màu xanh, còn chiếc kia màu tím thì phải”.
Reynie ngạc nhiên nhìn xuống bộ quần áo mình đang mặc. Bình thường, cậu là đứa ít nổi bật nhất: cỡ người trung bình, làn da nhợt nhạt không có gì nổi bật, mái tóc nâu có độ dài trung bình, và quần áo cậu mặc cũng thuộc dạng xoàng. Tuy nhiên, sáng nay cậu chắc chắn sẽ nổi bật, trừ khi xung quanh cậu là những chú hề. Reynie nhăn nhở nói với cô Perumal: “Em mặc thế này để may mắn hơn ấy mà”.
“Thật tốt là em lại không cần đến mấy chữ may mắn đâu Reynie ạ,” vừa nói cô Perumal vừa nhấc ấm nước đã sôi ra khỏi bếp. “Bây giờ thì làm ơn thay bộ quần áo em đang mặc đi nhé, và lần này nhớ bật đèn đấy - đừng bao giờ để ý đến lời phàn nàn của mấy bạn cùng phòng - để ít nhất là em sẽ may mắn hơn khi chọn đồ.”
Khi Reynie trở lại, cô Perumal nói mình có việc phải làm ngay. Mẹ cô mới được kê thêm loại thuốc mới và một chế độ ăn kiêng đặc biệt nên cô phải đi mua đồ cho mẹ. Bởi thế, hai cô trò thống nhất là cô Perumal sẽ đưa Reynie đến địa điểm thi và đón cậu vào cuối buổi. Sau bữa sáng , trước khi những người khác ở nhà tế bần kịp tỉnh dậy, cô Perumal lái xe đưa Reynie xuyên qua thành phố vẫn còn chìm trong giấc ngủ tới một cao ốc văn phòng gần vịnh Thành phố Đá. Các thí sinh khác đã kịp xếp thành hàng dài trước cửa ở đó, ai cũng có bố mẹ đi cùng, và ai cũng có vẻ bồn chồn, căng thẳng.
Khi cô Perumal chuẩn bị bước ra khỏi xe, Reynie ngạc nhiên hỏi: “Em tưởng cô chỉ đưa em đến đây thôi chứ ạ?”
“Em nghĩ là cô sẽ để em ở lại đây mà không xem xét nó thế nào trước sao? Mẩu tin trên báo thậm chí còn không có một số điện thoại để mọi người gọi khi có thắc mắc. Nó hơi khác thường một chút, em không thấy thế à?” cô Perumal trả lời Reynie bằng một loạt những câu hỏi.
Reynie đứng vào cuối hàng trong khi cô Perumal đi vào trong tòa nhà nói chuyện với ai đó. Đó là một hàng dài và Reynie tự hỏi liệu có bao nhiêu cơ hội đặc biệt nhỉ. Có thể chỉ một số rất ít thôi, cũng có thể những cơ hội ít ỏi đó đã có người sở hữu hết rồi trước khi đến lượt cậu tiến đến cánh cửa kia. Nghĩ đến đây, Reynie càng thấy căng thẳng hơn. Nhưng một người đàn ông có vẻ khá thân thiện đứng ngay trước cậu quay lại và nói “Đừng lo lắng, con trai, con sẽ không phải đợi lâu đâu. Vì vài phút nữa thôi tất cả những đứa trẻ ở đây sẽ cùng đi vào trong kia. Họ vừa thông báo như thế trước khi con đến.”
Reynie cảm ơn ông ta với thái độ chân thành, cậu cũng nhận thấy ánh nhìn gắt gỏng từ những vị phụ huynh khác đang nhìn người đàn ông tốt bụng, rõ ràng là họ không thích sự thân thiện dành cho các đối thủ rồi. Người đàn ông có vẻ bối rối, quay đi và không nói thêm điều gì nữa.
“Tốt rồi, cô đã sắp xếp mọi thứ ổn thỏa.” Cô Perumal nói khi quay trở lại, “Em có thể sử dụng điện thoại của họ để gọi cho cô khi em làm bài thi xong. Đây là số điện thoại. Nếu khi đó cô không quay lại kịp để đón em, em hãy bắt taxi về nhà tế bần và thầy Rutger sẽ trả tiền. Và em sẽ kể cho cô về bài thi vào buổi chiều nhé.”
“Cảm ơn cô vì tất cả, cô Perumal,” Reynie nói, tha thiết cầm bàn tay cô giáo.
“Ôi Reynie, cậu bé khờ khạo này, cậu không cần phải biết ơn tôi đến thế đâu.” Cô Perumal nói, và Reynie ngạc nhiên biết bao khi nhìn thấy những giọt nước mắt trên má cô giáo mình. “Không có gì đâu Reynie ạ. Bây giờ thì hãy ôm cô giáo đáng thương của em một cái nào. Cô đang tưởng tượng đến lúc em sẽ không cần đến sự giúp đỡ của cô nữa, sau kỳ thi này.”
“Cô, em còn chưa vượt qua kỳ thi mà!”
“Đừng tỏ ra khờ khạo nữa Reynie,” cô Perumal nói, và sau khi siết chặt Reynie, cô chấm chấm chiếc khăn tay vào mắt rồi quả quyết bước về phía xe ô tô và lái đi ngay khi lũ trẻ vừa ùa vào tòa nhà.
Đấy quả là một bài thi kỳ lạ. Phần đầu khá giống với những gì Reynie đã dự đoán - có một hoặc hai cầu hỏi về hình bát giác và lục giác, một câu khác liên quan đến tính số giạ của cái này, số kilogam của cái kia, và một câu hỏi yêu cầu tính số thời gian trôi qua trước khi hai đoàn tàu lao vào nhau. (Reynie không hài lòng lắm với câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng này. Cậu đã chú thích ở bên lề của tờ giấy rằng bởi vì hai đoàn tàu đang chạy ngược chiều nhau trên một đoạn đường ray vắng, nên rất có thể các kỹ sư sẽ nhìn thấy tai họa khủng khiếp sắp xảy đến để kịp hãm phanh, tránh được vụ va chạm.)
Reynie nhanh chóng hoàn thành những câu hỏi này và rất nhiều những câu tương tự khác nữa. Phần thứ hai của bài thi bắt đầu bằng câu hỏi:
“Bạn có thích xem tivi không?”
Một câu hỏi về sở thích. Chắc chắn đây không phải dạng câu hỏi mà Reynie có thể nghĩ đến trước đó. Dĩ nhiên là Reynie thích xem ti vi rồi - ai mà chẳng thích cơ chứ. Tuy nhiên, ngay khi chuẩn bị viết câu trả lời, Reynie chợt lưỡng lự. Ồ, có thật là mình thích xem tivi không? Càng nghĩ nhiều, Reynie càng nhận thấy thật ra mình chẳng thích xem ti vi chút nào. “Mình đúng là kẻ lập dị”, cậu chán nản nghĩ. Dù thế, Reynie vẫn quyết định trả lời một cách chân thật: KHÔNG.
Câu hỏi tiếp theo: “Bạn có thích nghe đài không?”
Thêm một lần nữa, Reynie nhận ra mình không thích nghe đài, mặc dù cậu tin chắc rằng những người khác đều thích nó. Với cảm giác cô lập đang càng lúc càng lớn dần, Reynie viết: KHÔNG.
Câu thứ ba, thật may mắn, không hỏi về cảm xúc như hai câu hỏi trước đó. “Có gì không đúng trong nhận định này?” Thú vị đấy chứ, Reynie nghĩ thầm, và cậu khoái chí viết câu trả lời: “Đây không phải là một nhận định. Nó là một câu hỏi”.
Trang tiếp theo in hình một bàn cờ, trên đó tất cả các quân cờ đều đang được đặt ở vị trí xuất phát, trừ một quân tốt đen đã được di chuyển về phía trước hai ô. Câu hỏi ở đây là: “Nước đi này có đúng theo luật cờ vua không?” Reynie xem xét bàn cờ, vò đầu bứt tai, và cuối cùng quyết định trả lời: CÓ.
Tiếp đó là vài trang những câu hỏi mà Reynie tự tin rằng mình đã trả lời đúng. Đến câu hỏi cuối cùng của bài thi: “Bạn có phải là người can đảm không”, chỉ mới đọc lướt qua thôi mà Reynie đã cảm thấy tim mình đập thình thịch. “Mình có can đảm không? Từ trước đến nay, chưa có tình huống nào đòi hỏi mình phải can đảm, nên làm thế nào để biết được đây?”
Cô Perumal sẽ nói là có, Reynie là người can đảm: cô sẽ lấy ví dụ rằng Reynie đã cố gắng tỏ ra vui vẻ thế nào ngay cả khi cậu cảm thấy cô đơn, hay việc Reynie kiên nhẫn chịu đựng mấy trò trêu chọc của các bạn ra sao, và cả sự hào hứng của cậu khi đối mặt với mỗi thử thách nữa. Nhưng tất cả những điều này chỉ chứng tỏ được rằng Reynie là một cậu bé hiền lành, lễ phép và thường xuyên buồn bã thôi. Chúng có thực sự thể hiện được sự can đảm của Reynie không? Cậu không nghĩ vậy. Cuối cùng, cậu thôi không cố gắng quyết định giữa CÓ và KHÔNG nữa, câu trả lời đơn giản là: “Em mong là có”.
Reynie đặt bút xuống bàn và nhìn xung quanh phòng thi. Hầu hết các bạn khác cũng đang hoàn thành bài thi của mình. Phía trên, cô giám thị vừa nhai tóp tép một quả táo vừa quan sát rất kỹ các thí sinh của mình để chắc chắn rằng không ai có thể gian lận được. Đó là một người phụ nữ có thân hình gầy gò giấu trong bộ đồ màu vàng mù tạt, làn da hơi vàng, mái tóc cắt ngắn màu đỏ và điệu bộ thì cứng đơ đơ. Cô làm Reynie liên tưởng đến một chiếc bút chì khổng lồ biết đi lại.
“Bút chì!”, cô bất chợt gọi to, cứ như là cô đọc được suy nghĩ của Reynie vậy.
Lũ trẻ nhảy dựng lên trên ghế.
“Bỏ bút xuống nào,” cô Bút Chì nói. “Hết thời gian làm bài rồi.”
“Nhưng em chưa làm xong bài mà”, một đứa hét lên. “Chẳng công bằng tí nào! Em cần thêm thời gian”, một đứa khác thêm vào.
“Cô rất tiếc vì các em chưa làm xong bài, nhưng hết giờ rồi. Nộp bài làm của các em cho cô. Và làm ơn ngồi trật tự tại chỗ trong khi mọi người chấm bài nhé. Đừng lo lắng, sẽ không lâu đâu.”
Khi các bài thi đang được chuyển lên cho cô Bút Chì, Reynie nghe thấy cậu bạn ngồi ngay sau lưng mình cười khúc khích và nói với đứa bên cạnh: “Nếu các bạn ấy thậm chí không thể làm hết bài thi thì tốt nhất là đừng nên đến đây. Như câu hỏi về cờ vua ấy, ai có thể trả lời sai được chứ?”
Cậu bé bên cạnh, cất giọng nói bảnh chọe, tiếp lời: “Người ta cố tình lừa bọn mình đấy. Quân tốt chỉ được đi một ô mỗi lần thôi, nên tất nhiên nước đi đó là không đúng rồi. Tớ cá là vài đứa ngớ ngẩn không biết điều này đâu.”
“Ha! Bạn thật may vì không trả lời sai câu này đấy! Quân tốt có thể tiến hai ô trong lần di chuyển đầu tiên, có thể đấy. Nhưng việc nó di chuyển một hay hai ô không phải là vấn đề ở đây. Bạn không biết quân trắng luôn là quân đi trước đúng không? Do đó tốt đen chưa thể di chuyển lên vị trí đó được. Đơn giản mà. Bài kiểm tra này phải dành cho bọn trẻ con mới đúng.”
“Không phải bạn đang gọi tớ là trẻ con đấy chứ”, đứa còn lại làu bàu.
“Này, mấy cậu kia. Không nói chuyện nữa!” cô Bút Chì cắt ngang.
Bỗng nhiên Reynie thấy căng thẳng. Liệu mình có trả lời sai câu hỏi đó không nhỉ? Các câu khác thì sao? Ngoại trừ mấy câu vớ vẩn về ti vi và sự can đảm, những câu hỏi còn lại có vẻ khá dễ. Nhưng lỡ mình lại là một đứa khác người và hiểu sai mọi thứ thì sao? Reynie lắc lắc đầu, cố không nghĩ đến điều đó nữa. Nếu muốn chứng minh mình can đảm, mình nên ngừng lo lắng đi thôi. Nếu sau cuộc thi này, Reynie phải quay trở lại với cuộc sống tại nhà tế bần, ít nhất cậu còn có cô Perumal. Có vấn đề gì đâu khi cậu không giống với những đứa khác? Ai cũng có lúc bị trêu chọc, và ở điểm này thì Reynie chẳng khác biệt mấy với bạn bè. Tự trấn an mình như thế, nhưng Reynie vẫn không bớt lo lắng.
Sau khi đã thu đủ các bài thi, cô Bút Chì đi ra khỏi phòng, để lại lũ trẻ vừa cắn móng tay vừa căng thẳng nhìn đồng hồ. Chỉ vài phút sau, cô Bút Chì quay lại và thông báo: “Bây giờ cô sẽ đọc tên những bạn được vào vòng hai!”
Tiếng rì rầm trao đổi lan nhanh khắp phòng. Vòng hai ư? Mẩu tin quảng cáo đã không hề nhắc đến vòng thi thứ hai nào cả.
Cô Bút Chì tiếp tục: “Nếu cô gọi tên bạn nào, bạn đó sẽ phải có mặt tại Tòa nhà Thầy Tu trên Đường thứ Ba trước 1 giờ. Đến đấy, các em sẽ gặp một số bạn khác, các bạn ấy cũng đã vượt qua vòng thi thứ nhất ở các ca thi khác”. Sau đó, cô nói về các quy định liên quan đến những chiếc bút chì, những cục tẩy và các trường hợp không được dự thi. Nói xong, cô thả một nắm lạc vào miệng và nhai ngấu nghiến như thể cô sắp chết đói đến nơi rồi.
“Ừm, sao em?”, cô Bút Chì nuốt vội và hỏi khi thấy Reynie giơ cánh tay lên.
“Thưa cô, cô nói chỉ được mang duy nhất một chiếc bút chì, nhưng nếu chẳng may ngòi bút bị gãy thì sao ạ? Ở đó có sẵn cái gọt bút chì không ạ?”
Lại một lần nữa cậu bé phía sau Reynie cười khúc khích và thì thầm với đứa ngồi bên cạnh: “Điều gì làm nó chắc chắn là nó sẽ vào vòng hai thế nhỉ, cô thậm chí còn chưa gọi tên ai mà!”
Cũng đúng, đáng lẽ Reynie nên đợi cho đến khi cô Bút Chì gọi tên những người qua vòng thi thứ nhất. Reynie có vẻ đã quá tự tin, hai má đỏ bừng, cậu vội vàng cúi gằm mặt.
Cô Bút Chì trả lời: “Sẽ có một chiếc gọt bút chì nếu em cần nó. Nhưng không ai được mang gọt bút chì theo, các em hiểu chứ?” Những cái đầu gật gật. Cô Bút Chì phủi phủi ít bụi lạc còn dính ở tay, sau đó lấy ra một tờ giấy và nói: “Rất tốt, nếu như không còn câu hỏi nào nữa, cô sẽ đọc danh sách các bạn được vào vòng hai”.
Căn phòng đột ngột trở nên im ắng.
“Reynard Muldoon!”, cô Bút Chì vừa đọc dứt lời, Reynie thấy tim mình đập loạn xạ.
Có tiếng làu bàu bất mãn từ cậu bạn phía sau, nhưng ngay sau đó căn phòng lại trở về trạng thái im ắng. Lũ trẻ dường như đang cố thở nhẹ hơn để không bỏ lỡ những cái tên sẽ được gọi tiếp theo.
“Hết rồi”, cô Bút Chì liếc qua tờ giấy trước khi lạnh lùng cất giọng, gấp tờ giấy lại và cất vào trong túi. “Tất cả các bạn khác đều bị loại”.
Căn phòng bất chợt nổ tung với những tiếng kêu gào khóc lóc. “Bị loại?” cậu bạn ngồi sau Reynie lẩm bẩm. “Bị loại?”
Khi bọn trẻ lần lượt đi ra khỏi phòng, một số vẫn khóc lóc, một số choáng váng, còn một số khác thì không ngừng than thở. Reynie đi về phía cô Bút Chì. Vì một số lí do nào đó, cô Bút Chì đang vội vã đi quanh căn phòng kiểm tra các cửa sổ.
“Thưa cô. Em có thể mượn điện thoại của cô một lúc được không ạ? Cô giáo của em nói... “
“Cô xin lỗi, Reynard”, cô Bút Chì xen ngang trong khi tay vẫn bận rộn với những chiếc cửa sổ. “Cô e rằng ở đây không có chiếc điện thoại nào cả”.
“Nhưng cô Perumal...”
Cô Bút Chì mỉm cười: “Reynard, cô chắc là em có thể tự xoay sở được ngay cả khi không có điện thoại, phải không nào? Giờ thì cho cô đi nhé, chắc sẽ phải lén lút ra ngoài bằng cửa sau thôi. Có vẻ như tất cả các cửa sổ đều đã được đóng rồi”.
“Lén lút? Sao lại phải thế ạ?”
“Cô có kinh nghiệm trong việc này rồi. Bất cứ lúc nào cũng có thể có vài vị phụ huynh chạy tới yêu cầu cô giải thích, mà cô thì chẳng có lời giải thích nào cả. Vì thế mà cô phải lén lút đây. Gặp lại em chiều nay nhé. Đừng đến muộn đấy!”
Nói xong, cô Bút Chì bỏ đi, không đợi Reynie kịp phản ứng gì.
Mọi việc thật quá kỳ dị, và Reynie ngờ rằng sẽ còn có thêm những việc kỳ dị hơn nữa đang đợi mình ở phía trước. 1 giờ kém 15, khi tiếng chuông đồng hồ vọng lại từ xa, cũng là lúc Reynie ăn xong chiếc bánh sandwich. Nếu các cửa tòa nhà Thầy Tu vẫn chưa mở, Reynie sẽ tìm cách khác để vào được bên trong. Lúc này, cậu chắc hẳn sẽ ngạc nhiên lắm nếu biết rằng một lúc nữa mình sẽ phải chui qua cửa sổ tầng hầm để vào được tòa nhà.
Bước trên những bậc cầu thang dẫn lên khu quảng trường rộng lớn phía trước tòa nhà Thầy Tu, Reynie nhìn thấy hai cô bạn cũng đang đi về phía cửa trước tòa nhà. Cậu đoán là các thí sinh khác. Cô bạn thứ nhất, người có mái tóc màu xanh - mặc dù có thể đây chỉ là trò nghịch ngợm của ánh sáng, của những chùm nắng chói chang ngày hôm đó - đang bất cẩn chơi trò tung hứng với chiếc bút chì duy nhất của mình. Đó không phải là ý kiến hay, Reynie thầm nghĩ. Điều Reynie dự đoán đã xảy ra, cô bé không đỡ được chiếc bút chì và đành đứng nhìn nó rơi qua nắp cống thoát nước ngay dưới chân mình.
Thấy vậy, cô bạn còn lại do dự, có vẻ như đang định giúp người bạn của mình. Nhưng rồi cô bé liếc nhìn đồng hồ. Chỉ vài phút nữa là tới 1 giờ. “Tớ rất tiếc về chiếc bút chì” cô bé nói, nhưng ánh mắt cảm thán dành cho cô bạn đang dần biến mất. Có vẻ như cô bé nhận ra rằng cô bạn tóc xanh kia không thể tham dự vòng thi được nữa, có nghĩa là sẽ bớt đi một người cạnh tranh. Nụ cười mãn nguyện thoáng hiện trên môi, cô bé băng qua quảng trường, chạy vội về phía cửa trước tòa nhà Thầy Tu đang rộng mở.
Ống thoát nước chạy ngầm ngay dưới quảng trường, khi Reynie lại gần thì cô bé tội nghiệp đang cố nhòm qua các khe hở tối om của khung kim loại đậy trên miệng cống. Cô bé có vẻ ngoài nổi bật, thật ra phải nói là ấn tượng cực kỳ. Nước da ngăm đen, mái tóc dài đến nỗi cô có thể quấn quanh eo (mái tóc ấy đúng là có màu xanh thật); còn bộ váy trắng thì bồng bềnh đến lạ thường khiến cô bé như đang lọt giữa một đám mây vậy.
“Quả thật là xui xẻo khi đánh rơi bút chì xuống dưới này chứ không phải chỗ nào khác”, Reynie nói.
Cô bạn nhìn Reynie với ánh mắt hi vọng. “Không phải cậu có dư một chiếc bút chì đấy chứ?”
“Không, tớ rất tiếc, người ta bảo tớ chỉ được mang...”
“Tớ biết, tớ biết rồi”, cô bé cắt ngang. “Chỉ được mang duy nhất một chiếc bút chì. Trời ơi, đó là chiếc bút chì duy nhất của tớ, và giờ thì nó đang nằm ở dưới kia”. Cô bé buồn bã nhìn chiếc nắp cống lần nữa, rồi ngạc nhiên khi thấy Reynie vẫn còn đứng đó. “Cậu còn đợi gì nữa? Bài thi sắp bắt đầu rồi đấy”.
“Tớ sẽ không để mặc bạn đâu. Tớ thấy ngạc nhiên khi bạn của cậu làm thế”, Reynie trả lời.
“Bạn tớ ư? Cô bạn khi nãy ấy hả? Không phải bạn tớ đâu, bọn tớ chỉ mới gặp nhau ở dưới kia, và tớ thậm chí còn chưa biết cậu ấy tên gì mà. À, mà tớ cũng chưa biết tên cậu đâu đấy”.
“Reynard Muldoon, cậu có thể gọi tớ là Reynie.”
“Reynie, rất vui được quen cậu. Tớ là Rhonda Kazembe. Giờ chúng ta là bạn bè rồi, cậu định làm gì để lấy chiếc bút chì của tớ lên? Phải nhanh lên, vì chỉ cần muộn một phút thôi là tớ và cậu bị loại ngay”.
Reynie lấy ra chiếc bút chì của mình, một chiếc bút mới màu vàng đã được gọt thật nhọn.
“Bọn mình dùng chung nhé”. Reynie bẻ đôi chiếc bút và đưa cho cô bạn đầu đã được gọt sẵn. “Tớ sẽ gọt thêm đầu này nữa và cả hai bọn mình đều có bút chì. Cậu có tẩy rồi chứ?”
Rhonda Kazembe nhìn nửa chiếc bút chì Reynie đưa với vẻ mặt trộn lẫn sự ngạc nhiên và cảm kích. “Nếu là mình, mình đã chẳng nghĩ ra cách này. Bạn vừa nói gì ấy nhỉ? À, có chứ, dĩ nhiên là mình có mang theo cục tẩy ở đây”.
“Giờ thì đi nào, chỉ còn một phút nữa thôi đấy”, Reynie giục.
Rhonda giữ Reynie lại. “Khoan đã Reynie. Tớ chưa cảm ơn bạn một cách thỏa đáng”.
“Không có gì đâu. Giờ thì đi nào!” Reynie sốt ruột đáp lại. Nhưng cô bạn vẫn khăng khăng: “Không, tớ thật lòng muốn trả ơn cậu. Nếu không có cậu, tớ đã không được tham dự kỳ thi rồi. Cậu có muốn biết điều gì đó không?” Ngó ra xung quanh để chắc chắn rằng không ai khác sẽ nghe thấy những điều mình sắp nói; Rhonda thì thầm “Mình biết đáp án đấy. Mình sẽ đạt điểm tuyệt đối trong vòng thi này”.
“Gì cơ? Sao lại thế được?”
“Không có thời gian để giải thích đâu. Nhưng nếu cậu ngồi ngay phía sau tớ, tớ sẽ cầm bài thi cao hơn một chút để cậu có thể nhìn đáp án qua vai tớ”.
Reynie thật sự choáng váng. Bằng cách nào mà bạn ấy lại có thể “chạm vào” đáp án được nhỉ? Và bây giờ thì bạn ấy đang ngỏ ý giúp mình gian lận! Trong thoáng chốc Reynie đã bị cám dỗ bởi đề nghị ấy, vì cậu mong muốn khủng khiếp được khám phá những cơ hội đặc biệt kia. Nhưng khi nghĩ đến lúc thông báo cho cô Perumal về thành công của mình; giấu nhẹm đi việc gian lận, Reynie biết mình không thể làm được điều đó.
“Không đâu. Cảm ơn cậu nhé. Tớ sẽ không làm thế đâu”.
Rhonda Kazembe sửng sốt, còn Reynie lại một lần nữa cảm thấy sức nặng của sự cô độc đang đè nặng lên vai. Nếu việc cảm thấy mình khác biệt so với các bạn khác tại nhà tế bần Thành phố Đá là một cảm giác khó chịu, thì sẽ còn tồi tệ hơn biết bao nhiêu khi bị một cô bạn tóc xanh trong bộ đồ sương mù coi là một kẻ lập dị?
“Được thôi, tùy cậu vậy”, Rhonda nói và cả hai bắt đầu chạy về phía cửa. “Tớ hy vọng cậu hiểu rõ mình đến đây vì mục đích gì”
Reynie đang quá vội để đáp lại. Dĩ nhiên là cậu không biết những gì đang đợi mình ở kỳ thi này, nhưng chắc chắn là cậu muốn tự mình khám phá ra điều đó.
Bên trong tòa nhà Thầy Tu, các bảng chỉ dẫn được đặt dọc hành lang, qua một căn phòng nơi các ông bố, bà mẹ đang căng thẳng chờ đợi. Cuối cùng là một căn phòng chật ních các bạn khác đã ngồi sẵn ở bàn. Nếu không kể đến sự im lặng khác thường, thì căn phòng này cũng giống như tất cả các phòng học khác, có bảng đen, có bàn giáo viên, nơi để một cái gọt bút chì, một cái thước kẻ, và tấm bảng ghi: KHÔNG AI ĐƯỢC NÓI. NÓI CŨNG BỊ COI NHƯ GIAN LẬN. Chỉ còn duy nhất hai chỗ trống. Để chắc chắn mình sẽ không bị dụ dỗ; Reynie chọn chỗ ngồi phía trên. Chiếc đồng hồ treo trên tường điểm đúng 1 giờ vừa lúc Rhonda Kazembe ngồi xuống chỗ trống duy nhất còn lại; ngay phía sau Reynie.
“Gần quá nhỉ”, cô bạn nói.
Kéo sập cánh cửa, cô Bút Chì bước vào phòng và cất giọng oang oang: “Không ai được nói chuyện riêng!” Cô khệ nệ bê một chồng giấy cao, thêm một hũ hoa quả dầm. “Bạn nào bị phát hiện đang gian lận, bạn đó sẽ bị xử tử”.
Lũ trẻ tròn mắt ngạc nhiên.
“Ồ, cô xin lỗi. Cô vừa nói là “xử tử” à? Ý cô là “hộ tống”. Bất kỳ em nào, nếu bị phát hiện đang quay cóp, sẽ bị hộ tống ra khỏi tòa nhà này ngay lập tức. Giờ thì các thí sinh của chúng ta đã thấy bớt căng thẳng chưa nhỉ? Điều quan trọng là phải cảm thấy thoải mái trước một bài thi rất khó như thế này, đặc biệt khi các câu hỏi thì rất dài và các em lại chỉ có ít thời gian để hoàn thành thôi.”
Phía cuối phòng chợt có tiếng làu bàu. “Em kia”, cô Bút Chì cáu kỉnh quát. Lũ trẻ đồng loạt quay đầu theo hướng cô bút chì vừa chỉ. Đó chính là cô bạn đã bỏ mặc Rhonda Kazembe ở quảng trường. Trước ánh nhìn giận dữ cùa cô Bút Chì, khuôn mặt cô bạn dần biến sắc, tái nhợt. “Cô đã bảo không ai được nói kia mà. Em có muốn ra khỏi phòng ngay bây giờ không?”
“Nhưng em chỉ nói thầm thôi ạ”, cô bé cãi lại.
“Ý em là câu “Nhưng em chỉ nói thầm thôi ạ” vừa rồi của em không được tính là NÓI hả?” cô Bút Chì cau mày khó chịu.
Cô bé sợ hãi đến mức chẳng thể lắc đầu phản đối.
“Được rồi, coi như đây là lời cảnh cáo dành cho em và cho tất cả các bạn khác nữa. Từ giờ phút này trở đi, không ai được nói. Có ai có thắc mắc nào không nhỉ?”
Reynie giơ tay.
“Reynard Muldoon, câu hỏi của em là gì?”
Reynie giơ nửa chiếc bút chì của mình lên và làm động tác như đang gọt bút chì.
“Cô hiểu rồi. Em có thể sử dụng chiếc gọt bút chì trên bàn cô”.
Reynie vội vàng chạy lên, tỉ mẩn với nửa chiếc bút chì duy nhất, và cảm nhận mọi ánh nhìn đang đổ dồn vào mình. Khi trở lại chỗ ngồi, Reynie thấy Rhonda Kazembe đang lén lút lôi ra một mẩu giấy nhỏ từ cổ tay của chiếc váy mây cô bé đang mặc. Đáp án. Cô bạn đang khá liều lĩnh; nhưng Reynie không có cơ hội để nói ra suy nghĩ của mình, vì cô Bút Chì đã tiếp tục với những hướng dẫn cho vòng thi.
“Các em có một tiếng để trả lời tất cả các câu hỏi, và nhớ là làm theo chính xác những gì cô sắp nói nhé. Thứ nhất, viết tên của mình vào góc trên của tờ giấy thi. Thứ hai, đọc câu hỏi và nghĩ câu trả lời thật cẩn thận. Thứ ba, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà các em lựa chọn. Thứ năm là nộp lại cho cô sau khi đã làm xong bài. Thứ sáu, trở về chỗ ngồi và chờ cho đến khi các bài thi được chấm xong. Khi đó, cô sẽ đọc tên các bạn được chọn”.
Lũ trẻ bắt đầu lo lắng, nhấp nhổm. Thế còn bước thứ tư thì sao? Cô Bút Chì chuyển luôn sang bước thứ năm sau khi nói xong bước thứ ba. Lỡ đây lại là bước quan trọng thì sao? Reynie hồi hộp chờ đợi, mong một bạn nào đó sẽ thắc mắc về vấn đề này, vì khi nãy cậu đã hỏi về cái gọt bút chì rồi. Cuối cùng, không có ai đủ can đảm, và Reynie rụt rè giơ tay.
“Reynard?”
Reynie chỉ chỉ vào miệng mình.
“Em có thể nói, câu hỏi của em là gì?”
“Thưa cô, còn bước thứ tư thì sao ạ?”
“Không có bước thứ tư”, cô Bút Chì trả lời. “Còn câu hỏi nào khác không?”
Sự im lặng bao trùm căn phòng
Cô Bút Chì tiếp tục: “Để vượt qua vòng thi này, các em sẽ phải trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Nếu bỏ qua hay trả lời sai chỉ cần một câu hỏi thôi, các em sẽ bị trượt”.
“Không vấn đề”, từ phía sau Reynie, Rhonda Kazembe thì thầm.
Cô Bút Chì ném ánh mắt về phía đôi bạn. Cô gay gắt nhìn Reynie. Sao mà Rhonda không im lặng đi nhỉ? Có phải bạn ấy đang cố tình để cả hai cùng bị đuổi không?
Rời ánh mắt khỏi Reynie, cô Bút Chì nói tiếp: “Các em có thể bắt đầu làm bài ngay khi nhận được đề bài”. Reynie phải cố gắng lắm để không thở dài nhẹ nhõm, cậu sợ rằng ngay cả một tiếng thở dài nhẹ, vào thời điểm này cũng có thể khiến cậu bị loại.
Thêm nữa là cảm giác nhẹ nhõm cũng chẳng kéo dài được bao lâu, cô Bút Chì đã bắt đầu phát đề.
Người nhận được đề thi đầu tiên là một cậu bé gân guốc đội một chiếc mũ bóng chày. Cậu bé háo hức chộp lấy tờ giấy từ cô Bút Chì, lướt qua câu hỏi đầu tiên, và bất ngờ bật khóc. Cô bạn ngồi phía sau thì dụi dụi mắt như thể không tin vào những gì mình đang nhìn thấy trên tờ giấy vừa nhận được. Khi đã chắc chắn mình không nhìn nhầm, cô bé lắc đầu liên tục.
“Nếu chóng mặt, hãy kẹp đầu vào giữa hai đầu gối và thở sâu. Nếu thấy buồn nôn, hãy đi lên phía trên kia để người ta đưa cho em một thùng rác nhé”, cô Bút Chì nói với thí sinh tiếp theo.
Cô Bút Chì tiếp tục phát đề bài cho những dãy bàn bên dưới. Cậu bé đầu tiên bật khóc bắt đầu lật giở từng trang của đề thi - có vẻ có khá nhiều trang - và với mỗi trang được lật, tiếng thổn thức của cậu càng to hơn và tuyệt vọng hơn. Giờ đến trang cuối cùng, cậu bé bắt đầu khóc to hơn.
“Cô e rằng khóc lóc cũng không được chấp nhận ở trong phòng thi này. Em đi ra khỏi phòng hộ cô”, cô Bút Chì nói.
Như được giải thoát, cậu bé đứng bật dậy, chạy nhanh ra phía cửa. Theo ngay sau là hai cậu bạn khác, quá sợ hãi dù chưa kịp nhìn xem đề thi nó thế nào. Cô Bút Chì chạy lại đóng cửa và nghiêm khắc nói: “Nếu có thêm bạn nào chạy trốn khỏi phòng thi trong sợ hãi, hãy nhớ là phải đóng cửa nhé. Tiếng nấc của các em có thể làm ảnh hưởng đến các bạn khác đấy”.
Vừa nói, cô vừa tiếp tục phát đề thi. Lần lượt từng bạn đưa bàn tay run rẩy ra nhận đề, để rồi sau khi lướt qua những câu hỏi, khuôn mặt bạn này tái đi, mặt bạn kia đỏ lựng, hoặc xanh lét. Vào khoảnh khắc cô Bút Chì đặt đề thi xuống trước mặt Reynie, nỗi sợ hãi khiến tinh thần của cậu bé rơi tõm. Thật may là những câu hỏi không rơi được như thế. Câu hỏi đầu tiên:
Lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Naxcivan và khu vực Nagomo- Karabakh đang là đối tượng tranh chấp của hai quốc gia nào?
A. Vương quốc Bhutan, quốc gia đã nhượng lại vùng biên giới cho Anh để đổi lấy khoản tiền trợ cấp hằng năm, theo Hiệp ước Sinchulu 1865. Cũng dưới sự ảnh hưởng của Anh, chế độ quân chủ của Bhutan đã được thành lập năm 1907.
B. Cộng hòa Azerbaijan, quốc gia có lãnh thổ bị chia đôi cho Nga và Ba Tư bởi Hiệp ưởc Turkmenchay vào năm 1828; và Cộng hòa Armenia, quốc gia được thành lập sau sự sụp đổ của Vương quốc Seleukos vào khoảng 2000 năm trước đây, và sau đó cũng bị sáp nhập vào Nga bởi chính Hiệp ước Turkmenchay.
C. Cộng hòa Vanuatu, quốc gia dưới quyền cai trị của quân đội Anh và Pháp trước khi giành được độc lập. Hiện tại, tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn là 2 ngôn ngữ chính thức (bên cạnh tiếng Bislama hay còn gọi là Bichelama) của Vanuatu; và Bồ Đào Nha, quê hương của nhà thám hiểm Pedro Femandez de Quiros, người châu Âu đẩu tiên phát hiện ra các đảo của Vanuatu vào năm 1606.
Còn hai lựa chọn đáp án nữa, nhưng Reynie chẳng buồn đọc. Nếu câu hỏi nào cũng giống thế này, có nghĩa là Reynie hoàn toàn không có cơ hội đỗ. Lướt qua các câu hỏi khác, cậu nhận thấy chẳng có gì để hi vọng cả. Mà đây mới chỉ là trang đầu tiên của đề thi thôi đấy. Xung quanh Reynie, các bạn khác cũng đang hoặc là run rẩy, thở dài sườn sượt, hoặc là nghiến răng ken két. Reynie cảm thấy mình cũng chẳng khá khẩm hơn.
Có quá nhiều thử thách phải vượt qua để chạm được tay tới những cơ hội đặc biệt kia. Chắc là Reynie sẽ lại quay trở về nhà tế bần, nơi mà không một ai, kể cả cô Perumal tốt bụng, biết nên làm gì với cậu. Tham dự kỳ thi này, đó là một ý tưởng hay, nhưng rõ ràng là Reynie không có những tố chất người ta đang tìm kiếm.
Dù thế, cậu cũng không định bỏ cuộc ngay. Cậu còn chưa làm theo hướng dẫn, và còn bởi Reynie đã quyết tâm sẽ không bỏ cuộc khi chưa cố gắng. Giờ thì Reynie sẽ làm theo các hướng dẫn của cô Bút Chì. Reynie cẩn thận viết tên mình lên góc trên của trang đầu tiên - đây là bước thứ nhất “Hoàn thành bước đầu tiên rồi đấy”, Reynie thầm nghĩ. Bước tiếp theo sẽ là đọc qua một lượt các câu hỏi, và trả lời thật cẩn thận. Reynie hít một hơi thật sâu.
Có tất cả 40 câu hỏi. Chỉ đọc hết một lượt chắc cũng phải mất nửa giờ. Cô Bút Chì khi đó đang vừa ăn những miếng hoa quả dầm giòn tan, vừa trông chừng lũ trẻ vật lộn với những câu hỏi.
Câu hỏi thứ hai có nội dung về nguồn gốc và họ sinh học của một thứ có tên là “common vetch”. Reynie chẳng biết “common vetch” là gì, và những lựa chọn đáp án được đưa ra cũng chẳng có chút gợi ý nào. “Common vetch” có thể là một loại linh dương, một loại chim, một con thuộc bộ gặm nhấm, hoặc cũng có khi lại là một loại cây dây leo.
Reynie đọc tiếp câu hỏi số ba về các hạt ferinion (một loại hạt hạ nguyên tử) và một nhà vật lý người Ấn Độ có tên Satyendranath Bose. Câu hỏi thứ 4 là về tên của nhà thờ được Hoàng đế Justinian xây dựng để thể hiện sức mạnh của mình trước các hậu duệ của Theodoric Đại đế. Cậu lần lượt đọc qua từng câu hỏi một. Thú thực, Reynie cũng nhận ra tên của một vài địa điểm được nhắc tới, biết một vài công thức toán học, nhớ tên của một hoặc hai nhân vật lịch sử quan trọng, nhưng cũng chẳng có tác dụng gì. May mắn lắm thì Reynie sẽ trả lời chính xác được một câu, quá ít so với tổng số câu hỏi.
Khi đọc được nửa đề thi (chính xác thì cậu đang dừng lại ở câu số 20, câu hỏi về sự khác nhau giữa câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ), Reynie thấy Rhonda Kazembe đứng lên. Bạn ấy đã làm xong rồi à? Ồ, tất nhiên rồi! Bạn ấy có đáp án mà. Reynie bực tức nhăn nhó. Và khi Rhonda đi lên nộp bài, lũ trẻ tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng cô Bút Chì lại chẳng tỏ thái độ gì; ít nhất là nghi ngờ. Cô đang mải mê với vẻ ngoài đặc biệt của Rhonda nên thậm chí chẳng thèm liếc qua bài làm của cô bé.
Bất chợt Reynie tìm ra lời giải thích: Rhonda đang cố tình lôi kéo sự chú ý về mình. Đây chính xác là một mánh lới, sẽ không ai nghi ngờ cô bé bởi chẳng ai lại đi làm cho mình nổi bật thế nếu có ý định gian lận. Mái tóc màu xanh (chắc chắn đó là tóc giả), cái váy bồng bềnh, tiếng thì thầm - tất cả đều là phương tiện nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ của người khác. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nếu một đứa trẻ dự định gian lận, nó sẽ tìm cách để càng ít người chú ý đến mình càng tốt, có nghĩa là nó sẽ im lặng và ít nổi bật. Đấy chính là kế hoạch của Rhonda.
Cô bé có thể không đủ thông minh để thi đỗ, nhưng cô đủ khéo léo để quay cóp mà không bị phát hiện. Reynie bất giác thấy dằn vặt bởi cảm giác ghen tị. Rồi Rhonda sẽ được trải nghiệm tất cả những cơ hội đặc biệt đó, trong khi Reynie phải quay về với nhà tế bần như một kẻ thất bại.
Lướt qua Reynie trên đường quay trở lại chỗ ngồi của mình, Rhonda nháy mắt ra hiệu và thả xuống một mẩu giấy nhỏ. Mẩu giấy nhẹ nhàng rơi ngay xuống bàn của Reynie. Đáp án. Reynie lén nhìn cô Bút Chì, nhưng cô không nhận ra vì còn đang mãi chấm điểm cho bài làm của Rhonda. Cô Bút Chì gật đầu tỏ vẻ hài lòng trong khi đang tích đúng lên hết câu này đến câu khác. Có nghĩa là các câu trả lời của Rhonda là chính xác. Và giờ, các câu trả lời đó đang ở ngay đây, trên bàn của Reynie.
Cảm giác bị cám dỗ lúc trước, khi Reynie chưa hề có khái niệm về độ khó của các câu hỏi, không thể so sánh được với sự cám dỗ mà Reynie đang nếm trải lúc này. Không cần biết cậu đã cố gắng như thế nào để cưỡng lại sự cám dỗ ấy, cũng chẳng quan trọng việc Reynie đã cố tình chọn chỗ ngồi phía trên để tránh đưa mình vào tình huống hiện tại. Lúc này đây, Reynie đang nhìn chằm chằm vào mẩu giấy trước mặt, mẩu giấy chứa đựng chìa khóa đưa cậu đến gần hơn với ước mơ của mình. Tất cả những gì Reynie phải làm giờ đây là lật ngược mẩu giấy và đọc đáp án. Các bạn khác đang mải sụt sịt hay cắn móng tay, nên sẽ chẳng ai nhận ra. Và nếu xoay sở nhanh nhẹn, Reynie còn có thể viết toàn bộ các câu trả lời trước khi cô Bút Chì ngẩng lên. Cô đã chấm xong bài làm của Rhonda, và giờ thì đang tập trung vào hũ hoa quả dầm đã gần hết nhẵn, cố gắng lấy những miếng cuối cùng ra khỏi hũ. Reynie chăm chăm nhìn mẩu giấy một lúc lâu và hoàn toàn bị cám dỗ.
Cuối cùng, cậu nhoài người búng nhẹ mẩu giấy xuống sàn.
Những cơ hội đặc biệt ấy sẽ có ích gì nếu cậu chẳng đủ khả năng để nhận chúng? Rồi gian lận có gì là thú vị? Nếu không đỗ một cách đường hoàng, Reynie cũng không muốn mình thi đỗ. Nghĩ thế, gần như là tin tưởng như thế, Reynie cảm thấy khí thế dâng cao nhờ vào quyết định này. Nhưng cũng phải mất vài giây sau Reynie mới có thể hoàn toàn dời mắt khỏi mẩu giấy đang rơi dưới sàn. Reynie tự nhủ: “Tốt rồi, giờ thì quay lại với bài thi thôi. Cố lên, không được nhìn lại. Không có thời gian đâu.”
Reynie liếc nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường. Chỉ còn không đến nửa giờ nữa, và Reynie thậm chí còn chưa đọc qua nửa số câu hỏi còn lại. Reynie đọc tiếp câu hỏi về câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ (chúng có gì đó liên quan đến hoặc là viết lách, hoặc là đến phương tiện vận tải trong tương lai, nhưng Reynie không chắc chắn là cái nào), trước khi đến với câu hỏi số 21.
Sau khi Đế quốc Nga sụp đổ, sau khi ý định thành lập Nước Cộng hòa Xô viết Zakavkaz gồm Georgia và Armenia không thành dẫn tới sự ra đời của nước Azerbaijan (quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Naxcivan và khu vực Nagomo-Karabakh với Cộng hòa Armenia).
Reynie khựng lại. Có gì đó ở câu hỏi này quen khủng khiếp, quen đến mức cậu cảm thấy bị thúc giục phải nghĩ về nó. Chẳng phải là mình đã nhìn thấy những cái tên này ở đâu đó sao?
Lật ngược trở lại trang đầu tiên của bài thi, Reynie đọc lại câu hỏi đầu tiên. “Lãnh thổ Cộng hòa Tự trị Naxcivan và khu vực Nagomo-Karabakh đang là đối tượng tranh chấp của hai quốc gia nào?” Reynie chớp chớp mắt, dường như không tin vào những gì mắt mình đang nhìn thấy. Armenia và Azerbaijan. Câu trả lời cho câu hỏi số 1 được bao hàm ngay trong câu hỏi số 21. Hóa ra đây chẳng phải là bài kiểm tra kiến thức, mà là một câu đố!
Reynie đọc câu hỏi số 22, bắt đầu bằng: “Mặc dù có nguồn gốc từ châu Âu, loại cây dây leo được biết đến với cái tên đậu răng ngựa nhỏ (thuộc họ đậu), được…” Đây rồi. Đây chính xác là đáp án cho câu hỏi số 2. Với niềm hứng khởi dâng cao, Reynie đọc ngay câu hỏi tiếp theo. Mặc dù bản thân câu hỏi không nhắc đến các hạt hạ nguyên tử hay nhà vật lý người Ấn Độ, nhưng có một đoạn thảo luận dài về những vấn đề này trong lựa chọn đáp án D. Reynie phát hiện ra rằng các câu trả lời không chỉ đơn giản được giấu ngay trong đề thi, mà chúng được sắp xếp theo nguyên tắc. Cụ thể, đáp án cho câu hỏi số 1 được tìm thấy trong câu hỏi số 21 (và ngược lại), câu trả lời cho câu hỏi số 2 nằm trong câu hỏi số 22, và cứ như thế đến câu hỏi số 40 nơi Reynie tìm thấy đáp án cho câu hỏi số 20 về câu ghép đẳng lập và chính phụ.
Reynie vui sướng với phát hiện của mình đến mức cậu suýt đứng bật dậy khỏi ghế để ăn mừng. Nhưng, Reynie không muốn bỏ ra dù chỉ là một khoảnh khắc để chúc mừng chính mình, bởi chỉ còn rất ít thời gian nữa thôi. Giờ đây, nhiệm vụ của Reynie đơn giản là tìm ra câu trả lời chính xác. Việc này cũng mất chút thời gian, vì Reynie phải lật đi lật lại các trang giấy và đọc một số lượng lớn những chữ là chữ. Cuối cùng, Reynie mất tổng cộng chính xác một tiếng để hoàn thành bài thi của mình. Reynie chỉ vừa kịp khoanh nốt lựa chọn cho câu hỏi cuối cùng, đặt bài làm của mình lên bàn của cô Bút Chì; và nhìn một lượt các bạn khác (một số đang vội vã khoanh các đáp án, hi vọng vào sự may mắn; một số thậm chí không còn có mặt trong phòng, các bạn ấy đã lẻn ra khỏi phòng với nỗi thất vọng ghê gớm) khi cô Bút Chì hô to:
“Bút chì. Hết giờ rồi. Đặt bút xuống nào.”
Sau một hồi khóc lóc, lũ trẻ lần lượt đặt bài làm của mình lên phía trên bài của Reynie và trở về chỗ ngồi.
Mệt mỏi, lũ trẻ ngồi im lặng chờ đợi trong khi cô Bút Chì lướt qua các bài thi. Cô Bút Chì chỉ mất khoảng một phút để làm việc này, vì cô chỉ phải nhìn đáp án cho câu hỏi đầu tiên. Khi chấm đến bài của Reynie, cô Bút Chì giở từng trang một, tích đáp án đúng và gật đầu hài lòng.
“Làm tốt đấy”, Rhonda thì thầm “Bạn tự mình trả lời tất cả các câu hỏi”. Cô bạn có vẻ hài lòng thật sự bởi Reynie đã không hề gian lận, ngay cả khi cô bé đã khuyến khích Reynie làm thế. Rhonda rõ ràng cư xử khá lạ lùng.
“Giờ cô sẽ công bố tên các bạn vượt qua kỳ thi. Nếu tên của bạn nào được gọi, bạn đó sẽ được vào vòng thi thứ ba và hãy kiên nhẫn ngồi tại chỗ chờ nghe cô hướng dẫn cụ thể. Những bạn khác có thể ra về”.
Reynie cố dỏng tai lên để nghe rõ hơn. Có vòng thi thứ 3 ư?
Cô Bút Chì hắng giọng, và thậm chí không cần nhìn vào tờ giấy đang cầm trên tay, cô đọc to: “Reynard Muldoon!”
Rồi vừa đi ra khỏi phòng, cô vừa nói: “Hết rồi.”
Tác giả :
Trenton Lee Steward