Thệ Bất Vi Phi
Chương 164: Bí mật trên bia cổ
Edit: Docke
Lâm Thụy đứng dậy, tiến lên từng bước rồi nhẹ nhàng ôm lấy ta. Ta muốn tránh né, nhưng khi thân thể đã nằm trọn trong lòng ngực hắn, khi cảm nhận được nhịp tim bình ổn của hắn, lúc này ta lại cảm thấy cả hai chúng ta đều muốn ôm nhau, cứ thế này cho đến mãi mãi…
Mãi đến khi ngoài cửa truyền đến tiếng ho khan, có hai rồi ba bóng người xẹt qua cửa cực nhanh. Mặt ta đỏ ửng, tránh khỏi vòng ôm ấp của hắn…
Vốn tưởng rằng chỉ có ta cảm thấy ngượng ngùng, nhưng khi dư quang khóe mắt nơi nơi lại thấy Lâm Thụy cũng đang hơi xấu hổ, khụ một tiếng che dấu. Ta không khỏi thầm nghĩ. Mọi người đều nói người trong hoàng thất trưởng thành sớm. Mười bốn, mười lăm tuổi đã yêu đương. Nhưng Lâm Thụy này, dù mười tám, mười chín tuổi rồi nhưng nhìn thế nào cũng không giống là người trưởng thành sớm. Hay là cái gì gì đó của hắn bị sao rồi?
Nghĩ nghĩ, ta lại không tự chủ được nở nụ cười. Có lẽ biểu tình của ta quá mức cổ quái, lại thoáng mang theo vẻ dâm tà, khiến cho sắc mặt Lâm Thụy từ xấu hổ chuyển thành kỳ quái, hỏi: “Như nhi, nàng sao vậy, nét mặt sao lại run rẩy như vậy?”
Ta đương nhiên sẽ không nói cho hắn biết ta đang suy nghĩ đến vấn đề dâm tà như vậy, đành phải lấp liếm, ho khan vài cái rồi nói: “Không có gì, không có gì. Vừa rồi ở cửa chợt lóe qua mấy bóng người, không biết đã gây nên chuyện gì rồi?”
Mấy người đó, đương nhiên chính là những kẻ nhàn cư vi bất thiện Tiểu Phúc Tử, lão cha và Tư Đồ…
———- *** ———
Lại mấy ngày trôi qua, triều đình Tây Sở vô cùng bình tĩnh. Trận cung biến nơi hậu cung dường như cũng chỉ giới hạn ở hậu cung mà thôi, vẫn chưa lan đến triều đình. Điều này càng làm cho Lâm Thụy hoài nghi. Trận cung biến này là có người cố ý sắp đặt. Mục đích chính là nhằm vào Thanh Phượng Môn và hắn. Ngay trước khi chúng ta lẻn vào Tây Sở thì xảy ra cung biến, vì sao cứ nhất thiết phải xảy ra vào lúc này? Điều này càng khiến cho chúng ta cảm thấy rất nguy hiểm…
Nhưng nếu đã đến Tây Sở, chẳng lẽ lại trở về tay không. Huống chi, sau khi chúng ta cẩn thận nghiên cứu bản đồ Thần cung, xác định nơi được biểu thị trên bản đồ chính là ở giữa phủ đại tướng quân và phủ công chúa. Nhưng điều khiến ta mê hoặc chính là, nếu nơi đó đúng thật là Thần Cung thì vì sao không hề có chút dấu vết hay gợi ý gì cả thế nhỉ?
Sau khi ta suy nghĩ thật lâu, trong đầu bỗng nhiên lóe sáng. Lão cha cũng là một cao thủ trong thiết kế cơ quan ngầm, lại vừa khớp được lão hoàng đế phái đến phủ đại tướng quân. Chẳng lẽ đúng như lời ông nói, chỉ vì chuyện ân oán tình cừu của lão hoàng đế và tướng quân thôi sao? Hình như người làm hoàng đế không có nhiều tình cảm đến mức ấy đâu?
Ta cảm thấy lão cha còn có rất nhiều chuyện gạt ta. Chuyện mà ông đã hứa hẹn với Tuyên Vương, rốt cuộc là chuyện gì? Vì sao phải tận hết sức lực để giúp hắn như thế? Nhớ lại, có mấy lần trong lúc lơ đãng, ta đã nhắc hỏi nhưng ông cứ ậm à ậm ừ qua loa cho xong chuyện. Thái độ của ông càng làm ta nghi ngờ.
Nhưng ta lại không có cách nào dây dưa vào chuyện này. Bởi vì không rõ thế cục ở Tây Sở, chúng ta chỉ còn cách mau chóng tìm được vị trí của Thần Cung, sau đó mau chóng rút khỏi Tây Sở. Có như vậy mới mong thoát khỏi hiểm cảnh.
Ta lại xem xét tấm bản đồ Thần Cung một lần nữa, rồi lại nghiên cứu những văn tự và tranh vẽ trên bản thác ấn của ba tấm bia đá. Ba tấm bia đá này chia làm ba bộ phận: Tiếng Đàn Cổ Vận, Tiếng Gió Cổ Vận, và Tiếng Nước Cổ Vận.
Tiếng Đàn Cổ Vận nói về việc dùng tiếng đàn để khống chế cơ quan. Còn Tiếng Gió Cổ Vận và Tiếng Nước Cổ Vận lại nói về việc dùng tiếng gió và tiếng nước sinh ra một loại năng lượng khác để khống chế cơ quan. Trên tấm bia đá nói không được tỉ mỉ lắm, nhưng ta vẫn biết được loại năng lượng đó là gì. Theo lý giải của ta: Thác nước từ trên núi cao đổ xuống sẽ sinh ra xung lượng. Cối xay gió bị gió thổi, kéo nam châm lưu chuyển. Chuyển động xoay tròn tạo thành lực từ, sinh ra điện năng. Cái loại năng lượng mơ hồ được nhắc đến này, không ngờ lại là điện năng. Chẳng qua, trên tấm bia đá, nam châm được gọi là thiên ngoại thạch, còn lực từ thì lại gọi là thiên ngoại hấp lực…
Trong Tiếng Đàn Cổ Vận lại nói về nhiều tiếng động khác ngoài tiếng đàn như chim chóc, cầm thú… Nếu khống chế được những âm thanh này sẽ đạt được hiệu quả không tưởng. Ta nghĩ, phương pháp mà Gia Cát xiển sư sử dụng cũng không phải là phương pháp trong Tiếng Đàn Cổ Vận này. Chẳng qua nó được lý luận hóa hơn một chút chứ không có cụ thể như vậy…
Điều càng khiến ta kỳ quái chính là, chế tác cơ quan và giới thiệu trên ba tấm bia đá, theo lý mà nói, hẳn là phải nói đến cơ quan tiến vào Thần Cung. Nhưng sau khi ta nghiên cứu rất nhiều lần, lại phát hiện được một bí mật cực lớn. Ta phát hiện, nếu như chiếu theo phương pháp chế tác cơ quan trong ba tấm bia đá này mà làm, không ngờ sẽ là sai lầm chồng chất. Vừa chế thành, lập tức sẽ hư hỏng hoặc sập đổ ngay tức khắc…
Trong đầu ta không khỏi nảy sinh hoài nghi, linh quang chợt lóe. Chiếu theo những gì ta thấy, chẳng khác nào nói Thần cung này là giả sao? Nhưng nếu vậy thì nơi mà Thái tổ hoàng đế Đại Tề phong bế, là nơi nào? Đại Tề lưu truyền cho đến ngày nay đủ loại truyền thuyết, chẳng lẽ chỉ là một lời nói dối thôi sao? Hay có lẽ, ba tấm bia đá này là giả, có người vì muốn dẫn dắt chúng ta đến Tây Sở mà chế tạo ra tất cả?
Ta suy nghĩ, lại cảm thấy điều này không có nhiều khả năng lắm. Ba tấm bia đá này, niên đại rất cổ xưa. Hơn nữa, nội dung của nó mặc dù chồng chất sai lầm nhưng xét về căn cứ lý luận lại rất chân thật không hề sai lầm. Nếu có người nào muốn dẫn dắt chúng ta vào Tây Sở, tính về thời gian cũng không khớp. Mà ba tấm bia đá này cũng đã sớm được đặt tại Tuyên Vương phủ rồi. Vào thời điểm đó, ta nghĩ, cách một khoảng thời gian quá lâu như vậy nên cũng không ai có thể dự tính được đến chuyện sau này Lâm Thụy và ta sẽ lẻn vào Tây Sở. Tất cả những chuyện xảy ra ở Tuyên Vương phủ, dường như cũng không có chút dấu vết đóng kịch nào. Hơn nữa, hoàng thất Đại Tề lưu truyền từ xưa đến nay đủ loại ngôn từ đều cho thấy rằng, tuyệt đối không phải là một truyền thuyết giả tưởng. Chẳng qua, chỉ sợ rằng những thứ được khắc trên ba tấm bia đá này, ngược lại chỉ là một thủ thuật để che mắt mà thôi. Thần cung, xác thực, e rằng cũng không phải là địa phương mà tấm bản đồ và ba tấm bia đá kia chỉ điểm.
Ta càng nghiên cứu xem xét nhiều hơn tấm bản đồ mà con gái của Nhàn Phi nương nương, dưới sự ủy thác của nàng đã trao cho ta, trong lòng không khỏi cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Tấm bản đồ này, rốt cuộc là Nhàn Phi nương nương đã tìm thấy ở đâu? Có lẽ, từ nơi đã phát hiện ra tấm bản đồ này, có thể tìm được những manh mối khác cũng không chừng…
Nhưng Nhàn Phi nương nương đã chết. Manh mối trong đó, biết làm thế nào mà tìm được đây? Ta không khỏi nhớ đến Quy Trữ, hắn là người đã chấp hành tử hình Nhàn Phi nương nương. Với tính cách cẩn thận của hắn thế nhưng lại cho phép Nhàn Phi trước khi chết viết một bức thư gửi cho con gái nàng, còn để cho một món đồ chứa đầy bí mật như vậy lọt ra ngoài. Quy Trữ đối với Tuyên Vương, có thật sự trung thành hay không?
Ta quyết định, mặc kệ thế nào, vẫn phải đến phủ của Chiêu Nguyệt công chúa nhìn xem một chút. Tất cả những tranh đấu tại Tây Sở đều bắt đầu từ phủ công chúa và phủ đại tướng quân. Cho dù nơi này không tồn tại Thần Cung, nhưng nếu Tuyên Vương đã coi trọng phủ công chúa như vậy, tất nhiên là phải có nguyên nhân của hắn. Có lẽ, phủ công chúa chính là nơi sẽ tháo gỡ được đống tơ rối này.
Mấy ngày không ngủ, không ngừng nghiên cứu ba tấm bia đá khiến ta cảm thấy mệt mỏi rất nhiều. Thiếu chút nữa là không mở mắt ra được. Bày trên bàn là canh nhân sâm do Tư Đồ đưa đến. Ta nhẹ nhàng bưng lên uống một ngụm, không khỏi nhíu mày. Tài nấu nướng của Tư Đồ cho dù sa sút cỡ nào cũng sẽ không bỏ nhiều đường vào như vậy chứ? Tại tướng quân phủ, tuy nàng là một đại tiểu thư, nhưng trên thực tế, sau mỗi lần gặp rắc rối bị đại tướng quân quở phạt, vì muốn lấy lòng đại tướng quân nên nàng đã luyện tập không ít trù nghệ. Tuy rằng đại đa số đều không giải quyết được gì, chỉ tội cho nữ đầu bếp phải thu dọn bãi chiến trường do nàng bày bừa. Nhưng tài nấu nướng của nàng còn chưa đến nỗi nấu canh mà lại ngọt như chè như thế này…
_________________
Lâm Thụy đứng dậy, tiến lên từng bước rồi nhẹ nhàng ôm lấy ta. Ta muốn tránh né, nhưng khi thân thể đã nằm trọn trong lòng ngực hắn, khi cảm nhận được nhịp tim bình ổn của hắn, lúc này ta lại cảm thấy cả hai chúng ta đều muốn ôm nhau, cứ thế này cho đến mãi mãi…
Mãi đến khi ngoài cửa truyền đến tiếng ho khan, có hai rồi ba bóng người xẹt qua cửa cực nhanh. Mặt ta đỏ ửng, tránh khỏi vòng ôm ấp của hắn…
Vốn tưởng rằng chỉ có ta cảm thấy ngượng ngùng, nhưng khi dư quang khóe mắt nơi nơi lại thấy Lâm Thụy cũng đang hơi xấu hổ, khụ một tiếng che dấu. Ta không khỏi thầm nghĩ. Mọi người đều nói người trong hoàng thất trưởng thành sớm. Mười bốn, mười lăm tuổi đã yêu đương. Nhưng Lâm Thụy này, dù mười tám, mười chín tuổi rồi nhưng nhìn thế nào cũng không giống là người trưởng thành sớm. Hay là cái gì gì đó của hắn bị sao rồi?
Nghĩ nghĩ, ta lại không tự chủ được nở nụ cười. Có lẽ biểu tình của ta quá mức cổ quái, lại thoáng mang theo vẻ dâm tà, khiến cho sắc mặt Lâm Thụy từ xấu hổ chuyển thành kỳ quái, hỏi: “Như nhi, nàng sao vậy, nét mặt sao lại run rẩy như vậy?”
Ta đương nhiên sẽ không nói cho hắn biết ta đang suy nghĩ đến vấn đề dâm tà như vậy, đành phải lấp liếm, ho khan vài cái rồi nói: “Không có gì, không có gì. Vừa rồi ở cửa chợt lóe qua mấy bóng người, không biết đã gây nên chuyện gì rồi?”
Mấy người đó, đương nhiên chính là những kẻ nhàn cư vi bất thiện Tiểu Phúc Tử, lão cha và Tư Đồ…
———- *** ———
Lại mấy ngày trôi qua, triều đình Tây Sở vô cùng bình tĩnh. Trận cung biến nơi hậu cung dường như cũng chỉ giới hạn ở hậu cung mà thôi, vẫn chưa lan đến triều đình. Điều này càng làm cho Lâm Thụy hoài nghi. Trận cung biến này là có người cố ý sắp đặt. Mục đích chính là nhằm vào Thanh Phượng Môn và hắn. Ngay trước khi chúng ta lẻn vào Tây Sở thì xảy ra cung biến, vì sao cứ nhất thiết phải xảy ra vào lúc này? Điều này càng khiến cho chúng ta cảm thấy rất nguy hiểm…
Nhưng nếu đã đến Tây Sở, chẳng lẽ lại trở về tay không. Huống chi, sau khi chúng ta cẩn thận nghiên cứu bản đồ Thần cung, xác định nơi được biểu thị trên bản đồ chính là ở giữa phủ đại tướng quân và phủ công chúa. Nhưng điều khiến ta mê hoặc chính là, nếu nơi đó đúng thật là Thần Cung thì vì sao không hề có chút dấu vết hay gợi ý gì cả thế nhỉ?
Sau khi ta suy nghĩ thật lâu, trong đầu bỗng nhiên lóe sáng. Lão cha cũng là một cao thủ trong thiết kế cơ quan ngầm, lại vừa khớp được lão hoàng đế phái đến phủ đại tướng quân. Chẳng lẽ đúng như lời ông nói, chỉ vì chuyện ân oán tình cừu của lão hoàng đế và tướng quân thôi sao? Hình như người làm hoàng đế không có nhiều tình cảm đến mức ấy đâu?
Ta cảm thấy lão cha còn có rất nhiều chuyện gạt ta. Chuyện mà ông đã hứa hẹn với Tuyên Vương, rốt cuộc là chuyện gì? Vì sao phải tận hết sức lực để giúp hắn như thế? Nhớ lại, có mấy lần trong lúc lơ đãng, ta đã nhắc hỏi nhưng ông cứ ậm à ậm ừ qua loa cho xong chuyện. Thái độ của ông càng làm ta nghi ngờ.
Nhưng ta lại không có cách nào dây dưa vào chuyện này. Bởi vì không rõ thế cục ở Tây Sở, chúng ta chỉ còn cách mau chóng tìm được vị trí của Thần Cung, sau đó mau chóng rút khỏi Tây Sở. Có như vậy mới mong thoát khỏi hiểm cảnh.
Ta lại xem xét tấm bản đồ Thần Cung một lần nữa, rồi lại nghiên cứu những văn tự và tranh vẽ trên bản thác ấn của ba tấm bia đá. Ba tấm bia đá này chia làm ba bộ phận: Tiếng Đàn Cổ Vận, Tiếng Gió Cổ Vận, và Tiếng Nước Cổ Vận.
Tiếng Đàn Cổ Vận nói về việc dùng tiếng đàn để khống chế cơ quan. Còn Tiếng Gió Cổ Vận và Tiếng Nước Cổ Vận lại nói về việc dùng tiếng gió và tiếng nước sinh ra một loại năng lượng khác để khống chế cơ quan. Trên tấm bia đá nói không được tỉ mỉ lắm, nhưng ta vẫn biết được loại năng lượng đó là gì. Theo lý giải của ta: Thác nước từ trên núi cao đổ xuống sẽ sinh ra xung lượng. Cối xay gió bị gió thổi, kéo nam châm lưu chuyển. Chuyển động xoay tròn tạo thành lực từ, sinh ra điện năng. Cái loại năng lượng mơ hồ được nhắc đến này, không ngờ lại là điện năng. Chẳng qua, trên tấm bia đá, nam châm được gọi là thiên ngoại thạch, còn lực từ thì lại gọi là thiên ngoại hấp lực…
Trong Tiếng Đàn Cổ Vận lại nói về nhiều tiếng động khác ngoài tiếng đàn như chim chóc, cầm thú… Nếu khống chế được những âm thanh này sẽ đạt được hiệu quả không tưởng. Ta nghĩ, phương pháp mà Gia Cát xiển sư sử dụng cũng không phải là phương pháp trong Tiếng Đàn Cổ Vận này. Chẳng qua nó được lý luận hóa hơn một chút chứ không có cụ thể như vậy…
Điều càng khiến ta kỳ quái chính là, chế tác cơ quan và giới thiệu trên ba tấm bia đá, theo lý mà nói, hẳn là phải nói đến cơ quan tiến vào Thần Cung. Nhưng sau khi ta nghiên cứu rất nhiều lần, lại phát hiện được một bí mật cực lớn. Ta phát hiện, nếu như chiếu theo phương pháp chế tác cơ quan trong ba tấm bia đá này mà làm, không ngờ sẽ là sai lầm chồng chất. Vừa chế thành, lập tức sẽ hư hỏng hoặc sập đổ ngay tức khắc…
Trong đầu ta không khỏi nảy sinh hoài nghi, linh quang chợt lóe. Chiếu theo những gì ta thấy, chẳng khác nào nói Thần cung này là giả sao? Nhưng nếu vậy thì nơi mà Thái tổ hoàng đế Đại Tề phong bế, là nơi nào? Đại Tề lưu truyền cho đến ngày nay đủ loại truyền thuyết, chẳng lẽ chỉ là một lời nói dối thôi sao? Hay có lẽ, ba tấm bia đá này là giả, có người vì muốn dẫn dắt chúng ta đến Tây Sở mà chế tạo ra tất cả?
Ta suy nghĩ, lại cảm thấy điều này không có nhiều khả năng lắm. Ba tấm bia đá này, niên đại rất cổ xưa. Hơn nữa, nội dung của nó mặc dù chồng chất sai lầm nhưng xét về căn cứ lý luận lại rất chân thật không hề sai lầm. Nếu có người nào muốn dẫn dắt chúng ta vào Tây Sở, tính về thời gian cũng không khớp. Mà ba tấm bia đá này cũng đã sớm được đặt tại Tuyên Vương phủ rồi. Vào thời điểm đó, ta nghĩ, cách một khoảng thời gian quá lâu như vậy nên cũng không ai có thể dự tính được đến chuyện sau này Lâm Thụy và ta sẽ lẻn vào Tây Sở. Tất cả những chuyện xảy ra ở Tuyên Vương phủ, dường như cũng không có chút dấu vết đóng kịch nào. Hơn nữa, hoàng thất Đại Tề lưu truyền từ xưa đến nay đủ loại ngôn từ đều cho thấy rằng, tuyệt đối không phải là một truyền thuyết giả tưởng. Chẳng qua, chỉ sợ rằng những thứ được khắc trên ba tấm bia đá này, ngược lại chỉ là một thủ thuật để che mắt mà thôi. Thần cung, xác thực, e rằng cũng không phải là địa phương mà tấm bản đồ và ba tấm bia đá kia chỉ điểm.
Ta càng nghiên cứu xem xét nhiều hơn tấm bản đồ mà con gái của Nhàn Phi nương nương, dưới sự ủy thác của nàng đã trao cho ta, trong lòng không khỏi cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Tấm bản đồ này, rốt cuộc là Nhàn Phi nương nương đã tìm thấy ở đâu? Có lẽ, từ nơi đã phát hiện ra tấm bản đồ này, có thể tìm được những manh mối khác cũng không chừng…
Nhưng Nhàn Phi nương nương đã chết. Manh mối trong đó, biết làm thế nào mà tìm được đây? Ta không khỏi nhớ đến Quy Trữ, hắn là người đã chấp hành tử hình Nhàn Phi nương nương. Với tính cách cẩn thận của hắn thế nhưng lại cho phép Nhàn Phi trước khi chết viết một bức thư gửi cho con gái nàng, còn để cho một món đồ chứa đầy bí mật như vậy lọt ra ngoài. Quy Trữ đối với Tuyên Vương, có thật sự trung thành hay không?
Ta quyết định, mặc kệ thế nào, vẫn phải đến phủ của Chiêu Nguyệt công chúa nhìn xem một chút. Tất cả những tranh đấu tại Tây Sở đều bắt đầu từ phủ công chúa và phủ đại tướng quân. Cho dù nơi này không tồn tại Thần Cung, nhưng nếu Tuyên Vương đã coi trọng phủ công chúa như vậy, tất nhiên là phải có nguyên nhân của hắn. Có lẽ, phủ công chúa chính là nơi sẽ tháo gỡ được đống tơ rối này.
Mấy ngày không ngủ, không ngừng nghiên cứu ba tấm bia đá khiến ta cảm thấy mệt mỏi rất nhiều. Thiếu chút nữa là không mở mắt ra được. Bày trên bàn là canh nhân sâm do Tư Đồ đưa đến. Ta nhẹ nhàng bưng lên uống một ngụm, không khỏi nhíu mày. Tài nấu nướng của Tư Đồ cho dù sa sút cỡ nào cũng sẽ không bỏ nhiều đường vào như vậy chứ? Tại tướng quân phủ, tuy nàng là một đại tiểu thư, nhưng trên thực tế, sau mỗi lần gặp rắc rối bị đại tướng quân quở phạt, vì muốn lấy lòng đại tướng quân nên nàng đã luyện tập không ít trù nghệ. Tuy rằng đại đa số đều không giải quyết được gì, chỉ tội cho nữ đầu bếp phải thu dọn bãi chiến trường do nàng bày bừa. Nhưng tài nấu nướng của nàng còn chưa đến nỗi nấu canh mà lại ngọt như chè như thế này…
_________________
Tác giả :
Vân Ngoại Thiên Đô