Thất Sơn Truyện
Chương 30: Ngoại truyện thứ hai : Lỗ Ban Tiểu Tử Ba Lành
Lâm Gia Thái Bảo
Một chiều mùa thu tháng chín ở xã Hàng Vịnh, Năm Căn, cuối những năm 30, bà Năm Thủy vừa trở về nhà sau một bữa làm đồng mệt mỏi thì nghe tin dữ như sét đánh ngang tai, người em trai duy nhất còn sống trong gia đình có năm người anh em của cô, ông Tư Lành, vừa qua đời. Nguyên nhân tử vong vẫn như những người còn lại, đột nhiên họ trở thành những con nát rượu, chìm vào hũ hèm, uống liên miên từ ngày này qua ngày khác, uống đến nổi nôn ra mật đen, để rồi cuối cùng thổ huyết mà chết trên bàn nhậu. Bà con dòng họ trong gia đình cô thời gian qua ai nấy đều thất kinh, họ có gọi vài ông thầy pháp về để trụt vong vì sợ có con ma nào đang ám dòng họ mình, nhưng cả thảy ba bốn ông đạo sĩ ai nấy đều lắc đầu ngao ngán, tìm mãi cũng không ra nguyên nhân. Những người bà con này nghe vậy liền bỏ làng mà đi, để lại cô Năm Thủy, ông Tư Lành và đứa con trai mới mười tuổi của ông lại. Cả ngôi làng yên bình, nhộn nhịp bỗng trở nên đìu hiu, im ắng như bãi tha ma. Có những dân làng, tuy còn bám đất nhưng họ luôn đóng cửa tắt đèn, cha mẹ dặn con, hàng xóm dặn nhau là nên tránh xa dòng họ Dương nếu không muốn rước họa vào thân.
Không khí trong đám ma bình thường (nếu có người chết bất đắc kỳ tử) đã u ám, vẫn chưa thể nào so sánh với đám ma của Tư Lành. Trong nhà, cái quan tài rẻ tiền nằm cô đơn, chỉ có một nén nhang duy nhất cấm trong lư hương, khi cây nhang này cháy xong thì đứa con trai của Tư Lành sẽ thắp cho cha mình cây nhang mới. Cậu này tên là Dương Văn Ngọt, còn nhỏ tuổi nhưng gương mặt sáng sủa, mắt to, trên thái dương có bớt màu xám tro, từ bé đã theo cha bôn ba, mò cua bắt tép, ai kêu gì làm đó, tuy không đi học nhưng bản chất thông minh hơn người, lại còn hiền lành và khoan dung. Người dân trong làng tuy xa lánh thì xa lánh, nhưng họ vẫn hay tặc lưỡi luyến tiếc cho tương lai của thằng nhóc Ngọt con ông Tư Lành này. Họ buông những tiếng “phải chi…”, “giá như…” nhưng chỉ che mặt đi lướt qua căn chòi của hai dì cháu, không ai dám ghé vào thắp nén nhang.
Còn về phần bà Năm Thủy và thằng Ngọt, đám ma đã trở thành một cái gì đó bình thường, một chuyện như vậy đáng lẽ không hợp với từ “bình thường” chút nào, nhưng thật tình họ nghĩ như vậy. Họ đã sống với sự xa lánh, ruồng bỏ của xã hội này ngót một năm trời, giờ nghĩ lại chỉ còn có hai dì cháu, số phận không biết sẽ ra sao, liệu họ có nổi cơn điên rồi uống rượu đến thổ huyết hay không, hay là tiếp tục sống cuộc sống lay lắt, đợi một ngày nào đó sẽ vực dậy, thật sự họ không có ý niệm gì cả, chỉ bưng hai gương mặt bần thần ra ngồi trước quan tài gỗ mà thôi. Căn nhà lá xập xệ, cũ nát vì có bao nhiêu tiền đã đem ra lo đám hết, chỉ còn lại những cây cột nhà làm bằng gỗ quý, được một ông thợ mộc bạn của Tư Lành tặng là còn giữ lại.
Mặc dù có nhiều chuyện phải lo, nhưng bà Năm Thủy vẫn muốn để tang Tư Lành đúng ba ngày như những người anh chị khác của mình, phần vì bà Năm Thủy thấy thiệt thòi cho thằng em, sau cái ngày anh hai của bà, ông Qua mất, những chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy đến cho gia đình cả dòng họ Dương. Đến độ người nào có vợ thì vợ dẫn con chạy, người nào có chồng thì chồng dẫn con chạy, duy chỉ có thằng Ngọt mồ côi mẹ từ nhỏ nên nó chỉ biết ở bên ba mình. Bà đã quyết, chuyện gì đã tới cũng tới rồi, chuyện gì sắp tới cứ để cho nó tới. Ngày đám ma thứ nhất, đúng như tiên đoán, chẳng có người hàng xóm nào bén mảng đến nhà họ Dương để thắp nhang cho Tư Lành cả. Mặc dù đã biết vậy, bà Năm vẫn thở dài ngao ngán và tủi thân, còn thằng Ngọt thì cứ ôm quan tài ba nó khóc suốt. Chợt từ phía cổng rào, một chàng trai độ hai tám ba mươi tuổi bước vào, anh ta quẩy tay nải, miệng ngậm ống tẩu. Anh gật đầu chào hai dì cháu rồi rút một nén nhang ra đốt, đoạn khấu đầu ba cái, cắm nhang vào lư hương rồi bỏ đi không nói một lời. Nén nhang của thằng Ngọt giờ cũng có bầu bạn. Đến trưa và chiều, anh thanh niên quay lại, làm điều tương tự rồi cũng lẳng lặng bỏ đi. Dì Năm có gặng hỏi, anh ta chỉ đáp mà không nhìn mặt bà: “Sống ở biển thì không nghe tiếng sóng, sống ở bờ sông thì không nghe tiếng ghe, sống ở bãi tha ma thì không bị ma nhập!”
Ngày thứ hai vẫn vậy. Đến đêm, lúc thằng Ngọt vừa đốt nén nhang mới cho ông Tư, bỗng một con ngài to bằng cái tô bay đến đậu trên ngọn đèn dầu đang cháy leo lét, rồi đáp xuống trên nắp quan tài. Nó vỗ cánh vài cái như mời gọi sự chú ý, lúc đó bà Năm từ dưới bếp đi lên thấy con vật này liền la toáng lên, bà vội nhặt cái chổi dừa rồi đuổi nó đi nhưng vô ích. Có quét cỡ nào, phấn từ thân mình nó chỉ bay tua tủa chứ nó không chịu bay đi. Nó bò từ từ về phía trước, chỗ liệm cái đầu của ông Tư rồi đứng nhìn thằng Ngọt, thằng nhỏ lúc này sợ xanh mặt, da gà nổi đầy sống lưng, chỉ biết bập bẹ vài tiếng như đứa trẻ mới học nói. Bà Năm thấy vậy liền chạy lên ôm cháu mình rồi quát lớn: “Thứ ma quỷ, thứ súc sinh, mày muốn cái gì?”
Con ngài lúc này vỗ cánh liên hồi, giống như nó đang nổi điên, rồi nó tung người lên, xòe đôi cái ra, cả bà Năm và thằng Ngọt đều thất kinh hồn vía, trên cặp cánh nó là một đôi mắt đang mở to, tròng mắt không có đồng tử, chỉ thấy một màu đen nhánh, chẳng khác gì đã mất đi linh hồn. Bà Năm lấy hết can đảm, khua cây chổi dừa thêm vài lần nữa thì con ngài mới chịu đập cánh nhưng nó vẫn chưa bỏ đi, nó đậu trên nóc nhà, hướng trực diện với quan tài. Bỗng một tiếng khóc không biết từ đâu vang lên, là tiếng khóc của một người đàn ông, trong đó có có hòa lẫn những âm thanh mếu máu như lúc con người ta hối hận, chợt quan tài lắc mạnh, những tiếng “cầm cập” vang lên trong căn nhà dột nát, cái lư hương bị hất ngã, tro từ trong đó đổ ra gần hết, cái cột nhà gần chỗ đó nhất bị cây nhang vừa đốt xong lúc nãy ghim vào, bén cháy một vệt đen. Đến đó thì con ngài mới chịu rời đi, thằng Ngọt giờ đã ngồi khóc tu tu, nó đang hoảng sợ tột độ, bà Năm ôm cháu mình rồi cũng khóc theo. Bà an ủi nó: “Thôi nín nín, ba mày về thăm mày lần cuối đó…”
Lo thủ tục chôn cất cho ông Tư làm bà Năm mệt rã người, chuyện là bà Năm phải đi năn nỉ gãy lưỡi mới có mấy người trai tráng, lực điền thấy thương nên đành qua khiêng tiếp cái quan tài, đoạn đường ngắn thôi, chỉ từ gian nhà trước ra khu vườn phía sau nên họ đành cắn răng, lấy hết can đảm mà làm. Khi họ đến nơi, nhấc cái quan tài rồi mới tá hỏa, không hiểu sao khi đem cái quan tài vô thì vừa nhưng lúc đi ra, loay hoay tìm đường mãi mà cứ bị mắc kẹt. Thử đủ mọi cách mà không được, mấy người trai tráng, lực điền thấy không ổn, ai cũng lạnh sống lưng khi nghĩ đến chuyện cái xác bên trong không muốn ra khỏi nhà liền rủ nhau bỏ chạy cả. Lần này bà Năm phải thân chinh đi năn nỉ ỉ ôi người ta thêm lần nữa, như muốn lết dưới đất quỳ lại, nhờ ai đó đi báo với ông thợ mộc, bạn của Tư Lành, tuốt ở miệt Bát Xắt về đây lo mấy cây cột giùm bà, chứ bà với thằng Ngọt sức yếu, làm bậy sập nhà thì sao. Cuối cùng cũng có một ông lão chuyên chạy ghe đi cắt cỏ cho bò ăn hứa là sẽ giúp, bà mừng hết lớn, quỳ lạy ông ta hơn chục cái.
Từ Bác Xắt về đây ít nhất cũng phải chiều hôm sau mới tới. Tối đó, cái quan tài của Tư Lành liên tục rung lên từng đợt trong khi bà Năm ôm cháu mình ngồi nức nở trên cái phảng cuối góc nhà. Lát sau bà giăng mùng rồi nằm phía ngoài, bà cố dỗ thằng Ngọt kêu nó ngủ đi, mấy ngày nay nó mất ngủ, hố mắt thâm quầng. Bà khuyên nó vậy thôi chứ bà cũng có khác gì nó đâu. Khoảng 3h sáng, lúc hai dì cháu vừa lim dim, chợt bà Năm nghe tiếng lục đục trên đầu giường, ngỡ đâu là cái quan tài lại rung lên nên bà quay ra nhìn rồi giả bộ làm ngơ ngủ tiếp, nhưng khi bà quay đầu vào trong thì thấy chỗ tấm gương ở cuối giường có một bóng người đang đứng chải đầu, nhưng cái đầu này làm gì có tóc! Bà hốt hoảng, lục đục trở mình làm thằng Ngọt thức giấc, vừa thấy cái bóng đầu trọc nó la thất thanh vang vọng cả một khu xóm làng, tiếng chó sủa dậy một trời đêm tĩnh mịch. Tiếng la làm cho cái bóng dừng chải tóc, nó quay sang nhìn vào chiếc phảng chỗ hai dì cháu đang nằm, những tiếng kẽo kẹt như ván gỗ vừa mới đóng vang lên theo từng nhịp quay đầu chầm chậm. Hai dì cháu ngồi phắt dậy, lùi về cuối giường khi phát hiện ra gương mặt không mắt, không mũi, không miệng của sinh vật kia.
Chợt cái bóng bí ẩn tiến bước đến phảng, thằng Ngọt lúc bấy giờ, giống như là nộ khí xung thiên, kìm nén không nổi nữa, nó đứng dậy, dứt ra khỏi vòng tay đang ôm chặt của bà Năm rồi phóng xuống đất, chạy một mạch đến chỗ lư hương của quan tài, nó bốc một nắm tro rồi nhắm thẳng vào cái bóng mà ném. Tất nhiên, thằng Ngọt giờ chỉ theo bản năng, vì nó mang trong mình dòng máu tam hạp Hợi - Mão - Mùi mà thôi, nó cũng chẳng biết vì sao nó lại làm vậy, chỉ thấy cái bóng trắng sau khi bị hất tro liền kêu ré lên rồi biến mất. Cùng lúc đó, phía trước nhà vang lên tiếng gõ cửa “cộc cộc”. Một giọng nói khè khè vang lên: “Chị Cúc, chị Cúc ơi, mở cửa em vào! Chị Cúc!” Bà Năm nghe gọi liền thất kinh, bởi vì Cúc là tên cúng cơm của bà, từ lâu đã không còn ai gọi bà như vậy nữa, người biết được cái tên này chỉ có những anh em của bà mà thôi. Nhưng họ đã bỏ đi cả rồi. Chợt cái quan tài rung lên dữ dội, bà nói thầm: “Chẳng lẽ là thằng Lành…”
Bà Năm thì thầm vậy thôi chứ vẫn chưa trấn tĩnh lại được, tiếng gõ cửa dần biến thành tiếng đập cửa chẳng khác nào trống trận của đoàn binh mấy vạn người, kèm theo đó là tiếng hét: “Chị Cúc! Chị Cúc ơi!” lặp lại liên tục. Bà Năm nghe vậy hoảng hồn, chạy đến chỗ thằng Ngọt dắt nó về phía tường nhà mà đứng nép vào. Thằng Ngọt có vẻ khó chịu, thấy dì mình cứ trốn thế này không phải cách hay, nó mạnh dạn tiếng về phía cánh cửa rồi mở bật ra, một luồng băng phong từ ngoài thổi luồng vào trong làm những bức vách lợp lá kêu lên xào xạc, tro bay tứ tung, thằng Ngọt lấy ta che một mắt, một mắt kia nó cố nheo lại, nhìn ra phía sân trước thì thấy một bóng trắng vừa bay vọt lên cao, cái bóng trắng nhắm thẳng hướng cửa nhà mà đâm tới. Thằng Ngọt thấy vậy hồn bay phách lạc, chỉ kịp nhắm nghiền chân mày mặc cho số phận. Nhưng không có gì xảy ra cả. Nó từ từ mở mắt ra thì thấy cái bóng trắng vẫn đang bay là là trên nóc nhà. Cái bóng ấy lại lấy đà bay vào, âm phong cũng theo đó mà nổi lên dữ dội. Nhưng vô ích. Nó không vào nhà được!
Nhưng xem ra cái bóng này khá cứng đầu. Nó thử thêm lần thứ ba. Tuy nhiên, khi nó vừa cách thằng Ngọt khoảng chục mét thì một tiếng la vang lên phía màn đêm tĩnh mịch. “Không biết có chuyện gì nữa đây…”, đó là suy nghĩ vang lên trong đầu hai dì cháu. Từ trong bụi sậy cạnh nhà, một ông lão bay ra, ông vận bà ba, trên lưng có vắt một cây búa, vì trời đã nhá nhem sáng nên nhìn khá rõ những chuyện đang xảy ra. Ông lão vun cây búa rồi cắm xuống đất, miệng ông mấp máy mấy chữ khó hiểu, ông chấp hai tay lại rồi chụp vào cán búa rút nó lên, đoạn xông thẳng vào cái bóng trắng giờ đang bay phà phà dưới mặt đất, trông nó như đang bỏ chạy. Ông lão này tuy đã già nhưng nhanh nhẹn khác thường, ông phóng lên chặn đầu cái vong rồi bằng một nhát chém thổi bay nó vào niết bàn trước sự ngỡ ngàng của bà Năm và thằng Ngọt.
Ông không nói một lời, tiến thẳng vào trong nhà, đến bên cỗ quan tài giờ đang nằm vất vưởng trên nền đất. Ông ta hết nhìn cái quan tài kia rồi lại kiểm tra cả những dấu vết xung quanh, một hồi thì ông quay ra. Vẻ dè chừng hiện rõ trên khuôn mặt của hai dì cháu, riêng thằng Ngọt thì xen lẫn chút ngưỡng mộ. Ông nói, giọng ồ ồ: “Không biết là tên súc sinh nào đã làm chuyện tày trời, nhưng đã có Đỗ tôi, các người chớ nên hoảng sợ mà hỏng hết.”
Bà Năm nói, giọng lắp bắp: “Ông...ông Hai Đỗ!”
“À, chị Năm. Đỗ tôi vừa đi làm về, thấy ông lão cắt cỏ chạy đến bảo là anh Tư vừa qua đời mà còn bị lũ súc sinh này đến phá, liền tức tốc nhờ thằng cháu lấy vỏ lãi chở đến đây trong đêm. Có tôi ở đây rồi, chị và cháu cứ yên tâm ra ngoài đợi.”
Nói xong ông ta đuổi bà Năm và thằng Ngọt ra ngoài, bảo là ông sắp thi triển Thoát Hồn Hoả Chú, tống cổ thằng Cô Hồn đang quấy phá dòng họ Dương này một lần một, khi phát Chú có thể ảnh hưởng đến người đứng gần. Bà Năm và thằng Ngọt vừa tận mục sở thị màn trình diễn ấn tượng của Hai Đỗ liền răm rắp nghe theo.
Hai dì cháu đóng cửa nhưng rất nhẹ nhàng, tựa như có một thế lực nào khác hút cánh cửa đó vào vậy. Sau đó, bên trong, một luồng sáng vàng đỏ lóe ra, âm thanh của bàn ghế va chạm, tiếng la hét re re của thằng Cô Hồn y chang như lúc nó bị thằng Ngọt hất tro vào người. Thêm tiếng va đập bàn ghế, cộng tiếng đất đá bay, chúng đập và cánh cửa kêu lên “rầm rầm”. Một sự hỗn độn của âm thanh làm hai dì cháu thằng Ngọt phải lùi về mấy bước. Chợt thằng Ngọt đụng phải ai đó, nó quay mặt lại, là anh thanh niên đến viếng mấy hôm nay. Anh nhìn xuống thằng nhóc, khịt mũi rồi đi về phía căn nhà, tung cửa bước vào, cảnh tượng bên trong hết sức khó hiểu: thằng “Cô Hồn” đang múa máy liên hồi, nhặt đồ đạc vứt tứ tung, còn Hai Đỗ đang dùng xẻng đào khu đất chỗ cây cột bị nén nhang cháy xém! Vừa thấy anh thanh niên, ông ta liền nhảy lùi về sau, nôm có vẻ dè chừng lắm.
Thằng “Cô Hồn” thật ra là loài Quỷ Hình Nộm, chuyên bắt chước lối sống của loài người, thứ ánh sáng và âm thanh lúc nãy là do nó tạo ra. Thấy anh thanh niên, con quỷ liền rống lên rồi nhào tới. Anh ta nhẹ nhàng chụp cừng cổ nó rồi tung một chưởng, máu xanh túa ra cả sau lưng. Anh nói: “Lý mỗ không có thời gian chơi với loài giun dế.” Đoạn, trừng mặt nhìn vào Hai Đỗ rồi tiếp: “Lục lâm vốn lông bông, này đây mai đó, sống chết chưa biết ra sao. Thế nhưng, tuyệt nhiên không phải lũ trộm cắp rẻ tiền. Ông anh đây học được vài phần đã sinh ra hai lòng, hại mấy mạng người chỉ vì lòng tham. Hôm nay, Lý mỗ thay mặt anh em lục lâm, tiễn ông anh một đoạn.”
Hai Đỗ phun nước miếng rồi hô to: “Vạn Lĩnh Đạo Sĩ mới có tí tuổi đầu mà đã phát ngôn ngông cuồng như vậy. Để lão đây dạy cho một b…”
Chưa kịp dứt lời thì cánh tay của anh thanh niên đã bóp nghẹt cổ họng lão ta, ánh mắt anh trừng lên, nhìn đáng sợ vô cùng, số phận Hai Đỗ cũng như con Quỷ Hình Nộm, bị một chưởng vào ngực, ọc máu tươi mà chết.
Bà Năm và thằng Ngọt vẫn chưa hiểu đầu cua tai nheo gì, phải đợi Lý sư phụ giải thích cặn kẽ mới tá hoả. Thì ra, mấy ngày qua, oan hồn của ông Tư Lành vẫn còn vướng bận ở nhân gian là tại vì dưới cây cột nhà có chôn một bảo vật, tay thợ mộc kia nghe đồn là vậy nên sinh lòng tham. Tuy nhiên lão ta không biết là chôn ở đâu nên bày mưu cài Đinh Lỗ Ban bị quấn bùa, trù ẻo cả nhà này phải thành sâu rượu mà chết. Tư Lành nhiều lần muốn hiện hồn về báo nhưng lão già ranh ma đã lập trận trấn yểm bằng mấy cây cột nhà do hắn xây, lại còn gài cả Quỷ Hình Nộm vào, cố gắng mấy lần mà bất thành. Lý Huỳnh nói đến đó liền cầm cây xẻng của Hai Đỗ, đào lên dưới đó một cuộn vải, mở cuộn vải ra thì thấy bên trong có một khúc gỗ được khắc rồng phượng rất đẹp mắt. Lý Huỳnh vò đầu thằng Ngọt rồi bảo: “Lý mỗ biết cậu đang ấp ủ điều gì. Mai giờ thìn ba khắc đến gặp ta ở bến đò.” Nói rồi Lý Huỳnh bỏ đi.
Vào giai đoạn sau, khoảng năm năm từ biến cố ở gia đình họ Dương, người ta bắt đầu bàn tán về một ông thầy trẻ tuổi chuyên đi xẻ gỗ, lợp nhà. Sẽ không có gì đặt biệt nếu những ngôi nhà anh đồng ý làm luôn ăn nên làm ra, phất như diều gặp gió. Người ta đổ ùn về nhờ anh xây nhưng mười người anh từ chối hết chín. Cũng có một lời đồn khác, có một anh đạo sĩ chuyên leo lên cột nhà, đào dưới nền gạch kiếm tìm thứ gì đó, khi anh ta rời đi thì gia đình đó có bao nhiêu tai đều qua, bao nhiêu nạn đều khỏi. Điểm đặt biệt là, người ta khi miêu tả hai người này đều nêu một điểm chung duy nhất, rằng ở thái dương của anh có một nốt ruồi màu xám tro, thắt lưng buộc vải điều đỏ, giắt một cây búa cán tía. Nhân gian tôn anh là Lỗ Ban Tiểu Tử - đứa con của Lỗ Ban. Nhưng khi giúp người xong, gia đình hỏi xin quý danh, anh đều lạnh lùng đáp mà không thèm quay lại nhìn: “Cứ gọi tôi là Ba Lành…”
Một chiều mùa thu tháng chín ở xã Hàng Vịnh, Năm Căn, cuối những năm 30, bà Năm Thủy vừa trở về nhà sau một bữa làm đồng mệt mỏi thì nghe tin dữ như sét đánh ngang tai, người em trai duy nhất còn sống trong gia đình có năm người anh em của cô, ông Tư Lành, vừa qua đời. Nguyên nhân tử vong vẫn như những người còn lại, đột nhiên họ trở thành những con nát rượu, chìm vào hũ hèm, uống liên miên từ ngày này qua ngày khác, uống đến nổi nôn ra mật đen, để rồi cuối cùng thổ huyết mà chết trên bàn nhậu. Bà con dòng họ trong gia đình cô thời gian qua ai nấy đều thất kinh, họ có gọi vài ông thầy pháp về để trụt vong vì sợ có con ma nào đang ám dòng họ mình, nhưng cả thảy ba bốn ông đạo sĩ ai nấy đều lắc đầu ngao ngán, tìm mãi cũng không ra nguyên nhân. Những người bà con này nghe vậy liền bỏ làng mà đi, để lại cô Năm Thủy, ông Tư Lành và đứa con trai mới mười tuổi của ông lại. Cả ngôi làng yên bình, nhộn nhịp bỗng trở nên đìu hiu, im ắng như bãi tha ma. Có những dân làng, tuy còn bám đất nhưng họ luôn đóng cửa tắt đèn, cha mẹ dặn con, hàng xóm dặn nhau là nên tránh xa dòng họ Dương nếu không muốn rước họa vào thân.
Không khí trong đám ma bình thường (nếu có người chết bất đắc kỳ tử) đã u ám, vẫn chưa thể nào so sánh với đám ma của Tư Lành. Trong nhà, cái quan tài rẻ tiền nằm cô đơn, chỉ có một nén nhang duy nhất cấm trong lư hương, khi cây nhang này cháy xong thì đứa con trai của Tư Lành sẽ thắp cho cha mình cây nhang mới. Cậu này tên là Dương Văn Ngọt, còn nhỏ tuổi nhưng gương mặt sáng sủa, mắt to, trên thái dương có bớt màu xám tro, từ bé đã theo cha bôn ba, mò cua bắt tép, ai kêu gì làm đó, tuy không đi học nhưng bản chất thông minh hơn người, lại còn hiền lành và khoan dung. Người dân trong làng tuy xa lánh thì xa lánh, nhưng họ vẫn hay tặc lưỡi luyến tiếc cho tương lai của thằng nhóc Ngọt con ông Tư Lành này. Họ buông những tiếng “phải chi…”, “giá như…” nhưng chỉ che mặt đi lướt qua căn chòi của hai dì cháu, không ai dám ghé vào thắp nén nhang.
Còn về phần bà Năm Thủy và thằng Ngọt, đám ma đã trở thành một cái gì đó bình thường, một chuyện như vậy đáng lẽ không hợp với từ “bình thường” chút nào, nhưng thật tình họ nghĩ như vậy. Họ đã sống với sự xa lánh, ruồng bỏ của xã hội này ngót một năm trời, giờ nghĩ lại chỉ còn có hai dì cháu, số phận không biết sẽ ra sao, liệu họ có nổi cơn điên rồi uống rượu đến thổ huyết hay không, hay là tiếp tục sống cuộc sống lay lắt, đợi một ngày nào đó sẽ vực dậy, thật sự họ không có ý niệm gì cả, chỉ bưng hai gương mặt bần thần ra ngồi trước quan tài gỗ mà thôi. Căn nhà lá xập xệ, cũ nát vì có bao nhiêu tiền đã đem ra lo đám hết, chỉ còn lại những cây cột nhà làm bằng gỗ quý, được một ông thợ mộc bạn của Tư Lành tặng là còn giữ lại.
Mặc dù có nhiều chuyện phải lo, nhưng bà Năm Thủy vẫn muốn để tang Tư Lành đúng ba ngày như những người anh chị khác của mình, phần vì bà Năm Thủy thấy thiệt thòi cho thằng em, sau cái ngày anh hai của bà, ông Qua mất, những chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy đến cho gia đình cả dòng họ Dương. Đến độ người nào có vợ thì vợ dẫn con chạy, người nào có chồng thì chồng dẫn con chạy, duy chỉ có thằng Ngọt mồ côi mẹ từ nhỏ nên nó chỉ biết ở bên ba mình. Bà đã quyết, chuyện gì đã tới cũng tới rồi, chuyện gì sắp tới cứ để cho nó tới. Ngày đám ma thứ nhất, đúng như tiên đoán, chẳng có người hàng xóm nào bén mảng đến nhà họ Dương để thắp nhang cho Tư Lành cả. Mặc dù đã biết vậy, bà Năm vẫn thở dài ngao ngán và tủi thân, còn thằng Ngọt thì cứ ôm quan tài ba nó khóc suốt. Chợt từ phía cổng rào, một chàng trai độ hai tám ba mươi tuổi bước vào, anh ta quẩy tay nải, miệng ngậm ống tẩu. Anh gật đầu chào hai dì cháu rồi rút một nén nhang ra đốt, đoạn khấu đầu ba cái, cắm nhang vào lư hương rồi bỏ đi không nói một lời. Nén nhang của thằng Ngọt giờ cũng có bầu bạn. Đến trưa và chiều, anh thanh niên quay lại, làm điều tương tự rồi cũng lẳng lặng bỏ đi. Dì Năm có gặng hỏi, anh ta chỉ đáp mà không nhìn mặt bà: “Sống ở biển thì không nghe tiếng sóng, sống ở bờ sông thì không nghe tiếng ghe, sống ở bãi tha ma thì không bị ma nhập!”
Ngày thứ hai vẫn vậy. Đến đêm, lúc thằng Ngọt vừa đốt nén nhang mới cho ông Tư, bỗng một con ngài to bằng cái tô bay đến đậu trên ngọn đèn dầu đang cháy leo lét, rồi đáp xuống trên nắp quan tài. Nó vỗ cánh vài cái như mời gọi sự chú ý, lúc đó bà Năm từ dưới bếp đi lên thấy con vật này liền la toáng lên, bà vội nhặt cái chổi dừa rồi đuổi nó đi nhưng vô ích. Có quét cỡ nào, phấn từ thân mình nó chỉ bay tua tủa chứ nó không chịu bay đi. Nó bò từ từ về phía trước, chỗ liệm cái đầu của ông Tư rồi đứng nhìn thằng Ngọt, thằng nhỏ lúc này sợ xanh mặt, da gà nổi đầy sống lưng, chỉ biết bập bẹ vài tiếng như đứa trẻ mới học nói. Bà Năm thấy vậy liền chạy lên ôm cháu mình rồi quát lớn: “Thứ ma quỷ, thứ súc sinh, mày muốn cái gì?”
Con ngài lúc này vỗ cánh liên hồi, giống như nó đang nổi điên, rồi nó tung người lên, xòe đôi cái ra, cả bà Năm và thằng Ngọt đều thất kinh hồn vía, trên cặp cánh nó là một đôi mắt đang mở to, tròng mắt không có đồng tử, chỉ thấy một màu đen nhánh, chẳng khác gì đã mất đi linh hồn. Bà Năm lấy hết can đảm, khua cây chổi dừa thêm vài lần nữa thì con ngài mới chịu đập cánh nhưng nó vẫn chưa bỏ đi, nó đậu trên nóc nhà, hướng trực diện với quan tài. Bỗng một tiếng khóc không biết từ đâu vang lên, là tiếng khóc của một người đàn ông, trong đó có có hòa lẫn những âm thanh mếu máu như lúc con người ta hối hận, chợt quan tài lắc mạnh, những tiếng “cầm cập” vang lên trong căn nhà dột nát, cái lư hương bị hất ngã, tro từ trong đó đổ ra gần hết, cái cột nhà gần chỗ đó nhất bị cây nhang vừa đốt xong lúc nãy ghim vào, bén cháy một vệt đen. Đến đó thì con ngài mới chịu rời đi, thằng Ngọt giờ đã ngồi khóc tu tu, nó đang hoảng sợ tột độ, bà Năm ôm cháu mình rồi cũng khóc theo. Bà an ủi nó: “Thôi nín nín, ba mày về thăm mày lần cuối đó…”
Lo thủ tục chôn cất cho ông Tư làm bà Năm mệt rã người, chuyện là bà Năm phải đi năn nỉ gãy lưỡi mới có mấy người trai tráng, lực điền thấy thương nên đành qua khiêng tiếp cái quan tài, đoạn đường ngắn thôi, chỉ từ gian nhà trước ra khu vườn phía sau nên họ đành cắn răng, lấy hết can đảm mà làm. Khi họ đến nơi, nhấc cái quan tài rồi mới tá hỏa, không hiểu sao khi đem cái quan tài vô thì vừa nhưng lúc đi ra, loay hoay tìm đường mãi mà cứ bị mắc kẹt. Thử đủ mọi cách mà không được, mấy người trai tráng, lực điền thấy không ổn, ai cũng lạnh sống lưng khi nghĩ đến chuyện cái xác bên trong không muốn ra khỏi nhà liền rủ nhau bỏ chạy cả. Lần này bà Năm phải thân chinh đi năn nỉ ỉ ôi người ta thêm lần nữa, như muốn lết dưới đất quỳ lại, nhờ ai đó đi báo với ông thợ mộc, bạn của Tư Lành, tuốt ở miệt Bát Xắt về đây lo mấy cây cột giùm bà, chứ bà với thằng Ngọt sức yếu, làm bậy sập nhà thì sao. Cuối cùng cũng có một ông lão chuyên chạy ghe đi cắt cỏ cho bò ăn hứa là sẽ giúp, bà mừng hết lớn, quỳ lạy ông ta hơn chục cái.
Từ Bác Xắt về đây ít nhất cũng phải chiều hôm sau mới tới. Tối đó, cái quan tài của Tư Lành liên tục rung lên từng đợt trong khi bà Năm ôm cháu mình ngồi nức nở trên cái phảng cuối góc nhà. Lát sau bà giăng mùng rồi nằm phía ngoài, bà cố dỗ thằng Ngọt kêu nó ngủ đi, mấy ngày nay nó mất ngủ, hố mắt thâm quầng. Bà khuyên nó vậy thôi chứ bà cũng có khác gì nó đâu. Khoảng 3h sáng, lúc hai dì cháu vừa lim dim, chợt bà Năm nghe tiếng lục đục trên đầu giường, ngỡ đâu là cái quan tài lại rung lên nên bà quay ra nhìn rồi giả bộ làm ngơ ngủ tiếp, nhưng khi bà quay đầu vào trong thì thấy chỗ tấm gương ở cuối giường có một bóng người đang đứng chải đầu, nhưng cái đầu này làm gì có tóc! Bà hốt hoảng, lục đục trở mình làm thằng Ngọt thức giấc, vừa thấy cái bóng đầu trọc nó la thất thanh vang vọng cả một khu xóm làng, tiếng chó sủa dậy một trời đêm tĩnh mịch. Tiếng la làm cho cái bóng dừng chải tóc, nó quay sang nhìn vào chiếc phảng chỗ hai dì cháu đang nằm, những tiếng kẽo kẹt như ván gỗ vừa mới đóng vang lên theo từng nhịp quay đầu chầm chậm. Hai dì cháu ngồi phắt dậy, lùi về cuối giường khi phát hiện ra gương mặt không mắt, không mũi, không miệng của sinh vật kia.
Chợt cái bóng bí ẩn tiến bước đến phảng, thằng Ngọt lúc bấy giờ, giống như là nộ khí xung thiên, kìm nén không nổi nữa, nó đứng dậy, dứt ra khỏi vòng tay đang ôm chặt của bà Năm rồi phóng xuống đất, chạy một mạch đến chỗ lư hương của quan tài, nó bốc một nắm tro rồi nhắm thẳng vào cái bóng mà ném. Tất nhiên, thằng Ngọt giờ chỉ theo bản năng, vì nó mang trong mình dòng máu tam hạp Hợi - Mão - Mùi mà thôi, nó cũng chẳng biết vì sao nó lại làm vậy, chỉ thấy cái bóng trắng sau khi bị hất tro liền kêu ré lên rồi biến mất. Cùng lúc đó, phía trước nhà vang lên tiếng gõ cửa “cộc cộc”. Một giọng nói khè khè vang lên: “Chị Cúc, chị Cúc ơi, mở cửa em vào! Chị Cúc!” Bà Năm nghe gọi liền thất kinh, bởi vì Cúc là tên cúng cơm của bà, từ lâu đã không còn ai gọi bà như vậy nữa, người biết được cái tên này chỉ có những anh em của bà mà thôi. Nhưng họ đã bỏ đi cả rồi. Chợt cái quan tài rung lên dữ dội, bà nói thầm: “Chẳng lẽ là thằng Lành…”
Bà Năm thì thầm vậy thôi chứ vẫn chưa trấn tĩnh lại được, tiếng gõ cửa dần biến thành tiếng đập cửa chẳng khác nào trống trận của đoàn binh mấy vạn người, kèm theo đó là tiếng hét: “Chị Cúc! Chị Cúc ơi!” lặp lại liên tục. Bà Năm nghe vậy hoảng hồn, chạy đến chỗ thằng Ngọt dắt nó về phía tường nhà mà đứng nép vào. Thằng Ngọt có vẻ khó chịu, thấy dì mình cứ trốn thế này không phải cách hay, nó mạnh dạn tiếng về phía cánh cửa rồi mở bật ra, một luồng băng phong từ ngoài thổi luồng vào trong làm những bức vách lợp lá kêu lên xào xạc, tro bay tứ tung, thằng Ngọt lấy ta che một mắt, một mắt kia nó cố nheo lại, nhìn ra phía sân trước thì thấy một bóng trắng vừa bay vọt lên cao, cái bóng trắng nhắm thẳng hướng cửa nhà mà đâm tới. Thằng Ngọt thấy vậy hồn bay phách lạc, chỉ kịp nhắm nghiền chân mày mặc cho số phận. Nhưng không có gì xảy ra cả. Nó từ từ mở mắt ra thì thấy cái bóng trắng vẫn đang bay là là trên nóc nhà. Cái bóng ấy lại lấy đà bay vào, âm phong cũng theo đó mà nổi lên dữ dội. Nhưng vô ích. Nó không vào nhà được!
Nhưng xem ra cái bóng này khá cứng đầu. Nó thử thêm lần thứ ba. Tuy nhiên, khi nó vừa cách thằng Ngọt khoảng chục mét thì một tiếng la vang lên phía màn đêm tĩnh mịch. “Không biết có chuyện gì nữa đây…”, đó là suy nghĩ vang lên trong đầu hai dì cháu. Từ trong bụi sậy cạnh nhà, một ông lão bay ra, ông vận bà ba, trên lưng có vắt một cây búa, vì trời đã nhá nhem sáng nên nhìn khá rõ những chuyện đang xảy ra. Ông lão vun cây búa rồi cắm xuống đất, miệng ông mấp máy mấy chữ khó hiểu, ông chấp hai tay lại rồi chụp vào cán búa rút nó lên, đoạn xông thẳng vào cái bóng trắng giờ đang bay phà phà dưới mặt đất, trông nó như đang bỏ chạy. Ông lão này tuy đã già nhưng nhanh nhẹn khác thường, ông phóng lên chặn đầu cái vong rồi bằng một nhát chém thổi bay nó vào niết bàn trước sự ngỡ ngàng của bà Năm và thằng Ngọt.
Ông không nói một lời, tiến thẳng vào trong nhà, đến bên cỗ quan tài giờ đang nằm vất vưởng trên nền đất. Ông ta hết nhìn cái quan tài kia rồi lại kiểm tra cả những dấu vết xung quanh, một hồi thì ông quay ra. Vẻ dè chừng hiện rõ trên khuôn mặt của hai dì cháu, riêng thằng Ngọt thì xen lẫn chút ngưỡng mộ. Ông nói, giọng ồ ồ: “Không biết là tên súc sinh nào đã làm chuyện tày trời, nhưng đã có Đỗ tôi, các người chớ nên hoảng sợ mà hỏng hết.”
Bà Năm nói, giọng lắp bắp: “Ông...ông Hai Đỗ!”
“À, chị Năm. Đỗ tôi vừa đi làm về, thấy ông lão cắt cỏ chạy đến bảo là anh Tư vừa qua đời mà còn bị lũ súc sinh này đến phá, liền tức tốc nhờ thằng cháu lấy vỏ lãi chở đến đây trong đêm. Có tôi ở đây rồi, chị và cháu cứ yên tâm ra ngoài đợi.”
Nói xong ông ta đuổi bà Năm và thằng Ngọt ra ngoài, bảo là ông sắp thi triển Thoát Hồn Hoả Chú, tống cổ thằng Cô Hồn đang quấy phá dòng họ Dương này một lần một, khi phát Chú có thể ảnh hưởng đến người đứng gần. Bà Năm và thằng Ngọt vừa tận mục sở thị màn trình diễn ấn tượng của Hai Đỗ liền răm rắp nghe theo.
Hai dì cháu đóng cửa nhưng rất nhẹ nhàng, tựa như có một thế lực nào khác hút cánh cửa đó vào vậy. Sau đó, bên trong, một luồng sáng vàng đỏ lóe ra, âm thanh của bàn ghế va chạm, tiếng la hét re re của thằng Cô Hồn y chang như lúc nó bị thằng Ngọt hất tro vào người. Thêm tiếng va đập bàn ghế, cộng tiếng đất đá bay, chúng đập và cánh cửa kêu lên “rầm rầm”. Một sự hỗn độn của âm thanh làm hai dì cháu thằng Ngọt phải lùi về mấy bước. Chợt thằng Ngọt đụng phải ai đó, nó quay mặt lại, là anh thanh niên đến viếng mấy hôm nay. Anh nhìn xuống thằng nhóc, khịt mũi rồi đi về phía căn nhà, tung cửa bước vào, cảnh tượng bên trong hết sức khó hiểu: thằng “Cô Hồn” đang múa máy liên hồi, nhặt đồ đạc vứt tứ tung, còn Hai Đỗ đang dùng xẻng đào khu đất chỗ cây cột bị nén nhang cháy xém! Vừa thấy anh thanh niên, ông ta liền nhảy lùi về sau, nôm có vẻ dè chừng lắm.
Thằng “Cô Hồn” thật ra là loài Quỷ Hình Nộm, chuyên bắt chước lối sống của loài người, thứ ánh sáng và âm thanh lúc nãy là do nó tạo ra. Thấy anh thanh niên, con quỷ liền rống lên rồi nhào tới. Anh ta nhẹ nhàng chụp cừng cổ nó rồi tung một chưởng, máu xanh túa ra cả sau lưng. Anh nói: “Lý mỗ không có thời gian chơi với loài giun dế.” Đoạn, trừng mặt nhìn vào Hai Đỗ rồi tiếp: “Lục lâm vốn lông bông, này đây mai đó, sống chết chưa biết ra sao. Thế nhưng, tuyệt nhiên không phải lũ trộm cắp rẻ tiền. Ông anh đây học được vài phần đã sinh ra hai lòng, hại mấy mạng người chỉ vì lòng tham. Hôm nay, Lý mỗ thay mặt anh em lục lâm, tiễn ông anh một đoạn.”
Hai Đỗ phun nước miếng rồi hô to: “Vạn Lĩnh Đạo Sĩ mới có tí tuổi đầu mà đã phát ngôn ngông cuồng như vậy. Để lão đây dạy cho một b…”
Chưa kịp dứt lời thì cánh tay của anh thanh niên đã bóp nghẹt cổ họng lão ta, ánh mắt anh trừng lên, nhìn đáng sợ vô cùng, số phận Hai Đỗ cũng như con Quỷ Hình Nộm, bị một chưởng vào ngực, ọc máu tươi mà chết.
Bà Năm và thằng Ngọt vẫn chưa hiểu đầu cua tai nheo gì, phải đợi Lý sư phụ giải thích cặn kẽ mới tá hoả. Thì ra, mấy ngày qua, oan hồn của ông Tư Lành vẫn còn vướng bận ở nhân gian là tại vì dưới cây cột nhà có chôn một bảo vật, tay thợ mộc kia nghe đồn là vậy nên sinh lòng tham. Tuy nhiên lão ta không biết là chôn ở đâu nên bày mưu cài Đinh Lỗ Ban bị quấn bùa, trù ẻo cả nhà này phải thành sâu rượu mà chết. Tư Lành nhiều lần muốn hiện hồn về báo nhưng lão già ranh ma đã lập trận trấn yểm bằng mấy cây cột nhà do hắn xây, lại còn gài cả Quỷ Hình Nộm vào, cố gắng mấy lần mà bất thành. Lý Huỳnh nói đến đó liền cầm cây xẻng của Hai Đỗ, đào lên dưới đó một cuộn vải, mở cuộn vải ra thì thấy bên trong có một khúc gỗ được khắc rồng phượng rất đẹp mắt. Lý Huỳnh vò đầu thằng Ngọt rồi bảo: “Lý mỗ biết cậu đang ấp ủ điều gì. Mai giờ thìn ba khắc đến gặp ta ở bến đò.” Nói rồi Lý Huỳnh bỏ đi.
Vào giai đoạn sau, khoảng năm năm từ biến cố ở gia đình họ Dương, người ta bắt đầu bàn tán về một ông thầy trẻ tuổi chuyên đi xẻ gỗ, lợp nhà. Sẽ không có gì đặt biệt nếu những ngôi nhà anh đồng ý làm luôn ăn nên làm ra, phất như diều gặp gió. Người ta đổ ùn về nhờ anh xây nhưng mười người anh từ chối hết chín. Cũng có một lời đồn khác, có một anh đạo sĩ chuyên leo lên cột nhà, đào dưới nền gạch kiếm tìm thứ gì đó, khi anh ta rời đi thì gia đình đó có bao nhiêu tai đều qua, bao nhiêu nạn đều khỏi. Điểm đặt biệt là, người ta khi miêu tả hai người này đều nêu một điểm chung duy nhất, rằng ở thái dương của anh có một nốt ruồi màu xám tro, thắt lưng buộc vải điều đỏ, giắt một cây búa cán tía. Nhân gian tôn anh là Lỗ Ban Tiểu Tử - đứa con của Lỗ Ban. Nhưng khi giúp người xong, gia đình hỏi xin quý danh, anh đều lạnh lùng đáp mà không thèm quay lại nhìn: “Cứ gọi tôi là Ba Lành…”
Tác giả :
Lâm Gia Thái Bảo