Thất Sơn Truyện
Chương 21: Phần 2 “Thiên Hổ nghịch vuốt che mắt đời”
Lâm Gia Thái Bảo
Chúng tôi đến nhà của Tú Linh lúc đêm muộn, bên tai tôi vẫn còn tiếng o o của đám đông bát nháo ở trường đá gà. Mặc dù vậy tôi vẫn nhớ như in cảm giác nghẹt thở lúc hàng trăm con người đó im phăn phắc, nhìn trầm trầm vào tôi. Lúc ấy, anh Hùng liền bắt ấn rồi nhấn vào trán tôi thêm một lần nữa thì mọi chuyện mới trở lại bình thường. Dường như Tú Linh cũng bị thuyết phục một phần nào đó nên liền bảo chúng tôi ở lại xem đá gà, đến tối, lúc cô “tan ca” sẽ mời chúng tôi về nhà ăn một bữa. Tôi vốn không có hứng thú với mấy trò cờ bạc cá độ này, duy chỉ có anh Hùng thì khá là hăng. Anh thua sặc máu.
Tú Linh nói, và tôi cũng thừa biết, vùng rừng núi này sơn hào không thiếu, nhưng muốn kiếm được đồ ngon thì phải biết nói chuyện. Mới đi có một vòng mà giỏ hàng của chúng tôi đã đầy ắp nào thỏ, nào nai với mấy loại cây tôi không biết tên. Anh Hùng bắt vỉ nướng, Tú Linh thì mần thịt, còn tôi được giao cho công việc chạy vặt. Đến khi mồi rượu no say, chúng tôi leo lên một mỏm đá, cạnh căn nhà gỗ được cất thủ công của Tú Linh, ngồi ngắm nhìn núi rừng thoắt ẩn thoắt hiện trong đêm. Thú thật là tôi chịu hết nổi rồi, tôi lên tiếng: “Thiên Hổ Phù là gì vậy anh?”
Anh Hùng châm điếu thuốc rồi nói: “Thôi thì từ đây về sau, mấy chuyện này mày cũng nên biết. Thế giới của lục lâm vốn phức tạp, từ bản chất đến cách thức vận hành, ngồi kể chắc không bao giờ hết. Anh xin bỏ qua phần giới thiệu nhé. Đi vào phần trừ ma, có bốn cách chính: Quyết, Ấn, Chú và Phù. Quyết là bấm những huyệt trên bàn tay để “tiếp lửa” cho tam muội chân hỏa, tạm thời cố định lại chúng. Ấn là đả thông kinh mạch, triệu hồi một thế lực nào đó để giúp làm những việc cụ thể. Chú nghĩa là xăm Ấn lên người, ví dụ như thằng Sinh là nó xăm Ấn Phục Ma Chú. Còn Phù…”, anh Hùng ngừng nói, kéo một hơi thật sâu, có vẻ đăm chiêu lắm rồi nói tiếp: “Vốn có nhiều loại phù, nhưng chỉ có bốn cái là “ngon” nhất: Địa Long, Thiên Hổ, Hải Phượng và Không Quy. Bốn thứ này là đồ hiếm, cách làm hết sức phức tạp, chỉ có những lục lâm cao tay, lão làng mới có thể Kết Phù được. Nói thẳng ra, anh chỉ nghe đồn về chúng. Giờ mày nhớ lại xem, lúc trước mày có bị tai nạn gì không? Tại sao mày lại có thứ này trên người?”
Tôi ngồi ngẫm một hồi, đúng như anh Hùng nói, lúc nhỏ tôi có bị vong nhập, chỉ nhớ mang mác, sau này tôi có nghe kể lại. Ba mẹ tôi nói, lúc tôi sinh ra, mọi người đều nói bát tự của tôi rất tốt. Chẳng là tôi sinh vào giờ Tý, ngày Thìn, tháng Thân, một bộ “tam hạp” theo quan niệm phương Đông. Duy chỉ có ông nội tôi là không được vui như mọi người, ai hỏi ông cũng không nói. Mãi đến ngày ông mất, tôi mới biết, ông cũng là người có bộ tam hạp như vậy: Thân, Tý, Thìn. Có lẽ với một người thâm sâu như ông, kinh qua bao lằn ranh sống chết, ông mới hiểu rằng cái tam hạp đó như một món quà trời ban, nhưng cũng phải xem mạng đủ lớn để hưởng món quà đó hay không. Ông sợ tôi cũng sẽ trải qua những thứ đã in dấu ám ảnh lên đời ông. Trước khi ông mất, ông dặn nhà tôi chôn theo ông hết những vật dụng của mình, tuy nhiên chừa lại cái răng chuột và một cây thước dây. Mọi người tuy cũng chất chứa những thắc mắc, nhưng không ai dám hỏi, đành theo vậy mà làm. Ông mất được ít lâu, lần ấy tôi bị vong nhập.
Chuyện là có lần nọ, một người bán cua đồng đi ngang nhà, thấy tôi thèm nên mẹ có kêu vào mua vài ký. Trong bầy cua ấy có một con kích thước to hơn hẳn loài cua đồng bình thường. Hai cái càng khổng lồ, trên đó loang lổ những vết đốm trắng đen, mắt nó màu nâu đỏ, miệng cũng tiết chất bọt màu gỉ sét. Theo lẽ dĩ nhiên, con cua sau khi luộc chín đều có màu sẫm, nhưng con cua này, khi chín rồi, nhìn vẫn như sống. Ba tôi luộc đến mấy lần vẫn vậy, nó không hề đổi dạng, ba tôi bực quá nên đem ra ăn luôn. Thấy con đó to nhất, cả nhà nhường cho tôi. Nhưng thịt nó tanh, rất tanh, tôi cũng ráng ăn xong hai cái càng rồi đem vứt đi. Tôi chỉ nhớ đến đó, một quãng ký ức bị mất đi, khi tôi ý thức lại được thì thấy mình đang nằm dưới bàn thờ ông nội, mọi người quây xung quanh dáo dác nhìn. Ông bác (anh của bà nội tôi) đang quỳ trước bàn thờ, nhẹ nhàng nói: “Trục xong rồi đó!” Sau này, cả nhà kể lại câu chuyện trong mười ngày tôi bị vong nhập đó mà tôi vẫn còn nổi da gà vì sợ.
Miền Tây từ thuở khai hoang mở cõi, dân ở đây có thói quen chôn cất ngay trên ruộng vườn. Thời gian trôi qua, có nhiều ngôi mộ như vậy thành vô chủ, lớp gạch đất bên ngoài sạt lở, nấm mồ trở thành đất bằng, rồi từ đất đó người ta lại tưởng là ruộng, cứ cày cấy, trồng trọt bình thường. Quả thật mà nói, bên dưới lớp đất hàng ngày chúng tôi sinh hoạt, không biết bao nhiêu tầng lớp những quan tài của người xưa. Con cua đó sống ở đồng, hang của nó thông xuống một quan tài như vậy, cho nên thường thì nó ăn xác chết. Oán khí từ xác chết tàng ẩn trong nó, gặp thân thể của thằng nhóc như tôi thì bộc phát. Ngay đêm vừa ăn xong, tôi cứ gầm gừ không thôi. Cả nhà thức dậy thấy tôi ngồi trong góc, đôi mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép nhưng vẫn chửi bới. Đó là một tiếng chửi của người phụ nữ tầm trung niên, về chuyện sao để thằng nhóc này ăn thịt bả. Cả nhà thấy vậy, biết là đã bị vong nhập, ba tôi nhờ một vài người trong xóm, bắt trói tôi lại. Ban đầu có một vài đạo sĩ đến, tự xưng là trục được vong này ra, nhưng rặt chỉ là bọn lừa đảo, lại gặp ngay gia đình có dân trong nghề nên bị ba tôi dọa đánh. Mọi thứ đang rối tung lên, chợt ông bác tôi xuất hiện. Gia đình bà nội tôi có ba người, ông bác rồi đến bà nội tôi rồi đến một người con gái út nữa, tung tích bà cô thì nội tôi không liên lạc được đã lâu, ông bác thì lúc đó đã hơn tám mươi, thường đi đây đó châm cứu bấm huyệt chữa bệnh, cộng với xem phong thủy. Nghe đâu tay nghề về phong thủy, ông được học từ một cao nhân ở Chợ Lớn. Ông bác đến, cả nhà cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Ông bảo đêm qua ông nằm mộng, thấy ông nội tôi hiện về, bảo rằng tôi đang gặp nguy, thế là vừa tỉnh dậy, ông bác bắt xe về nhà tôi ngay. Vừa đến nơi, ông sai người vật tôi ra, đoạn ông chạy đi lấy cây thước Lỗ Ban nội tôi để lại, cạo một ít bột ở mực đo 3,3 mét (bằng một trượng), đổ vào một chén rượu rồi rót vào họng tôi. Tiếp đến, ông giơ tay bốc từ lư hương nội tôi ra đúng chín chân nhang, vẩy một cái, tàn tro còn lại của chân nhang bay mất, rồi ông ghim 2 cái vào thái dương tôi, một cái ở đan điền, một cái giữa ngực, bốn cái ở tay và chân.
Cái vong kia vẫn liên hồi chửi rủa, tựa như đau đớn lắm, rồi nó van xin không ngớt. Thấy vậy, ông bác mới kéo thước dây ra, cột vòng quanh tôi, rồi bảo nó đi ra theo sợi dây, dứt lời ông giựt phăng một cái, dây thước vừa bung ra ông thu về ngay, từ miệng tôi bốc lên một làn khói trắng, ông bảo khôn hồn thì đi đi, lo tìm đường siêu thoát, chớ nên hại người, nếu không sẽ không yên với ông. Thế rồi tôi ngã sóng soài ra đất và tỉnh dậy. Sau đợt ấy, ông bác mắng ba mẹ tôi một hồi rồi ông cũng đi biệt tăm. Lúc ấy, cả nhà tôi biết, ông nội tôi tuy đã mất, nhưng vẫn đang dõi theo và bảo vệ gia đình.
Lúc ông bác sắp đi, ông có kêu tôi lại, rồi ông lấy một mảnh đất sét in lên bả vai tôi như là đóng dấu vậy, ông lẩm bẩm gì đó, tôi chỉ nghe loáng thoáng là do ông nội bảo ông làm vậy, ông cũng không hiểu ý ông nội tôi là gì. Từ đó, chỗ ông bác tôi “đóng dấu” nổi lên một vết bớt trông như vết móng vuốt của loài hổ. Ngày ấy tôi còn quá nhỏ, đâu biết được rằng, trò chơi Thân, Tý, Thìn mà ông trời tạo ra, tôi đã bước một chân vào nó.
Anh Hùng và Tú Linh im lặng, không có biểu hiện gì gọi là bất ngờ với câu chuyện tôi vừa kể, tôi nghĩ đây là lẽ tự nhiên, cần gì phải to tát. Anh nói, giọng hời hợt: “Vậy thì chắc trăm phần trăm rồi!”
“Chắc gì anh?”
“Cái mảnh đất sét mà ông cậu mày in lên bả vai mày ấy, thật ra nó là cao hổ cốt. Nhưng không phải loại thường, loại này lấy từ xương của con hổ già đang mang thai. Cách làm như sau…”
“Thôi!” Tú Linh chen ngang: “Ác như chó, kể làm gì!”
“Thì thôi.” Hùng nhún vai. “Có câu nói người lục lâm truyền miệng nhau như thế này: Thiên Hổ nghịch vuốt che mắt đời, mày là người đặt biệt, sinh ra trong gia đình cũng thuộc hàng cộm cán trong giới lục lâm cho nên vong của mày dễ bị bọn ma quỷ dòm ngó. Ông chú mày chắc nghe lời ông nội, kết Thiên Hổ Phù lên vai, để cho con cọp suốt đời ngồi trên đó, lấy tay che cặp mắt mày lại, bảo vệ mày khỏi mấy thứ cõi âm. Cho nên chuyến đi Bảy Núi, mặc dù cũng đi qua những chỗ như nhau, nhưng vì có Thiên Hổ Phù nên mày không thấy gì hết, chỉ cảm nhận được là có gì đó không ổn thôi.”
Tôi nằm trên chiếc giường tre, bất giác lại lấy tay mơn trớn vết thẹo trên bả vai, suy nghĩ về những ngày lang thang cũ. Anh Hùng muốn tôi trở thành “con mắt” của cả đoàn trong chuyến đi lần này và về sau nữa nếu có thể, vai trò cụ thể như thế nào thì tôi cũng không rõ. Thú thật, đi với hai người bọn họ tôi hoàn toàn an tâm, cảm giác an toàn họ mang đến là không thể chối cãi. Chưa kể anh Hùng còn nói sáng mai sẽ lên đường đến chỗ ở mới của Thạch Sinh ở Ba Thê, tôi nóng lòng muốn biết mọi điều về anh chàng đó, tôi muốn biết cậu ta là người như thế nào, hình ảnh tôi tưởng tượng thấy trong câu chuyện của Hùng bon-sai tôi đoán đúng bao nhiêu phần, vân vân. Nghe đâu tôi lớn hơn cậu ta đến ba tuổi, Tú Linh thì bằng tuổi tôi. Lúc nãy anh Hùng đuổi tôi đi ngủ vì Tú Linh vẫn chưa bị thuyết phục hoàn toàn, anh có nói dậm lại là mọi chuyện sẽ kể sau. Tôi thì chỉ nhún vai, chuyện nam nữ các người trong đêm khuya thanh vắng làm cái gì ta đây không tha thiết muốn biết.
Chúng tôi đợi Tú Linh chuẩn bị đồ, sắp xếp công việc các thứ thì cũng đến trưa mới có thể xuất phát. Như tôi dự đoán, Hùng đã sang chở Tú Linh bỏ tôi chạy một mình, tôi nói: “Anh hay lắm Hùng, tự xưng ta đây cho lắm vào cũng không qua được ải mỹ nhân!” Anh chỉ cười he he rồi nhấn ga lên đường. Tú Linh sở hữu con Honda Win được binh lại, nhìn cũng khá ngầu. Hai chiếc xe, hai tiếng máy nổ giòn khấu, chúng tôi đi Thoại Sơn, Óc Eo - ngôi nhà của lục lâm. Lúc trước anh Hùng có liên lạc, Thạch Sinh nói mình đã xuất tự, cất ngôi nhà nhỏ ở lưng chừng núi, mở quán nước, cũng có chút danh tiếng nên cũng cơ số người tìm đến nhờ đập miễu giúp. Đường lên không khó đi lắm, chỉ có một số đoạn hơi dốc thôi, khi chúng tôi leo đến thì trời đã chạng vạng, ngôi nhà sàn với những chân trụ to đùng dần hiện ra trong màu xám tro của chiều tàn, có ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn tròn rót ra từ những ô cửa. Nhắm về hướng đó mà đi, bỗng từ bên trong một bóng đen bay vụt ra bên ngoài, không, đúng hơn là bị đánh văn ra bằng một lực tác động cực mạnh. Cái bóng đập vào tảng đá, nằm bất động, cả bọn tức tốc chạy lại thì thấy một sinh vật đầu người, mình cây với cặp mắt đỏ đang tắt dần, sinh vật này ré lên những tràng chói tai, lấy tay ôm vào phần ngực, trông như đang bị tra tấn dã man lắm, nó lăn qua lăn lại rồi khoảng vài giây sau thì tan thành tro. Anh Hùng lẩm bẩm: “Mộc quỷ!”
Đột nhiên từ phía căn nhà phát ra những tiếng bước chân lộp cộp trên nền gỗ, tôi ngước lên nhìn thì thấy một cậu thanh niên tóc dài che cả đôi mắt, cơn gió núi không biết vì sao lại nổi lên thổi những lọn tóc kia bay phấp phới, đôi mắt sáng đầy uy lực cũng từ từ lộ diện, hình như cậu ta đang say, tay vẫn còn cầm chai rượu Gò Đen. Cậu ta nấc rượu rồi nói: “Mẹ bà, đang uống ngon lành mà tới phá. Mày không biết bố mày là ai chắc?! Còn mấy đứa dưới kia muốn gì? Có đem mồi với rượu tới không hử?”
Tôi đơ cả người, một ý nghĩ lóe lên trong đầu, nhưng để đảm bảo tôi hỏi lại: “Anh Hùng, không lẽ…”
Anh cười nhếch mép, trông có vẻ gượng gạo: “Ừ, Thạch Sinh đó…”
Chúng tôi đến nhà của Tú Linh lúc đêm muộn, bên tai tôi vẫn còn tiếng o o của đám đông bát nháo ở trường đá gà. Mặc dù vậy tôi vẫn nhớ như in cảm giác nghẹt thở lúc hàng trăm con người đó im phăn phắc, nhìn trầm trầm vào tôi. Lúc ấy, anh Hùng liền bắt ấn rồi nhấn vào trán tôi thêm một lần nữa thì mọi chuyện mới trở lại bình thường. Dường như Tú Linh cũng bị thuyết phục một phần nào đó nên liền bảo chúng tôi ở lại xem đá gà, đến tối, lúc cô “tan ca” sẽ mời chúng tôi về nhà ăn một bữa. Tôi vốn không có hứng thú với mấy trò cờ bạc cá độ này, duy chỉ có anh Hùng thì khá là hăng. Anh thua sặc máu.
Tú Linh nói, và tôi cũng thừa biết, vùng rừng núi này sơn hào không thiếu, nhưng muốn kiếm được đồ ngon thì phải biết nói chuyện. Mới đi có một vòng mà giỏ hàng của chúng tôi đã đầy ắp nào thỏ, nào nai với mấy loại cây tôi không biết tên. Anh Hùng bắt vỉ nướng, Tú Linh thì mần thịt, còn tôi được giao cho công việc chạy vặt. Đến khi mồi rượu no say, chúng tôi leo lên một mỏm đá, cạnh căn nhà gỗ được cất thủ công của Tú Linh, ngồi ngắm nhìn núi rừng thoắt ẩn thoắt hiện trong đêm. Thú thật là tôi chịu hết nổi rồi, tôi lên tiếng: “Thiên Hổ Phù là gì vậy anh?”
Anh Hùng châm điếu thuốc rồi nói: “Thôi thì từ đây về sau, mấy chuyện này mày cũng nên biết. Thế giới của lục lâm vốn phức tạp, từ bản chất đến cách thức vận hành, ngồi kể chắc không bao giờ hết. Anh xin bỏ qua phần giới thiệu nhé. Đi vào phần trừ ma, có bốn cách chính: Quyết, Ấn, Chú và Phù. Quyết là bấm những huyệt trên bàn tay để “tiếp lửa” cho tam muội chân hỏa, tạm thời cố định lại chúng. Ấn là đả thông kinh mạch, triệu hồi một thế lực nào đó để giúp làm những việc cụ thể. Chú nghĩa là xăm Ấn lên người, ví dụ như thằng Sinh là nó xăm Ấn Phục Ma Chú. Còn Phù…”, anh Hùng ngừng nói, kéo một hơi thật sâu, có vẻ đăm chiêu lắm rồi nói tiếp: “Vốn có nhiều loại phù, nhưng chỉ có bốn cái là “ngon” nhất: Địa Long, Thiên Hổ, Hải Phượng và Không Quy. Bốn thứ này là đồ hiếm, cách làm hết sức phức tạp, chỉ có những lục lâm cao tay, lão làng mới có thể Kết Phù được. Nói thẳng ra, anh chỉ nghe đồn về chúng. Giờ mày nhớ lại xem, lúc trước mày có bị tai nạn gì không? Tại sao mày lại có thứ này trên người?”
Tôi ngồi ngẫm một hồi, đúng như anh Hùng nói, lúc nhỏ tôi có bị vong nhập, chỉ nhớ mang mác, sau này tôi có nghe kể lại. Ba mẹ tôi nói, lúc tôi sinh ra, mọi người đều nói bát tự của tôi rất tốt. Chẳng là tôi sinh vào giờ Tý, ngày Thìn, tháng Thân, một bộ “tam hạp” theo quan niệm phương Đông. Duy chỉ có ông nội tôi là không được vui như mọi người, ai hỏi ông cũng không nói. Mãi đến ngày ông mất, tôi mới biết, ông cũng là người có bộ tam hạp như vậy: Thân, Tý, Thìn. Có lẽ với một người thâm sâu như ông, kinh qua bao lằn ranh sống chết, ông mới hiểu rằng cái tam hạp đó như một món quà trời ban, nhưng cũng phải xem mạng đủ lớn để hưởng món quà đó hay không. Ông sợ tôi cũng sẽ trải qua những thứ đã in dấu ám ảnh lên đời ông. Trước khi ông mất, ông dặn nhà tôi chôn theo ông hết những vật dụng của mình, tuy nhiên chừa lại cái răng chuột và một cây thước dây. Mọi người tuy cũng chất chứa những thắc mắc, nhưng không ai dám hỏi, đành theo vậy mà làm. Ông mất được ít lâu, lần ấy tôi bị vong nhập.
Chuyện là có lần nọ, một người bán cua đồng đi ngang nhà, thấy tôi thèm nên mẹ có kêu vào mua vài ký. Trong bầy cua ấy có một con kích thước to hơn hẳn loài cua đồng bình thường. Hai cái càng khổng lồ, trên đó loang lổ những vết đốm trắng đen, mắt nó màu nâu đỏ, miệng cũng tiết chất bọt màu gỉ sét. Theo lẽ dĩ nhiên, con cua sau khi luộc chín đều có màu sẫm, nhưng con cua này, khi chín rồi, nhìn vẫn như sống. Ba tôi luộc đến mấy lần vẫn vậy, nó không hề đổi dạng, ba tôi bực quá nên đem ra ăn luôn. Thấy con đó to nhất, cả nhà nhường cho tôi. Nhưng thịt nó tanh, rất tanh, tôi cũng ráng ăn xong hai cái càng rồi đem vứt đi. Tôi chỉ nhớ đến đó, một quãng ký ức bị mất đi, khi tôi ý thức lại được thì thấy mình đang nằm dưới bàn thờ ông nội, mọi người quây xung quanh dáo dác nhìn. Ông bác (anh của bà nội tôi) đang quỳ trước bàn thờ, nhẹ nhàng nói: “Trục xong rồi đó!” Sau này, cả nhà kể lại câu chuyện trong mười ngày tôi bị vong nhập đó mà tôi vẫn còn nổi da gà vì sợ.
Miền Tây từ thuở khai hoang mở cõi, dân ở đây có thói quen chôn cất ngay trên ruộng vườn. Thời gian trôi qua, có nhiều ngôi mộ như vậy thành vô chủ, lớp gạch đất bên ngoài sạt lở, nấm mồ trở thành đất bằng, rồi từ đất đó người ta lại tưởng là ruộng, cứ cày cấy, trồng trọt bình thường. Quả thật mà nói, bên dưới lớp đất hàng ngày chúng tôi sinh hoạt, không biết bao nhiêu tầng lớp những quan tài của người xưa. Con cua đó sống ở đồng, hang của nó thông xuống một quan tài như vậy, cho nên thường thì nó ăn xác chết. Oán khí từ xác chết tàng ẩn trong nó, gặp thân thể của thằng nhóc như tôi thì bộc phát. Ngay đêm vừa ăn xong, tôi cứ gầm gừ không thôi. Cả nhà thức dậy thấy tôi ngồi trong góc, đôi mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép nhưng vẫn chửi bới. Đó là một tiếng chửi của người phụ nữ tầm trung niên, về chuyện sao để thằng nhóc này ăn thịt bả. Cả nhà thấy vậy, biết là đã bị vong nhập, ba tôi nhờ một vài người trong xóm, bắt trói tôi lại. Ban đầu có một vài đạo sĩ đến, tự xưng là trục được vong này ra, nhưng rặt chỉ là bọn lừa đảo, lại gặp ngay gia đình có dân trong nghề nên bị ba tôi dọa đánh. Mọi thứ đang rối tung lên, chợt ông bác tôi xuất hiện. Gia đình bà nội tôi có ba người, ông bác rồi đến bà nội tôi rồi đến một người con gái út nữa, tung tích bà cô thì nội tôi không liên lạc được đã lâu, ông bác thì lúc đó đã hơn tám mươi, thường đi đây đó châm cứu bấm huyệt chữa bệnh, cộng với xem phong thủy. Nghe đâu tay nghề về phong thủy, ông được học từ một cao nhân ở Chợ Lớn. Ông bác đến, cả nhà cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Ông bảo đêm qua ông nằm mộng, thấy ông nội tôi hiện về, bảo rằng tôi đang gặp nguy, thế là vừa tỉnh dậy, ông bác bắt xe về nhà tôi ngay. Vừa đến nơi, ông sai người vật tôi ra, đoạn ông chạy đi lấy cây thước Lỗ Ban nội tôi để lại, cạo một ít bột ở mực đo 3,3 mét (bằng một trượng), đổ vào một chén rượu rồi rót vào họng tôi. Tiếp đến, ông giơ tay bốc từ lư hương nội tôi ra đúng chín chân nhang, vẩy một cái, tàn tro còn lại của chân nhang bay mất, rồi ông ghim 2 cái vào thái dương tôi, một cái ở đan điền, một cái giữa ngực, bốn cái ở tay và chân.
Cái vong kia vẫn liên hồi chửi rủa, tựa như đau đớn lắm, rồi nó van xin không ngớt. Thấy vậy, ông bác mới kéo thước dây ra, cột vòng quanh tôi, rồi bảo nó đi ra theo sợi dây, dứt lời ông giựt phăng một cái, dây thước vừa bung ra ông thu về ngay, từ miệng tôi bốc lên một làn khói trắng, ông bảo khôn hồn thì đi đi, lo tìm đường siêu thoát, chớ nên hại người, nếu không sẽ không yên với ông. Thế rồi tôi ngã sóng soài ra đất và tỉnh dậy. Sau đợt ấy, ông bác mắng ba mẹ tôi một hồi rồi ông cũng đi biệt tăm. Lúc ấy, cả nhà tôi biết, ông nội tôi tuy đã mất, nhưng vẫn đang dõi theo và bảo vệ gia đình.
Lúc ông bác sắp đi, ông có kêu tôi lại, rồi ông lấy một mảnh đất sét in lên bả vai tôi như là đóng dấu vậy, ông lẩm bẩm gì đó, tôi chỉ nghe loáng thoáng là do ông nội bảo ông làm vậy, ông cũng không hiểu ý ông nội tôi là gì. Từ đó, chỗ ông bác tôi “đóng dấu” nổi lên một vết bớt trông như vết móng vuốt của loài hổ. Ngày ấy tôi còn quá nhỏ, đâu biết được rằng, trò chơi Thân, Tý, Thìn mà ông trời tạo ra, tôi đã bước một chân vào nó.
Anh Hùng và Tú Linh im lặng, không có biểu hiện gì gọi là bất ngờ với câu chuyện tôi vừa kể, tôi nghĩ đây là lẽ tự nhiên, cần gì phải to tát. Anh nói, giọng hời hợt: “Vậy thì chắc trăm phần trăm rồi!”
“Chắc gì anh?”
“Cái mảnh đất sét mà ông cậu mày in lên bả vai mày ấy, thật ra nó là cao hổ cốt. Nhưng không phải loại thường, loại này lấy từ xương của con hổ già đang mang thai. Cách làm như sau…”
“Thôi!” Tú Linh chen ngang: “Ác như chó, kể làm gì!”
“Thì thôi.” Hùng nhún vai. “Có câu nói người lục lâm truyền miệng nhau như thế này: Thiên Hổ nghịch vuốt che mắt đời, mày là người đặt biệt, sinh ra trong gia đình cũng thuộc hàng cộm cán trong giới lục lâm cho nên vong của mày dễ bị bọn ma quỷ dòm ngó. Ông chú mày chắc nghe lời ông nội, kết Thiên Hổ Phù lên vai, để cho con cọp suốt đời ngồi trên đó, lấy tay che cặp mắt mày lại, bảo vệ mày khỏi mấy thứ cõi âm. Cho nên chuyến đi Bảy Núi, mặc dù cũng đi qua những chỗ như nhau, nhưng vì có Thiên Hổ Phù nên mày không thấy gì hết, chỉ cảm nhận được là có gì đó không ổn thôi.”
Tôi nằm trên chiếc giường tre, bất giác lại lấy tay mơn trớn vết thẹo trên bả vai, suy nghĩ về những ngày lang thang cũ. Anh Hùng muốn tôi trở thành “con mắt” của cả đoàn trong chuyến đi lần này và về sau nữa nếu có thể, vai trò cụ thể như thế nào thì tôi cũng không rõ. Thú thật, đi với hai người bọn họ tôi hoàn toàn an tâm, cảm giác an toàn họ mang đến là không thể chối cãi. Chưa kể anh Hùng còn nói sáng mai sẽ lên đường đến chỗ ở mới của Thạch Sinh ở Ba Thê, tôi nóng lòng muốn biết mọi điều về anh chàng đó, tôi muốn biết cậu ta là người như thế nào, hình ảnh tôi tưởng tượng thấy trong câu chuyện của Hùng bon-sai tôi đoán đúng bao nhiêu phần, vân vân. Nghe đâu tôi lớn hơn cậu ta đến ba tuổi, Tú Linh thì bằng tuổi tôi. Lúc nãy anh Hùng đuổi tôi đi ngủ vì Tú Linh vẫn chưa bị thuyết phục hoàn toàn, anh có nói dậm lại là mọi chuyện sẽ kể sau. Tôi thì chỉ nhún vai, chuyện nam nữ các người trong đêm khuya thanh vắng làm cái gì ta đây không tha thiết muốn biết.
Chúng tôi đợi Tú Linh chuẩn bị đồ, sắp xếp công việc các thứ thì cũng đến trưa mới có thể xuất phát. Như tôi dự đoán, Hùng đã sang chở Tú Linh bỏ tôi chạy một mình, tôi nói: “Anh hay lắm Hùng, tự xưng ta đây cho lắm vào cũng không qua được ải mỹ nhân!” Anh chỉ cười he he rồi nhấn ga lên đường. Tú Linh sở hữu con Honda Win được binh lại, nhìn cũng khá ngầu. Hai chiếc xe, hai tiếng máy nổ giòn khấu, chúng tôi đi Thoại Sơn, Óc Eo - ngôi nhà của lục lâm. Lúc trước anh Hùng có liên lạc, Thạch Sinh nói mình đã xuất tự, cất ngôi nhà nhỏ ở lưng chừng núi, mở quán nước, cũng có chút danh tiếng nên cũng cơ số người tìm đến nhờ đập miễu giúp. Đường lên không khó đi lắm, chỉ có một số đoạn hơi dốc thôi, khi chúng tôi leo đến thì trời đã chạng vạng, ngôi nhà sàn với những chân trụ to đùng dần hiện ra trong màu xám tro của chiều tàn, có ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn tròn rót ra từ những ô cửa. Nhắm về hướng đó mà đi, bỗng từ bên trong một bóng đen bay vụt ra bên ngoài, không, đúng hơn là bị đánh văn ra bằng một lực tác động cực mạnh. Cái bóng đập vào tảng đá, nằm bất động, cả bọn tức tốc chạy lại thì thấy một sinh vật đầu người, mình cây với cặp mắt đỏ đang tắt dần, sinh vật này ré lên những tràng chói tai, lấy tay ôm vào phần ngực, trông như đang bị tra tấn dã man lắm, nó lăn qua lăn lại rồi khoảng vài giây sau thì tan thành tro. Anh Hùng lẩm bẩm: “Mộc quỷ!”
Đột nhiên từ phía căn nhà phát ra những tiếng bước chân lộp cộp trên nền gỗ, tôi ngước lên nhìn thì thấy một cậu thanh niên tóc dài che cả đôi mắt, cơn gió núi không biết vì sao lại nổi lên thổi những lọn tóc kia bay phấp phới, đôi mắt sáng đầy uy lực cũng từ từ lộ diện, hình như cậu ta đang say, tay vẫn còn cầm chai rượu Gò Đen. Cậu ta nấc rượu rồi nói: “Mẹ bà, đang uống ngon lành mà tới phá. Mày không biết bố mày là ai chắc?! Còn mấy đứa dưới kia muốn gì? Có đem mồi với rượu tới không hử?”
Tôi đơ cả người, một ý nghĩ lóe lên trong đầu, nhưng để đảm bảo tôi hỏi lại: “Anh Hùng, không lẽ…”
Anh cười nhếch mép, trông có vẻ gượng gạo: “Ừ, Thạch Sinh đó…”
Tác giả :
Lâm Gia Thái Bảo