[Thập Niên 70] Phúc Bảo
Chương 29 Thịt Thỏ (10)
Phúc Bảo rụt vai lại, gục sát đầu xuống. Cô bé bấu chặt góc áo, lo lắng nói: “Bác dâu cả bảo con là đồ xúi quẩy, nói con là sao chổi đầu thai. Ai mà nuôi con thì nhà đó cũng gặp xui xẻo. Con nghĩ kỹ lại từ lúc con vào nhà họ Cố, bác dâu cả hình như đã cãi nhau với bà nội hai lần cũng bởi vì con. Trong lòng con thấy khó chịu quá. Cha...”
Cô bé ngẩng mặt lên: “… có phải con là sao chổi, là đồ xúi quẩy thật không? Con đến nhà nào thì nhà đó không được yên ổn?”
Cố Vệ Đông thật không dám tin một đứa bé như Phúc Bảo lại nói ra những lời như vậy.
Anh ấy kinh ngạc nhìn bé gái nhỏ xíu. Một bé gái năm tuổi xinh xắn, đôi mắt đen long lanh chứa đầy nỗi hoang mang và bất lực đang ngẩng mặt nhìn mình.
Dáng vẻ này của Phúc Bảo làm trái tim anh ấy chùng xuống.
Ý thức về trách nhiệm làm cha trào dâng trong lồng ngực.
Anh ấy im lặng một lúc lâu rồi ngồi xổm xuống. Anh ấy đưa tay vuốt mái tóc mềm mại của Phúc Bảo lần nữa, giọng thì thào: “Con bé khờ này. Con nói cái gì ngốc nghếch vậy. Lúc đầu mẹ con đã bắt được chữ ‘Phúc’ đó thì con chính là cháu gái của nhà họ Cố. Mẹ con đã dắt con qua cửa nhà họ Cố thì con chính là con gái của ba và mẹ rồi. Có người cha nào lại không cần con của mình chứ? Con là con gái của ba mẹ suốt kiếp này, biết chưa?”
Phúc Bảo vẫn chưa hiểu lắm. Mặc dù cô bé có thể nhớ mọi thứ ngay từ khi còn là một đứa bé, nhưng cô bé vẫn chưa thể hình dung rõ ràng về quan hệ giữa người và người, cùng một thứ phức tạp được gọi là lòng người. Phúc Bảo chép miệng, cuối cùng cũng lấy hết can đảm để hỏi: “Vậy, vậy nhà Nhiếp Lão Tam sao lại không cần con nữa? Trước đây con cũng gọi họ là cha mẹ mà!”
Phúc Bảo hiểu, tiếng ‘cha mẹ’ mà mình gọi không giống như người khác.
Người khác gọi những người sinh ra mình là ba mẹ, đây là lẽ tự nhiên.
Còn cô bé chỉ là con nuôi, nên mới được gọi ba gọi mẹ. Kiểu ba mẹ này có thể một ngày nào đó lại không cần cô bé nữa.
Cố Vệ Đông nhìn cô gái nhỏ trước mặt gọi mình là ba với đôi mắt đỏ hoe.
Một nông dân thô kệch như anh ấy đâu có những suy nghĩ sâu xa đến vậy, nhưng nỗi hoang mang lo lắng của cô bé đã khắc sâu vào lòng anh.
Anh ấy thở dài thườn thượt, giơ bàn tay thô ôm lấy cô bé vỗ về.
“Con bé ngốc này. Ba nói cho con biết, con là con gái của ba mẹ, cả đời này cũng không thay đổi. Người khác nói con thế nào là chuyện của họ, còn con là con gái của cha mẹ. Dù xảy ra bất cứ chuyện gì, con vẫn là con của cha mẹ.”
Phúc Bảo thẫn thờ nhìn Cố Vệ Đông, nhìn người mình gọi là ba này. Một lúc sau mới òa lên khóc, rồi bổ nhào lên vai của Cố Vệ Đông: “Cha!”
Vì chuyện của Phúc Bảo, trong lòng Cố Vệ Đông không mấy dễ chịu. Anh ấy nhìn ra được tuy Phúc Bảo đã trở thành con gái của mình nhưng tâm lý con bé vẫn chưa ổn định.
Cố Vệ Đông chỉ học đến tiểu học, nên cũng không biết giải thích cảm giác này là thế nào. Tóm lại là trong lòng Phúc Bảo chưa thể nguôi ngoai, không thể xem nhà họ Cố là nhà của mình, vẫn còn sợ hãi một ngày nào đó lại bị đuổi đi.
Anh ấy lựa lúc Phúc Bảo không có trong phòng thì lén lút kể lại với Lưu Quế Chi, sau cùng nói: “Xem ra em phải để ý đến con bé nhiều hơn. Trong lòng con bé vẫn chưa được yên ổn.”
Lưu Quế Chi nghe xong, suy nghĩ một lát rồi gật đầu.
Phụ nữ dù sao vẫn tâm lý hơn đàn ông. Cũng may đương lúc nông nhàn, Lưu Quế Chi có thể trổ tài một chút. Trước tiên, cô ấy mượn kéo để cắt tỉa lại tóc cho Phúc Bảo, sau đó lại từ từ chọn những quần áo đem về từ nhà mẹ để cho Phúc Bảo mặc.
Phúc Bảo vốn dĩ đã đẹp, lại được Lưu Quế Chi chọn cho quần áo mặc lại càng xinh xắn. Một cô gái nhỏ sạch sẽ tươm tất, đầu thắt hai bím tóc sừng dê, hai mắt sáng như sao trời trong đêm thu, nước da trắng nõn như bông vải trên đồng còn có đôi môi đỏ thắm như quả anh đào. Ở nông thôn, hiếm có bé gái nào lại xinh đẹp thế này, cho nên vừa ra khỏi cửa thì ai ai cũng phải ngoái nhìn.
Tuy rằng trong số đó cũng có vài người nói năng linh tinh. Ví dụ như nói Phúc Bảo xinh như vậy chắc là con rơi con rớt của mấy người trong thành phố, hoặc là do gia đình giàu có nào đó gian díu với ni cô mà sinh ra. Tóm lại, tất cả đều cảm thấy Phúc Bảo không thể nào là con của một nhà nông dân đàng hoàng được.
Cô bé ngẩng mặt lên: “… có phải con là sao chổi, là đồ xúi quẩy thật không? Con đến nhà nào thì nhà đó không được yên ổn?”
Cố Vệ Đông thật không dám tin một đứa bé như Phúc Bảo lại nói ra những lời như vậy.
Anh ấy kinh ngạc nhìn bé gái nhỏ xíu. Một bé gái năm tuổi xinh xắn, đôi mắt đen long lanh chứa đầy nỗi hoang mang và bất lực đang ngẩng mặt nhìn mình.
Dáng vẻ này của Phúc Bảo làm trái tim anh ấy chùng xuống.
Ý thức về trách nhiệm làm cha trào dâng trong lồng ngực.
Anh ấy im lặng một lúc lâu rồi ngồi xổm xuống. Anh ấy đưa tay vuốt mái tóc mềm mại của Phúc Bảo lần nữa, giọng thì thào: “Con bé khờ này. Con nói cái gì ngốc nghếch vậy. Lúc đầu mẹ con đã bắt được chữ ‘Phúc’ đó thì con chính là cháu gái của nhà họ Cố. Mẹ con đã dắt con qua cửa nhà họ Cố thì con chính là con gái của ba và mẹ rồi. Có người cha nào lại không cần con của mình chứ? Con là con gái của ba mẹ suốt kiếp này, biết chưa?”
Phúc Bảo vẫn chưa hiểu lắm. Mặc dù cô bé có thể nhớ mọi thứ ngay từ khi còn là một đứa bé, nhưng cô bé vẫn chưa thể hình dung rõ ràng về quan hệ giữa người và người, cùng một thứ phức tạp được gọi là lòng người. Phúc Bảo chép miệng, cuối cùng cũng lấy hết can đảm để hỏi: “Vậy, vậy nhà Nhiếp Lão Tam sao lại không cần con nữa? Trước đây con cũng gọi họ là cha mẹ mà!”
Phúc Bảo hiểu, tiếng ‘cha mẹ’ mà mình gọi không giống như người khác.
Người khác gọi những người sinh ra mình là ba mẹ, đây là lẽ tự nhiên.
Còn cô bé chỉ là con nuôi, nên mới được gọi ba gọi mẹ. Kiểu ba mẹ này có thể một ngày nào đó lại không cần cô bé nữa.
Cố Vệ Đông nhìn cô gái nhỏ trước mặt gọi mình là ba với đôi mắt đỏ hoe.
Một nông dân thô kệch như anh ấy đâu có những suy nghĩ sâu xa đến vậy, nhưng nỗi hoang mang lo lắng của cô bé đã khắc sâu vào lòng anh.
Anh ấy thở dài thườn thượt, giơ bàn tay thô ôm lấy cô bé vỗ về.
“Con bé ngốc này. Ba nói cho con biết, con là con gái của ba mẹ, cả đời này cũng không thay đổi. Người khác nói con thế nào là chuyện của họ, còn con là con gái của cha mẹ. Dù xảy ra bất cứ chuyện gì, con vẫn là con của cha mẹ.”
Phúc Bảo thẫn thờ nhìn Cố Vệ Đông, nhìn người mình gọi là ba này. Một lúc sau mới òa lên khóc, rồi bổ nhào lên vai của Cố Vệ Đông: “Cha!”
Vì chuyện của Phúc Bảo, trong lòng Cố Vệ Đông không mấy dễ chịu. Anh ấy nhìn ra được tuy Phúc Bảo đã trở thành con gái của mình nhưng tâm lý con bé vẫn chưa ổn định.
Cố Vệ Đông chỉ học đến tiểu học, nên cũng không biết giải thích cảm giác này là thế nào. Tóm lại là trong lòng Phúc Bảo chưa thể nguôi ngoai, không thể xem nhà họ Cố là nhà của mình, vẫn còn sợ hãi một ngày nào đó lại bị đuổi đi.
Anh ấy lựa lúc Phúc Bảo không có trong phòng thì lén lút kể lại với Lưu Quế Chi, sau cùng nói: “Xem ra em phải để ý đến con bé nhiều hơn. Trong lòng con bé vẫn chưa được yên ổn.”
Lưu Quế Chi nghe xong, suy nghĩ một lát rồi gật đầu.
Phụ nữ dù sao vẫn tâm lý hơn đàn ông. Cũng may đương lúc nông nhàn, Lưu Quế Chi có thể trổ tài một chút. Trước tiên, cô ấy mượn kéo để cắt tỉa lại tóc cho Phúc Bảo, sau đó lại từ từ chọn những quần áo đem về từ nhà mẹ để cho Phúc Bảo mặc.
Phúc Bảo vốn dĩ đã đẹp, lại được Lưu Quế Chi chọn cho quần áo mặc lại càng xinh xắn. Một cô gái nhỏ sạch sẽ tươm tất, đầu thắt hai bím tóc sừng dê, hai mắt sáng như sao trời trong đêm thu, nước da trắng nõn như bông vải trên đồng còn có đôi môi đỏ thắm như quả anh đào. Ở nông thôn, hiếm có bé gái nào lại xinh đẹp thế này, cho nên vừa ra khỏi cửa thì ai ai cũng phải ngoái nhìn.
Tuy rằng trong số đó cũng có vài người nói năng linh tinh. Ví dụ như nói Phúc Bảo xinh như vậy chắc là con rơi con rớt của mấy người trong thành phố, hoặc là do gia đình giàu có nào đó gian díu với ni cô mà sinh ra. Tóm lại, tất cả đều cảm thấy Phúc Bảo không thể nào là con của một nhà nông dân đàng hoàng được.
Tác giả :
Nữ Vương Không Ở Nhà