[Thập Niên 70] Phúc Bảo
Chương 1 Không Ai Muốn Phúc Bảo (1)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Vợ Nhiếp lão tam không muốn Phúc Bảo nữa, đây là chủ đề được bàn tán sôi nổi trong đại đội sản xuất Bình Khê mấy ngày nay.
Vừa đến giờ cơm, các ông già bà lão lớn tuổi trong thôn đều đi tới giếng nước trước đại đội sản xuất, tay cầm chiếc bát sứ cũ, miệng húp một ngụm cháo, miệng nói nhỏ mấy câu.
Có người thương hại nói: "Đáng tiếc cho đứa bé Phúc Bảo kia, nhìn dáng vẻ xinh xắn, sao vợ Nhiếp lão tam lại không cần người ta nữa chứ!"
Còn có người nói: “Nếu sớm nói là không muốn, vậy thà để chúng ta ôm, nuôi đến bây giờ cũng trưởng thành rồi!"
Cũng có người lắc đầu tỏ vẻ đáng tiếc: “Tôi thấy, đừng gọi đứa nhỏ Phúc Bảo này là Phúc Bảo nữa, sinh ra mệnh đã khổ, ở nhà Nhiếp lão tam suốt ngày phải đi chặt củi nấu cơm, còn sống không tốt, ngày ngày ăn đồ ăn giống như cho heo."
Mấy ngày nay vợ Nhiếp lão tam liên tục làm ầm lên, cô ta đến làm phiền đại đội trưởng đội sản xuất Trần Hữu Phúc, đòi sống đòi chết nói, nếu không giải quyết vấn đề này cho cô ta, cô ta sẽ ăn uống ngủ nghỉ luôn ở trong đại đội sản xuất, vì vậy đại đội trưởng không còn cách nào khác, đành phải nhún nhường.
Thật ra Phúc Bảo cũng không phải là con cháu Nhiếp gia.
Đại đội sản xuất Bình Khê dựa vào núi Đại Cổn, trên núi Đại Cổn có một am ni cô, trước khi giải phóng, các đại cô nương tiểu tức phụ trong đại đội sản xuất đều lên núi đốt nhang bái lạy phật, quyên chút tiền nhang đèn, cầu bình an, cũng có người xấu hổ cầu có được nhân duyên.
Sau khi giải phóng, am ni cô vắng lạnh, một số ni cô trong am bỏ đi, còn lại một số người ở lại sống trong cảnh nghèo khó.
Thẳng đến mấy năm trước, công xã nói là muốn trấn chỉnh, bài trừ phong kiến mê tín dị đoan, tự nhiên am ni cô bị phá bỏ, vì vậy am ni cô bị đập.
Nhưng sau khi am ni cô bị đập, ni cô trong am phải làm sao?
Công xã cử người tới dẹp bỏ am ni cô, ni cô nào sẵn lòng trở về nhà thì có thể hoàn tục, còn nếu không muốn trở về nhà, hoặc không có chỗ nào để đi, chính phủ sẽ nghĩ cách sắp xếp nhà ở cho bọn họ.
Thật ra sắp xếp nhà ở có nghĩa là làm mai cho các ni cô lập gia đình.
Trong đại đội sản xuất có nhiều chàng trai quá lứa còn chưa có vợ, gả ni cô cho bọn họ là quá phù hợp rồi đúng không?
Đáng lẽ đây một chuyện tốt, các ni cô đều xấu hổ đồng ý, có người muốn về nhà, có người không có nhà để về, đều được người của công xã làm mai gả. Nhưng cố tình trong am không chỉ có mình các ni cô trưởng thành, còn có một đứa bé, người trong am ni cô đều gọi cô là Phúc Bảo.
Không ai biết Phúc Bảo là đứa trẻ đến từ đâu, có người nói là do ni cô trong am tư thông với người khác sinh ra, cũng có người nói là nhặt được ở trong núi.
Cô bé Phúc Bảo còn chưa đầy một tuổi, nhìn trắng trẻo sạch sẽ, lại bụ bẫm đáng yêu, làm người yêu thích không buông tay.
Các ni cô đều thương đứa bé này, nói nếu không sắp xếp cho Phúc Bảo, bọn họ đều không đi đâu cả, không lấy chồng nữa.
Người của chính phủ bàn bạc riêng với nhau, nếu để ni cô mang theo đứa bé đi lập gia đình sẽ hơi khó nghe, bọn họ muốn tìm người khác nhận nuôi, vì vậy bọn họ đánh tiếng, nhà nào muốn nhận nuôi đứa bé này, năm nay sẽ được cộng thêm một trăm điểm làm việc trong năm.
Tất cả mọi người trong đại đội sản xuất Bình Khê đều đỏ cả mắt, muốn cướp nhận nuôi đứa bé này.
Đến cuối cùng, gia đình Nhiếp lão tam kết hôn đã mấy năm còn chưa có con cướp được, chẳng những nhận được một trăm điểm công việc trong năm từ trên trời rơi xuống, còn được thêm một đứa bé.
Ai cũng không ngờ, đứa bé này vừa tới Nhiếp gia không lâu, vợ Nhiếp lão tam đã mang thai, ôm bụng bầu rất lớn, mang thai mười tháng đẻ ra được một đôi trai gái song sinh, Nhiếp lão tam vui đến mức mắt híp lại thành một đường chỉ.
Nhưng kể từ khi gia đình Nhiếp lão tam có thêm cặp song sinh, cuộc sống càng thêm khó khăn. Vợ Nhiếp lão tam không có đủ sữa, phải bồi bổ rất nhiều, hai đứa bé cũng được đút cháo nấu từ gạo trắng, cứ như vậy chi tiêu trong nhà càng thêm tăng cao.
Cố tình Phúc Bảo còn ăn rất khỏe, nghe nói còn nhỏ xíu đã ăn hết được một bát cháo lớn, ăn còn nhiều hơn cả em trai em gái bé cộng lại. Vì vậy cả gia đình hai người lớn ba đứa trẻ có tổng cộng năm miệng ăn, còn có Phúc Bảo ăn rất khỏe, sao có thể sống nổi chỉ bằng điểm công việc của mình Nhiếp lão tam làm ra? Cứ như vậy, cuộc sống của đại gia đình càng ngày càng khó khăn hơn, cũng nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn.
Vợ Nhiếp lão tam không muốn Phúc Bảo nữa, đây là chủ đề được bàn tán sôi nổi trong đại đội sản xuất Bình Khê mấy ngày nay.
Vừa đến giờ cơm, các ông già bà lão lớn tuổi trong thôn đều đi tới giếng nước trước đại đội sản xuất, tay cầm chiếc bát sứ cũ, miệng húp một ngụm cháo, miệng nói nhỏ mấy câu.
Có người thương hại nói: "Đáng tiếc cho đứa bé Phúc Bảo kia, nhìn dáng vẻ xinh xắn, sao vợ Nhiếp lão tam lại không cần người ta nữa chứ!"
Còn có người nói: “Nếu sớm nói là không muốn, vậy thà để chúng ta ôm, nuôi đến bây giờ cũng trưởng thành rồi!"
Cũng có người lắc đầu tỏ vẻ đáng tiếc: “Tôi thấy, đừng gọi đứa nhỏ Phúc Bảo này là Phúc Bảo nữa, sinh ra mệnh đã khổ, ở nhà Nhiếp lão tam suốt ngày phải đi chặt củi nấu cơm, còn sống không tốt, ngày ngày ăn đồ ăn giống như cho heo."
Mấy ngày nay vợ Nhiếp lão tam liên tục làm ầm lên, cô ta đến làm phiền đại đội trưởng đội sản xuất Trần Hữu Phúc, đòi sống đòi chết nói, nếu không giải quyết vấn đề này cho cô ta, cô ta sẽ ăn uống ngủ nghỉ luôn ở trong đại đội sản xuất, vì vậy đại đội trưởng không còn cách nào khác, đành phải nhún nhường.
Thật ra Phúc Bảo cũng không phải là con cháu Nhiếp gia.
Đại đội sản xuất Bình Khê dựa vào núi Đại Cổn, trên núi Đại Cổn có một am ni cô, trước khi giải phóng, các đại cô nương tiểu tức phụ trong đại đội sản xuất đều lên núi đốt nhang bái lạy phật, quyên chút tiền nhang đèn, cầu bình an, cũng có người xấu hổ cầu có được nhân duyên.
Sau khi giải phóng, am ni cô vắng lạnh, một số ni cô trong am bỏ đi, còn lại một số người ở lại sống trong cảnh nghèo khó.
Thẳng đến mấy năm trước, công xã nói là muốn trấn chỉnh, bài trừ phong kiến mê tín dị đoan, tự nhiên am ni cô bị phá bỏ, vì vậy am ni cô bị đập.
Nhưng sau khi am ni cô bị đập, ni cô trong am phải làm sao?
Công xã cử người tới dẹp bỏ am ni cô, ni cô nào sẵn lòng trở về nhà thì có thể hoàn tục, còn nếu không muốn trở về nhà, hoặc không có chỗ nào để đi, chính phủ sẽ nghĩ cách sắp xếp nhà ở cho bọn họ.
Thật ra sắp xếp nhà ở có nghĩa là làm mai cho các ni cô lập gia đình.
Trong đại đội sản xuất có nhiều chàng trai quá lứa còn chưa có vợ, gả ni cô cho bọn họ là quá phù hợp rồi đúng không?
Đáng lẽ đây một chuyện tốt, các ni cô đều xấu hổ đồng ý, có người muốn về nhà, có người không có nhà để về, đều được người của công xã làm mai gả. Nhưng cố tình trong am không chỉ có mình các ni cô trưởng thành, còn có một đứa bé, người trong am ni cô đều gọi cô là Phúc Bảo.
Không ai biết Phúc Bảo là đứa trẻ đến từ đâu, có người nói là do ni cô trong am tư thông với người khác sinh ra, cũng có người nói là nhặt được ở trong núi.
Cô bé Phúc Bảo còn chưa đầy một tuổi, nhìn trắng trẻo sạch sẽ, lại bụ bẫm đáng yêu, làm người yêu thích không buông tay.
Các ni cô đều thương đứa bé này, nói nếu không sắp xếp cho Phúc Bảo, bọn họ đều không đi đâu cả, không lấy chồng nữa.
Người của chính phủ bàn bạc riêng với nhau, nếu để ni cô mang theo đứa bé đi lập gia đình sẽ hơi khó nghe, bọn họ muốn tìm người khác nhận nuôi, vì vậy bọn họ đánh tiếng, nhà nào muốn nhận nuôi đứa bé này, năm nay sẽ được cộng thêm một trăm điểm làm việc trong năm.
Tất cả mọi người trong đại đội sản xuất Bình Khê đều đỏ cả mắt, muốn cướp nhận nuôi đứa bé này.
Đến cuối cùng, gia đình Nhiếp lão tam kết hôn đã mấy năm còn chưa có con cướp được, chẳng những nhận được một trăm điểm công việc trong năm từ trên trời rơi xuống, còn được thêm một đứa bé.
Ai cũng không ngờ, đứa bé này vừa tới Nhiếp gia không lâu, vợ Nhiếp lão tam đã mang thai, ôm bụng bầu rất lớn, mang thai mười tháng đẻ ra được một đôi trai gái song sinh, Nhiếp lão tam vui đến mức mắt híp lại thành một đường chỉ.
Nhưng kể từ khi gia đình Nhiếp lão tam có thêm cặp song sinh, cuộc sống càng thêm khó khăn. Vợ Nhiếp lão tam không có đủ sữa, phải bồi bổ rất nhiều, hai đứa bé cũng được đút cháo nấu từ gạo trắng, cứ như vậy chi tiêu trong nhà càng thêm tăng cao.
Cố tình Phúc Bảo còn ăn rất khỏe, nghe nói còn nhỏ xíu đã ăn hết được một bát cháo lớn, ăn còn nhiều hơn cả em trai em gái bé cộng lại. Vì vậy cả gia đình hai người lớn ba đứa trẻ có tổng cộng năm miệng ăn, còn có Phúc Bảo ăn rất khỏe, sao có thể sống nổi chỉ bằng điểm công việc của mình Nhiếp lão tam làm ra? Cứ như vậy, cuộc sống của đại gia đình càng ngày càng khó khăn hơn, cũng nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn.
Tác giả :
Nữ Vương Không Ở Nhà