Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Chương 22: Đi huyện thành
Editor: Tựa thuỷ lưu niên
Chương 22: Đi huyện thành
Hơn tám giờ tối, bà Chu qua tới, Lâm Thanh Hoà đang rửa chân cho ba anh em Đại Oa, sau đó cũng múc một chậu nước mới cho bà Chu.
Bà Chu kinh ngạc, vợ thằng tư thế mà múc nước cho bà rửa chân?
“Ngày mai mẹ nấu cháo thịt nạc cho mấy đứa Đại Oa nha, thịt nạc con giữ lạnh trong nước giếng đấy.” Lâm Thanh Hoà múc nước để cho bà Chu tự rửa chân, chờ rửa xong cô sẽ giúp đổ nước dơ thôi.
Bà Chu nhìn con dâu thuận mắt hơn vài phần, bà cảm thấy thoải mái hơn nên lên tiếng hỏi: “Ngày mai tính mua những gì?”
Lâm Thanh Hoà đáp: “Cũng không có gì, chủ yếu là mấy đứa Đại Oa không có quần áo dài mặc giữ ấm bên trong. Đằng nào cũng phải mua thêm ít vải, không cần quá cầu kỳ, khi đó nhờ chị dâu cả may giúp, con sẽ trả công cho chị ấy.”
Bà Chu thầm nghĩ trong lòng nếu không dùng tiền cho mấy đứa cháu mình, khẳng định con dâu sẽ mang về nhà mẹ đẻ, bà liền nói: “ Đúng là nên may quần áo trong cho ba anh em nó.”
Lâm Thanh Hoà với bà Chu không thân, cô không nói nhiều đem chậu nước rửa chân đi đổ rồi chuẩn bị nghỉ ngơi.
Sống ở đây mấy ngày Lâm Thanh Hoà đã quen đi ngủ sớm, đặc biệt ngày mai phải dậy sớm hơn mọi ngày để đi lên huyện thành. Ai da! Nghĩ thôi đã thấy mỏi chân rồi!
Sáng hôm sau trời chưa sáng, Lâm Thanh Hoà thức dậy, múc nước rửa mặt, nói với bà Chu một tiếng rồi khởi hành.
Chu Đồng kéo xe tới nhưng không gõ cửa, nó đứng đợi ở bên ngoài. Rất nhanh Lâm Thanh Hoà ra tới.
“Hôm nay chắc sẽ vất vả đấy, lát tới huyện thành thím mời cháu ăn bánh bao trắng.”
Chu Đông vội vàng nói không cần, trước khi đi đã ăn ở nhà rồi.
Đầu tháng mười, sáng sớm trời rất lạnh, mặt trời lên muộn. Nếu không có Chu Đông, Lâm Thanh Hoà chẳng dám đi một mình.
Lâm Thanh Hoà hỏi: “Thời tiết ngày một lạnh hơn, chăn bông trong nhà còn ấm không?”
Chu Đông gật đầu nói: “Rất ấm áp.”
Lâm Thanh Hoà: “Lần trước thím đi huyện thành đã đặt mua một cái chăn mới, cái chăn cũ có thể cho hai đứa.”
Chu Đông sửng sốt: “Thím nói thật chứ?”
Trong nhà có cái chăn bông đã cũ lắm rồi, hơn nữa nó và em gái đều lớn cả không thể ngủ chung giường đắp chung chăn như lúc nhỏ nữa.
Vì phải ngủ tách nhau ra nên mỗi đứa đắp một cái chăn mỏng, còn nhớ mùa đông năm ngoái lạnh cóng, mặc dù đã đốt lửa giữ ấm giường đất nhưng chỉ duy trì được đầu hôm, tới nửa đêm về sáng hết nhiệt rét run. Nó thanh niên sức dài vai rộng còn đỡ, chỉ tội nghiệp cho em gái.
Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Thật.”
Lần này đi huyện thành, cô đã tính toán lấy từ trong không gian riêng vài thứ cần thiết cho mùa đông như chăn bông, đệm.
Chu Đông vội vàng hỏi: “Thím, cái kia, cần bao nhiêu tiền? Trong nhà cháu còn một ít phiếu vải, để cũng vô dụng, cháu có thể đưa cho thím.”
Thời đại này muốn mua một cái chăn bông không phải là chuyện dễ dàng.
Cái chăn ở nhà, trong mắt Lâm Thanh Hoà đã cũ nhưng thật ra vẫn còn dùng tốt. Hai vợ chồng Chu Thanh Bách mới kết hôn được vài năm, hơn nữa cái chăn này mới mua sau này không phải là cái chăn tân hôn vì thế không tính là cũ kỹ. Nếu hôm nay không tính cho anh em Chu Đông, cô định dùng nó làm đệm giường.
Còn cái đệm cô đang lưu trữ trong không gian riêng kia, có thể mang lên huyện thành rao bán, chắc chắn không ít người cần.
Kể ra thì cuộc sống của hai anh em Chu Đông tương đối khó khăn hơn người khác, tính tình hai đứa nó không tồi, chịu thương chịu khó, thường xuyên giúp cô làm việc, tuy rằng đã trả tiền công nhưng cho chúng thêm một ít cũng không thành vấn đề.
Lâm Thanh Hoà: “Cháu nói tiền bạc với thím làm gì, thím đâu thiếu vài đồng tiền, như vậy đi năm nay thím sẽ mua kha khá lương thực, tới thời điểm phân lương cháu phụ giúp thím khiêng về nhà là được.”
Những năm trước nguyên chủ đều kêu anh cả Chu hỗ trợ khiêng vác, đương nhiên xong sẽ cho anh ta 2 quả trứng gà mang về.
Chu Đông: “Vâng, việc này thím không cần nói, cháu sẽ giúp thím khiêng lương thực về tận nhà.”
“Lần này đi huyện thành thím định mua không ít hàng đâu. Cháu chuẩn bị tâm lý trước đi, hôm nay sẽ vất vả đấy.”
Hai thím cháu rảo bước lên đường, mặt trời từ từ ló dạng, đi được một phần ba quãng đường thì sắc trời hửng sáng.
Lâm Thanh Hoà bắt đầu đói bụng nhưng không thể lấy đồ ăn ra, đành nhịn đói cùng Chu Đông đi tới tận huyện thành. Tới nơi, cô bước vào một tiệm cơm quốc doanh. Khi đi ra, trên tay cầm ba cái bánh bao trắng, giữ lại một cái, đưa cho Chu Đông hai cái.
Chu Đông ngại không dám nhận, Lâm Thanh Hoà nói hôm nay nhiều việc lắm, ăn nhanh có sức rồi bắt tay vào việc kẻo muộn. Chu Đông bèn nhận lấy bánh bao bắt đầu ăn. Đời này nó chưa được ăn cái gì ngon như thế. Bánh làm bằng bột mì tinh, lại hẳn hai cái, Chu Đông ăn ngấu ăn nghiến muốn nuốt luôn cả lưỡi.
Lâm Thanh Hoà ăn một cái là đủ no. Chu Đông sức thanh niên ba bốn cái cũng chẳng thấm vào đâu, nhưng hai cái này đi xuống bụng đủ cho nó thoả mãn lắm rồi.
Ăn xong hai người đi tới cung tiêu xã của huyện.
Cảnh tượng trước mắt là bốn phương tám hướng toàn người là người. Một số đội sản xuất đã sớm hoàn thành việc nộp lương, nên sớm phát tiền và phiếu cho xã viên. Vì vậy xã viên tranh thủ tới cung tiêu xã của huyện xếp hàng mua sắm vật tư cho gia đình.
Mọi người chen chúc chật như nêm, xác định hôm nay không thể mua được vải, nhưng không sao vì Lâm Thanh Hoà vốn dĩ định mua ở chợ đen. Bên đó tuy giá có cao hơn nhưng chất lượng không hề thua kém.
Hôm nay cô tới cung tiêu xã mục đích để mua những thứ khác. Cầm phiếu thực phẩm phụ trên tay, Lâm Thanh Hoà mua một cân tôm khô, một cân nấm, một cân rong biển, táo đỏ lấy hai cân, mộc nhĩ cũng lấy hai cân vì cô và bọn trẻ trong nhà đều thích ăn mộc nhĩ.
Ngoài ra, cô mua ba bao kẹo sữa thỏ trắng, đường trắng mua một cân dự trữ lúc cần, vốn tính mua một lon sữa mạch nha thôi nhưng cái lon nhỏ quá nên cô quyết định mua hai lon.
Còn có trái cây đóng hộp, mấy năm trở lại đây cô không thích ăn trái cây đóng hộp nữa nhưng tụi nhỏ chưa được ăn bao giờ, mua về hai hộp cho chúng nếm thử.
Hương vị chắc chắn không thể so sánh với quả táo trong không gian riêng nhưng mỗi thứ cho tụi nhỏ nếm một chút cho biết với người ta.
Đồ ăn vặt cô cũng mua một ít, ví dụ như bánh gạo nếp nổ.
Đồ đạc tương đối nhiều, xách tay lỉnh kỉnh nên Lâm Thanh Hoà mua một cái bao bố, bỏ hết vào đó rồi kêu Chu Đông xách ra xe kéo.
Đừng nhìn Chu Đông mới mười lăm tuổi mà coi thường, nó rất khoẻ mạnh vì từ nhỏ đã làm việc nhà nông.
Chu Đông giật giật khoé miệng, không cần biết bên trong có những thứ gì, chỉ cần nhìn cái bao to tổ bố trước mắt thôi cũng đủ biết tốn không ít tiền rồi.
Những đồ muốn mua trong cung tiêu xã đã mua đủ, Lâm Thanh Hoà dẫn Chu Đông tới trung tâm thương mại của huyện thành.
Chu Đông đứng ngoài trông xe và hàng hoá, Lâm Thanh Hoà tự mình đi vào trong, cô dùng phiếu vải còn dư lại mua hai cái vỏ chăn loại lớn.
Chương 22: Đi huyện thành
Hơn tám giờ tối, bà Chu qua tới, Lâm Thanh Hoà đang rửa chân cho ba anh em Đại Oa, sau đó cũng múc một chậu nước mới cho bà Chu.
Bà Chu kinh ngạc, vợ thằng tư thế mà múc nước cho bà rửa chân?
“Ngày mai mẹ nấu cháo thịt nạc cho mấy đứa Đại Oa nha, thịt nạc con giữ lạnh trong nước giếng đấy.” Lâm Thanh Hoà múc nước để cho bà Chu tự rửa chân, chờ rửa xong cô sẽ giúp đổ nước dơ thôi.
Bà Chu nhìn con dâu thuận mắt hơn vài phần, bà cảm thấy thoải mái hơn nên lên tiếng hỏi: “Ngày mai tính mua những gì?”
Lâm Thanh Hoà đáp: “Cũng không có gì, chủ yếu là mấy đứa Đại Oa không có quần áo dài mặc giữ ấm bên trong. Đằng nào cũng phải mua thêm ít vải, không cần quá cầu kỳ, khi đó nhờ chị dâu cả may giúp, con sẽ trả công cho chị ấy.”
Bà Chu thầm nghĩ trong lòng nếu không dùng tiền cho mấy đứa cháu mình, khẳng định con dâu sẽ mang về nhà mẹ đẻ, bà liền nói: “ Đúng là nên may quần áo trong cho ba anh em nó.”
Lâm Thanh Hoà với bà Chu không thân, cô không nói nhiều đem chậu nước rửa chân đi đổ rồi chuẩn bị nghỉ ngơi.
Sống ở đây mấy ngày Lâm Thanh Hoà đã quen đi ngủ sớm, đặc biệt ngày mai phải dậy sớm hơn mọi ngày để đi lên huyện thành. Ai da! Nghĩ thôi đã thấy mỏi chân rồi!
Sáng hôm sau trời chưa sáng, Lâm Thanh Hoà thức dậy, múc nước rửa mặt, nói với bà Chu một tiếng rồi khởi hành.
Chu Đồng kéo xe tới nhưng không gõ cửa, nó đứng đợi ở bên ngoài. Rất nhanh Lâm Thanh Hoà ra tới.
“Hôm nay chắc sẽ vất vả đấy, lát tới huyện thành thím mời cháu ăn bánh bao trắng.”
Chu Đông vội vàng nói không cần, trước khi đi đã ăn ở nhà rồi.
Đầu tháng mười, sáng sớm trời rất lạnh, mặt trời lên muộn. Nếu không có Chu Đông, Lâm Thanh Hoà chẳng dám đi một mình.
Lâm Thanh Hoà hỏi: “Thời tiết ngày một lạnh hơn, chăn bông trong nhà còn ấm không?”
Chu Đông gật đầu nói: “Rất ấm áp.”
Lâm Thanh Hoà: “Lần trước thím đi huyện thành đã đặt mua một cái chăn mới, cái chăn cũ có thể cho hai đứa.”
Chu Đông sửng sốt: “Thím nói thật chứ?”
Trong nhà có cái chăn bông đã cũ lắm rồi, hơn nữa nó và em gái đều lớn cả không thể ngủ chung giường đắp chung chăn như lúc nhỏ nữa.
Vì phải ngủ tách nhau ra nên mỗi đứa đắp một cái chăn mỏng, còn nhớ mùa đông năm ngoái lạnh cóng, mặc dù đã đốt lửa giữ ấm giường đất nhưng chỉ duy trì được đầu hôm, tới nửa đêm về sáng hết nhiệt rét run. Nó thanh niên sức dài vai rộng còn đỡ, chỉ tội nghiệp cho em gái.
Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Thật.”
Lần này đi huyện thành, cô đã tính toán lấy từ trong không gian riêng vài thứ cần thiết cho mùa đông như chăn bông, đệm.
Chu Đông vội vàng hỏi: “Thím, cái kia, cần bao nhiêu tiền? Trong nhà cháu còn một ít phiếu vải, để cũng vô dụng, cháu có thể đưa cho thím.”
Thời đại này muốn mua một cái chăn bông không phải là chuyện dễ dàng.
Cái chăn ở nhà, trong mắt Lâm Thanh Hoà đã cũ nhưng thật ra vẫn còn dùng tốt. Hai vợ chồng Chu Thanh Bách mới kết hôn được vài năm, hơn nữa cái chăn này mới mua sau này không phải là cái chăn tân hôn vì thế không tính là cũ kỹ. Nếu hôm nay không tính cho anh em Chu Đông, cô định dùng nó làm đệm giường.
Còn cái đệm cô đang lưu trữ trong không gian riêng kia, có thể mang lên huyện thành rao bán, chắc chắn không ít người cần.
Kể ra thì cuộc sống của hai anh em Chu Đông tương đối khó khăn hơn người khác, tính tình hai đứa nó không tồi, chịu thương chịu khó, thường xuyên giúp cô làm việc, tuy rằng đã trả tiền công nhưng cho chúng thêm một ít cũng không thành vấn đề.
Lâm Thanh Hoà: “Cháu nói tiền bạc với thím làm gì, thím đâu thiếu vài đồng tiền, như vậy đi năm nay thím sẽ mua kha khá lương thực, tới thời điểm phân lương cháu phụ giúp thím khiêng về nhà là được.”
Những năm trước nguyên chủ đều kêu anh cả Chu hỗ trợ khiêng vác, đương nhiên xong sẽ cho anh ta 2 quả trứng gà mang về.
Chu Đông: “Vâng, việc này thím không cần nói, cháu sẽ giúp thím khiêng lương thực về tận nhà.”
“Lần này đi huyện thành thím định mua không ít hàng đâu. Cháu chuẩn bị tâm lý trước đi, hôm nay sẽ vất vả đấy.”
Hai thím cháu rảo bước lên đường, mặt trời từ từ ló dạng, đi được một phần ba quãng đường thì sắc trời hửng sáng.
Lâm Thanh Hoà bắt đầu đói bụng nhưng không thể lấy đồ ăn ra, đành nhịn đói cùng Chu Đông đi tới tận huyện thành. Tới nơi, cô bước vào một tiệm cơm quốc doanh. Khi đi ra, trên tay cầm ba cái bánh bao trắng, giữ lại một cái, đưa cho Chu Đông hai cái.
Chu Đông ngại không dám nhận, Lâm Thanh Hoà nói hôm nay nhiều việc lắm, ăn nhanh có sức rồi bắt tay vào việc kẻo muộn. Chu Đông bèn nhận lấy bánh bao bắt đầu ăn. Đời này nó chưa được ăn cái gì ngon như thế. Bánh làm bằng bột mì tinh, lại hẳn hai cái, Chu Đông ăn ngấu ăn nghiến muốn nuốt luôn cả lưỡi.
Lâm Thanh Hoà ăn một cái là đủ no. Chu Đông sức thanh niên ba bốn cái cũng chẳng thấm vào đâu, nhưng hai cái này đi xuống bụng đủ cho nó thoả mãn lắm rồi.
Ăn xong hai người đi tới cung tiêu xã của huyện.
Cảnh tượng trước mắt là bốn phương tám hướng toàn người là người. Một số đội sản xuất đã sớm hoàn thành việc nộp lương, nên sớm phát tiền và phiếu cho xã viên. Vì vậy xã viên tranh thủ tới cung tiêu xã của huyện xếp hàng mua sắm vật tư cho gia đình.
Mọi người chen chúc chật như nêm, xác định hôm nay không thể mua được vải, nhưng không sao vì Lâm Thanh Hoà vốn dĩ định mua ở chợ đen. Bên đó tuy giá có cao hơn nhưng chất lượng không hề thua kém.
Hôm nay cô tới cung tiêu xã mục đích để mua những thứ khác. Cầm phiếu thực phẩm phụ trên tay, Lâm Thanh Hoà mua một cân tôm khô, một cân nấm, một cân rong biển, táo đỏ lấy hai cân, mộc nhĩ cũng lấy hai cân vì cô và bọn trẻ trong nhà đều thích ăn mộc nhĩ.
Ngoài ra, cô mua ba bao kẹo sữa thỏ trắng, đường trắng mua một cân dự trữ lúc cần, vốn tính mua một lon sữa mạch nha thôi nhưng cái lon nhỏ quá nên cô quyết định mua hai lon.
Còn có trái cây đóng hộp, mấy năm trở lại đây cô không thích ăn trái cây đóng hộp nữa nhưng tụi nhỏ chưa được ăn bao giờ, mua về hai hộp cho chúng nếm thử.
Hương vị chắc chắn không thể so sánh với quả táo trong không gian riêng nhưng mỗi thứ cho tụi nhỏ nếm một chút cho biết với người ta.
Đồ ăn vặt cô cũng mua một ít, ví dụ như bánh gạo nếp nổ.
Đồ đạc tương đối nhiều, xách tay lỉnh kỉnh nên Lâm Thanh Hoà mua một cái bao bố, bỏ hết vào đó rồi kêu Chu Đông xách ra xe kéo.
Đừng nhìn Chu Đông mới mười lăm tuổi mà coi thường, nó rất khoẻ mạnh vì từ nhỏ đã làm việc nhà nông.
Chu Đông giật giật khoé miệng, không cần biết bên trong có những thứ gì, chỉ cần nhìn cái bao to tổ bố trước mắt thôi cũng đủ biết tốn không ít tiền rồi.
Những đồ muốn mua trong cung tiêu xã đã mua đủ, Lâm Thanh Hoà dẫn Chu Đông tới trung tâm thương mại của huyện thành.
Chu Đông đứng ngoài trông xe và hàng hoá, Lâm Thanh Hoà tự mình đi vào trong, cô dùng phiếu vải còn dư lại mua hai cái vỏ chăn loại lớn.
Tác giả :
Nam Phương Lệ Chi