Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Chương 162: Năm 1973
Việc Lâm Thanh Hoà cho cậu ba Lâm nhiều đồ, bà Chu đã biết.
Tất nhiên bà cũng biết chuyện sáng sớm cậu ấy đã chạy sang tặng một con gà rừng.
Dù sao thì vợ thằng tư cũng đoạn tuyệt quan hệ với cả bên ngoại rồi, chỉ còn mỗi một mình cậu em trai này thôi, cho nên bà không nhiều lời.
Về phần Lâm Thanh Hoà cô cũng không muốn nói. Có một số việc cô sẽ chủ động giải thích với mẹ chồng nhưng có một số việc không cần thiết phải nói ra.
Con gà rừng cậu ba cho mang đi hầm canh là ngon nhất. Cô chặt gà thành những miếng nhỏ, kể cả đùi cũng chặt hết, nhà cô không có khái niệm ưu tiên phần ngon cho riêng một ai cả.
Màn thầu đậu đỏ ăn với canh gà rừng, mâm cơm mùa đông tuyệt vời, cả gia đình đều thích món này.
Kỹ thuật hầm canh của Lâm Thanh Hoà rất xuất sắc.
Vùng này người dân không có thói quen hầm canh, đời trước Lâm Thanh Hoà cũng là người phương Bắc nhưng cô cực mê ẩm thực phương Nam, đặc biệt là các món hầm.
Trên trời, dưới đất cái gì họ cũng bỏ vào nồi hầm được. Nếu không phải người phương Nam, đặc biệt là người tỉnh Quảng Đông thì có lẽ không dám ăn.
Cái này không phải có ý chê bai mà là ngưỡng mộ, Lâm Thanh Hoà rất thưởng thức cách hầm canh của người dân nơi đó.
Mùa đông đến cũng chính là lúc Lâm Thanh Hoà thoải mái thể hiện tài nghệ.
Tiếc là nguyên liệu vùng này nghèo nàn quá không được trù phú như phương Nam, hầm tới hầm lui cũng chỉ có củ cải, lâu lâu thì thay đổi bằng rong biển hoặc canh tôm khô, thế thôi!
Tuyết rơi ngày một dày, Lâm Thanh Hoà đan xong hai cái quần len cho ông bà Chu thì chẳng còn việc gì để làm nữa.
Mỗi ngày, cô đều học cùng Đại Oa và Nhị Oa, ra đề cho các con giải.
Thi thoảng nếu Chu Thanh Bách không đi ra ngoài, anh cũng sẽ ngồi xuống lấy sách ra đọc và ngắm vợ con học tập.
Lâm Thanh Hoà bảo nếu có gì không hiểu thì có thể hỏi cô nhưng chưa thấy anh hỏi lần nào, có lẽ khả năng đọc hiểu của anh cũng khá tốt.
Lâm Thanh Hoà nói chuyện với chồng: “Em nghe mẹ nói bao đời Chu gia đều làm nông, em cứ tưởng mấy anh em Đại Oa giống em, nhưng giờ phải suy nghĩ lại, xem ra còn giống cha chúng nữa.”
Chu Thanh Bách đã học xong sơ trung, ở thời này được tính là học cao. Tuy nhiên điều kiện gia đình nghèo quá cho nên anh phải nghỉ ngang, tham gia quân ngũ.
Tuy chỉ dừng lại ở sơ trung nhưng Chu Thanh Bách viết chữ rất đẹp. Chữ viết của anh mạnh mẽ hữu lực, thẳng tắp đĩnh bạt. Người ta vẫn nói nhìn nét chữ đoán nết người, quả không sai!
Chu Thanh Bách đáp: “Giống em.”
Anh tự nhận thấy học thức của mình kém xa vợ. Anh vẫn lờ mờ đoán trình độ của Lâm Thanh Hoà ít cũng phải cấp cao trung, thậm chí hơn thế. Nhưng mà điều này thật khó tin, thôi thì cứ cho là cô có tài năng thiên phú tự đọc hiểu kiến thức cao trung đi.
Lâm Thanh Hoà cong môi cười, không cùng anh tranh chấp chuyện này, cô chuyển qua chuyện của Chu Hiểu Mai: “Năm nay chắc vợ chồng cô út không về quê ăn Tết rồi. Chắc sẽ đón Thành Thành về nhà.”
Chu Thanh Bách gật đầu: “Ừ, Tết là phải đoàn viên.”
Thời gian không còn sớm, nên rửa chân đi ngủ. Chu Thanh Bách đi vào bếp múc nước nóng vào cái chậu gỗ, bưng lên để hai vợ chồng ngâm chân.
Trước khi về phòng mình ngủ, Lâm Thanh Hoà rẽ sang phòng các con kiểm tra. Vẫn theo lệ cũ, Đại Oa với Nhị Oa ngủ riêng, Tam Oa ngủ cùng cha mẹ. Ngủ nốt năm nay thôi, sang năm lên 5 là yên tâm cho ba anh em ngủ với nhau được rồi.
Lúc hai vợ chồng về giường, Tam Oa đã chổng mông ngủ khìn khịt.
Thấy Chu Thanh Bách lại rục rịch muốn trao dồi tình cảm, Lâm Thanh Hoà bèn nói: “Hôm nay không tiện, ngủ đi.”
Vậy là người nào đó chỉ còn cách ôm người đẹp vào lòng, thành thành thật thật ngủ.
Đúng như Lâm Thanh Hoà suy đoán, công nhân vừa được nghỉ Tết, Tô Đại Lâm đã về rước con trai lên thành.
Đội sản xuất giết heo chia thịt đợt cuối, lòng người hân hoan tiễn cũ đón mới, bếp nhà nào nhà nấy đỏ lửa, khói bếp nghi ngút bay lên mang theo tiếng cười tiếng nói rộn rã.
Vậy là năm 72 sắp qua, năm 73 đang đến.
Những ngày cuối cùng của một năm thường làm cho con người ta bồi hồi xao xuyên.
Lâm Thanh Hoà cũng không ngoại lệ, từ ngày xuyên tới đây, cô chỉ chăm chăm đón chờ năm 77, ấy thế mà hôm nay đứng trước sự chuyển giao của đất trời cô cũng phải thốt lên một câu “thời gian trôi qua thật mau!”
Đêm 30, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là bước sang năm mới, Lâm Thanh Hòa dâng trào cảm xúc, nằm luyên thuyên với chồng…
“Ngày mai Đại Oa lên chín tuổi rồi đó.”
Đại Oa lên 9, Nhị Oa lên 7, còn Tam Oa… nhớ hôm đầu tiên cô tới đây thằng nhóc Tam Oa mới 1 tuổi chưa biết nói thế mà mai cũng đã lên 5 rồi, cả ngày nói như khướu.
Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ…bất tri bất giác đã 4 năm…
Chu Thanh Bách không nói gì, nhưng bàn tay đang ôm vợ tự động siết chặt.
Làm sao anh không có cái cảm giác này nhưng đây là quy luật tự nhiên, là vận hành của tạo hoá.
Bất chợt Lâm Thanh Hoà hỏi: “Thanh Bách, nếu một ngày em già nua xấu xí, anh có ghét bỏ em không?”
Chu Thanh Bách: “….”
Chẳng đợi chồng trả lời, cô lại tiếp tục độc thoại: “Anh không cần nói em cũng biết, đàn ông các anh ai cũng như nhau, xấu xa, đứng núi này trông núi nọ, ham mê gái đẹp, đuổi theo ong bướm, làm gì có ông nào chịu ở với một bà thím nhăn nheo xuống cấp.”
Chu Thanh Bách: “…………”
Lâm Thanh Hoà tự suy diễn tự tức: “Không trả lời tức là thừa nhận??? Quả nhiên…ha… đàn ông đúng là đàn ông, đời nào cũng thế!”
Chu Thanh Bách dở khóc dở cười, đành phải chậm rãi phổ cập kiến thức cho cô vợ ngốc nghếch nhà mình, vợ chồng sống với nhau không chỉ có tình mà còn có nghĩa, đã là vợ tào khang thì phải trân trọng không thể phụ bạc.
Cuối cùng anh chốt hạ một câu: “Sẽ không bao giờ chê em.”
Lâm Thanh Hoà trộm nghĩ “chỉ giỏi giả vờ”, thế nhưng vẫn ngoan ngoãn ngủ yên trong vòng tay anh, không dám tiếp tục “Đại Ngọc táng hoa” (*).
(*) “Đại Ngọc táng hoa”: Đại Ngọc chôn hoa là hình ảnh kinh điển trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, thể hiện tâm trạng thiếu nữ sầu bi, mang đậm dáng vẻ thiên thai thoát tục. Cho nên nhiều người sử dụng hình ảnh trên để chỉ những người đa sầu đa cảm.
Người đàn ông khô khan này sẽ không biết nói mấy lời đường mật, anh sẽ an ủi cô nhưng theo cách của riêng mình.
Tỉ như nếu cứ lèo nhèo “anh ghét bỏ em” thì anh sẽ không nề hà mà dùng hành động trực tiếp và thiết thực nhất để nói cho cô biết anh thương cô nhiều đến nhường nào.
Bên nhau mấy năm, tình cảm của Chu Thanh Bách đối với cô vẫn nồng nàn như ngày đầu.
Không phải người ta vẫn hay nói, lửa hôn nhân chỉ duy trì được 1, 2 năm đầu thôi, càng về sau càng nhàm chán, nhu cầu giảm dần, tình yêu chuyển thành tình đồng chí, không phải sao?
Thế nào mà anh nhà cô lúc nào cũng nồng nàn và nhiệt tình như lửa thế nhỉ? Hihi, thật là…
Lâm Thanh Hoà mỉm cười ngọt ngào ôm chồng chìm vào giấc ngủ.
Ngày hôm sau, mồng 1 Tết, cậu ba Lâm dắt hai đứa con gái lớn sang chúc Tết.
Vợ cậu ba không đi cùng, lấy lý do ở nhà trông con, đứa thứ 3 còn nhỏ đi lại không tiện, nhưng đó chỉ là một phần, nguyên nhân chủ yếu là vì mợ ấy xấu hổ không sinh được con trai.
Thế mới biết sinh con trai quan trọng đến nhường nào. Suy cho cùng cũng là do quan niệm xã hội làm khổ con người.
Lâm Thanh Hoà đang định nói thì cậu ba đã hiểu ý chị, anh liền lên tiếng giải thích: “Chị đừng nghĩ nhiều, cô ấy lại có mang.”
Lâm Thanh Hoà ngây ngẩn cả người: “Lại có? Đứa nhỏ nhất mới được 6 tháng tuổi mà?”
Tất nhiên bà cũng biết chuyện sáng sớm cậu ấy đã chạy sang tặng một con gà rừng.
Dù sao thì vợ thằng tư cũng đoạn tuyệt quan hệ với cả bên ngoại rồi, chỉ còn mỗi một mình cậu em trai này thôi, cho nên bà không nhiều lời.
Về phần Lâm Thanh Hoà cô cũng không muốn nói. Có một số việc cô sẽ chủ động giải thích với mẹ chồng nhưng có một số việc không cần thiết phải nói ra.
Con gà rừng cậu ba cho mang đi hầm canh là ngon nhất. Cô chặt gà thành những miếng nhỏ, kể cả đùi cũng chặt hết, nhà cô không có khái niệm ưu tiên phần ngon cho riêng một ai cả.
Màn thầu đậu đỏ ăn với canh gà rừng, mâm cơm mùa đông tuyệt vời, cả gia đình đều thích món này.
Kỹ thuật hầm canh của Lâm Thanh Hoà rất xuất sắc.
Vùng này người dân không có thói quen hầm canh, đời trước Lâm Thanh Hoà cũng là người phương Bắc nhưng cô cực mê ẩm thực phương Nam, đặc biệt là các món hầm.
Trên trời, dưới đất cái gì họ cũng bỏ vào nồi hầm được. Nếu không phải người phương Nam, đặc biệt là người tỉnh Quảng Đông thì có lẽ không dám ăn.
Cái này không phải có ý chê bai mà là ngưỡng mộ, Lâm Thanh Hoà rất thưởng thức cách hầm canh của người dân nơi đó.
Mùa đông đến cũng chính là lúc Lâm Thanh Hoà thoải mái thể hiện tài nghệ.
Tiếc là nguyên liệu vùng này nghèo nàn quá không được trù phú như phương Nam, hầm tới hầm lui cũng chỉ có củ cải, lâu lâu thì thay đổi bằng rong biển hoặc canh tôm khô, thế thôi!
Tuyết rơi ngày một dày, Lâm Thanh Hoà đan xong hai cái quần len cho ông bà Chu thì chẳng còn việc gì để làm nữa.
Mỗi ngày, cô đều học cùng Đại Oa và Nhị Oa, ra đề cho các con giải.
Thi thoảng nếu Chu Thanh Bách không đi ra ngoài, anh cũng sẽ ngồi xuống lấy sách ra đọc và ngắm vợ con học tập.
Lâm Thanh Hoà bảo nếu có gì không hiểu thì có thể hỏi cô nhưng chưa thấy anh hỏi lần nào, có lẽ khả năng đọc hiểu của anh cũng khá tốt.
Lâm Thanh Hoà nói chuyện với chồng: “Em nghe mẹ nói bao đời Chu gia đều làm nông, em cứ tưởng mấy anh em Đại Oa giống em, nhưng giờ phải suy nghĩ lại, xem ra còn giống cha chúng nữa.”
Chu Thanh Bách đã học xong sơ trung, ở thời này được tính là học cao. Tuy nhiên điều kiện gia đình nghèo quá cho nên anh phải nghỉ ngang, tham gia quân ngũ.
Tuy chỉ dừng lại ở sơ trung nhưng Chu Thanh Bách viết chữ rất đẹp. Chữ viết của anh mạnh mẽ hữu lực, thẳng tắp đĩnh bạt. Người ta vẫn nói nhìn nét chữ đoán nết người, quả không sai!
Chu Thanh Bách đáp: “Giống em.”
Anh tự nhận thấy học thức của mình kém xa vợ. Anh vẫn lờ mờ đoán trình độ của Lâm Thanh Hoà ít cũng phải cấp cao trung, thậm chí hơn thế. Nhưng mà điều này thật khó tin, thôi thì cứ cho là cô có tài năng thiên phú tự đọc hiểu kiến thức cao trung đi.
Lâm Thanh Hoà cong môi cười, không cùng anh tranh chấp chuyện này, cô chuyển qua chuyện của Chu Hiểu Mai: “Năm nay chắc vợ chồng cô út không về quê ăn Tết rồi. Chắc sẽ đón Thành Thành về nhà.”
Chu Thanh Bách gật đầu: “Ừ, Tết là phải đoàn viên.”
Thời gian không còn sớm, nên rửa chân đi ngủ. Chu Thanh Bách đi vào bếp múc nước nóng vào cái chậu gỗ, bưng lên để hai vợ chồng ngâm chân.
Trước khi về phòng mình ngủ, Lâm Thanh Hoà rẽ sang phòng các con kiểm tra. Vẫn theo lệ cũ, Đại Oa với Nhị Oa ngủ riêng, Tam Oa ngủ cùng cha mẹ. Ngủ nốt năm nay thôi, sang năm lên 5 là yên tâm cho ba anh em ngủ với nhau được rồi.
Lúc hai vợ chồng về giường, Tam Oa đã chổng mông ngủ khìn khịt.
Thấy Chu Thanh Bách lại rục rịch muốn trao dồi tình cảm, Lâm Thanh Hoà bèn nói: “Hôm nay không tiện, ngủ đi.”
Vậy là người nào đó chỉ còn cách ôm người đẹp vào lòng, thành thành thật thật ngủ.
Đúng như Lâm Thanh Hoà suy đoán, công nhân vừa được nghỉ Tết, Tô Đại Lâm đã về rước con trai lên thành.
Đội sản xuất giết heo chia thịt đợt cuối, lòng người hân hoan tiễn cũ đón mới, bếp nhà nào nhà nấy đỏ lửa, khói bếp nghi ngút bay lên mang theo tiếng cười tiếng nói rộn rã.
Vậy là năm 72 sắp qua, năm 73 đang đến.
Những ngày cuối cùng của một năm thường làm cho con người ta bồi hồi xao xuyên.
Lâm Thanh Hoà cũng không ngoại lệ, từ ngày xuyên tới đây, cô chỉ chăm chăm đón chờ năm 77, ấy thế mà hôm nay đứng trước sự chuyển giao của đất trời cô cũng phải thốt lên một câu “thời gian trôi qua thật mau!”
Đêm 30, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là bước sang năm mới, Lâm Thanh Hòa dâng trào cảm xúc, nằm luyên thuyên với chồng…
“Ngày mai Đại Oa lên chín tuổi rồi đó.”
Đại Oa lên 9, Nhị Oa lên 7, còn Tam Oa… nhớ hôm đầu tiên cô tới đây thằng nhóc Tam Oa mới 1 tuổi chưa biết nói thế mà mai cũng đã lên 5 rồi, cả ngày nói như khướu.
Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ…bất tri bất giác đã 4 năm…
Chu Thanh Bách không nói gì, nhưng bàn tay đang ôm vợ tự động siết chặt.
Làm sao anh không có cái cảm giác này nhưng đây là quy luật tự nhiên, là vận hành của tạo hoá.
Bất chợt Lâm Thanh Hoà hỏi: “Thanh Bách, nếu một ngày em già nua xấu xí, anh có ghét bỏ em không?”
Chu Thanh Bách: “….”
Chẳng đợi chồng trả lời, cô lại tiếp tục độc thoại: “Anh không cần nói em cũng biết, đàn ông các anh ai cũng như nhau, xấu xa, đứng núi này trông núi nọ, ham mê gái đẹp, đuổi theo ong bướm, làm gì có ông nào chịu ở với một bà thím nhăn nheo xuống cấp.”
Chu Thanh Bách: “…………”
Lâm Thanh Hoà tự suy diễn tự tức: “Không trả lời tức là thừa nhận??? Quả nhiên…ha… đàn ông đúng là đàn ông, đời nào cũng thế!”
Chu Thanh Bách dở khóc dở cười, đành phải chậm rãi phổ cập kiến thức cho cô vợ ngốc nghếch nhà mình, vợ chồng sống với nhau không chỉ có tình mà còn có nghĩa, đã là vợ tào khang thì phải trân trọng không thể phụ bạc.
Cuối cùng anh chốt hạ một câu: “Sẽ không bao giờ chê em.”
Lâm Thanh Hoà trộm nghĩ “chỉ giỏi giả vờ”, thế nhưng vẫn ngoan ngoãn ngủ yên trong vòng tay anh, không dám tiếp tục “Đại Ngọc táng hoa” (*).
(*) “Đại Ngọc táng hoa”: Đại Ngọc chôn hoa là hình ảnh kinh điển trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, thể hiện tâm trạng thiếu nữ sầu bi, mang đậm dáng vẻ thiên thai thoát tục. Cho nên nhiều người sử dụng hình ảnh trên để chỉ những người đa sầu đa cảm.
Người đàn ông khô khan này sẽ không biết nói mấy lời đường mật, anh sẽ an ủi cô nhưng theo cách của riêng mình.
Tỉ như nếu cứ lèo nhèo “anh ghét bỏ em” thì anh sẽ không nề hà mà dùng hành động trực tiếp và thiết thực nhất để nói cho cô biết anh thương cô nhiều đến nhường nào.
Bên nhau mấy năm, tình cảm của Chu Thanh Bách đối với cô vẫn nồng nàn như ngày đầu.
Không phải người ta vẫn hay nói, lửa hôn nhân chỉ duy trì được 1, 2 năm đầu thôi, càng về sau càng nhàm chán, nhu cầu giảm dần, tình yêu chuyển thành tình đồng chí, không phải sao?
Thế nào mà anh nhà cô lúc nào cũng nồng nàn và nhiệt tình như lửa thế nhỉ? Hihi, thật là…
Lâm Thanh Hoà mỉm cười ngọt ngào ôm chồng chìm vào giấc ngủ.
Ngày hôm sau, mồng 1 Tết, cậu ba Lâm dắt hai đứa con gái lớn sang chúc Tết.
Vợ cậu ba không đi cùng, lấy lý do ở nhà trông con, đứa thứ 3 còn nhỏ đi lại không tiện, nhưng đó chỉ là một phần, nguyên nhân chủ yếu là vì mợ ấy xấu hổ không sinh được con trai.
Thế mới biết sinh con trai quan trọng đến nhường nào. Suy cho cùng cũng là do quan niệm xã hội làm khổ con người.
Lâm Thanh Hoà đang định nói thì cậu ba đã hiểu ý chị, anh liền lên tiếng giải thích: “Chị đừng nghĩ nhiều, cô ấy lại có mang.”
Lâm Thanh Hoà ngây ngẩn cả người: “Lại có? Đứa nhỏ nhất mới được 6 tháng tuổi mà?”
Tác giả :
Nam Phương Lệ Chi