Thanh Vân Đài
Chương 178
Người hầu thưa lời xong, trong xe không ai lên tiếng. Chốc lát sau, một cô gái đội nón che mặt bước xuống, nàng vén mạng nhìn về phía xa, quả nhiên gần dịch trạm có ánh đuốc, xe ngựa lẫn người vào kinh đều bị chặn lại, quân lính của Võ Đức Ti đang lục soát từng người một.
Thanh Duy biết vụ đại án xảy ra trong kinh gần đây là gì. Từ khi Tạ Dung Dữ lấy được tội chứng ở mỏ khoáng Chi Khê quay về, vụ án mua bán danh sách lên đài như làn sóng cả lan truyền khắp kinh thành lẫn các vùng lân cận, mà nàng nói gì đi nữa cũng là trọng phạm Tiển Khâm Đài, không thể gây thêm rắc rối vào thời điểm nhạy cảm này được.
Thanh Duy nghĩ ngợi, đoạn vén rèm xe, nói với người trên xe: “Cố lão gia, cứ làm theo như những gì chúng ta đã bàn đi, tôi là cháu gái họ hàng xa của ngài ở Trung Châu, cũng mang họ Cố, theo ông lên kinh thăm người thân.”
Người trên xe ngựa đáp được, vừa dặn người hầu vừa nói, “Vậy làm phiền Giang cô nương ngồi xe lừa một lúc vậy.”
Xe lừa chủ yếu vận chuyển hàng hóa, Thanh Duy lập tức gật đầu, nép mình ngồi vào giữa đống hàng.
Vị lão gia họ Cố mà Thanh Duy đi cùng đây tên đầy đủ là Cố Phùng Âm, là một phú thương có tiếng, tuổi gần sáu mươi, quanh năm ở thành Giang Lưu Trung Châu. Gần đây vì chuyện làm ăn xảy ra vấn đề nên phải đích thân lên kinh, ông đi vội, chỉ dẫn theo vài ba người hầu, xui xẻo thế nào lại gặp phải giặc cướp, nhưng may mắn được “Giang cô nương” ra tay cứu trợ. Giang cô nương tự xưng là người Lăng Xuyên, nhà mở võ quán nên thân thủ không tệ, vừa đính hôn năm ngoái, nhà chồng họ Tạ, rất có tiền đồ, là đại quan ở kinh thành, tiếc thay vị phu quân tương lai của nàng lại bị hàm oan tống vào ngục, nàng sốt ruột muốn lên kinh hỏi thăm nhưng nhà mẹ không chịu, sợ nàng cứu người rồi rước phải rắc rối, không những muốn hủy hôn mà còn định cấm túc nàng ở nhà, thế là nàng buộc lòng phải chạy trốn nửa đêm.
Hôn phu bị tống vào ngục nên “Giang cô nương” cũng bị xem như nửa vợ của tội thần, trên đường đi nếu phải báo tên thật với lính gác, kiểu gì cũng sẽ bị tra hỏi thăm dò, thậm chí còn bị quan phủ truy nã, như vậy thì nàng cứu người kiểu gì? Thế là “Giang cô nương” và Cố Phùng Âm đã bàn với nhau để nàng giả làm cháu gái họ hàng xa của ông lên kinh thăm người thân, Cố Phùng Âm niệm ơn tương trợ của nàng, hơn nữa cảm thấy nàng là người tình sâu nghĩa nặng nên lập tức đồng ý.
Chẳng mấy chốc đã đi tới trạm kiểm soát, một quân lính của Võ Đức Ti giơ cao bó đuốc, “Người trên xe ngựa xuống hết cả đi.”
Người hầu tuân lời đỡ Cố Phùng Âm xuống xe ngựa, quản gia dâng văn điệp lên bằng hai tay, “Quan gia, lão gia nhà chúng tôi họ Cố, kinh doanh tơ lụa, gần đây việc kinh doanh xảy ra chút chuyện nên phải lên kinh bàn bạc.” Nói đoạn, ông ra lệnh người hầu lấy sổ sách ra cho quân lính kiểm tra.
Quân lính lật giở nhìn lướt sổ sách, sau đó ngước mắt nhìn bóng người đội nón che mặt trên xe lừa, “Cô ấy thì sao?”
Cố Phùng Âm đáp, “Con bé là cháu gái họ hàng xa của thảo dân, trong nhà có người ở kinh thành nên thảo dân dẫn nó đi theo.”
Có rất nhiều cô gái cả đời chưa chắc được một lần đi xa, trước khi xuất giá thì thân phận được ghi dưới hộ khẩu nhà mẹ đẻ, đôi khi chỉ viết mỗi họ và tuổi chứ còn chẳng có tên, càng khỏi phải nhắc tới văn điệp. Nếu Cố Phùng Âm đã nói cô gái trên xe lừa họ Cố, vậy để đấy đi điều tra nhánh Cố thị ở Lăng Xuyên Trung Châu xem có người như vậy không là được.
Quân lính Võ Đức Ti gật đầu, cho phép đoàn người Cố Phùng Âm kí vào sổ rồi qua trạm.
Nhưng mọi người còn chưa rời trạm được mấy bước thì bỗng nghe thấy sau lưng gọi lại, “Đợi đã”.
Một Võ Đức Ti mặc trang phục Hiệu úy đi tới, dừng chân trước xe lừa, “Tháo nón ra.”
Thanh Duy khựng một lúc, sau đó tháo nón xuống. Ánh lửa soi sáng cả xe lừa, chiếc nón tháo ra để lộ gương mặt vàng khè, đôi môi không chút huyết sắc, nàng định mở miệng nói chuyện thì gió lạnh chợt lùa vào họng, phải che miệng ho mấy tiếng liền.
Quản gia vội nói, “Thưa quan gia, đường cô nương nhà chúng tôi rất yếu, đi đường nhiều ngày bất cẩn nhiễm phong hàn, giờ cũng đang vội vào kinh mời đại phu chữa đây ạ, mong quan gia lượng thứ, quan gia lượng thứ.”
Hiệu úy Võ Đức Ti nhíu mày, sau đó khoát tay, “Đi đi đi đi.”
Qua trấn Cát Bồ chính là đất kinh thành, muốn tới phía Nam kinh đô cũng phải đi qua con đường này. Năm ngoái Thanh Duy đã đi rồi, nếu cưỡi ngựa chiến thì khoảng hơn hai canh giờ là vào tới thành, nhưng Cố Phùng Âm tuổi tác đã cao, không thể ngồi xe chòng chành quá lâu, do đó dọc đường phải tìm nhà trọ nghỉ ngơi, đến sáng mới tiếp tục lên đường, mãi đến xế chiều mới tới cổng thành.
Đồng hành cùng Cố Phùng Âm không phải là tình cờ.
Sau khi rời núi mỏ Chi Khê, Thanh Duy và Nhạc Ngư Thất chạy đường tắt ra khỏi Trung Châu, Thanh Duy có ý ở lại Trung Châu chờ tin, đợi sóng gió qua thì nàng sẽ lên kinh. Nhưng Nhạc Ngư Thất khuyên nàng từ bỏ suy nghĩ đó đi, ít nhất cũng phải mất nửa năm mới có thể khép lại vụ án, vậy chi bằng về quê Thần Dương trước. Thanh Duy nghĩ tới nghĩ lui, cảm thấy Nhạc Ngư Thất nói có lí, chỉ là trong thời gian nàng chia xa Tạ Dung Dữ, chí ít cũng phải gửi thư lên kinh báo bình an.
Ban đầu Thanh Duy định tìm Tạ thị Trung Châu nhờ giúp, nàng đã nghe Tạ Dung Dữ kể chuyện, y bảo tổ mẫu đối xử với y rất tốt, năm xưa khi Tạ Trinh qua đời, lão phu nhân còn lặn lội lên kinh, ở phủ công chúa nửa năm bầu bạn với cháu trai. Nhưng đến Tạ Dung Dữ còn chưa quay lại Tạ phủ Trung Châu lần nào thì nói gì tới Thanh Duy, hơn nữa nàng đến cửa nói sao đây, tự giới thiệu mình là vợ của Tiểu Chiêu vương, là cháu dâu của nhà họ Tạ, nhờ bọn họ gửi thư cho Tạ Dung Dữ giùm? Ôn Tiểu Dã nàng còn chưa mặt dày đến mức ấy.
Và trong mấy ngày lưỡng lự đó, Thanh Duy bắt gặp chim cắt trên bầu trời thành Giang Lưu.
Chim cắt có thể bay xa đến ngàn dặm, nhưng nếu không có người thuần hóa thì làm sao nó biết đem thư đến địa điểm cụ thể.
Thấy chim cắt, Thanh Duy lập tức nghĩ tới Tào Côn Đức, người có thể thuần dưỡng chim cắt không nhiều, Tào Côn Đức là một trong số đó. Tuy không chắc người gửi tin ở Trung Châu đây có phải là vị công công trong cung hay không, nhưng qua việc Tào Côn Đức cứu nàng dưới phế tích Tiển Khâm Đài, Thanh Duy vẫn cảm thấy lão ta đang che giấu bí mật nào đó. Bí mật của lão khiến nàng bất an, song Thanh Duy có thể kết luận, dựa vào thủ đoạn của vị công công này, không phải ai tra hỏi là lão sẽ tiết lộ bí mật.
Rất rõ ràng âm mưu của Tào Côn Đức trong những năm qua có liên quan tới Tiển Khâm Đài, mà hiện giờ vụ trọng án trước mắt đã đến điểm mấu chốt, không thể xảy ra bất trắc nào được. Vừa nghĩ vậy, Thanh Duy quyết định lập tức lên kinh – dù sao điều tra chân tướng Tiển Khâm Đài cũng là trách nhiệm của nàng, hơn nữa nàng còn tiếp xúc với Tào Côn Đức nhiều năm, ắt hẳn có thể trợ giúp ít nhiều.
Không thể tới tìm Tạ phủ ở Giang Lưu, Thanh Duy sực nhớ đến một người khác, đó là thương nhân Trung Châu Cố Phùng Âm – cha nuôi của Triêu Thiên và Đức Vinh, người tốt bụng nhận nuôi trẻ mồ côi sau trận chiến sông Trường Độ.
Cũng tình cờ làm sao mà ngày Thanh Duy đến Cố trạch, Cố Phùng Âm lại chuẩn bị lên kinh. Thanh Duy cảm thấy mình và Cố Phùng Âm không quen không biết, nếu tự xưng là vợ của Tạ Dung Dữ thì rất dễ bị nghi ngờ – đâu có vương phi nào lại trông giang hồ như nàng. Nghĩ tới nghĩ lui, nàng quyết định “giở trò” chút xíu. Thanh Duy mướn mấy tên lưu manh giả dạng sơn tặc cướp đường, còn mình sẽ ra tay trợ giúp vào lúc nguy cấp, sau đó dệt ra câu chuyện hôn phu bị tống vào lao ngục để đổi lấy sự tin tưởng của Cố lão gia, sau hơn một tháng, cuối cùng cũng đã đến kinh thành.
Xe ngựa vào thành, quản gia nhanh chóng tìm một nhà trọ dừng chân. Tiểu nhị nhà trọ tức tốc đem đồ ăn và trà lên, Cố Phùng Âm nói với Thanh Duy: “Lão hủ đã bảo quản gia đi thuê thêm một phòng rồi, tối nay Giang cô nương tạm nghỉ ở nhà trọ, sáng mai ra ngoài hỏi thăm tin tức về tướng công Tạ gia cũng chưa muộn.”
Thanh Duy cảm tạ ý tốt của ông, “Từ giờ Cố lão gia định thế nào đây?”
“Lão hủ có cửa tiệm ở kinh thành, chờ dọn dẹp xong sẽ qua ở, nếu Giang cô nương không tìm được nơi dừng chân thì cứ ghé tiệm.” Nói xong, ông bảo quản gia viết địa chỉ cửa tiệm cho Thanh Duy, “Lão hủ cũng có hai người thân ở kinh thành, đang tính đi gặp chúng một lần, mà thật ra…” Ông chần chừ, đoạn cảm thán mà nói, “Hầy, cũng chẳng giấu gì cô nương, hai người thân này của lão hủ giờ đang hầu hạ một vị quý nhân. Nếu vị quý nhân này chịu giúp chuyện của tướng công nhà Giang cô nương thì đỡ rồi, đáng tiếc thân phận lão hủ thấp kém, không thể mở miệng yêu cầu quý nhân được.”
Thanh Duy biết hai người thân mà Cố Phùng Âm nói chính là Triêu Thiên và Đức Vinh, nàng bảo, “Cố lão gia không cần lo, quan nhân nhà tôi bị oan, có nghĩa dù không có quý nhân trợ giúp thì cũng có thể minh oan.”
Tiểu nhị nhanh chóng bày đồ ăn, chủ quán trọ coi như có mắt nhìn, thấy cách ăn mặc của Cố Phùng Âm thì biết ngay ông là phú thương, vội vàng đi tới bắt chuyện, “Các vị đây vừa đến kinh thành hả? Đến vào lúc này quả thực chẳng khéo chút nào.”
“Sao ông chủ lại nói vậy?” Quản gia hỏi.
Ông chủ nhìn ra ngoài bĩu môi, “Ban đêm chưa thấy gì đâu, sáng mai ngài mở cửa sổ ra nhìn là biết ngay, ồn ào lắm! Chuyện là vị Tiểu Chiêu vương trong cung đã đem tội chứng gì đó về, nói là có liên quan tới việc mua bán danh sách sĩ tử lên Tiển Khâm Đài năm xưa, học trò trong kinh hay tin thì bàng hoàng, đua nhau đòi triều đình giải quyết, chỉ mới nửa tháng thôi mà đã làm loạn năm ba lần rồi.”
Cố Phùng Âm đặt cốc trà lên bàn, chau mày nói: “Đòi triều đình giải quyết, lẽ nào triều đình không cần điều tra, mà tra án mất rất nhiều thời gian, đám học trò này đúng là rảnh rỗi.”
Ông chủ cười đáp: “Khách quan ngài đúng là người hiểu chuyện, tôi thấy đám học trò này nuốt mực nhiều rồi, chi hồ giả dã vào bụng là biến thành lý lẽ, mà lý lẽ lại phải giới hạn trong phạm vi hiểu biết của bọn họ, nếu xảy ra chuyện vượt quá ranh giới thì làm sao đây? Làm loạn lên chứ còn gì nữa.” Ông chủ nói chuyện rất tròn chữ, nghe là biết dân kinh thành bản địa, “Mà nói gì bây giờ, hồi sáu bảy năm trước lúc mới xây Tiển Khâm Đài, không phải trong kinh cũng có học trò trí thức phản đối đấy sao, rồi sau đó thế nào? Triều đình phát hiện có người xúi giục kích động, xử lí được cả một nhóm, tóm lại cứ chờ coi.”
Cố Phùng Âm nghe xong thì im lặng, tiểu nhị đem đồ ăn lên, ông chủ nhận lấy đích thân chia đồ cho họ, quản gia nói: “Ông chủ à, tôi muốn hỏi thăm ông một chuyện. Đến Giang phủ thành Tây đi như thế nào vậy?”
Thấy ông chủ ra chiều khó hiểu, ông ta giải thích, “Chính là Giang phủ của Giang đại nhân làm ở bộ Lễ ấy. Là vầy, lão gia nhà tôi có người thân hầu hạ ở Giang phủ, mấy ngày tới muốn tranh thủ đến thăm.”
Ông chủ thấy bọn họ ăn mặc xa xỉ, giờ nghe nói quen cả quan viên đương triều thì cũng chẳng ngạc nhiên, suy nghĩ một lúc rồi đáp: “Nhưng theo như tôi nhớ, nửa năm trước Giang lão gia đã rời kinh, đến nơi khác làm việc rồi… Khách quan à, các vị đến thực sự không khéo chút nào.”
Thanh Duy lấy làm ngạc nhiên.
Giang Trục Niên đi xa làm việc rồi sao?
Nàng tính theo Cố Phùng Âm đến Giang gia rồi nhờ Giang Trục Niên dẫn mình đi gặp Tạ Dung Dữ, nhưng nay xem ra phương án này không được rồi.
Thanh Duy đang định mở miệng thì chợt có cảm giác ai đó đang nhìn mình, nàng lập tức đưa mắt nhìn sang, thấy có một người đang đứng ở cửa nhà trọ nhìn quanh – chính là Hiệu úy Võ Đức Ti đã nghi ngờ nàng ở trạm gác trấn Cát Bồ tối qua!
Thanh Duy biết vụ đại án xảy ra trong kinh gần đây là gì. Từ khi Tạ Dung Dữ lấy được tội chứng ở mỏ khoáng Chi Khê quay về, vụ án mua bán danh sách lên đài như làn sóng cả lan truyền khắp kinh thành lẫn các vùng lân cận, mà nàng nói gì đi nữa cũng là trọng phạm Tiển Khâm Đài, không thể gây thêm rắc rối vào thời điểm nhạy cảm này được.
Thanh Duy nghĩ ngợi, đoạn vén rèm xe, nói với người trên xe: “Cố lão gia, cứ làm theo như những gì chúng ta đã bàn đi, tôi là cháu gái họ hàng xa của ngài ở Trung Châu, cũng mang họ Cố, theo ông lên kinh thăm người thân.”
Người trên xe ngựa đáp được, vừa dặn người hầu vừa nói, “Vậy làm phiền Giang cô nương ngồi xe lừa một lúc vậy.”
Xe lừa chủ yếu vận chuyển hàng hóa, Thanh Duy lập tức gật đầu, nép mình ngồi vào giữa đống hàng.
Vị lão gia họ Cố mà Thanh Duy đi cùng đây tên đầy đủ là Cố Phùng Âm, là một phú thương có tiếng, tuổi gần sáu mươi, quanh năm ở thành Giang Lưu Trung Châu. Gần đây vì chuyện làm ăn xảy ra vấn đề nên phải đích thân lên kinh, ông đi vội, chỉ dẫn theo vài ba người hầu, xui xẻo thế nào lại gặp phải giặc cướp, nhưng may mắn được “Giang cô nương” ra tay cứu trợ. Giang cô nương tự xưng là người Lăng Xuyên, nhà mở võ quán nên thân thủ không tệ, vừa đính hôn năm ngoái, nhà chồng họ Tạ, rất có tiền đồ, là đại quan ở kinh thành, tiếc thay vị phu quân tương lai của nàng lại bị hàm oan tống vào ngục, nàng sốt ruột muốn lên kinh hỏi thăm nhưng nhà mẹ không chịu, sợ nàng cứu người rồi rước phải rắc rối, không những muốn hủy hôn mà còn định cấm túc nàng ở nhà, thế là nàng buộc lòng phải chạy trốn nửa đêm.
Hôn phu bị tống vào ngục nên “Giang cô nương” cũng bị xem như nửa vợ của tội thần, trên đường đi nếu phải báo tên thật với lính gác, kiểu gì cũng sẽ bị tra hỏi thăm dò, thậm chí còn bị quan phủ truy nã, như vậy thì nàng cứu người kiểu gì? Thế là “Giang cô nương” và Cố Phùng Âm đã bàn với nhau để nàng giả làm cháu gái họ hàng xa của ông lên kinh thăm người thân, Cố Phùng Âm niệm ơn tương trợ của nàng, hơn nữa cảm thấy nàng là người tình sâu nghĩa nặng nên lập tức đồng ý.
Chẳng mấy chốc đã đi tới trạm kiểm soát, một quân lính của Võ Đức Ti giơ cao bó đuốc, “Người trên xe ngựa xuống hết cả đi.”
Người hầu tuân lời đỡ Cố Phùng Âm xuống xe ngựa, quản gia dâng văn điệp lên bằng hai tay, “Quan gia, lão gia nhà chúng tôi họ Cố, kinh doanh tơ lụa, gần đây việc kinh doanh xảy ra chút chuyện nên phải lên kinh bàn bạc.” Nói đoạn, ông ra lệnh người hầu lấy sổ sách ra cho quân lính kiểm tra.
Quân lính lật giở nhìn lướt sổ sách, sau đó ngước mắt nhìn bóng người đội nón che mặt trên xe lừa, “Cô ấy thì sao?”
Cố Phùng Âm đáp, “Con bé là cháu gái họ hàng xa của thảo dân, trong nhà có người ở kinh thành nên thảo dân dẫn nó đi theo.”
Có rất nhiều cô gái cả đời chưa chắc được một lần đi xa, trước khi xuất giá thì thân phận được ghi dưới hộ khẩu nhà mẹ đẻ, đôi khi chỉ viết mỗi họ và tuổi chứ còn chẳng có tên, càng khỏi phải nhắc tới văn điệp. Nếu Cố Phùng Âm đã nói cô gái trên xe lừa họ Cố, vậy để đấy đi điều tra nhánh Cố thị ở Lăng Xuyên Trung Châu xem có người như vậy không là được.
Quân lính Võ Đức Ti gật đầu, cho phép đoàn người Cố Phùng Âm kí vào sổ rồi qua trạm.
Nhưng mọi người còn chưa rời trạm được mấy bước thì bỗng nghe thấy sau lưng gọi lại, “Đợi đã”.
Một Võ Đức Ti mặc trang phục Hiệu úy đi tới, dừng chân trước xe lừa, “Tháo nón ra.”
Thanh Duy khựng một lúc, sau đó tháo nón xuống. Ánh lửa soi sáng cả xe lừa, chiếc nón tháo ra để lộ gương mặt vàng khè, đôi môi không chút huyết sắc, nàng định mở miệng nói chuyện thì gió lạnh chợt lùa vào họng, phải che miệng ho mấy tiếng liền.
Quản gia vội nói, “Thưa quan gia, đường cô nương nhà chúng tôi rất yếu, đi đường nhiều ngày bất cẩn nhiễm phong hàn, giờ cũng đang vội vào kinh mời đại phu chữa đây ạ, mong quan gia lượng thứ, quan gia lượng thứ.”
Hiệu úy Võ Đức Ti nhíu mày, sau đó khoát tay, “Đi đi đi đi.”
Qua trấn Cát Bồ chính là đất kinh thành, muốn tới phía Nam kinh đô cũng phải đi qua con đường này. Năm ngoái Thanh Duy đã đi rồi, nếu cưỡi ngựa chiến thì khoảng hơn hai canh giờ là vào tới thành, nhưng Cố Phùng Âm tuổi tác đã cao, không thể ngồi xe chòng chành quá lâu, do đó dọc đường phải tìm nhà trọ nghỉ ngơi, đến sáng mới tiếp tục lên đường, mãi đến xế chiều mới tới cổng thành.
Đồng hành cùng Cố Phùng Âm không phải là tình cờ.
Sau khi rời núi mỏ Chi Khê, Thanh Duy và Nhạc Ngư Thất chạy đường tắt ra khỏi Trung Châu, Thanh Duy có ý ở lại Trung Châu chờ tin, đợi sóng gió qua thì nàng sẽ lên kinh. Nhưng Nhạc Ngư Thất khuyên nàng từ bỏ suy nghĩ đó đi, ít nhất cũng phải mất nửa năm mới có thể khép lại vụ án, vậy chi bằng về quê Thần Dương trước. Thanh Duy nghĩ tới nghĩ lui, cảm thấy Nhạc Ngư Thất nói có lí, chỉ là trong thời gian nàng chia xa Tạ Dung Dữ, chí ít cũng phải gửi thư lên kinh báo bình an.
Ban đầu Thanh Duy định tìm Tạ thị Trung Châu nhờ giúp, nàng đã nghe Tạ Dung Dữ kể chuyện, y bảo tổ mẫu đối xử với y rất tốt, năm xưa khi Tạ Trinh qua đời, lão phu nhân còn lặn lội lên kinh, ở phủ công chúa nửa năm bầu bạn với cháu trai. Nhưng đến Tạ Dung Dữ còn chưa quay lại Tạ phủ Trung Châu lần nào thì nói gì tới Thanh Duy, hơn nữa nàng đến cửa nói sao đây, tự giới thiệu mình là vợ của Tiểu Chiêu vương, là cháu dâu của nhà họ Tạ, nhờ bọn họ gửi thư cho Tạ Dung Dữ giùm? Ôn Tiểu Dã nàng còn chưa mặt dày đến mức ấy.
Và trong mấy ngày lưỡng lự đó, Thanh Duy bắt gặp chim cắt trên bầu trời thành Giang Lưu.
Chim cắt có thể bay xa đến ngàn dặm, nhưng nếu không có người thuần hóa thì làm sao nó biết đem thư đến địa điểm cụ thể.
Thấy chim cắt, Thanh Duy lập tức nghĩ tới Tào Côn Đức, người có thể thuần dưỡng chim cắt không nhiều, Tào Côn Đức là một trong số đó. Tuy không chắc người gửi tin ở Trung Châu đây có phải là vị công công trong cung hay không, nhưng qua việc Tào Côn Đức cứu nàng dưới phế tích Tiển Khâm Đài, Thanh Duy vẫn cảm thấy lão ta đang che giấu bí mật nào đó. Bí mật của lão khiến nàng bất an, song Thanh Duy có thể kết luận, dựa vào thủ đoạn của vị công công này, không phải ai tra hỏi là lão sẽ tiết lộ bí mật.
Rất rõ ràng âm mưu của Tào Côn Đức trong những năm qua có liên quan tới Tiển Khâm Đài, mà hiện giờ vụ trọng án trước mắt đã đến điểm mấu chốt, không thể xảy ra bất trắc nào được. Vừa nghĩ vậy, Thanh Duy quyết định lập tức lên kinh – dù sao điều tra chân tướng Tiển Khâm Đài cũng là trách nhiệm của nàng, hơn nữa nàng còn tiếp xúc với Tào Côn Đức nhiều năm, ắt hẳn có thể trợ giúp ít nhiều.
Không thể tới tìm Tạ phủ ở Giang Lưu, Thanh Duy sực nhớ đến một người khác, đó là thương nhân Trung Châu Cố Phùng Âm – cha nuôi của Triêu Thiên và Đức Vinh, người tốt bụng nhận nuôi trẻ mồ côi sau trận chiến sông Trường Độ.
Cũng tình cờ làm sao mà ngày Thanh Duy đến Cố trạch, Cố Phùng Âm lại chuẩn bị lên kinh. Thanh Duy cảm thấy mình và Cố Phùng Âm không quen không biết, nếu tự xưng là vợ của Tạ Dung Dữ thì rất dễ bị nghi ngờ – đâu có vương phi nào lại trông giang hồ như nàng. Nghĩ tới nghĩ lui, nàng quyết định “giở trò” chút xíu. Thanh Duy mướn mấy tên lưu manh giả dạng sơn tặc cướp đường, còn mình sẽ ra tay trợ giúp vào lúc nguy cấp, sau đó dệt ra câu chuyện hôn phu bị tống vào lao ngục để đổi lấy sự tin tưởng của Cố lão gia, sau hơn một tháng, cuối cùng cũng đã đến kinh thành.
Xe ngựa vào thành, quản gia nhanh chóng tìm một nhà trọ dừng chân. Tiểu nhị nhà trọ tức tốc đem đồ ăn và trà lên, Cố Phùng Âm nói với Thanh Duy: “Lão hủ đã bảo quản gia đi thuê thêm một phòng rồi, tối nay Giang cô nương tạm nghỉ ở nhà trọ, sáng mai ra ngoài hỏi thăm tin tức về tướng công Tạ gia cũng chưa muộn.”
Thanh Duy cảm tạ ý tốt của ông, “Từ giờ Cố lão gia định thế nào đây?”
“Lão hủ có cửa tiệm ở kinh thành, chờ dọn dẹp xong sẽ qua ở, nếu Giang cô nương không tìm được nơi dừng chân thì cứ ghé tiệm.” Nói xong, ông bảo quản gia viết địa chỉ cửa tiệm cho Thanh Duy, “Lão hủ cũng có hai người thân ở kinh thành, đang tính đi gặp chúng một lần, mà thật ra…” Ông chần chừ, đoạn cảm thán mà nói, “Hầy, cũng chẳng giấu gì cô nương, hai người thân này của lão hủ giờ đang hầu hạ một vị quý nhân. Nếu vị quý nhân này chịu giúp chuyện của tướng công nhà Giang cô nương thì đỡ rồi, đáng tiếc thân phận lão hủ thấp kém, không thể mở miệng yêu cầu quý nhân được.”
Thanh Duy biết hai người thân mà Cố Phùng Âm nói chính là Triêu Thiên và Đức Vinh, nàng bảo, “Cố lão gia không cần lo, quan nhân nhà tôi bị oan, có nghĩa dù không có quý nhân trợ giúp thì cũng có thể minh oan.”
Tiểu nhị nhanh chóng bày đồ ăn, chủ quán trọ coi như có mắt nhìn, thấy cách ăn mặc của Cố Phùng Âm thì biết ngay ông là phú thương, vội vàng đi tới bắt chuyện, “Các vị đây vừa đến kinh thành hả? Đến vào lúc này quả thực chẳng khéo chút nào.”
“Sao ông chủ lại nói vậy?” Quản gia hỏi.
Ông chủ nhìn ra ngoài bĩu môi, “Ban đêm chưa thấy gì đâu, sáng mai ngài mở cửa sổ ra nhìn là biết ngay, ồn ào lắm! Chuyện là vị Tiểu Chiêu vương trong cung đã đem tội chứng gì đó về, nói là có liên quan tới việc mua bán danh sách sĩ tử lên Tiển Khâm Đài năm xưa, học trò trong kinh hay tin thì bàng hoàng, đua nhau đòi triều đình giải quyết, chỉ mới nửa tháng thôi mà đã làm loạn năm ba lần rồi.”
Cố Phùng Âm đặt cốc trà lên bàn, chau mày nói: “Đòi triều đình giải quyết, lẽ nào triều đình không cần điều tra, mà tra án mất rất nhiều thời gian, đám học trò này đúng là rảnh rỗi.”
Ông chủ cười đáp: “Khách quan ngài đúng là người hiểu chuyện, tôi thấy đám học trò này nuốt mực nhiều rồi, chi hồ giả dã vào bụng là biến thành lý lẽ, mà lý lẽ lại phải giới hạn trong phạm vi hiểu biết của bọn họ, nếu xảy ra chuyện vượt quá ranh giới thì làm sao đây? Làm loạn lên chứ còn gì nữa.” Ông chủ nói chuyện rất tròn chữ, nghe là biết dân kinh thành bản địa, “Mà nói gì bây giờ, hồi sáu bảy năm trước lúc mới xây Tiển Khâm Đài, không phải trong kinh cũng có học trò trí thức phản đối đấy sao, rồi sau đó thế nào? Triều đình phát hiện có người xúi giục kích động, xử lí được cả một nhóm, tóm lại cứ chờ coi.”
Cố Phùng Âm nghe xong thì im lặng, tiểu nhị đem đồ ăn lên, ông chủ nhận lấy đích thân chia đồ cho họ, quản gia nói: “Ông chủ à, tôi muốn hỏi thăm ông một chuyện. Đến Giang phủ thành Tây đi như thế nào vậy?”
Thấy ông chủ ra chiều khó hiểu, ông ta giải thích, “Chính là Giang phủ của Giang đại nhân làm ở bộ Lễ ấy. Là vầy, lão gia nhà tôi có người thân hầu hạ ở Giang phủ, mấy ngày tới muốn tranh thủ đến thăm.”
Ông chủ thấy bọn họ ăn mặc xa xỉ, giờ nghe nói quen cả quan viên đương triều thì cũng chẳng ngạc nhiên, suy nghĩ một lúc rồi đáp: “Nhưng theo như tôi nhớ, nửa năm trước Giang lão gia đã rời kinh, đến nơi khác làm việc rồi… Khách quan à, các vị đến thực sự không khéo chút nào.”
Thanh Duy lấy làm ngạc nhiên.
Giang Trục Niên đi xa làm việc rồi sao?
Nàng tính theo Cố Phùng Âm đến Giang gia rồi nhờ Giang Trục Niên dẫn mình đi gặp Tạ Dung Dữ, nhưng nay xem ra phương án này không được rồi.
Thanh Duy đang định mở miệng thì chợt có cảm giác ai đó đang nhìn mình, nàng lập tức đưa mắt nhìn sang, thấy có một người đang đứng ở cửa nhà trọ nhìn quanh – chính là Hiệu úy Võ Đức Ti đã nghi ngờ nàng ở trạm gác trấn Cát Bồ tối qua!
Tác giả :
Trầm Tiêu Chi