Thanh Vân Đài
Chương 139
“Ý của Ngu hầu là,” Kỳ Minh ngạc nhiên, “Nếu Khuyết danh chính là Sấu Thạch, như vậy tối qua Sấu Thạch cũng có mặt tại Thuận An Các?”
Tạ Dung Dữ nói: “Hiện giờ vẫn chưa thể chắc chắn.”
Cần đợi Trương Viễn Tụ giám định tranh của bọn họ xong, mới biết liệu Khuyết danh đã vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ có phải là Sấu Thạch hay không.
Tạ Dung Dữ hỏi: “Chương Lộc Chi đâu rồi?”
Những ngày gần đây Chương Lộc Chi cực kỳ chán chường. Hắn nghĩ, mới tháng trước ở Thượng Khê còn theo Ngu hầu phá án, đấu trí so tài khoái làm sao. Thế mà bây giờ khi đến Đông An, Ngu hầu lại không để hắn đi theo nữa, lúc thì sai hắn thăm dò thân phận của Sấu Thạch, khi lại bảo hắn đi nghe ngóng Doãn gia.
Sấu Thạch chỉ từng xuất hiện một lần vào mấy năm trước, để lại vài bức tranh ở Thuận An Các rồi biệt tăm. Chớ nói ông chủ Trịnh, ngay cả tiểu nhị cũng không hề có ấn tượng gì về hắn, Chương Lộc Chi vắt óc tìm kế, khó khăn lắm mới biết năm xưa người đem tranh của Sấu Thạch đến Thuận An Các là một tiểu thư đồng.
Doãn gia càng không có gì để điều tra, thương gia trong sạch như bọn họ, muốn biết gì cứ việc đến châu phủ hỏi.
Chương Lộc Chi đã làm xong mớ chuyện vụn vặt được giao, những ngày qua toàn ở Quy Ninh Trang đợi lệnh, không dám làm phiền Tạ Dung Dữ. Không có việc gì làm, hắn đành so tài võ nghệ cùng với Triêu Thiên, sau ít hôm, võ nghệ tiến bộ không ít.
Một lúc sau, Chương Lộc Chi được gọi đến, Tạ Dung Dữ hỏi: “Đã điều tra được gì về Doãn gia chưa?”
“Hồi bẩm Ngu hầu, thuộc hạ đã điều tra rồi ạ.” Chương Lộc Chi đã thuộc làu gốc gác Doãn gia, lập tức đáp, “Tổ tiên Doãn gia vốn buôn bán tơ lụa, từng có một thời gian xuống dốc trong triều đại Hàm Hòa, đến năm Chiêu Hóa, có lẽ do tình hình xã hội được cải thiện nên chuyện kinh doanh cũng xuôi chèo mát mái. Doãn lão gia là lái buôn chính trực, từ nhỏ đã theo chân cha chú học tính toán, về sau lớn lên kế thừa gia sản, cưới Lâm thị – con gái độc nhất của thế gia dệt vải Đông An – làm vợ, sau đó nạp thêm hai lương thiếp. Một thê hai thiếp đã sinh cho Doãn lão gia ba thiếu gia bốn cô nương. Đại thiếu gia là con dòng chính, mới cưới vợ mấy năm trước, cậu ta cũng giống Doãn lão gia, học tập chuyện kinh doanh từ nhỏ, Doãn lão gia hi vọng tương lai cậu ta sẽ tiếp quản gia nghiệp, vì thế đã giao cửa hàng ở Đông An cho cậu ta quản lý. Tam thiếu gia còn nhỏ, đang ở tuổi nghịch bùn. Còn Nhị thiếu gia, chính là Doãn Trì mà Ngu hầu đã gặp, cậu ta và đại ca mình là con ruột Lâm thị hạ sinh, nhờ có thiên phú đọc gì nhớ nấy mà trong ba vị thiếu gia, Doãn lão gia coi trọng cậu ta nhất, mong rằng mai sau cậu ta có thể thi đậu công danh, giúp Doãn gia nở mày nở mặt. Tới mức mà khi Doãn Nhị thiếu gia đến tuổi đi học, Doãn lão gia không tiếc mời một Cử nhân đến dạy vỡ lòng.”
Có câu nói không gì sánh bằng học hành đi lên. Thương nhân không thiếu tiền tài, đáng tiếc vị thế không cao, chỉ khi trong tộc có người làm quan thì mới có thể tiến thêm bước nữa. Từ Đồ lẫn Tưởng Vạn Khiêm đều như vậy, dĩ nhiên Doãn gia cũng không phải ngoại lệ.
Chương Lộc Chi chẹp miệng: “Đến kẻ ít học như thuộc hạ cũng biết, dạy vỡ lòng cho một đứa con nít đâu cần học vấn uyên thâm? Mời một Tú tài là đủ rồi, vậy mà năm đó Doãn lão gia mời đến cả Cử nhân, chứng tỏ rất hi vọng con trai thành tài, chẳng ngờ mời Cử nhân mà lại rước về rắc rối.”
Mọi người nghe thế, trong mắt toát lên vẻ hồ nghi.
Vì sao mời thầy dạy là Cử nhân lại là rước rắc rối về? Lẽ nào Tú tài có thể dạy trẻ nhỏ, còn Cử nhân không dạy nổi?
“Cũng không phải chuyện gì to tát.” Chương Lộc Chi nói, “Chỉ là Doãn Nhị thiếu gia mê vẽ từ nhỏ. Hồi hai ba tuổi khi còn chưa biết chữ, cậu ta đã thích cầm cành cây vẽ xuống đất, thấy cá vẽ cá, thấy mèo vẽ mèo, trẻ con vẽ vời cũng là chuyện tốt, chứng tỏ sự thông minh lanh lợi, nên Doãn lão gia cũng không cấm cản. Nhưng vẽ vời chỉ nên là thứ tiêu khiển giải trí, quá say mê sẽ ảnh hưởng đến học hành, vì thế khi tới tuổi vỡ lòng, Doãn lão gia dặn dò Doãn Nhị thiếu gia, bảo cậu ta dẹp chuyện vẽ tranh sang một bên, lo học hành cho tốt. Vốn dĩ Doãn Nhị thiếu gia cũng nghe lời, nhưng không ngờ người thầy mà phụ thân mời đến cũng là người mê vẽ.”
Mà năm ấy, một Cử nhân ở Lăng Xuyên được kính nể thế nào?
Thí dụ, vào năm Chiêu Hóa thứ mười ba, đa số các sĩ tử được triều đình chọn lên Tiển Khâm Đài đều là Tiến sĩ, chỉ có lác đác vài Cử nhân, mà ở Lăng Xuyên chỉ có ba Tiến sĩ, quá nửa là Cử nhân, số còn lại là Tú tài.
Lăng Xuyên vốn là nơi nghèo khó, thời kỳ Hàm Hòa loạn tặc trỗi dậy, trong vòng trăm dặm chưa chắc có được một người biết chữ, do đó chẳng mấy ai thi Tú tài, thi Hương lại càng ít. Mãi đến thời Chiêu Hóa thì tình hình như vậy mới có cải thiện, thế nhưng nhân sĩ vẫn còn khan hiếm, phải mất mấy chục năm mới thay đổi được.
Khi Doãn Trì sáu tuổi, Chiêu Hóa đế chỉ vừa đăng cơ vài năm, là lúc Lăng Xuyên rất thiếu Cử nhân. Vì vậy Doãn lão gia hết lòng tin tưởng người thầy Cử nhân mình mời đến, giao hết việc học hành của Doãn Trì cho y, bản thân không động đến.
“Thầy Cử nhân say mê tranh vẽ, Doãn Trì cũng say mê tranh vẽ, thầy trò tâm đầu ý hợp, từ đó trở đi, mỗi lần dạy học xong, thầy Cử nhân sẽ chỉ điểm hội họa cho Doãn Trì, cũng truyền dạy kỹ thuật của mình cho cậu ta.”
Sở thích của con trẻ cũng giống như một nhúm lửa nhỏ trên đất hoang, nếu không ai để ý, chỉ cần một cơn mưa hay một cơn gió cũng đủ dập lửa, nhưng người thầy Cử nhân ấy đã dẫn Doãn Trì vào thế giới hội họa, kể từ đấy lửa cháy đồng hoang, không gì có thể dập tắt.
“Cứ thế bốn năm năm sau, có một lần, thầy giáo Cử nhân dẫn Doãn Trì đến mé nước vẽ…. vẽ cái gì thì thuộc hạ quên rồi… Tóm lại, hôm đó bọn họ đến bờ sông vẽ tranh, Doãn Tứ cô nương cũng có mặt, rồi không biết sơ suất thế nào mà Doãn Tứ cô nương rơi xuống nước, tuy thầy giáo Cử nhân đã nhanh chóng cứu Tứ cô nương, nhưng lúc ấy đã vào cuối thu, khi đưa về Doãn gia còn đổ bệnh một trận.
Thế là Doãn gia bắt đầu nghi ngờ về Cử nhân, nghĩ rằng đang yên đang ổn y dẫn hai đứa trẻ đến bờ sông làm gì? Hơn nữa, Hơn nữa Doãn Tứ cô nương đã ốm yếu từ nhỏ, lá gan cũng nhỏ, sở thích duy nhất là xem Nhị ca nhà mình vẽ vời. Nếu nó đi theo Doãn Nhị, vậy chắc chắn Doãn Nhị lại vẽ gì đó. Thế là Doãn lão gia đã mời một thầy giáo khác đến kiểm tra học vấn của Doãn Nhị, kết quả khiến ông ta cực kỳ thất vọng, Doãn Nhị không những không giỏi giang như ông ta hi vọng, mà những năm qua, Doãn Trì thông minh bẩm sinh lại chỉ đạt thành tích bình thường, quá nửa thời gian đều dồn vào hội họa.
“Doãn lão gia đau lòng ôm đầu, nhanh chóng đuổi Cử nhân đi, mời thầy giáo khác đến dạy học. Còn Lâm thị sợ Doãn Tứ cứ kè kè bên cạnh sẽ khiến Doãn Nhị không thể tập trung học hành, vì vậy đã đưa Doãn Tứ đến Quy Ninh Trang ở một mình, bảo là bao giờ Doãn Nhị thi đậu Cử nhân mới đón nàng về nhà.”
Nghe đến đây, Thanh Duy lập tức hiểu ra. Nàng còn thấy lạ vì sao một cô nương như Doãn Uyển lại ở trang viên vắng vẻ, hóa ra là có chuyện như vậy. Lần trước khi Doãn lão gia đến trang viên, trông hai cha con có vẻ khá lạnh nhạt.
Doãn lão gia nhìn hiền lành là thế mà vẫn thiên vị con trai hơn con gái.
Chương Lộc Chi nói: “Ngu hầu lệnh cho thuộc hạ điều tra Doãn gia cũng như thư pháp hội họa có liên quan. Nhà họ Doãn liên quan rất nhiều đến thi họa, chuyện về sau Ngu hầu cũng biết rồi đấy, tuy Doãn lão gia đã đổi thầy dạy cho Doãn Nhị, nhưng Doãn Nhị đã quá lún sâu vào hội họa, thi đậu Tú tài cũng nhờ thầy răn đe nghiêm khắc mới được, bây giờ Doãn lão gia đã nản chí, không muốn để ý tới cậu ta nữa.”
Tạ Dung Dữ “ừ” một tiếng, “Chỉ tra được chừng này?”
Chương Lộc Chi đáp: “Chỉ thế thôi ạ, Doãn gia là gia đình trong sạch, chuyện của bọn họ đến châu phủ hỏi là rõ.”
Đúng lúc này, Vệ Quyết nói: “Ngu hầu, thuộc hạ nghi ngờ người Khuyết danh đã vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ chính là Doãn Trì.”
Tạ Dung Dữ nói: “Lý do?”
“Theo như Ngu hầu nói, tối qua Khuyết danh có mặt tại Thuận An Các, còn ông chủ Trịnh phải được Khuyết danh đồng ý mới chịu hủy vụ mua bán, nhưng lúc đó ông chủ Trịnh không thể phân thân, cho nên Khuyết danh này chỉ có thể là người đã khuyên can trong lúc tranh chấp. Tối qua có rất nhiều người khuyên can ông chủ Trịnh, nhưng rõ ràng ông chủ Trịnh chỉ quyết định hoàn lại tiền sau khi nghe Doãn Trì khuyên.
Chỉ có Khuyết manh mới có thể khiến ông chủ Trịnh đổi ý, như vậy họa sĩ vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ rất có khả năng chính là Doãn Trì.”
Vệ Quyết dừng một lúc, “Vốn dĩ thuộc hạ còn đang nghĩ, Doãn Trì còn quá trẻ tuổi, khó lòng vẽ ra được bức Sơn vũ tứ cảnh đồ. Nhưng nay nghe báo cáo của Lộc Chi, thuộc hạ có thể chắc chắn bảy tám phần.”
Kỳ Minh nói: “Vệ Chưởng sứ nói thế cũng khiến thuộc hạ sực nhớ, lúc ông chủ Trịnh trả lại ngân phiếu có nói rất rõ là, nếu Khuyết danh muốn lấy lại ba nghìn lượng thì cứ việc đến lấy, xem như Thuận An Các chịu lỗ vì hắn. Lúc ấy thuộc hạ còn cảm thấy thừa thãi, chuyện mua bán ai đời lại oang oang trước bàn dân thiên hạ, nhưng nay xem ra, ông ta cố ý nói cho Doãn Nhị công tử nghe.”
Bỗng đúng lúc này, ngoài phòng vang lên tiếng gõ cửa, một Huyền Ưng vệ ở bên ngoài cất tiếng: “Bẩm Ngu hầu, phía Trương đại nhân đã có trả lời ạ.”
Chương Lộc Chi bộp chộp, lập tức đẩy cửa ra, “Nói thế nào.”
Huyền Ưng vệ khom người dâng tranh, “Trương đại nhân nói, tuy tài nghệ tiến bộ nhanh đến mức khó tin, nhưng Sấu Thạch mấy năm trước và Khuyết danh đã vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ hôm nay đúng là cùng một người.”
Nói cách khác, nếu Khuyết danh chính là Doãn Trì, thì dù là tranh vẽ của Sấu Thạch mà Sầm Tuyết Minh từng mua năm xưa hay Tứ cảnh đồ Khúc Mậu mua được với giá năm nghìn lượng hôm nay, tất cả đều từ tay Doãn Trì mà ra.
Tạ Dung Dữ nói: “Hiện giờ vẫn chưa thể chắc chắn.”
Cần đợi Trương Viễn Tụ giám định tranh của bọn họ xong, mới biết liệu Khuyết danh đã vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ có phải là Sấu Thạch hay không.
Tạ Dung Dữ hỏi: “Chương Lộc Chi đâu rồi?”
Những ngày gần đây Chương Lộc Chi cực kỳ chán chường. Hắn nghĩ, mới tháng trước ở Thượng Khê còn theo Ngu hầu phá án, đấu trí so tài khoái làm sao. Thế mà bây giờ khi đến Đông An, Ngu hầu lại không để hắn đi theo nữa, lúc thì sai hắn thăm dò thân phận của Sấu Thạch, khi lại bảo hắn đi nghe ngóng Doãn gia.
Sấu Thạch chỉ từng xuất hiện một lần vào mấy năm trước, để lại vài bức tranh ở Thuận An Các rồi biệt tăm. Chớ nói ông chủ Trịnh, ngay cả tiểu nhị cũng không hề có ấn tượng gì về hắn, Chương Lộc Chi vắt óc tìm kế, khó khăn lắm mới biết năm xưa người đem tranh của Sấu Thạch đến Thuận An Các là một tiểu thư đồng.
Doãn gia càng không có gì để điều tra, thương gia trong sạch như bọn họ, muốn biết gì cứ việc đến châu phủ hỏi.
Chương Lộc Chi đã làm xong mớ chuyện vụn vặt được giao, những ngày qua toàn ở Quy Ninh Trang đợi lệnh, không dám làm phiền Tạ Dung Dữ. Không có việc gì làm, hắn đành so tài võ nghệ cùng với Triêu Thiên, sau ít hôm, võ nghệ tiến bộ không ít.
Một lúc sau, Chương Lộc Chi được gọi đến, Tạ Dung Dữ hỏi: “Đã điều tra được gì về Doãn gia chưa?”
“Hồi bẩm Ngu hầu, thuộc hạ đã điều tra rồi ạ.” Chương Lộc Chi đã thuộc làu gốc gác Doãn gia, lập tức đáp, “Tổ tiên Doãn gia vốn buôn bán tơ lụa, từng có một thời gian xuống dốc trong triều đại Hàm Hòa, đến năm Chiêu Hóa, có lẽ do tình hình xã hội được cải thiện nên chuyện kinh doanh cũng xuôi chèo mát mái. Doãn lão gia là lái buôn chính trực, từ nhỏ đã theo chân cha chú học tính toán, về sau lớn lên kế thừa gia sản, cưới Lâm thị – con gái độc nhất của thế gia dệt vải Đông An – làm vợ, sau đó nạp thêm hai lương thiếp. Một thê hai thiếp đã sinh cho Doãn lão gia ba thiếu gia bốn cô nương. Đại thiếu gia là con dòng chính, mới cưới vợ mấy năm trước, cậu ta cũng giống Doãn lão gia, học tập chuyện kinh doanh từ nhỏ, Doãn lão gia hi vọng tương lai cậu ta sẽ tiếp quản gia nghiệp, vì thế đã giao cửa hàng ở Đông An cho cậu ta quản lý. Tam thiếu gia còn nhỏ, đang ở tuổi nghịch bùn. Còn Nhị thiếu gia, chính là Doãn Trì mà Ngu hầu đã gặp, cậu ta và đại ca mình là con ruột Lâm thị hạ sinh, nhờ có thiên phú đọc gì nhớ nấy mà trong ba vị thiếu gia, Doãn lão gia coi trọng cậu ta nhất, mong rằng mai sau cậu ta có thể thi đậu công danh, giúp Doãn gia nở mày nở mặt. Tới mức mà khi Doãn Nhị thiếu gia đến tuổi đi học, Doãn lão gia không tiếc mời một Cử nhân đến dạy vỡ lòng.”
Có câu nói không gì sánh bằng học hành đi lên. Thương nhân không thiếu tiền tài, đáng tiếc vị thế không cao, chỉ khi trong tộc có người làm quan thì mới có thể tiến thêm bước nữa. Từ Đồ lẫn Tưởng Vạn Khiêm đều như vậy, dĩ nhiên Doãn gia cũng không phải ngoại lệ.
Chương Lộc Chi chẹp miệng: “Đến kẻ ít học như thuộc hạ cũng biết, dạy vỡ lòng cho một đứa con nít đâu cần học vấn uyên thâm? Mời một Tú tài là đủ rồi, vậy mà năm đó Doãn lão gia mời đến cả Cử nhân, chứng tỏ rất hi vọng con trai thành tài, chẳng ngờ mời Cử nhân mà lại rước về rắc rối.”
Mọi người nghe thế, trong mắt toát lên vẻ hồ nghi.
Vì sao mời thầy dạy là Cử nhân lại là rước rắc rối về? Lẽ nào Tú tài có thể dạy trẻ nhỏ, còn Cử nhân không dạy nổi?
“Cũng không phải chuyện gì to tát.” Chương Lộc Chi nói, “Chỉ là Doãn Nhị thiếu gia mê vẽ từ nhỏ. Hồi hai ba tuổi khi còn chưa biết chữ, cậu ta đã thích cầm cành cây vẽ xuống đất, thấy cá vẽ cá, thấy mèo vẽ mèo, trẻ con vẽ vời cũng là chuyện tốt, chứng tỏ sự thông minh lanh lợi, nên Doãn lão gia cũng không cấm cản. Nhưng vẽ vời chỉ nên là thứ tiêu khiển giải trí, quá say mê sẽ ảnh hưởng đến học hành, vì thế khi tới tuổi vỡ lòng, Doãn lão gia dặn dò Doãn Nhị thiếu gia, bảo cậu ta dẹp chuyện vẽ tranh sang một bên, lo học hành cho tốt. Vốn dĩ Doãn Nhị thiếu gia cũng nghe lời, nhưng không ngờ người thầy mà phụ thân mời đến cũng là người mê vẽ.”
Mà năm ấy, một Cử nhân ở Lăng Xuyên được kính nể thế nào?
Thí dụ, vào năm Chiêu Hóa thứ mười ba, đa số các sĩ tử được triều đình chọn lên Tiển Khâm Đài đều là Tiến sĩ, chỉ có lác đác vài Cử nhân, mà ở Lăng Xuyên chỉ có ba Tiến sĩ, quá nửa là Cử nhân, số còn lại là Tú tài.
Lăng Xuyên vốn là nơi nghèo khó, thời kỳ Hàm Hòa loạn tặc trỗi dậy, trong vòng trăm dặm chưa chắc có được một người biết chữ, do đó chẳng mấy ai thi Tú tài, thi Hương lại càng ít. Mãi đến thời Chiêu Hóa thì tình hình như vậy mới có cải thiện, thế nhưng nhân sĩ vẫn còn khan hiếm, phải mất mấy chục năm mới thay đổi được.
Khi Doãn Trì sáu tuổi, Chiêu Hóa đế chỉ vừa đăng cơ vài năm, là lúc Lăng Xuyên rất thiếu Cử nhân. Vì vậy Doãn lão gia hết lòng tin tưởng người thầy Cử nhân mình mời đến, giao hết việc học hành của Doãn Trì cho y, bản thân không động đến.
“Thầy Cử nhân say mê tranh vẽ, Doãn Trì cũng say mê tranh vẽ, thầy trò tâm đầu ý hợp, từ đó trở đi, mỗi lần dạy học xong, thầy Cử nhân sẽ chỉ điểm hội họa cho Doãn Trì, cũng truyền dạy kỹ thuật của mình cho cậu ta.”
Sở thích của con trẻ cũng giống như một nhúm lửa nhỏ trên đất hoang, nếu không ai để ý, chỉ cần một cơn mưa hay một cơn gió cũng đủ dập lửa, nhưng người thầy Cử nhân ấy đã dẫn Doãn Trì vào thế giới hội họa, kể từ đấy lửa cháy đồng hoang, không gì có thể dập tắt.
“Cứ thế bốn năm năm sau, có một lần, thầy giáo Cử nhân dẫn Doãn Trì đến mé nước vẽ…. vẽ cái gì thì thuộc hạ quên rồi… Tóm lại, hôm đó bọn họ đến bờ sông vẽ tranh, Doãn Tứ cô nương cũng có mặt, rồi không biết sơ suất thế nào mà Doãn Tứ cô nương rơi xuống nước, tuy thầy giáo Cử nhân đã nhanh chóng cứu Tứ cô nương, nhưng lúc ấy đã vào cuối thu, khi đưa về Doãn gia còn đổ bệnh một trận.
Thế là Doãn gia bắt đầu nghi ngờ về Cử nhân, nghĩ rằng đang yên đang ổn y dẫn hai đứa trẻ đến bờ sông làm gì? Hơn nữa, Hơn nữa Doãn Tứ cô nương đã ốm yếu từ nhỏ, lá gan cũng nhỏ, sở thích duy nhất là xem Nhị ca nhà mình vẽ vời. Nếu nó đi theo Doãn Nhị, vậy chắc chắn Doãn Nhị lại vẽ gì đó. Thế là Doãn lão gia đã mời một thầy giáo khác đến kiểm tra học vấn của Doãn Nhị, kết quả khiến ông ta cực kỳ thất vọng, Doãn Nhị không những không giỏi giang như ông ta hi vọng, mà những năm qua, Doãn Trì thông minh bẩm sinh lại chỉ đạt thành tích bình thường, quá nửa thời gian đều dồn vào hội họa.
“Doãn lão gia đau lòng ôm đầu, nhanh chóng đuổi Cử nhân đi, mời thầy giáo khác đến dạy học. Còn Lâm thị sợ Doãn Tứ cứ kè kè bên cạnh sẽ khiến Doãn Nhị không thể tập trung học hành, vì vậy đã đưa Doãn Tứ đến Quy Ninh Trang ở một mình, bảo là bao giờ Doãn Nhị thi đậu Cử nhân mới đón nàng về nhà.”
Nghe đến đây, Thanh Duy lập tức hiểu ra. Nàng còn thấy lạ vì sao một cô nương như Doãn Uyển lại ở trang viên vắng vẻ, hóa ra là có chuyện như vậy. Lần trước khi Doãn lão gia đến trang viên, trông hai cha con có vẻ khá lạnh nhạt.
Doãn lão gia nhìn hiền lành là thế mà vẫn thiên vị con trai hơn con gái.
Chương Lộc Chi nói: “Ngu hầu lệnh cho thuộc hạ điều tra Doãn gia cũng như thư pháp hội họa có liên quan. Nhà họ Doãn liên quan rất nhiều đến thi họa, chuyện về sau Ngu hầu cũng biết rồi đấy, tuy Doãn lão gia đã đổi thầy dạy cho Doãn Nhị, nhưng Doãn Nhị đã quá lún sâu vào hội họa, thi đậu Tú tài cũng nhờ thầy răn đe nghiêm khắc mới được, bây giờ Doãn lão gia đã nản chí, không muốn để ý tới cậu ta nữa.”
Tạ Dung Dữ “ừ” một tiếng, “Chỉ tra được chừng này?”
Chương Lộc Chi đáp: “Chỉ thế thôi ạ, Doãn gia là gia đình trong sạch, chuyện của bọn họ đến châu phủ hỏi là rõ.”
Đúng lúc này, Vệ Quyết nói: “Ngu hầu, thuộc hạ nghi ngờ người Khuyết danh đã vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ chính là Doãn Trì.”
Tạ Dung Dữ nói: “Lý do?”
“Theo như Ngu hầu nói, tối qua Khuyết danh có mặt tại Thuận An Các, còn ông chủ Trịnh phải được Khuyết danh đồng ý mới chịu hủy vụ mua bán, nhưng lúc đó ông chủ Trịnh không thể phân thân, cho nên Khuyết danh này chỉ có thể là người đã khuyên can trong lúc tranh chấp. Tối qua có rất nhiều người khuyên can ông chủ Trịnh, nhưng rõ ràng ông chủ Trịnh chỉ quyết định hoàn lại tiền sau khi nghe Doãn Trì khuyên.
Chỉ có Khuyết manh mới có thể khiến ông chủ Trịnh đổi ý, như vậy họa sĩ vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ rất có khả năng chính là Doãn Trì.”
Vệ Quyết dừng một lúc, “Vốn dĩ thuộc hạ còn đang nghĩ, Doãn Trì còn quá trẻ tuổi, khó lòng vẽ ra được bức Sơn vũ tứ cảnh đồ. Nhưng nay nghe báo cáo của Lộc Chi, thuộc hạ có thể chắc chắn bảy tám phần.”
Kỳ Minh nói: “Vệ Chưởng sứ nói thế cũng khiến thuộc hạ sực nhớ, lúc ông chủ Trịnh trả lại ngân phiếu có nói rất rõ là, nếu Khuyết danh muốn lấy lại ba nghìn lượng thì cứ việc đến lấy, xem như Thuận An Các chịu lỗ vì hắn. Lúc ấy thuộc hạ còn cảm thấy thừa thãi, chuyện mua bán ai đời lại oang oang trước bàn dân thiên hạ, nhưng nay xem ra, ông ta cố ý nói cho Doãn Nhị công tử nghe.”
Bỗng đúng lúc này, ngoài phòng vang lên tiếng gõ cửa, một Huyền Ưng vệ ở bên ngoài cất tiếng: “Bẩm Ngu hầu, phía Trương đại nhân đã có trả lời ạ.”
Chương Lộc Chi bộp chộp, lập tức đẩy cửa ra, “Nói thế nào.”
Huyền Ưng vệ khom người dâng tranh, “Trương đại nhân nói, tuy tài nghệ tiến bộ nhanh đến mức khó tin, nhưng Sấu Thạch mấy năm trước và Khuyết danh đã vẽ bức Sơn vũ tứ cảnh đồ hôm nay đúng là cùng một người.”
Nói cách khác, nếu Khuyết danh chính là Doãn Trì, thì dù là tranh vẽ của Sấu Thạch mà Sầm Tuyết Minh từng mua năm xưa hay Tứ cảnh đồ Khúc Mậu mua được với giá năm nghìn lượng hôm nay, tất cả đều từ tay Doãn Trì mà ra.
Tác giả :
Trầm Tiêu Chi