Thanh Mai Không Lấy Trúc Mã (1802)
Quyển 1 - Chương 2: Chịu đòn
Sáng sớm tinh mơ, gà vừa cất tiếng gáy là Tằm đã ra ngoài sân, cầm chổi cỏ quét lá. Tối qua Tằm nằm thao thức suốt, mãi đến đầu giờ Tý(5) mới thiêm thiếp đi được. Lần đầu tiên nằm trên chiếc giường mới nên thật khó ngủ. Ấy vậy sáng ra Tằm vẫn dậy sớm theo thói quen. Nghĩ Triệu xã trưởng đã có ơn mang mình về nuôi dưỡng, Tằm tự nhủ sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ làm hết mọi việc trong ngoài cho ông bà vui lòng.
Lúc Tằm quét xong cái sân gạch thì mặt trời đã lên đến đỉnh ngọn tre. Vừa hay từ trong nhà, Liêm và Tưởng đi ra, theo sau còn có tên người làm hôm qua, tay bê chồng sách vở. Mãi lát sau, Tằm mới biết là hai cậu chủ đến trường học.
Nhác thấy Tằm đừng tần ngần, Liêm liền gọi lại. Tằm nhanh nhẹn bước đến. Triệu Liêm hỏi đêm qua Tằm ngủ được không? Tằm gật. Triệu Liêm lại bảo, giờ hai anh phải đi học, em ở nhà chơi ngoan nhé. Tằm ngước nhìn, nói nhỏ xíu: "Hai cậu đi học vui ạ".
Tức thì Tưởng gắt: "Vui cái gì mà vui?"
Liêm liền nhắc em trai đừng cư xử thô lỗ như vậy. Tưởng hậm hực. Còn Tằm thì chớp mắt, hai bàn tay lồng chặt vào nhau. Tằm quên mất, Tưởng rất ghét mình, đáng ra phải cẩn trọng hơn. Tên người làm nhắc khéo hai cậu, nhanh nhanh kẻo trễ giờ học. Liêm đi trước, Tưởng theo sau, đã vậy trước khi rời khỏi còn lườm nguýt Tằm một cái rõ dài. Bóng hai cậu chủ đã khuất, Tằm nhún vai ra điều nghĩ ngợi rồi quay phắt.
Liêm và Tưởng leo lên xe ngựa. Chẳng quá lâu, con ngựa bước chậm rãi kéo theo chiếc xe. Xe ngựa chạy đều trên con đường đất, hai bên là đồng ruộng đã thấy thấp thoáng bóng người làm đồng. Bên trong xe, Liêm mở sách ra đọc mấy bài thơ Nôm(6), còn Tưởng hướng đôi mắt thờ ơ ra ngoài ô cửa xe.
Nhớ lại ban nãy gặp Tằm, Tưởng vẫn còn khó chịu. Không rõ sao cậu lại thấy ghét nhỏ đến vậy. Cái dáng vẻ khép nép ấy trông cứ xạo xạo. Đồ nhà quê, được vào sống trong Triệu gia thì vui tít mắt. Nghĩ dễ lắm à, Tưởng sẽ không bao giờ coi Tằm là em gái đâu. Tự dưng thở dài thườn thượt, cứ nghĩ sớm tối ngày nào cũng gặp mặt Tằm thì khéo cậu phát ốm mất.
Ở xã Thổ chỉ có duy nhất ngôi trường lợp ngói của thầy đồ già Vãn. Nghe đâu thầy từng đỗ Hương cống(7) nhưng không ra làm quan mà lui về miền thôn quê dân dã gõ đầu dạy trẻ. Đến nay, cái nghề dạy học của thầy cũng đã qua bốn mươi năm.
Học trò của thầy Vãn đủ hết cả, từ nghèo cho đến giàu, con nông dân đến con quan, bá hộ trong vùng. Thầy nổi tiếng dạy hay, đến nỗi khoa thi năm nào cũng có học trò của thầy đỗ làm quan. Duy có điều thầy khó tánh vô cùng.
Giờ học bắt đầu. Thầy Vãn điểm tên các học trò xong thì bắt đầu bài giảng mới. Những chữ Nôm xuất hiện trên tấm bảng đen thu hút ánh nhìn của bọn học trò nhỏ.
Lần nào cũng vậy, cứ hễ thầy Vãn quay lưng lên viết bài là Tưởng lại gấp giấy xếp hình, vẽ vời gì đấy vào trang giấy thay vì viết thơ văn lên đó. Chơi chán, cậu lại nhìn ra ngoài ô cửa sổ. Bầu trời rộng lớn xanh ngát luôn cuốn hút đứa trẻ ham vui này.
Mặc thầy Vãn say sưa truyền đạt ý nghĩa từ những bài thơ, Tưởng lại hướng mắt về phía cánh đồng xa, nơi luôn diễn ra các trò chơi thú vị của đám trẻ. Dù thầy Vãn có hay chữ đến mấy, dạy giỏi đến mấy, thì cũng không thể khiến cho tâm tư của cậu học trò nghịch ngợm ấy thôi mắc võng ở nơi khác.
...
Trưa tan tầm, vào đầu giờ Ngọ, hai anh em về đến nhà. Chào các mẹ xong, Liêm xin phép vào thư phòng đọc sách. Bà Hai ra điều hài lòng. Riêng Tưởng lại muốn nhảy tót đi chơi. Bà Hai nhíu mày, lắc đầu. Tưởng chán chường dạ vâng.
Lại lúc quay lưng đi, Tưởng bắt gặp Tằm đứng ngoài hiên dãy nhà bếp, nhìn chằm chằm. Cậu có cảm giác nhỏ đang dõi theo mình với ý nghĩ chế giễu nào đấy, từ bao giờ mà nhỏ dám nhìn cậu với cái kiểu thẳng thừng không biết trên dưới đó.
Đối với Tưởng, vào thư phòng đọc sách là một hình thức bỏ tù khổ sai như kiểu cha cậu hay bắt nhốt những tên trộm cắp trong xã. Chưa được nửa canh giờ thì Tưởng thấy buồn tay buồn chân, mông ngồi chẳng yên rồi. Cuốn sách để mở nhưng nằm ngược, cậu cũng ngâm nga đọc mới hay. Chán muốn điên!
Vừa lúc, đôi mắt Tưởng bắt phải hình ảnh con diều vải bay trên bầu trời nắng gắt ngoài cửa sổ. Đoán, giờ này đám trẻ con đang chơi ngoài đồng. Nhìn trở lại trang vở vô nghĩa, cậu đảo mắt tới lui rồi chuyển hướng nhìn về phía Liêm vẫn đang chăm chú viết bài. Tại sao có nhiều kẻ lại thích vùi mặt vào con chữ thế nhỉ?
"Anh ơi, em đi nhà xí một lát."
"Em đừng đi lâu quá nhé."
Vụ nói dối trót lọt, Tưởng hí hửng rời khỏi thư phòng. Nhưng cậu không biết rằng, Liêm vừa nhìn theo vừa cười nhẹ, vì cứ mỗi lần cậu em muốn trốn đi chơi là lại viện lý do vào nhà xí. Nhưng Liêm không cản vì có cản cũng chẳng được.
Ngó trước ngó sau, Tưởng khẽ khàng bước nhanh ra khỏi cửa dãy nhà sau. Khi quay qua thì cậu suýt hét toáng bởi thình lình thấy Tằm đứng chình ình trước mặt, hai tay bưng cái khay trà. Nhắm mắt vỗ ngực cho bình tĩnh, Tưởng liếc Tằm:
"Ngươi định dọa chết ta đấy hả? Cứ như ma vậy!"
"Cậu Tưởng muốn đi đâu ạ?" Tằm tò mò.
"Đi đâu là chuyện của ta! Còn ngươi làm gì ở đây?"
"Dạ, bà Hai sai Tằm mang nước đến cho hai cậu."
Bực cả mình! Tưởng xoay phắt, toan bỏ đi thì tự dưng dừng bước. Tiếp, cậu quay qua thấy Tằm vẫn nhìn mình chăm chú, kiểu nửa thắc mắc nửa dò xét. Khéo, nhỏ quê mùa này làm hỏng việc của mình. Tưởng nghĩ vậy nên liền lấy một tách trà trên cái khay gỗ, uống hết sạch. Đặt nó lại chỗ cũ, cậu dặn dò Tằm:
"Ngươi không được nói với các mẹ là ta rời khỏi thư phòng, rõ chưa? Coi như là ta đã uống nước xong và vẫn còn ngồi đọc sách. Ngươi hứa đi nào!"
Tằm khẽ gật. Thấy nhỏ có vẻ ngoan ngoãn và vâng lời, Tưởng mới yên tâm rồi chạy tót đi. Nhìn lại tách trà vừa uống cạn, Tằm kín đáo nở nụ cười.
Kết quả là nửa canh giờ sau, Tưởng bị tên người làm kéo về nhà trong khi đang chơi cao hứng. Cậu được báo rằng, cha đã về và biết cậu lẻn ra ngoài chơi.
Trong phòng lớn, Tưởng quỳ gối, mặt nhăn nhó vì nghĩ đến cảnh mình sắp bị phạt gậy. Đối diện, Triệu xã trưởng ôn tồn uống trà. Để con lo lắng bứt rứt trong một lúc, ông mới đứng dậy tiến đến trước mặt nó, nghiêm khắc nói:
"Các mẹ đã dặn con ở trong phòng học bài với anh trai vậy mà dám lẻn ra ngoài chơi bời giữa trưa thế này. Con biết cha sắp về nhưng vẫn làm vậy, đúng là không biết trên biết dưới. Cha phải phạt con mới được."
Triệu xã trưởng lệnh cho người đem gậy ra. Trông thấy cái gậy to dài kia là Tưởng mếu máo rồi, nhất là khi cha nghiêm nghị bảo:
"Con có gan bỏ đi chơi, thì phải có gan chịu đòn. Đưa mông ra đây!"
Tưởng nằm lên ghế. Lúc gậy quất vào mông cái đét, cậu nghiến răng để không kêu lên. Không rõ là do quen chịu đòn hay vì vốn là đứa trẻ cứng đầu, Tưởng ít khi gào thét dù bị đánh đau. Môi mím chặt không khóc nhưng nước mắt rơi lã chã trên mặt cậu chủ nhỏ. Trong lúc chịu đòn, Tưởng cố tìm ra kẻ nào đã mách lẻo với cha về chuyện trốn đi này.
Tưởng lê bước ra khỏi phòng, mang theo cái mông nhức nhối. Cậu thút thít, quệt nước mắt tèm lem. Chợt, cậu thấy Tằm. Vừa trông rõ cái mặt thản nhiên ấy là y như rằng, cậu chủ đó đoán ra thủ phạm. Tức tối đi đến gần, Tưởng xẵng giọng hỏi:
"Là ngươi mách cha ta phải không?"
"Tằm không mách mà là ông hỏi cậu đi đâu rồi."
"Ngươi đã hứa là không nói ta trốn đi chơi mà! Đồ hứa cuội!"
"Cậu Tưởng quên rồi sao, cậu chỉ dặn Tằm không được nói với các bà chứ đâu có dặn là không được nói với ông. Nên, Tằm vẫn giữ đúng lời hứa."
Câu ứng đáp rành rọt từ Tằm khiến cậu Ba nhà họ Triệu cứng lưỡi. Rồi rất nhanh, Tưởng bắt gặp cảnh Tằm nhoẻn miệng cười. Phút chốc, cậu nhận ra nhỏ nhà quê đó thật sự rất quỷ quái. Cậu đã coi thường nhỏ và giờ thì nhận lấy hậu quả.
---------------------------------
(5) Xưa, người ta dùng 12 chi (con giáp) để gọi giờ trong một ngày. Mỗi chi ứng với hai giờ. Ngày dài 14 giờ, 6 khắc. Đêm dài 10 giờ, 5 canh. Ở đây tức tầm 23 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng.
(6) Là tên gọi của lối viết chữ vuông thời cổ đại và trung đại của tiếng Việt.
(7) Đỗ thứ hai trong kỳ thi Hương, thời Minh Mạng đổi qua Cử nhân.
Lúc Tằm quét xong cái sân gạch thì mặt trời đã lên đến đỉnh ngọn tre. Vừa hay từ trong nhà, Liêm và Tưởng đi ra, theo sau còn có tên người làm hôm qua, tay bê chồng sách vở. Mãi lát sau, Tằm mới biết là hai cậu chủ đến trường học.
Nhác thấy Tằm đừng tần ngần, Liêm liền gọi lại. Tằm nhanh nhẹn bước đến. Triệu Liêm hỏi đêm qua Tằm ngủ được không? Tằm gật. Triệu Liêm lại bảo, giờ hai anh phải đi học, em ở nhà chơi ngoan nhé. Tằm ngước nhìn, nói nhỏ xíu: "Hai cậu đi học vui ạ".
Tức thì Tưởng gắt: "Vui cái gì mà vui?"
Liêm liền nhắc em trai đừng cư xử thô lỗ như vậy. Tưởng hậm hực. Còn Tằm thì chớp mắt, hai bàn tay lồng chặt vào nhau. Tằm quên mất, Tưởng rất ghét mình, đáng ra phải cẩn trọng hơn. Tên người làm nhắc khéo hai cậu, nhanh nhanh kẻo trễ giờ học. Liêm đi trước, Tưởng theo sau, đã vậy trước khi rời khỏi còn lườm nguýt Tằm một cái rõ dài. Bóng hai cậu chủ đã khuất, Tằm nhún vai ra điều nghĩ ngợi rồi quay phắt.
Liêm và Tưởng leo lên xe ngựa. Chẳng quá lâu, con ngựa bước chậm rãi kéo theo chiếc xe. Xe ngựa chạy đều trên con đường đất, hai bên là đồng ruộng đã thấy thấp thoáng bóng người làm đồng. Bên trong xe, Liêm mở sách ra đọc mấy bài thơ Nôm(6), còn Tưởng hướng đôi mắt thờ ơ ra ngoài ô cửa xe.
Nhớ lại ban nãy gặp Tằm, Tưởng vẫn còn khó chịu. Không rõ sao cậu lại thấy ghét nhỏ đến vậy. Cái dáng vẻ khép nép ấy trông cứ xạo xạo. Đồ nhà quê, được vào sống trong Triệu gia thì vui tít mắt. Nghĩ dễ lắm à, Tưởng sẽ không bao giờ coi Tằm là em gái đâu. Tự dưng thở dài thườn thượt, cứ nghĩ sớm tối ngày nào cũng gặp mặt Tằm thì khéo cậu phát ốm mất.
Ở xã Thổ chỉ có duy nhất ngôi trường lợp ngói của thầy đồ già Vãn. Nghe đâu thầy từng đỗ Hương cống(7) nhưng không ra làm quan mà lui về miền thôn quê dân dã gõ đầu dạy trẻ. Đến nay, cái nghề dạy học của thầy cũng đã qua bốn mươi năm.
Học trò của thầy Vãn đủ hết cả, từ nghèo cho đến giàu, con nông dân đến con quan, bá hộ trong vùng. Thầy nổi tiếng dạy hay, đến nỗi khoa thi năm nào cũng có học trò của thầy đỗ làm quan. Duy có điều thầy khó tánh vô cùng.
Giờ học bắt đầu. Thầy Vãn điểm tên các học trò xong thì bắt đầu bài giảng mới. Những chữ Nôm xuất hiện trên tấm bảng đen thu hút ánh nhìn của bọn học trò nhỏ.
Lần nào cũng vậy, cứ hễ thầy Vãn quay lưng lên viết bài là Tưởng lại gấp giấy xếp hình, vẽ vời gì đấy vào trang giấy thay vì viết thơ văn lên đó. Chơi chán, cậu lại nhìn ra ngoài ô cửa sổ. Bầu trời rộng lớn xanh ngát luôn cuốn hút đứa trẻ ham vui này.
Mặc thầy Vãn say sưa truyền đạt ý nghĩa từ những bài thơ, Tưởng lại hướng mắt về phía cánh đồng xa, nơi luôn diễn ra các trò chơi thú vị của đám trẻ. Dù thầy Vãn có hay chữ đến mấy, dạy giỏi đến mấy, thì cũng không thể khiến cho tâm tư của cậu học trò nghịch ngợm ấy thôi mắc võng ở nơi khác.
...
Trưa tan tầm, vào đầu giờ Ngọ, hai anh em về đến nhà. Chào các mẹ xong, Liêm xin phép vào thư phòng đọc sách. Bà Hai ra điều hài lòng. Riêng Tưởng lại muốn nhảy tót đi chơi. Bà Hai nhíu mày, lắc đầu. Tưởng chán chường dạ vâng.
Lại lúc quay lưng đi, Tưởng bắt gặp Tằm đứng ngoài hiên dãy nhà bếp, nhìn chằm chằm. Cậu có cảm giác nhỏ đang dõi theo mình với ý nghĩ chế giễu nào đấy, từ bao giờ mà nhỏ dám nhìn cậu với cái kiểu thẳng thừng không biết trên dưới đó.
Đối với Tưởng, vào thư phòng đọc sách là một hình thức bỏ tù khổ sai như kiểu cha cậu hay bắt nhốt những tên trộm cắp trong xã. Chưa được nửa canh giờ thì Tưởng thấy buồn tay buồn chân, mông ngồi chẳng yên rồi. Cuốn sách để mở nhưng nằm ngược, cậu cũng ngâm nga đọc mới hay. Chán muốn điên!
Vừa lúc, đôi mắt Tưởng bắt phải hình ảnh con diều vải bay trên bầu trời nắng gắt ngoài cửa sổ. Đoán, giờ này đám trẻ con đang chơi ngoài đồng. Nhìn trở lại trang vở vô nghĩa, cậu đảo mắt tới lui rồi chuyển hướng nhìn về phía Liêm vẫn đang chăm chú viết bài. Tại sao có nhiều kẻ lại thích vùi mặt vào con chữ thế nhỉ?
"Anh ơi, em đi nhà xí một lát."
"Em đừng đi lâu quá nhé."
Vụ nói dối trót lọt, Tưởng hí hửng rời khỏi thư phòng. Nhưng cậu không biết rằng, Liêm vừa nhìn theo vừa cười nhẹ, vì cứ mỗi lần cậu em muốn trốn đi chơi là lại viện lý do vào nhà xí. Nhưng Liêm không cản vì có cản cũng chẳng được.
Ngó trước ngó sau, Tưởng khẽ khàng bước nhanh ra khỏi cửa dãy nhà sau. Khi quay qua thì cậu suýt hét toáng bởi thình lình thấy Tằm đứng chình ình trước mặt, hai tay bưng cái khay trà. Nhắm mắt vỗ ngực cho bình tĩnh, Tưởng liếc Tằm:
"Ngươi định dọa chết ta đấy hả? Cứ như ma vậy!"
"Cậu Tưởng muốn đi đâu ạ?" Tằm tò mò.
"Đi đâu là chuyện của ta! Còn ngươi làm gì ở đây?"
"Dạ, bà Hai sai Tằm mang nước đến cho hai cậu."
Bực cả mình! Tưởng xoay phắt, toan bỏ đi thì tự dưng dừng bước. Tiếp, cậu quay qua thấy Tằm vẫn nhìn mình chăm chú, kiểu nửa thắc mắc nửa dò xét. Khéo, nhỏ quê mùa này làm hỏng việc của mình. Tưởng nghĩ vậy nên liền lấy một tách trà trên cái khay gỗ, uống hết sạch. Đặt nó lại chỗ cũ, cậu dặn dò Tằm:
"Ngươi không được nói với các mẹ là ta rời khỏi thư phòng, rõ chưa? Coi như là ta đã uống nước xong và vẫn còn ngồi đọc sách. Ngươi hứa đi nào!"
Tằm khẽ gật. Thấy nhỏ có vẻ ngoan ngoãn và vâng lời, Tưởng mới yên tâm rồi chạy tót đi. Nhìn lại tách trà vừa uống cạn, Tằm kín đáo nở nụ cười.
Kết quả là nửa canh giờ sau, Tưởng bị tên người làm kéo về nhà trong khi đang chơi cao hứng. Cậu được báo rằng, cha đã về và biết cậu lẻn ra ngoài chơi.
Trong phòng lớn, Tưởng quỳ gối, mặt nhăn nhó vì nghĩ đến cảnh mình sắp bị phạt gậy. Đối diện, Triệu xã trưởng ôn tồn uống trà. Để con lo lắng bứt rứt trong một lúc, ông mới đứng dậy tiến đến trước mặt nó, nghiêm khắc nói:
"Các mẹ đã dặn con ở trong phòng học bài với anh trai vậy mà dám lẻn ra ngoài chơi bời giữa trưa thế này. Con biết cha sắp về nhưng vẫn làm vậy, đúng là không biết trên biết dưới. Cha phải phạt con mới được."
Triệu xã trưởng lệnh cho người đem gậy ra. Trông thấy cái gậy to dài kia là Tưởng mếu máo rồi, nhất là khi cha nghiêm nghị bảo:
"Con có gan bỏ đi chơi, thì phải có gan chịu đòn. Đưa mông ra đây!"
Tưởng nằm lên ghế. Lúc gậy quất vào mông cái đét, cậu nghiến răng để không kêu lên. Không rõ là do quen chịu đòn hay vì vốn là đứa trẻ cứng đầu, Tưởng ít khi gào thét dù bị đánh đau. Môi mím chặt không khóc nhưng nước mắt rơi lã chã trên mặt cậu chủ nhỏ. Trong lúc chịu đòn, Tưởng cố tìm ra kẻ nào đã mách lẻo với cha về chuyện trốn đi này.
Tưởng lê bước ra khỏi phòng, mang theo cái mông nhức nhối. Cậu thút thít, quệt nước mắt tèm lem. Chợt, cậu thấy Tằm. Vừa trông rõ cái mặt thản nhiên ấy là y như rằng, cậu chủ đó đoán ra thủ phạm. Tức tối đi đến gần, Tưởng xẵng giọng hỏi:
"Là ngươi mách cha ta phải không?"
"Tằm không mách mà là ông hỏi cậu đi đâu rồi."
"Ngươi đã hứa là không nói ta trốn đi chơi mà! Đồ hứa cuội!"
"Cậu Tưởng quên rồi sao, cậu chỉ dặn Tằm không được nói với các bà chứ đâu có dặn là không được nói với ông. Nên, Tằm vẫn giữ đúng lời hứa."
Câu ứng đáp rành rọt từ Tằm khiến cậu Ba nhà họ Triệu cứng lưỡi. Rồi rất nhanh, Tưởng bắt gặp cảnh Tằm nhoẻn miệng cười. Phút chốc, cậu nhận ra nhỏ nhà quê đó thật sự rất quỷ quái. Cậu đã coi thường nhỏ và giờ thì nhận lấy hậu quả.
---------------------------------
(5) Xưa, người ta dùng 12 chi (con giáp) để gọi giờ trong một ngày. Mỗi chi ứng với hai giờ. Ngày dài 14 giờ, 6 khắc. Đêm dài 10 giờ, 5 canh. Ở đây tức tầm 23 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng.
(6) Là tên gọi của lối viết chữ vuông thời cổ đại và trung đại của tiếng Việt.
(7) Đỗ thứ hai trong kỳ thi Hương, thời Minh Mạng đổi qua Cử nhân.
Tác giả :
Võ Anh Thơ