Thang Máy Nghi Vấn
Chương 2
Vệ Anh đảo mắt, suy cho cùng thì vẫn nên lấy đại cuộc làm trọng nên đã sắp xếp lại khẩu cung để trình bày: “Do bà Trương đi tập thể dục buổi sáng đã báo án, bà ấy định 6 giờ sẽ xuống lầu tập thể dục, nhưng khi ấn thang máy thì không thấy gì. Bà ta tưởng thang máy bị hư, nên đi bộ từ tầng 3 xuống, kết quả là vừa xuống thì nhìn thấy một nửa thân người nằm ngoài thang máy.”
“Lúc đó trời hãy còn tối, chỉ có mỗi ngọn đèn sáng. Bà lão nhìn không rõ nên mới đi tới để xem cho kỹ, thì phát hiện ra thi thể nằm ngay cửa thang máy. Vì khiếp đảm quá nên đã nhanh chóng báo án, đến bây giờ tim vẫn còn đập thình thịch nữa là.”
Lâm Canh bông đùa một câu: “Tính ra bà lão này cũng tỉnh táo đấy, phải tôi thì tôi đã làm um lên cho cả khu chung cư thức dậy rồi. Đâu thể một mình hưởng trò vui được, phải chia sẻ cùng nhau chứ ha.”
Khưu Diêu không muốn nghe nữa, nên vẫy tay gọi vài người tới: “Nghiệm thi xong rồi này, mấy người tới khiêng thi thể ra ngoài đi.”
Vệ Anh không giấu được vẻ phấn chấn: “Còn không phải vì ở khu này có cục trưởng Cận à? Nghe đâu mấy cô mấy bác xem ông ấy như thần thánh á, thường hay nghe ông ấy nói về mấy kiến thức báo án này nọ nên cũng ghi nhớ rõ ràng lắm. Ở hiện trường còn chẳng có dấu chân nào khác cơ mà.”
Lâm Canh lên tiếng phản bác: “Nếu có dấu chân thì đã tốt rồi. Bên phía cậu Tùng thế nào rồi?”
Cậu Tùng mà đội trưởng Lâm vừa hỏi chính là thành viên bên tổ kỹ thuật, tên thật là Nhiếp Tùng – một chuyên gia về game, à không, là chuyên gia máy tính. Thỉnh thoảng anh ta cũng sẽ đi thực địa để thu thập video hay tín hiệu, đại loại thế.
Vệ Anh: “Cậu ta đang kiểm tra camera giám sát thang máy trong phòng bảo vệ đấy, cậu ta bảo không có gì bất thường cả.”
Lâm Canh tặc lưỡi: “Cái chết tự nhiên thật à?”
Vừa nói, anh vừa nhìn sang đồng nghiệp đang bận bịu khiêng xác lên cáng rồi hơi nhíu mày khi liếc về một góc và thình lình ngẩng đầu lên.
Trong tầm mắt bỗng xuất hiện một thanh niên. Thoạt nhìn cậu ta còn chưa tới 30 tuổi, mặc một cái áo len cổ lọ màu xám, cùng cái quần jean bạc màu và đang nhìn chằm chằm vào thi thể bị khiêng lên.
Gương mặt người thanh niên này trông cực kỳ tinh khiết, không phải kiểu trắng bệch mà là một sự tinh khiết khó tả thành lời, dường như mùi tử khí xung quanh và cả sự hoảng loạn hay bụi bặm đều không hề ảnh hưởng tới cậu ta.
Lâm Canh nghĩ thầm, người này quá mức bình tĩnh rồi.
Một người bình thường khi thấy xác chết thì hoặc sợ hãi, hoặc tò mò hay khiếp đảm, nói chung luôn có ít nhiều cảm xúc khác biệt, nhưng người này lại chẳng có chút sắc thái dị thường nào… ánh mắt cậu ta hướng về cỗ thi thể tựa như đang xem một món đồ chơi rẻ tiền vậy.
Theo ánh mắt của đội trưởng Lâm, Khưu Diêu cũng để ý tới người thanh niên đó.
Khưu Diêu đi lại gần, trên gương mặt nhợt nhạt không chút huyết sắc cố nặn ra một nụ cười và lên tiếng với chất giọng vừa lịch sự vừa xa cách: “Xin lỗi anh, không phận sự miễn vào.”
Nghe thấy Khưu Diêu nói, chàng trai trẻ bừng tỉnh, áy náy trả lời: “À, thành thật xin lỗi, tại tôi sống ở tầng trên cao, đi thang bộ thì không tiện lắm. Nghe nói các anh đã xong việc rồi nên tôi mới đi lại đây.”
Người thanh niên nhìn Khưu Diêu với ánh mắt tinh khiết hệt như nguồn năng lượng toả ra từ cậu ta, thứ năng lượng mang hương vị trong trẻo vô cùng.
Trước ánh mắt ấy, Khưu Diêu không khỏi hạ thấp ngữ điệu: “Bọn tôi làm cũng nhanh thôi, nếu không vội thì anh cứ đứng đây chờ cũng được.” Có vội cũng chẳng ích gì. Khưu Diêu nói thầm trong lòng.
Chàng trai mỉm cười và nói: “Không vội gì đâu.” Vừa trả lời, vừa dõi mắt về phía người quá cố đã được khiêng đi.
Dĩ nhiên Lâm Canh không bỏ qua ánh mắt của cậu ta, nhưng nhìn theo hướng đấy cũng chỉ thấy bầu trời hãy còn xám xịt, chắc chắn vẫn chưa tới 7 giờ, anh thầm nghĩ chàng trai trẻ này dậy sớm thật.
Anh đi thẳng tới gần, lịch sự hỏi thăm: “Cậu tên gì, cũng sống ở đây sao? Cậu có biết người đã khuất không?” Lúc Lâm Canh nói chuyện, anh bất giác kích hoạt trạng thái lạ lẫm: hai tay buông xuống, nét mặt cứng nhắc, khoé miệng khẽ cong nhưng chẳng có ý cười.
Người thanh niên ngẩng đầu, khẽ liếc nhìn Lâm Canh, nụ cười tươi rói trên mặt chưa từng biến mất, nhưng mi mắt giần giật vì bất ngờ.
Tuy ánh mắt Lâm Canh không mang ác ý, nhưng lại phảng phất chút lạnh lùng, giống như song cửa sổ lạnh lẽo ngoài kia. Có vài người chỉ nhìn lướt qua cũng đủ biết anh không phải loại người dễ hoà hợp.
Chàng trai trẻ thay đổi biểu cảm, thờ ơ mỉm cười: “Tôi tên Thi Dịch, sống ở khu này, nhưng quen biết không nhiều lắm. Người đã khuất thì tôi từng gặp qua, nhưng sợ không giúp gì được cho các anh đâu.”
Lâm Canh nhủ thầm, muốn vờ mất trí thì tôi chơi với cậu cũng được. Đằng nào thì trước mặt người ngoài chỉ là giả đò hỏi chút chuyện thôi: “Không có gì đâu, nhân tiện thì tôi hỏi ấy mà, còn thông tin cụ thể sẽ có người điều tra sau.”
Lâm Canh gật gù: “Báo cho người nhà nạn nhân đi, chúng ta xong việc rồi.”
Sau khi cảnh sát giải tán, cửa thang máy cũng đã khôi phục. Bởi vì có người chết nên không ai dám đi thang máy này cả. Thi Dịch một mình bước vào thang.
Thang máy được “dọn dẹp” cực kỳ sạch sẽ, đến cả mấy tờ báo rải rác cũng bị lấy đi.
Cậu ta nhíu mày: Chung cư này chẳng phải loại cao cấp gì, nhưng lao công cũng làm việc tốt chán. Ngày thường đâu có nhiều sách báo tới vậy, thế mà tự dưng lại xuất hiện tận vài tờ, hơn nữa người chết còn cầm trên tay…
Cửa thang máy từ từ khép lại, cô lập hoàn toàn phần bên trong, Thi Dịch ngửi được một mùi chua, thứ mùi chua nhàn nhạt, thoang thoảng giống như hương nước hoa phụ nữ để lâu ngày nên lắng đọng lại.
Thang máy cót két đi lên trên, Thi Dịch cẩn thận hít hà mùi hương quen thuộc, sau cùng khi thang sắp đến nơi mới nhớ ra tên gọi của nó.
Có người làm đổ giấm à?
Nhưng quanh đi quẩn lại, thang máy vô cùng sạch sẽ, sạch tới mức phản chiếu như gương, không hề có vệt nước nào cả.
Khoảng 7 giờ rưỡi, đường xá đã đông đúc người đi làm, Lâm Canh lái xe cảnh sát trong khoảng cách chật hẹp, rồi dừng đèn đỏ ở ngã tư đường để nghe Vệ Anh nói qua về hoàn cảnh người quá cố.
Vệ Anh ngồi băng ghế sau, cầm xấp tài liệu và liệt kê sơ lược nội dung báo cáo: “Nạn nhân tên Triển Khang Dụ, 41 tuổi, goá vợ, chỉ sống một mình ở tầng 17. Làm chủ một công ty vận tải nhỏ, hôm nào nhiều đơn hàng còn phải tự mình chạy. Bảo vệ chung cư đều thân thiết với anh ta, họ nói anh ta thường ra ngoài tầm 3, 4 giờ sáng.”
Ngồi bên ghế phụ là Nhiếp Tùng với cặp kính dày cộp, nhắm hờ mắt. Khác với Lâm Canh đeo kính để trông hiền lành hơn, anh ta bị cận thật.
Nghe vậy, anh ta kéo áo khoác xuống, vò tóc, lười biếng lên tiếng: “Chắc là chết do nguyên nhân tự nhiên thôi, video giám sát thang máy cho thấy anh ta đi vào lúc 3:15, từ tầng 17 đi một mạch xuống tầng 1 không có sự cố gì hết, vẫn còn kịp đọc báo cơ mà. Đến 3:18, cửa thang máy vừa mở, chân chưa kịp bước ra đã ngã xuống đất rồi.”
Dứt câu, anh ta chớp chớp đôi mắt đỏ hoe còn chưa tỉnh ngủ, nhìn sang Lâm Canh.
Có thể dùng từ xinh đẹp để miêu tả Nhiếp Tùng, anh ta thông thạo máy tính, làm việc cũng hiệu quả lắm, nói chung là kiểu đàn ông ba có: có sắc, có tài, có học thức, nhưng lại không chú ý tới hình tượng cá nhân, cứ ăn mặc lôi thôi, tóc tai bù xù như ổ quạ.
Sắp 30 tuổi đầu vẫn chưa có người yêu, đóng góp không nhỏ vào tỉ lệ độc thân trong cục cảnh sát.
Lâm Canh quá quen với việc Nhiếp Tùng thức khuya nên không ý kiến gì, nghe xong báo cáo thì nói: “Vậy thì chờ báo cáo khám nghiệm tử thi từ Khưu Diêu là ổn. À phải, chị Anh, thông báo cho người nhà chưa?”
“Báo rồi, người nhà sẽ từ nơi khác đến đây, có lẽ chiều nay sẽ tới.”
Nhưng đến chiều cũng không thấy người thân đâu.
Mãi đến khi chuẩn bị tan sở, cảnh sát lại gọi cho người nhà, đầu dây bên kia truyền tới một chất giọng ngập ngừng: “Rồi, rồi, mai tôi đến.”
Giọng nói nghe khá là miễn cưỡng.
Người nghe máy chính là mẹ già của người đã khuất.
Vệ Anh cầm ly cà phê đi ngang qua, cực kỳ ngạc nhiên: “Tôi còn kêu mọi người chuẩn bị khăn giấy với vật dụng y tế, phòng khi bà ấy gào khóc, không kiềm chế được cảm xúc sẽ khó thở nữa. Phản ứng của người mẹ này cũng dị quá.”
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ai biết được giữa mẹ con bọn họ đã xảy ra chuyện gì.” Nhiếp Tùng vừa ăn mì gói vừa hờ hững trả lời.
Trong trụ sở lớn của cục Điều tra Hình sự là một văn phòng riêng biệt, dành riêng cho đội trưởng Lâm.
Hiện tại Lâm Canh đang nghe điện thoại.
Người gọi là cục trưởng Cận.
Vị giám đốc lớn tuổi của cô nhi viện – người đã cưu mang cục trưởng Cận – vừa qua đời.
Bỏ lại hơn một chục đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa.
Lâm Canh có thể hình dung ra, ở bên kia điện thoại, cục trưởng Cận phải hỗ trợ hậu sự, lại lo liệu những vấn đề kế tiếp của cô nhi viện, đồng thời phải chăm lo cho mười mấy đứa bé còn thò lò mũi xanh.
Đáng tiếc thay, đội trưởng Lâm tàn nhẫn không hề cảm thông cho sự khó khăn của cục trưởng Cận lúc này.
Ban đầu, khi nghe cục trưởng Cận nói rằng giám đốc cô nhi viện qua đời, đội trưởng Lâm vẫn chân thành lắng nghe, nhưng tới khi cục trưởng Cận nói cô nhi viện sau này không ai lo liệu, hơn chục đứa trẻ chịu cảnh bơ vơ thì Lâm Canh đã có dự cảm không lành.
“Cậu cũng thấy rồi đó, liệu cậu có thể…”
“Không.” Lâm Canh từ chối thẳng thừng.
Anh ghét trẻ con, ghét hết mấy đứa vị thành niên. Thay vì nghỉ vài ngày để thăm bọn nó, Lâm Canh tình nguyên làm thêm giờ.
Cục trưởng Cận: “…”
Thấy cục trưởng Cận im lặng, Lâm Canh thoáng ái ngại, nên hơi lưỡng lự: “Sếp có cần em giúp gì khác không, việc chân tay gì em cũng không nề hà.”
Trước cái người lỗ mãng này, cục trưởng Cận cũng không còn cách nào khác, đành lên tiếng: “Vậy, cậu cho mèo ăn giúp tôi đi. Chắc hôm nay nó đói meo cả ngày rồi.”
Cục trưởng Cận có một con mèo do chiến hữu đã qua đời để lại. Nó là một con mèo màu cam đặc biệt, tuy là mèo nhà nhưng tính cảnh giác cực cao và không chịu ăn bất cứ món nào mà người khác đưa cho.
Giao Lâm Canh chuyện này là vì cha Lâm Canh với cục trưởng Cận là hai người bạn thân thiết, là hai chiến hữu thường xuyên đến thăm nhau, nên con mèo quýt này cũng quen với đồ ăn của nhà họ Lâm.
Lâm Canh gác máy không lâu, thì Khưu Diêu gọi tới.
Khưu Diêu là một người không có việc sẽ không tìm, tách bạch rõ ràng chuyện công, chuyện tư. Hiện tại, điện thoại bàn trước mặt Lâm Canh đang hiện lên số điện thoại bàn của Khưu Diêu, nên anh có thể khẳng định đã có kết quả nghiệm thi rồi.
“Lúc đó trời hãy còn tối, chỉ có mỗi ngọn đèn sáng. Bà lão nhìn không rõ nên mới đi tới để xem cho kỹ, thì phát hiện ra thi thể nằm ngay cửa thang máy. Vì khiếp đảm quá nên đã nhanh chóng báo án, đến bây giờ tim vẫn còn đập thình thịch nữa là.”
Lâm Canh bông đùa một câu: “Tính ra bà lão này cũng tỉnh táo đấy, phải tôi thì tôi đã làm um lên cho cả khu chung cư thức dậy rồi. Đâu thể một mình hưởng trò vui được, phải chia sẻ cùng nhau chứ ha.”
Khưu Diêu không muốn nghe nữa, nên vẫy tay gọi vài người tới: “Nghiệm thi xong rồi này, mấy người tới khiêng thi thể ra ngoài đi.”
Vệ Anh không giấu được vẻ phấn chấn: “Còn không phải vì ở khu này có cục trưởng Cận à? Nghe đâu mấy cô mấy bác xem ông ấy như thần thánh á, thường hay nghe ông ấy nói về mấy kiến thức báo án này nọ nên cũng ghi nhớ rõ ràng lắm. Ở hiện trường còn chẳng có dấu chân nào khác cơ mà.”
Lâm Canh lên tiếng phản bác: “Nếu có dấu chân thì đã tốt rồi. Bên phía cậu Tùng thế nào rồi?”
Cậu Tùng mà đội trưởng Lâm vừa hỏi chính là thành viên bên tổ kỹ thuật, tên thật là Nhiếp Tùng – một chuyên gia về game, à không, là chuyên gia máy tính. Thỉnh thoảng anh ta cũng sẽ đi thực địa để thu thập video hay tín hiệu, đại loại thế.
Vệ Anh: “Cậu ta đang kiểm tra camera giám sát thang máy trong phòng bảo vệ đấy, cậu ta bảo không có gì bất thường cả.”
Lâm Canh tặc lưỡi: “Cái chết tự nhiên thật à?”
Vừa nói, anh vừa nhìn sang đồng nghiệp đang bận bịu khiêng xác lên cáng rồi hơi nhíu mày khi liếc về một góc và thình lình ngẩng đầu lên.
Trong tầm mắt bỗng xuất hiện một thanh niên. Thoạt nhìn cậu ta còn chưa tới 30 tuổi, mặc một cái áo len cổ lọ màu xám, cùng cái quần jean bạc màu và đang nhìn chằm chằm vào thi thể bị khiêng lên.
Gương mặt người thanh niên này trông cực kỳ tinh khiết, không phải kiểu trắng bệch mà là một sự tinh khiết khó tả thành lời, dường như mùi tử khí xung quanh và cả sự hoảng loạn hay bụi bặm đều không hề ảnh hưởng tới cậu ta.
Lâm Canh nghĩ thầm, người này quá mức bình tĩnh rồi.
Một người bình thường khi thấy xác chết thì hoặc sợ hãi, hoặc tò mò hay khiếp đảm, nói chung luôn có ít nhiều cảm xúc khác biệt, nhưng người này lại chẳng có chút sắc thái dị thường nào… ánh mắt cậu ta hướng về cỗ thi thể tựa như đang xem một món đồ chơi rẻ tiền vậy.
Theo ánh mắt của đội trưởng Lâm, Khưu Diêu cũng để ý tới người thanh niên đó.
Khưu Diêu đi lại gần, trên gương mặt nhợt nhạt không chút huyết sắc cố nặn ra một nụ cười và lên tiếng với chất giọng vừa lịch sự vừa xa cách: “Xin lỗi anh, không phận sự miễn vào.”
Nghe thấy Khưu Diêu nói, chàng trai trẻ bừng tỉnh, áy náy trả lời: “À, thành thật xin lỗi, tại tôi sống ở tầng trên cao, đi thang bộ thì không tiện lắm. Nghe nói các anh đã xong việc rồi nên tôi mới đi lại đây.”
Người thanh niên nhìn Khưu Diêu với ánh mắt tinh khiết hệt như nguồn năng lượng toả ra từ cậu ta, thứ năng lượng mang hương vị trong trẻo vô cùng.
Trước ánh mắt ấy, Khưu Diêu không khỏi hạ thấp ngữ điệu: “Bọn tôi làm cũng nhanh thôi, nếu không vội thì anh cứ đứng đây chờ cũng được.” Có vội cũng chẳng ích gì. Khưu Diêu nói thầm trong lòng.
Chàng trai mỉm cười và nói: “Không vội gì đâu.” Vừa trả lời, vừa dõi mắt về phía người quá cố đã được khiêng đi.
Dĩ nhiên Lâm Canh không bỏ qua ánh mắt của cậu ta, nhưng nhìn theo hướng đấy cũng chỉ thấy bầu trời hãy còn xám xịt, chắc chắn vẫn chưa tới 7 giờ, anh thầm nghĩ chàng trai trẻ này dậy sớm thật.
Anh đi thẳng tới gần, lịch sự hỏi thăm: “Cậu tên gì, cũng sống ở đây sao? Cậu có biết người đã khuất không?” Lúc Lâm Canh nói chuyện, anh bất giác kích hoạt trạng thái lạ lẫm: hai tay buông xuống, nét mặt cứng nhắc, khoé miệng khẽ cong nhưng chẳng có ý cười.
Người thanh niên ngẩng đầu, khẽ liếc nhìn Lâm Canh, nụ cười tươi rói trên mặt chưa từng biến mất, nhưng mi mắt giần giật vì bất ngờ.
Tuy ánh mắt Lâm Canh không mang ác ý, nhưng lại phảng phất chút lạnh lùng, giống như song cửa sổ lạnh lẽo ngoài kia. Có vài người chỉ nhìn lướt qua cũng đủ biết anh không phải loại người dễ hoà hợp.
Chàng trai trẻ thay đổi biểu cảm, thờ ơ mỉm cười: “Tôi tên Thi Dịch, sống ở khu này, nhưng quen biết không nhiều lắm. Người đã khuất thì tôi từng gặp qua, nhưng sợ không giúp gì được cho các anh đâu.”
Lâm Canh nhủ thầm, muốn vờ mất trí thì tôi chơi với cậu cũng được. Đằng nào thì trước mặt người ngoài chỉ là giả đò hỏi chút chuyện thôi: “Không có gì đâu, nhân tiện thì tôi hỏi ấy mà, còn thông tin cụ thể sẽ có người điều tra sau.”
Lâm Canh gật gù: “Báo cho người nhà nạn nhân đi, chúng ta xong việc rồi.”
Sau khi cảnh sát giải tán, cửa thang máy cũng đã khôi phục. Bởi vì có người chết nên không ai dám đi thang máy này cả. Thi Dịch một mình bước vào thang.
Thang máy được “dọn dẹp” cực kỳ sạch sẽ, đến cả mấy tờ báo rải rác cũng bị lấy đi.
Cậu ta nhíu mày: Chung cư này chẳng phải loại cao cấp gì, nhưng lao công cũng làm việc tốt chán. Ngày thường đâu có nhiều sách báo tới vậy, thế mà tự dưng lại xuất hiện tận vài tờ, hơn nữa người chết còn cầm trên tay…
Cửa thang máy từ từ khép lại, cô lập hoàn toàn phần bên trong, Thi Dịch ngửi được một mùi chua, thứ mùi chua nhàn nhạt, thoang thoảng giống như hương nước hoa phụ nữ để lâu ngày nên lắng đọng lại.
Thang máy cót két đi lên trên, Thi Dịch cẩn thận hít hà mùi hương quen thuộc, sau cùng khi thang sắp đến nơi mới nhớ ra tên gọi của nó.
Có người làm đổ giấm à?
Nhưng quanh đi quẩn lại, thang máy vô cùng sạch sẽ, sạch tới mức phản chiếu như gương, không hề có vệt nước nào cả.
Khoảng 7 giờ rưỡi, đường xá đã đông đúc người đi làm, Lâm Canh lái xe cảnh sát trong khoảng cách chật hẹp, rồi dừng đèn đỏ ở ngã tư đường để nghe Vệ Anh nói qua về hoàn cảnh người quá cố.
Vệ Anh ngồi băng ghế sau, cầm xấp tài liệu và liệt kê sơ lược nội dung báo cáo: “Nạn nhân tên Triển Khang Dụ, 41 tuổi, goá vợ, chỉ sống một mình ở tầng 17. Làm chủ một công ty vận tải nhỏ, hôm nào nhiều đơn hàng còn phải tự mình chạy. Bảo vệ chung cư đều thân thiết với anh ta, họ nói anh ta thường ra ngoài tầm 3, 4 giờ sáng.”
Ngồi bên ghế phụ là Nhiếp Tùng với cặp kính dày cộp, nhắm hờ mắt. Khác với Lâm Canh đeo kính để trông hiền lành hơn, anh ta bị cận thật.
Nghe vậy, anh ta kéo áo khoác xuống, vò tóc, lười biếng lên tiếng: “Chắc là chết do nguyên nhân tự nhiên thôi, video giám sát thang máy cho thấy anh ta đi vào lúc 3:15, từ tầng 17 đi một mạch xuống tầng 1 không có sự cố gì hết, vẫn còn kịp đọc báo cơ mà. Đến 3:18, cửa thang máy vừa mở, chân chưa kịp bước ra đã ngã xuống đất rồi.”
Dứt câu, anh ta chớp chớp đôi mắt đỏ hoe còn chưa tỉnh ngủ, nhìn sang Lâm Canh.
Có thể dùng từ xinh đẹp để miêu tả Nhiếp Tùng, anh ta thông thạo máy tính, làm việc cũng hiệu quả lắm, nói chung là kiểu đàn ông ba có: có sắc, có tài, có học thức, nhưng lại không chú ý tới hình tượng cá nhân, cứ ăn mặc lôi thôi, tóc tai bù xù như ổ quạ.
Sắp 30 tuổi đầu vẫn chưa có người yêu, đóng góp không nhỏ vào tỉ lệ độc thân trong cục cảnh sát.
Lâm Canh quá quen với việc Nhiếp Tùng thức khuya nên không ý kiến gì, nghe xong báo cáo thì nói: “Vậy thì chờ báo cáo khám nghiệm tử thi từ Khưu Diêu là ổn. À phải, chị Anh, thông báo cho người nhà chưa?”
“Báo rồi, người nhà sẽ từ nơi khác đến đây, có lẽ chiều nay sẽ tới.”
Nhưng đến chiều cũng không thấy người thân đâu.
Mãi đến khi chuẩn bị tan sở, cảnh sát lại gọi cho người nhà, đầu dây bên kia truyền tới một chất giọng ngập ngừng: “Rồi, rồi, mai tôi đến.”
Giọng nói nghe khá là miễn cưỡng.
Người nghe máy chính là mẹ già của người đã khuất.
Vệ Anh cầm ly cà phê đi ngang qua, cực kỳ ngạc nhiên: “Tôi còn kêu mọi người chuẩn bị khăn giấy với vật dụng y tế, phòng khi bà ấy gào khóc, không kiềm chế được cảm xúc sẽ khó thở nữa. Phản ứng của người mẹ này cũng dị quá.”
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ai biết được giữa mẹ con bọn họ đã xảy ra chuyện gì.” Nhiếp Tùng vừa ăn mì gói vừa hờ hững trả lời.
Trong trụ sở lớn của cục Điều tra Hình sự là một văn phòng riêng biệt, dành riêng cho đội trưởng Lâm.
Hiện tại Lâm Canh đang nghe điện thoại.
Người gọi là cục trưởng Cận.
Vị giám đốc lớn tuổi của cô nhi viện – người đã cưu mang cục trưởng Cận – vừa qua đời.
Bỏ lại hơn một chục đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa.
Lâm Canh có thể hình dung ra, ở bên kia điện thoại, cục trưởng Cận phải hỗ trợ hậu sự, lại lo liệu những vấn đề kế tiếp của cô nhi viện, đồng thời phải chăm lo cho mười mấy đứa bé còn thò lò mũi xanh.
Đáng tiếc thay, đội trưởng Lâm tàn nhẫn không hề cảm thông cho sự khó khăn của cục trưởng Cận lúc này.
Ban đầu, khi nghe cục trưởng Cận nói rằng giám đốc cô nhi viện qua đời, đội trưởng Lâm vẫn chân thành lắng nghe, nhưng tới khi cục trưởng Cận nói cô nhi viện sau này không ai lo liệu, hơn chục đứa trẻ chịu cảnh bơ vơ thì Lâm Canh đã có dự cảm không lành.
“Cậu cũng thấy rồi đó, liệu cậu có thể…”
“Không.” Lâm Canh từ chối thẳng thừng.
Anh ghét trẻ con, ghét hết mấy đứa vị thành niên. Thay vì nghỉ vài ngày để thăm bọn nó, Lâm Canh tình nguyên làm thêm giờ.
Cục trưởng Cận: “…”
Thấy cục trưởng Cận im lặng, Lâm Canh thoáng ái ngại, nên hơi lưỡng lự: “Sếp có cần em giúp gì khác không, việc chân tay gì em cũng không nề hà.”
Trước cái người lỗ mãng này, cục trưởng Cận cũng không còn cách nào khác, đành lên tiếng: “Vậy, cậu cho mèo ăn giúp tôi đi. Chắc hôm nay nó đói meo cả ngày rồi.”
Cục trưởng Cận có một con mèo do chiến hữu đã qua đời để lại. Nó là một con mèo màu cam đặc biệt, tuy là mèo nhà nhưng tính cảnh giác cực cao và không chịu ăn bất cứ món nào mà người khác đưa cho.
Giao Lâm Canh chuyện này là vì cha Lâm Canh với cục trưởng Cận là hai người bạn thân thiết, là hai chiến hữu thường xuyên đến thăm nhau, nên con mèo quýt này cũng quen với đồ ăn của nhà họ Lâm.
Lâm Canh gác máy không lâu, thì Khưu Diêu gọi tới.
Khưu Diêu là một người không có việc sẽ không tìm, tách bạch rõ ràng chuyện công, chuyện tư. Hiện tại, điện thoại bàn trước mặt Lâm Canh đang hiện lên số điện thoại bàn của Khưu Diêu, nên anh có thể khẳng định đã có kết quả nghiệm thi rồi.
Tác giả :
Dưa Hấu Yêu Mùa Hè