Thám Tử Sài Gòn
Chương 9: Lời khai của bà Ba - Chương thử trí 2
Buổi tối tháng một ở Sài Gòn, khi những cơn gió không thổi nhiều như tháng trước. Mùa khô đang đến trên những hàng cây xà cừ chờ ngày bị đốn. Nhiệt độ về đêm không quá nóng nhưng không khí hanh khô thật không dễ chịu. Vào giờ này ở Sài Gòn, nếu bạn nhìn thấy người nào lang thang ngoài đường trên tay cầm một lon bia, thì chắc chắn một điều, nhà hắn ta không có máy lạnh.
Ngoại trừ tôi, văn phòng của tôi có máy lạnh, chỉ là tủ lạnh của tôi thì hết bia.
Bia cần cho cuộc sống của người trẻ độc thân, giống như để phá án cần lấy lời khai nghi phạm vậy.
- Trước hết hãy lấy lời khai của 3 nghi phạm đã. - Tôi nói với cậu cảnh sát.
Hãy lắng nghe lần lượt từng người một.
Đầu tiên là người đàn ông to mập nhưng khá thấp, khoảng 1m60, gương mặt tròn ngấn nọng ở cổ, mũi hơi hỉnh, mắt ti hí, tóc để dài kiểu cọ, mặc áo thun màu trắng, quần thể thao dài màu tím không đồng bộ, mang giày thể thao loại đế mềm. Ông này đi ra từ phòng vệ sinh đầu tiên gần cửa ra vào toilet nhất.
- Tôi tên Trần Văn Hiếu, 33 tuổi, quê quán Long An, hiện đang tạm trú tại Bình Thạnh, nghề nghiệp nhân viên văn phòng. Tôi đi chạy bộ về, đột nhiên thì đau bụng nên vào đi vệ sinh, khoảng tầm 20 phút trước. - Người đàn ông mập thấp vừa nói vừa xoa bụng bằng tay trái.
Người tiếp theo đi ra từ phòng vệ sinh thứ hai là một người phụ nữ có thể hình cân đối, cao khoảng 1m65, gương mặt hơi to và nhiều mụn, mũi thấp, mắt to, mái tóc được buộc đuôi gà phía sau, mặc nguyên bộ quần áo thể thao nữ màu hồng và giày thể thao loại cổ cao.
- Tôi tên Phan Thị Hà, 31 tuổi, quê quán Quảng Nam, đang tạm trú tại Bình Thạnh, nghề nghiệp nội trợ. Tôi đi tập thể dục ở công viên, rồi có uống chút nước nên vào đi vệ sinh thôi, khoảng 15 phút trước. - Người phụ nữ vừa nói vừa mân mê khoá kéo áo bằng tay phải.
Người đàn ông cuối cùng là một anh chàng cao hơn 1m80, thân mình gầy còm. Anh này bước ra từ phòng vệ sinh thứ tư, phòng trong cùng. Một anh chàng có gương mặt hốc hác, mũi to, mắt hơi lồi, mặc áo thun tay dài màu xám, quần tây màu đen và giày quai hậu.
- Tôi tên là Nguyễn Thành Nhân, năm nay 27 tuổi. Tôi là giáo viên cấp 2. Tôi đang ở tại quận 1. Tôi là người gốc Sài Gòn. À tôi ra ngoài đi dạo rồi đi vệ sinh một chút, có lẽ hơn 30 phút trước. - Anh chàng gầy gò xỏ 2 tay vào túi quần trong khi trình bày.
Cả 3 người này đều không mang theo chứng minh thư bên mình, nhưng có các vật dụng khác như chìa khoá, một ít tiền lẻ và điện thoại di động trong túi quần.
Cậu cảnh sát trẻ đảo hai mắt. Khi cả hai con ngươi cùng hướng về đỉnh đầu thì chúng khựng lại vài giây. Tựa như đang truyền năng lượng cho não bộ hoạt động. Sau khi có vẻ như đã hoàn toàn thông suốt, cậu cảnh sát trẻ nói với vẻ mặt đầy tự tin.
- Quá rõ ràng rồi còn gì, sau khi đâm vào bà cụ đây thì bà cụ vẫn đứng ở đó và không hề nhìn thấy ai ra khỏi con ngách cả, cho nên dễ dàng suy ra được kẻ đã vào cuối cùng trong số 3 người chính là kẻ trộm, chính là cô gái này. - Câu nói kết hợp với động tác chỉ tay về phía nghi phạm mà cậu cảnh sát trẻ vừa làm là bộ đôi hành động vẫn thường thấy trong các quyển truyện tranh trinh thám.
- Vậy cậu nghĩ thế nào về việc một trong hai người đàn ông còn lại cho lời khai sai về thời gian? - Tôi hỏi.
- Nếu khai sai về thời gian sẽ tạo ra nghi ngờ ngay. Ví dụ ông béo này vào sau cùng nhưng lại khai rằng vào đầu tiên thì người đầu tiên vào sẽ tố cáo ngay.
Đó là một câu trả lời thông minh, đáng tiếc vẫn còn kém câu trả lời của tôi một bậc... dài.
- Còn theo tôi ở nhà vệ sinh công cộng tối tăm cũ nát thì người ta vào đi vệ sinh cũng ít người quan tâm xem trước mình có ai đang sử dụng các phòng vệ sinh khác không. Ngoài ra khoảng thời gian đi vệ sinh của người lâu nhất dựa trên lời khai là hơn 30 phút, còn kẻ trộm thì chỉ vừa vào cách đây ít phút. Có thể trước đó còn có những người khác ko có mặt ở hiện trường cũng đi vệ sinh và đã rời khỏi rồi, nên việc người vào sau có chú ý nhìn xem trước mình còn có ai đang sử dụng nhà vệ sinh không chưa đủ để xác định ai là tên trộm.
Nói suông như vậy chắc mọi người sẽ khó mà hiểu được. Để tôi lấy một ví dụ cụ thể.
- Ví dụ người đàn ông thứ nhất khai gian tức là người phụ nữ vào trước người đàn ông thứ nhất, và trước đó ở phòng đầu tiên cũng có người sử dụng, thì người phụ nữ sẽ dễ nhầm lẫn đó là người đàn ông thứ nhất. Tất nhiên việc đó sẽ không hiệu nghiệm nếu trước người phụ nữ không có ai đi vệ sinh ở phòng số 1, nhưng nhà vệ sinh công cộng thì chắc sẽ thường xuyên có người sử dụng. Dù sao nếu chỉ dựa vào một yếu tố như vậy để khẳng định ai là kẻ trộm thì theo tôi là chưa đủ thuyết phục.
Chả ai thích bị bắt bẻ cả, tôi hiểu điều đó, nhưng sự thật là sự thật. Tuy sự thật thì dễ gây mất lòng.
- Vậy làm sao biết ai là kẻ trộm? - Cậu cảnh sát hỏi với vẻ bực tức khi suy luận của mình bị tôi phản bác.
- Hãy nhờ nhân chứng nhận diện! - Tôi đáp lại.
Đáp lại sự kỳ vọng của cậu cảnh sát trẻ và tôi. Bà Ba lắc đầu ái ngại.
- Bà không biết cháu à.
- Sao lại vậy được? Hắn đâm vào bà chỉ mới cách đây ít phút trước thôi mà.
- Là do ngược sáng. - Tôi nói.
- Hả? - Cậu cảnh sát tỏ vẻ hoang mang.
- Bóng đèn ngay trước lối vào nhà vệ sinh hướng về phía cửa hàng tiện lợi, tức là hướng bà Ba đi. Cho nên bà Ba sẽ không thể nhìn thấy rõ tên trộm khi đi từ hướng cùng hướng với nguồn sáng đến mà chỉ có thể thấy một bóng đen, tương tự như việc chụp ảnh một người đứng quay lưng về phía mặt trời vậy. - Tôi giải thích.
Có lẽ vì như vậy nên lúc nãy, khi cậu cảnh sát này đã đến khá gần chỗ chúng tôi nhưng bà Ba vẫn không hề nhận ra cậu ấy là cảnh sát, mặc dù cậu ấy đang mặc cảnh phục.
- Vậy làm sao để biết ai là tên trộm? - Cậu cảnh sát có vẻ rất bối rối.
Mặc dù tôi cũng chưa biết chính xác ai là tên trộm, nhưng không cần quá lo lắng, chỉ có 3 kẻ tình nghi, vạch mặt hắn chỉ là chuyện sớm muộn.
- Bà ơi, bà thử nhớ lại xem cái người đâm vào bà khi nãy có ngoại hình như thế nào? Cao, thấp, mập, gầy, là đàn ông hay là phụ nữ? - Tôi hỏi bà Ba.
Có một chút trầm ngâm, sau đó bà Ba ngập ngừng nói.
- Cái người đâm vào bà khi nãy là đàn ông, lại còn rất cao và...
Vừa nghe đến đây, cậu cảnh sát trẻ nhanh nhảu vừa giơ cao tay chỉ vào người đàn ông cao gầy, miệng cũng vừa quát to.
- Vậy anh giáo viên này chính là tên trộm rồi còn gì! Lập tức theo tôi lên phường!
Tuy nhiên bà Ba vẫn chưa nói hết.
-... và to béo. Là một người đàn ông cao lớn và to béo cháu à. - Bà Ba nói tiếp.
Ngoại trừ tôi, văn phòng của tôi có máy lạnh, chỉ là tủ lạnh của tôi thì hết bia.
Bia cần cho cuộc sống của người trẻ độc thân, giống như để phá án cần lấy lời khai nghi phạm vậy.
- Trước hết hãy lấy lời khai của 3 nghi phạm đã. - Tôi nói với cậu cảnh sát.
Hãy lắng nghe lần lượt từng người một.
Đầu tiên là người đàn ông to mập nhưng khá thấp, khoảng 1m60, gương mặt tròn ngấn nọng ở cổ, mũi hơi hỉnh, mắt ti hí, tóc để dài kiểu cọ, mặc áo thun màu trắng, quần thể thao dài màu tím không đồng bộ, mang giày thể thao loại đế mềm. Ông này đi ra từ phòng vệ sinh đầu tiên gần cửa ra vào toilet nhất.
- Tôi tên Trần Văn Hiếu, 33 tuổi, quê quán Long An, hiện đang tạm trú tại Bình Thạnh, nghề nghiệp nhân viên văn phòng. Tôi đi chạy bộ về, đột nhiên thì đau bụng nên vào đi vệ sinh, khoảng tầm 20 phút trước. - Người đàn ông mập thấp vừa nói vừa xoa bụng bằng tay trái.
Người tiếp theo đi ra từ phòng vệ sinh thứ hai là một người phụ nữ có thể hình cân đối, cao khoảng 1m65, gương mặt hơi to và nhiều mụn, mũi thấp, mắt to, mái tóc được buộc đuôi gà phía sau, mặc nguyên bộ quần áo thể thao nữ màu hồng và giày thể thao loại cổ cao.
- Tôi tên Phan Thị Hà, 31 tuổi, quê quán Quảng Nam, đang tạm trú tại Bình Thạnh, nghề nghiệp nội trợ. Tôi đi tập thể dục ở công viên, rồi có uống chút nước nên vào đi vệ sinh thôi, khoảng 15 phút trước. - Người phụ nữ vừa nói vừa mân mê khoá kéo áo bằng tay phải.
Người đàn ông cuối cùng là một anh chàng cao hơn 1m80, thân mình gầy còm. Anh này bước ra từ phòng vệ sinh thứ tư, phòng trong cùng. Một anh chàng có gương mặt hốc hác, mũi to, mắt hơi lồi, mặc áo thun tay dài màu xám, quần tây màu đen và giày quai hậu.
- Tôi tên là Nguyễn Thành Nhân, năm nay 27 tuổi. Tôi là giáo viên cấp 2. Tôi đang ở tại quận 1. Tôi là người gốc Sài Gòn. À tôi ra ngoài đi dạo rồi đi vệ sinh một chút, có lẽ hơn 30 phút trước. - Anh chàng gầy gò xỏ 2 tay vào túi quần trong khi trình bày.
Cả 3 người này đều không mang theo chứng minh thư bên mình, nhưng có các vật dụng khác như chìa khoá, một ít tiền lẻ và điện thoại di động trong túi quần.
Cậu cảnh sát trẻ đảo hai mắt. Khi cả hai con ngươi cùng hướng về đỉnh đầu thì chúng khựng lại vài giây. Tựa như đang truyền năng lượng cho não bộ hoạt động. Sau khi có vẻ như đã hoàn toàn thông suốt, cậu cảnh sát trẻ nói với vẻ mặt đầy tự tin.
- Quá rõ ràng rồi còn gì, sau khi đâm vào bà cụ đây thì bà cụ vẫn đứng ở đó và không hề nhìn thấy ai ra khỏi con ngách cả, cho nên dễ dàng suy ra được kẻ đã vào cuối cùng trong số 3 người chính là kẻ trộm, chính là cô gái này. - Câu nói kết hợp với động tác chỉ tay về phía nghi phạm mà cậu cảnh sát trẻ vừa làm là bộ đôi hành động vẫn thường thấy trong các quyển truyện tranh trinh thám.
- Vậy cậu nghĩ thế nào về việc một trong hai người đàn ông còn lại cho lời khai sai về thời gian? - Tôi hỏi.
- Nếu khai sai về thời gian sẽ tạo ra nghi ngờ ngay. Ví dụ ông béo này vào sau cùng nhưng lại khai rằng vào đầu tiên thì người đầu tiên vào sẽ tố cáo ngay.
Đó là một câu trả lời thông minh, đáng tiếc vẫn còn kém câu trả lời của tôi một bậc... dài.
- Còn theo tôi ở nhà vệ sinh công cộng tối tăm cũ nát thì người ta vào đi vệ sinh cũng ít người quan tâm xem trước mình có ai đang sử dụng các phòng vệ sinh khác không. Ngoài ra khoảng thời gian đi vệ sinh của người lâu nhất dựa trên lời khai là hơn 30 phút, còn kẻ trộm thì chỉ vừa vào cách đây ít phút. Có thể trước đó còn có những người khác ko có mặt ở hiện trường cũng đi vệ sinh và đã rời khỏi rồi, nên việc người vào sau có chú ý nhìn xem trước mình còn có ai đang sử dụng nhà vệ sinh không chưa đủ để xác định ai là tên trộm.
Nói suông như vậy chắc mọi người sẽ khó mà hiểu được. Để tôi lấy một ví dụ cụ thể.
- Ví dụ người đàn ông thứ nhất khai gian tức là người phụ nữ vào trước người đàn ông thứ nhất, và trước đó ở phòng đầu tiên cũng có người sử dụng, thì người phụ nữ sẽ dễ nhầm lẫn đó là người đàn ông thứ nhất. Tất nhiên việc đó sẽ không hiệu nghiệm nếu trước người phụ nữ không có ai đi vệ sinh ở phòng số 1, nhưng nhà vệ sinh công cộng thì chắc sẽ thường xuyên có người sử dụng. Dù sao nếu chỉ dựa vào một yếu tố như vậy để khẳng định ai là kẻ trộm thì theo tôi là chưa đủ thuyết phục.
Chả ai thích bị bắt bẻ cả, tôi hiểu điều đó, nhưng sự thật là sự thật. Tuy sự thật thì dễ gây mất lòng.
- Vậy làm sao biết ai là kẻ trộm? - Cậu cảnh sát hỏi với vẻ bực tức khi suy luận của mình bị tôi phản bác.
- Hãy nhờ nhân chứng nhận diện! - Tôi đáp lại.
Đáp lại sự kỳ vọng của cậu cảnh sát trẻ và tôi. Bà Ba lắc đầu ái ngại.
- Bà không biết cháu à.
- Sao lại vậy được? Hắn đâm vào bà chỉ mới cách đây ít phút trước thôi mà.
- Là do ngược sáng. - Tôi nói.
- Hả? - Cậu cảnh sát tỏ vẻ hoang mang.
- Bóng đèn ngay trước lối vào nhà vệ sinh hướng về phía cửa hàng tiện lợi, tức là hướng bà Ba đi. Cho nên bà Ba sẽ không thể nhìn thấy rõ tên trộm khi đi từ hướng cùng hướng với nguồn sáng đến mà chỉ có thể thấy một bóng đen, tương tự như việc chụp ảnh một người đứng quay lưng về phía mặt trời vậy. - Tôi giải thích.
Có lẽ vì như vậy nên lúc nãy, khi cậu cảnh sát này đã đến khá gần chỗ chúng tôi nhưng bà Ba vẫn không hề nhận ra cậu ấy là cảnh sát, mặc dù cậu ấy đang mặc cảnh phục.
- Vậy làm sao để biết ai là tên trộm? - Cậu cảnh sát có vẻ rất bối rối.
Mặc dù tôi cũng chưa biết chính xác ai là tên trộm, nhưng không cần quá lo lắng, chỉ có 3 kẻ tình nghi, vạch mặt hắn chỉ là chuyện sớm muộn.
- Bà ơi, bà thử nhớ lại xem cái người đâm vào bà khi nãy có ngoại hình như thế nào? Cao, thấp, mập, gầy, là đàn ông hay là phụ nữ? - Tôi hỏi bà Ba.
Có một chút trầm ngâm, sau đó bà Ba ngập ngừng nói.
- Cái người đâm vào bà khi nãy là đàn ông, lại còn rất cao và...
Vừa nghe đến đây, cậu cảnh sát trẻ nhanh nhảu vừa giơ cao tay chỉ vào người đàn ông cao gầy, miệng cũng vừa quát to.
- Vậy anh giáo viên này chính là tên trộm rồi còn gì! Lập tức theo tôi lên phường!
Tuy nhiên bà Ba vẫn chưa nói hết.
-... và to béo. Là một người đàn ông cao lớn và to béo cháu à. - Bà Ba nói tiếp.
Tác giả :
Dương Ami