Tham Thiên
Chương 4: Cô gái dưới sông
Dịch giả: Faker
“Bàn Tử, rút mau.” Lữ Bình Xuyên hướng về phía Bàn Tử, hét lớn.
Bàn Tử trước đó đã đuổi ép tên tiểu nhị nhỏ tuổi vào trong phòng chính, hiện giờ đang canh cửa không có y chạy ra, nghe tiếng hét của Lữ Bình Xuyên thì liền quăng cây côn đi đoạn chạy ra ngoài.
“Nam Phong, nhớ bảo trọng.” Dứt lời, Lữ Bình Xuyên không đợi Bàn Tử ra khỏi cửa mà lập tức chạy về phía Bắc.
“Chạy mau, chạy mau.” Bàn Từ dù đang chạy trốn vẫn không quên xách theo con gà chết.
Nam Phong ném sài đao xuống, tức thì xoay người chạy về hướng Nam.
“Này, quay lại đã.” Bàn Tử ở phía sau la lên.
“Nhanh chạy theo ta.” Nam Phong hô lớn.
Bàn Tử nghe xong liền quay đầu chạy theo nhưng khi đến cửa nhỏ lại vừa lúc tên tiểu nhị của tiệm thuốc vọt ra, Bàn Tử thấy tình thế không ổn, chỉ đành quay đầu lại chạy về phía Bắc.
Nam Phong nhìn thấy thế cũng đành vô kế khả thi, chỉ có thể lớn tiếng hô: “Tuyệt đối không được quay lại.”
“Ta chạy đâu bây giờ?” Bàn Tử vừa chạy vừa hô hỏi.
Nam Phong không đáp, bản thân hắn cũng chẳng biết phải đi đâu, việc cấp bách bây giờ là mau chóng tìm chỗ ẩn trốn an toàn, trăm vạn lần không thể để quan binh bắt được.
Sau khi chạy một quãng, Nam Phong ngã lăn ra, điều này là do hắn cố ý để dụ hai tên tiểu nhị kia đuổi theo mình. Bàn Tử chạy chậm, nếu để hai tên đó đuổi theo thì chẳng mấy chốc sẽ tóm được Bàn Tử.
Hai tên kia đang phân vân nên đuổi theo ai thì lại thấy Nam Phong ngã, lập tức chạy về phía hắn,
Đợi đến khi hai tên này sắp tới gần, Nam Phong nhanh chóng bò dậy rồi chạy như điên về phía Nam, tới đầu một con hem thì ngoặt sang phía Tây, chạy về phía đó mấy bước lại quay sang phía Nam , kế đó chạy xuyên qua một con hẻm rồi lại đổi hướng chạy về phía Đông.
Phát hiện không còn thấy bóng dáng hai tên tiểu nhị đâu nữa, hắn liền giảm tốc không chạy thục mạng nữa. Hiện giờ trời đã lờ mờ sáng, trên đường đã xuất hiện người đi đường, tuy chưa đông nhưng nếu cứ chạy như nãy chắc chắn sẽ khiến người khác để ý.
Nam Phong từ nhỏ đến lớn sống ở đây nên rất quen thuộc với cảnh vật xung quanh, hắn vừa rảo bước vừa âm thầm cân nhắc chỗ trốn hợp lý nhất.
Sau khi suy tính, hắn quyết định đi Đông thành, nơi đó mấy ngày nay đang cử hành Pháp hội với quy mô rất lớn, tới đó trốn là an toàn nhất. Theo suy nghĩ thông thường của mọi người, bao gồm cả quan sai, đã đụng đến nhân mạng thì ắt sẽ trốn tới chỗ vắng người, chẳng có ai nghĩ tình huống hắn dám xuất đầu lộ diện còn cả gan đi tới nơi đông người như thế.
Quyết định xong, Nam Phong liền bắt đầu chú ý các cửa hàng cùng dân cư hai bên đường, đám áo quần rách rưới trên người hắn rất dễ gây chú ý, phải tìm cách đổi đi, không thể để cho kẻ khác nhận ra hắn là ăn mày.
Đi được khoảng bốn năm dặm, hắn cũng chẳng thể kiếm được y phục mà giờ đã đến con đường dọc theo hướng Bắc Nam, cũng chính là ranh giới giữa Đông thành và Tây thành, đi thêm về phía Đông hiển nhiên chính là Đông thành.
Nam Phong dù lớn lên trong thành Trường An nhưng hắn lại không quen thuộc Đông thành, nguyên do rất đơn giản, ăn mày trong thành cũng có phân chia địa bàn, nếu chạy sang địa bàn của kẻ khác ăn thì chắc chắn sẽ bị những tên ăn mày khác đánh, đánh tới mức độ nào thì phải xem tâm tình đối phương ra sao, thậm chí có đánh chết cũng chẳng sao bởi sẽ không có ai quan tâm đến một gã ăn mày chết.
Không giống như Tây thành, nơi những phòng ốc thấp bé không đều được xây dựng chen chúc nhau, nhà cửa tại Đông thành đa số là độc môn độc viện, chiếm diện tích rất lớn, nhà cửa được bố trí xây dựng giãn cách nhau rất xa.
Pháp hội gì đó thì bắt đầu từ hôm qua rồi. Hắn dù không tới đến nhưng nghe được người ta nói qua rằng Pháp hội sẽ được cử hành ở trước cửa Chính Môn. Để hiểu đơn giản thì Hoàng đế ở trong hoàng cung, ngoài hoàng cung là hoàng thành mà cửa thành phía Nam chính là cửa Chính Dương.
Lúc này đã có hàng ăn sáng mở cửa rồi, không như hàng quán vỉa hè ở Tây Thành, những hàng ăn sáng ở đây đều là cửa hàng nấu nướng cẩn thận, có điều với Nam Phong thì chuyện này cũng chẳng khác gì nhau bởi bất kể là quán vỉa hè hay tửu lâu cao ngất thì hắn cũng chẳng có tiền mà ăn.
Nhưng có một điểm khiến hắn chú ý là trong số thực khách ăn sáng trong tửu lâu có không ít người mang theo binh khí, vừa nhìn đã có thể nhận ra là những kẻ luyện võ, trong số này lại có một số người vận đạo bào của đạo sĩ.
Hắn cũng khá may mắn, trên đường không đụng phải người cùng nghề nên sau thời gian một nén nhang đã tới được chỗ gần cửa Chính Dương.
Trước cửa Chính Dương là một đài gỗ rất lớn được dựng nổi hẳn lên, đài gỗ này hơn khoảng một trượng, rộng chừng gần ba trượng, phía Đông đài còn có thêm mấy chục bậc tam cấp lớn trải dài về hướng Tây.
Đài gỗ được phủ thảm đỏ, trên thảm có thêm mấy ghế trải nệm, có điều do người người còn chưa tới nên mấy chỗ đó đều đang phủ vải đố. Trên đỉnh đài có có dựng một cái lộng rất lớn bằng vải lụa vàng, hẳn là dùng để che nắng.
Dưới đài có bốn hàng ghế, tách thành hai nhóm, một nhóm đặt theo hướng Nam Bắc, một nhóm sắp theo hướng Đông Tây, mỗi nhóm là hai hàng ghế đối diện nhau với mấy chục cái ghế ngồi.
Ở khu vực hai bên mỗi nhóm có rất nhiều lều hình vuống, mỗi lều đều có hai phòng, một lớn một nhỏ, bên trong có bày biện bàn gỗ cùng ghế băng…vv…
Nam Phong cẩn thận quan sát xem có binh lính canh gác hay không, nhưng vì thời gian còn sớm nên trong sân chỉ có vài tên lao dịch đang kéo thạch niễn (1) để lu cho phẳng góc sân.
Sau khi nhìn khắp xung quanh thêm một lượt, Nam Phong liền đi về phía Đông Nam, ở chỗ cách đó chừng hai dặm thấy hai bên có mấy cây Liễu, mùa thu mà lá cây không rụng, có thể leo tạm nên đó náu.
Tới gần, hắn mới phát hiện mấy cây Liễu này mọc cạnh bờ sông. Ngoài hoàng thành có con sông đào để thủ thành và thoát nước, đây chính là con sống đó. Sông rộng khoảng hai trượng, hôm qua có mưa lớn nên nước dưới sông chảy khá mạnh.
Nam Phong trèo lên cây liễu lớn nhất, tìm một trạc cây như chữ Y rồi ngồi lên đó, quanh trạc cây có nhiều nhành liễu rủ xuống biến chỗ đó trở thành một nơi ẩn nấp rất tốt.
Đến bây giờ hắn mới bình tĩnh lại, nhưng ngay sau đó lại lo lắng cho đám Sở Hoài Nhu. Cả đám vốn định hôm nay sẽ đến đây kiếm cơ hội, chẳng ngờ giữa đường sinh biến khiến kế hoạch hoàn toàn bị thay đổi.
Nam Phong tiện tay bẻ một cành liễu đem ngậm trong miệng, đoạn bắt đầu tĩnh tâm suy nghĩ. Việc xảy ra lúc rạng sáng, dù tiểu nhị tiệm thuốc có báo quan ngay thì quan phủ cũng không thể ngay lập tức phái người truy bắt, ít nhất cũng phải chờ đến giờ Thìn thì đám nha dịch mới bắt đầu làm việc mà cửa thành giờ Mão đã mở, như thế trước lúc quan phủ đi bắt người thì cả đám cũng có đủ thời gian trốn chạy.
Sở Hoài Nhu và Trường Nhạc rất có thể đã ra khỏi thành bởi dù gì Trường Nhạc cũng là hung thủ giết người, là mục tiêu truy bắt chủ yếu của quan phủ. Lữ Bình Xuyên cùng Mắt To và cả Mạc Ly ở chung một chỗ, ba người ở chung sẽ biến thành mục tiêu không nhỏ nên khả năng bọn chúng ra khỏi thành cũng khá lớn.
Sở Hoài Nhu và Lữ Bình Xuyên đều là người biết tính toán nên hắn không lo quá, sợ nhất là Bàn Tử, y khá thật thà chất phác, khả năng ứng biến không tốt lắm nên dễ bị bắt nhất.
Bảy đứa mấy năm nay ở chung một chỗ, tuy bữa đói bữa nó nhưng có người bầu bạn, bất kể gặp chuyện gì cũng có người để bàn bạc, nay cứ thế chia tay khiến Nam Phong đau lòng, ngoài đau lòng hắn cũng không khỏi oán trách Trường Nhạc, nếu không phải Trường Nhạc giết người, cả đám lúc này đã yên ổn ở bên nhau rồi.
Mặt khác hắn cũng sợ mình trách oan Trường Nhạc, nếu như tên đại phu béo ú kia thực sự khi nhục Sở Hoài Nhu thì việc mà Trường Nhạc làm là cần thiết, thân là nam nhi thì phải làm chuyện của nam nhi.
Lúc trước, khi chia tay, Lữ Bình Xuyên từng hỏi Sở Hoài Nhu xem Trường Nhạc có giết lầm người không, nhưng Sở Hoài Nhu không đáp, thế nên chuyện này sẽ chưa thể có đáp án.
“Hầy à.” Nam Phong nằm lên trạc cây, thở dài.
Lúc nãy khi leo cây, hắn đã thấy trên cây có một tổ quạ, bây giờ nhìn gần thêm vào góc nhìn thay đổi, khi ngửa đầu về sau hắn phát hiện trong tổ quạ phía trên có đồ vật màu trắng, dù chưa biết là gì nhưng có thể khẳng định không phải là lông chim.
Trong lòng thắc mắc, hắn liền bám vào cành cây trèo lên, tới tổ quạ xong nghiêng đầu nhìn vào, đập vào mắt hắn là một đôi hài màu lam, dưới đôi hai là một bọc quần áo nhỏ màu trắng xám.
Nam Phong đưa tay nhấc đôi hài ra. Hài này có số đo rất nhỏ, hẳn là hài của phụ nữ.
Nam Phong kẹp đôi hài vào nách đoạn cầm bọc vải lên, khi vừa mở ra liền thấy bên trong có một bộ y phục nữ nhân được sắp xếp gọn gàng, có nội y, có áo lót còn có cả một bộ ngoại y(2) màu xanh, trên y phục có mùi thơm dịu nhẹ, hẳn là y phục của thiếu nữ.
Ngoài quần áo ra, trong bọc vải còn có vài đồ nữa với một túi tiền nhỏ, mở miệng túi ra, chỉ thấy bên trong có một ít tiền đồng với mấy khối bạc vụn.
Trông thấy tiền bạc, Nam Phong không khỏi vui mừng quá đỗi. Phản ứng đầu tiên của hắn chính là tranh thủ thời gian đi mua quần áo cho mình.
Nhưng đúng vào lúc hắn cầm bọc quần áo định leo xuống thì phía dương vang lên tiếng nữ nhân: “Trả lại y phục cho ta.”
Nam Phong theo hướng phát ra âm thanh tiến tới, trông thấy nữ nhân mới nói rồi, nhưng có điểm hắn không ngờ là cô gái này không đứng trên mặt đất mà lại trầm mình dưới nước…
______________________________________________________________________________________________________
Chú giải:
(1) Thạch niễn - Giống như bánh xe lu nhưng được làm bằng đá, một bộ phận thường thấy ở các cối đá cũ.
(2) Ngoại y - Là trang phục mặc ngoài, có thể là váy hoặc quần áo.
“Bàn Tử, rút mau.” Lữ Bình Xuyên hướng về phía Bàn Tử, hét lớn.
Bàn Tử trước đó đã đuổi ép tên tiểu nhị nhỏ tuổi vào trong phòng chính, hiện giờ đang canh cửa không có y chạy ra, nghe tiếng hét của Lữ Bình Xuyên thì liền quăng cây côn đi đoạn chạy ra ngoài.
“Nam Phong, nhớ bảo trọng.” Dứt lời, Lữ Bình Xuyên không đợi Bàn Tử ra khỏi cửa mà lập tức chạy về phía Bắc.
“Chạy mau, chạy mau.” Bàn Từ dù đang chạy trốn vẫn không quên xách theo con gà chết.
Nam Phong ném sài đao xuống, tức thì xoay người chạy về hướng Nam.
“Này, quay lại đã.” Bàn Tử ở phía sau la lên.
“Nhanh chạy theo ta.” Nam Phong hô lớn.
Bàn Tử nghe xong liền quay đầu chạy theo nhưng khi đến cửa nhỏ lại vừa lúc tên tiểu nhị của tiệm thuốc vọt ra, Bàn Tử thấy tình thế không ổn, chỉ đành quay đầu lại chạy về phía Bắc.
Nam Phong nhìn thấy thế cũng đành vô kế khả thi, chỉ có thể lớn tiếng hô: “Tuyệt đối không được quay lại.”
“Ta chạy đâu bây giờ?” Bàn Tử vừa chạy vừa hô hỏi.
Nam Phong không đáp, bản thân hắn cũng chẳng biết phải đi đâu, việc cấp bách bây giờ là mau chóng tìm chỗ ẩn trốn an toàn, trăm vạn lần không thể để quan binh bắt được.
Sau khi chạy một quãng, Nam Phong ngã lăn ra, điều này là do hắn cố ý để dụ hai tên tiểu nhị kia đuổi theo mình. Bàn Tử chạy chậm, nếu để hai tên đó đuổi theo thì chẳng mấy chốc sẽ tóm được Bàn Tử.
Hai tên kia đang phân vân nên đuổi theo ai thì lại thấy Nam Phong ngã, lập tức chạy về phía hắn,
Đợi đến khi hai tên này sắp tới gần, Nam Phong nhanh chóng bò dậy rồi chạy như điên về phía Nam, tới đầu một con hem thì ngoặt sang phía Tây, chạy về phía đó mấy bước lại quay sang phía Nam , kế đó chạy xuyên qua một con hẻm rồi lại đổi hướng chạy về phía Đông.
Phát hiện không còn thấy bóng dáng hai tên tiểu nhị đâu nữa, hắn liền giảm tốc không chạy thục mạng nữa. Hiện giờ trời đã lờ mờ sáng, trên đường đã xuất hiện người đi đường, tuy chưa đông nhưng nếu cứ chạy như nãy chắc chắn sẽ khiến người khác để ý.
Nam Phong từ nhỏ đến lớn sống ở đây nên rất quen thuộc với cảnh vật xung quanh, hắn vừa rảo bước vừa âm thầm cân nhắc chỗ trốn hợp lý nhất.
Sau khi suy tính, hắn quyết định đi Đông thành, nơi đó mấy ngày nay đang cử hành Pháp hội với quy mô rất lớn, tới đó trốn là an toàn nhất. Theo suy nghĩ thông thường của mọi người, bao gồm cả quan sai, đã đụng đến nhân mạng thì ắt sẽ trốn tới chỗ vắng người, chẳng có ai nghĩ tình huống hắn dám xuất đầu lộ diện còn cả gan đi tới nơi đông người như thế.
Quyết định xong, Nam Phong liền bắt đầu chú ý các cửa hàng cùng dân cư hai bên đường, đám áo quần rách rưới trên người hắn rất dễ gây chú ý, phải tìm cách đổi đi, không thể để cho kẻ khác nhận ra hắn là ăn mày.
Đi được khoảng bốn năm dặm, hắn cũng chẳng thể kiếm được y phục mà giờ đã đến con đường dọc theo hướng Bắc Nam, cũng chính là ranh giới giữa Đông thành và Tây thành, đi thêm về phía Đông hiển nhiên chính là Đông thành.
Nam Phong dù lớn lên trong thành Trường An nhưng hắn lại không quen thuộc Đông thành, nguyên do rất đơn giản, ăn mày trong thành cũng có phân chia địa bàn, nếu chạy sang địa bàn của kẻ khác ăn thì chắc chắn sẽ bị những tên ăn mày khác đánh, đánh tới mức độ nào thì phải xem tâm tình đối phương ra sao, thậm chí có đánh chết cũng chẳng sao bởi sẽ không có ai quan tâm đến một gã ăn mày chết.
Không giống như Tây thành, nơi những phòng ốc thấp bé không đều được xây dựng chen chúc nhau, nhà cửa tại Đông thành đa số là độc môn độc viện, chiếm diện tích rất lớn, nhà cửa được bố trí xây dựng giãn cách nhau rất xa.
Pháp hội gì đó thì bắt đầu từ hôm qua rồi. Hắn dù không tới đến nhưng nghe được người ta nói qua rằng Pháp hội sẽ được cử hành ở trước cửa Chính Môn. Để hiểu đơn giản thì Hoàng đế ở trong hoàng cung, ngoài hoàng cung là hoàng thành mà cửa thành phía Nam chính là cửa Chính Dương.
Lúc này đã có hàng ăn sáng mở cửa rồi, không như hàng quán vỉa hè ở Tây Thành, những hàng ăn sáng ở đây đều là cửa hàng nấu nướng cẩn thận, có điều với Nam Phong thì chuyện này cũng chẳng khác gì nhau bởi bất kể là quán vỉa hè hay tửu lâu cao ngất thì hắn cũng chẳng có tiền mà ăn.
Nhưng có một điểm khiến hắn chú ý là trong số thực khách ăn sáng trong tửu lâu có không ít người mang theo binh khí, vừa nhìn đã có thể nhận ra là những kẻ luyện võ, trong số này lại có một số người vận đạo bào của đạo sĩ.
Hắn cũng khá may mắn, trên đường không đụng phải người cùng nghề nên sau thời gian một nén nhang đã tới được chỗ gần cửa Chính Dương.
Trước cửa Chính Dương là một đài gỗ rất lớn được dựng nổi hẳn lên, đài gỗ này hơn khoảng một trượng, rộng chừng gần ba trượng, phía Đông đài còn có thêm mấy chục bậc tam cấp lớn trải dài về hướng Tây.
Đài gỗ được phủ thảm đỏ, trên thảm có thêm mấy ghế trải nệm, có điều do người người còn chưa tới nên mấy chỗ đó đều đang phủ vải đố. Trên đỉnh đài có có dựng một cái lộng rất lớn bằng vải lụa vàng, hẳn là dùng để che nắng.
Dưới đài có bốn hàng ghế, tách thành hai nhóm, một nhóm đặt theo hướng Nam Bắc, một nhóm sắp theo hướng Đông Tây, mỗi nhóm là hai hàng ghế đối diện nhau với mấy chục cái ghế ngồi.
Ở khu vực hai bên mỗi nhóm có rất nhiều lều hình vuống, mỗi lều đều có hai phòng, một lớn một nhỏ, bên trong có bày biện bàn gỗ cùng ghế băng…vv…
Nam Phong cẩn thận quan sát xem có binh lính canh gác hay không, nhưng vì thời gian còn sớm nên trong sân chỉ có vài tên lao dịch đang kéo thạch niễn (1) để lu cho phẳng góc sân.
Sau khi nhìn khắp xung quanh thêm một lượt, Nam Phong liền đi về phía Đông Nam, ở chỗ cách đó chừng hai dặm thấy hai bên có mấy cây Liễu, mùa thu mà lá cây không rụng, có thể leo tạm nên đó náu.
Tới gần, hắn mới phát hiện mấy cây Liễu này mọc cạnh bờ sông. Ngoài hoàng thành có con sông đào để thủ thành và thoát nước, đây chính là con sống đó. Sông rộng khoảng hai trượng, hôm qua có mưa lớn nên nước dưới sông chảy khá mạnh.
Nam Phong trèo lên cây liễu lớn nhất, tìm một trạc cây như chữ Y rồi ngồi lên đó, quanh trạc cây có nhiều nhành liễu rủ xuống biến chỗ đó trở thành một nơi ẩn nấp rất tốt.
Đến bây giờ hắn mới bình tĩnh lại, nhưng ngay sau đó lại lo lắng cho đám Sở Hoài Nhu. Cả đám vốn định hôm nay sẽ đến đây kiếm cơ hội, chẳng ngờ giữa đường sinh biến khiến kế hoạch hoàn toàn bị thay đổi.
Nam Phong tiện tay bẻ một cành liễu đem ngậm trong miệng, đoạn bắt đầu tĩnh tâm suy nghĩ. Việc xảy ra lúc rạng sáng, dù tiểu nhị tiệm thuốc có báo quan ngay thì quan phủ cũng không thể ngay lập tức phái người truy bắt, ít nhất cũng phải chờ đến giờ Thìn thì đám nha dịch mới bắt đầu làm việc mà cửa thành giờ Mão đã mở, như thế trước lúc quan phủ đi bắt người thì cả đám cũng có đủ thời gian trốn chạy.
Sở Hoài Nhu và Trường Nhạc rất có thể đã ra khỏi thành bởi dù gì Trường Nhạc cũng là hung thủ giết người, là mục tiêu truy bắt chủ yếu của quan phủ. Lữ Bình Xuyên cùng Mắt To và cả Mạc Ly ở chung một chỗ, ba người ở chung sẽ biến thành mục tiêu không nhỏ nên khả năng bọn chúng ra khỏi thành cũng khá lớn.
Sở Hoài Nhu và Lữ Bình Xuyên đều là người biết tính toán nên hắn không lo quá, sợ nhất là Bàn Tử, y khá thật thà chất phác, khả năng ứng biến không tốt lắm nên dễ bị bắt nhất.
Bảy đứa mấy năm nay ở chung một chỗ, tuy bữa đói bữa nó nhưng có người bầu bạn, bất kể gặp chuyện gì cũng có người để bàn bạc, nay cứ thế chia tay khiến Nam Phong đau lòng, ngoài đau lòng hắn cũng không khỏi oán trách Trường Nhạc, nếu không phải Trường Nhạc giết người, cả đám lúc này đã yên ổn ở bên nhau rồi.
Mặt khác hắn cũng sợ mình trách oan Trường Nhạc, nếu như tên đại phu béo ú kia thực sự khi nhục Sở Hoài Nhu thì việc mà Trường Nhạc làm là cần thiết, thân là nam nhi thì phải làm chuyện của nam nhi.
Lúc trước, khi chia tay, Lữ Bình Xuyên từng hỏi Sở Hoài Nhu xem Trường Nhạc có giết lầm người không, nhưng Sở Hoài Nhu không đáp, thế nên chuyện này sẽ chưa thể có đáp án.
“Hầy à.” Nam Phong nằm lên trạc cây, thở dài.
Lúc nãy khi leo cây, hắn đã thấy trên cây có một tổ quạ, bây giờ nhìn gần thêm vào góc nhìn thay đổi, khi ngửa đầu về sau hắn phát hiện trong tổ quạ phía trên có đồ vật màu trắng, dù chưa biết là gì nhưng có thể khẳng định không phải là lông chim.
Trong lòng thắc mắc, hắn liền bám vào cành cây trèo lên, tới tổ quạ xong nghiêng đầu nhìn vào, đập vào mắt hắn là một đôi hài màu lam, dưới đôi hai là một bọc quần áo nhỏ màu trắng xám.
Nam Phong đưa tay nhấc đôi hài ra. Hài này có số đo rất nhỏ, hẳn là hài của phụ nữ.
Nam Phong kẹp đôi hài vào nách đoạn cầm bọc vải lên, khi vừa mở ra liền thấy bên trong có một bộ y phục nữ nhân được sắp xếp gọn gàng, có nội y, có áo lót còn có cả một bộ ngoại y(2) màu xanh, trên y phục có mùi thơm dịu nhẹ, hẳn là y phục của thiếu nữ.
Ngoài quần áo ra, trong bọc vải còn có vài đồ nữa với một túi tiền nhỏ, mở miệng túi ra, chỉ thấy bên trong có một ít tiền đồng với mấy khối bạc vụn.
Trông thấy tiền bạc, Nam Phong không khỏi vui mừng quá đỗi. Phản ứng đầu tiên của hắn chính là tranh thủ thời gian đi mua quần áo cho mình.
Nhưng đúng vào lúc hắn cầm bọc quần áo định leo xuống thì phía dương vang lên tiếng nữ nhân: “Trả lại y phục cho ta.”
Nam Phong theo hướng phát ra âm thanh tiến tới, trông thấy nữ nhân mới nói rồi, nhưng có điểm hắn không ngờ là cô gái này không đứng trên mặt đất mà lại trầm mình dưới nước…
______________________________________________________________________________________________________
Chú giải:
(1) Thạch niễn - Giống như bánh xe lu nhưng được làm bằng đá, một bộ phận thường thấy ở các cối đá cũ.
(2) Ngoại y - Là trang phục mặc ngoài, có thể là váy hoặc quần áo.
Tác giả :
Phong Ngự Cửu Thu