Tham Thiên
Chương 10: Tam Thanh, Cửu Bộ
Dịch giả: kethattinhthu7
Năm đồng tiền xài cũng không phí, giường sưởi nhóm lên, chăn đệm sạch sẽ, nằm trên giường rất thoải mái, so với cảnh mưa dột gió lùa ở phá miếu(*) thật cách nhau một trời một vực.
(*) Miếu đổ nát.
Ngoài người thoải mái nhưng chưa chắc trong lòng cũng sẽ thoải mái, vì không biết huynh đệ tỷ muội đang ở đâu nên Nam Phong rất lo lắng, không biết bọn họ có bị bắt hay không, có đồ ăn không, có tìm được chỗ ở không.
Trằn trọc thật lâu, Nam Phong vừa mới mơ màng ngủ được một lúc, khi tỉnh giấc thì trời đã sáng. Không biết lão mù dậy từ lúc nào, đang đứng trước cửa sổ nhìn ra ngoài ngẩn ra đến xuất thần.
Sau khi tỉnh dậy, chuyện đầu tiên Nam Phong làm là sờ mặt mình, lão mù không gạt hắn, mặt hắn lúc này đã khôi phục như cũ.
Mặc dù Nam Phong không lên tiếng nhưng lão mù biết hắn đã tỉnh:
- Thời gian còn sớm, ngươi cứ ngủ thêm một lát.
- Không ngủ nữa, không ngủ nữa.
Nam Phong mặc quần áo đứng dậy, bước xuống đất, mang theo bình trà ra trước quán rót nước nóng, sau đó rót nước cho lão mù rồi lấy chậu ra ngoài lấy nước, bưng tới cho lão mù rửa mặt.
Đợi lão mù rửa mặt xong, hắn lại mua điểm tâm(*) cho lão mù, rồi tiếp tục giặt quần áo cho lão.
(*) Đồ ăn sáng.
Lão mù có chút ái ngại, muốn tự mình giặt nhưng Nam Phong không đồng ý, nói lão cái gì cũng không nhìn thấy, với người bình thường thì những chuyện này rất dễ nhưng đối với người mù như lão lại rất khó khăn.
- Lão tiên sinh, sau này ta gọi ông là sư phụ được không?
Nam Phong vừa giặt quần áo vừa hỏi.
Lão mù gật đầu.
Lúc lão mù gật đầu, mặt lão lộ ra chút áy náy, điểm này Nam Phong thấy được trong mắt lão. Lúc trước lão mù không thu hắn làm đệ tử có nói “không thể thu”, từ điểm này cho thấy, không phải lão mù không đồng ý thu hắn mà lão có vấn đề khó xử và băn khoăn khác.
Có rất nhiều vấn đề Nam Phong muốn hỏi lão mù, nhưng có một số chuyện hắn không thể hỏi. Như lai lịch và tuổi thật của lão đương nhiên không thể hỏi, nếu lão muốn, ắt sẽ chủ động tự nói ra. Lão mù định làm gì cũng không thể hỏi, điều này thuộc phạm vi hắn không nên biết, nếu muốn hỏi, chỉ có thể hỏi một số chuyện râu ria bên ngoài.
- Sư phụ, ngày hôm qua con ở phía đông thành thấy có mấy môn phái thu đồ đệ. Màu sắc điều phúc(*) bọn họ treo lên khác nhau, màu có đến mấy loại, con hỏi đạo cô kia thì nàng nói màu sắc điều phúc đại biểu cho tu vi môn phái mạnh hay yếu, được thành lập lâu hay mới. Sư phụ, màu sắc của tu vi là cái gì?
Nam Phong hỏi.
(*) Điều phúc: loại bảng làm bằng giấy hoặc vải treo dọc (như câu đối), bên trên có ghi chữ (như biển quảng cáo hiện nay).
Lúc này, lão mù vừa mới ăn xong điểm tâm, súc miệng xong mới đáp:
- Linh khí tu hành của Đạo gia có tổng cộng chín bộ, mỗi thời kỳ khác nhau có cách gọi không giống nhau. Bây giờ Đạo gia công nhận chín bộ là Động Thần Bộ, Cao Huyền Bộ, Thăng Huyền Bộ, Động Huyền Bộ, Tam Động Bộ, Đại Động Bộ, Cư Sơn Bộ, Động Uyên Bộ, Thái Huyền Bộ.
- Dạ.
Nam Phong đáp, chứng tỏ đang chăm chú nghe.
Lão mù nói tiếp:
- Đó là chín cách gọi chính thống của Đạo gia, nhưng người thường không nhớ hết, không phân biệt rõ được nên căn cứ màu sắc linh khí phát ra của người tu hành không giống nhau để phân chia. Khí tức đạo nhân Động Thần Bộ phát ra có màu hồng (đỏ) nhạt, khí tức phát ra của người có tu vi Cao Huyền có màu hồng, Thăng Huyền màu hồng đậm, Động Huyền màu lam (xanh da trời) nhạt, Tam Động màu lam, Đại Động màu lam đậm, Cư Sơn màu tử (tím) nhạt, Động Uyên màu tử, Thái Huyền màu tử đậm, cứ phân như vậy thì dễ nhớ kỹ hơn.
- Con đang nghe, con đang nghe.
Nam Phong dừng giặt đồ, lên tiếng báo mình đang nghe.
- Người thường lấy ba màu hồng, lam, tử để phân chia cao thấp của tu vi linh khí nhưng người trong Đạo môn không thể phân chia qua loa như vậy. Ngươi nhất định phải nhớ quy nghi của Đạo môn, người có tu vi thuộc ba bộ Động Thần, Cao Huyền, Thăng Huyền gọi là đạo trưởng, người có tu vi thuộc ba bộ Động Huyền, Tam Động, Đại Động gọi là pháp sư, người có tu vi thuộc ba bộ Cư Sơn, Động Uyên, Thái Huyền gọi là chân nhân.
Lão mù nói tiếp.
- Dạ.
Nam Phong lên tiếp đáp lời, có điều đáp thì đáp vậy nhưng hắn vẫn không nhớ rõ cách gọi chính thống lão mù vừa giảng. Hắn chỉ nhớ, lấy tu vi từ thấp đến cao theo thứ tự là hồng, lam, tử. Hồng là đạo trưởng, lam là pháp sư, còn tử là chân nhân.
Lão mù nói đến đây trở nên hăng hái, tiếp tục giải thích thêm một số kiến thức cơ bản:
- Mỗi bộ trong chín bộ này đều có kinh văn tu hành, sáu bộ kinh văn đầu tiên của tam tông thì giống nhau nhưng ba bộ sau thì lại khác, các tông đều giữ kín, không truyền ra ngoài.
- Tam tông?
Nam Phong đang nghe thì hỏi ngang.
- Đạo gia chia thành ba nhánh là Ngọc Thanh Tông, Thái Thanh Tông, Thượng Thanh Tông. Mặc dù cùng một thiên đạo nhưng lại thờ tổ sư khác nhau, Ngọc Thanh Tông thờ tổ sư là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Tông thờ tổ sư là Đạo Đức Thiên Tôn, Thượng Thanh Tông thờ tổ sư là Linh Bảo Thiên Tôn.
Lão mù kể như thuộc lòng bàn tay.
Vốn Nam Phong định hỏi lão mù thuộc tông nào nhưng lời chuẩn bị thốt ra thì cố nén lại. Tối hôm qua hắn có hỏi lão mù có phải đạo sĩ không, lão mù đáp “đã từng”, điều này cho thấy hiện tại lão không phải là đạo sĩ nữa. Chỉ có hai khả năng dẫn đến lão không phải là đạo sĩ nữa, một là tự mình rời đi, hai là bị đuổi ra, bất kể thuộc trường hợp nào cũng không thể hỏi, nếu hỏi sẽ thành giống như vạch trần vết sẹo của người khác.
- Hôm qua Hộ Quốc chân nhân nói hình như là Cao Huyền chân kinh. Cao Huyền chân kinh này có phải là kinh văn tu hành của đạo sĩ Cao Huyền Bộ như lời sư phụ nói?
Nam Phong hỏi.
- Phải.
Lão mù gật đầu:
- Ngọc Thanh Tông cực kỳ bài xích với ngoại tộc, cho dù lên đàn giảng pháp cũng không cho bọn họ nghe giảng.
Nam Phong không hỏi nữa, tiếp tục giặt đồ, phơi quần áo xong thì ra trước quán ăn điểm tâm. Nơi này cách phá miếu và tiệm thuốc xảy ra chuyện không xa, không ít người biết chuyện xảy ra vào đêm hôm trước nên trong quán cũng có đàm luận. Nghe qua ít câu thì hình như quan phủ chưa bắt được người, bọn họ chẳng qua chỉ làm cho có, không thực sự bỏ thời gian ra để truy bắt hung thủ.
Tin tức này làm Nam Phong rất vui, không bị quan phủ bắt được là tốt rồi. Vốn cả bọn đều là kẻ chỉ có hai bàn tay trắng, ở chỗ nào cũng giống nhau, chỗ tiếc duy nhất là không được ở cùng một chỗ.
Ăn điểm tâm xong, lão mù bảo muốn ra ngoài xem bói nhưng bị Nam Phong giữ lại. Trên người hắn còn tiền, lão mù không cần thiết phải ra ngoài lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm.
- Sư phụ, người tới Trường An có việc hay chỉ đi ngang qua?
Nam Phong hỏi.
- Làm chút chuyện.
Lão mù đáp.
- Có cần con dẫn sư phụ đi không?
Nam Phong lại hỏi.
Lão mù khoát tay:
- Không cần, sau khi trời tối, ta tự đi được.
Do rãnh rỗi, lão mù chủ động kể một số chuyện trên giang hồ. So với đạo cô kia, cách nhìn của lão mù hoàn toàn bất đồng, lão cho võ học mặc dù diễn sinh từ kinh văn của Đạo gia và Phật gia mà ra nhưng lại thiếu hụt sự hiểu biết và vận dụng âm dương ngũ hành nên vĩnh viễn không cách nào so sánh với đạo thuật và thần thông được. Tất nhiên, võ nhân có thể xuất hiện vài tuyệt thế cao thủ, thậm chí có thể sát thần diệt quỷ. Nhưng chuyện này không phải do võ học lợi hại mà là do bản thân võ nhân đó có thiên phú dị bẩm. Người như vậy, nếu không học võ mà lĩnh hội, luyện tập đạo pháp, thành tựu tu vi ắt đạt đến mức cao hơn.
Lão mù nói qua về giang hồ, võ công, đạo thuật, yêu quỷ, thần phật. Đối với Nam Phong, những thứ này là một thế giới vừa xa lạ lại vừa mới lạ.
Vừa kể chuyện, giảng giải, lão mù vừa nêu một chút quan điểm của mình. Đối với ngoại tộc, lão mù cũng rất bài xích nhưng không đến mức căm thù đến tận xương tủy. Đối với Phật giáo, thái độ của lão như đối với khách nhân từ xa đến, tương đối khoan dung ôn hòa hơn.
Theo như lời đạo cô, sở dĩ nàng có thể công chính(*) là vì nàng không có lập trường. Lão mù cực kỳ sùng bái Đạo gia, với lão, Đạo gia mới là chính thống của Hoa Hạ(**), đạo pháp mới là kỹ nghệ lợi hại nhất.
(*) Công bằng, chính trực; (**) Tên cũ của Trung Quốc.
Về tu hành, so với người khác, cách nhìn của lão mù cũng có sự khác biệt. Đối với lão, quan trọng nhất của tu hành không phải là tu thân mà là tu tâm, nếu tâm không thể trong sáng như gương, hoàn toàn thông suốt thì dù tu vi linh khí có cao tới đâu cũng không thể đạt đến thượng thừa.
Qua một ngày tiếp xúc, Nam Phong phát hiện tận sâu trong lòng lão mù vẫn chưa thể yên ổn, vẫn còn buồn bực không vui, có lẽ là do mắt lão bị mù. Dù vậy, sự thật lão mù rất dễ gần, quen thuộc rồi thì nói chuyện rất thoải mái.
Bất giác trời đã tối, lão mù cầm mộc trượng muốn đi ra cửa.
- Sư phụ, con đi theo người.
Mặc dù biết lão mù là cao thủ nhưng Nam Phong vẫn không yên lòng để lão một mình ra ngoài.
- Ngươi đi làm gì, thêm phiền!
Lão mù khoát tay.
- Con dẫn người đến nơi rồi sẽ quay lại.
Nam Phong nói muốn cùng đi.
Lão mù suy nghĩ một chút rồi gật đầu đồng ý.
Nam Phong vui vẻ, nhanh nhẹn mở cửa phòng:
- Sư phụ, cẩn thận bậc cửa.
Lão mù bước ra, Nam Phong đóng cửa phòng, nắm mộc trượng đi phía trước dẫn đường, rời khỏi khách sạn thì hỏi:
- Sư phụ, ta đi chỗ nào?
- Nghĩa địa phía tây thành…
Năm đồng tiền xài cũng không phí, giường sưởi nhóm lên, chăn đệm sạch sẽ, nằm trên giường rất thoải mái, so với cảnh mưa dột gió lùa ở phá miếu(*) thật cách nhau một trời một vực.
(*) Miếu đổ nát.
Ngoài người thoải mái nhưng chưa chắc trong lòng cũng sẽ thoải mái, vì không biết huynh đệ tỷ muội đang ở đâu nên Nam Phong rất lo lắng, không biết bọn họ có bị bắt hay không, có đồ ăn không, có tìm được chỗ ở không.
Trằn trọc thật lâu, Nam Phong vừa mới mơ màng ngủ được một lúc, khi tỉnh giấc thì trời đã sáng. Không biết lão mù dậy từ lúc nào, đang đứng trước cửa sổ nhìn ra ngoài ngẩn ra đến xuất thần.
Sau khi tỉnh dậy, chuyện đầu tiên Nam Phong làm là sờ mặt mình, lão mù không gạt hắn, mặt hắn lúc này đã khôi phục như cũ.
Mặc dù Nam Phong không lên tiếng nhưng lão mù biết hắn đã tỉnh:
- Thời gian còn sớm, ngươi cứ ngủ thêm một lát.
- Không ngủ nữa, không ngủ nữa.
Nam Phong mặc quần áo đứng dậy, bước xuống đất, mang theo bình trà ra trước quán rót nước nóng, sau đó rót nước cho lão mù rồi lấy chậu ra ngoài lấy nước, bưng tới cho lão mù rửa mặt.
Đợi lão mù rửa mặt xong, hắn lại mua điểm tâm(*) cho lão mù, rồi tiếp tục giặt quần áo cho lão.
(*) Đồ ăn sáng.
Lão mù có chút ái ngại, muốn tự mình giặt nhưng Nam Phong không đồng ý, nói lão cái gì cũng không nhìn thấy, với người bình thường thì những chuyện này rất dễ nhưng đối với người mù như lão lại rất khó khăn.
- Lão tiên sinh, sau này ta gọi ông là sư phụ được không?
Nam Phong vừa giặt quần áo vừa hỏi.
Lão mù gật đầu.
Lúc lão mù gật đầu, mặt lão lộ ra chút áy náy, điểm này Nam Phong thấy được trong mắt lão. Lúc trước lão mù không thu hắn làm đệ tử có nói “không thể thu”, từ điểm này cho thấy, không phải lão mù không đồng ý thu hắn mà lão có vấn đề khó xử và băn khoăn khác.
Có rất nhiều vấn đề Nam Phong muốn hỏi lão mù, nhưng có một số chuyện hắn không thể hỏi. Như lai lịch và tuổi thật của lão đương nhiên không thể hỏi, nếu lão muốn, ắt sẽ chủ động tự nói ra. Lão mù định làm gì cũng không thể hỏi, điều này thuộc phạm vi hắn không nên biết, nếu muốn hỏi, chỉ có thể hỏi một số chuyện râu ria bên ngoài.
- Sư phụ, ngày hôm qua con ở phía đông thành thấy có mấy môn phái thu đồ đệ. Màu sắc điều phúc(*) bọn họ treo lên khác nhau, màu có đến mấy loại, con hỏi đạo cô kia thì nàng nói màu sắc điều phúc đại biểu cho tu vi môn phái mạnh hay yếu, được thành lập lâu hay mới. Sư phụ, màu sắc của tu vi là cái gì?
Nam Phong hỏi.
(*) Điều phúc: loại bảng làm bằng giấy hoặc vải treo dọc (như câu đối), bên trên có ghi chữ (như biển quảng cáo hiện nay).
Lúc này, lão mù vừa mới ăn xong điểm tâm, súc miệng xong mới đáp:
- Linh khí tu hành của Đạo gia có tổng cộng chín bộ, mỗi thời kỳ khác nhau có cách gọi không giống nhau. Bây giờ Đạo gia công nhận chín bộ là Động Thần Bộ, Cao Huyền Bộ, Thăng Huyền Bộ, Động Huyền Bộ, Tam Động Bộ, Đại Động Bộ, Cư Sơn Bộ, Động Uyên Bộ, Thái Huyền Bộ.
- Dạ.
Nam Phong đáp, chứng tỏ đang chăm chú nghe.
Lão mù nói tiếp:
- Đó là chín cách gọi chính thống của Đạo gia, nhưng người thường không nhớ hết, không phân biệt rõ được nên căn cứ màu sắc linh khí phát ra của người tu hành không giống nhau để phân chia. Khí tức đạo nhân Động Thần Bộ phát ra có màu hồng (đỏ) nhạt, khí tức phát ra của người có tu vi Cao Huyền có màu hồng, Thăng Huyền màu hồng đậm, Động Huyền màu lam (xanh da trời) nhạt, Tam Động màu lam, Đại Động màu lam đậm, Cư Sơn màu tử (tím) nhạt, Động Uyên màu tử, Thái Huyền màu tử đậm, cứ phân như vậy thì dễ nhớ kỹ hơn.
- Con đang nghe, con đang nghe.
Nam Phong dừng giặt đồ, lên tiếng báo mình đang nghe.
- Người thường lấy ba màu hồng, lam, tử để phân chia cao thấp của tu vi linh khí nhưng người trong Đạo môn không thể phân chia qua loa như vậy. Ngươi nhất định phải nhớ quy nghi của Đạo môn, người có tu vi thuộc ba bộ Động Thần, Cao Huyền, Thăng Huyền gọi là đạo trưởng, người có tu vi thuộc ba bộ Động Huyền, Tam Động, Đại Động gọi là pháp sư, người có tu vi thuộc ba bộ Cư Sơn, Động Uyên, Thái Huyền gọi là chân nhân.
Lão mù nói tiếp.
- Dạ.
Nam Phong lên tiếp đáp lời, có điều đáp thì đáp vậy nhưng hắn vẫn không nhớ rõ cách gọi chính thống lão mù vừa giảng. Hắn chỉ nhớ, lấy tu vi từ thấp đến cao theo thứ tự là hồng, lam, tử. Hồng là đạo trưởng, lam là pháp sư, còn tử là chân nhân.
Lão mù nói đến đây trở nên hăng hái, tiếp tục giải thích thêm một số kiến thức cơ bản:
- Mỗi bộ trong chín bộ này đều có kinh văn tu hành, sáu bộ kinh văn đầu tiên của tam tông thì giống nhau nhưng ba bộ sau thì lại khác, các tông đều giữ kín, không truyền ra ngoài.
- Tam tông?
Nam Phong đang nghe thì hỏi ngang.
- Đạo gia chia thành ba nhánh là Ngọc Thanh Tông, Thái Thanh Tông, Thượng Thanh Tông. Mặc dù cùng một thiên đạo nhưng lại thờ tổ sư khác nhau, Ngọc Thanh Tông thờ tổ sư là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Tông thờ tổ sư là Đạo Đức Thiên Tôn, Thượng Thanh Tông thờ tổ sư là Linh Bảo Thiên Tôn.
Lão mù kể như thuộc lòng bàn tay.
Vốn Nam Phong định hỏi lão mù thuộc tông nào nhưng lời chuẩn bị thốt ra thì cố nén lại. Tối hôm qua hắn có hỏi lão mù có phải đạo sĩ không, lão mù đáp “đã từng”, điều này cho thấy hiện tại lão không phải là đạo sĩ nữa. Chỉ có hai khả năng dẫn đến lão không phải là đạo sĩ nữa, một là tự mình rời đi, hai là bị đuổi ra, bất kể thuộc trường hợp nào cũng không thể hỏi, nếu hỏi sẽ thành giống như vạch trần vết sẹo của người khác.
- Hôm qua Hộ Quốc chân nhân nói hình như là Cao Huyền chân kinh. Cao Huyền chân kinh này có phải là kinh văn tu hành của đạo sĩ Cao Huyền Bộ như lời sư phụ nói?
Nam Phong hỏi.
- Phải.
Lão mù gật đầu:
- Ngọc Thanh Tông cực kỳ bài xích với ngoại tộc, cho dù lên đàn giảng pháp cũng không cho bọn họ nghe giảng.
Nam Phong không hỏi nữa, tiếp tục giặt đồ, phơi quần áo xong thì ra trước quán ăn điểm tâm. Nơi này cách phá miếu và tiệm thuốc xảy ra chuyện không xa, không ít người biết chuyện xảy ra vào đêm hôm trước nên trong quán cũng có đàm luận. Nghe qua ít câu thì hình như quan phủ chưa bắt được người, bọn họ chẳng qua chỉ làm cho có, không thực sự bỏ thời gian ra để truy bắt hung thủ.
Tin tức này làm Nam Phong rất vui, không bị quan phủ bắt được là tốt rồi. Vốn cả bọn đều là kẻ chỉ có hai bàn tay trắng, ở chỗ nào cũng giống nhau, chỗ tiếc duy nhất là không được ở cùng một chỗ.
Ăn điểm tâm xong, lão mù bảo muốn ra ngoài xem bói nhưng bị Nam Phong giữ lại. Trên người hắn còn tiền, lão mù không cần thiết phải ra ngoài lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm.
- Sư phụ, người tới Trường An có việc hay chỉ đi ngang qua?
Nam Phong hỏi.
- Làm chút chuyện.
Lão mù đáp.
- Có cần con dẫn sư phụ đi không?
Nam Phong lại hỏi.
Lão mù khoát tay:
- Không cần, sau khi trời tối, ta tự đi được.
Do rãnh rỗi, lão mù chủ động kể một số chuyện trên giang hồ. So với đạo cô kia, cách nhìn của lão mù hoàn toàn bất đồng, lão cho võ học mặc dù diễn sinh từ kinh văn của Đạo gia và Phật gia mà ra nhưng lại thiếu hụt sự hiểu biết và vận dụng âm dương ngũ hành nên vĩnh viễn không cách nào so sánh với đạo thuật và thần thông được. Tất nhiên, võ nhân có thể xuất hiện vài tuyệt thế cao thủ, thậm chí có thể sát thần diệt quỷ. Nhưng chuyện này không phải do võ học lợi hại mà là do bản thân võ nhân đó có thiên phú dị bẩm. Người như vậy, nếu không học võ mà lĩnh hội, luyện tập đạo pháp, thành tựu tu vi ắt đạt đến mức cao hơn.
Lão mù nói qua về giang hồ, võ công, đạo thuật, yêu quỷ, thần phật. Đối với Nam Phong, những thứ này là một thế giới vừa xa lạ lại vừa mới lạ.
Vừa kể chuyện, giảng giải, lão mù vừa nêu một chút quan điểm của mình. Đối với ngoại tộc, lão mù cũng rất bài xích nhưng không đến mức căm thù đến tận xương tủy. Đối với Phật giáo, thái độ của lão như đối với khách nhân từ xa đến, tương đối khoan dung ôn hòa hơn.
Theo như lời đạo cô, sở dĩ nàng có thể công chính(*) là vì nàng không có lập trường. Lão mù cực kỳ sùng bái Đạo gia, với lão, Đạo gia mới là chính thống của Hoa Hạ(**), đạo pháp mới là kỹ nghệ lợi hại nhất.
(*) Công bằng, chính trực; (**) Tên cũ của Trung Quốc.
Về tu hành, so với người khác, cách nhìn của lão mù cũng có sự khác biệt. Đối với lão, quan trọng nhất của tu hành không phải là tu thân mà là tu tâm, nếu tâm không thể trong sáng như gương, hoàn toàn thông suốt thì dù tu vi linh khí có cao tới đâu cũng không thể đạt đến thượng thừa.
Qua một ngày tiếp xúc, Nam Phong phát hiện tận sâu trong lòng lão mù vẫn chưa thể yên ổn, vẫn còn buồn bực không vui, có lẽ là do mắt lão bị mù. Dù vậy, sự thật lão mù rất dễ gần, quen thuộc rồi thì nói chuyện rất thoải mái.
Bất giác trời đã tối, lão mù cầm mộc trượng muốn đi ra cửa.
- Sư phụ, con đi theo người.
Mặc dù biết lão mù là cao thủ nhưng Nam Phong vẫn không yên lòng để lão một mình ra ngoài.
- Ngươi đi làm gì, thêm phiền!
Lão mù khoát tay.
- Con dẫn người đến nơi rồi sẽ quay lại.
Nam Phong nói muốn cùng đi.
Lão mù suy nghĩ một chút rồi gật đầu đồng ý.
Nam Phong vui vẻ, nhanh nhẹn mở cửa phòng:
- Sư phụ, cẩn thận bậc cửa.
Lão mù bước ra, Nam Phong đóng cửa phòng, nắm mộc trượng đi phía trước dẫn đường, rời khỏi khách sạn thì hỏi:
- Sư phụ, ta đi chỗ nào?
- Nghĩa địa phía tây thành…
Tác giả :
Phong Ngự Cửu Thu