Thạch Kiếm
Chương 67: Ma tâm pháp
Lữ quán Mã Đề thật xứng với tên gọi, vì có một dãy chuồng ngựa lớp xếp theo hình vòng cung, dựng lên để mã phu mang ngựa đến. Quán chia làm hai tầng ngăn thành nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng trải được hai chiếu. So với dãy chuồng ngựa lớn vây quanh, nơi để khách trọ Ở chẳng khác gì một căn nhà phụ, nhưng được cái rẻ tiền.
Thày trò Thạch Đạt Lang chọn lữ quán này để trọ cũng vì lý do ấy. Vả lại, nếu đem so sánh với căn lều cỏ tại Hotengahara, quán này cũng còn sang chán ! Sau ba năm ở đồng hoang, quán nào đối với thầy trò hắn cũng tốt, dù đó chỉ là một lữ quán rẻ tiền, dành cho bọn mã phu và dân thợ.
Một người làm công dáng thô kệch chỉ Thạch Đạt Lang tới một căn phòng cuối dãy. Căn phòng trông ra hướng tây năm, nắng chiều gay gắt rọi qua khung cửa sổ trần mở rộng khiến không khí trong phòng oi bức khó chịu. Thấy có người vào, đàn ruồi trâu đồng loạt cất cánh bay lên, vo ve, đan đi đan lại loang loáng dưới tia nắng.
Thạch Đạt Lang cau mặt. Vài ngày trước, có lẽ hắn không thấy khó chịu như thế, vì nắng ấm khiến kê, lúa chóng chín. Ở ngoài ruộng rộng rãi, sau mỗi cơn gió nhẹ, nắng có vẻ ấm ấp hơn. Ngay cả những con ruồi cũng vậy. Khi hắn cuốc đất khó nhọc, mồ hôi đổ đầy mình, nếu có con ruồi nào đậu lên đầu lên cổ, hắn cũng chỉ nhẹ nhàng xua đi, coi như là những sinh vật làm công việc kiếm ăn hàng ngày mà thôi. Như hắn. Thế mà chỉ cách một vài ngày đường, qua mấy khúc sông vào trong sự náo nhiệt của đô thị, lòng con người đã đổi khác. Thạch Đạt Lang ngồi xuống chiếu, bên chiếc bàn thấp thô sơ, quên những điều bực dọc nhỏ nhặt để giữ lòng bình thản.
Đồ đệ hắn xếp gọn hành trang rồi ra đóng cửa sổ. Nhưng xem chừng cũng không kết quả. Không khí trong phòng càng ngột ngạt hơn.
- Hay để con gọi chủ đổi cho phòng khác ?
Thạch Đạt Lang gật đầu. Hạo Nhiên đi ra, lát sau dẫn vào một phụ nữ trạc trung niên, ăn mặc chải chuốt, dáng chững chạc có vẻ như là quản lý. Mụ đảo mắt nhìn quanh rồi bảo:
- Nếu không bằng lòng phòng này thì khách quan lên lầu hai, mát và đỡ ruồi hơn.
Lầu hai không đỡ ruồi nhưng quả có mát hơn đôi chút. Sau khi xếp dọn xong hành lý, Hạo Nhiên cảm thấy đói bụng. Mùi thức ăn từ phòng bên bay sang càng khiến ruột nó cồn cào. Nó hít hà:
- Hình như bên kia đang ăn mì nấu. Hay ta cũng gọi mì ăn hả thầy ?
Thạch Đạt Lang mỉm cười gật đầu. Hạo Nhiên vui mừng chạy ngay xuống lầu. Ở thôn quê, muốn ăn mì người ta gieo hạt ngay từ đầu xuân. Khi hạt nảy mầm, phải cào cỏ, tưới nước, bón xới để mùa hạ trổ bông, mùa khô gặt về phơi khô đập lấy hạt, xay thành bột rồi mới làm ra sợi mì. Ở đây dễ quá, chỉ việc vỗ tay gọi người hầu đến là có mì ăn. Thành ra dân kẻ chợ nhiều người chẳng biết cây lúa mì nó thế nào và chắc cũng chẳng mấy ai lưu tâm đến công khó nhọc của người nông dân trồng ra nó.
Thạch Đạt Lang đưa tay lên chiếc kỷ thấp, ngồi ngó mông lung. Tiếng ồn ào của phiên chợ đã vãn. Bên kia đường, người đi lại cũng bớt tấp nập. Bỗng một bảng gỗ mộc, trên viết hàng chữ đen nhánh:
“Ma tâm pháp - Vương Chính đảm trách mài giũa theo phương pháp chân truyền của Cổ gia”, làm hắn chú ý. Phương pháp của Cổ gia là phương pháp gì ? Người họ Cổ độc nhất hắn biết là Cổ Huy Đạo. Nghĩ đến Cổ Huy Đạo, hắn nhớ ngay tới nhà luyện kiếm kiêm nghệ sĩ tài hoa này với bà lão mẫu tại ngõ Kim Phong hắn đã tá túc khi còn ở Cổ thành.
Hạo Nhiên cũng vừa trở lại, đến ngồi bên sư phụ. Trông sang bên kia đường, thấy tấm bảng, nó tỏ vẻ không hiểu:
- Họ quảng cáo bán gì thế hả thầy ?
- Ta không rõ, nhưng đoán có lẽ họ mài kiếm theo một phương pháp riêng do họ Cổ truyền lại. Ma tâm là mài giũa tinh thần. Nếu coi kiếm là tinh hoa của võ thuật thì mài kiếm cho sắc cũng như luyện cho tinh thần linh mẫn. Chắc họ quảng cáo mài kiếm đấy thôi. Để xem, có dịp ta sẽ sang đấy. Nếu quả đúng, ta đưa họ chuốt lại lưỡi kiếm của ta luôn thể.
Món mì nấu chờ mãi chưa thấy mang lên. May nhờ có gió nhẹ, trời cũng đỡ nóng.
Thạch Đạt Lang thiu thiu ngủ, nhưng những tiếng cười nói ồn ào ở phòng bên đột nhiên làm hắn tỉnh giấc. Hắn bảo tiểu đồ:
- Hạo Nhiên ! Sang bảo họ bớt làm ồn để ta ngủ một chút.
Hạo Nhiên vừa kéo cửa bước vào, tiếng cười nói bỗng im bặt. Bốn người đang quây quần bên khay rượu quay mặt ra nhìn thằng bé, người nào cũng râu ria xồm xoàm, dáng dấp thô lỗ.
- Các bác hãy nói nho nhỏ, để thầy tôi ngủ.
- Cái gì ? Mày nói cái gì, thằng tiểu quỷ ?
Bị gọi một cách xấc xược là tiểu quỷ, Hạo Nhiên tức giận:
- Ai là tiểu quỷ ? Chúng tôi thuê phòng để được yên tĩnh, các bác làm rộn như vậy, không để ai nghỉ ngơi gì hay sao ?
- Mày nói vậy hay thầy mày bảo mày sang đây nói vậy ?
- Thầy tôi bảo.
Cả bọn cười hô hố. Một gã to lớn cất giọng khinh bỉ:
- Thế hả ! Vậy mày về bảo với thầy mày đợi đấy, ta là Mã Tiên đại ca sẽ trả lời sau. Mã tiên là cái roi ngựa. Hay muốn ăn roi ngựa thì bảo !
Nhìn dáng điệu dữ dằn của cả bọn, Hạo Nhiên ngại không dám đứng lâu, lùi ra ngoài, lủi thủi về phòng. Bài học lễ độ Thạch Đạt Lang dạy nó trên bến sông Sumida xem chừng không phải người nào cũng biết. Phòng thầy trò Thạch Đạt Lang và phòng của bốn gã kia chỉ được phân cách bằng một bức vách mỏng. Tiếng cười nhạo báng và những lời khích bác tục tằn vang đến Thạch Đạt Lang nghe rõ mồn một.
- Thằng ấy tên gì, tao quên không hỏi, nhưng ai thì cũng phải nể mặt chúng ông chứ ! Nó làm như quán này là nhà nó vậy !
- Phải cho nó biết tay.
- Dẫn nó ra sau nhà, đổ vào mồm nó vài gáo nước đái ngựa cho nó chừa thói hỗn láo đi.
- Ha ha ! Phải đấy ! Cho nó uống nước đái !
- Để tao. Tao sang trói nó lại bắt làm giấy xin lỗi rồi mang ra sau nhà. Thằng này !
Kiếm cái gì đựng nước đái trước đi nghe không !
Hạo Nhiên cau mặt nhìn thầy như hỏi ý. Ba năm theo Thạch Đạt Lang, nó đã được sư phụ dạy cho cách vận khí, luyện công, sử dụng quyền cước và kiếm thuật. Thủ pháp của nó đã tiến bộ nhiều, những chiêu kiếm phóng ra cũng chính xác hơn trước, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên không đủ bình tĩnh. Vả lại chưa dịp nào so tài với một địch thủ thật sự nên nó e ngại. Hạo Nhiên nhìn thầy chờ lệnh; Thạch Đạt Lang chỉ đưa mắt mỉm cười không nói năng gì.
Hai bát mì với một hũ rượu nhỏ mới được mang tới đặt trên mặt kỷ còn nóng hổi.
Thạch Đạt Lang khẽ bảo học trò:
- Ăn đi con. Ta thấy đói bụng lắm rồi !
Chưa kịp hết câu, cánh cửa đã xịch mở. Gã to lớn có tên là Mã Tiên ở phòng bên khệnh khạng bước vào. Hạo Nhiên nói khẽ:
- Nó đấy ...
Gã to lớn cười khềnh khệch.
- Chú kia ! Khoan ăn đã. Chú có biết ta là ai không ?
Thạch Đạt Lang điềm tĩnh lấy đũa khều những sợi mì trong bát, làm như không để ý đến kẻ mới vào.
Mã Tiên lại nói:
- Khoan hãy ăn. Đừng tưởng làm thế mà giấu được sự sợ hãi của ngươi, không qua mắt ta được đâu !
- Hả ? - Thạch Đạt Lang vờ không hiểu, ngước lên - Ngươi là ai, đến có việc gì ?
- Chỉ những thằng ngu, hoặc vừa đui vừa điếc mới không nghe đại danh của ta mà thôi. Cả vùng này không ai không rõ ...
- Ta có hơi lãng tai. Ngươi hãy nói to chút nữa. Tên gì ? Ở đâu đến ?
- Hừ ! Thằng này muốn chết ! Đã thế thì trước khi chết, ta cũng cho ngươi biết tên để khỏi hối tiếc. Ta là Mã Tiên đại ca, chuyên môi giới lừa ngựa. Khắp vùng Chichibu này ai cũng kiêng nể. Con nít thấy ta không dám hó hé.
Thạch Đạt Lang cười khẩy:
- Vậy là lái ngựa rồi !
- Lại nói cho ngươi hay, ta cung cấp ngựa cho tướng phủ đó. Liệu hồn mỗi khi tiếp xúc với ta ...
- Tiếp xúc ? Tiếp xúc cái gì ?
- Sao ? Phải ngươi sai thằng nhỏ này sang quấy rầy chúng ta không ? Quán này đâu phải khách sạn. Muốn yên tĩnh thì ở nhà, chúng ta lái ngựa thích nói to, được không ?
Giọng Mã Tiên hằn học, mặt gã đỏ gay, bóng loáng. Mấy giọt mồ hôi từ trên trán chảy ngoằn ngoèo xuống tận chân mày, gã giơ tay quệt rồi nghĩ sao, rút ngay dao găm cài bên sườn ra cầm lăm lẳm.
- Ngươi phải lập tức xin lỗi.
Thạch Đạt Lang ngừng đũa, ngẩng nhìn Mã Tiên, mặt đanh lại:
- Xin lỗi cái gì ?
- Xin lỗi đã làm rộn cuộc vui của anh em chúng ta !
- À ra thế ! Mã Tiên, phải tên ngươi là Mã Tiên không ? Hãy trông đây rồi cho biết ngươi làm được như thế này chăng.
Vừa hết câu, bỗng xoét một tiếng, Thạch Đạt Lang thình lình rút đoản kiếm. Ánh thép loáng lên dưới tia nắng, ba vật đen lả tả rơi xuống chiếu. Chưa ai biết rõ là gì, Thạch Đạt Lang đã tra kiếm vào vỏ nhanh trong chớp mắt. Trông kỹ những vật đen trên chiếu thì ra ba con ruồi trâu. Hắn thản nhiên bảo đồ đệ:
- Hạo Nhiên ! Nhặt mấy con ruồi vất ra ngoài rồi lau chiếu cho sạch !
Mã Tiên há hốc mồm. Chưa bao giờ gã thấy ai xuất thủ thần tốc như vậy. Kinh hãi cực kỳ, gã lui dần ra cửa.
Khi Hạo Nhiên trở lại, phòng bên chỉ còn nghe vài tiếng thì thào khe khẽ. Lát sau yên lặng như tờ, có lẽ bọn lái ngựa đã rút đi cả. Hai thầy trò cười thỏa mãn, ăn xong mì thì trời vừa tối. Trăng thượng tuần lấp ló sau những mái nhà mới lợp đơn sơ. Đâu đây vài tiếng ngựa dậm chân đuổi muỗi và hí nho nhỏ.
Thạch Đạt Lang nói:
- Ta sang nhà bên kia xem có đúng là xưởng mài kiếm không, ở nhà đóng cửa lại, kẻ tiểu tâm hay thù vặt, nên cẩn thận đề phòng.
Đoạn, xốc áo xách kiếm ra đi. Nửa thang gác, gặp mụ quản lý hối hả bước lên:
- Khách quan phải là Thạch Điền Đạt Lang ở Miyamoto chăng ?
- Chính thị !
- Vậy có thư đây !
Cầm cuốn thư, định bật niêm, hắn bỗng sực nhớ, hỏi:
- Người mang thư còn đấy không ?
- Không, đi rồi.
Ngạc nhiên không hiểu ai đã biết chỗ trọ của mình sớm thế, Thạch Đạt Lang muốn hỏi thêm nhưng nghĩ chẳng ích gì, lại thôi. Hẳn cảm ơn mụ quản lý rồi trở lại phòng mở thư ra đọc. Thì ra của Mạnh Đạt. “Trúc Mộ tướng công rất vui mừng khi được tin các hạ đến Tân đô. Ngài ủy cho tại hạ viết thư này ân cần mời các hạ vào dinh hội kiến. Xin chớ để ngài thất vọng”.
Không do dự, Thạch Đạt Lang gọi lấy giấy bút phúc đáp ngay, đại ý nỏi rất cảm kích vì sự lân ái của Trúc Mộ và sẽ đến bái kiến nếu được nhà danh kiếm này đích thân chỉ dẫn cho một vài tuyệt kỹ. Để tránh ngộ nhận, hắn giải thích:
“Tại hạ bôn tẩu giang hồ cốt cầu học. Nếu không được mở đường chỉ lối cho, thì đâu dám bận đến các vị tiền bối”.
Viết xong, gọi Hạo Nhiên đến:
- Ta nhờ con đưa thư này cho một người tên Mạnh Đạt ở phủ Trúc Mộ. Đường đi ta không rõ lắm, nhưng hẳn không xa. Con là đứa trẻ tháo vát, chắc làm được. Phủ Trúc Mộ tất nhiều người biết.
Được sư phụ giao phó trách nhiệm, Hạo Nhiên hãnh diện:
- Con làm được. Thầy cứ tin ở con.
Đoạn mặc áo, xỏ dép, hăng hái theo Thạch Đạt Lang ra ngoài.
oo Căn nhà gỗ của Vương Chính không có vẻ gì là một xưởng mài kiếm. Mặt tiền cũng không phải là một cửa hàng nữa, vì ngoài cái bảng gỗ quảng cáo ra, không thấy có chỗ nào trưng bày bất cứ cái gì cả. Mà cái bảng quảng cáo đề chữ “Ma tâm pháp” càng bí hiểm nữa, khiến ai muốn đoán và hiểu thế nào cũng được.
Thạch Đạt Lang bước vào. Căn nhà vắng teo. Một cái bình phong che sơ sài gian ngoài cho thấy bên trong là một phòng hẹp, hơi tối. Bên trái có hành lang chạy hun hút sâu đến đâu không rõ. Trong phòng kê một chiếc tủ thấp, trên sàn trải chiếu và trên chiếu một người nửa ngồi nửa nằm, mặt hơi nghiêng ra phía ngoài, đầu gối lên một cái tráp.
Thạch Đạt Lang nhìn người đó, không đoán được bao nhiêu tuổi và cũng không biết được là gã đang làm gì, ngủ hay tĩnh tọa. Ngọn đèn leo lét để trên tủ chiếu ánh sáng lờ mờ trên khuôn mặt vàng bủng khiến sắc diện gã bềnh bệch như đất sét. Trông gã, Thạch Đạt Lang liên tưởng đến hình một đạo sĩ vẽ trong những bức cổ họa.
Hắn hắng giọng. Người kia dường ngủ say, chẳng có phản ứng gì. Hắn gọi to hơn:
- Chủ nhân ! Chủ nhân !
Bấy giờ mới thấy người kia từ từ quay đầu ra, như có vẻ cố gắng lắm mới thoát khỏi giấc mộng dài hàng thế kỷ. Gã lấy tay chùi nước dãi bên mép, đoạn thong thả ngồi dậy ngước nhìn Thạch Đạt Lang:
- Khách muốn điều gì ?
- Phải chủ nhân quý danh là Vương Chính, chuyên mài kiếm chăng ?
- Phải, mài kiếm và tâm con người.
Thạch Đạt Lang có cảm tưởng gã Vương Chính này, nếu quả thật là tay chuyên môn mài kiếm thì chỉ làm cho kiếm nhụt đi mà thôi. Nghĩ vậy hắn cười thầm, nhưng cũng cứ nói rõ mục đích của mình.
- Xin cho xem kiếm.
Kiếm vừa đưa ra, Vương Chính chồm hẳn người lên, hai tay đỡ lấy, trân trọng, vui mừng như gặp bạn quý.
“Kỳ thật ! Gã này thấy người thì lạnh nhạt mà thấy kiếm thì trọng vọng !”. Thạch Đạt Lang nghĩ, “Cũng lạ !”.
Vương Chính đến bên đèn, khêu cho sáng, rồi tay trái cầm bao kiếm, tay phải nhè nhẹ rút lưỡi kiếm ra. Cầm kiếm thẳng đứng trước mặt, gã chăm chú quan sát kỹ càng từ chuôi kiếm đến mũi kiếm. Thạch Đạt Lang thấy mắt gã sáng rực như đôi mắt thủy tinh của pho tượng Di Lặc trên chùa. Bỗng “cắc” một tiếng khô khan, lưỡi kiếm được tra ngay vào bao, nhanh và mạnh khiến Thạch Đạt Lang giật mình. Vương Chính quay sang nhìn hắn:
- Mời khách vào trong này !
Thạch Đạt Lang tháo dép, bước lên chiếu. Vương Chính lùi lại nhường chỗ rồi đẩy một cái gối tới mời ngồi.
- Kiếm này thuộc gia đình khách đã mấy đời ?
- Tại hạ không biết. Đó không phải là đồ gia bảo mà cũng chẳng phải danh kiếm gì.
- Khách đã mang nó ra trận hay chỉ dùng thường ngày ?
- Dùng thường ngày. Nó chẳng có gì đặc biệt, nhưng có cũng còn hơn không.
- Hừ ...
Rồi nhìn thẳng mắt Thạch Đạt Lang, gã hỏi:
- Qúy khách muốn mài nó thế nào ?
Thạch Đạt Lang ngạc nhiên:
- Muốn mài thế nào ? Chủ nhân hỏi vậy là có ý gì ?
- Chắc quý khách muốn mài thật sắc ?
Thạch Đạt Lang cười:
- Dĩ nhiên rồi. Kiếm thì càng sắc càng tốt, còn mong gì hơn nữa !
Vương Chính thở dài:
- Quả vậy ! Qúy khách cũng như mọi người, ai cũng nghĩ thế ...
- Vì đó là lẽ thường. Vả lại chủ nhân chẳng phải là kẻ chuyên môn mài kiếm ư ?
Hà tất ...
Không để Thạch Đạt Lang nói dứt câu, Vương Chính đã lặng lẽ cầm ngược thanh kiếm trao trả lại hắn:
- Rất tiếc ! Kẻ này chẳng giúp gì được cho quý khách. Xin mang đi chỗ khác.
Thạch Đạt Lang lặng thinh, giơ tay đón thanh kiếm, cố giữ để không lộ vẻ phật ý.
Ngay lúc đó, một người mở cửa thò đầu vào:
- Vương huynh, đệ định đi câu mà cần lại gãy. Huynh có cần câu cho đệ mượn một buổi.
Vương Chính cau mặt:
- Không có ! Ta chẳng giữ những đồ sát sinh ấy trong nhà làm gì ! Đi chỗ khác mà mượn !
Điệu bộ và giọng nói của gã rõ ra vẻ khó chịu. Người khách thì đã bỏ đi, nhưng Thạch Đạt Lang nổi tính tò mò. Có lẽ gã này là một kỳ nhân thật, thiếu thông minh tế nhị, ghét nhân quần xã hội, nhưng lại quan thiết đến những vật vô tri. Bèn hỏi thẳng:
- Sao chủ nhân không muốn mài kiếm này ? Kiếm này xấu qua không đáng được sửa hay sao ?
Vương Chính lắc đầu:
- Hiển nhiên là không ? Khách đã dùng nó nhiều lần, tất biết đó là một thanh bảo kiếm vùng Bồ Điền. Khách muốn mài nó cho thật sắc để giết người cho ngọt chứ gì ?
- Dĩ nhiên ! Như thế có gì là xấu ?
- Phải rồi ! Mang kiếm sắc để giết cho ngọt thì có gì là xấu ! Kẻ mang kiếm tất nhiên phải thích thú chứ ...
- Ai mang kiếm cũng muốn kiếm mình sắc. Chủ nhân là kẻ mài kiếm ...
Vương Chính vội giơ tay ngăn lại, chỉ ra ngoài cửa:
- Khoan ! Kẻ này đâu có chủ ý mài kiếm. Xin đọc kỹ lại bảng cho:
“Ma tâm pháp” chứ không phải “Ma kiếm pháp”. Chữ rành rành ra đó, sao khách lại lầm ? Đa số những người mang kiếm lại đây cần được mài cái tâm trước khi mài kiếm. Họ không hiểu tại sao phải như thế, nhưng đó là điều căn bản kẻ này được giáo huấn trước khi học kỹ thuật mài kiếm.
Thạch Đạt Lang gật gù, nhìn gã chờ giải thích thêm.
- Cho nên, thấy người nào cầm kiếm mà không có cái tâm trung trực, khoan thứ thì kẻ này không mài kiếm cho.
- Hay lắm ! Vậy dám hỏi lệnh sư là ai ?
- Thì bảng ngoài kia cũng đã ghi rõ:
“Theo phương pháp Cổ gia”. Cổ gia là Cổ Huy Đạo tiên sinh, chắc quý khách có nghe danh ?
Thạch Đạt Lang thầm nghĩ:
“Quả không lầm ! Gã này thuyết chẳng khác gì ông già họ Cổ”, bèn đáp:
- Không những nghe danh mà còn hân hạnh được biết đích thân Cổ tiên sinh cùng Cổ lão bá nữa. Tại hạ có tá túc tại ngõ Kim Phong một thời gian ...
Vương Chính ngạc nhiên tròn xoe mắt, lui lại một bước, nhìn Thạch Đạt Lang kỹ hơn:
- Xin thứ cho tội đường đột. Phải chăng quý khách chính là ...là ...người đã gây chấn động Cổ thành năm năm trước đây khi một mình cự với cả Hoa Sơn phái, và quý danh là Yết Mân Thạch Điền Đạt Lang ?
Thạch Đạt Lang hơi đỏ mặt:
- Quả vậy. Không ngờ tiện danh lại được chủ nhân lưu ý.
Vương Chính bối rối cúi đầu:
- Kẻ này thật có mắt cũng như không. Đáng lẽ chẳng được phép nói những lời vô ý thức như thế trước mặt một đại kiếm sĩ.
- Chủ nhân quá khen. Những điều tại hạ vừa nghe thật quý báu.
Phần thấy Thạch Đạt Lang tâm đầu ý hợp, phần nghe sư phụ đã nói nhiều đến vị kiếm sĩ anh hùng này, Vương Chính không ngần ngại đem những quan niệm về tâm và kiếm của mình ra luận. Gã thao thao:
- Đối với kiếm sĩ, kiếm với tâm là một. Nếu đi tìm cái tinh hoa của kiếm thuật thì lưỡi kiếm là cứu cánh, thể hiện sở học và tài năng của mình. Nhưng nếu vào đời hành đạo thì, cũng như vị chân tu nhập thế, kiếm là phương tiện bất tuyệt gìn giữ và khích lệ cái tâm. Tâm kiếm dựa nhau quan trọng là thế, cho nến kiếm sắc mà tâm nhụt thì chẳng làm được gì. Có người nói mục đích tối hậu của kẻ cầm kiếm là không dùng kiếm. Tại hạ cho là phải, nhưng muốn thế, phải giữ cái tâm cho ngay thẳng, độ lượng. Nêu chủ trương mài tâm trước khi mài kiếm.
Thạch Đạt Lang nhìn Vương Chính. Trong cơn nhiệt thành trình bày những suy tư của mình với người đồng điệu, mắt gã sáng như sao, hai gò má ửng hồng, vẻ ủ rũ và sắc diện vàng bệch không còn nữa. Hắn so sánh gã mài gươm này với một hũ rượu sa-kê bằng sành, tuy bên ngoài thô kệch nhưng rượu bên trong thơm ngon, làm lòng người ấm áp.
- Cổ tiên sinh có nói thấy thanh kiếm báu như được thấy ánh chân quang bảo vệ sự an hòa cho xã hội. Người không nói rõ nhưng hiển nhiên đã ẩn dụ cái tâm của kẻ cầm kiếm trong đó.
Thạch Đạt Lang gật đầu:
- Như vậy chắc khi thấy lưỡi kiếm của tại hạ, chủ nhân ghê sợ lắm nhỉ !
Vương Chính cười xòa:
- Cũng một phần nào. Quả thật khi quan sát lưỡi kiếm của khách quan, kẻ này thấy có khích động. Từ khi đến Tân đô mở xưởng này, nhiều người đã mang kiếm đến nhờ sửa, nhưng phần lớn chỉ quan tâm làm sao cho kiếm thật sắc bén để giết người cho nhiều, cho ngọt. Giết ai ? Lúc nào ? Làm sao phải giết ? Hình như họ chẳng bao giờ để ý!
Đến khi xem lưỡi kiếm của khách quan, lại thấy có nhiều chỗ gợn mẻ chứng tỏ nhiều lần kiếm đã va chạm vào xương thịt người, nên cho rằng chẳng qua đây cũng chỉ là một kẻ cầm kiếm tầm thường như ngàn kẻ khác, lấy sự giết người làm thích thú mà thôi ...
- Đa tạ chủ nhân cho biết. Tại hạ đã suy nghĩ nhiều mỗi khi xuất thủ nhưng đôi lúc vẫn còn hối tiếc. Xin bái lĩnh những lời vàng ngọc.
Vương Chính nhìn thẳng mắt Thạch Đạt Lang:
- Xin đừng khách sáo nữa. Khách quan cứ để kiếm đây, kẻ này sẽ vì tri kỷ mà mài kiếm.
Đêm dường đã khuya. Thạch Đạt Lang đứng dậy cáo từ.
- Hãy khoan ! Khách quan còn thanh kiếm nào để ở nhà trọ không ?
- Không. Tại hạ chỉ có thanh trường kiếm đó.
- Vậy lấy gì dùng ? Mời khách quan vào trong này xem có thanh nào được thì dùng tạm, thay thế.
Chủ khách theo nhau qua dãy hành lang tối đến một căn phòng nhỏ trải chiếu, sát tường kê nhiều kệ gỗ lớn. Vương Chính đến bên một cái rương đặt trên kệ gỗ, mở nắp lấy ra sáu bảy thanh trường kiếm đặt lên chiếu, rồi bảo:
- Hiện nay trong nhà không có thanh kiếm nào đặc biệt. Chỉ có mấy thứ này, tùy khách quan lựa chọn.
Thạch Đạt Lang cầm từng thanh lên ngắm nghía, thấy chủ nhân quả có khiêm nhượng. Tất cả đều là kiếm có giá trị, nhưng có một cây không thể nào hắn dời mắt ra được. Bao đen bóng, chạm trổ tinh vi, dáng hơi cong, thật cân đối. Hắn rút kiếm ra khỏi bao, lượng định sắc nhụt, nhấc trên tay thấy vừa vặn quá. Ánh thép xanh biếc, những nét chạm đường khắc trên chuôi nhất nhất đều trau chuốt, hoàn hảo. Ghé sát vào đèn, quan sát kỹ, càng trông càng thích, không chỗ nào chê trách. Sợ kiếm ấy đối với mình quá sang, hắn bỏ xuống định chọn cây khác mộc mạc hơn, nhưng không sao rứt ra được.
Bèn ngẩng đầu lên nhìn Vương Chính:
- Tại hạ lấy thanh này được chăng ?
Hắn không nói “mượn” vì thấy thanh kiếm thật vừa ý nên muốn mua đứt.
- Khách quan thật có mắt tinh đời. Nó là một danh phẩm của thế kỷ trước đấy !
- Chắc chủ nhân không bán ?
Vương Chính mỉm cười:
- Sao lại không ? Gặp người xứng đáng thì bán chứ !
- Bao nhiêu ?
- Xin để lại với giá vốn thôi.
- Nghĩa là bao nhiêu ?
- Hai chục lạng vàng !
Số tiền quá lớn, Thạch Đạt Lang không thể nào có nổi. Hắn ngần ngừ:
- Vậy tại hạ chẳng dám mượn đâu.
- Sao vậy ? Khách quan cứ dùng, bao lâu cũng được !
Thạch Đạt Lang lắc đầu:
- Kiếm tốt quá, dùng quen rồi khi trả lại như phải vĩnh biệt một người thân, tại hạ chịu không nổi.
- Khách quan thích nó đến thế kia à ? Vương Chính nhìn kiếm rồi lại nhìn Thạch Đạt Lang. Vậy xin biếu ...để làm duyên, nhưng cũng xin khách quan cho lại một cái gì...
Thạch Đạt Lang gãi cằm bối rối. Hắn chẳng có cái gì để cho lại.
- Nghe Cổ tiên sinh nói khách quan tạc tượng đẹp lắm. Một bức tượng nhỏ cũng đáng quý.
Thạch Đạt Lang đỏ mặt, càng bối rối hơn. Bức tượng Quan Âm mới đây hắn đã tặng cho dân xóm tiều rồi, trong đẫy hiện nay chẳng còn gì để trao đổi.
- Hay thế này. Chủ nhân cứ giữ lấy kiếm, tại hạ bây giờ cũng nhàn rỗi, sẽ tạc một pho tượng bằng gỗ bạch đàn nhỏ, khi nào xong đem tới đổi lấy kiếm.
- Hà tất phải câu nệ như vậy. Khách quan mang kiếm về dùng và cứ coi như là của khách quan. Còn bức tượng, lúc nào trao cũng được.
Cả hai cùng cười vui vẻ, đập tay vào nhau để thắt chặt điều vừa thỏa hiệp. Vương Chính thêm:
- Mà tại sao khách quan không sang ở hẳn tệ xá ? Việc cơm nước, tiện nội có thể chu tất được. Khách quan chỉ có một mình ...
- Không ! Tại hạ còn một tiểu đồ.
- Không sao, càng có người sai bảo.
- Như vậy sợ phiền chủ nhân chăng ?
- Có gì mà phiền ! Xin đừng từ chối, phụ lòng người ngưỡng mộ.
Dứt lời, Vương gọi vợ ra bảo hâm rượu đãi khách. Hai người, một kẻ mài kiếm, một kẻ xử kiếm, ngồi đối ẩm với nhau thoải mái không còn câu nệ gì nữa, luận bàn vô cùng hứng thú. Câu chuyện dĩ nhiên không ngoài đề tài liên quan đến kỹ thuật rèn kiếm khiến Thạch Đạt Lang cũng biết thêm được nhiều điều bổ ích.
Vương chủ nhân nói:
- Tạo nên một thanh kiếm giá trị, người thợ phải mất nhiều công phu và kinh nghiệm. Trước hết phải chọn thép tốt, chấn than phải dưới một phần trăm thì mới đủ mềm để rèn, nhưng cũng không được mềm quá, lưỡi kiếm sẽ yếu. Nhiệt độ nung phải cao. Những bậc thầy trong nghề, nhìn ánh thép phát ra khi nung biết là đã rèn được hay chưa. Thép nung đúng độ rồi thì rút ra để trên đe để thợ phụ đập cho dẹp theo chiều dài.
Lúc thép đã khá mỏng, phải nhanh tay xoay trở gấp lại cũng theo chiều dài lưỡi kiếm.
Nếu nguội, cho vào lò nung rồi lấy ra đập nữa. Rèn như thế hàng nghìn lần, lớp nọ chồng lớp kia, thép kiếm mới đủ cứng, đồng thời lại khá dẻo không dễ gãy. Sau đó đem tôi. Tôi thép nghĩa là làm cho thép nguội nhanh để giữ những đặc tính của nó. Nói thì dễ, nhưng khi thực hiện mới thấy khó. Nếu không kinh nghiệm, ở một giai đoạn nào đó trong lúc rèn, người thợ làm sai tiêu chuẩn thì lưỡi kiếm coi như hỏng. Bây giờ chỉ còn rất ít những tay lành nghề rèn được kiếm tốt mà thôi, và dường như họ tụ lại ở cả Nara thì phải.
Thạch Đạt Lang ngồi nghe không dám lạm bàn, đôi lúc cũng hỏi vài câu hoặc xin dẫn giải thêm những điều chưa rõ. Thấy khách chú ý, Vương Chính hết sức sốt sắng, mắt long lanh, lấy từ tráp ra nhiều tập sách cổ, chỉ cho Thạch Đạt Lang xem những thanh kiếm quý được ghi chép và mô tả trong đó.
- Những năm gần đây, tại hạ có đi các nơi, nhất là đến những đền miếu, được biết có lưu trữ nhiều cổ kiếm. Như ở Suwa, tỉnh Shinano, một vị thiền sư đã cho tại hạ xem bộ sưu tập kiếm quý. Có đến hàng trăm chứ không ít, phần nhiều là kiếm gia bảo do chủ nhân không muốn giữ, đem tặng đền. Kiếm cổ thật, nhưng rất tiếc bị han rỉ gần hết. Ở Omishima, trong hàng ngàn kiếm đã xem, tại hạ chỉ chọn được chừng một chục là còn sửa được.
Nhấp ngụm rượu, ngồi thừ ra một lúc, Vương Chính thở dài:
- Điều trớ trêu là kiếm càng cổ bao nhiêu thì dường như chủ nhân nó càng cất kỹ bấy nhiêu, có khi còn chôn đi cho khỏi lộ nên rỉ sét hư hỏng cả. Những người đó chẳng khác gì các bậc làm cha mẹ, che chở bảo vệ con mình quá đáng, để chúng không được tôi luyện trên trường đời nên sau này trở thành ngu xuẩn, đần độn.
Nói đến đây, mắt Vương bỗng sáng lên, rồi như sực nhớ ra điều gì, xin lỗi chạy vào trong nhà. Lúc ra mang theo một cây kiếm dài một cách khác thường, để lên chiếu.
Thạch Đạt Lang giật mình, tim như ngừng đập. Không lầm được, đây chính là “cây sào phơi” của Giang Biên Liễu Cát Xuyên Mộc.
Nhìn khách, Vương Chính ngạc nhiên:
- Sao ? Khách quan cũng biết thanh kiếm này à ?
- Biết. Của một kiếm sĩ tên Cát Xuyên Mộc.
- Phải rồi. Nhân có việc đến dinh Hòa Giả, một tùy viên trong dinh là Cao Mục Lân đã nhờ tại hạ sửa lại cho thanh kiếm này. Hắn nói kiếm của người bà con hắn tên Cát Xuyên Mộc.
Vương Chính rút thanh kiếm ra, kiếm quang sáng lòa:
- Đây là một thanh kiếm lạ, dài quá mức bình thường. Kẻ nào dùng nó phải là người khổng lồ, tay như tay vượn, hoặc nếu không thì cũng phải thành thuộc lắm.
Thạch Đạt Lang cầm kiếm lên ngắm:
- Sao không thấy khắc tên người đã tạo ra nó ?
- Không khắc tên nhưng đúng là kiếm Tư Dưỡng Trai đấy ! Tư Dưỡng Trai là một nhà luyện kiếm danh tiếng ở tỉnh Suo, qua đời vào thế kỷ trước. Tạo phẩm của ông để lại không nhiều và có một số không đề tên nhưng quan sát kỹ tất biết.
- Kiếm này dùng xung trận ...
- Đúng vậy, và phải đeo trên lưng. Nhưng chủ nó bây giờ muốn sửa lại đeo ngang hông. Cũng mất công lắm. Khách quan có thấy vài chỗ rỉ sét trên mặt không ? May là kiếm tốt có thể mài mất đi được, chứ kiếm bây giờ mà như thế là rỉ ăn xuyên sang bên kia rồi, coi như bỏ.
Chuyện vãn hồi lâu, thấy không tiện lưu lại thêm nữa, Thạch Đạt Lang xin cáo thoái.
Đêm khuya, lá cây phong bên cửa sổ sương đã bắt đầu động giọt. Trở lại phòng trọ, vẫn chưa thấy Hạo Nhiên đâu, Thạch Đạt Lang lo lắng đứng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Thày trò Thạch Đạt Lang chọn lữ quán này để trọ cũng vì lý do ấy. Vả lại, nếu đem so sánh với căn lều cỏ tại Hotengahara, quán này cũng còn sang chán ! Sau ba năm ở đồng hoang, quán nào đối với thầy trò hắn cũng tốt, dù đó chỉ là một lữ quán rẻ tiền, dành cho bọn mã phu và dân thợ.
Một người làm công dáng thô kệch chỉ Thạch Đạt Lang tới một căn phòng cuối dãy. Căn phòng trông ra hướng tây năm, nắng chiều gay gắt rọi qua khung cửa sổ trần mở rộng khiến không khí trong phòng oi bức khó chịu. Thấy có người vào, đàn ruồi trâu đồng loạt cất cánh bay lên, vo ve, đan đi đan lại loang loáng dưới tia nắng.
Thạch Đạt Lang cau mặt. Vài ngày trước, có lẽ hắn không thấy khó chịu như thế, vì nắng ấm khiến kê, lúa chóng chín. Ở ngoài ruộng rộng rãi, sau mỗi cơn gió nhẹ, nắng có vẻ ấm ấp hơn. Ngay cả những con ruồi cũng vậy. Khi hắn cuốc đất khó nhọc, mồ hôi đổ đầy mình, nếu có con ruồi nào đậu lên đầu lên cổ, hắn cũng chỉ nhẹ nhàng xua đi, coi như là những sinh vật làm công việc kiếm ăn hàng ngày mà thôi. Như hắn. Thế mà chỉ cách một vài ngày đường, qua mấy khúc sông vào trong sự náo nhiệt của đô thị, lòng con người đã đổi khác. Thạch Đạt Lang ngồi xuống chiếu, bên chiếc bàn thấp thô sơ, quên những điều bực dọc nhỏ nhặt để giữ lòng bình thản.
Đồ đệ hắn xếp gọn hành trang rồi ra đóng cửa sổ. Nhưng xem chừng cũng không kết quả. Không khí trong phòng càng ngột ngạt hơn.
- Hay để con gọi chủ đổi cho phòng khác ?
Thạch Đạt Lang gật đầu. Hạo Nhiên đi ra, lát sau dẫn vào một phụ nữ trạc trung niên, ăn mặc chải chuốt, dáng chững chạc có vẻ như là quản lý. Mụ đảo mắt nhìn quanh rồi bảo:
- Nếu không bằng lòng phòng này thì khách quan lên lầu hai, mát và đỡ ruồi hơn.
Lầu hai không đỡ ruồi nhưng quả có mát hơn đôi chút. Sau khi xếp dọn xong hành lý, Hạo Nhiên cảm thấy đói bụng. Mùi thức ăn từ phòng bên bay sang càng khiến ruột nó cồn cào. Nó hít hà:
- Hình như bên kia đang ăn mì nấu. Hay ta cũng gọi mì ăn hả thầy ?
Thạch Đạt Lang mỉm cười gật đầu. Hạo Nhiên vui mừng chạy ngay xuống lầu. Ở thôn quê, muốn ăn mì người ta gieo hạt ngay từ đầu xuân. Khi hạt nảy mầm, phải cào cỏ, tưới nước, bón xới để mùa hạ trổ bông, mùa khô gặt về phơi khô đập lấy hạt, xay thành bột rồi mới làm ra sợi mì. Ở đây dễ quá, chỉ việc vỗ tay gọi người hầu đến là có mì ăn. Thành ra dân kẻ chợ nhiều người chẳng biết cây lúa mì nó thế nào và chắc cũng chẳng mấy ai lưu tâm đến công khó nhọc của người nông dân trồng ra nó.
Thạch Đạt Lang đưa tay lên chiếc kỷ thấp, ngồi ngó mông lung. Tiếng ồn ào của phiên chợ đã vãn. Bên kia đường, người đi lại cũng bớt tấp nập. Bỗng một bảng gỗ mộc, trên viết hàng chữ đen nhánh:
“Ma tâm pháp - Vương Chính đảm trách mài giũa theo phương pháp chân truyền của Cổ gia”, làm hắn chú ý. Phương pháp của Cổ gia là phương pháp gì ? Người họ Cổ độc nhất hắn biết là Cổ Huy Đạo. Nghĩ đến Cổ Huy Đạo, hắn nhớ ngay tới nhà luyện kiếm kiêm nghệ sĩ tài hoa này với bà lão mẫu tại ngõ Kim Phong hắn đã tá túc khi còn ở Cổ thành.
Hạo Nhiên cũng vừa trở lại, đến ngồi bên sư phụ. Trông sang bên kia đường, thấy tấm bảng, nó tỏ vẻ không hiểu:
- Họ quảng cáo bán gì thế hả thầy ?
- Ta không rõ, nhưng đoán có lẽ họ mài kiếm theo một phương pháp riêng do họ Cổ truyền lại. Ma tâm là mài giũa tinh thần. Nếu coi kiếm là tinh hoa của võ thuật thì mài kiếm cho sắc cũng như luyện cho tinh thần linh mẫn. Chắc họ quảng cáo mài kiếm đấy thôi. Để xem, có dịp ta sẽ sang đấy. Nếu quả đúng, ta đưa họ chuốt lại lưỡi kiếm của ta luôn thể.
Món mì nấu chờ mãi chưa thấy mang lên. May nhờ có gió nhẹ, trời cũng đỡ nóng.
Thạch Đạt Lang thiu thiu ngủ, nhưng những tiếng cười nói ồn ào ở phòng bên đột nhiên làm hắn tỉnh giấc. Hắn bảo tiểu đồ:
- Hạo Nhiên ! Sang bảo họ bớt làm ồn để ta ngủ một chút.
Hạo Nhiên vừa kéo cửa bước vào, tiếng cười nói bỗng im bặt. Bốn người đang quây quần bên khay rượu quay mặt ra nhìn thằng bé, người nào cũng râu ria xồm xoàm, dáng dấp thô lỗ.
- Các bác hãy nói nho nhỏ, để thầy tôi ngủ.
- Cái gì ? Mày nói cái gì, thằng tiểu quỷ ?
Bị gọi một cách xấc xược là tiểu quỷ, Hạo Nhiên tức giận:
- Ai là tiểu quỷ ? Chúng tôi thuê phòng để được yên tĩnh, các bác làm rộn như vậy, không để ai nghỉ ngơi gì hay sao ?
- Mày nói vậy hay thầy mày bảo mày sang đây nói vậy ?
- Thầy tôi bảo.
Cả bọn cười hô hố. Một gã to lớn cất giọng khinh bỉ:
- Thế hả ! Vậy mày về bảo với thầy mày đợi đấy, ta là Mã Tiên đại ca sẽ trả lời sau. Mã tiên là cái roi ngựa. Hay muốn ăn roi ngựa thì bảo !
Nhìn dáng điệu dữ dằn của cả bọn, Hạo Nhiên ngại không dám đứng lâu, lùi ra ngoài, lủi thủi về phòng. Bài học lễ độ Thạch Đạt Lang dạy nó trên bến sông Sumida xem chừng không phải người nào cũng biết. Phòng thầy trò Thạch Đạt Lang và phòng của bốn gã kia chỉ được phân cách bằng một bức vách mỏng. Tiếng cười nhạo báng và những lời khích bác tục tằn vang đến Thạch Đạt Lang nghe rõ mồn một.
- Thằng ấy tên gì, tao quên không hỏi, nhưng ai thì cũng phải nể mặt chúng ông chứ ! Nó làm như quán này là nhà nó vậy !
- Phải cho nó biết tay.
- Dẫn nó ra sau nhà, đổ vào mồm nó vài gáo nước đái ngựa cho nó chừa thói hỗn láo đi.
- Ha ha ! Phải đấy ! Cho nó uống nước đái !
- Để tao. Tao sang trói nó lại bắt làm giấy xin lỗi rồi mang ra sau nhà. Thằng này !
Kiếm cái gì đựng nước đái trước đi nghe không !
Hạo Nhiên cau mặt nhìn thầy như hỏi ý. Ba năm theo Thạch Đạt Lang, nó đã được sư phụ dạy cho cách vận khí, luyện công, sử dụng quyền cước và kiếm thuật. Thủ pháp của nó đã tiến bộ nhiều, những chiêu kiếm phóng ra cũng chính xác hơn trước, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên không đủ bình tĩnh. Vả lại chưa dịp nào so tài với một địch thủ thật sự nên nó e ngại. Hạo Nhiên nhìn thầy chờ lệnh; Thạch Đạt Lang chỉ đưa mắt mỉm cười không nói năng gì.
Hai bát mì với một hũ rượu nhỏ mới được mang tới đặt trên mặt kỷ còn nóng hổi.
Thạch Đạt Lang khẽ bảo học trò:
- Ăn đi con. Ta thấy đói bụng lắm rồi !
Chưa kịp hết câu, cánh cửa đã xịch mở. Gã to lớn có tên là Mã Tiên ở phòng bên khệnh khạng bước vào. Hạo Nhiên nói khẽ:
- Nó đấy ...
Gã to lớn cười khềnh khệch.
- Chú kia ! Khoan ăn đã. Chú có biết ta là ai không ?
Thạch Đạt Lang điềm tĩnh lấy đũa khều những sợi mì trong bát, làm như không để ý đến kẻ mới vào.
Mã Tiên lại nói:
- Khoan hãy ăn. Đừng tưởng làm thế mà giấu được sự sợ hãi của ngươi, không qua mắt ta được đâu !
- Hả ? - Thạch Đạt Lang vờ không hiểu, ngước lên - Ngươi là ai, đến có việc gì ?
- Chỉ những thằng ngu, hoặc vừa đui vừa điếc mới không nghe đại danh của ta mà thôi. Cả vùng này không ai không rõ ...
- Ta có hơi lãng tai. Ngươi hãy nói to chút nữa. Tên gì ? Ở đâu đến ?
- Hừ ! Thằng này muốn chết ! Đã thế thì trước khi chết, ta cũng cho ngươi biết tên để khỏi hối tiếc. Ta là Mã Tiên đại ca, chuyên môi giới lừa ngựa. Khắp vùng Chichibu này ai cũng kiêng nể. Con nít thấy ta không dám hó hé.
Thạch Đạt Lang cười khẩy:
- Vậy là lái ngựa rồi !
- Lại nói cho ngươi hay, ta cung cấp ngựa cho tướng phủ đó. Liệu hồn mỗi khi tiếp xúc với ta ...
- Tiếp xúc ? Tiếp xúc cái gì ?
- Sao ? Phải ngươi sai thằng nhỏ này sang quấy rầy chúng ta không ? Quán này đâu phải khách sạn. Muốn yên tĩnh thì ở nhà, chúng ta lái ngựa thích nói to, được không ?
Giọng Mã Tiên hằn học, mặt gã đỏ gay, bóng loáng. Mấy giọt mồ hôi từ trên trán chảy ngoằn ngoèo xuống tận chân mày, gã giơ tay quệt rồi nghĩ sao, rút ngay dao găm cài bên sườn ra cầm lăm lẳm.
- Ngươi phải lập tức xin lỗi.
Thạch Đạt Lang ngừng đũa, ngẩng nhìn Mã Tiên, mặt đanh lại:
- Xin lỗi cái gì ?
- Xin lỗi đã làm rộn cuộc vui của anh em chúng ta !
- À ra thế ! Mã Tiên, phải tên ngươi là Mã Tiên không ? Hãy trông đây rồi cho biết ngươi làm được như thế này chăng.
Vừa hết câu, bỗng xoét một tiếng, Thạch Đạt Lang thình lình rút đoản kiếm. Ánh thép loáng lên dưới tia nắng, ba vật đen lả tả rơi xuống chiếu. Chưa ai biết rõ là gì, Thạch Đạt Lang đã tra kiếm vào vỏ nhanh trong chớp mắt. Trông kỹ những vật đen trên chiếu thì ra ba con ruồi trâu. Hắn thản nhiên bảo đồ đệ:
- Hạo Nhiên ! Nhặt mấy con ruồi vất ra ngoài rồi lau chiếu cho sạch !
Mã Tiên há hốc mồm. Chưa bao giờ gã thấy ai xuất thủ thần tốc như vậy. Kinh hãi cực kỳ, gã lui dần ra cửa.
Khi Hạo Nhiên trở lại, phòng bên chỉ còn nghe vài tiếng thì thào khe khẽ. Lát sau yên lặng như tờ, có lẽ bọn lái ngựa đã rút đi cả. Hai thầy trò cười thỏa mãn, ăn xong mì thì trời vừa tối. Trăng thượng tuần lấp ló sau những mái nhà mới lợp đơn sơ. Đâu đây vài tiếng ngựa dậm chân đuổi muỗi và hí nho nhỏ.
Thạch Đạt Lang nói:
- Ta sang nhà bên kia xem có đúng là xưởng mài kiếm không, ở nhà đóng cửa lại, kẻ tiểu tâm hay thù vặt, nên cẩn thận đề phòng.
Đoạn, xốc áo xách kiếm ra đi. Nửa thang gác, gặp mụ quản lý hối hả bước lên:
- Khách quan phải là Thạch Điền Đạt Lang ở Miyamoto chăng ?
- Chính thị !
- Vậy có thư đây !
Cầm cuốn thư, định bật niêm, hắn bỗng sực nhớ, hỏi:
- Người mang thư còn đấy không ?
- Không, đi rồi.
Ngạc nhiên không hiểu ai đã biết chỗ trọ của mình sớm thế, Thạch Đạt Lang muốn hỏi thêm nhưng nghĩ chẳng ích gì, lại thôi. Hẳn cảm ơn mụ quản lý rồi trở lại phòng mở thư ra đọc. Thì ra của Mạnh Đạt. “Trúc Mộ tướng công rất vui mừng khi được tin các hạ đến Tân đô. Ngài ủy cho tại hạ viết thư này ân cần mời các hạ vào dinh hội kiến. Xin chớ để ngài thất vọng”.
Không do dự, Thạch Đạt Lang gọi lấy giấy bút phúc đáp ngay, đại ý nỏi rất cảm kích vì sự lân ái của Trúc Mộ và sẽ đến bái kiến nếu được nhà danh kiếm này đích thân chỉ dẫn cho một vài tuyệt kỹ. Để tránh ngộ nhận, hắn giải thích:
“Tại hạ bôn tẩu giang hồ cốt cầu học. Nếu không được mở đường chỉ lối cho, thì đâu dám bận đến các vị tiền bối”.
Viết xong, gọi Hạo Nhiên đến:
- Ta nhờ con đưa thư này cho một người tên Mạnh Đạt ở phủ Trúc Mộ. Đường đi ta không rõ lắm, nhưng hẳn không xa. Con là đứa trẻ tháo vát, chắc làm được. Phủ Trúc Mộ tất nhiều người biết.
Được sư phụ giao phó trách nhiệm, Hạo Nhiên hãnh diện:
- Con làm được. Thầy cứ tin ở con.
Đoạn mặc áo, xỏ dép, hăng hái theo Thạch Đạt Lang ra ngoài.
oo Căn nhà gỗ của Vương Chính không có vẻ gì là một xưởng mài kiếm. Mặt tiền cũng không phải là một cửa hàng nữa, vì ngoài cái bảng gỗ quảng cáo ra, không thấy có chỗ nào trưng bày bất cứ cái gì cả. Mà cái bảng quảng cáo đề chữ “Ma tâm pháp” càng bí hiểm nữa, khiến ai muốn đoán và hiểu thế nào cũng được.
Thạch Đạt Lang bước vào. Căn nhà vắng teo. Một cái bình phong che sơ sài gian ngoài cho thấy bên trong là một phòng hẹp, hơi tối. Bên trái có hành lang chạy hun hút sâu đến đâu không rõ. Trong phòng kê một chiếc tủ thấp, trên sàn trải chiếu và trên chiếu một người nửa ngồi nửa nằm, mặt hơi nghiêng ra phía ngoài, đầu gối lên một cái tráp.
Thạch Đạt Lang nhìn người đó, không đoán được bao nhiêu tuổi và cũng không biết được là gã đang làm gì, ngủ hay tĩnh tọa. Ngọn đèn leo lét để trên tủ chiếu ánh sáng lờ mờ trên khuôn mặt vàng bủng khiến sắc diện gã bềnh bệch như đất sét. Trông gã, Thạch Đạt Lang liên tưởng đến hình một đạo sĩ vẽ trong những bức cổ họa.
Hắn hắng giọng. Người kia dường ngủ say, chẳng có phản ứng gì. Hắn gọi to hơn:
- Chủ nhân ! Chủ nhân !
Bấy giờ mới thấy người kia từ từ quay đầu ra, như có vẻ cố gắng lắm mới thoát khỏi giấc mộng dài hàng thế kỷ. Gã lấy tay chùi nước dãi bên mép, đoạn thong thả ngồi dậy ngước nhìn Thạch Đạt Lang:
- Khách muốn điều gì ?
- Phải chủ nhân quý danh là Vương Chính, chuyên mài kiếm chăng ?
- Phải, mài kiếm và tâm con người.
Thạch Đạt Lang có cảm tưởng gã Vương Chính này, nếu quả thật là tay chuyên môn mài kiếm thì chỉ làm cho kiếm nhụt đi mà thôi. Nghĩ vậy hắn cười thầm, nhưng cũng cứ nói rõ mục đích của mình.
- Xin cho xem kiếm.
Kiếm vừa đưa ra, Vương Chính chồm hẳn người lên, hai tay đỡ lấy, trân trọng, vui mừng như gặp bạn quý.
“Kỳ thật ! Gã này thấy người thì lạnh nhạt mà thấy kiếm thì trọng vọng !”. Thạch Đạt Lang nghĩ, “Cũng lạ !”.
Vương Chính đến bên đèn, khêu cho sáng, rồi tay trái cầm bao kiếm, tay phải nhè nhẹ rút lưỡi kiếm ra. Cầm kiếm thẳng đứng trước mặt, gã chăm chú quan sát kỹ càng từ chuôi kiếm đến mũi kiếm. Thạch Đạt Lang thấy mắt gã sáng rực như đôi mắt thủy tinh của pho tượng Di Lặc trên chùa. Bỗng “cắc” một tiếng khô khan, lưỡi kiếm được tra ngay vào bao, nhanh và mạnh khiến Thạch Đạt Lang giật mình. Vương Chính quay sang nhìn hắn:
- Mời khách vào trong này !
Thạch Đạt Lang tháo dép, bước lên chiếu. Vương Chính lùi lại nhường chỗ rồi đẩy một cái gối tới mời ngồi.
- Kiếm này thuộc gia đình khách đã mấy đời ?
- Tại hạ không biết. Đó không phải là đồ gia bảo mà cũng chẳng phải danh kiếm gì.
- Khách đã mang nó ra trận hay chỉ dùng thường ngày ?
- Dùng thường ngày. Nó chẳng có gì đặc biệt, nhưng có cũng còn hơn không.
- Hừ ...
Rồi nhìn thẳng mắt Thạch Đạt Lang, gã hỏi:
- Qúy khách muốn mài nó thế nào ?
Thạch Đạt Lang ngạc nhiên:
- Muốn mài thế nào ? Chủ nhân hỏi vậy là có ý gì ?
- Chắc quý khách muốn mài thật sắc ?
Thạch Đạt Lang cười:
- Dĩ nhiên rồi. Kiếm thì càng sắc càng tốt, còn mong gì hơn nữa !
Vương Chính thở dài:
- Quả vậy ! Qúy khách cũng như mọi người, ai cũng nghĩ thế ...
- Vì đó là lẽ thường. Vả lại chủ nhân chẳng phải là kẻ chuyên môn mài kiếm ư ?
Hà tất ...
Không để Thạch Đạt Lang nói dứt câu, Vương Chính đã lặng lẽ cầm ngược thanh kiếm trao trả lại hắn:
- Rất tiếc ! Kẻ này chẳng giúp gì được cho quý khách. Xin mang đi chỗ khác.
Thạch Đạt Lang lặng thinh, giơ tay đón thanh kiếm, cố giữ để không lộ vẻ phật ý.
Ngay lúc đó, một người mở cửa thò đầu vào:
- Vương huynh, đệ định đi câu mà cần lại gãy. Huynh có cần câu cho đệ mượn một buổi.
Vương Chính cau mặt:
- Không có ! Ta chẳng giữ những đồ sát sinh ấy trong nhà làm gì ! Đi chỗ khác mà mượn !
Điệu bộ và giọng nói của gã rõ ra vẻ khó chịu. Người khách thì đã bỏ đi, nhưng Thạch Đạt Lang nổi tính tò mò. Có lẽ gã này là một kỳ nhân thật, thiếu thông minh tế nhị, ghét nhân quần xã hội, nhưng lại quan thiết đến những vật vô tri. Bèn hỏi thẳng:
- Sao chủ nhân không muốn mài kiếm này ? Kiếm này xấu qua không đáng được sửa hay sao ?
Vương Chính lắc đầu:
- Hiển nhiên là không ? Khách đã dùng nó nhiều lần, tất biết đó là một thanh bảo kiếm vùng Bồ Điền. Khách muốn mài nó cho thật sắc để giết người cho ngọt chứ gì ?
- Dĩ nhiên ! Như thế có gì là xấu ?
- Phải rồi ! Mang kiếm sắc để giết cho ngọt thì có gì là xấu ! Kẻ mang kiếm tất nhiên phải thích thú chứ ...
- Ai mang kiếm cũng muốn kiếm mình sắc. Chủ nhân là kẻ mài kiếm ...
Vương Chính vội giơ tay ngăn lại, chỉ ra ngoài cửa:
- Khoan ! Kẻ này đâu có chủ ý mài kiếm. Xin đọc kỹ lại bảng cho:
“Ma tâm pháp” chứ không phải “Ma kiếm pháp”. Chữ rành rành ra đó, sao khách lại lầm ? Đa số những người mang kiếm lại đây cần được mài cái tâm trước khi mài kiếm. Họ không hiểu tại sao phải như thế, nhưng đó là điều căn bản kẻ này được giáo huấn trước khi học kỹ thuật mài kiếm.
Thạch Đạt Lang gật gù, nhìn gã chờ giải thích thêm.
- Cho nên, thấy người nào cầm kiếm mà không có cái tâm trung trực, khoan thứ thì kẻ này không mài kiếm cho.
- Hay lắm ! Vậy dám hỏi lệnh sư là ai ?
- Thì bảng ngoài kia cũng đã ghi rõ:
“Theo phương pháp Cổ gia”. Cổ gia là Cổ Huy Đạo tiên sinh, chắc quý khách có nghe danh ?
Thạch Đạt Lang thầm nghĩ:
“Quả không lầm ! Gã này thuyết chẳng khác gì ông già họ Cổ”, bèn đáp:
- Không những nghe danh mà còn hân hạnh được biết đích thân Cổ tiên sinh cùng Cổ lão bá nữa. Tại hạ có tá túc tại ngõ Kim Phong một thời gian ...
Vương Chính ngạc nhiên tròn xoe mắt, lui lại một bước, nhìn Thạch Đạt Lang kỹ hơn:
- Xin thứ cho tội đường đột. Phải chăng quý khách chính là ...là ...người đã gây chấn động Cổ thành năm năm trước đây khi một mình cự với cả Hoa Sơn phái, và quý danh là Yết Mân Thạch Điền Đạt Lang ?
Thạch Đạt Lang hơi đỏ mặt:
- Quả vậy. Không ngờ tiện danh lại được chủ nhân lưu ý.
Vương Chính bối rối cúi đầu:
- Kẻ này thật có mắt cũng như không. Đáng lẽ chẳng được phép nói những lời vô ý thức như thế trước mặt một đại kiếm sĩ.
- Chủ nhân quá khen. Những điều tại hạ vừa nghe thật quý báu.
Phần thấy Thạch Đạt Lang tâm đầu ý hợp, phần nghe sư phụ đã nói nhiều đến vị kiếm sĩ anh hùng này, Vương Chính không ngần ngại đem những quan niệm về tâm và kiếm của mình ra luận. Gã thao thao:
- Đối với kiếm sĩ, kiếm với tâm là một. Nếu đi tìm cái tinh hoa của kiếm thuật thì lưỡi kiếm là cứu cánh, thể hiện sở học và tài năng của mình. Nhưng nếu vào đời hành đạo thì, cũng như vị chân tu nhập thế, kiếm là phương tiện bất tuyệt gìn giữ và khích lệ cái tâm. Tâm kiếm dựa nhau quan trọng là thế, cho nến kiếm sắc mà tâm nhụt thì chẳng làm được gì. Có người nói mục đích tối hậu của kẻ cầm kiếm là không dùng kiếm. Tại hạ cho là phải, nhưng muốn thế, phải giữ cái tâm cho ngay thẳng, độ lượng. Nêu chủ trương mài tâm trước khi mài kiếm.
Thạch Đạt Lang nhìn Vương Chính. Trong cơn nhiệt thành trình bày những suy tư của mình với người đồng điệu, mắt gã sáng như sao, hai gò má ửng hồng, vẻ ủ rũ và sắc diện vàng bệch không còn nữa. Hắn so sánh gã mài gươm này với một hũ rượu sa-kê bằng sành, tuy bên ngoài thô kệch nhưng rượu bên trong thơm ngon, làm lòng người ấm áp.
- Cổ tiên sinh có nói thấy thanh kiếm báu như được thấy ánh chân quang bảo vệ sự an hòa cho xã hội. Người không nói rõ nhưng hiển nhiên đã ẩn dụ cái tâm của kẻ cầm kiếm trong đó.
Thạch Đạt Lang gật đầu:
- Như vậy chắc khi thấy lưỡi kiếm của tại hạ, chủ nhân ghê sợ lắm nhỉ !
Vương Chính cười xòa:
- Cũng một phần nào. Quả thật khi quan sát lưỡi kiếm của khách quan, kẻ này thấy có khích động. Từ khi đến Tân đô mở xưởng này, nhiều người đã mang kiếm đến nhờ sửa, nhưng phần lớn chỉ quan tâm làm sao cho kiếm thật sắc bén để giết người cho nhiều, cho ngọt. Giết ai ? Lúc nào ? Làm sao phải giết ? Hình như họ chẳng bao giờ để ý!
Đến khi xem lưỡi kiếm của khách quan, lại thấy có nhiều chỗ gợn mẻ chứng tỏ nhiều lần kiếm đã va chạm vào xương thịt người, nên cho rằng chẳng qua đây cũng chỉ là một kẻ cầm kiếm tầm thường như ngàn kẻ khác, lấy sự giết người làm thích thú mà thôi ...
- Đa tạ chủ nhân cho biết. Tại hạ đã suy nghĩ nhiều mỗi khi xuất thủ nhưng đôi lúc vẫn còn hối tiếc. Xin bái lĩnh những lời vàng ngọc.
Vương Chính nhìn thẳng mắt Thạch Đạt Lang:
- Xin đừng khách sáo nữa. Khách quan cứ để kiếm đây, kẻ này sẽ vì tri kỷ mà mài kiếm.
Đêm dường đã khuya. Thạch Đạt Lang đứng dậy cáo từ.
- Hãy khoan ! Khách quan còn thanh kiếm nào để ở nhà trọ không ?
- Không. Tại hạ chỉ có thanh trường kiếm đó.
- Vậy lấy gì dùng ? Mời khách quan vào trong này xem có thanh nào được thì dùng tạm, thay thế.
Chủ khách theo nhau qua dãy hành lang tối đến một căn phòng nhỏ trải chiếu, sát tường kê nhiều kệ gỗ lớn. Vương Chính đến bên một cái rương đặt trên kệ gỗ, mở nắp lấy ra sáu bảy thanh trường kiếm đặt lên chiếu, rồi bảo:
- Hiện nay trong nhà không có thanh kiếm nào đặc biệt. Chỉ có mấy thứ này, tùy khách quan lựa chọn.
Thạch Đạt Lang cầm từng thanh lên ngắm nghía, thấy chủ nhân quả có khiêm nhượng. Tất cả đều là kiếm có giá trị, nhưng có một cây không thể nào hắn dời mắt ra được. Bao đen bóng, chạm trổ tinh vi, dáng hơi cong, thật cân đối. Hắn rút kiếm ra khỏi bao, lượng định sắc nhụt, nhấc trên tay thấy vừa vặn quá. Ánh thép xanh biếc, những nét chạm đường khắc trên chuôi nhất nhất đều trau chuốt, hoàn hảo. Ghé sát vào đèn, quan sát kỹ, càng trông càng thích, không chỗ nào chê trách. Sợ kiếm ấy đối với mình quá sang, hắn bỏ xuống định chọn cây khác mộc mạc hơn, nhưng không sao rứt ra được.
Bèn ngẩng đầu lên nhìn Vương Chính:
- Tại hạ lấy thanh này được chăng ?
Hắn không nói “mượn” vì thấy thanh kiếm thật vừa ý nên muốn mua đứt.
- Khách quan thật có mắt tinh đời. Nó là một danh phẩm của thế kỷ trước đấy !
- Chắc chủ nhân không bán ?
Vương Chính mỉm cười:
- Sao lại không ? Gặp người xứng đáng thì bán chứ !
- Bao nhiêu ?
- Xin để lại với giá vốn thôi.
- Nghĩa là bao nhiêu ?
- Hai chục lạng vàng !
Số tiền quá lớn, Thạch Đạt Lang không thể nào có nổi. Hắn ngần ngừ:
- Vậy tại hạ chẳng dám mượn đâu.
- Sao vậy ? Khách quan cứ dùng, bao lâu cũng được !
Thạch Đạt Lang lắc đầu:
- Kiếm tốt quá, dùng quen rồi khi trả lại như phải vĩnh biệt một người thân, tại hạ chịu không nổi.
- Khách quan thích nó đến thế kia à ? Vương Chính nhìn kiếm rồi lại nhìn Thạch Đạt Lang. Vậy xin biếu ...để làm duyên, nhưng cũng xin khách quan cho lại một cái gì...
Thạch Đạt Lang gãi cằm bối rối. Hắn chẳng có cái gì để cho lại.
- Nghe Cổ tiên sinh nói khách quan tạc tượng đẹp lắm. Một bức tượng nhỏ cũng đáng quý.
Thạch Đạt Lang đỏ mặt, càng bối rối hơn. Bức tượng Quan Âm mới đây hắn đã tặng cho dân xóm tiều rồi, trong đẫy hiện nay chẳng còn gì để trao đổi.
- Hay thế này. Chủ nhân cứ giữ lấy kiếm, tại hạ bây giờ cũng nhàn rỗi, sẽ tạc một pho tượng bằng gỗ bạch đàn nhỏ, khi nào xong đem tới đổi lấy kiếm.
- Hà tất phải câu nệ như vậy. Khách quan mang kiếm về dùng và cứ coi như là của khách quan. Còn bức tượng, lúc nào trao cũng được.
Cả hai cùng cười vui vẻ, đập tay vào nhau để thắt chặt điều vừa thỏa hiệp. Vương Chính thêm:
- Mà tại sao khách quan không sang ở hẳn tệ xá ? Việc cơm nước, tiện nội có thể chu tất được. Khách quan chỉ có một mình ...
- Không ! Tại hạ còn một tiểu đồ.
- Không sao, càng có người sai bảo.
- Như vậy sợ phiền chủ nhân chăng ?
- Có gì mà phiền ! Xin đừng từ chối, phụ lòng người ngưỡng mộ.
Dứt lời, Vương gọi vợ ra bảo hâm rượu đãi khách. Hai người, một kẻ mài kiếm, một kẻ xử kiếm, ngồi đối ẩm với nhau thoải mái không còn câu nệ gì nữa, luận bàn vô cùng hứng thú. Câu chuyện dĩ nhiên không ngoài đề tài liên quan đến kỹ thuật rèn kiếm khiến Thạch Đạt Lang cũng biết thêm được nhiều điều bổ ích.
Vương chủ nhân nói:
- Tạo nên một thanh kiếm giá trị, người thợ phải mất nhiều công phu và kinh nghiệm. Trước hết phải chọn thép tốt, chấn than phải dưới một phần trăm thì mới đủ mềm để rèn, nhưng cũng không được mềm quá, lưỡi kiếm sẽ yếu. Nhiệt độ nung phải cao. Những bậc thầy trong nghề, nhìn ánh thép phát ra khi nung biết là đã rèn được hay chưa. Thép nung đúng độ rồi thì rút ra để trên đe để thợ phụ đập cho dẹp theo chiều dài.
Lúc thép đã khá mỏng, phải nhanh tay xoay trở gấp lại cũng theo chiều dài lưỡi kiếm.
Nếu nguội, cho vào lò nung rồi lấy ra đập nữa. Rèn như thế hàng nghìn lần, lớp nọ chồng lớp kia, thép kiếm mới đủ cứng, đồng thời lại khá dẻo không dễ gãy. Sau đó đem tôi. Tôi thép nghĩa là làm cho thép nguội nhanh để giữ những đặc tính của nó. Nói thì dễ, nhưng khi thực hiện mới thấy khó. Nếu không kinh nghiệm, ở một giai đoạn nào đó trong lúc rèn, người thợ làm sai tiêu chuẩn thì lưỡi kiếm coi như hỏng. Bây giờ chỉ còn rất ít những tay lành nghề rèn được kiếm tốt mà thôi, và dường như họ tụ lại ở cả Nara thì phải.
Thạch Đạt Lang ngồi nghe không dám lạm bàn, đôi lúc cũng hỏi vài câu hoặc xin dẫn giải thêm những điều chưa rõ. Thấy khách chú ý, Vương Chính hết sức sốt sắng, mắt long lanh, lấy từ tráp ra nhiều tập sách cổ, chỉ cho Thạch Đạt Lang xem những thanh kiếm quý được ghi chép và mô tả trong đó.
- Những năm gần đây, tại hạ có đi các nơi, nhất là đến những đền miếu, được biết có lưu trữ nhiều cổ kiếm. Như ở Suwa, tỉnh Shinano, một vị thiền sư đã cho tại hạ xem bộ sưu tập kiếm quý. Có đến hàng trăm chứ không ít, phần nhiều là kiếm gia bảo do chủ nhân không muốn giữ, đem tặng đền. Kiếm cổ thật, nhưng rất tiếc bị han rỉ gần hết. Ở Omishima, trong hàng ngàn kiếm đã xem, tại hạ chỉ chọn được chừng một chục là còn sửa được.
Nhấp ngụm rượu, ngồi thừ ra một lúc, Vương Chính thở dài:
- Điều trớ trêu là kiếm càng cổ bao nhiêu thì dường như chủ nhân nó càng cất kỹ bấy nhiêu, có khi còn chôn đi cho khỏi lộ nên rỉ sét hư hỏng cả. Những người đó chẳng khác gì các bậc làm cha mẹ, che chở bảo vệ con mình quá đáng, để chúng không được tôi luyện trên trường đời nên sau này trở thành ngu xuẩn, đần độn.
Nói đến đây, mắt Vương bỗng sáng lên, rồi như sực nhớ ra điều gì, xin lỗi chạy vào trong nhà. Lúc ra mang theo một cây kiếm dài một cách khác thường, để lên chiếu.
Thạch Đạt Lang giật mình, tim như ngừng đập. Không lầm được, đây chính là “cây sào phơi” của Giang Biên Liễu Cát Xuyên Mộc.
Nhìn khách, Vương Chính ngạc nhiên:
- Sao ? Khách quan cũng biết thanh kiếm này à ?
- Biết. Của một kiếm sĩ tên Cát Xuyên Mộc.
- Phải rồi. Nhân có việc đến dinh Hòa Giả, một tùy viên trong dinh là Cao Mục Lân đã nhờ tại hạ sửa lại cho thanh kiếm này. Hắn nói kiếm của người bà con hắn tên Cát Xuyên Mộc.
Vương Chính rút thanh kiếm ra, kiếm quang sáng lòa:
- Đây là một thanh kiếm lạ, dài quá mức bình thường. Kẻ nào dùng nó phải là người khổng lồ, tay như tay vượn, hoặc nếu không thì cũng phải thành thuộc lắm.
Thạch Đạt Lang cầm kiếm lên ngắm:
- Sao không thấy khắc tên người đã tạo ra nó ?
- Không khắc tên nhưng đúng là kiếm Tư Dưỡng Trai đấy ! Tư Dưỡng Trai là một nhà luyện kiếm danh tiếng ở tỉnh Suo, qua đời vào thế kỷ trước. Tạo phẩm của ông để lại không nhiều và có một số không đề tên nhưng quan sát kỹ tất biết.
- Kiếm này dùng xung trận ...
- Đúng vậy, và phải đeo trên lưng. Nhưng chủ nó bây giờ muốn sửa lại đeo ngang hông. Cũng mất công lắm. Khách quan có thấy vài chỗ rỉ sét trên mặt không ? May là kiếm tốt có thể mài mất đi được, chứ kiếm bây giờ mà như thế là rỉ ăn xuyên sang bên kia rồi, coi như bỏ.
Chuyện vãn hồi lâu, thấy không tiện lưu lại thêm nữa, Thạch Đạt Lang xin cáo thoái.
Đêm khuya, lá cây phong bên cửa sổ sương đã bắt đầu động giọt. Trở lại phòng trọ, vẫn chưa thấy Hạo Nhiên đâu, Thạch Đạt Lang lo lắng đứng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Tác giả :
Eiji Yoshikawa