Tây Tiến - Quang Dũng
Cảm nhận về hai đoạn thơ
“Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” (Tây Tiến, Quang Dũng) “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời. (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
I. Mở bài
Tác giả, tác phẩm
II. Thân bài
1. Cảm nhận về hai đoạn thơ
a) Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” là sự hi sinh anh dũng của người lính:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Bốn câu thơ viết về cái chết của người lính Tây Tiến nhưng không gợi sự đau thương. Tác giả đã sử dụng hệ thống từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành” nhằm lột tả không khí trang nghiêm, cổ kính. Cái chết của người lính Tây Tiến được miêu tả thật linh thiêng.
Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như một lời thề danh dự. Nó cho thấy lí tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những người thanh niên trẻ.
Hai câu thơ sau viết về sự ra đi vĩnh viễn của người lính Tây Tiến. Họ nằm lại dưới vùng đất lạ trong không khí hào hùng mà thiên nhiên dành để tiễn biệt họ. “Về đất” vừa là cách nói giảm, nói tránh để bớt đau thương, vừa là cách nói kì vĩ hoá cái chết của anh bộ đội Cụ Hồ.
- Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưởng hào hùng. Dường như linh hồn người tử sĩ đã hòa cùng sông núi, con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc đau thương, hùng tráng để tiễn đưa người lính vào cõi bất tử. Hình tượng “sông Mã” ở cuối bài thơ được phóng đại và nhân hoá, tô đậm cái chết bi hùng của người lính – sự hi sinh làm lay động đất trời, khiến dòng sông gầm lên đớn đau, thương tiếc.
* Nghệ thuật
- Bằng bút pháp lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
b) Đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là lời nhắn nhủ của nhà thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sông đất nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.
- Đoạn thơ có giọng điệu tâm tình sâu lắng, thiết tha. Tác giả tạo ra cuộc trò chuyện
thân mật giữa nhân vật trữ tình “anh” với “em”. Giọng điệu ấy đã làm dịu đi cái nặng nề, khô khan của chất chính luận. Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá một định luật rất mới: “Đất nước là máu xương của mình”. Đối với mỗi con người, máu xương là yếu tố cần thiết cho sự sống. Hình ảnh so sánh độc đáo ấy có hàm ý khẳng định – Đất nước là sự sống thiêng liêng đối với mỗi con người:
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
(Sao chiến thắng, Chế Lan Viên)
- Ngoài ra, hình ảnh “máu xương” còn gợi lên trong lòng người đọc lịch sử đất nước với biết bao người con anh dũng đã hi sinh đời mình cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc:
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Quê hương, Giang Nam)
- Nguyễn Khoa Điềm nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân trọng đất nước hôm nay.
- Từ việc xác định vai trò quan trọng của đất nước đối với mỗi con người, nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ. Phép điệp ngữ “phải biết” vừa có ý nghĩa cầu khiến vừa là lời thiết tha, mong chờ như mệnh lệnh từ trái tim. + Ba cụm động từ cụ thể hóa trách nhiệm của mỗi con người: “Gắn bó” là lời kêu gọi đoàn kết, hữu ái giai cấp. Vì có đoàn kết là có sức mạnh. “San sẻ” là mong muốn mỗi người có ý thức gánh vác trách nhiệm với quê hương. Còn “hoá thân” là biểu hiện tinh thần sẵn sàng hi sinh cho đất nước, là sự dâng hiến thiêng liêng, đẹp đẽ.
+ Tinh thần này ta đã từng bắt gặp trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau
lưng thềm nắng lá rơi đây.
Hay:
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thì coi như hơi rượu say.
(Tống biệt hành, Thâm Tâm)
Một khi ra đi chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng, người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ quên hết tình riêng, một lòng hướng về nhân dân và đất nước.
* Nghệ thuật
Đoạn thơ mang tính chính luận nhưng được diễn đạt bằng hình thức đối thoại, giọng điệu trữ tình kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ. Từ “Đất Nước” được lặp lại hai lần kết hợp cách viết hoa đã tăng thêm sự tôn kính thiêng liêng, thể hiện tư tưởng lớn: “Đất Nước của Nhân dân”.
2. So sánh
a) Giống nhau
Tư tưởng của cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng cao đẹp: cống hiến, dâng hiến tuổi trẻ cho non sông đất nước.
b) Khác nhau
+ Tây Tiến với cảm hứng đất nước được gợi lên từ nỗi nhớ của người lính vùng cao về những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Đất Nước hoàn thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, bộc lộ cảm hứng đất nước qua cái nhìn tổng quát đưa đến những chiêm nghiệm mới mẻ, sâu sắc về đất nước: Đất nước là tất cả những gì gắn bó máu thịt với mỗi con người. + Tây Tiến được biểu đạt bằng giọng thơ bi tráng và bút pháp lãng mạn; được viết theo thể thơ bảy chữ.
+ Đất Nước được thể hiện bằng giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng; là đoạn trích trong bản trường ca Mặt đường khát vọng được thể hiện bằng thể thơ tự do. III. Kết bài
Đánh giá chung
- Hai đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc khác nhau.
- Hai đoạn thơ kết tinh tài năng nghệ thuật của Quang Dũng và Nguyễn Khoa Điềm.