Tào Tặc
Chương 367: Mạnh Đức triệu kiến
Trong phòng khách đặt hai bếp lò đun than làm bằng tôn, phía trên bếp có phần nối thẳng ra bên ngoài, tạo hình ống khói.
Trong bếp than, bánh than đá cháy rực, trong phòng ấm áp như tiết mùa xuân về.
Hoàng Nguyệt Anh đỡ bụng, ngồi trong đại sảnh nói chuyện với Hạ Hầu Chân. Hai năm qua đi, Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân từ một thiếu nữ ngây thơ, thuần khiết lúc trước đã biến thành những thiếu phụ trưởng thành. Hạ Hầu Chân khoác áo lông cừu màu trắng, trong lòng ôm một đứa bé tám tháng tuổi, cười hì hì, nhàn nhã nói chuyện với Hoàng Nguyệt Anh. Còn Nguyệt Anh khoác áo choàng hồ cừu dày dặn, tựa người vào giường, thỉnh thoảng lại gật đầu, thi thoảng lại trêu chọc hai câu. Hai người nói chuyện rất vui vẻ.
-A Phúc, sao huynh lại ở đây?
Nhìn thấy Tào Bằng tiến vào, Hoàng Nguyệt Anh tò mò hỏi:
-Bọn Thương Thư vừa mới tan học, giờ chắc đang ở sàn đấu tập võ chứ?!
-Có Tử U và Tín Chi theo dõi rồi, không sao đâu.
Tào Bằng vừa nói vừa bước qua.
-Nguyệt Anh, hôm nay nàng có thoải mái không?
-Buổi trưa chỉ đau một lần thôi, nhưng Tiếu tiên sinh nói không sao hết.
Tào Bằng đỡ lấy đứa bé trong lòng Hạ Hầu Chân, áp má lên khuôn mặt trắng mịn kia, hung hăng thơm một chút, khiến con bé cười khanh khách. Con bé chưa nói được, nhưng nhìn là biết nó rất thích hành động này của Tào Bằng.
Hạ Hầu Chân ở bên cạnh cũng mỉm cười.
Người mới làm mẹ như nàng khi vừa sinh con gái vốn rất lo lắng, chỉ sợ Tào Bằng không thích có con gái.
Nhưng giờ xem ra Tào Bằng đúng là rất yêu thương con gái.
Ba năm trước, sau khi Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh quyết định chuyện hôn sự, Hạ Hầu Uyên bất ngờ đến nhà cầu hôn.
Lúc ấy, chuyện này cũng gây ầm ĩ không nhỏ. Hoàng Thừa Ngạn giận dữ, thậm chí còn đòi dẫn Hoàng Nguyệt Anh trở về Giang Hạ.
Sau này, nhờ có đám người Khổng Dung khuyên bảo, ông mới chịu ở lại Hứa Đô.
Tào Tháo cũng ra mặt nói tốt cho Tào Bằng, cuối cùng Hoàng Thừa Ngạn buộc lòng phải đồng ý. Nhưng còn vấn đề "lớn nhỏ" thì đôi bên vẫn tranh cãi nhau mãi. Ngay từ đầu, Hoàng Thừa Ngạn đã kiên quyết Hoàng Nguyệt Anh phải làm bà lớn, nhưng Hạ Hầu Uyên không muốn để cho Hạ Hầu Chân làm thiếp. Lúc đó, Tào Bằng sợ đến mức không dám trở về Hứa Đô, bỏ chạy đến Tuy Dương kết bạn với Trần Quần.
Mãi sau đó, Tào Hồng lại đến đưa ra một phương pháp.
-Sao phải phân lớn nhỏ? Nguyệt Anh là dòng dõi thư hương, tài học uyên bác. Tiểu Chân là con gái nhà tướng, ôn lương hiền thục. Chỉ cần không lập chính thê, tất cả đều là bình thê. Như vậy Nguyệt Anh và Tiểu Chân không cần phải phân lớn nhỏ, đều là bà lớn giống nhau cả, tránh cho A Phúc ở giữa phải khó xử.
Thời xưa có ba vợ bốn nàng hầu là chuyện bình thường.
Nhưng trên thực tế, vốn chỉ có một chính thê.
Ý của Tào Hồng rất rõ ràng, đừng lập chính thê, nếu không chuyện chắc chắn không thể giải quyết nổi.
Đều là bình thê (thê tử ngang nhau), không phân lớn nhỏ, ai cũng như nhau cả. Sau này, đám người Khổng Dung lại ra mặt, chuyện này mới tạm ổn định. Năm Kiến An thứ sáu, Tào Bằng trở về Hứa Đô, cùng lúc cưới cả hai người Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân làm vợ.
Không được bao lâu sau, Hoàng Nguyệt Anh lại đề nghị Tào Bằng lấy Bộ Loan và Quách Hoàn làm thiếp.
Đầu năm Kiến An thứ bảy, Hạ Hầu Chân sinh được một người con gái, gọi là Tào Oản.
Sau đó, Hoàng Nguyệt Anh cũng có bầu, đến nay đã được chín tháng.
Hai nàng sống với nhau rất tốt, có lẽ bởi bất kể là Hoàng Nguyệt Anh hay Hạ Hầu Chân đều không phải nữ tử tính tình quá mạnh mẽ.
Lại thêm lúc trước khi Tào Bằng bị tống vào tù, hai nàng thường xuyên tiếp xúc với nhau.
Quan hệ giữa đôi bên vốn rất tốt đẹp, giờ ở chung một chỗ cũng không có xung đột gì lớn cả.
Nếu nói Hoàng Nguyệt Anh không oán hận thì là nói dối! Vốn dĩ nàng đang được sủng ái, giờ sự sủng ái đó lại chia cho hai người, đổi lại là ai cũng đều cảm thấy khổ sở. Nhưng tính tình Hạ Hầu Chân dịu dàng, khéo léo, rất biết nhìn sắc mặt người khác, lại thường xuyên qua lại, nên oán hận đó cũng bớt đi nhiều. Thế nên, về sau này, hai người thật sự giống như tỷ muội thân thiết vậy.
Tào Bằng cũng thầm cảm thấy may mắn.
Sau khi thành thân, Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân đều có những sở thích riêng.
Hoàng Nguyệt Anh thích những thứ phải vận dụng trí óc, kỳ tâm diệu kế. Năm Kiến An thứ sáu, nàng tạo ra một cái guồng quay tơ, đạp chân, có ba đỉnh, hiệu quả rất tốt.
Thời Hán khi đó, guồng quay tơ đã rất thông dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng guồng quay tơ chạy bằng tay cầm.
Dưới sự trợ giúp của Hoàng Thừa Ngạn, Hoàng Nguyệt Anh lợi dụng tâm sai của bánh quay, cải tạo guồng quay tơ, phát minh ra guồng quay tơ dùng chân đạp, tốc độ dệt được tăng cao lên nhiều. Nhưng loại guồng quay tơ này còn chưa chính thức mở rộng, Tào Bằng đã bận bù đầu. Hắn chỉ tập trung cho điền trang quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng cho việc buôn bán.
Đầu năm Kiến An thứ bảy, cửa hàng bạc đầu tiên trong lịch sử mở cửa ở cả Hạ Bi và Tuy Dương.
Việc giao dịch giữa Hải Tây và Tuy Dương chuyển từ tiền đồng sang chi phiếu giao dịch. Phương thức giao dịch này còn được mở rộng rất nhiều, hiệu quả như thế nào mọi người không thể nói rõ được. Ít nhất, trong hai năm đầu chưa chắc đã có thể thấy được hiệu quả ngay.
Nhưng đầu năm Kiến An thứ bảy, Hải Tây bắt đầu mở rộng quy mô xe Tào Công.
Kể từ đó, diện tích đồn điền tăng lên một phần ba, gạo bắt đầu được sử dụng thay cho các loại cây trồng khác.
Ba năm, bảo nhiều không nhiều, bảo ít không ít.
Tào Bằng từ đầu đến cuối vẫn không ra mặt. Hầu hết mọi lúc, hắn đều ẩn nấp nơi hậu trường như trước.
Nhưng các cửa hàng lấy danh nghĩa Tào Bằng mở cửa bắt đầu xuất hiện trên các con phố ở Tuy Dương và Hứa Đô. Các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng Tào thị dùng gai kéo sợi là chủ yếu, cũng nhanh chóng gia nhập vào phường hội của Tuy Dương. Đối với chuyện buôn bán, Tào Bằng dĩ nhiên không thể ra mặt được. Vì thế, sau khi bàn bạc với người nhà, hắn quyết định giao chuyện buôn bán cho Quách Hoàn phụ trách xử lý.
Quách Hoàn khôn khéo, có khả năng ứng biến, rất nhạy bén với vấn đề tiền bạc.
Chuyện buôn bán tuy không được tao nhã, nhưng đây cũng là cách Quách Hoàn chứng minh bản thân với Tào Bằng.
Chuyện trong nhà giao cho Bộ Loan xử lý.
Hồng nương tử đã không còn quản chuyện điền trang nữa, hầu hết thời gian bà đều làm việc ở Tào phủ.
Bộ Loan thận trọng, tính tình ngoài mềm trong cứng, cũng có khả năng ứng biến, cho nên chuyện điền trang nàng xử lý rất gọn gàng, ngăn nắp.
Có đôi khi, Tào Bằng cảm thấy như đang nằm mơ.
Cưới được kiều thê mỹ thiếp không nói, giờ hắn còn có gia tài bạc triệu, có vốn liếng nhất định.
Tào Bằng cảm thấy sống lại ở thời Tam quốc này, làm được đến bước này, cũng coi như hắn đã có chút thành quả. Còn chuyện từ nay về sau ra sao, hắn cũng không lo lắng quá nhiều.
Hắn ngồi trong phòng khách chuyện trò cùng Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân một lát, rồi đứng dậy rời đi.
Hắn đang chuẩn bị về sàn đấu ở hậu viện xem bọn Tào Xung thế nào thì chợt nghe có người gọi tên hắn. Tào Bằng ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy Bàng Thống và Thạch Đạo đang kích động đi tới. Hai người tới trước mặt Tào Bằng liền chắp tay thi lễ.
-Hữu Học, ta đang muốn tìm ngươi, ngươi lại đến đây rồi.
-Hai vị huynh trưởng có việc gì sao?
-Ha ha, đương nhiên là có chuyện tốt.
-Chuyện gì?
Bàng Thống tóm lấy cánh tay Tào Bằng, lôi hắn ra ngoài.
Tào Bằng nói:
-Sĩ Nguyên, huynh làm cái gì vậy?
-Dẫn ngươi đi xem náo nhiệt.
-Cái gì náo nhiệt?
Bàng Thống dừng chân lại, nhìn Tào Bằng nói:
-Hữu Học, không phải ngươi thật không biết gì chứ?
-Không biết chuyện gì mới được chứ?
Tào Bằng dở khóc dở cười, mỗi lần nói chuyện với vị Phượng Sồ tiên sinh thần thần quỷ quỷ này hắn đều thấy đau đầu cả.
Bàng Thống cười nói:
-Hôm nay Lai sư phụ đến lầu Dục Tú ca múa, ta và Quảng Nguyên bàn bạc một chút, quyết định dẫn ngươi đi theo mở rộng tầm mắt. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
-Lai sư phụ?
Tào Bằng nghi hoặc.
Bàng Thống nói:
-Hữu Học, không phải đến Lai sư phụ ngươi cũng không biết chứ?
Thấy Tào Bằng lắc đầu, Thạch Đạo giậm chân đấm ngực.
Thạch Đạo đã hai mươi bảy tuổi, diện mạo tuấn tú, lịch sự, có vài phần tuấn lãng.
-Hữu Học, quả đúng là người không biết phong tình là gì. Ngay đến Lai sư phụ mà còn không biết thì chẳng phải ngươi đã phụ cái danh Tào Tam Thiên của ngươi rồi sao?
Tào Bằng cười gượng.
Bàng Thống nói:
-Lai sư phụ tên là Lai Oanh Nhi, trời sinh như hoa như ngọc, thân thể yểu điệu, thướt tha. Nàng vốn là bậc thầy ca múa ở Tuy Dương, rất nổi tiếng ở Tuy Dương và Trường An. Gần đây, lầu Dục Tú đã bỏ ra số tiền lớn mời nàng đến, ở lại Hứa Đô ba mươi ngày. Năm này múa một lần, hôm nay là lần đầu tiên. Những nhân vật có tiền ở Hứa Đô đều chuẩn bị đi, ta và Quảng Nguyên bàn bạc một hồi, mới quyết định rủ ngươi đi. Hai năm nay ngươi gần như luôn ở trong điền trang, mãi mới có chuyện náo nhiệt như thế, sao có thể không lôi ngươi đi được? Đi một chút đi, chậm tí nữa lại không có chỗ mất!
Lại nói, hai năm nay Tào Bằng đúng là rất ít lộ diện.
Hoặc hắn ở nhà bầu bạn với thê tử, hoặc dạy cho đám Tào Xung đọc sách, học võ.
Thỉnh thoảng hắn có ra ngoài cũng là vì có chuyện. Ví như có người ở Hải Tây tới, hoặc Trần Quần phái người qua bàn bạc công việc, hắn mới ra ngoài. Bình thường Tào Bằng luôn ở trong nhà, thậm chí mấy năm liền, Điển Mãn, Hứa Nghi tìm hắn đi săn hươu, hắn cũng khéo léo từ chối.
Hóa ra là ca múa!
Tào Bằng mỉm cười.
Nói thật, hắn không có hứng thú với chuyện ca múa này.
Lần trước, khi hắn đến nhà Khổng Dung thăm hỏi, Khổng Dung liền lệnh cho ca kỹ trong nhà ra múa.
Những ca kỹ kia đúng là rất đẹp, nhưng chuyện ca múa gì đó thì Tào Bằng xem chả hiểu chút nào.
Cho dù hắn ở thời đại này đã lâu, nhưng có một số chuyện hắn vẫn không thể hiểu nổi. Ví như vũ đạo của cổ nhân, đám danh sĩ thanh lưu có thể thấy hay ho, càng hiểu được rõ ràng, nhưng Tào Bằng lần nào xem ca múa cũng thấy buồn ngủ, không tài nào tỉnh táo nổi. Thời đại cách biệt, quan niệm thẩm mỹ dĩ nhiên cũng không giống nhau.
Cổ nhân xem ca múa là chuyện nhàn nhã nhất trên đời.
Nhưng bảo Tào Bằng xem ca múa chẳng khác gì nhìn cây đèn cầy cả.
Thậm chí đến Hoàng Nguyệt Anh cũng nói Tào Bằng đôi khi có kiểu cách rất khó hiểu.
Cho nên trong khi Bàng Thống đang rất hứng thú, Tào Bằng lại chẳng thấy thích chút nào:
-Thôi đi, ta còn có việc, không đi đâu.
-Ngươi không đi sao được?
-Có ý gì vậy?
Thạch Đạo cười khổ:
-Hữu Học nghĩ xem, ca múa hàng đầu như thế, ta và Sĩ Nguyên có thể ngồi vào sao?
Đúng vậy, đây đúng là vấn đề.
Thạch Đạo và Bàng Thống tuy có chút danh tiếng, nhưng trong thành Hứa Đô, học giả uyên thâm, danh sĩ thanh lưu, quan to quý tộc rất nhiều, bọn họ nào có đáng gì. Hôm nay là buổi diễn đầu tiên, lầu Dục Tú chắc chắn là chật kín khách quý. Hai người bọn họ có muốn vào cũng chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Nhưng chuyện đó thì có liên hệ gì đến ta? Tào Bằng nghi hoặc nhìn hai người.
-Hữu Học, ngươi dù gì cũng là tông sư đương thời. Cái tên Tào Tam Thiên có thể không sánh bằng những người như Khổng Văn Chuyển, nhưng nếu ngươi đi tất cũng có một vị trí nhỏ. Chúng ta…Ha ha, chúng chỉ muốn đi theo ngươi xem chuyện náo nhiệt thôi.
Hừ, bảo ta mang các ngươi đi chơi gái sao?
Tào Bằng rụt cổ lại, hạ giọng nói:
-Các huynh đi bảo với Nguyệt Anh đi, nếu Nguyệt Anh đồng ý, ta đi.
-Ách.
Bàng Thống và Thạch Đạo nhìn nhau, gãi đầu, ngoan ngoãn ngậm miệng lại.
Chuyện như thế này sao có thể nói oang oang ra được? Nếu bị Hoàng Nguyệt Anh biết, đừng nói để Tào Bằng ra ngoài, e rằng nàng còn dám thả chó cắn người cũng nên.
Điền trang nhà Tào Bằng có hai con chó tuyết ngao rất hung dữ.
Ngoài Tào Bằng ra, chỉ có Vương Song chuyên dạy chó kia là có thể chỉ huy chúng. Nhưng tiểu tử Vương Song kia là điển hình cho những kẻ thích nịnh bợ mấy vị phu nhân, có đôi khi thậm chí Tào Bằng nói cũng không nghe mà gã chỉ nghe theo sự sai bảo của Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân.
-Thôi đi, ngươi vẫn nên ngoan ngoãn ở nhà, bầu bạn với đệ muội (em dâu) đi là hơn.
Bàng Thống và Thạch Đạo nhìn nhau, xoay người rời đi.
-Khoan đã!
-Gì?
-Các huynh thật muốn xem ca múa sao?
-Nói xàm.
-Nếu đã vậy, các huynh cầm danh thiếp của ta, đến phủ Lâm Nghi Hầu tìm Lâm Nghi Hầu, nói ta nhờ y giúp, bảo y dẫn bọn huynh đi vào.
Lâm Nghi Hầu Lưu Quang là ông chủ đứng phía sau lầu Dục Tú.
Hai năm nay, y cũng giống Tào Bằng, luôn ở trong nhà, rất ít tiếp xúc với người ngoài.
Quan hệ giữa Lưu Quang và Tào Bằng khá phức tạp. Lại nói, hai người đứng trên hai phía đối đập, nhưng đều là kẻ thông minh, tỉnh táo. Tào Bằng cảm thấy Lưu Quang là người hiểu rõ thời thế, nhưng lại không thể tùy tiện làm theo ý y. Còn Lưu Quang lại cảm thấy Tào Bằng là người còn trẻ tuổi mà đã có tài, đáng để kết giao. Thậm chí, hai con chó tuyết ngao màu trắng trong điền trang của Tào Bằng cũng là do Lưu Quang tặng cho. Hai người tuy chưa từng đến thăm nhau nhưng lại rất có giao tình, cũng là một chuyện lạ.
Bàng Thống và Thạch Đạo nhìn nhau, liên tục gật đầu.
Nếu Lưu Quang đồng ý ra mặt, hai người bọn y đi vào lầu Dục Tú cũng chẳng phải là chuyện khó khăn gì.
-Lâm Nghi Hầu liệu có đồng ý không?
-Y sẽ giúp.
Tào Bằng nói xong, khẽ mỉm cười, quay đầu bước đi.
Chuyện của Bàng Thống và Thạch Đạo Tào Bằng không mấy bận tâm.
Còn chuyện Lai Oanh Nhi, hắn lại càng không thèm để ý. Cho dù là ở kiếp trước, hắn vẫn luôn chán ghét đám ca sĩ, người mẫu, không có một chút cảm tình nào hết. Có lẽ bởi ở kiếp trước, vì cái gọi là "Giải trí toàn dân", báo chí luôn ngập tràn các tin tức về các nhóm nhạc, nên Tào Bằng rất ghét ca hát. Thế cho nên, khi tái sinh ở thời Đông Hán, hắn không hề tìm tới mấy nơi phong hoa tuyết nguyệt. Tuy nói danh sĩ phong lưu là phong tục của thời đại này nhưng bản năng Tào Bằng vẫn rất bài xích.
Như vậy cũng tốt, ít nhất trong mắt người đời, Tào Tam Thiên thuộc loại người cứng nhắc, gàn dở.
Rất nhiều sĩ tử lại rất tán thưởng, thậm chí là khen ngợi hành động này của Tào Bằng. Đương nhiên, có người khen, ắt có người chê. Nhưng thế thì sao? Tào Bằng vốn hoàn toàn không thèm để ý chuyện này, vì thế hắn lại bị đặt thêm cái danh cao ngạo.
Tào Bằng đi vào một tiểu viện, trong đó có một cái ao nhỏ.
Đầu năm, Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh cùng làm thí nghiệm, định thông qua một số phương pháp ở đời sau tạo ra trang giấy đẹp hơn với giá cả vừa phải. Ở thời đại này, trang giấy thật sự rất quý. Thế cho nên, rất nhiều ý tưởng của Tào Bằng đều không thể thực hiện được. Nếu có đầy đủ tiện nghi để tạo ra giấy, hắn có thể thúc đẩy thời đại này phát triển hơn nữa. Nhưng có đôi khi, chuyện bản thân vẫn cho là đơn giản khi làm lại chẳng dễ dàng chút nào. Ít nhất, đối với Tào Bằng mà nói, chế tạo giấy đúng là một chuyện vô cùng phiền phức.
Hắn đứng bên cạnh ao quan sát một chút, sau đó dùng bàn trúc thử, kiểm tra chất lượng giấy đang treo.
Có lẽ vẫn nên chờ thêm chút nữa!
Tào Bằng đứng trong sân ước chừng một canh giờ, sau đó mới rời đi.
Trở lại thư phòng, hắn đang định ghi chép vài thứ, chợt nghe bên ngoài phòng vang lên tiếng bước chân dồn dập.
-Công tử, Tư Không phái người đến, bảo công tử lập tức đến Trường Xã.
Tào Bằng ngẩn ra:
-Tào Tư không đã đến Trường Xã ư?
Hắn thầm cảm thấy kỳ quái: "Lão Tào ngươi nếu đã về, đang yên đang lành lại bảo ta đến Trường Xã làm cái gì chứ?"
Trong bếp than, bánh than đá cháy rực, trong phòng ấm áp như tiết mùa xuân về.
Hoàng Nguyệt Anh đỡ bụng, ngồi trong đại sảnh nói chuyện với Hạ Hầu Chân. Hai năm qua đi, Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân từ một thiếu nữ ngây thơ, thuần khiết lúc trước đã biến thành những thiếu phụ trưởng thành. Hạ Hầu Chân khoác áo lông cừu màu trắng, trong lòng ôm một đứa bé tám tháng tuổi, cười hì hì, nhàn nhã nói chuyện với Hoàng Nguyệt Anh. Còn Nguyệt Anh khoác áo choàng hồ cừu dày dặn, tựa người vào giường, thỉnh thoảng lại gật đầu, thi thoảng lại trêu chọc hai câu. Hai người nói chuyện rất vui vẻ.
-A Phúc, sao huynh lại ở đây?
Nhìn thấy Tào Bằng tiến vào, Hoàng Nguyệt Anh tò mò hỏi:
-Bọn Thương Thư vừa mới tan học, giờ chắc đang ở sàn đấu tập võ chứ?!
-Có Tử U và Tín Chi theo dõi rồi, không sao đâu.
Tào Bằng vừa nói vừa bước qua.
-Nguyệt Anh, hôm nay nàng có thoải mái không?
-Buổi trưa chỉ đau một lần thôi, nhưng Tiếu tiên sinh nói không sao hết.
Tào Bằng đỡ lấy đứa bé trong lòng Hạ Hầu Chân, áp má lên khuôn mặt trắng mịn kia, hung hăng thơm một chút, khiến con bé cười khanh khách. Con bé chưa nói được, nhưng nhìn là biết nó rất thích hành động này của Tào Bằng.
Hạ Hầu Chân ở bên cạnh cũng mỉm cười.
Người mới làm mẹ như nàng khi vừa sinh con gái vốn rất lo lắng, chỉ sợ Tào Bằng không thích có con gái.
Nhưng giờ xem ra Tào Bằng đúng là rất yêu thương con gái.
Ba năm trước, sau khi Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh quyết định chuyện hôn sự, Hạ Hầu Uyên bất ngờ đến nhà cầu hôn.
Lúc ấy, chuyện này cũng gây ầm ĩ không nhỏ. Hoàng Thừa Ngạn giận dữ, thậm chí còn đòi dẫn Hoàng Nguyệt Anh trở về Giang Hạ.
Sau này, nhờ có đám người Khổng Dung khuyên bảo, ông mới chịu ở lại Hứa Đô.
Tào Tháo cũng ra mặt nói tốt cho Tào Bằng, cuối cùng Hoàng Thừa Ngạn buộc lòng phải đồng ý. Nhưng còn vấn đề "lớn nhỏ" thì đôi bên vẫn tranh cãi nhau mãi. Ngay từ đầu, Hoàng Thừa Ngạn đã kiên quyết Hoàng Nguyệt Anh phải làm bà lớn, nhưng Hạ Hầu Uyên không muốn để cho Hạ Hầu Chân làm thiếp. Lúc đó, Tào Bằng sợ đến mức không dám trở về Hứa Đô, bỏ chạy đến Tuy Dương kết bạn với Trần Quần.
Mãi sau đó, Tào Hồng lại đến đưa ra một phương pháp.
-Sao phải phân lớn nhỏ? Nguyệt Anh là dòng dõi thư hương, tài học uyên bác. Tiểu Chân là con gái nhà tướng, ôn lương hiền thục. Chỉ cần không lập chính thê, tất cả đều là bình thê. Như vậy Nguyệt Anh và Tiểu Chân không cần phải phân lớn nhỏ, đều là bà lớn giống nhau cả, tránh cho A Phúc ở giữa phải khó xử.
Thời xưa có ba vợ bốn nàng hầu là chuyện bình thường.
Nhưng trên thực tế, vốn chỉ có một chính thê.
Ý của Tào Hồng rất rõ ràng, đừng lập chính thê, nếu không chuyện chắc chắn không thể giải quyết nổi.
Đều là bình thê (thê tử ngang nhau), không phân lớn nhỏ, ai cũng như nhau cả. Sau này, đám người Khổng Dung lại ra mặt, chuyện này mới tạm ổn định. Năm Kiến An thứ sáu, Tào Bằng trở về Hứa Đô, cùng lúc cưới cả hai người Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân làm vợ.
Không được bao lâu sau, Hoàng Nguyệt Anh lại đề nghị Tào Bằng lấy Bộ Loan và Quách Hoàn làm thiếp.
Đầu năm Kiến An thứ bảy, Hạ Hầu Chân sinh được một người con gái, gọi là Tào Oản.
Sau đó, Hoàng Nguyệt Anh cũng có bầu, đến nay đã được chín tháng.
Hai nàng sống với nhau rất tốt, có lẽ bởi bất kể là Hoàng Nguyệt Anh hay Hạ Hầu Chân đều không phải nữ tử tính tình quá mạnh mẽ.
Lại thêm lúc trước khi Tào Bằng bị tống vào tù, hai nàng thường xuyên tiếp xúc với nhau.
Quan hệ giữa đôi bên vốn rất tốt đẹp, giờ ở chung một chỗ cũng không có xung đột gì lớn cả.
Nếu nói Hoàng Nguyệt Anh không oán hận thì là nói dối! Vốn dĩ nàng đang được sủng ái, giờ sự sủng ái đó lại chia cho hai người, đổi lại là ai cũng đều cảm thấy khổ sở. Nhưng tính tình Hạ Hầu Chân dịu dàng, khéo léo, rất biết nhìn sắc mặt người khác, lại thường xuyên qua lại, nên oán hận đó cũng bớt đi nhiều. Thế nên, về sau này, hai người thật sự giống như tỷ muội thân thiết vậy.
Tào Bằng cũng thầm cảm thấy may mắn.
Sau khi thành thân, Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân đều có những sở thích riêng.
Hoàng Nguyệt Anh thích những thứ phải vận dụng trí óc, kỳ tâm diệu kế. Năm Kiến An thứ sáu, nàng tạo ra một cái guồng quay tơ, đạp chân, có ba đỉnh, hiệu quả rất tốt.
Thời Hán khi đó, guồng quay tơ đã rất thông dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng guồng quay tơ chạy bằng tay cầm.
Dưới sự trợ giúp của Hoàng Thừa Ngạn, Hoàng Nguyệt Anh lợi dụng tâm sai của bánh quay, cải tạo guồng quay tơ, phát minh ra guồng quay tơ dùng chân đạp, tốc độ dệt được tăng cao lên nhiều. Nhưng loại guồng quay tơ này còn chưa chính thức mở rộng, Tào Bằng đã bận bù đầu. Hắn chỉ tập trung cho điền trang quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng cho việc buôn bán.
Đầu năm Kiến An thứ bảy, cửa hàng bạc đầu tiên trong lịch sử mở cửa ở cả Hạ Bi và Tuy Dương.
Việc giao dịch giữa Hải Tây và Tuy Dương chuyển từ tiền đồng sang chi phiếu giao dịch. Phương thức giao dịch này còn được mở rộng rất nhiều, hiệu quả như thế nào mọi người không thể nói rõ được. Ít nhất, trong hai năm đầu chưa chắc đã có thể thấy được hiệu quả ngay.
Nhưng đầu năm Kiến An thứ bảy, Hải Tây bắt đầu mở rộng quy mô xe Tào Công.
Kể từ đó, diện tích đồn điền tăng lên một phần ba, gạo bắt đầu được sử dụng thay cho các loại cây trồng khác.
Ba năm, bảo nhiều không nhiều, bảo ít không ít.
Tào Bằng từ đầu đến cuối vẫn không ra mặt. Hầu hết mọi lúc, hắn đều ẩn nấp nơi hậu trường như trước.
Nhưng các cửa hàng lấy danh nghĩa Tào Bằng mở cửa bắt đầu xuất hiện trên các con phố ở Tuy Dương và Hứa Đô. Các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng Tào thị dùng gai kéo sợi là chủ yếu, cũng nhanh chóng gia nhập vào phường hội của Tuy Dương. Đối với chuyện buôn bán, Tào Bằng dĩ nhiên không thể ra mặt được. Vì thế, sau khi bàn bạc với người nhà, hắn quyết định giao chuyện buôn bán cho Quách Hoàn phụ trách xử lý.
Quách Hoàn khôn khéo, có khả năng ứng biến, rất nhạy bén với vấn đề tiền bạc.
Chuyện buôn bán tuy không được tao nhã, nhưng đây cũng là cách Quách Hoàn chứng minh bản thân với Tào Bằng.
Chuyện trong nhà giao cho Bộ Loan xử lý.
Hồng nương tử đã không còn quản chuyện điền trang nữa, hầu hết thời gian bà đều làm việc ở Tào phủ.
Bộ Loan thận trọng, tính tình ngoài mềm trong cứng, cũng có khả năng ứng biến, cho nên chuyện điền trang nàng xử lý rất gọn gàng, ngăn nắp.
Có đôi khi, Tào Bằng cảm thấy như đang nằm mơ.
Cưới được kiều thê mỹ thiếp không nói, giờ hắn còn có gia tài bạc triệu, có vốn liếng nhất định.
Tào Bằng cảm thấy sống lại ở thời Tam quốc này, làm được đến bước này, cũng coi như hắn đã có chút thành quả. Còn chuyện từ nay về sau ra sao, hắn cũng không lo lắng quá nhiều.
Hắn ngồi trong phòng khách chuyện trò cùng Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân một lát, rồi đứng dậy rời đi.
Hắn đang chuẩn bị về sàn đấu ở hậu viện xem bọn Tào Xung thế nào thì chợt nghe có người gọi tên hắn. Tào Bằng ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy Bàng Thống và Thạch Đạo đang kích động đi tới. Hai người tới trước mặt Tào Bằng liền chắp tay thi lễ.
-Hữu Học, ta đang muốn tìm ngươi, ngươi lại đến đây rồi.
-Hai vị huynh trưởng có việc gì sao?
-Ha ha, đương nhiên là có chuyện tốt.
-Chuyện gì?
Bàng Thống tóm lấy cánh tay Tào Bằng, lôi hắn ra ngoài.
Tào Bằng nói:
-Sĩ Nguyên, huynh làm cái gì vậy?
-Dẫn ngươi đi xem náo nhiệt.
-Cái gì náo nhiệt?
Bàng Thống dừng chân lại, nhìn Tào Bằng nói:
-Hữu Học, không phải ngươi thật không biết gì chứ?
-Không biết chuyện gì mới được chứ?
Tào Bằng dở khóc dở cười, mỗi lần nói chuyện với vị Phượng Sồ tiên sinh thần thần quỷ quỷ này hắn đều thấy đau đầu cả.
Bàng Thống cười nói:
-Hôm nay Lai sư phụ đến lầu Dục Tú ca múa, ta và Quảng Nguyên bàn bạc một chút, quyết định dẫn ngươi đi theo mở rộng tầm mắt. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
-Lai sư phụ?
Tào Bằng nghi hoặc.
Bàng Thống nói:
-Hữu Học, không phải đến Lai sư phụ ngươi cũng không biết chứ?
Thấy Tào Bằng lắc đầu, Thạch Đạo giậm chân đấm ngực.
Thạch Đạo đã hai mươi bảy tuổi, diện mạo tuấn tú, lịch sự, có vài phần tuấn lãng.
-Hữu Học, quả đúng là người không biết phong tình là gì. Ngay đến Lai sư phụ mà còn không biết thì chẳng phải ngươi đã phụ cái danh Tào Tam Thiên của ngươi rồi sao?
Tào Bằng cười gượng.
Bàng Thống nói:
-Lai sư phụ tên là Lai Oanh Nhi, trời sinh như hoa như ngọc, thân thể yểu điệu, thướt tha. Nàng vốn là bậc thầy ca múa ở Tuy Dương, rất nổi tiếng ở Tuy Dương và Trường An. Gần đây, lầu Dục Tú đã bỏ ra số tiền lớn mời nàng đến, ở lại Hứa Đô ba mươi ngày. Năm này múa một lần, hôm nay là lần đầu tiên. Những nhân vật có tiền ở Hứa Đô đều chuẩn bị đi, ta và Quảng Nguyên bàn bạc một hồi, mới quyết định rủ ngươi đi. Hai năm nay ngươi gần như luôn ở trong điền trang, mãi mới có chuyện náo nhiệt như thế, sao có thể không lôi ngươi đi được? Đi một chút đi, chậm tí nữa lại không có chỗ mất!
Lại nói, hai năm nay Tào Bằng đúng là rất ít lộ diện.
Hoặc hắn ở nhà bầu bạn với thê tử, hoặc dạy cho đám Tào Xung đọc sách, học võ.
Thỉnh thoảng hắn có ra ngoài cũng là vì có chuyện. Ví như có người ở Hải Tây tới, hoặc Trần Quần phái người qua bàn bạc công việc, hắn mới ra ngoài. Bình thường Tào Bằng luôn ở trong nhà, thậm chí mấy năm liền, Điển Mãn, Hứa Nghi tìm hắn đi săn hươu, hắn cũng khéo léo từ chối.
Hóa ra là ca múa!
Tào Bằng mỉm cười.
Nói thật, hắn không có hứng thú với chuyện ca múa này.
Lần trước, khi hắn đến nhà Khổng Dung thăm hỏi, Khổng Dung liền lệnh cho ca kỹ trong nhà ra múa.
Những ca kỹ kia đúng là rất đẹp, nhưng chuyện ca múa gì đó thì Tào Bằng xem chả hiểu chút nào.
Cho dù hắn ở thời đại này đã lâu, nhưng có một số chuyện hắn vẫn không thể hiểu nổi. Ví như vũ đạo của cổ nhân, đám danh sĩ thanh lưu có thể thấy hay ho, càng hiểu được rõ ràng, nhưng Tào Bằng lần nào xem ca múa cũng thấy buồn ngủ, không tài nào tỉnh táo nổi. Thời đại cách biệt, quan niệm thẩm mỹ dĩ nhiên cũng không giống nhau.
Cổ nhân xem ca múa là chuyện nhàn nhã nhất trên đời.
Nhưng bảo Tào Bằng xem ca múa chẳng khác gì nhìn cây đèn cầy cả.
Thậm chí đến Hoàng Nguyệt Anh cũng nói Tào Bằng đôi khi có kiểu cách rất khó hiểu.
Cho nên trong khi Bàng Thống đang rất hứng thú, Tào Bằng lại chẳng thấy thích chút nào:
-Thôi đi, ta còn có việc, không đi đâu.
-Ngươi không đi sao được?
-Có ý gì vậy?
Thạch Đạo cười khổ:
-Hữu Học nghĩ xem, ca múa hàng đầu như thế, ta và Sĩ Nguyên có thể ngồi vào sao?
Đúng vậy, đây đúng là vấn đề.
Thạch Đạo và Bàng Thống tuy có chút danh tiếng, nhưng trong thành Hứa Đô, học giả uyên thâm, danh sĩ thanh lưu, quan to quý tộc rất nhiều, bọn họ nào có đáng gì. Hôm nay là buổi diễn đầu tiên, lầu Dục Tú chắc chắn là chật kín khách quý. Hai người bọn họ có muốn vào cũng chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Nhưng chuyện đó thì có liên hệ gì đến ta? Tào Bằng nghi hoặc nhìn hai người.
-Hữu Học, ngươi dù gì cũng là tông sư đương thời. Cái tên Tào Tam Thiên có thể không sánh bằng những người như Khổng Văn Chuyển, nhưng nếu ngươi đi tất cũng có một vị trí nhỏ. Chúng ta…Ha ha, chúng chỉ muốn đi theo ngươi xem chuyện náo nhiệt thôi.
Hừ, bảo ta mang các ngươi đi chơi gái sao?
Tào Bằng rụt cổ lại, hạ giọng nói:
-Các huynh đi bảo với Nguyệt Anh đi, nếu Nguyệt Anh đồng ý, ta đi.
-Ách.
Bàng Thống và Thạch Đạo nhìn nhau, gãi đầu, ngoan ngoãn ngậm miệng lại.
Chuyện như thế này sao có thể nói oang oang ra được? Nếu bị Hoàng Nguyệt Anh biết, đừng nói để Tào Bằng ra ngoài, e rằng nàng còn dám thả chó cắn người cũng nên.
Điền trang nhà Tào Bằng có hai con chó tuyết ngao rất hung dữ.
Ngoài Tào Bằng ra, chỉ có Vương Song chuyên dạy chó kia là có thể chỉ huy chúng. Nhưng tiểu tử Vương Song kia là điển hình cho những kẻ thích nịnh bợ mấy vị phu nhân, có đôi khi thậm chí Tào Bằng nói cũng không nghe mà gã chỉ nghe theo sự sai bảo của Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân.
-Thôi đi, ngươi vẫn nên ngoan ngoãn ở nhà, bầu bạn với đệ muội (em dâu) đi là hơn.
Bàng Thống và Thạch Đạo nhìn nhau, xoay người rời đi.
-Khoan đã!
-Gì?
-Các huynh thật muốn xem ca múa sao?
-Nói xàm.
-Nếu đã vậy, các huynh cầm danh thiếp của ta, đến phủ Lâm Nghi Hầu tìm Lâm Nghi Hầu, nói ta nhờ y giúp, bảo y dẫn bọn huynh đi vào.
Lâm Nghi Hầu Lưu Quang là ông chủ đứng phía sau lầu Dục Tú.
Hai năm nay, y cũng giống Tào Bằng, luôn ở trong nhà, rất ít tiếp xúc với người ngoài.
Quan hệ giữa Lưu Quang và Tào Bằng khá phức tạp. Lại nói, hai người đứng trên hai phía đối đập, nhưng đều là kẻ thông minh, tỉnh táo. Tào Bằng cảm thấy Lưu Quang là người hiểu rõ thời thế, nhưng lại không thể tùy tiện làm theo ý y. Còn Lưu Quang lại cảm thấy Tào Bằng là người còn trẻ tuổi mà đã có tài, đáng để kết giao. Thậm chí, hai con chó tuyết ngao màu trắng trong điền trang của Tào Bằng cũng là do Lưu Quang tặng cho. Hai người tuy chưa từng đến thăm nhau nhưng lại rất có giao tình, cũng là một chuyện lạ.
Bàng Thống và Thạch Đạo nhìn nhau, liên tục gật đầu.
Nếu Lưu Quang đồng ý ra mặt, hai người bọn y đi vào lầu Dục Tú cũng chẳng phải là chuyện khó khăn gì.
-Lâm Nghi Hầu liệu có đồng ý không?
-Y sẽ giúp.
Tào Bằng nói xong, khẽ mỉm cười, quay đầu bước đi.
Chuyện của Bàng Thống và Thạch Đạo Tào Bằng không mấy bận tâm.
Còn chuyện Lai Oanh Nhi, hắn lại càng không thèm để ý. Cho dù là ở kiếp trước, hắn vẫn luôn chán ghét đám ca sĩ, người mẫu, không có một chút cảm tình nào hết. Có lẽ bởi ở kiếp trước, vì cái gọi là "Giải trí toàn dân", báo chí luôn ngập tràn các tin tức về các nhóm nhạc, nên Tào Bằng rất ghét ca hát. Thế cho nên, khi tái sinh ở thời Đông Hán, hắn không hề tìm tới mấy nơi phong hoa tuyết nguyệt. Tuy nói danh sĩ phong lưu là phong tục của thời đại này nhưng bản năng Tào Bằng vẫn rất bài xích.
Như vậy cũng tốt, ít nhất trong mắt người đời, Tào Tam Thiên thuộc loại người cứng nhắc, gàn dở.
Rất nhiều sĩ tử lại rất tán thưởng, thậm chí là khen ngợi hành động này của Tào Bằng. Đương nhiên, có người khen, ắt có người chê. Nhưng thế thì sao? Tào Bằng vốn hoàn toàn không thèm để ý chuyện này, vì thế hắn lại bị đặt thêm cái danh cao ngạo.
Tào Bằng đi vào một tiểu viện, trong đó có một cái ao nhỏ.
Đầu năm, Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh cùng làm thí nghiệm, định thông qua một số phương pháp ở đời sau tạo ra trang giấy đẹp hơn với giá cả vừa phải. Ở thời đại này, trang giấy thật sự rất quý. Thế cho nên, rất nhiều ý tưởng của Tào Bằng đều không thể thực hiện được. Nếu có đầy đủ tiện nghi để tạo ra giấy, hắn có thể thúc đẩy thời đại này phát triển hơn nữa. Nhưng có đôi khi, chuyện bản thân vẫn cho là đơn giản khi làm lại chẳng dễ dàng chút nào. Ít nhất, đối với Tào Bằng mà nói, chế tạo giấy đúng là một chuyện vô cùng phiền phức.
Hắn đứng bên cạnh ao quan sát một chút, sau đó dùng bàn trúc thử, kiểm tra chất lượng giấy đang treo.
Có lẽ vẫn nên chờ thêm chút nữa!
Tào Bằng đứng trong sân ước chừng một canh giờ, sau đó mới rời đi.
Trở lại thư phòng, hắn đang định ghi chép vài thứ, chợt nghe bên ngoài phòng vang lên tiếng bước chân dồn dập.
-Công tử, Tư Không phái người đến, bảo công tử lập tức đến Trường Xã.
Tào Bằng ngẩn ra:
-Tào Tư không đã đến Trường Xã ư?
Hắn thầm cảm thấy kỳ quái: "Lão Tào ngươi nếu đã về, đang yên đang lành lại bảo ta đến Trường Xã làm cái gì chứ?"
Tác giả :
Canh Tân